Thất bại rất cần cho sự trải nghiệm và trưởng thành của mỗi chúng ta. Tất cả những gì tôi đạt được ngày hôm nay đều do trước đây tôi dám cho phép mình phạm sai lầm.

Rick Pitino

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 64
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1514 / 42
Cập nhật: 2016-06-20 21:01:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 43: Thượng Thư Nguyễn Như Đổ Bị Khiển Trách
guyễn Như Đổ người làng Đại Lan, huyện Thanh Đàm, nay là huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Năm Nhâm Tuất (1442) ông đỗ Tiến sĩ Cập đệ Đệ nhị danh (tức Bảng nhãn), làm quan trải các triều Nhân Tông và Thánh Tông. Năm 1460, ông được bổ làm Thượng thư bộ Lại.
Ngay khi vừa nhận chức Thượng thư, Nguyễn Như Đổ đã bị vua Lê Thánh Tông khiển trách. Sự kiện này, được sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 19, tờ 14) chép lại như sau:
"Nguyễn Như Đổ thấy Đỗ Bất Một tuổi đã cao, bèn xin cho (Bất Một) được nghỉ việc quan. Nhà vua nói:
- Trước kia, nhà ngươi nhận lời cầu xin (của Bất Một) mà bổ cho Bất Một được giữ chức Tổng tri vệ Bắc Bình, khiến cho triều đình lúc ấy phải bàn tán xôn xao. Nay, nhà ngươi lại xin cho Bất Một về nghỉ với hàm ấy, quả là gian dối lắm. Từ nay phải chừa đi mới được.
Nhà vua còn bảo Nguyễn Như Đổ rằng:
- Trong triều, nếu quân tử được tiến dụng, thế là thời thịnh đã có gốc có rễ, nếu tiểu nhân được tiến dụng thì thời loạn lạc đã có lối để thông vào. Trẫm cùng các khanh phải nhắc nhở lẫn nhau, tiến dụng quân tử, trừ bỏ tiểu nhân, ngày đêm không lúc nào quên được, có thế nước nhà mới mong được thịnh trị.”
Lời bàn: Bộ Lại là bộ trông coi việc tuyển dụng và bổ nhiệm quan lại, nói chung là những việc có liên quan đến nhân sự của bộ máy nhà nước. Thượng thư là chức đứng đầu bộ, cả triều đình xưa chỉ có sáu người giữ chức Thượng thư mà thôi. Xem thế cũng đủ thấy chức trách của Nguyễn Như Đổ quan trọng biết nhường nào.
Nguyễn Như Đổ muốn cho Đỗ Bất Một được về hưu với chức danh lớn hơn (Để rồi tiếng tăm và lợi lộc cũng lớn hơn) nên tìm cách xin cho Đỗ Bất Một được thăng chức trước khi về hưu, thế tà trong chỗ không tính toán, thương một người mà hại đến muôn người vậy. Nếu chức tước có hạn mà lãm thưởng không có hạn, nguy cơ của sự rẻ rúng triều đình sẽ đến gần, vua Lê Thánh Tông khiển trách là phải lắm.
Lời vua Lê Thánh Tông về phép tiến dụng người quả đáng suy ngẫm. Chức lớn mà lòng dạ nhỏ nhen, kiến thức hẹp hòi, tương lai của vận nước ra sao, khỏi bàn cũng rõ. Song le, khi đã có quyền, có chức, thật khó mà nhận ra kẻ tiểu nhân quanh mình. Thường thì tiểu nhân làm cho ta chết không kịp hối, âu cũng là cách chúng lấy lại mọi sự thiệt thòi mà trước đó chúng đã bỏ ra để mua chuộc, nịnh bợ ta. Chân dung tiểu nhân dễ thấy nhất vẫn là trong sử. Cho nên, đọc sử để tìm cách xa lánh tiểu nhân là cần lắm vậy.
Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 5