In order to heal others, we first need to heal ourselves. And to heal ourselves, we need to know how to deal with ourselves.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Nghiêm Kế Tổ
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 36
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4219 / 51
Cập nhật: 2016-06-09 04:42:14 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2: Ý Chí Quốc Dân
ếu Cựu Hoàng tượng trưng tinh thần quốc gia thuần túy, cổ truyền thì Cựu Hoàng đã là cái đích để quốc dân tìm tòi, bộc lộ lòng yêu nước. Sự bộc lộ tuy có bị mất mát, lạc lõng, lang bạt trong các xóm quê xanh ngát nhưng không vì thế mà không thể được tập trung, được nung đúc, được tổ chức, được trình bầy, nói một cách khác, được công khai đương đầu với tinh thần quốc tế cộng sản.
Ý chí quốc dân cứ thế bước, từ Bắc chí Nam bằng những hoạt động tuy khác nhau về hình thức, cách nhau về thời gian nhưng cùng một mục đích, một lý tưởng: Ủng hộ Cựu Hoàng, người tượng trưng lý tưởng quốc gia, phản đối chính phủ Việt Nam, tay sai của Kremlin cộng sản.
Ngoài Bắc Việt, sau khi bị thất thế, chậm chân để đến nỗi Việt Minh chiếm đoạt được chính quyền, các đảng phái chính trị quốc gia liền đoàn kết lại thành một khối dưới nhãn hiệu Việt Nam Quốc Dân Đảng, một phần nào dựa vào thế lực quân sự Trung Hoa, thiết lập các trụ sở hoạt động, nhằm hai công tác chính: Chính trị và quân sự.
Về chính trị, từ tháng 6.1945, Việt Nam Quốc Dân Đảng tích cực hoạt động trong nước và đối ngoại có một Hội Nghị giữa Trung Hoa Quốc Dân Đảng với phái đoàn Việt Nam Quốc Dân Đảng do Phan Trâm (Bác Sĩ Nguyễn Tiến Hỷ) lãnh đạo.
Phái đoàn đã được các Bộ Trưởng Trung Hoa như Ngô Thiết Thành, Trần Lập Phu, Trần Thành, Trần Khánh Vân, Trịnh Tiềm, Chu Gia Hoa, Trương Trí Trung, Trương Đạo Phan, Vương Thế Kiệt…niềm nở tiếp đãi tại Trùng Khánh và cho phép phái đoàn Việt Nam đi tham quan mọi nơi như Viện phát hành giấc bạc, trường học, công binh xưởng v.v…
Tháng 9 năm 1945, Việt Nam Quốc Dân Đảng xuất bản báo chí mục đích tố cáo trước dân chúng những Việt Minh, độc tài, vô sản…Sau khi đã vạch rõ cho dân chúng biết sự thật, Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức, dân chúng biểu tình phản đối Việt Minh. Hà Nội mục kích từng đoàn dân chúng đủ các hạng người vác biểu ngữ, tung truyền đơn, xếp hàng trật tự diễn qua. Bờ hồ Hoàn Kiếm, các phố lớn, tới trụ sở của Cố Vấn chính phủ mới, Cựu Hoàng đích thân lãnh đạo việc nước: Dân chúng ủng hộ Cựu Hoàng.
Trong bí mật Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức trinh sát đối đầu với các bộ phận do thám Việt Minh. Rồi các vụ bắt cóc lẫn nhau bắt đầu một cách kinh khủng. Những vụ ám sát giữa người quốc gia và người quốc tế thi nhau tiếp diễn trong bóng tối. Khủng bố đối với khủng bố.
Về quân sự, tháng 9 năm 1945, giữa lúc Việt Minh lung lay ở Thủ Đô Hà Nội, cờ đỏ sao vàng đã tung bay khắp trên lãnh thổ Việt Nam, các lãnh tụ phe quốc gia có huy động lực lượng tuy kém thế nhưng kỹ thuật chiến đấu vững chắc từ hải ngoại kéo về chiếm Tỉnh Hà Giang thuộc xứ Thái: Vũ Quang Phẩm và Hoàng Quốc Chính chỉ huy trận đánh.
Nghiêm Kế Tổ tại Côn Minh liên tục phát triển lực lượng quân sự giữa đám quân nhân lưu vong của Pháp. Đám quân khố đỏ được giác ngộ rất nhiều, đồng lòng cộng tác hoạt động. Sau khi lãnh tụ Vũ Hồng Khanh đốc sức các cán bộ chiếm lĩnh Lao Kay. Việt Nam Quốc Dân Đảng tiến chiếm đánh đất Yên Bái và tăng cường căn cứ địa Vĩnh Yên khá vững chắc.
Mặc khác, Đồng Minh Hội với Việt Tam Quân hăng hái loạn đả với quân đội của Đệ Tứ chiến khu tại vùng Đầm Hà, Tiên Yên, Mong Cáy, Việt Minh cũng không yên vị.
Đồng bào Công Giáo cũng chẳng chịu kém, mặc dầu cụ Hồ chí Minh, người hiểu rõ lực lượng Công Giáo Việt Nam hơn ai hết, đã đích thân tiếp đón Đức Cha Lê Hữu Từ, Hồ Ngọc Cẩn, đã khôn khéo tổ chức đoàn thể Công Giáo Cứu Quốc, người Công Giáo yêu nước cũng sớm nhận thấy hai chủ nghĩa vô thần và hữu thần không thể cùng nhau sống, nên đã tích cực thành lập một hệ thống phòng ngữ tự vệ khá mạnh với hàng ngàn thanh niên dũng cảm dưới quyền điều khiển của một số Cha, Cố, hăng hái, trẻ trung. Dân chúng được đọc những khẩu hiệu: Đả đảo cộng sản, Ủng hộ chính phủ liên hiệp, la liệt trên tường với vùng Bùi Chu, Phát Diệm…Hoạt động của những người theo chính nghĩa quốc gia khiến Việt Minh chùn bước:
– Dành 70 ghế nghị sĩ cho phe quốc gia.
– Cải tổ và thành lập chính phủ liên hiệp.
– Các lãnh tụ phe quốc gia kiểm soát Quân Sự Ủy Viên Hội (Vũ Hồng Khanh). Ngoại Giao (Nguyễn Tường Tam, Nghiêm Kế Tổ). Kinh Tế (Chu bá Phượng)…
– Báo chí tương đối được tự do công khai đã kích Việt Minh, tự do tuyên truyền chủ nghĩa, tự do tuyển mộ thanh niên…
– Giáo Đường được kính trọng, bất khả xâm phạm, giáo dân được nể vì…
Những người cộng sản cũng đã hiểu rõ lòng dân chúng. Dưới mắt chính phủ Hà Nội. Chiến khu Vĩnh Yên, căn cứ Tiên Yên và vùng Giáo Hội Bùi Chu, Phát Diệm là ba cái gai quá nhọn.
Trong Nam Việt, những phần tử chống cộng cũng không thưa phần anh dũng.
Ngay từ phút đầu, trước khi Việt Minh tiến bước các nhóm đảng chính trị như Cao Đài, Hòa Hảo, Việt Nam Độc Lập, Phục Quốc đã hợp nhất để tiếp nhận võ khi ở tay Nhật Bản. Sau khi chót bị Việt Minh thuyết phục để nắm giữ chính quyền, các đảng phái bí mật tập hợp các lực lượng thanh niên làm hậu thuẫn. Tình thế Nam Việt lúc đó kém yên ổn.
Ngày 2.9.45 Việt Minh bắt đầu giữ chính quyền địa phương, ngày 23.9.45 quân đội Pháp đã tấn công.
Thời gian quá ngắn khiến sự đấu tranh giữa phe quốc gia và quốc tế không thể phát triển gay go như ngoài Bắc. Công cuộc tranh đấu cho chính nghĩa quốc gia của các Chính Khách miền Nam kiểu cách khác hẳn ngoài Bắc Việt. Khi một số lãnh tụ như Hồ Văn Ngà, Huỳnh Phú Sổ…bị Việt Minh lần lượt thanh toán, các lực lượng còn lại tự phân tán chống lại bộ đội của Trần văn Giầu, riêng lãnh tụ Bình Xuyên đã treo giải thưởng cho ai lấy được đầu chủ tịch Nam Bộ. Một số các nhà trí thức quốc gia như Bác Sĩ Thinh, Đốc Phủ Tâm (nguyên Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm) Bác Sĩ Nguyễn Văn Tùng, tuy có bị cộng sản làm khó dễ nhưng may mắn đã thoát khỏi nanh vuốt sắc nhọn để có thể tiếp tục sự nghiệp chống cộng mà ngày nay quốc dân đã mục kích rõ ràng.
Các chính khách Nam Việt biết trước rằng mối giây liên lạc Việt-Pháp chưa thể nào có thể cắt đứt hẳn. Nhận định khác người được như vậy, các chính khách đã mạnh bạo quả quyết bắt tay người Pháp giữa phong trào chống Pháp đang lên trong dân chúng. Không e dè, sợ sệt một dư luân vô tình và đầy ác ý có thể tổn hại tới uy tín cá nhân, các chính khách miền Nam đã thành thật và đặc biệt sửa soạn con đường giao hảo Việt-Pháp khác hẳn với lối bắt tay của các lãnh tụ Đỏ tại Đà Lạt và Fontainebleau với Pháp, khác hẳn với lối ‘’thân Pháp’’ của Việt Minh cộng sản. Đường lối ấy vô tình chung đã phù hợp phần nào với chính sách của Cựu Hoàng, người chủ trương tranh đấu bằng ngoại giao và chính trị để xây dựng nền độc lập tự do.
Việt Nam Máu Lửa Việt Nam Máu Lửa - Nghiêm Kế Tổ Việt Nam Máu Lửa