A blessed companion is a book, - a book that, fitly chosen, is a lifelong friend,... a book that, at a touch, pours its heart into our own.

Douglas Jerrold

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 39
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1801 / 45
Cập nhật: 2016-06-18 07:57:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 33: Chuyện Lộ Văn Luật
ộ Văn Luật người huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Ông sinh và mất năm nào không rõ, chỉ biết khi quân Minh xâm lược nước ta, ông đầu hàng và được quân Minh cho phò tá một tên tướng cao cấp của giặc là Lý Bân.
Tháng 7 năm Kỉ Hợi (1419), khi Lý Bân đi đàn áp ở Nghệ An, Lộ Văn Luật là tướng tiên phong. Song, do chỗ Lý Bân dùng mà không tin nên năm ấy, Lộ Văn Luật lo sợ và bỏ trốn. Lý Bân tức giận, cho bắt giết cả mẹ già lẫn anh em trong gia thuộc của Lộ Văn Luật. Có lẽ cũng vì mối hận này mà đến tháng 4 năm Canh Tí (1420), Lộ Văn Luật quay trở về quê nhà là vùng Thạch Thất, phát động nhân dân ở đây nổi dậy chống quân Minh. Lý Bân lập tức cho quân đến đàn áp. Nhân dân địa phương hoảng sợ, đem nhau chạy vào hang Phật Tích (tức hang Sài Sơn hay hang Núi Thầy) và hang An Sầm. Lý Bân sai lính dỡ nhà dân làm củi để hun lửa vào hang, giết chết dân trong cả hai hang nói trên. Lộ Văn Luật thoát ra được và chạy sang Ai Lao (đất Lào ngày nay), được Quốc vương Ai Lao dung dưỡng.
Bấy giờ, Lê Lợi đã khởi binh, ngoài chỗ dựa lợi hại là căn cứ Lam Sơn hiểm trở ở phía Tây Thanh Hóa, Lê Lợi còn được sự hỗ trợ đắc lực của Ai Lao. Quân Minh vì thế mà không thể đè bẹp được phong trào Lam Sơn.
Đến Ai Lao, lẽ ra Lộ Văn Luật phải nuôi mối thâm thù với quân Minh và tập hợp hào kiệt để chờ ngày rửa hận, song, ông đã làm ngược lại. Do có dịp gần gũi với Quốc vương Ai Lao, Lộ Văn Luật đã tìm cách li gián Quốc vương Ai Lao với Lê Lợi. Kết quả là vào tháng 11 năm Tân Sửu (1421), khi Lê Lợi vừa thắng quân Minh hai trận ở Kình Lộng và Đèo Ống (Thanh Hóa), thì Quốc vương Ai Lao bất thình lình cho quân đánh úp Lê Lợi từ phía sau. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 10, tờ 8 a - b) mô tả trận này như sau:
"Vua (chỉ Lê Lợi - ND) ngầm phục kích ở Đèo Ống (tả ngạn sông Mã - Thanh Hóa - ND) để đợi giặc. Đến trưa thì quả nhiên (Trần) Trí đem quân theo đường núi mà đến. Quân mai phục hai bên (của Lê Lợi) xông ra đánh tan giặc. Quân (Trần) Trí phải rút lui. Nhưng, đúng lúc ấy, Ai Lao đem 3 vạn (có sách chép là 5 vạn - ND) quân và 100 thớt voi thình lình đến doanh trại của Vua, giả dạng cùng hợp sức với Vua để đánh giặc. Vua tin lời của họ nên không phòng bị gì. Đến nửa đêm thì (Vua) bị họ đánh úp. Vua phải đích thân đốc chiến, đánh suốt từ giờ tí đến giờ mão (tức là từ 23 giờ đêm hôm trước đến 7 giờ sáng hôm sau - ND) mới phá tan được quân Ai Lao, chém hơn một vạn thủ cấp, bắt được 14 thớt voi và (lại còn) thừa thắng, truy kích bốn ngày đêm liền, đuổi (quân Ai Lao) đến tận sào huyệt của chúng rồi mới về.”
Cũng sách trên (tờ 9 - a) viết tiếp:
"Trước đây, Vua vốn thân thiện với Ai Lao, chưa từng có sự hiềm khích gì. Hồi Vua còn cầm cự với giặc ở Lư Sơn (Thanh Hóa - ND), Ai Lao từng cho quân đến giúp sức. Nay vì tên nguy quan là Lộ Văn Luật trốn giặc chạy sang Ai Lao, sợ uy danh của Vua, bèn thêu dệt gây sự xích mích, nên mới ra nông nỗi này.”
Lời bàn: Giặc vừa đến đã đầu hàng rồi làm tay sai cho chúng, lỗi ấy thật không nhỏ, nhưng dẫu sao thì Lộ Văn Luật cũng đã tự nhận ra tâm địa của quân Minh nên đã bỏ trốn. Nếu tất cả chỉ dừng ở đó, hậu thế vẫn có thể rộng lượng mà bỏ qua cho ông.
Cầm đầu cuộc nổi dậy ở Thạch Thất, việc lớn tuy không thành nhưng dẫu sao thì Lộ Văn Luật cũng đã tỏ ra là có chút chí khí.
Tiếc thay, chút nghĩa khí quật cường trong ông quá ít ỏi. Từ khi chạy sang Ai Lao, Lộ Văn Luật là một con người hoàn toàn khác. Tầm nhìn thiển lậu, tâm địa nhỏ nhen, chẳng còn biết đâu là anh hùng, đâu là phản bội... thực chất con người của Lộ Văn Luật là đấy chăng!
Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 4