Người mà cố gắng rồi thất bại vẫn tốt hơn nhiều so với người không cố gắng gì cả và thành công.

Lloyd James

 
 
 
 
 
Tác giả: Tony Blair
Thể loại: Tùy Bút
Nguyên tác: A Journey : My Political Life
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 24
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1655 / 31
Cập nhật: 2016-06-09 04:39:26 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 17: 2005: Tb/gb
uộc bầu cử năm 2005 thật tồi tệ, từ phần chuẩn bị đến quá trình tổ chức đều bị những mâu thuẫn nội bộ làm ảnh hưởng, sự luẩn quẩn trong bản chất của chiến dịch và cả sự bấp bênh của tình thế hậu bầu cử. Tôi không mong chờ điều này. Tôi chẳng hề thích thú khi thực hiện. Nhưng chúng tôi đã giành chiến thắng, nhìn lại số ghế nhiều hơn 60 ghế so với tổng số ghế các đảng khác cộng lại, thì nó dường như là một điều kỳ diệu nho nhỏ.
Nói theo cách khác, tôi đã đưa đất nước vào một cuộc chiến không được ủng hộ cùng với vị Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Cộng Hòa cũng không nhận được sự ưu ái của người dân. Cuộc chiến cuối cùng đã đưa hai phe tả và hữu quy tụ về một điểm. Vị trí chính trị của riêng tôi đã cho đảng lý do tin rằng nếu thất bại, chúng tôi sẽ đổi mới với sự lãnh đạo của Gordon.
Tất cả những điều đó che giấu một sự thật quan trọng: vị thế cơ bản của Công Đảng mới vẫn chiếm ưu thế và quyết định trọng tâm của nền chính trị nước Anh. Chúng tôi đã chiến thắng bất chấp những bất lợi, bất chấp chiến tranh, bất chấp thời gian tôi tại vị, vấn đề học phí (khiến chúng tôi phải đau đầu) và những tranh cãi nội bộ thầm lặng với Gordon cộng với những lời chỉ trích tiêu cực từ cả hai phía tả và hữu. Đó là một cuộc bầu cử mà chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng mình có thể chiến thắng nhưng tôi đã cố gắng giải nghĩa trong những cuộc phân tích và tranh luận sau bầu cử: điều cốt lõi đó là chúng tôi sẽ không bao giờ thất bại.
Bài Diễn văn của Nữ hoàng vào tháng 11 năm 2004 đã trôi qua một cách đáng ngạc nhiên. Chương trình lập pháp, luôn luôn là một công cụ khó khăn để miêu tả những điều Chính phủ muốn làm, đã có sức mạnh rõ rệt. Chúng tôi có một bản đề cương thuyết phục trong cuộc bầu cử. Nền tảng cốt lõi vẫn là Công Đảng mới và những kế hoạch cụ thể trong mọi mảng chính sách chính: về trường học, đặc biệt là các học viện, giai đoạn tiếp theo của cải cách NHS, về phúc lợi xã hội và tội phạm, thẻ căn cước, nhà ở và hoạch định, chính quyền địa phương và kể cả một chiến lược công nghiệp mới. Nói thẳng ra, với không khí mà giới truyền thông tạo ra, sau đó đài BBC ít nhiều tập trung vào chủ điểm về Iraq, thì họ sẽ quan tâm ít hơn tới chính sách, đặc biệt là chính sách đối nội một cách dày đặc như vậy trên mặt báo. Nhưng công chúng thật lạ lùng. Kể cả khi không hiểu biết về chính sách cụ thể, họ vẫn cảm nhận rẳng chúng tôi là một Chính phủ có tiềm năng, một đảng vẫn giữ được nhiệm vụ cùng với một người lãnh đạo vẫn có thể đảm đương được mọi việc. Các bộ trưởng và đảng luôn đồng hành cùng họ, giữ họ luôn tập trung kể cả khi họ phải vật lộn với những tranh cãi xung quanh vấn đề chiến tranh Iraq, những câu như “Blair, kẻ nói dối”, “đến lúc phải thay đổi” và những sự ì ạch chung của một chiến dịch thiếu chuẩn bị chu đáo. Mặc dù Đảng Bảo thủ có một hệ thống chính sách, nhưng dường như họ đang đưa ra những điểm khơi dậy sự giận dữ và bất bình hơn là phản ánh hoặc vận động cho một kế hoạch cho tương lai đất nước.
George Bush tái đắc cử chức Tổng thống Hoa Kỳ. Tôi, tất nhiên là một người thân Đảng Dân Chủ ưa John Kerry và cho rằng ông ta sẽ trở thành một tổng thống tốt. Nhưng dù quan điểm chính trị của tôi có thể nào hiển nhiên tôi vẫn nhận thức được rằng: một thất bại cho Bush thì cũng là một thất bại cho Blair.
Như đã nói, tôi dần dần yêu quý và ngưỡng mộ George. Gần đây, khi được hỏi nhà lãnh đạo chính trị nào tôi từng gặp liêm chính nhất, tôi đã xếp George gần ở tốp đầu. Một số thính giả tự do ngày nay, chắc chắn sẽ rất kinh ngạc khi nghe điều này. Một số thậm chí sẽ cười, nghĩ rằng tôi đùa. Nhưng đúng là như vậy. Ông ấy thực sự là một nhà lãnh đạo liêm chính và can trường nhất mà tôi từng gặp. Tôi nói với những thính giả rằng: Anh có thể không tán thành những chính sách của ông ấy với Iraq (không giống như tôi) hay các vấn đề khác (giống như tôi), nhưng anh vẫn phải thừa nhận tư tưởng chân thành truyền bá tự do và dân chủ của ông ấy.
Theo một lối suy nghĩ tương đối kỳ dị (kì dị bởi vì nó có vẻ đi ngược lại trực giác), thì ông ấy là một người thực sự duy tâm. Tôi còn nhớ vào thời điểm diễn ra các cuộc bầu cử của Palestine tháng 1 năm 2005, trong khi nhiều người đã nghĩ rằng nên hoãn lại các cuộc bầu cử này thì George lại hậu thuẫn việc tiến hành chúng. Ông ấy không phớt lờ hay không hiểu những lời khuyên rằng bầu cử có thể đem lại chiến thắng cho Hamas mà chỉ nói một cách đơn giản rằng: “Nếu đó là điều mọi người muốn thì hãy cứ làm như vậy đi”. Đó là một trong những điều kỳ lạ nhất về chính trị hiện đại. Người ta đã đặt ra các khuôn mẫu, thường thì theo quan điểm nào đó của giới truyền thông, hoàn toàn làm lạc hướng những phân tích thích đáng. Tôi thường cười vào cách mà người ta đóng khung cho cuộc tranh cử Obama/McCain năm 2008: Barack là người có tầm nhìn, còn John là một chính trị gia thủ cựu vị kỷ. Một người dường như hướng nước Mỹ tới một tương lai mới, còn người kia có vẻ như muốn hồi tưởng lại một quá khứ nhàm chán. Đó là một khuôn mẫu chi phối cảm quan của mọi người và định hình cuộc bầu cử.
Thực ra, chính John là người tuyên bố rõ ràng về một chính sách đối ngoại duy tâm, một cái cớ cho chủ nghĩa tự do. Barack là bậc thầy trong diễn thuyết, ông rất giỏi trong việc vẽ ra một tầm nhìn rạng rỡ cho nước Mỹ, nhưng ông ấy là người thực thi chủ nghĩa hiện thực, ủng hộ những phương pháp thận trọng, dựa trên việc thương lượng, tiến tới nhượng bộ và đạt những thỏa thuận làm dịu căng thẳng. Về những phương diện này, không cần bận tâm ai đúng ai sai. Đó chỉ đơn giản là một đặc điểm thực sự thú vị về chính trị hiện đại. Và nó cho thấy cảm quan luôn chiến thắng các chính sách vào mọi thời điểm.
Điều đó cũng xảy ra với George. Về cơ bản, ông ấy được xem là một thành viên Đảng Cộng Hòa cánh hữu đáng khinh, trong khi chính ông đã vứt bỏ những chính sách độc tài tàn bạo mang tính thù địch và khăng khăng đòi thay thế chúng, không chỉ bằng sự độc tài tàn bạo thân thiện hơn, mà bằng nỗ lực hướng tới nền dân chủ tự do. Dĩ nhiên, sở dĩ người ta có cảm giác ghét bỏ George một phần là vì họ ghét bỏ chiến tranh, theo lẽ tự nhiên. Phần khác là do lỗi của Đảng Cộng Hòa đã cho phép ý niệm “tân bảo thủ” được duy trì. Tôi đã thường xuyên cảnh báo George về điều đó. Như thế có nghĩa là cuộc chiến tranh đã được hiểu theo ý thức hệ cánh tả/cánh hữu, thay vì được hiểu theo cách là có thể thống nhất, điều có thể được thực hiện dễ dàng và đúng đắn. Ngay cả Guantánamo, một chính sách mà cả hai bên đều tường tận nhưng lại được thực hiện theo một cách khác hẳn và trở thành một cái gai trong mắt những người tin tưởng vào sự cai trị của luật pháp.
Sự thực là những tù nhân bị bắt giữ từ vùng chiến Afghanistan, được hiểu là tù nhân chiến tranh. Trong những hoàn cảnh thông thường, khi chiến tranh kết thúc, họ sẽ được trả về nước và chúng ta đều được sống trong một nền hòa bình mãi mãi.
Không có cách nào chứng tỏ, trong một tòa án luật pháp đúng đắn, rằng họ phạm tội. Mặt khác, nhiều người trong số họ, không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ trở thành một mối đe doạ, nếu được phóng thích. Nhưng gần như toàn bộ cách xử lý việc này đã được thực hiện theo một cách khiêu khích nhất, cứ như là chúng ta muốn gạt đi những quan điểm tự do, thay vì cố gắng nêu bật các vấn đề an ninh có liên quan.
Nhưng dù điều gì xảy ra, việc George được tái bầu đã tước đi cơ hội công kích của cả những người bên trong và ngoài đảng đối với tôi và hoàn toàn có thể thấy rõ sự thất vọng sâu sắc của họ.
Các sự kiện khác đến và đi: Nữ hoàng cắt băng khánh thành tòa nhà Quốc hội Scotland mới và gây nhiều tranh cãi (vì đắt đỏ) ở Edinburgh, tháng 10 năm 2004; Yasser Arafat qua đời vào tháng 11, tháng 12 tôi mất David Blunkett với cương vị Bộ trưởng Nội vụ. Ông này bị cáo buộc rằng đã tác động để đẩy nhanh quá trình cấp visa cho vú em của người tình cũ.
Tôi rất tiếc cho ông ấy. Ông ấy đã phải lòng một người hoàn toàn không phù hợp với mình. Cô này đã kết hôn và hiện đang mang thai đứa con chung của họ. David đã kể cho tôi về việc này trước đó vài tháng, một cách rất chân thành và hối hận sâu sắc. Bản thân ông ấy cũng đã ly dị, các con trai đã lớn và sống độc thân, đơn giản là như vậy. Tuy nhiên, mối quan hệ đó chẳng bao giờ đi đến đâu – ông ấy rất tận tụy với đứa trẻ, nhưng mẹ của nó không muốn rời bỏ chồng mình. Đó là một tình huống đầy bất trắc đối với ông ấy và cả hai không thể duy trì hay giữ bí mật mối quan hệ đó. Khi vụ việc bị vỡ lở, tôi bị ông ấy làm cho lúng túng, nhưng giới truyền thông thì cố gắng đặt điều để hạ bệ ông. Đó là sự xung đột về lợi ích. Lỗi đó thực sự chẳng đáng gì, nhưng vào thời điểm đó thì nó thực sự là vấn đề. Bị tổn thương và quá căng thẳng, ông ấy khó có thể tiếp tục đảm đương công việc của mình. Vì thế, ông ấy đã ra đi.
Chúng tôi đã có một cuộc chia tay ngậm ngùi. Tôi đã kiên quyết đưa ông ấy trở lại sau kỳ bầu cử. Tôi yêu quý và khâm phục David và cũng nhận thấy cách cư xử của ông ấy với đứa con của mình là đúng đắn. Ông ấy không từ bỏ việc thăm nom đứa trẻ, bất chấp những nguy cơ có thể xảy ra từ việc công khai mối quan hệ đó. David thực sự là một người tốt, một nhà chính trị tài năng. Ông ấy chỉ đơn giản là chọn nhầm người phụ nữ của mình. Điều đó rất dễ xảy ra. Và nó đã hủy hoại sự nghiệp chính trị của ông ấy.
Tôi dự định đi nghỉ ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập vào năm mới. Khi chuẩn bị rời Chequers, tôi nhận được một cuộc điện thoại báo tin sóng thần ở châu Á vào Ngày lễ tặng quà (26/12). Tôi đã rất băn khoăn về việc có nên đi nghỉ nữa hay không. Đã có hàng nghìn người bị thiệt mạng do sóng thần và trong số thương vong có cả công dân Anh.
Cuối cùng tôi vẫn quyết định đi. Tôi đã làm việc vất vả. Leo hầu như không nhìn thấy tôi những ngày gần đây. Tôi vừa trở về sau một phiên họp Hội đồng Châu Âu căng thẳng. Tôi còn có một kỳ bầu cử sắp tới. Và khó có thể xử lý được hậu quả của sóng thần qua điện thoại. Sharm cũng nằm gần nơi có múi giờ phù hợp. Mặc dù vậy, tôi biết là mình sẽ bị chỉ trích về việc này. Và đúng là thế.
Những ngày ở Sharm bị chia làm hai phần: liên tục nhận các cuộc điện thoại từ sáng sớm đến tận trưa muộn và sau đó mới là giờ nghỉ ngơi. Chúng tôi đã cố gắng thu xếp để giúp đỡ hết mức có thể. Chúng tôi có các hoạt động đối ngoại, lãnh sự, pháp lý và cảnh sát để trợ giúp các cơ quan có thẩm quyền ở Indonesia và Thái Lan; đồng thời lo liệu các vướng mắc về mặt hành chính, giúp những gia đình nạn nhân hoặc những gia đình vẫn đang đơn độc tìm kiếm người thân. Hóa ra, một số gia đình nạn nhân có quen biết với tôi, trong đó có cả Dickie và Sheila Attenborough. Họ mất con gái, cháu gái và bà thông gia.
Chưa bao giờ tôi cảm thấy đau buồn trước sự mất mát của các tang quyến đến như vậy. Khi nói chuyện với Dickie – một người kiệt xuất – ông ấy đã khóc. Tôi đã cảm nhận được sự mất mát Euan, Nicky hay Kathryn – cháu gái mới 14 tuổi của ông ấy – đó gần như là một sự hủy diệt. Trái tim tôi đau đớn, cảm thương cho cảnh ngộ của ông ấy.
Khi trở về nhà, rất nhiều việc cuốn tôi đi. Một tin tuyệt vời là sự ly khai của Robert Jackson, nghị sỹ Đảng Bảo thủ của Wantage. Robert từng là hiệu trưởng trường All Souls, Oxford và là Bộ trưởng Giáo dục dưới thời chính quyền Bảo Thủ tiền nhiệm và hoàn toàn ủng hộ việc thu học phí mới. Ông coi đây là một bước cần thiết để thúc đẩy giáo dục bậc cao.
Robert có một vẻ ngoài đạo mạo, giấu trong mình một tính cách nồng nhiệt và thú vị. Tôi đưa Alastair (người mà đến nay tôi vẫn giữ quan hệ mật thiết) lên thay Robert và mọi việc diễn ra khá suôn sẻ.
Có một điều lý thú là, tôi đã tổ chức một hội nghị ở London để hỗ trợ việc xây dựng năng lực cho chính quyền Palestine và nhà lãnh đạo mới của họ, Tổng thống Mahmoud Abbas, người nổi tiếng với cái tên Abu Mazen.
Thực tế, tôi vẫn đi theo cả hai chiến lược: cứng và mềm. Cứng: thể hiện trong lập trường đối với Iraq và Afghanistan. Mềm: thể hiện trong lập trường về Palestine (công nhận nước Palestine).
Cho dù cộng đồng quốc tế, theo những cách mù quáng thường lệ, coi sự rút khỏi dải Gaza là một hành động đơn phương của Israel và do đó là một hành động sai, thì tôi phải nhấn mạnh rằng, điều đó đồng nghĩa với việc chấm dứt sự chiếm đóng và dỡ bỏ các khu định cư. Vì tất cả lý do đó, chúng tôi không có lựa chọn nào ngoài việc đồng ý với quyết định đó.
Ariel Sharon là một người kỳ lạ. Ông ấy có thể khiến bạn tức sôi lên trong các cuộc họp, ông ấy chỉ ngồi đó và nói về chủ nghĩa khủng bố, cứ như người Anh chúng tôi chưa bao giờ nghe về nó, rao giảng, dọa nạt và hơn hết thảy, ngay cả khi bạn đồng tình, ông ấy vẫn cứ nói chuyện như thể bạn vừa phản đối. Tôi thường bỏ cuộc họp ra ngoài và nói với các quan chức của mình rằng: ”Ông ta nghĩ tôi là người Pháp chắc?”
Nhưng trong khi tỏ ra vô cùng điên rồ, ông ấy lại là một nhà lãnh đạo thực sự. Một người vĩ đại, theo tất cả các nghĩa. Rất cứng rắn, không chịu thỏa hiệp và nếu ông ấy không muốn thay đổi, bạn đừng mong có thể thay đổi ông ấy. Một người chẳng quan tâm đến bất kỳ lời nói vô vị nào của người khác, kể cả những người ủng hộ mình. Ông ấy khiến người ta khó có thể ủng hộ mình trong chính sách rút khỏi Gaza.
Ông ấy thực hiện điều đó theo một cách trái ngược với những điều mà cộng đồng quốc tế có thể tưởng tượng được. Nhưng như tôi đã nói trong các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo khác, thế thì sao? Tôi từng nói, ông ấy cần phải lo lắng, bận tâm tới ý kiến của người Israel và họ đã trải qua 4 năm thao túng của chủ nghĩa khủng bố. Họ sẽ không làm theo cách mà trông như là sẽ giúp đỡ Palestine hay làm phật lòng người phương Tây. Thực tế, Israel đã rời khỏi Gaza, vậy hãy tận dụng việc đó.
Hội nghị ở London đã thành công, nhưng tôi không chắc rằng George giành toàn bộ tâm trí cho nó và Condoleezza Rice, Ngoại trưởng mới được bổ nhiệm của Mỹ, cảm nhận theo cách của riêng mình. Với cuộc bầu cử trước mắt và nhiều vấn đề khác, tôi không có thời gian quan tâm thường xuyên tới vấn đề Palestine.
Trong những tháng đầu năm 2005, tôi ngập trong những công việc nội bộ, lập những kế hoạch bầu cử, chuẩn bị đến từng chi tiết cho những bài phát biểu sắp tới, phát sốt lên với những thông báo từ các bộ vào những thời điểm bất tiện nhất. Các công chức Nhà nước đã thực sự phải sống một cách “minh bạch” khi Đạo luật Tự do Thông tin sau 7 năm xây dựng, có hiệu lực vào 1 tháng 1 năm 2005.
Tự do Thông tin. Những từ ngữ vô hại. Tôi nhìn vào những từ ngữ mình viết ra mà cảm thấy như đầu mình rung lên tới mức tuột khỏi vai. Thật ngu ngốc, ngây thơ, ngờ nghệch. Không có gì thực sự miêu tả đầy đủ được sự ngu ngốc đó, cho dù sinh động như thế nào. Tôi phát run lên vì sự ngu ngốc của nó.
Một khi tôi đã đánh giá được tầm cỡ của sự ngớ ngẩn đó, tôi thường nói với bất kỳ công chức nào lắng nghe mình rằng: Ngài Humphrey ở đâu khi tôi cần ông ta. Chúng tôi đã xây dựng nó trong giai đoạn đầu vật lộn với quyền lực. Từ những gì bạn biết, làm thế nào bạn có thể cho phép chúng tôi làm một việc hủy hoại ghê gớm một Chính phủ hiểu biết như vậy?
Một số người có thể thấy việc này đúng là gây sốc. Ồ, hóa ra ông ta muốn có một Chính phủ bí mật, muốn che giấu những hành động xấu, những lỗi lầm của các chính trị gia và không cho “người dân” quyền được biết điều gì họ đã làm.
Sự thực là “người dân” không sử dụng phần lớn Luật tự do thông tin. Đối với các nhà chính trị gia, nó giống như việc ai đó đánh vào đầu bạn bằng một cái gậy và bạn nói ‘Này, thay vì dùng cái đó, hãy thử cái này xem sao’ và đưa cho họ một cái búa. Thông tin ấy đã không được tìm kiếm bởi vì các nhà báo tò mò, cũng không phải được cung cấp để đáp ứng nhu cầu được biết của “người dân”. Nó được sử dụng như một vũ khí.
Vào thời điểm đó, hậu quả vẫn chưa thể hiện rõ và không tác động lớn như trong năm 2005. Phải tới sau đó, khi đã quá muộn, khi mà toàn bộ sự điên rồ của đạo luật này trở nên rõ ràng, tôi mới nhận ra rằng chúng tôi đã bỏ qua một loạt các vấn đề quan trọng và đi quá xa ranh giới những vấn đề quá nhạy cảm không nên tiết lộ.
Trong khi đó, chúng tôi đã bận rộn tìm kiếm những ngôn từ đúng đắn cho cuộc bầu cử. Cuối cùng, tôi đã quyết định sử dụng khẩu hiệu: “Hướng tới tương lai”. Bất chấp mọi thứ, tôi biết sức mạnh của mình nằm ở chương trình nghị sự cho tương lai. Tôi biết điểm yếu của Đảng Bảo thủ – đó là dưới sự lãnh đạo của Michael Howard, họ chẳng có sự thay đổi thực sự nào. “Hướng tới tương lai” có vẻ hơi buồn tẻ một chút, nhưng là một khẩu hiệu rõ ràng và chất lượng. Theo khẩu hiệu này, chúng tôi có thể tập hợp một loạt các chính sách rất rộng. Ở khẩu hiệu nhỏ, chúng tôi tập trung vào một dòng kép: “Iraq và chương trình nghị sự trong nước”. Các đảng đối lập sẽ cố gắng tập trung toàn bộ vào Iraq. Chúng tôi phải mở rộng nó. Tôi biết, vấn đề Iraq sẽ khiến công chúng bực bội và phẫn nộ, nhưng tôi cũng biết họ sẽ không thoải mái nếu người ta khai thác vấn đề Iraq để làm lý do thay đổi Chính phủ. Họ biết các thành viên Đảng Bảo thủ ủng hộ chiến tranh và vì lý do giống như tôi. Ý định sử dụng vấn đề Iraq của Michael đã cho thấy, nhìn sâu nhìn xa, ông ta thiếu bản năng chính trị thực sự.
Chúng tôi đã gặp phải “vấn đề Gordon” trong cuộc bầu cử. Tôi đề nghị Alan Miburn trở về giúp điều phối cuộc bầu cử. Điều này làm nảy sinh một loạt các cuộc họp chống lại ông ấy và các ý đồ làm suy yếu Ian McCartney, người đang làm một việc quả cảm là chủ tịch Đảng. Ian là một nhân vật tuyệt vời, một nhà tổ chức giỏi và trung thành, nhưng không phải là một chiến lược gia. Tôi đã cố gắng xây dựng một cơ cấu tạo điều kiện cho Alan kết hợp tổ chức một chiến dịch tranh cử đúng đắn, mà không huỷ hoại vai trò của Ian. Alastair trở lại để giúp. Về bản chất, Philip Gould có vai trò trung tâm. Tuy nhiên điều này không giải quyết được vấn đề Gordon Brown. Thông qua Alastair và Philip, chúng tôi gần như đã kết hợp được chương trình lại với nhau, nhưng tôi nhấn mạnh hai chữ “gần như”.
Có một vấn đề khác tương đối khó khăn và có hậu quả nghiêm trọng. Alastair và Philip đều nghĩ cần tiến hành một chiến dịch kép Tony Blair/Gordon Brown. Tôi không được công chúng ưu ái trong nhiều quý; Gordon là một Bộ trưởng Tài chính thành công, điều này hoàn toàn có lý. Nhưng Peter Mandelson và Alan phản đối kịch liệt, trong đó Peter nhắc lại với tôi rằng tôi mạnh hơn tôi nghĩ và không cần việc này. Sự bất đồng giữa một bên là Peter và một bên là Alastair và Philip rất gay gắt.
Có lúc, tôi hoàn toàn không chắc tôi đã nghĩ gì. Một phần, tôi biết chương trình nghị sự là của tôi và cảm thấy thực sự tin tưởng vào chính sách đó. Nhưng một phần, tôi cảm thấy bị áp lực, tôi phải nói rằng mình hơi nản lòng trước sức mạnh của phe đối lập và điều đó hoàn toàn mang tính cá nhân. Như tôi đã nói, cái tên “B-liar” (Blair dối trá) đã được sử dụng lần đầu tiên trong cuộc bầu cử năm 2001, nhưng câu chuyện nhiều tập về WMD (Vũ khí hủy diệt hàng loạt) gần như đã tạo bệ phóng chẳng khác gì tên lửa cho cái tên đó. Bất chấp kết luận của bản cáo trạng Hutton, bất chấp thực tế là bất kỳ ai muốn cũng có thể đọc thông tin trên website Chính phủ và tự đánh giá, đó vẫn là một cơ hội tốt cho những người “căm thù” tôi lúc đó tận dụng và tôi nghĩ đối với một số người, “căm thù” không phải là một từ cường điệu.
Một phần là vì, họ cảm thấy giận dữ với chính sự bất lực của bản thân. Cụ thể là những người thuộc Đảng Bảo thủ có thể phải chứng kiến sự thất bại lần thứ ba – và họ chưa từng thua ba lần liên tiếp trước đó. Dĩ nhiên, cũng như với Đảng Lao động trong những năm 1980, họ thua vì một lý do và lý do đó không phải lỗi của họ, nhưng một lần nữa, cũng như với đảng đối lập của Đảng Lao động và Thatcher, sự thất vọng đã lên tới mức tàn bạo. (“Bà ta là một tên độc tài”, tôi nhớ mọi người đã hét lên như thế với tôi một lần. “Không, bà ấy không phải như vậy”, Tôi trả lời hơi thiếu khôn ngoan “Bà ấy đã thắng cử mà”). Trong khi Thatcher luôn được một số tờ báo lớn hậu thuẫn và tích cực ủng hộ, thì tôi bị một số tờ báo chủ chốt cấp phép cho chiến dịch cá nhân chống lại tôi. Tờ Daily Mail chẳng hạn, đã rất ác ý. Như tôi nói, Gordon chơi thân với Paul Dacre, Tổng biên tập của Mail Group. Sự kết hợp giữa hay yếu tố này khiến tình huống trở nên vô cùng khó khăn.
Tôi đã không thể chịu đựng nổi Dacre sau vụ việc lố bịch có tên “Cheriegate” năm 2002, khi bạn trai của Carole Caplin, Peter Foster quan tâm tới việc Cherie mua hai căn hộ ở Bristol. Thường thì tôi để cho giới truyền thông thích nói gì về tôi thì nói, mà chẳng bận tâm đó là gì. Thỉnh thoảng nếu có gặp những nhà báo viết điều gì đó sai lệch về tôi hay thậm chí là cả Cherie tôi chỉ nói “Xin chào” một cách vui vẻ, mà không quá bận tâm. Với lại, thật ngạc nhiên khi mọi người thường nhanh chóng quên đi những lời đàm tiếu, cho dù tốt hay xấu, được hình thành xung quanh một nhân vật của công chúng – trừ phi nó được duy trì và thúc đẩy bởi một mưu đồ hay một chương trình vận động nào đó. Trong trường hợp đó, nó có thể khiến hình ảnh người đó bị xói mòn và đôi khi có thể gây ra những thiệt hại dài lâu. Nhưng thường thì khi tôi gặp một người nào đó và nói “anh thế nào?”, họ sẽ nhìn tôi như thể muốn nói “Anh không thấy sao”. Thông thường khi gặp một chuyện tồi tệ khiến mình phải lo lắng, người ta thường đau khổ một thời gian dài. Nhưng tôi, một người luôn xem xét điều đó một cách bàng quan, tự cho phép mình “tặc lưỡi” hay mỉm cười. Tôi sẽ nhanh chóng vượt qua. Tôi biết mọi việc cũng như vậy khi tôi bị công kích, do đó tôi không phát điên lên với giới truyền thông và không bị ám ảnh bởi họ. Những câu chuyện của họ có thể làm tôi bị tổn thương nhưng vết thương của tôi luôn lành rất nhanh.
Về chuyện của Cherie, Carole đã sai lầm khi để Peter Foster bước vào đời mình. Cô ấy đã thành thật thừa nhận và xin lỗi về điều đó. Cherie đáng ra không bao giờ nên cố mua các căn hộ ở Bristol, nhưng Euan đang học đại học ở đó và cô ấy nghĩ chúng sẽ hữu dụng. Vấn đề là bạn không thể làm điều đó nếu bạn là phu nhân của Thủ tướng, vì bất kỳ lý do gì đi nữa, đơn giản là bạn không thể. Bản thân việc mua bán đó chẳng có gì sai trái cả, cả cách mua cũng vậy. Vai trò của Peter Foster rất nhỏ. Cherie chỉ gặp anh ta có 5 phút; Tôi thì chưa bao giờ gặp hoặc nói chuyện với anh ta. Và nhân đây, bạn không thể đổ lỗi cho tờ Mail kể câu chuyện đó, vì nó quá hấp dẫn đối với họ.
Tuy nhiên, trong một buổi trưa thứ Bảy bận rộn với hàng loạt các cuộc điện thoại, tờ Sunday đã gọi điện đến vào phút chót để hỏi xem tôi phản ứng thế nào với câu chuyện của Cherie và để đỡ mất thời gian cho chủ đề này, tôi, qua điện thoại, do không hiểu tình hình của Cherie, tôi đã nói rằng Foster chẳng liên quan gì đến vụ mua bán này cả, sau đó chuyển điện thoại sang cho Alastair. Thế là vài ngày sau chúng tôi phải đón nhận một cơn bão công kích từ giới truyền thông. Sau đó, khi càng ngày càng tiểu sử về Foster được tiết lộ, nó trở thành một điều gì đó thực sự xấu xa. Tờ Mail đi đầu trong việc công kích. Đó là cách làm việc của tờ báo này, do đó chẳng có gì phải buồn vì điều đó.
Để đối phó với chiến dịch chống lại mình, tôi đã quyết định đối mặt một cách thận trọng với những lời chỉ trích trong cuộc bầu cử. Đó không phải là việc dễ dàng và cần có những tính toán kỹ lưỡng. Có một ranh giới rất mỏng manh giữa việc “đủ dũng cảm để chấp nhận sự chỉ trích” và “mọi người ghét ông ta”. Nhưng sau khi cân nhắc tất cả mọi thứ, thì đây đúng là một chiến lược hiệu quả, cho dù nó chẳng dễ chịu gì.
Trong suốt thời gian trước thềm cuộc bầu cử, chúng tôi gần như phải đối mặt với một thời kỳ hoảng loạn với “nạn dịch cúm”. Có lẽ người ta có thể viết cả một luận văn tiến sỹ về “các nạn dịch” chưa bao giờ xảy ra. Trong trường hợp này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một báo cáo cho rằng sẽ có từ 500 đến 700 nghìn người chết trên khắp thế giới. Những thống kê về bệnh cúm tương tự nạn dịch diễn ra trong chiến tranh thế giới I được công bố và tất cả mọi người rơi vào trạng thái hoảng loạn. Bất kỳ ca bệnh cụ thể nào cũng thu hút được sự chú ý của công chúng và trở thành những tin nóng của báo chí trong thời kỳ ảm đạm đó. Bất kỳ ai bị cảm lạnh cũng nghĩ rằng ôi thôi, mình đã là nạn nhân của thảm họa toàn cầu rồi.
Tôi e rằng mình đã chẳng làm gì mấy. Tôi hiểu nguy cơ của nạn dịch, nhưng đơn giản là tôi không nghĩ việc người dân “quá hoảng loạn” là điều đúng đắn. Và trong những tình huống đó, tất cả mọi người đều không muốn có rủi ro, nếu bạn không cẩn thận, bạn sẽ tốn nhiều tiền của để xử lý một khủng hoảng chưa bao giờ thực sự xảy ra.
Mặc dù vậy, phản ứng của hệ thống là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Lần đầu tiên bạn không phải bận tâm là lúc chó sói đã thực sự ở trong làng, khi đó bạn phải đề ra phương án, tiến hành những biện pháp phòng ngừa và sẵn sàng tấn công nếu tình hình thực sự xảy ra. Nhưng không, chỉ là những cuộc họp không dứt và sự cường điệu hóa.
Nhưng rồi chúng tôi cũng vượt qua sự việc đó. Lúc chúng tôi sắp bắt đầu chiến dịch tranh cử thì Giáo hoàng John Paul II từ trần vào đầu tháng 4. Ông ấy là một nhà lãnh đạo kiệt xuất và vô cùng đáng kính của Nhà thờ Thiên Chúa giáo. Chúng tôi đã tham dự lễ Ban thánh thể với đức Giáo hoàng hai năm trước, trong nhà nguyện riêng của ông. Ông ấy rất ân cần và quan tâm đến mọi người. Ông không đồng tình với vấn đề Iraq, nhưng tỏ ra thấu hiểu hoàn cảnh nguy hiểm và áp lực của những nhà lãnh đạo như chúng tôi. Và khi nói với tôi về vấn đề đó, ông ấy không đưa ra ý kiến của mình mà chỉ cố vấn về mặt tinh thần. Dĩ nhiên là về tư tưởng, ông ấy thấm nhuần học thuyết bảo thủ nhưng về tình cảm, ông ấy có thể đồng cảm với chúng tôi.
Khi ông qua đời, hàng triệu người đã đổ ra đường. Các nhà lãnh đạo thế giới đã đến nhà thờ St Peter’s, Rome để dự đám tang. Vatican là một nơi kỳ diệu. Ngay khi vừa đến đó, bạn đột nhiên ở trong một thế giới khác. Tòa thánh vĩ đại hơn bất kỳ thứ gì. Vua của Ả rập Xê út từng nói với tôi rằng đó là một trong những tòa nhà nguy nga nhất ông từng đến (và dĩ nhiên ông ấy đã đến rất nhiều nơi). Nếu đến thăm Giáo hoàng, để đến được khán phòng bạn sẽ phải đi qua một loạt các phòng chờ, phòng sau lại lớn hơn phòng trước, cho tới khi bạn được chào đón bởi đức Giáo hoàng. Nếu người ta thiết kế Tòa thánh với mục đích gây ấn tượng cho khách tới thăm, thì họ đã thành công. Từ Giáo hoàng Gregory thế kỷ thứ V trở đi, luôn có sự pha trộn kỳ lạ giữa chính trị và tôn giáo ở Vatican và ý nghĩa đó vẫn còn được lưu giữ cho tới ngày này – đó là trụ sở chính của một tổ chức tôn giáo, nhưng cũng là một tổ chức quyền lực. Vatican luôn muốn thể hiện điều này và tất nhiên, đó không phải là chuyện đùa.
Lễ tang được tổ chức trên các bậc thềm của nhà thờ. Ở vị trí cao nhất là các nhà lãnh đạo. Và ở dưới quảng trường, người dân tề tựu đông đủ. Tất cả đều tới dự. Có một khoảnh khắc khôi hài diễn ra ở hàng ghế của các vị chức sắc. Vatican đã quyết định xếp chỗ cho chúng tôi theo thứ tự Alphabet. Không may là tôi phải ngồi kế bên Robert Mugabe, bởi Vương quốc Anh được xếp cạnh Zimbabwe. Trong một vài giây ngắn ngủi lúc sắp sửa ngồi xuống, tôi đã nhìn sang bên cạnh xem đó là ai, thì may sao vào thời điểm đó Mugabe đang mải nói chuyện với người ngồi cạnh ở phía bên kia. Ông ta không nhìn thấy tôi. Tôi đang ở trong tình thế sắp bắt đầu chiến dịch tranh cử và việc tôi ngồi cạnh Mugabe sẽ không phải là một cảnh tượng lý tưởng đối với công chúng mà quá khủng khiếp.
Tôi lùi xuống bậc phía sau, nơi các đại sứ, nhân viên an ninh và những người khác an tọa. Điều này khiến các tu sĩ phụ trách việc bố trí chỗ ngồi thất kinh, họ cố gắng kéo tôi lên hàng ghế trước. Khi lễ tang sắp diễn ra, tôi kinh hoàng nhìn thấy Hoàng tử Charles tiến đến và sắp sửa ngồi vào ghế dành cho vương quốc Anh. Tôi vội vàng tiến lên nhưng đã quá muộn, ông ấy ngồi ngay xuống ghế cạnh Mugabe. Nhưng ít nhất thì người của hoàng gia cũng không cần phải bầu bán gì cả.
Vài ngày sau đó, tôi triển khai chiến dịch tranh cử cho nhiệm kỳ thứ ba lịch sử của mình. Chúng tôi bắt đầu khá suôn sẻ, cuộc bầu cử cho thấy chúng tôi dẫn trước đối thủ 5 điểm, cho dù có một số tháng khó khăn. Đã từng có sự bất bình và phản đối không dứt đối với quyết định tranh cử của tôi. Robert Peston – một nhà báo thân cận với Gordon – đã xuất bản cuốn tiểu sử của ông ấy, cơ bản là để tuyên truyền chủ đề “nạn nhân/sự phản bội” và điều này đã phát huy ảnh hưởng trong nhiều tuần. Công bằng mà nói, cuốn sách đó được xem là trùng hợp với những giả định của ông ấy về việc lãnh đạo và sau đó được xem xét trong một bối cảnh khác, nhưng điều đó có nghĩa là sự chia rẽ giữa Tony Blair và Gordon Brown giờ đây đã trở nên quen thuộc.
Mặc dù vậy, tôi cảm thấy rất tin tưởng vào tuyên ngôn, thành tích của chúng tôi và khả năng phơi bày những nhược điểm và sự nghèo nàn trong chiến dịch của Đảng Bảo thủ. Chuyến thăm đầu tiên của tôi là đến Weymouth, ngay ở trung tâm quê hương cũ của Đảng Bảo thủ, nơi chúng tôi đã thắng ở Dorset South lần đầu tiên năm 2001.
Kết quả cuối cùng thực ra không ấn tượng về số phiếu cũng như về quy mô đa số, do sự thiếu đồng nhất ở những người chuyển từ ủng hộ đảng này sang đảng kia. Trong hai ghế sát nút nhất mà chúng tôi giành được, thì có một ghế ở Dorset South, quy mô đa số đã tăng lên, một kết quả kỳ lạ. Ở một số nơi, những người chuyển sang ủng hộ chúng tôi tăng. Ở những nơi khác, chúng tôi mất những ghế cũ của Đảng Lao động vào tay Đảng Dân chủ Tự do, đảng vận động chống chiến tranh và phản đối thu phí giảng dạy.
Ở khu vực nòng cốt, số phiếu bầu cho Đảng Lao động mới vẫn được giữ vững, nó không bị suy chuyển gì cả. Nhưng khi việc chúng tôi sẽ được tái bầu trở nên rõ ràng, số phiếu bầu cho chúng tôi bị giảm, do một số người nhận thấy họ có thể bỏ phiếu một cách an toàn cho Đảng Dân chủ Tự do, vì biết chắc họ sẽ không có một Chính phủ Bảo thủ.
Tuy nhiên, trong một tình huống hiểu sai nghiêm trọng kết quả bầu cử, đảng tôi tin rằng, với một nhà lãnh đạo khác, tức là Gordon, chúng tôi sẽ làm tốt hơn. Sự thực là với một nhà lãnh đạo Lao động mới khác, chúng tôi có thể làm được điều đó, tất nhiên với một người có thể xem Iraq là quyết định của người khác. Nhưng sự khác biệt thực sự giữa năm 2001 và 2005 là 4% số phiếu bầu bị mất cho Đảng Dân chủ Tự do, chứ không phải có một số đáng kể cử tri chuyển sang ủng hộ Đảng Bảo thủ. Nói theo cách khác, đây là số phiếu chống thường gặp và chúng tôi có thể dễ dàng lấy lại những gì đã mất trong nhiệm kỳ ba và kịp cho nhiệm kỳ bốn, bởi chúng tôi không mất sự ủng hộ nòng cốt đối với Đảng Lao động mới, những người đã trung thành với chúng tôi. Do đó sự thiếu đồng nhất trong tỷ lệ người chuyển từ ủng hộ đảng này sang đảng khác không phải là sự tình cờ. Vì thế, đây là một bài học chính trị quan trọng và sâu sắc.
Như vậy là chiến dịch tranh cử đang diễn ra. Tâm trạng của chúng tôi TẠM ỔN, nhưng bị ảnh hưởng bởi quyết định của một số người muốn biến Iraq thành vấn đề duy nhất – bao gồm cả một bộ phận lớn không đồng đều của giới truyền thông – trong khi đối với hầu hết cử tri, Iraq đóng vai trò hoàn toàn khác.
Điều này không phải là vì mọi người không quan tâm đến chiến tranh hay hậu quả của nó – họ hiển nhiên là có và lúc đó, thật đau lòng khi chúng tôi đang mất đi những người lính của mình thường xuyên hơn, trong những chiến dịch tấn công khủng bố ở Basra. Nói theo cách khác, đánh giá của người dân về khó khăn trong việc ra quyết định ở vấn đề Iraq sắc sảo hơn giới truyền thông, những người vốn chỉ ưa chuộng những nhận định đen-trắng thẳng thừng.
Các vấn đề khác cũng tồn tại như nhà máy Longbridge ở Midlands, ngay trung tâm vùng ảnh hưởng của Đảng Bảo thủ, nơi chủ sở hữu của các nhà máy ô tô lớn và lâu đời đang trên bờ vực phá sản. Tất cả đều được nêu ra ngay khi chiến dịch tranh cử được xúc tiến. Ở đây, Gordon và tôi đã làm việc rất tốt, tạo ra những tác động mắt thấy tai nghe. Chúng tôi đã đến đó ngay, nói chuyện với mọi người, cố gắng giải quyết vấn đề, phụ trách và làm tốt, có thể nói là như vậy.
Chương trình của tôi bao gồm từ việc đến thăm các trường học và bệnh viện, trung tâm nuôi dưỡng trẻ em đến toàn bộ cơ sở hạ tầng dịch vụ công, những công trình mà chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền của và đạt kết quả. Bạn có thể thấy những tác động hiển hiện trước mắt của tiền bạc. Những số liệu thống kê về kết quả ở trường học, bệnh viện cần có thời gian, còn những số liệu về tội phạm đã cho thấy rõ lợi ích của cải cách.
Học sinh ở độ tuổi lên 10 ở Anh được xếp thứ ba thế giới về khả năng biết đọc, biết viết. Đã có sự cải thiện nhanh nhất về số lượng, với ¾ trẻ em ở độ tuổi 11 đạt tiêu chuẩn cao trong đọc, viết và làm toán. 97% bệnh nhân phải đợi dưới bốn giờ sau tai nạn và các tình huống cấp cứu và gần như không ai phải đợi nhiều hơn 9 tháng cho một cuộc phẫu thuật. Về tổng thể, theo Cơ quan Thống kê Tội phạm Anh, số tội phạm đã giảm 30% – giảm gần 5 triệu người một năm. Số cảnh sát lên tới mức kỷ lục – nhiều hơn gần 13.000 người so với năm 1997, với sự cộng tác của 4.600 nhân viên hỗ trợ cộng đồng mới.
Chương trình mới trong chiến dịch tranh cử không còn giống một “danh sách điều ước của một chính trị gia”, mà chính là giai đoạn kế tiếp của một kế hoạch chặt chẽ, mạch lạc, đã đơm hoa kết trái. Những người làm việc trong khu vực công cảm thấy chúng tôi luôn sát cánh bên họ và cảm thấy, một cách bản năng, rằng Đảng Bảo thủ thì không. Do đó, về chương trình đối nội, chúng tôi rất mạnh.
Đảng Bảo thủ có công cụ tốt để đánh bại chúng tôi là vấn đề nhập cư. Trong những năm đầu lãnh đạo đất nước, chúng tôi đã thực sự có vấn đề với những đơn xin tị nạn của những người thực sự nhập cư vì mục đích kinh tế. Như tôi đề cập từ trước, hệ thống xử lý những đơn từ đó đã quá lạc hậu. Cuối cùng và sau nhiều quyết định đau thương về hành chính, chúng tôi đã định hình được hệ thống đó, nhưng vấn đề nhập cư trái phép vẫn còn tồn tại. Dĩ nhiên, Anh không phải là nước duy nhất đối mặt với vấn đề này, nhưng tôi cảm thấy nản, khi các đảng tiên tiến trên khắp châu Âu, đảng nọ nối tiếp đảng kia, xử lý sai vấn đề nhập cư và sau đó thất bại.
Những người ở cánh tả, về tổng thể, là những người có bản năng rất tốt về di cư. Họ ghét chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và biết rằng nhập cư thường mang theo virus phân biệt chủng tộc. Khi những người ở Anh nói họ phản đối nhập cư, thì có một phần khá lớn phản đối những dạng người nhập cư nhất định, nghĩa là da đen hoặc da nâu. Điều này không được nói ra, nhưng tất cả mọi người đều biết thực tế là vậy.
Do đó, khuynh hướng của phe cánh tả là đánh đồng những lo ngại về nhập cư với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trá hình. Đó là một sai lầm. Thực tế, vấn đề nhập cư, nếu không được kiểm soát tốt, có thể tạo ra những căng thẳng thực sự, gây sức ép lên một nguồn tài nguyên có hạn và tạo ra ở một số khu vực xu hướng thu hút người nhập cư đến với số lượng lớn và kết quả là, cộng đồng đó không kiểm soát được chính văn hóa của mình.
Trong trường hợp của chúng tôi, lo ngại là điều hoàn toàn tự nhiên, căn cứ vào những số liệu về nhập cư và đó không phải là vì phân biệt chủng tộc. Và nó lan rộng. Ngoài ra, có những dòng nhập cư nhất định, từ những khu vực thường gặp những vấn đề nghiêm trọng của thế giới. Những người nhập cư này đem những vấn đề nội bộ của họ vào các thị trấn hay làng mạc của nước Anh. Và chẳng có gì là đáng ngạc nhiên khi nó khiến cộng đồng lo lắng.
Mỗi khi chúng tôi điều tiết và thắt chặt những đạo luật về tị nạn, tôi sẽ phải nghe những lời kêu ca của những cá nhân cấp tiến, có chủ ý rõ ràng, cho rằng tôi dung túng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Tôi thường giải thích rằng, những điều mà chúng tôi làm chính xác là để tránh chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Những đạo luật đó thật lộn xộn. Khó khăn chính trị lúc đó là ngăn chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chủ quan hình thành trong liên minh đang giữ vai trò chủ đạo. Nhưng vào thời điểm đó, trên khắp châu Âu, các đảng cánh hữu có ý định đề xuất các đạo luật kiểm soát nghiêm ngặt hơn tình trạng nhập cư. Và các đảng cánh tả sẽ gào lên rằng: Phân biệt chủng tộc. Người dân sẽ nói: Anh chẳng kiểm soát được nó.
Đảng Bảo thủ dốc hết sức để đưa chúng tôi vào tình thế tương tự như vậy, do đó họ bắt đầu tiến hành một cuộc tấn công quy mô vào vấn đề nhập cư bất hợp pháp, lập luận rằng đó không phải là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, không cần phải lo lắng về nó và hy vọng rằng chúng tôi sẽ tuyên bố đó là phân biệt chủng tộc. Dĩ nhiên, tôi kiên quyết không làm như thế.
Thay vào đó vào một dịp trong chiến dịch tranh cử, tôi đã tới thăm Dover, nơi những người xin tị nạn vô căn cứ thường ở trọ và có một bài phát biểu đề cập trực tiếp đến vấn đề này. Gwyn Prosser, nghị sỹ đại diện cho Dover, bản thân cũng là một người thuộc phe cánh tả và đủ khôn ngoan để hiểu nếu ông ta không trang bị lập luận thừa nhận phân biệt chủng tộc là một vấn đề, ông ta sẽ không được tái bầu. Tôi đã ca ngợi những đóng góp của người nhập cư với nước Anh, nhưng cũng thừa nhận những vấn đề nảy sinh từ việc nhập cư bất hợp pháp. Tôi đã miêu tả cách chúng tôi sẽ xử lý vấn đề này. Tôi công kích Đảng Bảo thủ về việc nêu lên vấn đề mà không có đối sách cho nó, tức là đã lợi dụng vấn đề này mà không giải quyết nó. Và ngoài sức tưởng tượng của họ, tôi đưa vấn đề thẻ căn cước vào trung tâm của lập luận, cho rằng, một số hệ thống kiểm tra nhân dạng nhất định là cách đúng đắn duy nhất để đối phó với thách thức kể trên. Về cơ bản, sau bài phát biểu đó, chúng tôi đã chấm dứt được sự công kích của phe Bảo thủ và có một lần, giới truyền thông còn cho phép phát sóng vấn đề đó và kêu gọi thảo luận. Do lập trường của chúng tôi đủ tinh vi – một chiến lược “vừa đấm vừa xoa”, như các luật sư nói – chúng tôi đã giành chiến thắng.
Chiến dịch tranh cử được quản lý rất chặt chẽ. Nhưng trong trường hợp này, chúng tôi phải cẩn trọng hơn nữa. Cho dù chúng tôi đã tiến đến đâu trong chiến dịch năm 2005, thì bất kỳ ai la hét hay làm ầm lên cũng thu hút được sự chú ý của báo chí. Dĩ nhiên, sau đó chiến dịch phản ứng bằng cách cố gắng đảm bảo rằng nó không bị gián đoạn. Kết quả là giới truyền thông và chính trị bị đẩy xa nhau. Chúng tôi cảm thấy bị phân biệt đối xử; họ cảm thấy bị đẩy ra ngoài lề hay bị lôi kéo một cách không công bằng.
Đó là ác mộng đối với những nhà tổ chức của đảng, nhưng họ là những người xuất sắc và vô cùng trung thành. Họ sẵn sàng nhảy ra trước đoàn tàu sắp lao tới trong gang tấc, nếu hành động đó có thể giúp gì cho đảng. Tôi đã quan tâm đến việc xây dựng một bộ máy đảng vững mạnh. Tuy việc gây quỹ cho chiến dịch tranh cử năm nay khó khăn hơn năm 2001, nhưng cũng không phải là quá khó và Michael Levy, trưởng nhóm gây quỹ của đảng, đã làm việc này xuất sắc chưa từng thấy. Liên minh cơ bản, trung dung, hợp lý của chúng tôi vẫn rất vững chắc và cộng đồng doanh nghiệp thì không tin vào Đảng Bảo thủ và không thích những khía cạnh “không rõ ràng” trong chính sách của họ với châu Âu và vấn đề nhập cư, hay sự công kích cá nhân đối với tôi. Đảng Bảo thủ thu hút được những khoản tài trợ từ các thế lực “hoài nghi châu Âu”, nhưng những khoản tài trợ của những người hiểu biết, hiện đại thì đến với chúng tôi.
Kate Garvey và các nhà quản lý chiến dịch tranh cử cũng đã làm được một việc tuyệt vời để bảo tồn năng lượng cho chúng tôi, đảm bảo một cách cẩn trọng rằng chúng tôi không bị kiệt sức. Những cuộc điều tra trên truyền hình luôn đầy thách thức và luôn nhằm vào tôi – thành tích, đời tư, các quyết định. Tôi đang là mục tiêu. Tôi là người để họ đốn ngã. Tất cả rất rõ ràng và tự nhiên, nhưng nó có nghĩa là chúng tôi phải rất cẩn trọng. Và chúng tôi đã làm như vậy.
Sức khỏe của tôi không được tốt. Sau này tôi mới phát hiện ra mình đã vật lộn với toàn bộ chiến dịch tranh cử bằng một bên đĩa đệm bị lệch. Tôi vừa phải cố gắng xuất hiện với một diện mạo trẻ trung, năng động, nhanh nhẹn trên bục diễn giả, đi lại thoăn thoắt, sải bước có mục đích – tất cả những thứ rác rưởi thường thấy – vừa phải thường xuyên chịu đựng những cơn đau khổ sở. Nếu cơn đau bùng phát đúng vào lúc tôi xuất hiện trước công chúng, tôi cũng không thể để vẻ mặt của mình thay đổi. Tôi quan tâm tới hình ảnh của mình trước ống kính với một đội ngũ nhiếp ảnh hùng hậu, những người đón lõng từng cử động của tôi và ít nhất 4 trong 5 người chỉ muốn ở đó để chộp được những bức ảnh xấu và, như công nương Diana thường nói, những bức ảnh luôn rất có giá. Nếu bạn từng bị đau lưng, bạn sẽ hiểu những gì tôi nói. Chẳng có gì tệ hơn thế nữa. Việc đau lưng thật kinh khủng với bản thân nhưng lại vô hình trong mắt người ngoài. Bằng bất cứ giá nào cũng phải tránh những căn bệnh dễ thấy trong mắt công chúng, đặc biệt là giới truyền thông của chúng ta, nó sẽ làm xấu xí hình ảnh của bạn và gần như ngay lập tức bạn sẽ trở thành anh gù Quasimodo của nhà thờ Đức Bà tranh cử trước mắt mọi người.
Vì thế mỗi cuộc họp đối với tôi giống như một cuộc phiêu lưu đầy rủi ro, mỗi cuộc chạm trán đều có nguy cơ bùng nổ, mỗi một lời bình luận đều có khả năng bị soi xét, mỗi một biểu hiện của gương mặt có thể bị xem là biểu hiện của sự thanh thản hay lo lắng, mỗi một nụ cười bị xem là nhăn nhó nếu quá hẹp, giả dối nếu quá lớn. Và người ta nói rằng, các chiến dịch tranh cử đều bị dàn xếp quá mức.
Quan hệ của tôi với Gordon, dù bạn có tin hay không, có vẻ tốt hơn trong suốt đợt tranh cử. Một phần là vì chúng tôi thường xuyên phải làm việc cùng nhau và tôi nghĩ điều này đã làm ông ấy trấn tĩnh lại. Chúng tôi đã có một cuộc tranh luận thú vị, không quá gay gắt về thuế và các khoản chi tiêu của Chính phủ. Tôi thì cho rằng chúng tôi đã chạm hạn mức chi tiêu. Chúng tôi đã tăng mức phí Bảo hiểm Quốc gia để trả cho NHS và cho dù nền kinh tế vẫn tăng trưởng đều, tôi phải nói rằng thế là quá đủ. Chúng tôi vẫn cố gắng chi tiêu phù hợp trong nguồn quỹ của Đảng, nhưng ở một số lĩnh vực có vẻ “hơi quá tay”; do đó tôi nghĩ trong nhiệm kỳ ba, chúng tôi phải sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách đó. Cuối cùng, chúng tôi đã tăng mạnh việc đầu tư vào y tế, giáo dục và dịch vụ công trong những thời điểm không có chiến tranh. Vì vậy, những lời chỉ trích rằng chúng tôi không phải là một Chính phủ tiên tiến thật lố bịch. Thực tế, chúng tôi đã tăng mạnh chi tiêu công để khắc phục những khoản đầu tư ít ỏi trong thời Thatcher; nhưng vấn đề cũng không dừng lại ở đó.
Ed Balls là một trong những người cho rằng công chúng thậm chí còn muốn Chính phủ chi nhiều hơn và sẵn sàng đóng thêm thuế, bằng cách tham khảo những bản trưng cầu dân ý của Bộ Tài chính – điều mà tôi cho rằng chẳng có ý nghĩa gì. Về vấn đề này, công chúng đã không thành thật. Họ nói muốn tăng cường chi tiêu, về lý thuyết đúng là như vậy – nhưng trong thực tế – họ nghĩ người khác sẽ trả các khoản chi đó. Mặc dù vậy, bên ngoài thì họ không thể hiện như thế. Như tôi từng nói, công chúng luôn không logic nhưng đó là đặc quyền của họ. Dù sao, họ cũng thực sự kỳ vọng Chính phủ của họ sẽ làm như thế.
Trong suốt kỳ tranh cử, tôi bắt đầu thể hiện lập trường rằng, sẽ không triển khai bất kỳ chính sách tăng thuế mạnh tay nào để trang trải cho việc chi tiêu nhiều hơn trong thời gian tới. Vào năm 2001, chúng tôi đã đấu tranh để duy trì mức thuế thu nhập. Chúng tôi đã giữ lời hứa, tuy có tăng mức Bảo hiểm Quốc gia để trả cho NHS. Điều này khá chính đáng.
Gordon thiên về hướng để ngỏ tất cả các lựa chọn, nhưng khi chiến dịch tranh cử tiếp diễn, ông ấy nhận ra rằng nếu làm vậy, mọi người sẽ hiểu lầm rằng ông ấy định nâng thêm mức Bảo hiểm Quốc gia. Vì thế, dần dần ông ấy cũng ít nhiều có cách nhìn nhận vấn đề giống như tôi.
Nhìn chung, mọi chuyện đều ổn và đến cuối tuần lễ thứ hai, chúng tôi đã bỏ xa đối thủ trong cuộc bầu cử. Sức mạnh của chương trình nghị sự “Hướng tới tương lai” của chúng tôi, bản chất của Đảng Lao động mới, thực tế luôn đứng đầu trong các cuộc tranh luận về chính sách – tất cả những điều đó đã thôi thúc mọi người ủng hộ chúng tôi. Trái lại, chiến dịch của Đảng Bảo thủ có vẻ hơi tầm thường và không mạnh mẽ. Đảng Dân chủ Tự do thì tránh thực hiện một chiến dịch cá nhân ở cấp độ lãnh đạo – bởi Charles Kennedy là một người khá tử tế – cho dù ở địa phương họ cơ bản đã dán khắp mọi nơi những tờ rơi về tôi và George Bush với những lời lẽ mà những người lao động xã hội chủ nghĩa hẳn phải tự hào.
Hơn nửa chặng đường tranh cử đã trôi qua và rõ ràng là chúng tôi sẽ chiến thắng một cách thảnh thơi. Vào những ngày cuối cùng của chiến dịch, giới truyền thông, bất lực trong một cuộc chiến đã an bài, đã quyết định tiếp tục công kích. Những người ở BBC thực sự phẫn nộ bởi vấn đề Iraq. Khi cuộc bầu cử còn đang diễn ra, họ “cáu tiết” vì điều đó không nhấn chìm chúng tôi như cách họ muốn. Họ nghĩ rằng đó là bởi vì chúng tôi quá khôn ngoan. Thực tế, đó là bởi vì tuy mọi người hiểu nó quan trọng như thế nào, nhưng họ cũng hiểu sự phức tạp của nó. Họ không tảng lờ nó, nhưng họ sợ rằng nó sẽ hủy hoại kết quả của cuộc bầu cử.
Tờ Mail đã nhận được một bản sao bí mật về lời khuyên của Ngoại trưởng. Như tất cả những lời cố vấn của các luật sư khác – đặc biệt luôn lập luận về hai mặt của vấn đề – nó trung tính và giải thích cả những lý lẽ tán thành, phản đối, rồi đi đến kết luận. Chúng tôi đã công bố kết luận đó, rằng khi cân nhắc kỹ thì chiến tranh là hợp pháp xét về lý nhưng không hợp tình – trong trường hợp này, vì một lý do rất nhạy cảm, lời khuyên này vẫn được giữ bí mật với tất cả mọi người, trừ các thành viên cấp cao của Chính phủ và ban thẩm tra Butler, theo các quy định của Hội đồng Cơ mật hoàng gia.
Tờ Mail đã cho đăng một đoạn trích hàm ý rằng Ngoại trưởng đã cho rằng chiến tranh là bất hợp pháp. BBC chộp ngay lấy tin đó. Mặc dù chúng tôi đã công bố toàn bộ tài liệu dài 13 trang về việc này ngay ngày hôm sau, ngày 28 tháng 4, họ vẫn nắm được cơ hội đã mong muốn từ lâu. Bi kịch thay, chúng tôi mất thêm một người lính nữa ngay trước ngày bầu cử. Kết quả là, 10 ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử đã bị nhấn chìm bởi vấn đề về Iraq. Trong sự tuyệt vọng về khả năng thua cuộc, Đảng Dân chủ Tự do và Đảng Bảo thủ trở lại với những lời công kích “kẻ nói dối”. Chúng tôi mất 3-4% số phiếu trong giai đoạn cuối cùng đó do chúng được chuyển sang cho Đảng Dân chủ Tự do. Tờ Mail không nói: Đừng bỏ phiếu cho họ. Thay vào đó, cũng như BBC, tờ báo này khôn khéo tập trung vào một khẩu hiệu rất hiệu quả: Chặn đảng đa số phiếu.
Tuy nhiên, vì thế mà đêm bầu cử giống như một bước lùi của chúng tôi hơn là một đêm chiến thắng. Tôi ngồi ở Myrobella đợi kết quả cuối cùng. Gordon gọi điện để nói với tôi, Andy Marr, biên tập viên chính trị của BBC đã bảo ông ấy rằng, họ nghĩ sẽ có một quốc hội đa đảng. Tôi thực sự nghi ngờ về điều này. Ngay cả khi mọi người vô cùng chú trọng tới vấn đề Iraq, tôi vẫn chắc rằng người Anh muốn Chính phủ tồn tại nguyên vẹn với một tỷ lệ ủng hộ đa số hiệu quả. Ngoài ra, tôi cũng tin rằng cho dù ở bắc London và ở một số nơi, một nhóm cử tri nhất định của Đảng Lao động sẽ bị tác động, thì những cử tri thuộc tầng lớp trung lưu bậc thấp nhiều nhiệt huyết, nòng cốt của Đảng Lao động mới – sẽ trung thành với chúng tôi.
Philip Gould gọi để nói rằng ông ấy nghĩ chúng tôi sẽ có đa số ghế là 80. Nếu điều đó xảy ra thì mọi việc sẽ ổn. Thật nực cười. Sự khác biệt giữa 66 – số ghế chúng tôi có được – và 80 – chỉ là 14 ghế. Thực tế, nếu 7 ghế thay đổi, đó sẽ là sự khác biệt; và chúng tôi đã mất ít nhất 7 ghế do sinh viên bỏ phiếu về vấn đề học phí. Nhưng số phiếu thuận chỉ ở mức dưới 36% là rất thấp cho một đảng thắng cử và nó làm tinh thần tôi sa sút.
Ngoài ra, trong khu vực bầu cử của tôi, một trong các ứng cử viên là Reg Keys, cha của Chuẩn Hạ sĩ Tom Keys, một trong 6 lính Mũ đỏ bị sát hại bởi một băng đảng ở Iraq vào tháng 6 năm 2003. Tôi muốn gửi tới ông Keys lòng tiếc thương sâu sắc, tôi cũng cảm thấy tiếc vì ông ấy cho rằng con trai mình đã hy sinh một cách vô ích, chẳng vì điều gì cả. Tôi muốn đến thăm và trò chuyện với ông ấy về việc này, nhưng tôi biết máy quay ở khắp nơi đang theo sát tôi, với hy vọng ghi được những cảnh có thể định nghĩa cuộc bầu cử theo cách họ muốn.
Chúng tôi đã đi đến trụ sở chính của đảng để “ăn mừng” chiến thắng. Những thành viên của đảng đã có một suy nghĩ, kể ra thì cũng đúng, rằng: chúng ta đã có một nhiệm kỳ ba mang tính lịch sử, có đa số ghế hơn 60, vậy có gì mà phải bàn nữa? Vì thế đã bắt đầu có sự tách rời khá kỳ lạ giữa tâm trạng (chán nản) của tôi và tâm trạng (hưng phấn) của họ.
Mặc dù vậy, tôi còn có một lý do khác để chán nản. Sau buổi tối hôm đó, khi kết quả bầu cử trở nên rõ ràng, thì quan hệ giữa tôi và Gordon xấu đi nhanh chóng. Tôi không thể hiểu vì sao. Có vẻ là bởi vì ông ấy nghĩ tôi đã từ chối hỏi ý kiến ông ấy về Nội các mới, nhưng thực tế là tôi có hỏi – tôi chỉ từ chối một số đề cử nhân sự của Gordon vào những vị trí ông ấy muốn. Ông ấy đánh giá quá cao Geoff Hoon và muốn Geoff trở thành Trưởng ban tổ chức của đảng, một vị trí mà tôi nghĩ Geoff hoàn toàn không phù hợp; ông ấy cũng muốn Ed Balls, vừa mới được bầu vào thẳng Chính phủ, điều tôi nghĩ là không thích đáng; và chúng tôi cũng có những tranh luận dông dài như thường lệ về Michael Wills, Dawn Primarolo và những người khác mà tôi nghĩ không phù hợp cho Chính phủ vì nhiều nguyên nhân, nhưng đó là những người tôi đã cố gắng dàn xếp vì họ là lực lượng ủng hộ ông ấy nhiệt tình.
Hệ quả của tất cả những điều này là khi tôi cải tổ nhân sự trong những ngày sau đó – nhìn chung mọi chuyện cũng ổn sau đó – tôi nhận thấy PLP dần có tư tưởng hạn hẹp. Một mặt, tôi vẫn nhận được những cuộc gọi chúc mừng từ mọi người ngoài đảng, những người một cách tự nhiên, cho rằng, thắng cử nhiệm kỳ ba là một điều đáng vui mừng; thì mặt khác đã có những phản ứng ngày càng ngang ngạnh từ PLP, những người rốt cuộc đã tự thuyết phục bản thân rằng tình hình khá khó khăn.
Người của Gordon – và vào thời điểm đó bao gồm cả những nhân vật như Clare Short – đã ít nhiều xuất hiện trước giới truyền thông, liên tục đả kích tôi và nói rằng chúng tôi đáng ra đã có thể làm tốt hơn với một vị lãnh đạo khác, trong khi người của tôi thì ở thế phòng thủ. Nhìn lại những điều này dĩ nhiên là thật lố bịch, nhưng như Peter luôn cảnh báo, một phần là kết quả của việc tiến hành một chiến dịch tranh cử kép Tony Blair/Gordon Brown. Nó cho phép những người thân cận của ông ấy diễn giải kết quả của cuộc bầu cử theo hướng: chúng tôi chiến thắng là nhờ anh chàng của chúng tôi, nhưng anh chàng đó lại có một gánh nặng của một người khác phải giải quyết. Thực tế là tuy tôi có mất một số cử tri, nhưng tôi cũng thu phục được những người khác. Nó không có nghĩa là theo cách đó, một ai khác có thể thực hiện được việc thu phục này, cho dù đúng là họ không làm mất cử tri. Và mặc dù giới truyền thông đối xử với tôi như thể tôi đã thua, thì sự thực không phải vậy. Tuy nhiên, tôi tự cho phép mình không bị mắc kẹt trong bầu không khí hơi điên rồ này.
Sau đó Michael Howard khiến sự việc diễn biến tốt hơn với tôi, khi thông báo sẽ từ bỏ vị trí lãnh đạo Đảng Bảo thủ. Việc này đã làm thay đổi bầu không khí; không phải là toàn bộ, nhưng vừa đủ. Đột nhiên, mọi người nhớ rằng Đảng Bảo thủ đã thua còn chúng tôi thắng. Sự điên rồ giảm dần và vào thời điểm tôi có bài diễn văn trước PLP vào thứ Tư, mọi chuyện dần lắng xuống, cho dù nhiều vấn đề còn tồn tại và một lần nữa người của Gordon vẫn mượn nó để gây khó dễ. Tôi nhận ra rằng, từ thời điểm đó trở đi, mỗi ngày còn lại của tôi sẽ là một cuộc chiến.
Mặc dù chiến dịch tranh cử thật kinh khủng, nhưng tôi trở nên cứng rắn hơn nhờ được tôi luyện trong chiến dịch này, trưởng thành hơn và trở thành một nhà lãnh đạo thực sự. Tất cả sự yếu đuối, sợ hãi, mong muốn bỏ chạy vẫn còn đó, nhưng quan trọng là tôi thừa nhận những cảm giác này. Giờ chúng là những người bạn công khai của tôi và bởi chúng đã được thừa nhận, chúng được nén lại và không còn là thứ yêu ma quỷ quái ác nghiệt nào nữa; chúng ở đó để tôi chịu đựng, tranh cãi và đương đầu; chúng là những cảm nhận bình thường, tự nhiên mà bất kỳ người nào cũng sẽ cảm thấy trong cùng một tình huống. Không có gì phải xấu hổ hay sợ hãi cả. Không có gì vượt ngoài tầm kiểm soát của tôi.
Giờ đây tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với cuộc chiến dai dẳng với Gordon. Tôi phải triển khai được chương trình cải cách (và cho dù thủ đoạn của Gordon là gì, tôi cho rằng ông ấy cũng sẽ không dám thẳng thừng phản đối tôi); tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để giải quyết vấn đề Iraq và nếu có thể sẽ đưa quân đội của chúng tôi rút khỏi đó trước khi rời nhiệm sở; hoàn thành thành công nhiệm kỳ chủ tịch G8 và chủ tịch EU; và nếu có thể thực hiện chiến dịch xin đăng cai Olympic. Và vạch ra một chương trình nghị sự cho nhiệm kỳ 4 nếu Gordon khôn ngoan chấp nhận nó; và nếu không, đó sẽ là cái cớ cho sự thất bại mà tôi sợ rằng sẽ hiển nhiên xảy ra là nếu ông ấy kế nhiệm và chẳng thay đổi gì trong Đảng Lao động mới.
Cũng có một vấn đề lớn khác đang nổi lên. Hiến pháp EU – được đặt tên một cách chết người theo quan điểm của chúng tôi và dẫn tới việc cam kết tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về nó. Đây sẽ là một việc chính trong những tháng đầu tiên của nhiệm kỳ ba. Pháp và Hà Lan cũng dự định tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý của riêng họ vào tháng 5. Kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý này chưa rõ ràng, nhưng tôi đồ rằng Pháp vẫn sẽ nói Có; và nếu họ làm vậy, Hà Lan nhiều khả năng sẽ làm theo. Các cuộc trưng cầu của chúng tôi chắc sẽ thất bại và không nhiều người tin rằng chúng tôi có thể thay đổi chúng. Nhưng tôi thì lạc quan hơn. Tôi nghĩ chúng tôi chỉ cần biến nó thành một cuộc trưng cầu dân ý về việc có hay không tham gia hiến pháp châu Âu.
Nếu người Pháp nói Có, thì nước Anh chỉ cần làm theo. Các cố vấn của tôi không đồng ý, nhưng tôi thì thiên về việc phát động những cuộc tranh luận thực sự lớn trong công chúng về một vấn đề tôi cảm thấy tự tin và làm đúng. Tôi cũng muốn thông qua một chiến dịch như vậy, hàn gắn liên minh tiến bộ − vốn bị rạn nứt về vấn đề Iraq. Tuy đó là một thách thức cam go, nhưng tôi vẫn thích đương đầu.
Do mọi việc đã dần yên ổn, tôi quyết định đi nghỉ ở Tuscany vào cuối tháng 5. Tôi nghỉ ở nhà các bạn, nhà Strozzis tại Cusona. Tôi đã có một quãng thời gian tuyệt vời với Leo, trải qua những khoảnh khắc thật sự với cậu con trai 5 tuổi của mình. Thằng bé đang ở độ tuổi ưa khám phá. Trẻ sơ sinh thường không có nhiều điểm đặc biệt. Từ khoảng 3 tuổi trở đi, chúng trở nên sinh động hơn và ưa khám phá đến khoảng 12 tuổi, khi bước sang độ tuổi tiếp xúc và bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi môi trường bên ngoài. Sau đó, ở độ tuổi 20, chúng nửa muốn làm người lớn, nửa vẫn là trẻ con. Đây là giai đoạn các bậc cha mẹ phải khó xử với chúng nhiều nhất và cần hơn nữa sự quan tâm của các bạn. Tất nhiên có những ngoại lệ, nhưng đó là kinh nghiệm của tôi.
Tôi đã hơi lạc đề một chút. Cusona là một địa điểm lý tưởng. Thời tiết dễ chịu và yên tĩnh và khi tất cả giới truyền thông tập trung vào Pháp và cuộc trưng cầu dân ý ở đó, thì những con mắt của thú săn mồi đã tạm thời nhắm sang hướng khác để tôi có thêm cơ hội thư giãn. Nicolas Sarkozy thời điểm đó vẫn còn là một bộ trưởng trong Chính phủ Pháp có ghé thăm tôi. Rõ ràng đã có một cuộc chiến hoàng gia về tương lai của đảng trung hữu UMP mà ông lãnh đạo, nhưng cũng rõ ràng rằng ông ấy đã chắc chắn mình sẽ giành thắng lợi.
Nicolas và tôi có một số điểm chung: nhiệt huyết và kiên định; thiếu kiên nhẫn với những hạng mục truyền thống về cánh tả và cánh hữu; ghét thâm căn cố đế học thuyết và sự cứng nhắc; chúng tôi cùng thích phân tích các vấn đề theo bản năng hơn là theo hệ tư tưởng; và chúng tôi cùng học được rằng thế kỷ XXI không thể phù hợp với nền chính trị của hàng trăm năm trước. Mặc dù vậy, chúng tôi khác nhau ở điểm: ông ấy tự tin thái quá. Khi chúng tôi đi qua một con đường đầy cây xanh dẫn vào biệt thự của gia đình Strozzis, ông ấy quả quyết với tôi rằng: “Tôi sẽ thắng, tôi sẽ trở thành Tổng thống”.
Nếu điều này được nói từ miệng người khác, nó sẽ nghe có vẻ hão huyền, hay thậm chí là hơi điên rồ; nhưng từ Nicolas, điều này được nói ra một cách hấp dẫn và rõ ràng, khiến vấn đề trở nên hoàn toàn thực tế. Đối với những người phát ngôn như thế, người Anh thường sẽ chỉ trích để họ bớt kênh kiệu đi, nhưng người Pháp sẽ ủng hộ. Đó là một người có đam mê, tự tin, phong cách và ngạo mạn, những tính cách mà trong một chừng mực nào đó là đặc trưng của Pháp và trong một chừng mực nào đó làm tôi ngưỡng mộ. Tôi có thể mường tượng ra cảnh họ nhìn Nicolas và nghĩ: Giờ đây, đó chính là Tổng thống của chúng ta.
Cuối kỳ nghỉ, có một tin tức đến đúng vào bữa tối: Pháp đã nói “Không” với Hiến pháp. Tôi như cá thoát khỏi lưỡi câu. Tôi thích tranh đấu, nhưng nếu tôi thua, đó sẽ là một “lời tạm biệt” đối với tôi. Bạn có thể thấy người ta thở phào nhẹ nhõm ở khắp nơi, vượt qua kênh Anh và đến tận Italia. Tôi nói chuyện với Jack Straw, người hoàn toàn nhất quán trong cảm nhận của mình. “Đó là một tin tuyệt vời”, ông ấy nói.
“Tôi thì trông chờ một cuộc trưng cầu dân ý hơn”, tôi trả lời.
“Thế thì ông nông nổi hơn tôi nghĩ đấy”, ông ấy đáp.
Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý có ý nghĩa quan trọng đối với tôi vì một lý do khác. Vào ngày 1 tháng 7 tôi sẽ tiếp quản cương vị chủ tịch Liên minh châu Âu nhiệm kỳ 6 tháng. Lần cuối cùng chúng tôi đảm nhiệm vị trí này là năm 1998.
Trong suốt nhiệm kỳ chủ tịch EU 7 năm trước, trong tôi còn đầy ắp sự nhiệt tình của thuở nguyên sơ, thời mới làm Thủ tướng, một nhân vật hoàn toàn mới trên chính trường châu Âu, người ta chưa biết về tôi và tôi cũng vậy. Đó không phải là một sự kiện nổi bật trong nhiệm kỳ đầu tiên của tôi. Tôi quan tâm tới việc chứng tỏ sự thay đổi của nước Anh hơn là thay đổi cục diện châu Âu. Một tư tưởng sáng láng đã nghĩ ra ý tưởng rằng chiếc cà vạt cho nhiệm kỳ chủ tịch của chúng tôi (mỗi nước kế nhiệm có một chiếc cà vạt của riêng mình với biểu tượng đánh dấu nhiệm kỳ chủ tịch đó) cần được vẽ theo tưởng tượng của các em học sinh về từng quốc gia thành viên riêng lẻ. Tôi không biết gì về ý tưởng này cho tới khi tôi nhận được điện thoại của Romano Prodi, lúc đó đang là Thủ tướng Italia. Romano thường rất khó hiểu, nhưng lần đó, ông ấy đã nói rất rõ ràng: ”Này Tony, anh đã xúc phạm nước tôi rồi đấy. Chúng tôi không chỉ là một chiếc pizza, anh biết không. Chúng tôi có Rome, Florence, Venice, Michelangelo, Leonardo da Vinci, Galileo, Verdi, Garibaldi và giờ đây nước tôi nghĩ thế giới coi chúng tôi là một chiếc pizza bốn mùa. Điều đó không đúng. Nó cần phải được thay đổi nếu không quan hệ giữa Anh và Italia sẽ trở nên vô cùng tồi tệ”, v.v…. Nếu tôi nói rằng đó là tất cả những gì tôi có thể hồi tưởng lại từ khi tôi làm chủ tịch EU, bạn sẽ hiểu rằng đó không phải là một trong những giai đoạn xuất sắc trong sự nghiệp của tôi.
Giờ đây, ngay sau khi thắng cử nhiệm kỳ ba, với 8 năm kinh nghiệm làm Thủ tướng, tôi đã trở thành một nhà lãnh đạo hoàn toàn khác và những thách thức mà châu Âu đang phải đối mặt cũng đã thay đổi, cả về số lượng và chất lượng. Đầu tiên – và một phần là do Anh kiên quyết đề nghị – EU đã mở rộng thành tổ chức có 25 thành viên và không lâu nữa sẽ có 27 thành viên. EU đã trải qua một giai đoạn chia rẽ về vấn đề Iraq, ít nhiều cũng có sự cân bằng giữa phe ủng hộ và phe phản đối, nhưng kể từ khi Pháp và Đức nói “không”, mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Sau nhiều năm tranh cãi nội bộ, sau một quá trình tham vấn, người ta đã đưa ra một Hiến pháp cho châu Âu, bản hiến pháp mà giờ đây bị bác bỏ. Vậy: Bạn đang đi về đâu? Và tệ nhất là đã có một cuộc chiến về việc cải tổ chi tiêu ngân sách của EU.
Trong vấn đề cuối cùng này, Anh đã trải qua rất nhiều cuộc tranh luận và bất đồng ý kiến. Thực chất việc Anh được giảm mức đóng góp trong EU xem xét chính sách nông nghiệp chung (CAP) hay không vẫn còn bỏ ngỏ. Việc giảm mức đóng góp này là vấn đề mang tính nhạy cảm chính trị cao đối với Vương quốc Anh do CAP là chính sách dành cho Pháp.
Nhìn chung, nhiệm kỳ chủ tịch này, đặc biệt là ở Anh, sẽ rất hấp dẫn, nếu không nói sẽ là một hiện tượng bùng nổ như là việc khuấy động sự việc hơn nữa (đẩy mọi việc phức tạp hơn nữa), ngay trước khi đảm nhiệm cương vị chủ tịch, chúng tôi đã từ chối nỗ lực đạt được một thỏa hiệp về ngân sách của Luxembourg và Thủ tướng nước này, Jean-Claude Juncker.
Jean-Claude là một nhân vật kỳ cựu ở Hội đồng châu Âu, từng là Bộ trưởng Tài chính từ những năm 1980. Tuy là một nước nhỏ, nhưng Luxembourg là một thành viên sáng lập và Jean-Claude rất được kính trọng vì là một thành viên giàu kinh nghiệm và uyên thâm của Hội đồng. Ông đã dốc sức để đạt được một hiệp định và rất nhạy cảm với vấn đề giảm mức đóng góp của nước Anh. Nhưng tôi cảm thấy mình không thể làm được điều đó. Tôi là kẻ phá bĩnh và ông ấy có quyền coi tôi như là vết thương trên cổ.
Tôi gặp hai vấn đề về việc giảm phần đóng góp này, cả hai đều có ý nghĩa quan trọng, quyết định xem mối quan hệ của chúng tôi với châu Âu, tài lãnh đạo của tôi trong việc phát triển Hội đồng. Vấn đề đầu tiên là điều chỉnh hành vi thực sự kích động của giới truyền thông theo trường phái hoài nghi châu Âu. Tất cả báo chí, với số lượng phát hành khoảng 8 triệu bản một ngày – một sức lan tỏa độc nhất vô nhị ở châu Âu – đã hoàn toàn thể hiện thái độ thù địch điên cuồng, man rợ và không thể cứu vãn được đối với châu Âu – thể hiện sai những gì châu Âu đang làm và coi đó là một cuộc chơi vô nghĩa. Báo chí Murdoch đặc biệt hiểm độc. Giới truyền thông có vẻ đều như thế dưới thời Thatcher và lúc tôi bắt đầu nhận ra thái độ đó thì bà ấy đã để lại cho nước Anh một di sản tồi tệ nhất (mặc dù không nghi ngờ gì, về tổng thể, bà ấy là một Thủ tướng vĩ đại).
Đối với tôi, nhìn chung, châu Âu là một vấn đề đơn giản. Đó là việc đối phó với thế giới hiện đại. Tôi ủng hộ tư tưởng châu Âu, nhưng dù tôi không nghĩ thế, thì trong thế giới có nhiều quyền lực mới nổi này, Anh cần châu Âu để phát huy ảnh hưởng và gia tăng lợi ích. Không hề phức tạp, mà cũng không phải là vấn đề tâm lý gì cả. Đó là vấn đề thực tế về chính trị thực sự.
Tôi xem thái độ bài châu Âu là thái độ vô vọng, lỗi thời một cách ngớ ngẩn và phi thực tế. Đó cũng là sản phẩm của lối suy nghĩ thiển cận nguy hiểm, một cách nhìn hẹp hòi về thế giới mà tôi nghĩ sẽ tác động xấu tới tâm lý cả quốc gia. Đó là một dạng ảo tưởng hậu đế quốc.
Thái độ này được thúc đẩy liên tục khi phe Mỹ − những người có xu hướng coi khinh sự yếu đuối, mù mờ trong chính sách đối ngoại của châu Âu (và dĩ nhiên bộ máy hành chính Brussels là trò cười) – hợp tác với phe Anh và xây dựng một lập luận bị xem là trò tiêu khiển của Mỹ nhưng lại là một ngõ cụt nguy hiểm với Anh. Vì thế nước Anh nên duy trì quan hệ mật thiết với Mỹ, thay vì trở thành đối tác chủ chốt của các thành viên EU.
Dĩ nhiên, đây cũng là một ảo tưởng. So với Anh, Mỹ mạnh hơn rất nhiều về kinh tế chính trị và chắc chắn chúng tôi sẽ bị lép vế khi hợp tác với Mỹ. Ngoài ra, nếu tiếp cận với châu Âu, chúng tôi sẽ được xem trọng hơn ở Washington.
Hơn nữa, đối với phần còn lại của thế giới, một nước Anh tách rời với châu Âu sẽ bị xem là chuyện lạ, điều khiến người ta cười nhạo, còn tôi ghét cay ghét đắng một “nước Anh tốt đẹp xa xưa”. Tôi nhớ lại lần thăm Lý Quang Diệu – một nhà lãnh đạo lỗi lạc nhất tôi từng gặp – ở Singapore năm 1995, khi là Lãnh đạo phe đối lập. Ông ấy là người bị phe cánh tả ghét cay ghét đắng. Tôi đã làm ông ấy ngạc nhiên khi không hỏi về dân chủ ở Singapore. Do tôi đã từng nghe mọi người kể rằng ông ấy là một nhân vật kiệt xuất và bất cứ ai cũng có thể nhận thấy điều ông ấy đạt được ở Singapore là một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong trí tưởng tượng của nền chính trị hiện đại, nên tôi chỉ hỏi ông ấy đơn giản rằng: Hãy chỉ tôi cách chiến thắng và điều hành đất nước.
Ông ấy lầm bầm, ngừng lại một lúc rồi bộc bạch với tôi. Ông ấy khuyên tôi nên duy trì những cải cách của Thatchers nhưng loại bỏ thái độ thù ghét điên rồ với châu Âu đi. “Tôi đã bảo với Margaret là bà ấy sai lầm về vấn đề này rồi”, ông nói “Nước Anh, không thể trụ được trên thế giới ngày nay nếu tách rời châu Âu. Đơn giản là nó không thực tế”. Rất lâu sau này, vị Thủ tướng tuyệt vời của Ấn Độ, Manmohan Singh cũng nói với tôi những điều tương tự. Người Trung Quốc quá lịch sự và hình thức để đề cập trực diện đến vấn đề đó, nhưng rõ ràng là họ cũng nghĩ như thế.
Việc tại sao Anh đã để thái độ hoài nghi châu Âu ngấm vào tận tâm can mình là một câu hỏi gây tò mò. Giả định của tôi – có thể hoàn toàn vô lý – là vấn đề của chúng tôi với liên minh châu Âu rằng chúng tôi không sáng tạo ra nó; hay ít nhất là không phải là thành viên sáng lập nó. Sau đó khi Harold Macmillan quyết định đúng đắn là chúng tôi nên gia nhập, thì de Gaulle đã nói, “Không”. Điều này, kết hợp với cảm giác cao ngạo của kẻ có uy quyền vẫn còn tồn tại trong tâm lý của người Anh – một phần vừa cảm thấy mình ưu việt, một phần vừa cảm thấy bất an – đã khiến cả quốc gia có thái độ bài EU, điều hoàn toàn chẳng giúp ích được gì.
Dĩ nhiên, châu Âu cũng có ảo tưởng của riêng họ: cách khiến châu Âu mạnh hơn đơn giản là hòa nhập các tiến trình hoạch định chính sách của nó. Nói theo cách khác, “ủng hộ châu Âu” có nghĩa là ủng hộ việc tăng cường bỏ phiếu đa số đủ điều kiện, tăng quyền lực cho nghị viện châu Âu, tăng các lĩnh vực cho pháp luật châu Âu, v.v… Hiến pháp đã được chú ý hơn và việc này không có ích lợi gì. Nó trở thành cách để người ta tránh các vấn đề thực sự đang ảnh hưởng tới sức mạnh của châu Âu: làm thế nào để ra những quyết định chính sách mạnh mẽ, đưa châu Âu đi đúng hướng. Mọi người muốn có những cuộc tranh luận vô tận về câu chữ, khuôn khổ pháp lý và có xu hướng tránh các vấn đề chính trị như: có tự do hóa nền kinh tế của chúng ta hay không, có trở thành một lực lượng mạnh về quốc phòng hay không; nên có chính sách đối ngoại gì, v.v….
Tất cả những điều này khiến ảo tưởng của Anh – một định kiến – đã được duy trì bởi một cơ sở khách quan tìm thấy trong ảo tưởng của châu Âu. Đã có những chỉ trích về châu Âu hoàn toàn đúng đắn, nhưng đáng ra các lập luận này không nên dẫn tới việc tự chia tách nước Anh khỏi châu Âu. Chúng tạo cho chủ nghĩa bài châu Âu những luận điểm vững chắc nhằm phản đối đường hướng của châu Âu và những luận điểm này ít nhiều đã chi phối các tranh luận ở nước Anh.
Thêm vào đó vào thời điểm này, trong các thương lượng về ngân sách năm 2005, vấn đề giảm nghĩa vụ đóng góp của Anh được lồng thêm những sắc màu thần thánh tôn giáo. Thách thức nó giống như việc giới thiệu Darwin với một người theo thuyết tạo hóa. Trong những năm đầu, Anh đã phải đóng góp một khoản không cân xứng, căn cứ vào những công thức tính toán đơn giản về nghĩa vụ đóng góp của các thành viên cho ngân sách EU. Năm 1983, Thatcher đã đạt được việc giảm số tiền đóng góp, dựa trên một công thức phức tạp, nhưng với một mục đích đơn giản: giảm số tiền đóng góp cho nước Anh và khiến nó cân xứng hơn. Bà đã rất nỗ lực và điều này đã trở thành một phần của thần thoại linh thiêng.
Do châu Âu mở rộng, công thức này – vào thời điểm đó chỉ làm nhiệm vụ bù đắp những tính toán không công bằng cho nước Anh – giờ lại vận hành theo cách không công bằng với các thành viên khác. Điều này rất khó hiểu. Những con số vẫn còn đó. Đồng ý. Đã rõ. Bằng bảng Anh, shillings và pence. Hay euro.
Nhưng không điều gì trong số này được đề cập đến trong các tranh luận ở Anh. Không gì có thể chạm tới được vấn đề giảm nghĩa vụ đóng góp. Nghi ngờ nó là một động thái phản bội dân tộc. Việc phân tích những số liệu này sẽ đẩy Anh xuống một đoạn dốc trơn trượt. Tòa án Thiên Chúa giáo – ban thẩm tra Tây Ban Nha – sẽ có thêm cơ sở để kết án một kẻ bỏ đạo.
Tôi đã nói rằng có hai vấn đề với việc giảm nghĩa vụ đóng góp này. Vấn đề còn lại liên quan đến Gordon. Ông ta thể hiện một lập trường rất cứng rắn và tôi biết Gordon rất được “quản lý” rất cẩn thận. Có rất nhiều bài báo cho rằng ông ta sẽ “ngăn” tôi nhượng bộ trong vấn đề này. Không cần phải nói, báo của Rupert Murdoch luôn đi tiên phong và tấn công toàn lực. Do đó tôi nghĩ, nó sẽ là một chỉ dẫn chết tiệt làm hoa tiêu cho tôi nếu tôi là một phi công. Hiệp định Luxembourg không tồi; nhưng tôi có thể làm tốt hơn. Và tôi có thể làm điều đó với những công cụ tốt hơn nhiều nếu đảm đương việc đàm phán. Dĩ nhiên đó là một canh bạc thực sự và nó sẽ nâng tầm hoặc làm tổn hại sâu sắc tới nhiệm kỳ chủ tịch EU của tôi. Nếu thất bại, tình hình sẽ rất tệ hại, nhưng nếu tôi thành công, đó sẽ là một thành tựu lớn.
Vào 22 tháng 6, ngay sau khi hội nghị thượng đỉnh Luxembourg kết thúc mà không đạt được hiệp định gì, Jean-Claude đã có bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu với tư cách là một chủ tịch sắp rời nhiệm sở. Theo kế hoạch, tôi sẽ có bài phát biểu nhậm chức trước Nghị viện một ngày sau đó. Jean-Claude, người mà nhiều thành viên nghị viện cho rằng đã bị đối xử vô cùng tệ hại, đã được đón tiếp nồng hậu. Ông ấy là người châu Âu thực sự. Ông ấy đã thất bại vì bị phản bội. Ông ấy đã chiến đấu cừ khôi và Nghị viện châu Âu, hơi giống Đảng Lao động và một kẻ bại trận anh dũng. Trong khi được mọi người đứng dậy tung hô, ông đọc một bài diễn văn rất giống một thông điệp liên bang và về cơ bản là buộc tội kẻ đã không nhất trí làm suy yếu châu Âu.
Đó không phải là một quang cảnh tuyệt vời được sắp đặt cho chuyến viếng thăm của tôi ngày hôm sau. Mọi thứ giống như là sau khi lắng nghe tâm sự của một người cha đang sốc và giận dữ vì con gái bị bắt cóc, bị xâm hại vô cùng tàn bạo, giờ đây, họ sắp lắng nghe tâm sự của kẻ đã làm điều đó.
Đó là một dịp rất trọng đại đối với tôi. Tôi là Thủ tướng vừa thắng cử nhiệm kỳ ba (điều khiến một số người ngưỡng mộ tôi và một số oán hận tôi – đặc biệt là những người ở cánh tả, do họ cho rằng một vị lãnh đạo cấp tiến thắng nhiều cuộc bầu cử chắc hẳn khá vô nguyên tắc); Sau vấn đề Iraq, tôi là một nhân vật không nhất quán. Tôi không đưa Anh gia nhập nhóm sử dụng đồng euro. Cho dù về tổng thể, lập trường của tôi là ủng hộ châu Âu, tôi vẫn lưu ý không để mọi việc đi quá những gì mà dư luận Anh coi là hợp lý. Điều đó có nghĩa là tôi bị cả hai phe phỉ báng, phe cánh hữu ủng hộ châu Âu và phe cánh tả vì không hành động đúng mức. Nhưng nó cho phép tôi điều hành đất nước và đưa mọi thứ tiến lên phía trước, điều mà tôi có thể.
Và tôi đã làm được, với việc Jacques Chirac triển khai chính sách phòng thủ chung của châu Âu. Khi là chủ tịch EU năm 1998, thực tế tôi đã làm chủ tịch Hội đồng đưa đồng euro vào cuộc sống (thực ra cách đây vài trang, tôi đã bông đùa một chút về nhiệm kỳ này), bố trí một cuộc thương lượng việc bổ nhiệm Wim Duisenberg vào chức Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu – một cuộc thương lượng lộn xộn – nơi niềm kiêu hãnh của Pháp vấp phải tính ngoan cố của người Hà Lan và xung đột với lợi ích của người Đức, được trình bày bởi nhân vật vĩ đại (nhưng vào thời điểm đó uy tín đã hơi giảm) Helmut Kohl. Tôi đã góp phần vào tiến trình Lisbon, một nỗ lực nghiêm túc đầu tiên đặt việc cải cách kinh tế châu Âu vào một khuôn khổ hành động chặt chẽ, tuy hạn chế nhưng vẫn đạt được thành công thực sự. Tôi đã len lỏi qua 3 hiệp ước châu Âu lớn – Amsterdam, Nice và Hiệp ước Hiến pháp Rome – tất cả những điều này có thể đẩy Anh trở lại biên giới của châu Âu, nơi sự quan tâm của chúng tôi đã suy giảm từ năm 1992 đến năm 1997. Thay vào đó, Anh vẫn là trung tâm của mọi vấn đề.
Trên hết vào tháng 6 năm 2004, tôi đã phản đối yêu cầu của Pháp/Đức rằng để Thủ tướng Bỉ Guy Verhofstadf trở thành chủ tịch của Ủy ban châu Âu và thay vào đó bổ nhiệm José Manuel Barroso. Đây là lần đầu tiên động cơ đôi của châu Âu đã ngừng trệ trước một vấn đề lớn như vậy. Quan hệ của tôi với Gerhard Schroeder không bao giờ phục hồi được. Jacques Chirac đón nhận việc này một cách bình tĩnh hơn. Nhưng Barroso rõ ràng là một lựa chọn tốt hơn, nếu bạn muốn châu Âu cải cách theo hướng phi liên bang hóa. Mặc dù vậy, nếu Anh không có quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo khác và không chiếm vai trò chủ đạo thì điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi có thể đạt được điều tôi muốn nhờ vị trí này.
Dĩ nhiên, thực tế, tôi cũng đã bị những người vận động ủng hộ châu Âu chỉ trích vì không đủ “dũng cảm” đưa nước Anh gia nhập khối sử dụng đồng tiền chung euro. Đúng ra, chẳng có gì liên quan tới dũng cảm hay thiếu dũng cảm ở đây. Cũng như chẳng liên quan gì tới sự phản đối của Gordon. Thành thực mà nói, lúc đầu, năm 1997, ông ta là một trong những người thiên về lập trường ủng hộ ý tưởng một đồng tiền chung và tôi phản đối.
Vấn đề của tôi với đồng euro rất đơn giản. Về cơ bản, tôi thích chính trị và với tôi chính trị rất rõ ràng: nên gia nhập và tham gia đầy đủ vào tiến trình hoạch định kinh tế của châu Âu. Nhưng tôi cũng biết rằng, chính trị cũng rất rõ ràng trong một hướng khác. Châu Âu là một đề xuất kinh tế. Nó được gọi là liên minh kinh tế và tiền tệ. Nếu không toàn nói về vấn đề kinh tế, nó sẽ tốt cho Anh, nó đơn giản không phải là một thứ gì có giá trị về chính trị, có nghĩa là vấn đề của chính trị là kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện tốt nhất thì các vấn đề kinh tế vẫn mơ hồ; và chắc chắn hàm chứa nhiều hoài nghi. Vào thời điểm diễn ra bầu cử năm 2001, tôi đã nghĩ rằng nếu quan điểm thúc đẩy hợp tác kinh tế ở châu Âu thay đổi một cách quyết định, tôi chắc chắn sẽ đặt cược vào một cuộc trưng cầu dân ý. Tôi không đồng ý với Gordon ở chỗ ông ta bày tỏ thái độ tiêu cực với đồng euro. Tôi thì luôn luôn nói rằng, cho dù chúng ta không gia nhập vì nhiều lý do, nhưng vì những lý do ngoại giao cũng phải luôn thể hiện thái độ tích cực của mình. Nếu các yếu tố kinh tế thay đổi, thì tôi đã ủng hộ việc gia nhập. Nhưng sự thực là không. Và đối với tôi, đó là điều quan trọng. (Cũng hoàn toàn không đúng khi người ta cho rằng tôi sẽ nhượng bố nếu Gordon đồng ý thử để Anh gia nhập khối đồng tiền chung).
Vậy, tóm lại, tôi đã có một thành tích đem lại cho tôi cả những người ủng hộ và những kẻ gièm pha. Nhưng vào thời điểm tính đến ngày 23 tháng 6 năm 2005, số người gièm pha nhiều hơn người ủng hộ.
Rốt cuộc, bài diễn văn sắp tới sẽ có ý nghĩa rất quan trọng. Tôi quyết định tự viết nó. Ngồi bên chiếc bàn vào sáng sớm trong khách sạn ở Brussels, tôi cầm bút lên, viết những dòng vừa thoáng đến trong đầu và tôi viết một mạch cho đến khi kết thúc.
Khi tôi đứng trước Nghị viện châu Âu, dường như mọi người đã sẵn sàng đề cười nhạo. Tôi muốn nhắc các bạn rằng, sau các buổi chất vấn Thủ tướng (PMQ) ở Hạ viện, cảm giác ở đây giống như đứng trong sân chơi của trường nữ sinh sau một thời gian dài bị giam giữ ở một nhà tù an ninh tối cao.
Tôi biết mình muốn nói gì. Tôi đã nghĩ về nó nhiều năm rồi và đây là cơ hội của tôi. Đối với tôi, châu Âu đã đủ chín cho một cuộc tranh luận về chính trị ôn hòa kinh điển. Nó được kết hợp giữa những người có tư tưởng châu Âu mang tính xã hội, trong đó về cơ bản là tăng cường các quy định pháp lý và những người chỉ muốn châu Âu trở thành một thị trường chung. Như vậy có nghĩa là: tư tưởng hoài nghi đối chọi với tư tưởng liên bang hóa. Về bản chất, tôi đã nói rằng mục đích của tư tưởng châu Âu xã hội và châu Âu kinh tế có thể sống chung với nhau và rằng “mục đích của một châu Âu mang tính chính trị phải thúc đẩy các thể chế dân chủ và hiệu quả, để phát triển chính sách trong hai lĩnh vực trên và trên tất cả mọi mặt, chúng ta muốn và cần hợp tác vì lợi ích đôi bên. Nhưng mục đích của lãnh đạo chính trị là hoạch định ra các chính sách phù hợp với thế giới ngày nay”.
Do đó tôi tiếp tục vạch ra các thách thức của châu Âu: đó là làm thế nào để thay đổi trong một thế giới đang biến đổi, trong đó không chỉ Mỹ mà cả Trung Quốc, Ấn Độ và những cường quốc đang trỗi dậy sẽ đóng một vai trò lớn hơn, do các quốc gia đó lớn hơn nhiều so với các quốc gia riêng lẻ của châu Âu về kích cỡ, về dân số và do đó cả về sức ảnh hưởng, theo thời gian.
Tôi ca ngợi châu Âu. Tôi cũng chế nhạo những ý tưởng chú trọng vào phát triển thể chế. Tôi chỉ ra rằng, mỗi lần nói nguyên do của sự ám ảnh đó là đưa chúng ta “gần với người dân hơn”, chúng ta thậm chí sẽ mất thêm sự ủng hộ của họ. Do đó tôi vạch ra một chương trình nghị sự cho sự thay đổi, dựa trên hướng đi và các quyết sách lớn.
Dĩ nhiên, tôi có được sự trợ giúp khổng lồ từ thực tế rằng, Pháp và Hà Lan đã bác bỏ bản Hiến pháp trong các buổi trưng cầu dân ý của họ và khó có thể nói rằng điều này cho thấy nền chính trị ở châu Âu hiệu quả. Việc châu Âu đang lâm vào khủng hoảng thực sự là điều không còn phải tranh cãi và điều này củng cố thêm các lập luận về thái độ thay đổi châu Âu của tôi.
Bài diễn văn đã tạo ra một ảnh hưởng lớn và giúp xây dựng một danh tiếng tuyệt vời mà tôi chưa đạt được ở Anh trong nhiều năm. Việc này được nhắc đi nhắc lại khắp châu Âu và trở thành một chủ đề bàn luận hấp dẫn.
Trong phiên chất vấn tại Nghị viện châu Âu, sau bài phát biểu, tôi cũng đã cho họ thấy một chút nghệ thuật chứng tỏ mình giống như trong các phiên chất vấn Thủ tướng (PMQ), tôi to tiếng một chút với một số người trong số họ (đồng nghiệp của họ luôn rất thích điều này), tôi hạ thấp những kẻ lạc loài trong Đảng Tự Do Anh (chứng tỏ tôi có thể sẵn sàng chiến đấu với chủ nghĩa hoài nghi Anh), pha trò và làm bẽ mặt một số người để thỏa mãn đám đông. Danny Cohn-Bendit, lãnh đạo của cuộc cách mạng Paris 1968, được sắp xếp phát biểu sau tôi. Tôi đã bảo ông ta rằng, tôi từng lắng nghe các bài diễn văn của ông ta trước đây và giờ ông ấy phải lắng nghe bài phát biểu của tôi, lúc đó vẫn còn chưa kết thúc. Các đại biểu đều hưởng ứng và điều đó làm ông ta tiu nghỉu.
Theo thời gian, dần dần, tác động của bài diễn văn giảm dần, nhưng nó đã dọn cho tôi một con đường thẳng tiến tới chức chủ tịch EU. Điều tưởng là không may cuối cùng được hóa giải và mọi người đã phải ngạc nhiên và sau đó sẵn lòng ủng hộ luận điểm của tôi.
Dĩ nhiên, chúng tôi chưa có một thỏa thuận về ngân sách. Nền chính trị của châu Âu cũng sắp trải qua một sự thay đổi lớn về lãnh đạo với cuộc bầu cử tháng 9 ở Đức. Gerhard và đảng SDP đã rất nỗ lực để phản công sau khi thu được kết quả kém trong cuộc bỏ phiếu và đã gần như làm được điều đó, nhưng Angela Merkel đã vượt qua trong gang tấc và trở thành Thủ tướng mới.
Như tôi đã nói, tình bằng hữu giữa tôi và Gerhard đã xấu đi. Ông ấy tạm quên vụ Iraq, nhưng lại giận dữ về Guy và chức chủ tịch Ủy ban. Vào bữa tối, sau khi việc bổ nhiệm Guy bị ngăn cản, ông ấy đã công kích tôi theo cách rất cá nhân. Tôi đã cố gắng giải thích rằng Guy không phải là người có cách dẫn dắt châu Âu mà tôi cho là phù hợp. Về phần tôi, chẳng có gì liên quan đến cá nhân trong việc này cả. Gerhard thì nói thẳng ra rằng: với ông ấy thì có và chỉ thế thôi. Thật đáng tiếc. Ông ấy có nhiều phẩm chất của một nhà lãnh đạo lớn, điều mà tôi từng ngưỡng mộ.
Tôi đã có một khoảng thời gian tiếp xúc với Angela trước cuộc bầu cử. Sự thực là – tôi sợ điều này ngày càng trở thành một điều quen thuộc trong quan hệ của tôi với phe trung hữu của châu Âu – chúng tôi có nhiều điểm chung với bà ấy hơn đảng SDP của Đức. SDP rất thân cận với Nga và tuy Gerhard là một nhà cải cách nhưng đảng của ông ấy thì không. Quan điểm về mô hình xã hội châu Âu rất truyền thống. Angela sẽ thấy cần phải có sự thay đổi. Tôi cũng quý mến bà ấy về mặt cá nhân nữa. Thoạt đầu, bà ấy có vẻ hơi rụt rè, thậm chí là xa cách, nhưng khoảnh khắc đó sẽ nhanh chóng qua đi. Tôi nghĩ bà ấy là người cương trực và về bản năng có sự đồng cảm nào đó với tôi. Chúng tôi khá thân thiện.
Sự xuất hiện của bà – hơi lúng túng, ngượng nghịu do tác động những cuộc thương lượng hình thành Chính phủ liên minh kéo dài và sau chiến thắng sát sao trong cuộc tranh cử – là một nhân tố mới và chủ chốt trong thỏa thuận về ngân sách. Nó cũng nhấn mạnh một thách thức quan trọng khác: mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Dưới sự lãnh đạo của Chính phủ mới, Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt những bước tiến ý nghĩa tới gần với châu Âu. Chính phủ nước này được kiểm soát bởi đảng Hồi giáo AK, tương phản với mô hình muôn thuở trong nền chính trị Thổ. Mặc dù vậy, Thủ tướng Tayyip Erdogan và Ngoại trưởng đối ngoại lúc đó, Abdullah Gül, là những người biết điều và có tư tưởng tân tiến. Thành thực mà nói, ít nhất vào thời điểm đó, đó là những chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ mềm mỏng nhất mà tôi từng gặp. Họ khôn ngoan, biết mình muốn gì và tỏ ra lo lắng khi xích lại gần châu Âu và cư xử khá hợp lý về vấn đề Cyprus.
Châu Âu đã tìm ra một lập trường ủng hộ việc Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên của EU trong dài hạn, nhưng việc này sẽ cần thời gian. Có những tiêu chí cho việc gia nhập; chúng cần được đáp ứng để xoa dịu nỗi lo ngại của các nước châu Âu có bộ phận đông đảo người Thổ nhập cư như Đức và để tạo mục tiêu phấn đấu cho những nhà hiện đại hóa của Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, về cơ bản, người ta đã nói “Có” với việc gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ; nhưng trong thực tế, còn xa việc đó mới xảy ra. Nhưng thế là tạm ổn, chỉ cần gắn kết với nhau.
Lý do cho sự miễn cưỡng này một phần là vì EU mới chỉ mở rộng tiếp nhận thêm thành viên cách đó không lâu và người ta muốn có thời gian để sắp xếp mọi việc và một phần là vì Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia có hơn 70 triệu người Hồi giáo, vẫn là một điều gì đó khác biệt. Đó không phải là vì các nhà lãnh đạo EU ghét bỏ đạo Hồi, cho dù trong dân cư, không còn nghi ngờ gì nữa, thái độ đó vẫn còn hiện diện. Nhưng, rõ ràng và thực ra hoàn toàn có lý khi nói rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn trong bản chất của châu Âu và phải xử lý làm sao để việc này sẽ được tiến hành đúng.
Tôi đã và đang ủng hộ sự gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi muốn Thổ Nhĩ Kỳ hướng về phía Tây còn châu Âu hướng về phía Đông và nếu xử lý việc này đúng đắn, việc Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên sẽ chỉ có lợi cho chúng tôi. Sẽ rất nguy hiểm – cho cả chúng tôi và họ – nếu đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra xa, bởi vì nó sẽ nêu bật một thực tế là hai nền văn minh Do Thái-Cơ đốc và Hồi giáo không thể cùng tồn tại hòa bình. Những hàm ý về sự ghẻ lạnh này sẽ rất lớn. Sau khi tôi rời nhiệm sở, một cách lịch sự nhưng kiên quyết, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đẩy trở lại hướng mà theo đó họ sẽ không phải là thành viên hoàn toàn của EU. Đó là một sai lầm nguy hiểm cho cả hai bên.
Vào cuối tháng 10, tôi đã chủ trì một hội nghị thượng đỉnh EU không chính thức ở Cung điện Hampton Court. Thường thì đối với những hội nghị như thế này, người ta sẽ vạch ra những chương trình hoạt động cho các vấn đề như trường đại học, nghiên cứu và phát triển, năng lượng và phát minh, mà một ngân sách mới của châu Âu cần tập trung vào một cách hợp lý. Châu Âu đang đứng trước nguy cơ bị tụt lại phía sau và tôi định đặt ra một chương trình chú trọng vào các lĩnh vực sẽ có ý nghĩa sống còn trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh của châu Âu trong tương lai.
Nhưng vấn đề ngân sách vẫn là một vấn đề gây tranh cãi duy nhất và việc giảm phần đóng góp của Anh là điểm được bàn tới nhiều nhất. Nó càng được thảo luận nhiều bao nhiêu, nó càng gây khó khăn cho tôi, do, như tôi đã nói, ngay cả chỉ nói về nó cũng đồng nghĩa với một lời báng bổ về chính trị. Người Pháp sẽ nêu vấn đề này ra theo cách thực sự khó chịu và làm thế thường xuyên. Tôi phản công với một số luận điểm chống chính sách nông nghiệp chung.
Dĩ nhiên, do ngân sách được phân bổ rộng khắp, cho toàn bộ các chi tiêu của EU, đó chính là điểm bắt nguồn của những vấn đề phức tạp. Đây thực sự là một cuộc chơi chẳng tích sự gì. Ngân sách luôn cố định vì vậy, lợi ích của người này sẽ đồng nghĩa với mất mát của người khác. Trong khía cạnh này, mọi quốc gia đều có một mối quan tâm, thành viên mới thì muốn nhận được tài chính của EU để phát triển đất nước, còn thành viên cũ thì muốn vin vào bất kỳ đặc quyền nào mà lịch sử đã để lại cho họ.
Đó là một cơn ác mộng của chi tiết, những tư tưởng đối lập về mặt chính trị, niềm tự hào dân tộc, nhiệm kỳ chủ tịch EU và Thủ tướng; tất cả thể hiện trước công chúng trong một thứ màu sắc chói lọi. Sau hội nghị thượng đỉnh tháng 12, nơi sẽ tiến hành những thương lượng cuối cùng, mỗi thành viên sẽ phải trở về nhà trong sự chào đón, hay nước mắt. Tất cả họ sẽ nỗ lực điên cuồng để nhận được sự chào đón, nhưng giới truyền thông của mỗi nước đã sẵn sàng tin rằng kết quả sẽ là nước mắt. Tôi bị mắc kẹt ở giữa và hiển nhiên, bởi vì lập trường của Anh về vấn đề giảm phần đóng góp, như định kiến.
Những cuộc thương lượng kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày và vào cuối năm, những cuộc thảo luận gay gắt kéo dài hàng tuần. Tôi đã trở thành một chuyên gia đúng nghĩa về việc cấp tài chính cơ cấu và cố kết phức tạp, về việc Tây Ban Nha chiếm lại Ceuta và Melilla, về các công thức tính số tiền đóng góp được giảm trừ của Thụy Điển và Hà Lan, về việc một nông dân Pháp trung bình kiếm được bao nhiêu, về việc các bang ở Đức có thể chịu đựng được những gì và dĩ nhiên cả chi tiết về sự phù hợp trong chi tiêu của EU cho mỗi lĩnh vực chính sách trọng yếu.
Tôi được giúp sức bởi một đội ngũ tuyệt vời, đứng đầu là cố vấn về EU của tôi ở nhà Số 10, Kim Darroch và Đại sứ Anh ở Brussels, Ngài John Grant. Họ là những nhân vật kiệt xuất, là những công chức Anh giỏi giang nhất, đầy óc sáng tạo, sẵn sàng tư duy ngoài khuôn khổ (phải nói rằng đã có rất nhiều khuôn khổ) và với một mạng lưới liên lạc sâu ở các quốc gia thành viên.
Những cuộc thương lượng cuối cùng được dự kiến diễn ra vào 15 -16 tháng 12. Chắc chắn, đó sẽ là những cuộc họp hành thâu đêm. Giống như một tấm ghép hình khổng lồ với hàng nghìn mảnh ghép, nếu các đường viền của một mảnh bị thay đổi, thì đột nhiên 5 mảnh khác sẽ không vừa. Khoảng 1/3 tổng ngân sách sẽ phải được phân bổ lại vì lợi ích của những thành viên mới. Điều đó có nghĩa là tất cả các thành viên cũ, bao gồm cả Anh, sẽ phải đóng góp thêm.
Hội đồng châu Âu nhóm họp ở tầng 5 của tòa nhà Justus Lipsius ở Brussels. Các phòng họp khủng khiếp đến mức bạn chỉ muốn có một động lực nào đó để đồng ý và ra khỏi đó ngay. Quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên sẽ có một dãy phòng ngay gần hành lang chính, nơi bạn có thể ngồi và xem hết quốc gia này đến quốc gia khác, lắng nghe các nhà lãnh đạo của họ than phiền, phỉnh phờ và đe dọa khi bạn đánh giá điều gì là sự khoe khoang khoác lác và điều gì là thực, điều gì có thể thừa nhận và điều gì phải dẹp tan và khi nào là đúng lúc cho chủ tịch lên tiếng uy hiếp.
Không quốc gia nào muốn bị lợi dụng, nhưng không quốc gia nào muốn bị cho là nguyên nhân của sự thất bại. Vậy là, trải qua liên tiếp các cuộc họp tồi tệ như vậy trong căn phòng tẻ ngắt và vô hồn đó, bạn vẫn phải tính toán xem khi nào tiến, khi nào thoái và khi nào trì hoãn.
Chiến lược của tôi là: kết đồng minh với Angela và chia sẻ lợi ích của thành công với bà ấy, điều giúp ổn định vị trí Thủ tướng của bà ấy; phân loại người Tây Ban Nha và người Italia; giành chiến thắng trước người Ba Lan; dàn xếp với người Pháp. Và sau đó đưa mảnh ghép của chúng tôi vào, sao cho đúng thời điểm tất cả mọi người đều muốn có một hiệp định và muốn về nhà.
Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận mà thực ra khiến Anh lần đầu tiên đóng góp một phần gần bằng Pháp. Giới truyền thông Anh gọi đó là sự phản bội, nhưng thành thực mà nói, họ cũng sẽ nói như vậy ngay cả khi tôi xích Jacques Chirac và giải đi dọc các con phố London. Và vào lúc đó, tôi cũng không mấy quan tâm tới những gì họ nó. Chúng tôi đã bảo toàn được việc giảm phần đóng góp, khẳng định rằng nếu quyền lợi này bị mất đi thì chính sách nông nghiệp chung (CAP) cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chúng tôi cũng nhất trí về một điểm đột phá trong phân bổ ngân sách để cải cách hai vấn đề trên. Tuy không nên nói ra nhưng thành công này gần giống như một điều thần kỳ nhỏ.
Mặc dù vậy, tôi đã có một thời gian kinh khủng nhất với Gordon. Ông ấy khăng khăng đòi Pháp chấp nhận sự thoái trào của CAP và đưa những tư tưởng này vào những tuyên bố trước công chúng, như là để chọc tức người Pháp. Thực ra, ông ấy không chỉ muốn Pháp từ bỏ CAP mà còn muốn họ phải lên tiếng xin lỗi vì đã từng ủng hộ nó. Buồn cười ở chỗ là điều này lại có ích cho tôi, bởi tôi đã có thể nói: thấy vấn đề của tôi chưa? Giờ đây anh đã bắt đầu hành động hợp lý hơn phải không? Do đó, vô tình chúng tôi đã hành động theo kiểu vừa đấm vừa xoa đối với Pháp.
Nhưng khi các cuộc thương lượng kéo dài sang sáng sớm, nó đã trở nên nghiêm trọng hơn. Gordon từ chối chấp nhận bản thỏa thuận. Jon Cunliffe, một viên chức mẫu mực và giỏi giang của Bộ Tài chính, làm trung gian giữa tôi và Gordon, đã làm ông ấy nổi cơn tam bành, thật đáng thương. Gordon bằng lòng với việc để mọi việc đi xuống và sẽ chiến đấu trong nhiệm kỳ chủ tịch sau. Tôi biết đó chắc chắn sẽ là một điều kinh khủng với danh tiếng của đất nước, của Chính phủ và của tôi; và một khi chúng tôi đã không còn ngồi ở ghế người lái nữa, chẳng có gì có thể đảm bảo rằng Anh sẽ đạt được một thỏa thuận tốt hơn. Trên thực tế, thỏa thuận này gần như sẽ tệ hơn.
Cuối cùng, tôi không nhận cuộc gọi của ông ấy nữa. Jon đáng thương vào văn phòng chủ tịch và nói: ”Bộ trưởng Tài chính muốn nói chuyện với ngài”. Tôi sẽ nói: Tôi rất bận, John. Và ông ấy nói: “Ông ấy yêu cầu gặp”. Rồi tôi nói “Tôi sẽ gọi cho ông ấy ngay thôi” Và Jon nói: ”Ông nói thật chứ, Thủ tướng?” Và tôi sẽ nói “Không, Jon”.
Ít hay nhiều, thì việc đó cũng hiệu quả. Chúng tôi đã có một thỏa thuận tốt. Gordon đã có thể tự tách khỏi vấn đề này. Và ngay sau đó, có quá nhiều chuyện khác phải bận tâm.
Tony Blair - Hành Trình Chính Trị Của Tôi Tony Blair - Hành Trình Chính Trị Của Tôi - Tony Blair Tony Blair - Hành Trình Chính Trị Của Tôi