Cuộc chiến thật sự là giữa những gì bạn đã làm, và những gì bạn có thể làm. Bạn so sánh bạn với chính mình chứ không phải ai khác.

Geoffrey Gaberino

 
 
 
 
 
Tác giả: Nghiêm Kế Tổ
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 36
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4219 / 51
Cập nhật: 2016-06-09 04:42:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 20: Giai Đoạn Mới
ẩy năm qua, bẩy năm đã lôi cuốn biết bao nhiêu tiền và máu, tất cả những nỗ lực, cố gắng của chính phủ Pháp đã vượt bực mà chưa một viễn tượng hòa bình nào le lói ở chân trời Việt Nam.
Về quân sự, nước Pháp không thể thua trên chiến trường Việt Nam nhưng cũng không thể nắm chắc phần thắng. Cộng sản Việt Nam ngày nay không phải chỉ là những toán du kích quân lén lút những nhóm người chiến đấu đơn độc lẻ loi, mà là một tổ chức quy mô vững mạnh, có hàng sư đoàn chính quy quân tinh nhuệ có nhiều căn địa rộng lớn và có liên lạc mật thiết với toàn bộ thế giới cộng sản.
Về chính trị, nước Pháp đã noi theo một đường lối từ mấy lâu nay: Từ hình thái Bảo Hộ đến liên kết tương hỗ, từ Bộ Thuộc Địa, Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại đến Bộ Quốc Gia Liên Kết, cố gắng biến hóa người dân ‘’Bản xứ thuộc địa’’ nâng họ thành ‘’công dân’’ trong Khối Liên Hiệp Pháp.
Nhưng trên thực tế, người dân Việt Nam hình như vẫn chưa cảm thấy một thay đổi nào đáng kể, chưa nhận thấy điểm bộc phát mặc nhiên của tình thế và thời gian.
Nói đến Liên Hiệp Pháp, người ta chưa có một hiểu biết rõ ràng và ngay cả những người hữu trách cũng chưa xác định được minh bạch (hay chưa muốn xác định?) quan niệm về Pháp Lý công dân tình của Liên Hiệp Pháp.
Tình trạng ấy đã kéo dài hết năm này qua năm khác, tốn giấy mực, tốn thời giờ, hại người, hại của.
Bẩy năm qua, biết bao biến chuyển dồn dập đã thúc đẩy chính phủ Pháp phải khêu một điểm sáng mới trong cuộc giao thiệp Pháp-Việt-Mên-Lào: Bản Tuyên Ngôn ngày 3 tháng 7.1953.
Bản Tuyên Ngôn đó là khởi điểm cho một cuộc đàm phán tương lai với mục đích hoàn tất nền Độc Lập của Việt Nam của các Quốc Gia Liên Kết, xác định sự liên lạc, đặt nền tảng cho một hợp tác lâu bền giữa Pháp và Việt.
Chính phủ Pháp muốn dân chúng Việt Nam thành thực hợp tác với Pháp trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung của toàn thể những người tự do tư sản.
Để đạt mong ước đó, chính phủ Pháp long trọng tỏ rõ chính sách và ý chí muốn trả Độc Lập hoàn toàn cho các nước Liên Kết và cũng đồng thời tìm kế hoạch quân sự mới để hy vọng chấm dứt chiến tranh.
Lập trường của chính phủ Pháp tóm tắt:
Một Cuộc Liên Minh Mới.
Đặt trên căn bản bình đẳng và hỗ tương. Pháp và các nước ở Đông Dương sẽ bắt tay kiến tạo một căn nhà mới, xây dựng và phát triển một tình hữu nghị vững bền.
Một Bước Tiến Thẳng Và Mau.
Con đường Liên Hiệp Pháp sẽ không còn bị che lấp bởi những khóm bụi quanh co, cây cành trở ngại. Đường đi tương lai sẽ thẳng tắp, ai cũng có thể nhìn rõ và chính phủ Pháp sẽ đem hết tâm lực thúc đẩy cuộc tiến triển đã phát khởi, bước nhanh đến một Liên Hiệp Pháp hoàn toàn bình đẳng, tự do.
Trao Trả Nhưng Không Bỏ Mặc.
Nước Pháp muốn có một ý nghĩa phân minh về trận chiến tranh ở Việt Nam, một trận chiến tranh rắc rối đến nỗi người ta thật khó mà giải nghĩa cho đúng đắn.
Mắc vào chiến cuộc ở Việt Nam nước Pháp không thể bỏ mặc hoặc cứ cố bám riết. Nước Pháp có thể tao trả Việt Nam cho chính phủ Việt Nam, một cuộc trao trả mà nước Pháp chỉ còn tồn tại những quan hệ tinh thần.
Một Nền Tảng Bang Giao Tương Hỗ, Cộng Đồng Quyền Lợi.
Khi Việt Nam đã độc lập hoàn toàn, mối bang giao Việt-Pháp sẽ đặt trên nền tảng tương thân, tương hỗ. Chính phủ Pháp sẽ theo những khế ước để thực hiện nhiệm vụ của mình ở Đông Dương. Khế ước? Đó là sự tiếp tục công cuộc giúp đỡ tối cần thiết cho Việt Nam bằng mọi phương tiện sẵn có của Pháp.
Luật cung cầu và tất cả những sự lựa chọn cung cầu cân xứng sẽ được đặt ra, tiến tới điều hòa và cộng đồng quyền lợi của các nước hội viên Liên Hiệp Pháp.
Việt Nam Máu Lửa Việt Nam Máu Lửa - Nghiêm Kế Tổ Việt Nam Máu Lửa