If you only read the books that everyone else is reading, you can only think what everyone else is thinking.

Haruki Murakami, Norwegian Wood

 
 
 
 
 
Tác giả: Nghiêm Kế Tổ
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 36
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4219 / 51
Cập nhật: 2016-06-09 04:42:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12: Biện Pháp Quân Sự
ở dĩ chính phủ Pháp chắc chắn biện pháp quân sự sẽ đem lại kết quả ở Việt Nam vì nhiều lẽ.
– Một, các Tướng Tá Pháp coi thường khả năng quân sự của Việt Minh. Những nhận xét và suy luận của Pháp đã đúng khi Việt Minh chỉ có một số ít trung đoàn ‘’xanh xao, không giầy, không mũ’’, những loại quân du kích mới thành lập trong dãy rừng già vùng Bắc Việt, thiếu vũ khí, thiếu huấn luyện và chỉ có dăm ba Tướng lĩnh ‘’nội hóa’’ tầm thường.
– Hai, chính phủ Pháp tin chắc ở tài vô địch truyền thống của đạo binh thuộc địa (Troupes Coloniales). Lẽ đó cũng đúng khi lần trang sử oanh liệt của đội quân bách thắng đó.
Lịch sử đoàn quân ấy là tất cả những thắng lợi đã đem lại vinh quang cho nước Pháp, đã khiến Pháp trở nên một đại cường quốc qua bao thế kỷ.
Từ hồi Trung Cổ, tiền thân của quân đội thuộc địa Pháp (1096) là đạo quân ‘’Viễn chính thứ nhất’’ của những Tướng Godefroy de Bouillon (Quận Công ở Basse Lorraide), Raymond de St. Gilles (Bá Tước ở Toulouse). Trong khoảng vài trăm năm (1096 đến 1303) đoàn viễn chinh thứ nhất mệnh danh là ‘’Đoàn quân chiếm đóng hải ngoại’’ (T.O.E.-Troupes d’Occupation Etrangère) đã đi từ Chypre đến Palestine, từ Syric đến Ai Cập, phục vụ một trận chiến tranh thần thánh (1ére Croisade) và thành lập đế quốc đầu tiên.
Tất cả những người lính thủy của vùng Dieppe, vùng Saint Malo, tất cả những người lính trong các cuộc viễn chinh qua thời đại do các Tướng lĩnh Jacques Coeur, Moatcalm, Lally, Tollendal, Dupleis chỉ huy đều đã là những chiến sĩ của đoàn quân ‘’chiếm đóng’’ rải rác từ Ấn Độ đến Louisianne, từ Gia Nã Đại cực Bắc đến xứ Brésil cực Nam Tân Lục Địa.
Lịch sử đoàn quân thuộc địa Pháp chính thức bắt đầu từ 1622, khi đế quốc Pháp thành lập được hạm đội chính quy đầu tiên (Compagnie de la Mer), gồm trên dưới trăm người. Đến năm 1626, hạm đội đó phát triển (Régiment de la Marine, Rgt. de Richelieu, Rgt. de Vaisscaux, Royal Marine, Légion St. Dominique, Rgt. de Pondichhery v.v…) đã giúp các Tướng Flacourt chiếm Fort Dauphin ở Ấn Độ (1642), François Matin chiếm Pondichery (Ấn Độ, 1683), La Bourdonnais chiếm Mahé (Ấn Độ, 1726), Dumas chiếm Karikal (Ấn Độ, 1739), Montcalm chiếm Gia Nã Đại (đến 1763 Pháp phải nhường Gia Nã Đại cho Anh-cát-lợi theo Hòa Ước Paris).
Với đà oanh liệt của các Tướng lĩnh tiền bối, thế kỷ thứ 19 đã là thời đại mà đông đảo binh sĩ của Tướng Choisel trong đội ‘’Hoàng Gia Thủy Binh Lục Chiến’’ và ‘’Pháo Binh Hải Quân’’ (Corps Royaux de L’Infanterie de Marine et de l’Artillerie de Marine) gây nhiều thành tích vẻ vang cho nước Pháp. Nào chiếm Alger (1830) nào chiếm Madagascar (1840), Océanie (1842). Năm 1854, Faidherbe chiến xứ Sénégal rồi Francis Garnier và Doudart de Lagrée đánh Đông Dương, hoàn bị thêm sự nghiệp lẫy lừng của đoàn quân thuộc địa vĩ đại.
Sau khi các Tướng Galliéni và Lyautey đã bình trị Đông Dương (1893), hệ thống quân đội Pháp chính thức bắt đầu có những binh chủng ‘’Lục quân thuộc địa’’ và ‘’Pháo binh thuộc địa’’ (I.C.-Infanterie Coloniale, A.C.-Artillerie Coloniale).
Trong đám binh sĩ dưới nhãn hiệu ‘’thuộc địa’’ đã nẩy nở ra một tâm lý kiêu hùng vì đối tượng của họ chỉ là những dân chúng bản xứ lạc hậu với vũ khí thô sơ.
Binh đoàn thuộc địa phần lớn đã chủ động trên mọi chiến trường. Họ là những bộ đội chuyên ‘’tấn công’’ chứ không chuyên ‘’phòng thủ tự vệ’’.
Hồi 1940-1945. Việt Minh thường tuyên truyền mỉa mai sự ‘’chạy dài’’ của quân đội thuộc địa Pháp trước quân đội Phù Tang. Điều đó có đúng không? Hãy nên công bằng điểm qua thực trạng tinh thần và vũ khi quân đội Pháp ở Đông Dương hồi đó.
Trước hết biến cố 1939-1940 đã làm cho toàn quân Pháp tan rã ở chính quốc, phần rút sang Anh, phần rút sang Phi Châu. Lẻ loi đánh quân ở Đông Dương bị lực lượng của quân đội Thiên Hoàng vây chặt.
Năm 1945, lực lượng Pháp ở Bắc Việt chỉ có:
– Một Trung đoàn bộ binh thuộc địa (9-e R.I.C.)
– Một Trung đoàn bộ binh Lê Dương (5-e R.E.I.)
– Một Trung đoàn bộ binh thuộc địa dã chiến (19-è R.M.I.C).
– Bốn Tiểu đoàn pháo thủ thuộc trung đoàn pháo binh thuộc địa thứ 4 (4-e R.A.C.)
Tại Trung Việt và Ai Lao:
– Hai Trung đoàn bộ binh thuộc địa dã chiến (10-e 16-e R.M.I.C.)
– Một Tiểu đoàn pháo thủ.
Tại Nam Việt:
– Một Trung đoàn bộ binh thuộc địa (II-e R.I.C)
– Một Trung đoàn Pháo binh thuộc địa (5-e R.A.C)
Tại Cao Mên:
– Một Trung đoàn pháo thủ Bắc Phi Châu (R.T.A)
– Một Trung đoàn pháo binh thuộc địa (5-e R.A.C)
– Một Trung đoàn pháo thủ thuộc địa (R.T.C)
Về vũ khí, Pháp chẳng có gì đáng kể có thể cầm cự với Nhật:
– Thủy quân có chiếc tuần dương hạm kiểu cổ Lamotte Picquet, trọng tải 10.000 tấn.
– Không quân, trong khi Nhật có hàng trăm khu trục cơ kiểu Zero bay nhanh 4-5 trăm cây số một giờ thì Pháp chỉ nghèo nàn có được vài cái Moranes và Potez 63, Potez 25, Potez 542 (thường gọi là máy bay bà già), 3 oanh tạc cơ kiểu cổ Farman và vài thủy phi cơ Loire 130 với tốc lực 180 cây số một giờ.
– Lục quân, ngoài mươi chiếc chiến xa tối cổ F.T và S.M. White chế tạo từ 1918 (thường dùng trong các cuộc điển binh Pháp chỉ có một số rất ít tiểu liên, trung liên F.M.24, M.Reibel đại diện Oerlikon, một ít khẩu đại liên 13,2 và vài khẩu đại bác cũ rích nòng 25, 37, 75.
Với lực lượng còm cõi như trên với tinh thần bạc nhược vì những biến cố chính trị xẩy ra từ 1939 đến tháng 3.1945, quân đội thuộc địa Pháp đã như rắn không đầu thì làm sao có thể chống lại được với đoàn quân dữ như hổ báo của Thống Chế Terauchi Tổng Chỉ Huy quân đội Nhật miền Đông Nam Á.
Nhưng quân đội Pháp ở Đông Dương cũng không đến nỗi hổ danh quá đáng như lời xuyên tạc của Việt Minh, khi đã gây được ít nhiều thành tích:
1940: Tiểu đoàn Pháp của Thiếu Tá Lecoq chống giữ Na Sầm và đã liều chết cố thủ ở Đồn Samrong Kandal Đèo Chi Ma (Lạng Sơn).
– Xung đột với Thái Lan và đại thắng trong cuộc hành binh Kochang khi Thái Lan xâm phạm vào lãnh thổ Đông Dương. (Sau Pháp phải nhường cho Thái Lan những Tỉnh Battambang và Sixophon (Cao Mên), Bassac và Paklay (Ai Lao) vì áp lực quân đội Nhật Bản) (1941).
1945: Vì nhất định không chịu ngưng bắn với quân đội Nhật, Tướng Lomenier và Đại Tá Robert phải chịu xử bắn và quân đội của các Tướng đó bị bắt làm tù binh.
– Dưới áp lực ghê gớm của quân đội Tsushihashi, Tổng Tư Lệnh Nhật ở Đông Dương, Tướng Sabattier và Alessandri muốn bảo tồn lực lượng phải thu thập quân đội ở Tây Sơn rút sang Trung Hoa trong khi ở Khu Quân Sự thứ 2 (Cao Bằng), Thiếu Tá Baudenou rút quân ẩn vào rừng rậm.
Lịch trình tiến hóa của quân đội thuộc địa Pháp rất oai hùng đã đem lại cho người lính thuộc địa một tuyền thống kiêu hùng bất khuất.
Năm 1946, quân đội thuộc địa của Tướng Alessandri và của Trung Tá Quilichini về chiếm đóng lại xứ Thái, miền Tây Bắc Việt. Cũng năm ấy, ngày 18 tháng 3, tại Thủ Đô Hà Nội, 3 Tiểu Đoàn với một đơn vị pháo binh bị giam hãm từ lâu đã được kiêu hãnh trình diện trong cuộc duyệt binh cùng Sư Đoàn Thiết Giáp thứ 2 (2e Division Blindée) và sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 (9e D.I.C.) dưới mắt vị anh hùng giải phóng Pessan, Paris, Strasbourg và Berchtesgaden: Đại Tướng Leclerc.
Năm 1946, lực lượng quân đội Pháp ở Đông Dương đã rất hùng mạnh cả về tinh thần lẫn vũ khí.
Sư đoàn thiết giáp thứ 2 (2eD.B.) với những đội cơ giới dũng mãnh, đầy đủ:
Nào xe díp (Jeep), xe chỉ huy (command car), xe hướng đạo (Scoit car), xe vận tải 10 bánh (G.M.C), xe vận tải nhẹ (Dodge 4×4-6×6), nào chiến xa Sherman, nào xe thiết giáp (A, moured Car, Half track, Auto mitrailleuses), xe lội nước (Amphibie, Alligator, Grabe), xe phá ụ (Bull dozer, Angle dozer)…
Sư đoàn bộ binh thuộc địa thứ 9 (9é D.I.C.) có 4 trung đoàn trang bị vũ khí tối tân với hỏa lực ghê gớm. Mỗi trung đoàn có 4 tiểu đoàn. Vũ khí của một tiểu đoàn đại khái như sau:
– 624 súng trường (Remington US-Carbines)
– 133 tiểu liên (Pistolets Mitrailleuses)
– 36 súng ngắn tự động (Pistolets automutiques
– 41 trung liên (F.M. Bean
– 4 Bích kích pháo nòng 81 (Mortiers 81
– 8 Bích kích pháo nòng 60 (Mortiers 60
– 8 đại liên 12,7 và 13,2 (Mitrailleuses 12,7-13,2
– 36 súng phóng lựu đạn (Lance grenades).
Đó là chưa kể các ổ Bazockas, Rocket gun…
Trong khi ấy thì các tiểu đoàn kiểu mẫu (về mặt vũ khí) của Việt Minh chỉ có những loại súng trường kiểu cũ (fusils indochinois, mousquetons, súng trường Nhật), một ít tiểu liên Sten của Mỹ thả dù cho hồi đầu năm 1945, vài khẩu trung liên (Cào cào Nhật, Hotchkiss kiểu cổ), lựu đạn nội hóa, bom ba càng. Pháo binh nặng thì có vài ‘’cỗ’’ nòng 75 đã mất cả kim hỏa (percutcur), mỗi khi bắn phải lấy búa đinh nện vào kíp đạn.
Sự quá chênh lệch về lực lượng và vũ khí đã được Pháp đến ý tưởng muốn dùng biện pháp quân sự trong vấn đề Việt Nam.
Dựa vào những kinh nghiệm cổ truyền, những thành tích thắng lợi của mọi cuộc hành binh thôn tính các đất đai hải ngoại công cuộc bình định của Pháp ở Việt Nam cũng chia làm 3 giai đoạn:
1.- Giai đoạn thứ nhứt: Mở những trận đánh mau đánh mạnh xuyên thẳng vào trung tâm phòng ngự của đối phương, phân tán và tiêu diệt chủ lực quân của đối thủ.
Trong giai đoạn này, các chỉ huy quân sự Pháp được toàn quyền hành động ngoài phạm vi quân sự, đơn độc trên khu vực chiến trường của mình.
Nhằm những cơ quan đầu não đóng ở vùng Đồng Tháp Mười (Nam Việt), Bình-Trị-Thiên (Trung Việt), Cao Bằng, Bắc Kạn (Bắc Việt), lục quân Pháp sẽ luôn luôn tấn công như vũ bão đồng thời với những cuộc oanh tạc liên tiếp dữ dội làm tê liệt địch.
Dập theo chiến thuật ‘’chớp nhoáng’’ của quân đội Đức, binh sĩ Pháp sẽ gây được kinh hoàng, khiếp sợ khắp mọi nơi, bắt buộc quân đội chính quy Việt Minh phải luôn luôn tìm cách lẩn tránh và dân chúng hậu phương phải nơm nớp sống trong tình trạng bất an.
2.- Giai đoạn thứ hai: Sau khi dã chiến đóng được một vùng nào, quân đội Pháp sẽ quyền hành chính cho một tổ chức An Dân do người địa phương chịu trách nhiệm. Tổ chức hành chánh này tượng trưng sợi dây liên lạc giữa dân chúng trong vùng kiểm soát với các nhà đương cục quân sự Pháp. Hoạt động của các tổ chức An Dân không ngoài phạm vi hành chính, xã hội.
3.- Giai đoạn thứ ba: Áp dụng chiến thuật ‘’vết dầu loang’’.
Khi tình hình đã tạm ổn định trong khu vực chiếm đóng, quân đội Pháp sẽ từ các căn cứ điểm đó đánh tung ra những vùng lân cận với lối hành binh mau lẹ (như trong giai đoạn thứ nhất).
Rồi đến những cuộc tấn công càn quét (opération de nettoyage de police) nhằm mục đích diệt trừ những hoạt động du kích quấy rối, lùng bắt những phần tử đối phương xâm nhập, tuyên truyền phá hoại.
Khu vực bình trị sẽ dần dần mỗi ngày một mở rộng và dân chúng hồi cư ngày thêm đông dần vì lý do nếu họ ở ngoài khu vực kiểm soát của quân đội Pháp, họ sẽ bị nguy hiểm bởi các cuộc oanh tạc của không quân hay những trận tảo thanh thường xuyên của lục quân.
Sẽ tiến tới tổ chức các đội tự vệ với nhiệm vụ canh gác, bảo an, giữ trật tự trong thôn xóm của họ.
Tổ chức những ‘’Hội Tề’’ để kiểm soát dân chúng từng làng, báo cáo tình hình lên vị chỉ huy quân sự Pháp và cơ quan hành chính cấp trên.
Dựa vào chiến lược bình định rất khoa học và chu đáo kể trên, quân đội Pháp vững tâm phóng ra những chiến dịch tấn công chớp nhoáng để đánh quỵ một đối phương mà cả lực lượng lẫn vũ khí đều không đáng kể.
Với một số vũ khí lạc hậu, thô sơ Việt Minh đã trông vào đâu để chống lại quân đội Pháp?
Việt Minh tin tưởng vào thứ võ khí quan trọng nhất: Lý luận duy vật biện chứng của Mã Khắc Tư và lịch trình tiến hóa của cách mạng.
Việt Minh tin tưởng ở đức tính kiên nhẫn và kiểu mẫu của một số cán bộ trung kiên cao cấp. Nhờ họ, đông đảo dân chúng sẽ chịu phục tùng tập hợp dưới cờ kháng chiến.
Việt Minh tin tưởng tin tưởng ở khả năng và thủ đoạn chính trị của mình có thể nhào nặn và biến dân chúng thành những chiến sĩ dũng cảm và cuồng tín.
Những điều tin tưởng trên đã cho phép Việt Minh áp dụng đường lối chiến tranh của cộng sản Trung Hoa: Trường Kỳ Kháng Chiến với 3 giai đoạn.
Về phương diện quân sự cũng như hành chính, đất đai Việt Nam đã bị bộ tổng tư lệnh Việt Minh chia thành nhiều khu vực: Những khu kháng chiến.
Ngoài số dân quân, tự vệ của mỗi khu kháng chiến Việt Minh chỉ có được một vài trung đoàn chính quy thạo lối du kích chiến. Những trung đoàn ‘’mạnh’’ đó phần đông đều có mặt ở Việt Bắc hồi đầu năm 1947.
Bộ Tổng Tư Lệnh quân đội viễn chinh Pháp cũng chia Việt Nam thành 3 mặt trận Bắc, Trung, Nam và mỗi mặt trận ủy nhiệm một vị Tướng chỉ huy:
• Mặt trận Bắc: T.F.I.N. (Troupes Françaises en Indochine du Nord).
• Mặt trận Trung: T.F.C.A. (Troupes Françaises Centre Annam).
• Mặt trận Nam: T.FI.S. (Troupes Françaises en Indochine du Sud).
Mỗi mặt trận lại chia ra nhiều khu quân sự nhỏ (Zone, Secteur, Sous Secteur, Quartier, Sous Quartier).
Việt Nam Máu Lửa Việt Nam Máu Lửa - Nghiêm Kế Tổ Việt Nam Máu Lửa