As a rule reading fiction is as hard to me as trying to hit a target by hurling feathers at it. I need resistance to celebrate!

William James

 
 
 
 
 
Tác giả: Nghiêm Kế Tổ
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 36
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4219 / 52
Cập nhật: 2016-06-09 04:42:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6: Cựu Hoàng Với Thỏa Hiệp Élysée
gày chứng kiến việc ký kết Bản Tuyên Ngôn chung tại Vịnh Hạ Long đã qua. Ngày ấy mới chỉ nêu lên những khởi điểm của mối bang giao Việt-Pháp. Còn cần phải nhiều chặng nữa để có thể phát triển, cụ thể hóa và hợp pháp hóa những hứa hẹn buổi đầu.
Pháp đã kêu gọi dân tộc Việt Nam hãy tin ở lòng thành thực của chính phủ Pháp.
Trong khi ở nước nhà, chính phủ Nguyễn Văn Xuân được thành lập phụ lực vào sứ mạng thương thuyết với nước Pháp, Cựu Hoàng rời bỏ Hồng Kông đi Pháp để đích thân điều đình.
Từ tháng Giêng năm 1949, những cuộc thương thuyết giữa Cựu Hoàng với Hezog trong Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại và Cao Ủy mới Pignon luôn luôn tiếp diễn. Sau hai tháng trời họp mặt, nền móng một cuộc gặp gỡ Vincent Auriol-Bảo Đại đã được nặn hình.
Đúng 12 giờ ngày 8 tháng 3 năm 1949, cuộc gặp gỡ được tổ chức tại Điện Élysée.
Một bên là Cựu Hoàng Bảo Đại, có mặt các ông Trần Văn Hữu, Bửu Lộc, Vĩnh Cẩn, Trần Thanh Đạt, Phạm Văn Bình, Đinh Xuân Quảng, Hoàng Văn Cơ, Nguyễn Hữu Long, Trần Văn Quế, Trần Văn Đôn, Huỳnh Thiện Tính và một bên là Tổng Thống Vincent Auriol có mặt các ông Queille, Lecourt, Coste Floret, Léon Pignon, Parodi, Jean Porgest.
Hai vị đại diện Việt-Pháp: Bảo Đại và Vincent Auriol long trọng thỏa thuận ký kết một Thỏa Hiệp:
THỎA HIỆP ÉLYSÉE
Hạ bút ký sự mất còn cho Quốc Gia Việt Nam, Cựu Hoàng Bảo Đại đã vinh dự tượng trưng dân tộc Việt trong chuỗi ngày gay gắt.
Thỏa hiệp Auriol-Bảo Đại gồm những mục như sau:
– Thống Nhất Việt Nam
– Ngoại giao
– Quân sự
– Tư pháp
– Kinh tài
– Văn hóa
Công điện 8.3.1949 long trọng tuyên bố sẽ không cản trở việc Nam Việt sát nhập vào Việt Nam. nước Việt Nam gồm một khối Bắc Việt, Trung Việt và Nam Việt.
Ngày 23 tháng 4, một Nghị Án đuợc đề xuất với Pháp: Bác bỏ 2 Pháp Chế Nam Việt.
Một theo Điều Ước 5.3.1862 dưới triều Vua Tự Đức, đã nhường Biên Hòa, Gia Định, Mỹ Tho và Đảo Côn Lôn cho Pháp sau và đó lại nhường nốt Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên.
Một theo Điều Ước 15.3.1874 cũng dưới triều Vua Tự Đức xác nhận cho Pháp làm chủ Lục Tỉnh.
Nhưng còn một biện pháp đề phòng tương lai của Pháp là ‘’sự sát nhập Nam Việt vào Việt Nam sẽ coi như vô giá trị nếu Quốc Gia Việt Nam thay đổi pháp chế trong Liên Hiệp Pháp. (Do đó sau này tại Quốc Hội Pháp, tháng 10 năm 1953, Tướng Aumeran có nêu lại vấn đề Nam Việt).
Ngoài vấn đề sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Việt Nam, ba Tỉnh Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng cũng được chính phủ Pháp trao trả và hủy bỏ pháp chế theo Sắc Lệnh 1888, một Sắc Lệnh dưới triều Vua Đồng Khánh nhường mấy Tỉnh trên cho Pháp.
Với những dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Pháp muốn những dân tộc ấy có pháp chế riêng về phương diện hành chính.
Tóm lại, về phương diện thống nhất nước Việt Nam. Thỏa Hiệp Élysée đã có một tiến bộ.
Về Ngoại giao chính phủ Việt Nam có thể thỏa thuận với chính phủ Pháp đề cử Đại Sứ Việt Nam đi ngoại quốc. Theo Công Điệp giải thích của chính phủ Pháp, Việt Nam có thể có Đại Biểu ở Tòa Thánh La Mã, ở Trung Hoa và Thái Lan. Nếu Trung Hoa chưa có hoàn cảnh thì có thể thay Trung Hoa bằng Ấn Độ.
Muốn đặt Lãnh Sự tại nước nào để bảo vệ quyền lợi của mình, Việt Nam sẽ yêu cầu chính phủ Pháp can thiệp dùm.
Muốn thương nghị và ký kết những điều ước quốc tế quan hệ đến quyền lợi riêng của Việt Nam. chính phủ Việt Nam được tự do, nhưng trước khi thương nghị, phải thông báo chính phủ Pháp để đem vấn đề ra khảo xét tại Tham Chính Hội Tối Cao Liên Hiệp Pháp. Ngoài ra Việt Nam còn luôn luôn liên lạc với Pháp trong lúc đang thương nghị để Pháp có thể phù trợ đại biểu Việt Nam nếu cần.
Chính phủ Pháp còn cam kết sẽ ủng hộ Việt Nam xin gia nhập Liên Hiệp Quốc khi nào Việt Nam có đủ điều kiện là một nước hội viên.
Điều kiện làm hội viên Liên Hiệp Quốc đã được định rõ trong Điều 4 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc:
‘’Có thể là hội viên Liên Hiệp Quốc tất cả những quốc gia khác (ngoài những nước sáng lập) ưa chuộng hòa bình và thừa nhận những nghĩa vụ nói trong Hiến Chương này, và Liên Hiệp Quốc xét ra đủ tư cách và sẵn sàng làm tròn nghĩa vụ ấy’’.
Tóm tắt về ngoại giao, Việt Nam sẽ có đủ quyền hành thường lệ, nền ngoại giao riêng, quyền tiếp nhận và phái đại sứ, quyền thương nghị và ký điều ước, quyền xin gia nhập Liên Hiệp Quốc. Nhưng nội dung các quyền hành thường lệ còn chứa đựng ít nhiều rắc rối thuộc phạm vi kỹ thuật và chính trị. Muốn thập phần hoàn hảo, còn phải đợi điều kiện thời gian giúp sức.
Về Quân Sự: Thỏa Hiệp định rằng Việt Nam sẽ có một quân đội quốc gia với nhiệm vụ:
– Giữ gìn trật tự an ninh trong nước
– Bảo vệ lãnh thổ Việt Nam, có quân đội Liên Hiệp Pháp giúp sức
– Dự vào phòng thủ cương giới toàn khối Liên Hiệp Pháp chống ngoại xâm.
Quân Đội Quốc Gia Việt Nam sẽ có binh lính và sĩ quan Việt Nam (không được tổ chức quân đội Lê Dương như Pháp).
Sĩ Quan Việt Nam sẽ do các Trường Võ Bị Việt Nam đào tạo.
Quân Đội Việt Nam sẽ tổ chức giống quân chế quân đội Pháp. Chiến cụ sẽ đặt mua của Pháp và quân phí Việt Nam sẽ do Quốc Gia Việt Nam chịu.
Sẽ có quân đội Liên Hiệp Pháp đồn trú ở Việt Nam để làm tròn nhiệm vụ phòng thủ Liên Hiệp Pháp. Được tự do đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, quân đội Liên Hiệp Pháp sẽ có thể tuyển mộ người Việt Nam vào cơ ngũ.
Thời bình sẽ có một Ủy Ban Quân Sự làm cơ quan thường trực liên lạc giữa hai quân đội Việt Nam và Liên Hiệp Pháp, chung kế hoạch phòng thủ và hợp tác. Ủy ban này sẽ do võ quan tham mưu của cả hai quân đội dự.
Khi có chiến tranh, Ủy Ban sẽ làm cơ sở phát triển và thành lập Bộ Tham Mưu Việt-Pháp dưới quyền điều khiển trực tiếp của một sĩ quan hàng Tướng của Pháp, có Tham Mưu Trưởng người Việt Nam phụ lực. Toàn thể các lực lượng có thể dùng để phòng thủ sẽ hợp chúng lại trong thời kỳ chiến tranh.
Về Tư Pháp, Thỏa Hiệp định cho Việt Nam hai hạng Tòa Án: Tòa Án Việt Nam và Tòa Án Hỗn Hợp.
Tòa Án Hỗn Hợp Việt-Pháp xử:
1.- Những vụ kiện về dân sự và thường sự của hai bên nguyên, bị (hoặc một bên, còn bên kia là người Việt Nam) dân Liên Hiệp Pháp, có nghĩa là Pháp và các dân trong Liên Hiệp Pháp ngoài Việt Nam. Ngoại kiều được hưởng đặc quyền tài phán do những điều ước Pháp đã ký kết từ trước.
2.- Những vụ truy tố về hình sự, người bị thiệt là hạng người nói trên (bất luận là dân nước nào).
3.- Những tội phạm đối với nước Pháp (mặc dầu bị cáo là người Việt hay người nước nào).
Thỏa Hiệp còn theo nguyên tắc ‘’Hỗ Tương’’, định cho người Việt Nam có quyền kiện quốc gia Pháp và trái lại, người Pháp cũng có quyền kiện quốc gia Việt Nam. Việc sẽ xử tại Tòa Cai Trị Pháp-Việt và theo luật nước Pháp.
Về Văn Hóa: Trên lãnh thổ Việt Nam sẽ có hai nền giáo dục: Pháp và Việt. Một Học Viện sẽ chung cho hai bên.
Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam sẽ tổ chức một nền giáo dục từ Tiểu đến Đại Học. Tiếng Pháp được ưu đãi và sẽ là tiếng công dụng ngoại giao ở Việt Nam, được dậy ở bậc Tiểu Học và bắt buộc dậy từ Trung Học trở lên.
Pháp sẽ được tự do mở mang các trường công và tư thục có đủ các bậc Tiểu, Trung và Đại Học kể các trường dậy chuyên môn và thực nghiệp. Phải theo luật lệ học chính của Việt Nam nhưng điều kiện tuyển giáo viên Trường Pháp sẽ theo luật Pháp. Học sinh các Trường Pháp học theo chương trình của Pháp và học thêm môn Sử Ký và Văn Hóa Việt Nam.
Người Việt Nam được tự do xin học Trường Pháp và những học sinh ấy bắt buộc phải học thêm môn Việt Ngữ.
Về Đại Học Vụ: Hiện nay vì đang ở hoàn cảnh khó khăn cho nên chỉ có dự định lập một Đại Học Viện chung Pháp-Việt (Mên, Lào có thể tham dự).
Văn bằng cấp Trung Học, sẽ được đem đối chiếu hai chương trình giáo khoa Việt-Pháp để định mức tương đương. Văn bằng cấp Đại Học sẽ được cả hai chính phủ Pháp-Việt coi là công thức.
Trường Viễn Đông Bác Cổ thuộc quyền sở hữu của Việt, Pháp, Mên, Lào và không thể chuyển mại được.
Viện Pasteur ở Sài Gòn, Đà Lạt và Nha Trang cũng là của chung của 4 nước nói trên. Riêng ở Hà Nội, Viện Pasteur là của Việt Nam nhưng chính phủ Việt Nam sẽ ký kết hợp đồng với Viện ở Hà Nội giống như hợp đồng đã ký kết với các Viện khác.
Hai chính phủ Pháp-Việt đều có quyền sở hữu, lưu trữ công văn của mình. Các Thư Viện, Cục Túc Mễ, Sở Thiên Văn, Hải Học Viện Nha Trang v.v…sẽ được ấn định bằng khoán thư riêng.
Về Kinh Tài: Dân Liên Hiệp Pháp ở Việt Nam cũng như người Việt Nam ở các xứ trong Liên Hiệp Pháp được tự do doanh nghiệp như người bản quốc theo luật lệ bản quốc.
Người Pháp, người các xứ Liên Hiệp Pháp tại Việt Nam cũng như người Việt Nam ở các xứ Liên Hiệp Pháp và các xứ Liên Hiệp Pháp cũng được hưởng những lợi ích như nhau trong phạm vi tài sản và doanh sở.
Người Pháp sẽ được tự do đầu tư ở Việt Nam trừ những doanh sở liệt vào ngành có quan hệ về Quốc Phòng thì phải có sự thỏa thuận của chính phủ Việt Nam mới được phép mở.
Thỏa Hiệp để Việt Nam có toàn quyền quản trị nền Tài Chính trong nước. Ba quốc gia Việt-Mên-Lào họp thành một liên hiệp tiền tệ lấy đồng bạc làm đồng tiền duy nhất do một Viện Phát Hành chung cho cả ba nước phát hành.
Đồng bạc sẽ thuộc khối đồng Franc (tiền Pháp) Giá Đồng Bạc và giá đồng Franc không nhất định phải có quan hệ nhưng mỗi khi có sự thay đổi giá đồng bạc hoặc giá đồng Franc thì Pháp phải hỏi ý kiến trước ba nước Việt- Miên-Lào.
Một hối đoái cục được thành lập để quy định cách thức đổi chác tiền bạc nói chung.
Ba nước Việt-Miên-Lào còn hợp thành một Liên Hiệp Quan Thuế. Hàng hóa được chuyên chở tự do qua biên giới của ba nước. Hàng xuất nhập khẩu đều cùng chung một thuế xuất.
Kết luận, ngày 14 tháng 6 ở Sài Gòn, Quốc Trưởng Bảo Đại đã nhận Bản Thỏa Hiệp như giấy khai sinh nước Việt Nam Độc Lập. Thật vậy, ‘’khai sinh’’ nghĩa là còn non yếu và thiếu thốn. Quốc Trưởng cũng như quốc dân còn phải tận lực nuôi dưỡng nhiều nữa nước Việt Nam mới có thể trưởng thành, cứng mạnh.
Dĩ nhiên, Thỏa Hiệp Élysée chưa làm thỏa hẳn được lòng dân Việt Nam mong muốn, chưa mang lại tất cả quyền hành mà một nước Độc Lập phải có, nhưng dù sao trong đó cũng đã chứng tỏ được phần nào thiện trí xây dựng của Pháp và đánh dấu một bước tiến trên đường đi tới Độc Lập thật sự của Việt Nam.
Thỏa Hiệp Élysée đã làm một số chính khách thụ động ở Việt Nam tỏ thái độ nguây nguẩy và bắt bẻ. Nhưng muốn nhìn rõ giá trị của Thỏa Hiệp Auriol-Bảo Đại, không nên đặt nó lên bàn mổ xẻ theo một quan niệm cố định mà phải nhìn qua hoàn cảnh không gian và thời gian, qua các yếu tố chính trị đã cấu tạo ra nó. Theo quan niệm đơn thuần và cứng nhắc để nhận xét Thỏa Hiệp chỉ đi đến hậu quả gây hoang mang trong lúc cần phải bình tĩnh tập hợp mọi sự tư tưởng đứng đắn và chính đáng để hoàn bị nền Độc Lập của Tổ Quốc.
Công cuộc tranh đấu giành Độc Lập chẳng phải là một vấn đề dễ dàng và không thể đòi hỏi ở tài năng của riêng một cá nhân nào đặc biệt.
Thỏa Hiệp Élysée được thành tựu không phải cho riêng khả năng chính trị của các người theo chính nghĩa quốc gia và đã đo lường sức kết hợp của những tư tưởng quốc gia trên đất Việt.
Thỏa Hiệp 8 tháng 3 năm 1949 là một tia lửa trong bóng tối âm thầm. Căn cứ ở điểm sáng đó, quốc dân chân chính sẽ cùng sát cánh để phụ lục với Quốc Trưởng tiếp tục xây dựng sự nghiệp tương lai.
Việt Nam Máu Lửa Việt Nam Máu Lửa - Nghiêm Kế Tổ Việt Nam Máu Lửa