Books are the quietest and most constant of friends; they are the most accessible and wisest of counselors, and the most patient of teachers.

Charles W. Eliot

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoàng Văn Chí
Thể loại: Lịch Sử
Nguyên tác: From Colonialism To Communism
Dịch giả: Mạc Định
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 22
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2690 / 204
Cập nhật: 2015-09-29 12:37:19 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Lời Giới Thiệu Của Giáo Sư P. J. Honey
rước Thế chiến thứ Hai, không mấy ai ở thế giới bên ngoại biết đến nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam và hoạ chăng chỉ nghe nói đến Đông Pháp, trong đó có xứ “An Nam”. Ngoại trừ người Pháp, không mấy người Tây phương biết đến Việt Nam là một quốc hiệu, và số du khách có dịp ghé qua Việt Nam lại càng hiếm hơn. Vì vậy, năm 1945, dư luận thế giới rất đỗi ngạc nhiên khi báo chí loan tin có một chính phủ mệnh danh là “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” tuyên bố độc lập đối với Pháp. Nhưng vì đồng thời, việc chấm dứt chiến tranh với Nhật Bản gây nên nhiều biến cố khác, nên dư luận thế giới lại lãng quên vấn đề Việt Nam, cho mãi đến cuối năm 1946, khi chiến tranh bùng nổ giữa Pháp và Việt Nam, báo chí thế giới một lần nữa lại nói đến Việt Nam. Nhưng dư luận hồi ấy cho rằng quân đội Việt Nam thiếu luyện tập và chỉ có những vũ khí thô sơ, nên không thể kháng cự nổi với đội quân viễn chinh hùng hậu của Pháp, và chẳng bao lâu sẽ bị dẹp tan.
Nhưng chiến cuộc mỗi ngày một lan rộng, vì Pháp tỏ ra bất lực không dẹp nổi phong trào kháng chiến Việt Nam, hồi đó thường gọi là Việt Minh. Nhiều người Tây phương, và đặc biệt những người Mỹ quan tâm đến thời cuộc Viễn Đông, cho rằng chiến tranh ở Việt Nam là do những phần tử quốc gia lãnh đạo, với mục đích giành lại độc lập cho quốc gia họ. Hoa Kỳ không trực tiếp can thiệp, nhưng một phần nào, có thiện cảm với Việt Minh. Vì chiến tranh “lạnh” mỗi ngày một bành trướng nên dần dần các quốc gia Tây phương mới thấy rõ âm mưu sâu rộng của cộng sản. Lúc bấy giờ Hoa Kỳ mới ngả theo quan điểm của Pháp, nhận định Việt Minh không phải là một phong trào thuần tuý quốc gia, mà thực sự là một phong trào cộng sản chiến đấu với mục đích thiết lập chế độ cộng sản trên một phần đất Á châu. Vì vậy nên Hoa Kỳ bắt đầu viện trợ mỗi ngày một nhiều cho quân đội Pháp và quân đội Quốc gia Việt Nam mới thành lập. Mặc dù vậy, Việt Minh vẫn thắng trận. Trận Điện Biên Phủ kết thúc chiến cuộc, và hội nghị quốc tế họp ở Genève, đầu năm 1954, mang lại hoà bình ở Việt Nam.
Chiếu theo hiệp định Genève thì Việt Nam bị chia đôi dọc theo vĩ tuyến 17, miền Bắc đặt dưới quyền kiểm soát của cộng sản, và miền Nam vẫn thuộc quyền phe quốc gia. Đây là lần đầu tiên một quốc gia cộng sản xuất hiện ở Đông Nam Á,và sự kiện này vô cùng quan trọng. Từ ngàn xưa con đường từ Đông Á xuống Đông Nam Á vẫn xuyên qua Việt Nam, và trong lịch sử hiện đại, chính vì Nhật Bản chiếm cứ được miền này năm 1941, nên trong chớp nhoáng Nhật Bản đã thôn tính được toàn thể Đông Nam Á. Không ai không nhìn thấy âm mưu của khối Cộng sản là sử dụng Bắc Việt như một bàn đạp để tràn xuống phía Nam. Hoa Kỳ đã phải rút khỏi nước Lào, và chiến tranh hiện nay đương tiếp diễn tại Nam Việt. Chiến cuộc ở Việt Nam có thể mở đầu cho một cuộc xâm lăng rộng lớn của cộng sản.
Muốn ngăn cản cuộc xâm lăng kể trên một cách hữu hiệu, công việc đầu tiên là phải tìm hiểu chiến lược và chiến thuật của cộng sản thì mới có thể dự đoán được kế hoạch của họ và dự trù biện pháp đối phó. Nhưng vì cộng sản Việt Nam rất ít sáng kiến về quân sự và chính trị, nên thực sự việc ấy không khó khăn như thoạt đầu nhiều người tưởng tượng. Họ chỉ ưa bắt chước và áp dụng những chiến thuật đã được thử thách ở các nước đàn anh. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích, một nhà học giả Việt Nam rất uyên thâm, đã phê bình cộng sản Việt Nam như sau:!!!“Bất cứ sau một biến cố hay một hành động nào, Việt cộng cũng tổ chức kiểm thảo để tìm ưu khuyết điểm. Mục đích của kiểm thảo là để tránh những sai lầm cũ, không phải để hoạch định kế hoạch cho tương lai. Nhưng vì thiếu sáng kiến nên mỗi lần hoạch định kế hoạch cho tương lai, Việt cộng thường ưa áp dụng những biện pháp đã từng mang lại thắng lợi trong quá khứ. Họ không đủ sáng suốt để nhận định rằng mỗi tình hình mới đòi hỏi một kế hoạch thích ứng và hoàn toàn mới. Chính vì vậy mà Việt cộng thường bị phê bình, mặc dù có đôi khi quá đáng, là chỉ ưa bắt chước và áp dụng những chiến thuật cũ kỹ, không hề sáng tác được chiến thuật nào có thể gọi là mới”.
Chỉ có những lãnh tụ cộng sản mới biết rõ những giai đoạn họ đã vượt qua để lên nắm chính quyền ở Bắc Việt, và cũng chỉ có họ mới biết rõ họ đã trù tính và ấn định mỗi giai đoạn phải như thế nào. Tuy nhiên những người trong hàng ngũ kháng chiến họ có đủ kiến thức và óc quan sát để nhận định những sự việc xảy ra xung quanh họ, phân tích chính sách, đường lối từ trên ban xuống, rất có thể nghiên cứu và trình bày những sự việc đã qua với một độ chính xác rất cao.
Với hoài bão tranh đấu cho nền độc lập của xứ sở, ông Hoàng Văn Chí, tác giả cuốn sách này, đã tham gia kháng chiến ngay từ phút đầu. Mặc dù ông không phải là môn đồ của chủ nghĩa Mác-xít, và ông thừa biết phong trào kháng chiến đã bị Việt cộng lũng đoạn, ông vẫn tích cực tham gia, vì ông cho rằng, nếu những phần tử quốc gia không tham gia kháng chiến sẽ thất bại, và Pháp sẽ có cơ hội đặt lại nền đô hộ trên đất nước Việt Nam. Nhưng sau khi Pháp đã thất bại, ông Hoàng Văn Chí không do dự đứng về phe quốc gia để chống cộng sản.
Trong thời gian kháng chiến, ông Hoàng có điều kiện thuận tiện để nghiên cứu chiến thuật và lập luận của cộng sản. Ông đã chứng kiến việc cán bộ Trung Quốc bắt buộc Bắc Việt phải tuân theo đường lối của họ Mao, và ông đã dự nhiều cuộc đấu tố trong dịp “Cải cách ruộng đất” mà vô số nhân dân Bắc Việt đã bị giết chóc một cách tàn khốc.
Phần lớn những sự việc tường thuật trong cuốn sách này do chính ông Hoàng, nghe tận tai, thấy tận mắt. Phần còn lại là kết quả một công cuộc sưu tầm sâu rộng của ông. Trong suốt cuốn sách, tác giả tường thuật một cách cặn kẽ cộng sản đã lợi dụng và thao túng phong trào ái quốc giành độc lập như thế nào, và đã thành lập chế độ cộng sản ở Bắc Việt như thế nào. Chỉ riêng về phương diện này cuốn sách cũng đã là một công cuộc khảo cứu hết sức quan trọng về chiến thuật hiện đại của cộng sản. Nhưng, hơn nữa, là vì chính những chiến thuật ấy lại đương được áp dụng ở Nam Việt, và rất có thể trong tương lai, ở nhiều nước khác thuộc Đông Nam Á, nên chắc chắn tác phẩm của ông Hoàng sẽ trở thành một cuốn sách giáo khoa mà mọi người có ít nhiều trách nhiệm chống cộng ở Á châu đều cần phải nghiên cứu.
Bằng những tác phẩm Anh văn đã từng xuất bản, ông Hoàng Văn Chí đã cống hiến cho thế giới bên ngoài rất nhiều kiến thức về cộng sản Việt Nam, và gần đây, trong bài báo mới nhất của ông, nhan đề “Sản xuất lúa gạo dưới chế độ nông nghiệp tập thể”, đăng trong tạp chí China Quarterly, số 9, tháng 2 năm 1962, ông đã giải thích tại sao nông nghiệp không những thất bại ở Bắc Cao. Theo thiển ý của tôi thì tác phẩm này sẽ là một trong những tác phẩm tiêu chuẩn về cộng sản Á châu.
P. J. Honey
Giáo sư trường nghiên cứu Á Phi của Luân Đôn đại học đường
Từ Thực Dân Đến Cộng Sản Từ Thực Dân Đến Cộng Sản - Hoàng Văn Chí Từ Thực Dân Đến Cộng Sản