If love is a game, it has to be the hardest game in the world. After all, how can anyone win a game where there are no rules?

CODY MEYERS

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 39
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1801 / 45
Cập nhật: 2016-06-18 07:57:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8: Lời Thề Của Hồ Quý Ly
hải đến phút chót của cuộc đời, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông mới bắt đầu có chút thoáng nghĩ về sự thâm hiểm khó lường của Hồ Quý Ly. Song, chút thoáng nghĩ ấy cũng chỉ chợt đến rồi chợt đi, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông cũng chẳng còn sống thêm để mà nghĩ tiếp. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 8,tờ 23 - b và tờ 24 - a) chép rằng:
“Tháng ba (năm Giáp Tuất, 1394 - ND) Thượng hoàng chiêm bao thấy Duệ Tông đem quân đến và đọc bài thơ (phiên âm) như sau:
Trung gian duy hữu xích chủy hầu,
Ân cần tiếm thướng Bạch Kê lâu,
Khẩu vương dĩ định hưng vong sự,
Bất tại tiền đầu, tại hậu đầu.
(Nghĩa là: ở giữa chỉ có kẻ đỏ mõm; lăm le tiếm lấn lầu Bạch Kê; Khẩu vương đã định sự hưng vong; không phải là ở trước mà là ở sau).
Thượng hoàng tự mình chiết tự mà đoán trúng, xích chủy (kẻ đỏ mõm) là Quý Ly, lầu Bạch Kê là Thượng hoàng, vì Thượng hoàng tuổi Dậu (Trần Nghệ Tông sinh năm Tân Dậu, 1321 - ND), khẩu vương là chữ quốc (nghĩa là nước, ở ngoài có chữ khẩu, trong chữ khẩu là chữ vương - ND), (câu cuối cùng) ý nói việc nước còn mất thế nào, đến sau mới rõ được.
Thượng hoàng suy nghĩ về giấc chiêm bao này nhiều lắm, nhưng thế không thể làm gì hơn được nữa.
Mùa hạ, tháng 4, sau hội thề (chỉ hội thề đền thờ thần núi Đồng Cổ vào ngày 4 - 4 hàng năm - ND), Thượng hoàng gọi Quý Ly vào cung rồi ung dung bảo rằng:
- Bình chương (chỉ Hồ Quý Ly vì Hồ Quý Ly lúc ấy là Đồng bình chương sự - ND) là họ thân thích nhà vua, mọi việc nước nhà đều trao cho khanh cả. Nay thế nước suy yếu, trẫm thì già nua. Sau khi trẫm chết, nếu giúp được quan gia thì giúp, còn nếu như quan gia hèn kém ngu muội quá thì khanh cứ nhận lấy ngôi vua.
Quý Ly bỏ mũ, rập đầu khóc lóc từ tạ, chỉ trời vạch đất thề rằng:
- Nếu thần không biết dốc lòng trung, hết sức giúp quan gia để truyền đến con cháu về sau thì trời sẽ ghét bỏ thần.
Quý Ly lại nói:
- Lúc Linh Đức Vương (chỉ vua Trần Phế Đế, vì Trần Phế Đế bị giáng làm Linh Đức Vương trước khi bị giết - ND) làm điều thất đức, nếu không nhờ oai linh bệ hạ thì thần đã ngậm cười dưới đất rồi, còn đâu được tới ngày nay! Thần dù tan xương nát thịt vẫn chưa thể báo đáp được một trong muôn phần ân đức đó, dám đâu lại có lòng khác?”
Đến ngày 15 tháng 12 năm Giáp Tuất (1394), Thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất, hưởng thọ 73 tuổi. Cũng sách trên (tờ 24 - b) có ghi lại lời bàn của sử gia Ngô Sĩ Liên như sau:
“Nghệ Tông tính trời hòa nhã, giữ lòng kính cẩn, lo sợ. Nhưng, uy vũ không đủ để đánh lui giặc ngoài (chỉ việc đánh quân Chiêm Thành - ND), sáng suốt không đủ để phân biệt lời gièm pha, có một (Trần) Nguyên Đán mà không biết dùng, lại giao việc nước cho kẻ họ ngoại (chỉ Hồ Quý Ly - ND), khiến xã tắc nhà Trần đi đến sụp đổ, thực là "tiền hữu sàm như bất kiến, hậu hữu tặc nhi bất tri" (nghĩa là: phía trước có kẻ siểm nịnh mà không thấy, đằng sau có bọn giặc mà không hay - lời của Đổng Trọng Thư trong sách Hán thư - ND).”
Lời bàn: Mấy câu cuối đời của Thượng hoàng Nghệ Tông là sấm ngôn chứ không phải thơ, câu nói lòng vòng chứ không phải là câu nói thẳng. Bình sinh, cũng đã có lần Nghệ Tông xuống chiếu cầu lời nói thẳng, nhưng, hễ có kẻ nào cả tin mà dâng lời nói thẳng thì đều bị ông bạn thông gia là Hồ Quý Ly bức hại. Nghệ Tông khôn hồn mượn màu sấm ngôn để úp mở cõi lòng chăng? Nếu đúng vậy thì có lẽ đó là sự thông thái đột xuất đáng kể nhất trong cuộc đời của Nghệ Tông.
Hồ Quý Ly thề thốt là chuyện của Hồ Quý Ly, ai tin vào lời thề thốt đó là lỗi của họ. Đã mấy khi Hồ Quý Ly công khai nhúng tay trực tiếp vào tội ác đâu.
Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần Việt Sử Giai Thoại - Tập 4