One’s first love is always perfect until one meets one’s second love.

Elizabeth Aston

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 64
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1514 / 42
Cập nhật: 2016-06-20 21:01:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 38: Lại Chuyện Bùi Thì Hanh
háng 8 năm Mậu Thìn (1448) bởi bị quan Giám sát ngự sử là Đồng Hanh Phát hặc tội mà Bùi Thì Hanh cùng với Bạch Khuê đều bị bãi chức. Đường danh vọng của Bùi Thì Hanh tưởng đến đó là dứt, nào ngờ, mùa hè năm sau (Ki Tị, 1449), Bùi Thì Hanh lại được cất nhắc giữ chức vụ còn cao hơn trước, dù Gián quan là Đồng Hanh Phát hết lời can ngăn. Cùng được hưởng ân huệ đặc biệt này với Bùi Thì Hanh, còn có Nguyễn Thúc Huệ. Bùi Thì Hanh được trao chức Tham nghị chính sự, còn Nguyễn Thúc Huệ được trao chức Môn hạ hữu nạp ngôn. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 11, tờ 82 a - b) chép:
"Gián quan Đồng Hanh Phát hặc tội Thúc Huệ như sau:
- Chức vụ quan trọng nhất của triều đình chỉ có Tể tướng và Hành khiển mà thôi. Nay, Thúc Huệ vốn đứa tiểu lại, chuyên dùng chính lệnh hà khắc. Xưa, khi làm quan ở Bắc Đạo thì dân nơi đó, hai người mặc chung một cái quần. Khi hắn vâng mệnh đi sứ nước ngoài thì dùng mưu kế xảo quyệt để mong thoát tội. Người nước ngoài vẫn nói hắn là đồ quỷ làm nhục cho xã tắc. Vậy, dùng hắn để làm gì?
(Đồng Hanh Phát) lại hặc tội Bùi Thì Hanh rằng:
- Thì Hanh dùng tà thuật dối vua, xui vua rút ngày để tang, làm cho bệ hạ mang tội thất hiếu với tổ tiên. Vả chăng, việc để tang ba năm thì thời tiên đế cũng đã từng có. Trước đây, thần hặc tội Thì Hanh, khiến hắn bị bãi chức Tham tri Tây Đạo, thế mà nay lại cho hắn được thăng tới chức Chính sự tham nghị. Xét chữ, chính cũng có nghĩa là chính đáng, nếu thân mình đã không chính đáng thì việc làm sao có thể chính đáng dược. Thần nghe nói hào Lục Tam trong quẻ Giai, nguyên văn là Phụ tả thừa, trí khấu chí, có nghĩa là: kẻ tiểu nhân mang tội lại leo lên xe ngồi thì ắt giặc dã sẽ tới. Hào này hẳn đúng với bọn Thúc Huệ và Thì Hanh chăng?
Thái hậu nghe vậy liền hỏi Tể tướng:
- Gián quan hặc tội như vậy, ta nên tính sao?
Bọn Lê Khả tâu:
- Dùng người chẳng nên cầu toàn. Bọn thần đã khảo khắp những người đương chức cũng hết thảy thân thích cố cựu, nhưng không tìm được ai. Bọn thần thấy Thúc Huệ có thể đảm được việc. Còn bọn mới lên thì thần chưa rõ ai hay ai dở thế nào, không sao cất nhắc nổi.
Thái hậu bèn theo lời (bọn Lê Khả).”
Lời bàn: Khổng Tử nói: “Hà chính mãnh ư hổ,” nghĩa là, chính sự hà khắc thì còn ghê gớm hơn cả cọp. Thúc Huệ nhận mệnh Vua đi chăn dân mà để dân cả một đạo phải hai người mặc chung một quần, ấy cũng là thứ “Hà chính mãnh ư hổ” vậy. Cộng với tội đi sứ mà làm nhục quốc thể, Thúc Huệ bị đàn hặc ngay giữa triều đình cũng đáng lắm.
Bùi Thì Hanh chứng nào vẫn tật ấy. Bao nhiêu lần sử chép về Bùi Thì Hanh là bấy nhiêu lần thấy Bùi Thì Hanh gian tà, mượn xảo thuật để làm điều bất chính, vậy mà hắn vẫn được tái dụng, sợ thay!
Tuy nhiên, câu của Lê Khả trả lời Thái hậu có lẽ còn đáng sợ hơn. Đành là nhân vô thập toàn, song, chẳng phải vì thế mà dùng bọn bất nhân thất đức.
Mới hay, đặt chức Gián quan mê không nghiêm cẩn suy xét lời của gián quan, thì Gián quan chẳng qua cũng chỉ là chức trang điểm cho triều đình mà thôi.
Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 5