People say that life is the thing, but I prefer reading.

Logan Pearsall Smith, Trivia, 1917

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 64
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1514 / 42
Cập nhật: 2016-06-20 21:01:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 30: Quan Tham Nghị Là Nguyễn Liễu Bị Thích Chữ Vào Mặt Và Bị Đày Viễn Xứ
au một thời gian khá dài giao cho Lương Đăng soạn thảo, đến tháng 11 năm Đinh Tị (1437), nghi trượng và nhã nhạc mới của triều đình hoàn tất. Vua Lê Thái Tông cho sao chép công trình của Lương Đăng rồi đem yết ở cửa Thừa Thiên để trăm quan được rõ. Nhà vua cũng hạ lệnh đến ngày Vua yết Thái Miếu, triều đình phải làm lễ theo nghi thức mới. Lệnh ấy của Vua đã vấp phải sự kháng cự khá mạnh. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 11, tờ 47 - b) chép rằng:
"Bọn quan Hành khiển là Nguyễn Trãi, quan Tham tri bạ tịch là Nguyễn Truyền, Đào Công Soạn, Nguyễn Vãn Huyến và quan Tham nghị là Nguyễn Liễu cùng nhau dâng sớ nói rằng: Lễ nhạc tốt cốt ở người tài, làm như Chu Công thuở xưa mới mong khỏi bị chê trách. Nay, Nhà vua sai bọn hoạn quan là Lương Đăng định ra lễ nhạc, thế chẳng phải là nhục nhã cho xã tắc lắm sao? Vả lại, quy chế lễ nhạc của hắn, trên thì dối Vua, dưới thì lừa quan, không dựa vào đâu cả....”
Sau khi phân tích những cái sai trong phép đánh trống, đánh chuông, khánh, quy chế vào ra của vua mỗi khi chầu triều và những chỗ chưa hợp lí trong nghi trượng về xe và kiệu của vua, tờ tấu viết tiếp:
"Vả lại, Lương Đăng là tên hoạn quan, quanh quẩn chầu hầu bên cạnh Vua, chúng thần trộm lấy làm ngờ vực lắm " (tờ 48 - a).
Cũng sách trên (tờ 48 a - b) viết tiếp:
"Lương Đăng tâu:
- Thần học thức kém cỏi, không biết quy chế cổ, nghi thức soạn ra chỉ dựa vào sự hiểu biết của thần mà thôi. Còn như ban hành hay không ban hành là quyền ở bệ hạ, thần đâu dám chuyên quyền.
Nguyễn Liễu tâu:
- Cổ kim chưa từng có chuyện hoạn quan phá hoại thiên hạ như thế này.
Lúc ấy, có Đinh Thắng (cũng là hoạn quan - ND) từ trong bước ra, mắng thẳng rằng:
- Hoạn quan đã làm gì mà gọi là phá hoại thiên hạ. Nếu nói phá hoại thiên hạ thì tội ấy phải chém đầu ngươi trước.
Sau, (Vua) đành phải giao Nguyễn Liễu cho hình quan xét hỏi. Án xử (Nguyễn Liễu) phải tội chém, nhưng Nhà vua xuống lệnh chỉ bắt thích chữ vào mặt rồi đày đi xa.”
Lời bàn: Lương Đăng là hoạn quan bất tài nhưng đắc chí, hắn làm được tất cả những gì hắn muốn làm là bởi lúc nào hắn cũng được Vua tin dùng. Vua tuổi còn trẻ, chỉ thấy mình là nhất, ai khéo nịnh thì ưa, ai khẳng khái can ngăn thì ghét. Có Vua ấy thì ắt có hoạn quan xảo quyệt ấy, có gì lạ đâu.
Các bậc lương thần như Nguyễn Trãi, Nguyễn Truyền, Đào Công Soạn, Nguyễn Văn Huyến và Nguyễn Liễu, há chẳng biết rằng, lời họ nói sẽ chẳng bao giờ được Vua nghe hay sao? Nhưng, thấy điều sai mà không nói là hèn, họ bị vua đương thời hắt hủi nhưng lại được hậu thế mãi mãi ngợi khen, thế chẳng phải tốt hay sao.
Vua giảm tội mà tha chết cho Nguyễn Liễu nhưng vẫn tiếp tục tin dùng bọn Lương Đăng và Đinh Thắng, vậy thì việc giảm tội xem ra chỉ cốt để Vua tỏ rõ quyền uy hơn là tỏ rõ sự nhân đức và ý muốn thực sự cầu thị. Tiếc thay!
Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 5