Những người vĩ đại không những phải biết chớp lấy cơ hội mà còn phải biết tạo ra cơ hội.

C.C. Colton

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 39
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1801 / 45
Cập nhật: 2016-06-18 07:57:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 19: Chuyện Hoàng Hối Khanh
oàng Hối Khanh sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông được sử sách nhắc tới lần đầu tiên vào năm Tân Mùi (1391). Tiếc thay, đó cũng là lần Hoàng Hối Khanh được nhắc tới bởi những hành vi chẳng lấy gì làm tốt đẹp. Bấy giờ, Hồ Quý Ly ngày càng chuyên quyền, giết hại không biết bao nhiêu là tôn thất và quan lại. Các tướng ở Hóa Châu là Phan Mãnh và Chu Bỉnh Khuê cũng vì không đồng tình nên có trách bóng trách gió Hồ Quý Ly mấy câu liền bị Hoàng Hối Khanh mật tâu với Hồ Quý Ly rằng họ có ý làm phản. Hai tướng Phan Mãnh và Chu Bỉnh Khuê bị giết, còn Hoàng Hối Khanh thì nhờ đó mà bỗng chốc được đưa lên hàng đại phu, chức Chính hình viện.
Lần thứ hai Hoàng Hối Khanh được nhấc đến cũng là lần chẳng có gì đáng lên án hơn. - Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 11, tờ 39 và tờ 40) viết:
"Trước đây (trước năm Tân Tị, 1401 - ND) Quý Ly bàn mưu với bầy tôi rằng, làm sao để có được một trăm vạn quân để đối địch với giặc phương Bắc. Quan Đồng tri Khu mật sứ là Hoàng Hối Khanh nhân đó xin gộp nhân số lại làm thành sổ sách, từ hai tuổi trở lên thì ghi tên vào....” “Khi sổ làm xong, kiểm điểm người từ 15 đến 60 tuổi được gấp bội hơn số trước, từ đấy, tuyển quân lính được nhiều hơn.”
“Lúc ấy, bọn Hoàng Hối Khanh, Nguyễn Hy Chu và Đồng Thức cứ lựa theo ý họ Hồ, thường khuyên Hán Thương giết hại con cháu nhà Trần, giảm bớt số điền nô để đè nén thế lực họ Trần.”
Lần thứ ba là năm Ất Dậu (1405), cũng sách trên (tờ 7, quyển 12) viết:
“Trước đây, thổ quan châu Tư Minh (Trung Quốc - ND) là Hoàng Quảng Thành có tâu với vua Minh rằng Lộc Châu nguyên là đất cũ của châu Tư Minh. Vua nhà Minh sai người sang nước ta dụ bảo trả lại đất ấy cho châu Tư Minh nhưng Quý Ly không nghe. Nay lại cho sứ sang đòi lần nữa, Quý Ly cử Hối Khanh làm cát địa sứ (quan coi việc cắt đất - ND). Hối Khanh đem 59 thôn ở Cổ Lâu trả cho nhà Minh. Sau, Quý Ly quở trách Hối Khanh về tội trả đất quá nhiều, những thổ quan do nhà Minh đặt ra để giữ đất mới trả lại ấy đều bị Quý Ly ngầm sai người địa phương đánh thuốc độc cho chết.”
Sau, sử sách cũng còn nhắc đến Hoàng Hối Khanh thêm vài lần nữa, nhưng chỉ là nhắc thoảng qua, không có gì đáng để ý. Lần cuối cùng Hoàng Hối Khanh được nhắc tới là vào năm Đinh Hợi (1407). Năm ấy, Hoàng Hối Khanh quẫn chí mà thắt cổ tự tử ở Cửa Hội (Hà Tĩnh). Bấy giờ, quân Minh xâm lược nước ta, Hoàng Hối Khanh tuy chẳng hề cầm quân đánh giặc, nhưng sau khi ông chết, tướng giặc là Trương Phụ cũng cắt đầu ông đem về bêu ở chợ Đông Đô (Hà Nội).
Lời bàn: Đạp lên xác đồng liêu để tìm công danh, tội ấy, rõ là không thể dung tha được. Trong bổng lộc Hoàng Hối Khanh ăn lúc sinh thời, có máu của bằng hữu, khiếp thay!
Bởi muốn làm vừa lòng cha con họ Hồ mà Hoàng Hối Khanh đã bày mưu bắt tất cả những ai có thể bắt để đẩy họ vào lính, đồng thời, giết lần giết mòn tôn thất họ Trần, khiến cho dân tình khốn khổ, thế nước ngày một suy, đấy cũng là tội không thể dung tha được.
Được cử làm cát địa sứ nghĩa là Hoàng Hối Khanh chẳng qua chỉ lả kẻ thừa hành. Song, nếu nhà Hồ hèn nhát không giữ nổi đất thì Hoàng Hối Khanh còn hèn hơn một bậc nữa. Cả gan cắt một lúc 59 thôn dâng cho giặc, Hoàng Hối Khanh lại phạm thêm một tội không thể dung tha.
Ai nói chết là hết. Hoàng Hối Khanh chết rồi mà tội lớn đã hết được đâu?
Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 4