TV. If kids are entertained by two letters, imagine the fun they'll have with twenty-six. Open your child's imagination. Open a book.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Ngô Lăng Vân
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 72
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 491 / 27
Cập nhật: 2019-12-06 09:23:40 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
11 - Quỳnh Cho Thị Điểm Lấy Chồng Đi Cày Thật
ừ giã nhà quan Bảng đi ra, đến một gốc đa đầu làng nọ, Quỳnh thấy một anh thanh niên độ ngoài hai mươi tuổi, đang thả trâu và gác cày ngồi nghĩ. Quỳnh thấy anh ta thổi nùi rơm (con cúi) lấy lửa hút thuốc lào bằng điếu cày liền lết tới xin hút nhờ điếu rồi làm quen hỏi chuyện: « Anh đã có vợ con gì chưa? »
Anh nọ trả lời: « Chưa, còn nghèo lắm, tiền đâu mà cưới vợ ».
Quỳnh hỏi: « Anh muốn lấy cô Điểm, con gái quan Bảng không? »
Nghe nói, anh nọ vừa phì cười vừa thẹn đỏ mặt, cho là Quỳnh nói chế giễu mình nên đáp lại: « Trời đất thần thánh ơi, cậu nói gì lạ vậy, tôi là thứ dân ngu cu đen, chữ nhất không biết, đũa mốc đâu dám chòi lên mâm đồng để mà gắp, học giỏi, văn hay chữ tốt đến như cậu Quỳnh mà cô ta còn chê thì tôi nước non gì họa may được cắp thúng xách đẫy theo hầu là vạn phúc lắm rồi ».
Quỳnh đáp: « Nói thật đấy, anh đẹp trai đáo để mà cô Điểm lại thích những anh chàng đẹp trai, nếu anh muốn tôi hết lòng giúp cho, chỉ có điều cần thiết là anh phải nghe tôi, tôi bảo sao anh cứ làm y như thế vậy ».
Quỳnh nói xong, đem một loạt kế hoạch nói ra, anh nọ cả mừng như bố chết sống lại, rồi xưng con, đáp lại: « Dạ thưa cậu, nếu quả như vậy thì con xin cắn cỏ ngậm vành, sống tết chết giỗ, chẳng bao giờ dám quên ơn gầy dựng lớn lao ».
Đoạn, anh ta nghỉ cày, dắt trâu đem đồ nghề về nhà, rước theo cả Quỳnh về tôn lên làm thầy đề thiết đãi nuôi nấng.
Theo kế hoạch đã xếp đặt của Quỳnh, việc đầu tiên là anh chọn ngày tốt, đem xôi gà rượu chè và trầu cau làm lễ, đến nhà quan Bảng xin tập văn, mặc dù sức học chỉ mới vỡ lòng có quyển Tam tự kinh. Quan Bảng thu nhận làm học trò, ra đầu bài cho anh đem về nhà làm và hẹn ngày đến nộp.
Tới kỳ chấm, quan Bảng cầm quyển văn của anh ta xem đi xem lại mấy lần, thấy câu già dặn, nghĩa thâm thúy, lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu, chẳng kém gì của Quỳnh độ nọ, ngoài ta, quan lại thấy anh tướng mạo khôi ngô, vạm vỡ, tác phong nghiêm chỉnh, tư cách đàng hoàng, chớ không thuộc hạng bướng bỉnh và rắn mắt như Quỳnh. Quan đẹp lòng lắm, nên sau một vài tháng, quan ngỏ lời muốn đem Thị Điểm gả cho anh, quan hứa đài thọ mọi phí tổn và định ngày làm lễ cho hai trẻ thành hôn.
Anh ta đem việc về kể lại, Quỳnh dặn hễ gả thì cho cưới đem về, chớ nhất định không chịu ở rể. Quỳnh lại bảo: « Anh phải nghiêm nghị, và phải nhớ như chôn sâu vào bụng, hễ Thị-Điểm có giở trò chữ nghĩa, cứ gạt phắt ngay đi, bảo bổn phận đàn bà còn gái là tề gia nội trợ, kể cả những khi vợ chồng âu yếm, đầu gối tay ấp, bằng không thì mọi việc hỏng hết ».
Anh ta vâng vâng dạ dạ. Tới ngày gần cưới, Quỳnh lại bảo anh đem tất cả cày bừa cưa ra từng khúc nhỏ bỏ vào một cái tủ sơn son khóa chặt lại, và căn dặn chỉ khi nào Thị-Điểm có thai gần đẻ mới cho biết mà thôi.
Dặn xong mọi việc, Quỳnh từ giã nhà anh, hẹn ngày khác sẽ gặp nhau ở nhà quan Bảng nhỡn.
Đám cưới của anh và thị Điểm được cử hành rất long trọng, vợ chồng quan Bảng mừng thầm cho con gái được hạnh phúc, trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi, trai tài gái sắc, xuân đang vừa thì.
Vợ chồng thị Điểm ăn ở với nhau ba bốn tháng mà vẫn chưa hề cùng nhau đàm luận văn chương gì. Thị Điểm nhiều lần muốn nói, xong cứ bị đức ông chồng nghiêm nghị gạt đi. Thị Điểm lấy làm lạ ở chỗ sao chồng mình lúc nào cũng chỉ thấy xem có quyển Tam-tự-kinh, mà hỏi thì lại bị nghe câu đáp lại: « Mình đàn bà con gái biết gì mà hỏi, trong này còn nhiều nghĩa lý cao xa lắm, kẻ học tầm thường không thể hiểu được đâu! »
Thị Điểm tưởng chồng giỏi thật, nhưng vẫn băn khoăn và thắc mắc, nhân một bữa chồng đi vắng, mới đánh liều cậy khóa ra xem trong tủ có sách vở gì quý không mà thấy bên ngoài có thếp bốn chữ vàng « Thánh hiền chi bảo » tức là của báu của thánh hiền. Cánh tủ mở ra, thị Điểm đứng nhìn như chết đứng người lại, té ra « Thánh hiền chi bảo » ở đây không phải là kinh truyện của các cụ Khổng Tử, Mạnh Tử mà chính là bộ đồ nghề của các cụ Thần-Nông, Hiên-Viên…
Khi chồng về, Thị-Điểm hạch hỏi, đức lang quân lúc đó mới phải cắn răng cung khai hết sự thật, nhưng không biết cái ông bày mưu kế ấy có họ tên là gì.
Thị-Điểm biết lấy phải chồng dốt, nhưng cá đã cắn câu, đành phải giải quyết bằng cách đóng cửa để dạy chồng học.
Khi nhà quan Bảng có giỗ bố, vợ chồng Thị-Điểm lẽ tất nhiên phải đến. Quỳnh biết vậy cũng đem lễ vật sang. Anh thợ cầy thấy vậy, vội vàng dắt vợ lại lạy lấy lạy để. Thị-Điểm thấy chồng lạy cũng bất đắc dĩ phải lạy. Quỳnh vênh mặt cười nói: « Điểm biết tay Quỳnh chưa? Quỳnh đã bảo kia mà! »
Thị-Điểm lúc đó mới giựt mình hiểu ra chính Quỳnh là quân sư của đức lang quân mình, đầu dây mối nhợ của cuộc hôn nhân oái oăm này do Quỳnh mà ra. Điểm nghĩ oán Quỳnh đến tận xương tận tủy, nhưng ván đã đóng thuyền, còn biết làm sao mã gỡ ra cho được. Thôi thì một liều ba bảy cũng liều, đành như con trẻ chơi « diều đứt dây » cho yên hàn mọi sự.
Trạng Quỳnh Toàn Tập Trạng Quỳnh Toàn Tập - Ngô Lăng Vân Trạng Quỳnh Toàn Tập