In books lies the soul of the whole Past Time: the articulate audible voice of the Past, when the body and material substance of it has altogether vanished like a dream.

Thomas Carlyle

 
 
 
 
 
Tác giả: Tony Blair
Thể loại: Tùy Bút
Nguyên tác: A Journey : My Political Life
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 24
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1655 / 31
Cập nhật: 2016-06-09 04:39:26 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9: Lực Lượng Bảo Thủ
ụm từ “lực lượng bảo thủ” được xướng lên tại hội thảo vào tháng Chín năm 1999, đánh dấu một sự sắc bén về khả năng phân tích và sự cứng nhắc trong tâm trí tôi. Điều thôi thúc tôi vươn lên chính là khát khao trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu, dám thách thức mọi đường lối bảo thủ cũ. Thế giới bên ngoài không có nhiều biến đổi, nhưng trong thâm tâm, tôi biết mình đang dần thay đổi.
Khi chúng tôi bắt đầu nỗ lực kiến tạo sự thay đổi trong các dịch vụ công, phúc lợi xã hội, pháp luật và trật tự, thì lợi ích chính yếu của nhóm “c” nhỏ bảo thủ trong các dịch vụ này cưỡng lại sự thay đổi và dần trở nên rõ ràng (đặc biệt về những lợi ích to lớn, thiết yếu) thông qua việc tự bảo toàn mình trên cơ sở giả mạo thành hệ thống bảo vệ những lợi ích cộng đồng.
Tôi bắt đầu suy ngẫm về sự thay đổi, tiến bộ và cách thức nó diễn ra. Tôi thấy một mô hình trong đó những suy nghĩ thông thường bị kiềm toả và khi được nới lỏng, nó bung ra thành phản ứng dữ dội nghiêm trọng. Khi thay đổi đã xảy ra và bắt đầu bén rễ, nó sẽ trở thành trí tuệ chuẩn mực. Tôi áp dụng điều này không chỉ để cải cách mà còn để xúc tiến về nhân quyền, bình đẳng giới, làm tiêu vong chủ nghĩa chủng tộc và phân biệt màu da với cánh tả cũng như cánh hữu. Thời gian này, nó là một luận cứ đúng đắn và triệt để, nhưng nghe có vẻ cổ điển và truyền thống như thể tôi nói Đảng Lao động mới phải bắt đầu từ con số không. Vì thế, mặc dù luận cứ của tôi đúng, nhưng thái độ của nó một phần bị phán xét không đúng đắn – và trong chính trị, sự chia rẽ lây lan rất nhanh.
Trong tất cả những điều đã hoàn toàn rõ ràng về sự khác biệt giữa phe đối lập và Chính phủ; có một điều xảy đến với chúng tôi, khiến tôi vô cùng ngạc nhiên đó là khoảng cách giữa sự cam kết và quá trình thực hiện. Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định, công bố nó; dự cảm được các hậu quả sẽ xảy ra, ngay cả khi có những tình huống cần phải cần thời gian để có thể thấy những tác động của nó.
Hai năm kiểm soát những “di sản” ngân sách từ các Đảng Bảo thủ đã kết thúc. Trong ngân sách năm 1999, chúng tôi đã bắt đầu nới lỏng mọi thứ. Trong các yêu cầu vay nợ công của tháng Mười một năm 1999, chúng tôi đã công bố khoản tiền lớn, nhưng nó giống như việc mở một vòi nước và nhìn nó chỉ nhỏ giọt thôi. Chúng tôi đã công bố năm 1999 là năm “bội chi” − một cụm từ phần nào đã trở lại ám ảnh chúng tôi. Thật ra tình hình cũng có tiến triển, nhưng nó tăng mạnh, không chỉ vì dòng tiền chưa thực sự bắt đầu lưu thông, mà còn vì có một vấn đề cấu trúc mà tiền không thể giải quyết triệt để được, như bài phát biểu của “lực lượng bảo thủ” đã chỉ ra. Các bộ phận cũng như các cấp học, bậc đại học, Dịch vụ Y tế Quốc gia, pháp luật và trật tự, tư pháp hình sự, chúng tôi vẫn chỉ mày mò, chưa chuyển đổi được gì. Bài phát biểu thực sự quan trọng và thiết yếu với hệ thống. Năm 1999 qua đi và năm 2000 đến, tôi bắt đầu tìm cách để chúng tôi có thể đẩy cả cỗ máy cải cách đi xa và nhanh hơn nữa.
Đầu tiên, chúng tôi đã có cả thiên niên kỷ cơ hội. Tôi sẽ nhớ thời khắc bước sang thế kỷ XXI chủ yếu vì hai điều cơ bản: Mái vòm và Con bọ thiên niên kỷ. Một thứ đáng lẽ không nên diễn ra nhưng thực tế lại diễn ra và một thứ đáng lẽ nên diễn ra nhưng cuối cùng lại không.
Khi nghĩ tới các việc chuẩn bị về thời gian, nỗ lực và tinh thần cho sự cố “Y2K”, hoặc bất cứ biến cố gì được gọi bằng thuật ngữ đó, tôi không thể nghĩ rằng hiệu quả thu về quá ít so với thời gian bỏ ra. Điều an ủi duy nhất đó là cả thế giới đều hoàn toàn bị thuyết phục bởi vấn đề này. Về cơ bản, nếu chúng ta nhớ lại, máy tính không được cho là có khả năng chuyển giao số liệu đến năm 2000. Con người nguyền rủa sự ngạo mạn đã hướng nhân loại đến suy nghĩ máy tính sẽ trở thành một sai lầm trong quá trình phát triển. Thảm họa đã được dự báo, các cuộc họp về khủng hoảng vẫn diễn ra liên tục và cả hành tinh đã chuẩn bị tinh thần cho thảm họa không bao giờ xuất hiện. Margaret Beckett và tôi đã thực hiện một cuộc họp về việc đó và đi đến thống nhất rằng chúng tôi không nắm được ý tưởng mù mờ nhất mà các chuyên gia đang bàn luận. David Miliband cố giải thích nó một lần và thành thật mà nói, tôi không bắt kịp những điều anh ta trình bày và cũng không yêu cầu anh ta giải thích lại thêm.
David chưa bao giờ thực sự lấy lại được thăng bằng từ sau cuộc họp mà tôi đã tham dự với tư cách Lãnh đạo Phe đối lập với Bill Gates, một người sau này trong thời kỳ hoàng kim của mình đóng vai trò như một vị nhạc trưởng về máy tính, đã thay đổi thời đại của chúng ta. David thông minh và tân tiến trong công nghệ. Tôi lại không thông thạo về vấn đề này và tôi là một tay mù tịt về công nghệ. David đã cố gắng “phụ đạo” cho tôi trước cuộc họp và cảnh báo rằng tôi sẽ hành xử mâu thuẫn với câu thần chú của Đảng Lao động mới “Chúng tôi đang đi đầu trong cuộc cách mạng công nghệ”.
Tôi đã không phụ lòng mong đợi của ông ấy. Tôi đem tất cả mớ thuật ngữ công nghệ lộn xộn và trước sự hoảng hốt của David và những “người đẹp” trẻ tuổi trong phòng họp, tôi hỏi Bill về tình hình “máy chủ” của ông ta hoặc một số thứ tương tự như vậy, một câu hỏi gây kinh ngạc và tức cười cho các nhân viên và những kẻ hiếu kỳ đang nuốt từng lời của Bill. Tôi đã nghe thuật ngữ “máy chủ” ở đâu đó hoặc nghĩ rằng tôi có thể làm thính giả kinh ngạc với việc phô bày kiến thức này. Tôi chỉ đơn thuần làm họ ngạc nhiên.
Dù sao, khủng hoảng Y2K cũng đến và đi mà không ai thực sự để ý đến nó lắm. Có một điều tuyệt vời đó là tôi đã không bao giờ phê duyệt ý tưởng chi quá nhiều tiền cho nó. Đó là một quyết định nực cười của một Thủ tướng: Có nhiều người sắp làm được nhiều việc, nhưng cũng chỉ ngang bằng với những kẻ không chịu làm gì. Có hàng loạt những yêu cầu được đưa lên tới tấp, nhiều khi chúng ta không ngờ rằng mình phải quyết định – và đó là những đối tượng bạn nên nói “không”.
Thật không may, một lần tôi đã phải nói “có” đó là để có thể tiếp tục dự án Dome. Tôi nghĩ rằng quyết định này là một sai lầm, nhưng không phải điều gì đáng sợ. Một phần của vấn đề − và tôi thực sự không có ý xem đây là một điều đáng hối tiếc – là việc hưởng lợi từ quyết định. Trong nhiệm kỳ của mình, chúng tôi được cam kết một khoản 100 triệu bảng, do đó, chi phí bãi bỏ sẽ là đáng kể.
Thực sự, ý tưởng ban đầu của Michael Heseltine đưa ra không tồi và cũng giống như tất cả các ý kiến chủ quan khác của anh ta, ý tưởng này khá quy mô, nổi bật. Khái niệm này (khái niệm về the Dome) tương tự như ở triển lãm Crystal Palace của Hoàng tử Albert và triển lãm London − tưởng nhớ John Prescott – vào năm đăng quang. Chúng tôi đưa nó vào một buổi triển lãm về Vương quốc Anh và đặt nó ở bãi lầy được cải tạo, xung quanh nhà ga Greenwich. Rắc rối là triển lãm không chuyên biệt về loại hình trưng bày và chủ đề vị lai mà chúng tôi muốn được thông qua ở mức độ rộng lại rất khó nắm bắt về tiểu tiết. Vì vậy nó thuộc vào những chức năng được phân hóa: Tương lai, công nghệ, trò chơi, khoa học, giải trí. Nó giống như một nồi lẩu “thập cẩm” không chuyên biệt về một loại nào.
Điều đó cho thấy việc này không hề đáng lo ngại, chỉ là nó không tiềm năng mà thôi. Nhóm Dome – đứng đầu là Jeni Page làm việc không ngừng nghỉ và toàn bộ công việc, thoạt nhìn, rất có triển vọng. Sáu triệu người tham gia, nhiều người rất thích nó. Chúng tôi ngày càng dè chừng nó cho đến khi chính mình bước lên sân khấu – tôi, Peter Mandelson và Charlie Falconer – nơi nếu nó có một người táp vào mặt mọi người xung quanh bằng một con cá sống, thì chúng tôi kiên quyết muốn nó trở thành một công trình vĩnh cửu.
Đơn giản là trong thời đại ngày nay, đó không phải là một dự án thực sự thích hợp đối với Chính phủ và nó cũng không bao giờ tương thích tình hình của thiên niên kỷ này. Nếu không “thừa hưởng” nó thì có thể chúng tôi sẽ không bao giờ phải bắt tay vào để hoàn thiện nó. Theo David Yelland, sau này biên tập viên của tờ Sun nói, một bệnh viện sáng sủa đẹp đẽ mới là ưu tiên của Chính phủ.
Để công bằng, Gordon luôn chống lại điều này, còn tôi nghĩ thiệt hại của việc bãi bỏ quá lớn và trong bất kỳ trường hợp nào, hãy nghĩ rằng nó là một bước tiến mới cần thiết. Nội các đã bật đèn xanh nhưng ý kiến vẫn không thống nhất. John Prescott xoay sở đủ cách. Tôi phải rời đi sớm. Ông ta dành được chức vụ đó và theo cách hung hăng đúng kiểu “JP”, chủ yếu bởi ông ta nghĩ tôi cũng muốn vị trí đó và vì ông nghĩ ý tưởng này có lợi. Mà quả thế thật nó chỉ thiếu chút ý nghĩa thôi.
Dome rất nguy nga, tráng lệ và do Richard Rogers thiết kế. Tất nhiên, chúng tôi xem nó như điểm nhấn của thành phố và mở ra cơ hội cho toàn bộ khu vực đông nam London. Ngoài ra, đương nhiên chúng tôi mở rộng đất đai, xây hàng nghìn ngôi nhà, một cơ sở y tế và một trường học. Bây giờ nó cũng được coi như khu giải trí dành cho nhạc Rock và Pop của nước Anh, hoặc có thể là của toàn châu Âu.
Khi nhìn lại, trong khi nó đang chìm trong sai lầm, thì tại thời điểm đó không ai có thể đánh giá hết sự quá tải của toàn bộ dự án. Tuy nhiên, điều này có thể giải thích được. Tôi sẽ không bao giờ quên đêm 31 tháng Mười hai năm 1999. Tôi thường thấy kinh hãi những ngày “tuyệt vời” và các lễ kỷ niệm – tôi biết mình không nên như vậy. Tôi không có khái niệm sinh nhật ngoại trừ nghi thức tặng và nhận quà. Lễ Giáng Sinh vẫn luôn là một ngày tuyệt vời dành cho gia đình, dù đôi khi tôi cảm thấy trống trải mỗi khi nó qua đi.
Tối ngày 31 tháng Mười hai, tôi đang ở văn phòng và có việc cần hoàn thành, mặc dù, thiên niên kỷ mới là một điều kỳ diệu − nhưng mỗi dịp năm mới về − tôi vui vẻ đi ngủ sớm, tự cho phép mình có một buổi tối thảnh thơi và thức dậy vào sáng hôm sau, thật sảng khoái và trầm ngâm với ý nghĩ một năm nữa đã trôi qua.
Tuy nhiên, lần này hoàn toàn khác. Tôi trông ngóng trông giờ phút chuyển giao của thiên niên kỷ mới với một chuyến viếng thăm nha sĩ và trong giờ phút này, có vẻ nó sẽ ít đau hơn, êm ái hơn và chắc chắn bớt căng thẳng hơn.
Đầu tiên, tôi phải đến và tham gia khởi động Bánh xe Thiên niên kỷ, với một màn trình diễn pháo hoa. Chúng tôi đi bộ rời phố Downing và đột nhiên trong tôi dấy lên cảm giác sợ hãi càng lúc càng rõ rệt. Trong những thời điểm như thế này, Cherie tỏ ra rất cứng cỏi và là một tấm lá chắn hoàn hảo: Cô ấy đã – hay ít nhất đã rất cố gắng tỏ ra – bị hấp dẫn bởi toàn bộ cảnh tượng lúc đó.
Khi chúng tôi di chuyển giữa những đám đông ở Whitehall để tiến về phía bến tàu, mọi người tỏ ra thân thiện và tung hô khiến tâm trạng của tôi phấn chấn hơn. Chúng tôi tiến gần đến cầu Hungerford nơi Bob Ayling, CEO của hãng Hàng Không Anh, đang đợi tôi khai mạc sự kiện. Bob đã đảm nhiệm việc điều hành tất cả các lễ kỷ niệm thiên niên kỷ và đã hoàn thành trọng trách của mình dưới một áp lực khổng lồ.
“Điều gì xảy ra khi tôi mở màn hả Bob?” Tôi nói vọng từ phía trên khu ẩm thực xuống.
“Chà”, anh ta nói, “không nhiều lắm vì thực tế nó cũng chưa thực sự hoàn chỉnh.” Anh ta không hề bối rối. Tôi thích điều đó. Bởi chắc chắn là tôi đang vô cùng bối rối. Bob chuyển sự chú ý sang màn bắn pháo hoa. “Điều chắc chắn sẽ xảy ra là khi ngài bấm nút, chúng sẽ phụt thẳng lên từ trên sông Thames.”
Chắc chắn là như vậy rồi. Tôi tiến tới bục; đám đông đang reo hò ở phía dưới; tôi nghĩ mình đã phát biểu vài câu trước khi bấm nút.
Màn pháo hoa diễn ra rời rạc và không tạo được những hình thù độc đáo như mọi người hình dung từ trước. Thay vào đó, khi nói về pháo hoa, tôi đã từng chứng kiến những sự kiện sống động hơn ở Highbury Fields tại Islington vào Đêm hội Ông Fawkes.
Và tất nhiên, Bánh xe Thiên niên kỷ cũng chưa hoạt động. “Tôi không nghĩ là điều đó thực sự quan trọng trong đêm nay,” Bob nói một cách vui vẻ.
“Quan trọng chứ, nếu nó đã được gọi là Bánh xe Thiên niên kỷ” tôi nói với giọng điệu chua chát và nỗi sợ hãi đang quay lại xâm chiếm tâm trí tôi.
Nhưng không có thời gian để suy nghĩ nữa. Chúng tôi chuẩn bị có một bữa tiệc Dome với Nữ Hoàng.
Lẽ ra chúng tôi phải đến trên làn đường Jubilee mới. Bản thân Tube đã là một phần của sự phát triển cho các dịp kỷ niệm và các trạm nút giao thông mới đang đi vào hoạt động. Một lần nữa, một ý tưởng thật tuyệt vời; lại một lần nữa, khi năm mới đang cận kề, đó là một nguồn xói mòn liên miên. Chúng tôi vướng phải các cuộc tranh luận của các nhà thầu, của công đoàn và các tranh chấp chính trị. Vấn đề là tất cả mọi người đều biết họ đang đặt chúng tôi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan − giờ hẹn gần như không thể thay đổi được và nếu không đi đường nhánh, chúng tôi không thể đưa mọi người tới Dome đúng giờ. Chúng tôi đã đi quá sát giờ. Và tôi không thích khiếu hài hước khó chịu với câu nói: “Hãy cầu nguyện, ngài Thủ tướng” phát ra từ Ban quản lý Tàu Điện Ngầm London. Hoàn thành việc đó là cả một trọng trách lớn và John Prescott đã biểu diễn những phép lạ nho nhỏ với những người cầm dùi cui.
Nhưng đêm thiên niên kỷ là lần đầu tiên nó phải vận hành. Phút đầu căng thẳng đã đến khi chúng tôi lên tàu: Liệu nó có hoạt động không? Liệu cửa có mở không? Liệu nó có phanh từ từ rồi dừng hẳn không?
Dù sao: Nó vẫn hoạt động. Cửa tàu mở để chúng tôi lên và xuống, thế là chúng tôi đến được Dome. Hàng đoàn người đang kéo vào và nơi đây không được yên tĩnh cho lắm. Đoàn người chen chúc chật cứng ở các trụ nhà, sẵn sàng dự tiệc, thật không thể tin được. “Mọi người đâu cả rồi?” tôi hỏi người hướng dẫn của chúng tôi ở Dome.
“Tôi nghĩ là chuyến tàu chuyển tiếp từ ga Stratford đã bị trục trặc. Ga đó đã bị đóng cửa rồi.”
Cả phòng chao đảo. “Cái gì? Ga Stratford, một ga quan trọng và trọng yếu trong việc vận chuyển người tới Dome, đã gặp một lỗi kỹ thuật chết tiệt nào đó và đang ngừng hoạt động. Tôi đã nghĩ về công chúng đang chờ đợi ở đó và nỗi sợ dâng trào. “Tôi phải gặp Charlie,” tôi nói.
Khi Peter Mandelson từ chức, Charlie Falconer đã kế nhiệm trong vai trò Bộ trưởng. Charlie đã lạm dụng vấn đề về Dome hơn tưởng tượng và ngay từ đầu đã tỏ thái độ rất kỳ lạ. Mỗi lần gặp anh ta sau những lời lẽ phê phán te tua và kết thúc bằng những lời châm chọc về cân nặng, diện mạo, tính cách và cách ăn nói của anh ta – tôi thường nói, “Anh thế nào, Charlie?” Anh ta thường trả lời rằng mình yêu thích công việc và rất biết ơn tôi về cơ hội này bằng giọng điệu hết sức chân thành. Tôi thấy điều đó thật tuyệt vời. Những thể hiện của anh trong vụ việc ở Dome là minh chứng tuyệt vời cho sự hy sinh bản thân.
Tôi thấy anh ta đang đứng ở phía quầy tiếp khách VIP. “Charlie”, tôi gọi, “chuyện quái gì đang xảy ra ở Stratford thế?” Anh ta giải thích về sự cố. “Chúa ạ, Charlie, bao nhiêu người đang đợi ở đó?”
“Vài nghìn người, tôi e là thế. Tôi rất lấy làm tiếc.”
Tôi nhìn anh ta một cách buồn bã. “Biết nói cái gì khi cánh truyền thông biết được chuyện này đây?”
“Ừm, tôi e là họ đã biết rồi vì các phóng viên đều đang đợi cả ở đấy.”
Tôi sợ là mình sắp túm lấy cổ áo anh ta vào lúc này.
“Cái gì? Cái gì? Giới truyền thông đang làm cái quái gì ở đó? Anh đã, ôi không, xin làm ơn, ôi Chúa ơi, xin hãy nói với tôi là anh đã không mời cánh nhà báo và phóng viên đến đây bằng xe điện Tube từ Stratford, cũng như những người dân bình thường khác đấy chứ?”
“Chúng tôi nghĩ là làm thế thì có vẻ dân chủ hơn đấy.”
“Dân chủ? Thằng ngốc nào lại nghĩ như thế? Họ là giới truyền thông, vì Chúa. Họ viết về người dân. Họ không muốn bị đối xử giống người dân.”
“Điều ngài muốn chúng tôi làm…” Charlie nói, cảm thấy mình cũng nên đấu tranh một chút, “là đưa tất cả bọn họ lên một chiếc xe limo dài ư?”
“Đúng, Charlie ạ”, tôi gầm lên, “với người phục vụ và đủ sâm panh để họ có thể uống thỏa thích; hay ít nhất là đưa họ lên Tube cùng chúng ta.”
Tôi lấy làm xấu hổ phải nói rằng lúc đó tôi đã quát tháo và mạt sát anh ta, trong lúc những người tỉnh táo hơn trong Đảng của chúng tôi đã cố gắng tìm cách giải quyết. Cuối cùng chúng tôi nghe tin họ đang trên đường đến, dù có thể là không kịp cho nửa đêm. “Xin đừng nói với tôi là nếu họ không đến kịp lúc nửa đêm thì cũng không quan trọng, Charlie ạ, nếu không tôi sẽ dùng dùi cui đánh anh chết ngay tại hiện trường đấy,” tôi nhớ là mình đã nói thế. Cuối cùng vài người đã đến nơi vài người không đến kịp; và dù sao, tin tức báo chí cũng đã ít nhiều được khắc tạc ngay từ lúc đó.
Trong lúc này, một mối bận tâm mới lại xâm chiếm tôi. Chúng tôi đã thuyết phục Nữ Hoàng và Hoàng Tử Phillip đến Dome để chung vui. Tôi không biết chính xác Hoàng Tử Phillip nghĩ gì về điều đó, nhưng tôi không nên tưởng tượng là tin đó lại xuất hiện trên mặt báo. Tôi đoán là Nữ Hoàng sẽ dùng một ngôn ngữ khác để thể hiện mong muốn đó nhưng với cùng một cảm xúc. Tuy nhiên, tất cả chúng tôi đều phải trải qua nó với khuôn mặt tươi tỉnh và bà là người thể hiện thành công nhất. Chúng tôi ngồi xuống cạnh nhau và cùng xem chương trình.
Có một buổi diễn nhào lộn trước nửa đêm. Vâng chuyện này thật đặc biệt. Họ ở trên Dome, diễn những màn nhào lộn đẹp mắt, bay lượn trong không trung. Họ đều mặc những bộ quần áo đầy màu sắc, trông rất bắt mắt với màn biểu diễn đầy ấn tượng.
Sau đó một ý nghĩ rùng rợn xâm chiếm tôi và khiến tôi sởn gai ốc. Họ đang làm những động tác hoang dại ngay phía trên nơi Nữ Hoàng ngồi. “Chà, màn đó thật đáng chú ý,” Hoàng Tử Phillip nói, hâm nóng một câu chuyện nhỏ. “Ngài biết họ đang làm vậy mà không có dụng cụ bảo hộ nào không?” Tôi thề là mình biết điều gì sẽ xảy ra. Giống như một người trong một trong những bộ phim có giác quan thứ sáu, người biết trước tương lai: Từ 20m trở lên, một trong những diễn viên nhào lộn sẽ ngã trong một cú ngào lộn, rơi tự do xuống trúng chỗ Nữ Hoàng đang ngồi. Tôi có thể thấy tất cả. “NỮ HOÀNG BỊ GIẾT BỞI DIỄN VIÊN ĐU XÀ Ở DOME”. “BUỔI KỶ NIỆM CHÀO THIÊN NIÊN KỶ CỦA NƯỚC ANH BỊ PHÁ HỎNG”. “BLAIR THÚ NHẬN KHÔNG PHẢI MỌI VIỆC ĐỀU ĐI THEO KẾ HOẠCH”. Lễ chào mừng thiên niên kỷ của Anh có thể sẽ trở nên nổi tiếng; tôi sẽ được lưu tên tuổi vào lịch sử.
Tôi không hề đùa các bạn nhưng vào 11 giờ 30 phút đêm giao thừa năm 1999, tôi đã tin chắc là như thế. Tôi dường như nín thở đến khi màn biểu diễn chấm dứt.
Sau màn nhào lộn là bài hát “Auld Lang Syne” vang lên. Một quyết định nữa; tôi có nên nối tay với Nữ Hoàng hay không. Chúng tôi nhìn nhau. Tôi cũng nhận ra một cách vô dùng là thật lố bịch khi làm thế, nhưng không làm thế lại tạo cảm giác lạnh lùng khó gần. Tôi đưa ra quyết định, với cánh tay ra. Bà giữ lựa chọn của mình ở dạng mở, chìa ra một cánh tay.
Phần còn lại của buổi tối trôi đi một cách tẻ nhạt. Cuối cùng chúng tôi về đến nhà vào 2 giờ sáng. “Em nghĩ buổi tối cũng khá vui vẻ”, Cherie nói khi chúng tôi lết vào giường.
“Em yêu,” tôi trả lời, “chỉ có một điều khiến anh phải cảm ơn Chúa đêm nay và đó là những điều này chỉ xuất hiện nghìn năm một lần.”

Sáng hôm sau tôi quay lại với công việc thường nhật. Tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã tại nhiệm được hai năm rưỡi. Với cách thức hoạt động của Chính phủ, nó giống như một cái chớp mắt. Với cách công chúng nghĩ, nó dài đến vô tận. Bài phát biểu về “các lực lượng của chủ nghĩa bảo thủ”, theo một nghĩa nào đó, là sản phẩm của sự chán nản từ bản thân tôi bởi tôi đã không thể căn chỉnh cho hai khu vực thời gian ấy trùng khớp với nhau. Có một vài lời chỉ trích từ các nhà bình luận và từ công chúng rõ ràng là không công bằng, nhưng số lời chỉ trích khác chủ yếu phê phán rằng quá trình thay đổi đang diễn ra quá chậm và thiếu triệt để. Tôi tin vào bản thân mình và vì thế mà có bài phát biểu đó.
Tôi dần hiểu ra sự phức tạp của các thể chế nền dịch vụ xã hội, sức nặng của các sức ép, độ rộng của các đòi hỏi và mức độ của sự trông đợi về tính khả thi của một số sự kiện trong những thời điểm nhất định. Thiên niên kỷ mới có thể là một khoảng khắc khó quên trong thời lịch, nhưng “cuộc khủng hoảng mùa đông” của Dịch vụ Y tế Quốc gia trong thời điểm chuyển giao năm 1999–2000 xảy với những dự đoán trước về số người chết cùng các thiệt hại khác. Với hai năm rưỡi nắm quyền của tôi, mọi người trông mong nhiều hơn thế.
Giờ đây, rất khó để nhìn lại và nhận thấy những cuộc khủng hoảng như thế là điều không thể tránh khỏi. Vào thời điểm đó, một đại dịch cúm đã xảy ra. Sự xuất hiện của nó kéo theo những ca bệnh đáng buồn và vận đen cho nhiều người. Nó xoay quanh một phụ nữ có tên Mavis Skeaton, một bệnh nhân không được điều trị đúng cách và tử vong. Gia đình cô ấy dĩ nhiên đã nổi giận. Đơn vị chăm sóc đặc biệt của các bệnh viện biết rằng ca bệnh này rất khó đối phó. Ngoài ra còn những câu chuyện về những người bị từ chối điều trị, những người được điều trị trên các xe đẩy hàng, những người phải chờ hàng giờ trong khu vực Tai nạn và Cấp cứu (A&E).
Ngoài những trường hợp mắc bệnh thông thường và dịch cúm, còn những bệnh nhân phải đợi chờ quá lâu để được phẫu thuật tim, đến mức đã ra đi trong lúc chờ đợi. Tôi nhận được thư từ một người phụ nữ có chồng là nhiếp ảnh gia cho tờ Northern Echo mà tôi đã từng có thời gian làm việc chung. Ông ấy đã mất trong một tình huống như vậy. Tôi cảm thấy điều đó thật kinh khủng, cảm thấy mình có trách nhiệm và tồi tệ nhất là cảm thấy một nỗi nghi ngờ day dứt về việc liệu có phải chúng tôi chỉ cần thời gian để cải thiện tình hình, hay cần thứ gì đó khác sâu sắc hơn đối với cách thức vận hành của cả hệ thống dịch vụ. Nếu vế đằng sau đúng, chúng tôi không đủ tầm để thực hiện điều đó. Và nói rất thật là tôi không hoàn toàn dám chắc về câu trả lời. Đó là lý do vì sao tôi nói mình vẫn đang học hỏi.
Lo lắng về vấn đề y tế và giáo dục đeo đẳng tôi mỗi ngày. Đó là lúc các cải cách của phe Bảo Thủ đã được tiến hành hoặc lý giải tồi tệ thì hướng đi thiết yếu của những cải cách đó thực chất chẳng liên quan đến bản chất Bảo Thủ của họ, mà liên quan đến thế giới hiện đại. Những cải cách này cố gắng giới thiệu các hệ thống mà ở đó, lượng tiền chi tiêu tương ứng với chất lượng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ trong vai trò kiểm soát. Chính sách đó có một vài điểm mâu thuẫn và thậm chí là gây nhầm lẫn, nhưng cách tiếp cận tổng thể sinh ra từ cùng các xu hướng kinh tế và xã hội đã giúp vấn đề tư hữu hóa và cắt giảm thuế nhận được nhiều ủng hộ.
Tôi thấy một xu hướng sắp sửa phá vỡ các cấu trúc tập quyền và cũ kỹ, tập trung vào thị hiếu ngày càng cao của khách hàng, chấm dứt những ranh giới cũ kỹ trong các ngành nghề. Với tôi, xu hướng này dường như có liên quan tới cách người dân chứ không phải Chính phủ ứng xử. Theo lẽ thường, sự thay đổi trong cách các khu vực tư nhân được tổ chức và điều hành có vẻ như có sự hồi ứng trong những thách thức mà khu vực công phải đối mặt.
Trong chính sách tội phạm và phúc lợi, tôi nhận ra phe Bảo thủ đã không thực sự suy tính kỹ càng và chỉ bắt đầu suy nghĩ thấu đáo khi nhiệm kỳ của họ gần kết thúc. Nhưng đối với vấn đề Dịch vụ Y tế Quốc gia và trường học lại hoàn toàn khác. Họ đã tạo ra các yếu tố của sự thay đổi mà chúng tôi cần xem lại và học hỏi thay vì thải loại.
Vấn đề là vào thời điểm đó, trong Đảng Lao động không có mấy người hứng thú với suy nghĩ đó. Thật sự, đó là điều dị biệt. Đặc biệt, tôi đã đặt Frank Dobson vào vị trí chịu trách nhiệm về vấn đề NHS. Bản thân sự việc đó đã cho thấy tầm hiểu biết còn hạn hẹp của tôi khi mới lên cầm quyền. Frank là một đảng viên Lao Động truyền thống, hay nói một cách công bằng thì là một người đã tuyên thệ làm đảng viên Lao Động truyền thống. Ông ấy là một trong nhiều người coi Đảng Lao động mới là một kế hoạch thông minh để thắng cử. Ông ấy không hiểu nhiều về nó và ở mức độ hiểu biết của mình về nó, ông ấy không đồng tình với quan điểm mới.
Những người làm việc trong hệ thống phân cấp của ngành và của Dịch vụ Y tế Quốc gia mặc dù là những “nô bộc” tận tâm và hiệu quả của nhân dân, nhưng họ tin tưởng rằng có sự không tương thích giữa những khái niệm của khu vực tư như “sự lựa chọn” và sự công bằng cơ bản của Dịch vụ Y tế Quốc gia như là một tổ chức. Đó là vấn đề xưa cũ khi chính sách biến thành nguyên lý và vì thế chính sách về NHS của năm 1948 – vô cùng phù hợp với thời đại đó – trở thành nguyên lý thiêng liêng của mọi thời đại.
Tôi suy nghĩ kỹ càng về tất cả những điều đó suốt năm 1999 và bắt đầu đối thoại với các bạn hữu chính trị gần gũi và thân quý nhất của mình. Nhưng tôi gặp hai vấn đề: Một là Frank Dobson, hai là tài chính. Tôi biết tình trạng thiếu đầu tư vào NHS đã quá rõ ràng mà phe Bảo thủ không hiểu được điều đó, hoặc có thể là họ không muốn hiểu. Khi chúng tôi so sánh các khoản chi tiêu của mình với bất cứ quốc gia nào tương tự thì sự thiếu tương xứng rất rõ rệt. Tiền không quan trọng nhưng cần thiết.
Cuộc khủng hoảng mùa đông là biểu hiện trực tiếp của vấn đề. Vấn đề thực nằm sâu bên dưới hệ thống dịch vụ: Ngân quỹ và cách chi tiêu ngân quỹ.
Tôi có một loạt các cuộc bàn thảo với các chuyên gia y tế mà Robert Hill (cố vấn y tế tuyệt vời của tôi) đã sắp xếp. Thật tuyệt vời. Từ nội bộ Dịch vụ Y tế Quốc gia, có những người thực sự tin tưởng vào triết lý bình đẳng của hệ thống nhưng không hài lòng với cách thức người ta điều hành hệ thống này. Cách thức vận hành của nó thật lỗi thời. Sự yếu kém thể hiện ngay trong các mắt xích nhỏ dẫn đến những hệ quả không công bằng cho toàn bộ hệ thống.
Tôi cũng có vài cuộc đối thoại với Gordon về ngân sách cho Dịch vụ Y tế Quốc gia. Nhưng như tôi dự đoán, không thể thuyết phục ông ấy thay đổi điều gì lớn lao trong hệ thống này. Trên cương vị Bộ trưởng Tài chính, ông ấy có nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ các vấn đề tài chính và ngăn cản những khoản chi thêm.
David Frost vẫn là người phỏng vấn giỏi nhất trên TV. Ông ấy không thô bạo hay tỏ ra khó chịu, nhưng có một tài năng phi thường trong việc dẫn dụ người được phỏng, dẫn dắt họ, khiến họ chia sẻ những bí mật và đưa tin lên trang nhất chỉ bằng những cuộc trò chuyện. Tôi không còn nhớ nổi số lần Alastair nói với tôi rằng: “Vì cái quái gì mà ngài lại nói ra điều đó?” sau khi tôi chuyện trò với Frost. Tôi nói: “Hả?”, ông ấy giải thích, còn tôi thì chẳng nói được gì ngoài việc thốt lên: “Ôi!”.
David cũng có tư duy về một khái niệm mang tính cách mạng rằng khán giả muốn nghe người được phỏng vấn trả lời chứ không muốn nghe người phỏng vấn đặt câu hỏi. Nhờ vậy, ông ta khiến mọi người nói ra nhiều hơn dự định và về một đề tài rộng lớn hơn. Bạn sẽ tự “tuôn” ra vài vấn đề đủ để làm thành một tin tức nóng hổi sau mỗi cuộc phỏng vấn. Và đương nhiên, bằng cách kiên quyết mà không sỗ sàng, ông ta khiến người được hỏi, về mặt tâm lý, không thể không trả lời trực tiếp vấn đề.
Dù thế nào đi chăng nữa thì trong tình huống này, không cần phải lo lắng về việc tôi đã nói ra một vài điều ngoài ý muốn, vì tôi chủ ý nói ra những điều đó. Tôi quyết tâm sẽ nâng mức ngân sách cho Dịch vụ Y tế Quốc gia ngang bằng với mặt bằng chung châu Âu. Có rất nhiều cách để tìm ra kết quả. Có rất nhiều các nhà thống kê và kế toán viên có thể tính toán và đưa ra hàng loạt các kết luận khác nhau, nhưng cơ bản là khá rõ ràng. Vào ngày thứ Bảy, Robert Hill và tôi cùng bàn thảo về các phương án khả thi. Tôi nói chuyện lại với Gordon, lúc này đã trở nên khó thuyết phục hơn. Nhưng tôi tin về mặt chiến lược chính trị sâu xa thì quyết định đó cần phải được đưa ra ngay bây giờ.
Tôi cũng biết rằng đến lúc này, chúng tôi có một cơ hội có thể thực hiện cải cách. Cuối năm 1999, Alan Milburn thay thế vị trí của Frank. Alan đã giữ chức Ngoại trưởng trước đó và đã thực sự tỏa sáng, ủng hộ hoàn toàn với hướng thay đổi. Frank từ chức để tập trung vào cuộc đua trở thành thị trưởng London.
Tôi thừa nhận là lúc đó, tôi đã không can ngăn Frank đừng từ chức, một phần vì tôi nghĩ điều đó sẽ giúp giải phóng Bộ Y tế. Tuy nhiên, nó để lại cho chúng tôi một rắc rối lớn liên quan đến cuộc đua thị trưởng. Sự thật là Frank có rất nhiều cơ hội chiến thắng Ken Livingstone trong cuộc đua vào ghế thị trưởng. Về sau, trong quá trình bầu cử, khi tôi cố gắng đẩy cao tinh thần đội ngũ của mình, tôi đã nói liều rằng mình nghĩ Frank chắc chắn sẽ chiến thắng. Đáp lại, Anji nói: “Nếu ngài nghĩ Frank Dobson có thể đánh bại Ken Livingstone ở London thì tôi sẽ đi gọi bác sỹ ngay”.
Thế là có một rắc rối lớn lơ lửng ở London. Nhưng cho đến khi được Frost phỏng vấn, tôi biết mình muốn gì và có được người tôi muốn lên nắm quyền.
Tôi đã tham gia buổi phỏng vấn và trước sự hài lòng của David, tôi không cần thú nhận điều gì đó để được buông tha, mà cứ nói thẳng một cách cởi mở và nhanh chóng. Đó là một trong số ít ví dụ tôi còn nhớ về việc tham dự một chương trình với một câu chuyện có sẵn trong đầu và có thể mở rộng nó.
Có những ngày tôi tranh cãi với Gordon, nhưng ông ta có thể thấy việc đó là không thể tránh khỏi và dù sao trong chính trị, một việc như thế là chuyện đương nhiên. Đó là một kiểu cướp lời thẳng tưng. Nhưng đó là kiểu cướp lời cần thiết và có thể hiểu được. Nó cho phép tôi song hành tiếp với phần còn lại của kế hoạch: Làm việc với Alan về một để xuất cải cách nghiêm túc.
Chúng tôi nói về đề xuất đó và đồng ý rằng trong những tháng tới, chúng tôi sẽ tìm ra một kế hoạch phù hợp, chín muồi cho Dịch vụ Y tế Quốc gia. Sau khi rà đi rà lại, chúng tôi nhất trí rằng đó nên là một kế hoạch 10 năm. Mục đích phải là thay đổi căn bản cách vận hành của Dịch vụ Y tế Quốc gia: Phá vỡ hòn đá tảng cũ kỹ, thiết lập mối quan hệ mới với khối tư nhân, lắng nghe các khái niệm về sự lựa chọn và cạnh tranh, thương lượng những hợp đồng cơ bản của những người trong ngành, từ y tá đến bác sỹ và quản lý.
Quan trọng nhất là nó đã đưa ra một giải pháp cho những điều đã xoay vần trong tâm trí tôi từ lâu. Khi đạt đến đỉnh quyền lực vào năm 1997, chúng tôi đã nói rằng chính “các chuẩn mực chứ không phải cấu trúc” mới là điều quan trọng. Chúng tôi nói ra điều này với ngụ ý về nền giáo dục, nhưng nó hoàn toàn phù hợp với hệ thống y tế và các hệ thống dịch vụ công khác.
Nói cách khác, chúng tôi tuyên bố rằng: Hãy quên những cải cách hệ thống rườm rà đi và đầu ra mới là thứ có hiệu quả. Về phương diện diễn văn, điều đó chẳng có vấn đề gì. Về phương diện chính trị, nó mang lại lợi ích tích cực. Thật không may, tôi bắt đầu nhận thấy rằng khi suy nghĩ của chúng ta bị kinh nghiệm chi phối, thì nó cũng tào lao giống như một phần chính sách. Toàn bộ vấn đề là cấu trúc sinh ra các chuẩn mực. Cách thức một dịch vụ được sắp đặt ảnh hưởng tới kết quả đầu ra.
Như thế, trừ phi bạn tin rằng những thay đổi được kiểm soát từ trung ương mới hiệu quả nhất. Đây là lúc những thay đổi trong suy nghĩ có tác động chính trị sâu sắc và những mối quan hệ mật thiết về dịch vụ. Một phần của toàn bộ suy nghĩ này đã giúp tạo ra Đảng Lao động mới là tái định nghĩa bản chất của Nhà nước.
Ngoại trừ lĩnh vực luật và quy định, tôi là một người tự do từ trong bản năng. Đó là lý do vì sao tôi thường trượt ra khỏi con đường của mình để khen ngợi Lloyd George, Keynes và Beveridge và vì sao tôi luôn luôn kính trọng và yêu quý trí tuệ của Roy Jenkins.
Trong một thế giới mà cá nhân tìm kiếm nhiều quyền kiểm soát cuộc sống của chính mình hơn, tôi không thể tưởng tượng nổi rằng có một quan niệm nào khác về Nhà nước ngoài quan niệm nó là nguồn động viên, động lực chứ không phải một thể chế gia trưởng, ban phát, kiểm soát lợi ích của những người dân, những người được cho là không có khả năng tự đưa ra quyết định. Trực giác đó, niềm tin đó rõ ràng phải được chuyển đổi thành hiện thực bộ máy Nhà nước. Vấn đề thực sự đơn giản như vậy, một sự cân đối giữa chính sách và triết lý.
Từ đầu năm 2000 trở đi, khi vấn đề ngân quỹ được giải quyết, ít nhất ở vấn đề mặt bằng chung, tôi, Alan và một nhóm các cố vấn thân cận bắt đầu lên kế hoạch 10 năm cho Dịch vụ Y tế Quốc gia.
Đồng thời, chúng tôi cũng xem xét các lĩnh vực chính sách khác với mục đích tương tự. Andrew Adonis đảm nhiệm vai trò cố vấn giáo dục của tôi. Tôi không thể nhớ chính xác ông ấy đã đến với chúng tôi như thế nào. Ông là một học giả ở Oxford và là một thành viên của Đảng Xã hội Dân chủ. Ông ấy rất tâm huyết với việc viết tiểu sử của Roy Jenkins (nhưng sức ép công việc khiến ông không thể hoàn thành được) và đã từng là một nhà báo của tờ Financial Times và Observer. Sự xuất hiện của ông ấy rất tình cờ nhưng lại vô cũng hữu ích, là người vô cùng trang nhã, có một trí tuệ xuất chúng và dám nghĩ mà không bị giới hạn bởi hệ tư tưởng. Ông ấy hoàn toàn là một người Lao động mới.
Đương nhiên, có những người phản đối ông bởi lý lịch Đảng Xã hội Dân chủ xưa cũ. Điều này cũng tương tự đối với Derek Scott, người đã cho tôi lời khuyên về chính sách lương hưu và kinh tế vĩ mô. Derek là một người dạn dày kinh nghiệm và quyết đoán, thực sự là một sự bổ sung mới mẻ cho đội ngũ của tôi. Tuy nhiên, ông ấy có các kỹ năng ngoại giao của Dirty Harry. Các cuộc họp với quan chức Bộ Tài chính thường trở thành các khu vực chiến sự nhưng tôi luôn thích có ông ấy ở bên.
Andrew, ngược lại, là một người vô cùng dễ mến, ngay cả những người cực đoan thù ghét Đảng Xã hội Dân chủ cũng khó có thể không thích ông.
David Blunkett, cũng như tôi, đang cân nhắc lại những chuẩn mực và cấu trúc và đương nhiên Andrew cũng vẫn thúc đẩy theo hướng đó. David cũng đã tập hợp được quanh mình một đội ngũ rất mạnh, như Micheal Barber và thư ký thường trực của bộ, Micheal Bichard, một trong số những người giỏi nhất. Vậy là chúng tôi cũng bắt đầu tư duy lại về con đường liên quan đến việc cải cách các trường học và đại học, cùng với những nguyên tắc tương tự như trong cải cách y tế.
Tội phạm lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Đó là lĩnh vực mà các vấn đề đã và đang rất nhức nhối. Theo thời gian, nó khiến tôi kiểm tra lại thấu đáo bản chất, mục đích, cấu trúc, văn hóa, nhiều hơn thế, tập tục, niềm tin, v.v... của cả hệ thống. Nó đã và đang vận hành không đúng.
Theo một ghi chú dài hơi năm 2000 của tôi, đủ để nói rằng chúng tôi cần phải sâu sát, triệt để, đột phá hơn trong cách tiếp cận với toàn bộ hệ thống ổn định các dịch vụ công và an sinh xã hội thời hậu chiến, một cách đồng loạt.
Trong suốt nửa đầu của năm, chúng tôi làm việc chăm chỉ, nhất là về Dịch vụ Y tế Quốc gia. Vào tháng Ba, tôi phát biểu trước Nghị viện về việc hiện đại hóa Dịch vụ Y tế Quốc gia, mở đường cho kế hoạch tháng Bảy sau đó.
Đồng thời, cuộc đua thị trưởng từ từ tiếp diễn với kết quả như dự đoán. Có hai giai đoạn: Thứ nhất, cuộc đua cho đề cử trong nội bộ Đảng Lao động; thứ hai: Cuộc đua trực tiếp tới chiếc ghế quyền lực.
Ở giai đoạn đầu, chúng tôi dốc toàn lực để đảm bảo việc đề cử Frank Dobson được diễn ra suôn sẻ. Trong giai đoạn đó, chúng tôi có một bộ máy hoàn hảo và nó cũng hoạt động rất năng suất. Dự cảm về việc Ken dẫn đầu luôn rõ rệt đến khó tin. Tôi cũng không ngoại trừ chính mình. Khác với John và Gordon, tôi không linh cảm được điều gì về vấn đề này. Tôi khá ngưỡng mộ tác phong của Ken, tài mưu lược, điều đã làm ông ta nổi bật theo kiểu khác biệt, cũng như khả năng giao tiếp của ông ta. Tôi cũng phóng đại những nguy hiểm trong các lập trường về chính sách của ông ấy, không cố ý, nhưng việc này vượt ra ngoài phạm vi của thói quen khi nói về quan điểm chính trị của một đối thủ. Không nên làm như vậy; trong chính trị luôn tiềm ẩn một nguy cơ, đó là khi bạn bất đồng với một ai đó, bạn sẽ phóng đại mối bất đồng. Hai mảng màu xám sẽ biến thành trắng và đen. Một chính sách sai lầm sẽ trở thành một thảm họa.
Với tư cách là một ứng viên của Đảng Lao động, Ken sẽ trở thành rắc rối vì một lý do rất đơn giản: Ông ta hoàn toàn bất đồng với liên minh Nhà nước/tư nhân mà John Prescott và Gordon đã ký cho Tube (Hệ thống tàu điện ngầm siêu tốc). Vì giao thông ở London quyết định phần lớn công việc, khó có thể yêu cầu một ứng viên Đảng Lao động bác bỏ chính sách giao thông của chính đảng mình.
Tôi ủng hộ chính sách này, nhưng lạ thay, lại cảm thấy thiếu chắc chắn về bản chất hiện đại hóa của nó. Tôi cũng cho rằng Bob Kiley, người mà Ken muốn đưa vào để vận hành Tube sau một nhiệm kỳ thắng lợi trong vai trò Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải ở New York, có điều gì đó để tán dương ông ta.
Nhưng John lại có sự xem thường của một đảng viên Đảng Lao động miền Bắc đối với Đảng Lao động London và không tin tưởng Ken hay một số kẻ New York mới phất. Còn Gordon thì ghét cay ghét đắng ông ta. Neil Kinnock cũng thể hiện quan điểm của mình như thể chỉ mỗi ông ta mới thể hiện thái độ quyết liệt được như thế. Trong bất cứ sự kiện nào, tôi cũng không ngăn cản Frank từ bỏ quyền đại diện, vì vậy Ken rõ ràng không phải là ứng cử viên cho vị trí lãnh đạo.
Cùng lúc đó, tôi cũng học được cách bỏ qua và nhận ra sự phù phiếm của việc áp đặt một hàng ngũ lãnh đạo trong những tình thế mà mục đích chung nhất là để phân quyền. Thực ra, đây là dư chấn từ những ngày vô tổ chức của Đảng Lao động. Người ta lo sợ bị thoát ly khỏi hàng ngũ đến nỗi tư tưởng nhìn xa trông rộng cũng dễ dàng trở nên lạc lõng. Vì vậy, tôi quyết định rằng, cuối cùng, một chiến thắng độc lập của Ken có thể là lựa chọn đỡ tồi tệ nhất, biết rằng Frank giữ vị trí thị trưởng là điều không thể khác được.
Nhưng chúng tôi vẫn phải trải qua cuộc bỏ phiếu nội bộ. Frank đã thắng cử với đa số phiếu của hội đồng. Đây không phải một kết quả đáng mong đợi của Đảng Lao động mới. Tôi đã gặp Ken ở Chequers ngay trước khi công bố kết quả và đã yêu cầu lời hứa trung thành từ ông nếu ông thắng cử. Ông ta hứa, nhưng không nhiệt tình cho lắm và tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên lúc ông ta tuyên bố sau khi biết kết quả rằng sẽ giữ vai trò trung lập. Tôi không trách gì ông ta. Thú vị là ở chỗ, một vài thành viên Đảng London từng ủng hộ tôi nhưng hơi nghiêng về cánh hữu, đã bảo tôi rằng họ sẽ bầu cho Ken dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa; và rằng tôi quá khinh suất khi phản đối ông ta, bởi vì, nếu Ken không trụ được, thì đừng nghĩ rằng Frank có thể làm thị trưởng. Có thể họ đã đúng.
Vào phút cuối, ngay trước cuộc bầu cử chọn ứng cử viên được tiến hành trong nội bộ Đảng Lao động, tôi đã cố gắng lần cuối cùng hòng xoay chuyển tình thế.
Có vài lời đồn đại rằng Mo Mowlam có thể cân nhắc ghi tên vào danh sách. Đây là một thứ tự đề bạt hoàn toàn khác biệt. Mo có thể giúp Ken huy động tài chính. Tôi hỏi liệu cô ta có nghiêm túc không. Cô ta nói là có. Rồi tôi hiểu ra vấn đề. Tôi mời Frank và phu nhân của ông, Janet đến phố Downing và dung trà với họ tại nhà. Alastair có ở đó và Cherie đột nhiên xuất hiện. Tôi giải thích rằng việc Frank thắng cử có thể sẽ rất khó khăn và thăm dò xem liệu ông ta có bằng lòng rút lui hay không. Câu trả lời hết sức rõ ràng, ông ta sẽ không làm thế. Tôi không thể nói mình đã ngạc nhiên, ông ta cũng vậy và sau một vài lời biện hộ, tôi làm ông ta thất vọng vì cố tình xoáy sâu vào chủ đề này.
Cuối cùng, Mo cũng không thực sự sẵn sàng tập trung vào điều này. Quan hệ của tôi với cô ấy cũng không còn được như trước nữa.
Một trong những vấn đề của giới chính trị gia là khi bạn làm lãnh đạo, mà điều này tôi đoán là cũng đúng cả trong các tổ chức khác nữa, bạn sẽ phải đưa ra các quyết định rất khắc nghiệt về hệ thống nhân sự. Chỉ có một số lượng rất ít những vị trí top đầu và số ứng viên hoặc ứng viên phụ cao hơn rất nhiều so với số người trúng tuyển.
Cải tổ nhân sự đã đủ khó khăn nhưng việc sa thải nhân viên còn khủng khiếp hơn và sai lầm trong việc đề bạt nhân viên sao cho tương ứng với ước đoán của họ về bản thân cũng kinh khủng không kém. Giữa bạn và nhân viên luôn có một hố sâu khác biệt trong cách đánh giá về trình độ của họ.
Mo đã từng rất xuất sắc ở Bắc Ireland – đây đúng là điều hoàn cảnh yêu cầu – nhưng khi tôi xuất hiện vào cuối năm 1999 để cân nhắc một sự điều chỉnh ở đó (việc này thường xuyên bị báo chí đem ra công kích một cách vô vị và thậm chí còn được quy kết là một phần không thể thiếu của việc điều hành phố Downing, việc này hoàn toàn sai thực tế – tôi không thể nào lại làm điều đó với Mo được), tôi đã có một cuộc thảo luận trực tiếp với cô ấy trên sân thượng của ngôi nhà Số 10.
Cô ấy không phản đối việc chuyển đi, mặc dù rất bất bình trước những việc được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, điều này cũng khá dễ hiểu. Nhưng rồi cô ấy làm tôi giật bắn khi nói rằng (và cô ta quả thật đã rất lỗ mãng): Tôi là nhân vật được ưa chuộng nhất trong Chính phủ; Robin Cook vừa không được lòng người lại vừa thoái hóa biến chất; Ngài nên cho tôi làm Bộ Trưởng Ngoại Giao. Tôi hoàn toàn bị động trước yêu sách này và e là tôi đã ngay lập tức cho thấy mình nghĩ đó là điều không tưởng.
Và có một vấn đề. Khi vực thẳm mở ra giữa một bên là nhận thức của họ về năng lực của bản thân còn bên kia là nhận thức của bạn về năng lực của họ, thì mối quan hệ giữa hai bên không bao giờ còn có thể cứu vãn được nữa.
Mo đã từng là một người ủng hộ tôi từ rất sớm. Cô có một giác quan chính trị rất bén nhạy. Ở bên cô thật thoải mái. Cô ấy chống chọi với tật bệnh của mình bằng một phẩm giá tốt đẹp và là thành viên được lòng nhiều người nhất trong Chính phủ.
Dấu ấn độc đáo của một điều gì đó rất “Mo” là một cú sốc văn hóa lành mạnh ở Bắc Ireland. Tôi sẽ không thể quên giờ khắc trong các cuộc đàm phán hòa bình khi đứng trước vài người đàn ông Ireland khá chính thống, cô bước vào phòng tôi, tháo mớ tóc giả ra, ném nó lên bàn uống nước, gác chân lên bàn làm việc, ợ thật to rồi “phát biểu chủ trương”, “Chà, đây chẳng phải trò vui thú gì, đúng không?” và tiếp tục nói với họ những việc mà cô muốn lẽ ra phải làm ngay lúc đó, đứng đầu là một màn ái ân thật mãnh liệt. Chỉ trong vài giây, cô đã làm xáo trộn tất cả những quy tắc ứng xử cố định rất dễ nhận ra ở những vị ngoại trưởng tiền nhiệm của Anh. Nhưng tôi lấy làm nao núng khi phải nghĩ đến hậu quả mà thái độ này sẽ gây ra khi nó bị công kích trước sự mẫn cảm đến tinh tế của các ngoại trưởng và trong các cuộc họp thượng đỉnh quốc tế quan trọng. Tôi không chắc là Bộ Ngoại Giao – tòa nhà trang nghiêm, thấm đẫm tinh thần của Palmerston, Grey và Halifax và thậm chí Peter Carrington – có chuẩn bị tinh thần cho những điều rất “Mo” như thế không.
Ngẫu nhiên làm sao, cái ghế Bộ trưởng Ngoại giao cũng thật tuyệt vời – ai cũng muốn nó. Không chỉ đơn thuần vì Bộ trưởng Ngoại giao là một trong những “cơ quan lớn nhất trong các bộ”, mà còn vì bạn chủ yếu dành thời gian bên những người lịch sự, trong các sự kiện mang tính toàn cầu và du lịch vòng quanh thế giới thể hiện sự thiện chí với những người muốn đón nhận chúng. Những chàng trai có bàn tay chai sạn vì công việc cực nhọc suốt ngày cằn nhằn về giá xăng dầu, phàn nàn về sự thiếu thiện chí của Chính phủ trong việc từ chối đầu tư cho dịch vụ này kia, hay sự lặt vặt của những dự án làm đường, tất cả đều không dành cho bạn. Bạn còn xa để phải bận tâm đến những thứ phù du như thế. Thế giới là khán đài của bạn; diễn ngôn về những lợi ích chiến lược của bạn quá tinh vi và trang trọng để những tâm hồn bình thường có thể hiểu được; thái độ của bạn có thể được cân đối và đo đạc một cách hoàn toàn trái ngược với hiện trạng đầy biến động và nguy cơ trong nước. Ngay cả trong Hạ viện – nơi gần nhất mà bạn có thể phải đặt chân tới mặt thô lậu của cuộc sống – bạn cũng vẫn có thể nói về những việc, những nơi và những cái tên khiến cho các thành viên bậc trung của Quốc hội phải gật gù tán thành vì chẳng hiểu gì.
Vậy nên người ta muốn ngồi vào vị trí nó. Một trong các lý do khiến tôi tôn trọng Jack Cunningham, một điển hình của những người trưởng thành nghiêm túc trong chính trường Đảng Lao động những năm 1980 và 1990, là vì ông ấy từng được John Smith lựa chọn. Tôi chuyển ông ấy đi để dọn đường cho Robin Cook, người này vốn không phải chiến hữu của Jack. Ông ta chấp nhận– dù có phản đối ông ta cũng không tỏ ra mặt – và tiếp tục công việc. Những người như thế thật hiếm.
Tuy nhiên, tất cả những cố gắng này đều chệch hướng. Cuộc bầu cử thị trưởng tất sẽ diễn ra lộn xộn và thực tế đã chứng minh điều đó. Ken danh chính ngôn thuận đứng ra như một người tự do, thắng đậm Frank và trở thành thị trưởng. Dù vậy, tôi đã rất thận trọng để không trở thành một OTT với việc tấn công Ken trong suốt chiến dịch tranh cử và luôn giữ cho việc giao tiếp được cởi mở. Sau cuộc đua, chúng tôi ổn định lại trong một mối quan hệ đúng mực với sự thoải mái đáng kể, đây là điều mà ông ấy xứng đáng được ghi nhận công lao.
Trong suốt những tháng này, bất chấp tình hình chính trị ở London, những trận động đất mới ở Bắc Ireland, vụ phi tặc người Afghanistan tấn công một máy bay ở Standsted trên đường tháo chạy khỏi Taliban, những vụ bạo động trong ngày Quốc tế Lao động cầm đầu bởi những kẻ vô Chính phủ đã làm xấu mặt nhà tưởng niệm Cenotaph và tất cả những người lang thang du đãng bình thường, tôi vẫn tiếp tục tra cứu địa nhiệt của cuộc cải cách dịch vụ công.
Tính phức tạp của các vụ việc có liên quan thực sự rất khó tháo gỡ và khôi phục. Lúc này, tôi vẫn đang ở giai đoạn dò đường, tổ chức vô số các cuộc họp với cố vấn, chuyên gia và những người trong ngành dịch vụ. Tôi cố tìm hiểu cách thức tạo hình, giới thiệu và quan trọng nhất là đưa cải cách vào thực tế với những hoàn cảnh và con người cụ thể.
Với tôi, tất cả những việc này thật hết sức căng thẳng và bức bối. Có những lúc tôi muốn vứt bỏ tất cả và dành cả ngày xuất hiện ở tuyến đầu, học hỏi cách thức quản lý dịch vụ, những áp lực thực sự của nó, những điều có thể thực hiện trong những điều kiện thông thường và các thay đổi khả dĩ của những điều kiện đó.
Cũng tại đây, tôi va phải điều khó khăn bậc nhất liên quan đến việc tạo ra thay đổi trong bất kỳ tổ chức nào. Tôi gọi việc đó là “quy ước”. Vì vậy trong NHS, một bác sĩ phẫu thuật thực hiện các ca mổ còn GP là một bác sĩ đa khoa thì không bao giờ được động vào con dao mổ. Y tá không được kê các đơn thuốc phức tạp. Bệnh viện càng có nhiều giường thì dịch vụ càng tốt. Đến phòng khám tư thì phải trả tiền, còn đến phòng khám công thì không.
Hoặc là ở trường học, bạn có một giáo trình chuẩn của quốc gia. Hay trong ngành Dịch vụ Dân sự, bạn có định hướng nghề nghiệp ổn định. Hay ở tòa án, quá trình xử án phải diễn ra trong tôn nghiêm.
Thách thức với những “quy ước” mà trong đó hệ thống vận hành là một việc hết sức khó khăn. Chúng luôn tồn tại có mục đích và ít nhất về mặt lịch sử, thường là vì mục đích tốt. Thay đổi chúng có thể còn khó khăn hơn. Toàn bộ mạng lưới các tập quán, thói quen và sở thích đã được tạo ra xung quanh chúng; nhưng buộc phải được thay đổi để tổ chức có thể tiến bộ hơn.
Vậy nên chúng tôi bắt đầu xem xét lại những nguyên tắc cơ bản mà dựa trên đó các dịch vụ này được vận hành. Chúng tôi cố gắng đo đạc chúng không dựa theo các “quy ước” mà dựa trên thực tế, những khả năng và cơ hội được tạo ra từ các thay đổi, những điều kiện mà chúng tôi mong muốn nếu có thể trút bỏ tất cả gánh nặng chính trị và chỉ thực hành tư duy tự do.
Tôi từng mời các chuyên gia đến và nói, nếu ông hoàn toàn tự do và có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, theo cách mình muốn, ông sẽ làm gì? Bức tranh mà tôi bắt đầu dựng nên tuân theo bản năng của chính tôi, nhưng rõ ràng các dịch vụ thì yêu cầu những thay đổi cấp tiến hơn.
Vậy nên điều này dẫn đến dự án NHS 10 năm. Tôi đã không nghĩ là mình có thể kéo dài được 10 năm và Alan cũng vậy, nhưng chúng tôi đều nhận thức rõ nhu cầu thiết lập một khung chương trình nhằm xây dựng một nền tảng có thể đưa NHS vào quỹ đạo mới. Tốc độ có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn, nhưng định hướng thì không thay đổi, ít nhất là nếu chúng tôi có cơ hội cho thấy những gì cải cách có thể mang lại.
Nhưng chúng tôi vẫn phải tiếp tục với sự thận trọng tối đa. Xảy ra sự đối lập giữa các phe trong đảng – John Prescott thường có thái độ thù địch; Bộ Tài Chính thì đa nghi mặc dù ở thời điểm đó đã gây rất nhiều cản trở; công đoàn thì cảnh giác và nghi hoặc (một cách đúng đắn); và các khu vực trong ngành dịch vụ, về cơ bản, bị lấn át bởi những người ủng hộ truyền thống.
Còn có một thách thức nữa. Người ta có thể thừa nhận rằng có những khu vực thất bại rõ ràng và hiển nhiên trong các ngành dịch vụ công. Công bằng mà nói, việc thuyết phục mọi người rằng chúng ta cần thay đổi cách thức xử lý áp lực mùa đông về Dịch vụ Y tế Quốc gia là không khó. Cũng không khó để thuyết phục mọi người đề ra biện pháp với những trường học đang thụt lùi, ý tôi là những trường có thành tích thấp trên mọi phương diện và mục đích – 10%, 15%, 20% học sinh có 5 điểm tốt nghiệp trung học cơ sở đạt – nhưng còn cách xa những gì tôi mong đợi.
Tôi xem xét các dịch vụ công từ một góc nhìn trung lưu và bạn sẽ không thể hiểu được tôi đã cố gắng cải tạo chúng như thế nào. Tôi cho các con của chính mình đi học trường công lập; đó đều là những trường công lập tốt – nhưng tôi muốn chúng phải tốt hơn nữa. Và ít nhất là tại thời điểm đó, những trường này khá hiếm. Tôi không chỉ quan tâm đến những trường đưa được 10%, 15% hay 20% số học sinh lên lớp đúng trình độ, mà còn cả những trường chỉ đưa được 50 hay 60%.
Mục tiêu cuối cùng không chỉ là giảm thiểu thời gian chờ đợi cho bệnh nhân nội trú, từ 18 tháng xuống 6 tháng; tôi nghĩ khoảng thời gian 6 tháng là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Tôi biết rằng mình sẽ không thể chịu được nếu người thân của chính tôi phải chờ đợi lâu như thế. Vậy thì sao những người khác lại phải chờ chứ? Và tại sao việc sửa đổi hệ thống để mang lại những điều tốt đẹp hơn lại chỉ có thể là một giấc mơ không tưởng?
Trong bất kể trường hợp nào, mặc dù có những người sẵn sàng chấp nhận cuộc sống thấp hơn mức họ xứng đáng được hưởng, thì một bộ phận lớn của Đảng Lao động mới cho rằng họ bỏ phiếu cho chúng tôi là vì họ có chung tâm lý của giai cấp trung lưu. Theo cách đó, không có nghĩa là những người thuộc “giai cấp lao động” thì đòi hỏi ít hơn; nhưng tôi nhận ra rằng cụm từ dùng trong ngoặc kép này có một ý nghĩa nào đó. Giai cấp lao động khao khát đổi đời sẽ thiết tha mong muốn trở thành giai cấp trung lưu.
Tất cả chuyện này lại quay về một điểm xuất phát. Hầu hết mọi người đều có tham vọng cho chính mình và gia đình, họ không cảm thấy tội lỗi về điều này. Họ cũng không nên cảm thấy tội lỗi. Họ chỉ không nên bực dọc khi người khác có những tham vọng hay đạt được những thành tích tương tự và nên cảm thấy bổn phận giúp đỡ những người kém may mắn và thành công hơn mình.
Tuy nhiên, vấn đề là cho dù phần lớn nội bộ đảng chấp nhận cải cách cấp tiến khi xảy ra thất bại, thì hầu hết lại đều không chấp nhận chủ nghĩa cấp tiến đó trong trường hợp bị động. Vậy nên, chúng tôi đã khơi mào cho một cuộc chiến nhằm thay đổi cấu trúc, biến đổi những “quy ước”; thay đổi thái độ, đề cao sự ưu tú không phải đổi lấy công lý mà là mục đích chính đáng cho quyền lợi của chính nó.
Cũng có thể chúng tôi vẫn đang trong quá trình giáo dục thông qua thử nghiệm dựa trên kinh nghiệm. Dự án Dịch vụ Y tế Quốc gia NHS vẫn còn mang những dấu vết của sự non yếu về mặt chính trị và trí năng. Nhưng đó cũng là một bước thoát ly triệt để khỏi vị trí của chúng ta trước kia.
Trước đó, tôi phải đề cập đến chương trình nghị sự về an ninh trật tự. Chúng tôi đã bắt đầu ban hành pháp chế đầu tiên về hành vi vô văn hóa từ khoảng vài năm trước. Theo như tôi thấy, càng lúc nó càng ăn khớp với toàn bộ chương trình nghị sự xung quanh hệ thống luật hình sự lỗi thời và nhiều nhược điểm. Mục tiêu là bước đầu coi luật hình sự như một dịch vụ công. Tôi biết điều này nghe thật kỳ cục, nhưng đây là vấn đề: Bởi vì nó liên quan đến những câu hỏi sâu sắc và đầy tôn kính về tự do nhân loại, trọng tâm trong hệ thống luật hình sự đã và vẫn đang là mối quan hệ qua lại giữa tố tụng và bào chữa. Trong cuộc điều tra mang tính đối kháng tiếp theo, hệ thống bị chi phối bởi quyền ưu tiên thực thi công lý so với quá trình tìm ra ai là người có tội hoặc vô tội.
Tất nhiên, điều đó là và nên luôn là trọng tâm, nhưng khi tập trung cứng nhắc như thế vào lĩnh vực này, trong thế giới thực, toàn bộ các khu vực chính thống trở thành cận biên. Nhân chứng, nạn nhân, tất cả mọi người ngoài bản thân tòa án, phải khớp nhau xung quanh sự tương tác giữa bên nguyên và bên bị. Các vụ án bị hủy bỏ. Bị cáo không xuất hiện. Lệnh bắt không được ban hành. Cảnh sát không có thời gian để giải quyết những vụ vi phạm nhỏ. Sau mỗi điều này là một người, một nạn nhân không được phát hiện – cho tới khi họ xuất hiện ở tòa án, đó cũng là khi họ phải trải qua một quá trình gian khổ kéo dài, quá trình làm tăng thêm sự xúc phạm cho vết thương vốn đã trầm trọng của họ.
Và tất cả những điều này xảy ra trong bối cảnh tội phạm xuất hiện phổ biến hơn rất nhiều so với khoảng giữa thế kỷ XX. Người ta có thể nói đi nói lại về lý do dẫn đến thực trạng này, nhưng nó quy về việc hệ thống không khớp với thực tại cuộc sống hiện đại. Nó là một con ngựa lạc long giữa thời đại ô tô lên ngôi. Nó là một điều tuyệt vời nhưng lại không mang bạn đi đủ xa và đủ nhanh.
Tôi đã bận tâm rất nhiều đến hành vi phản xã hội và cá nhân tôi tuyệt đối không khoan nhượng với nó. Tôi còn nhớ khi chúng tôi vẫn sống trong ngôi nhà ở đường Stavordale, gần ga điện ngầm Arsenal ở Islington và có một hôm tôi phải ra ngoài ăn tối. Tôi đi bộ xuống ga, khi tôi đi ngang cuối đường nhà mình, một anh chàng đang tiểu vào bờ tường. Tôi dừng lại. “Ông nhìn cái gì thế?” anh ta nói. Tôi trả lời, “Anh, anh không nên làm thế.” Anh ta rút từ trong áo khoác ra một con dao lớn. Tôi đi tiếp.
Tôi ghét điều này. Tôi ghét sự thực là anh ta đã làm việc đó. Thậm chí tôi còn ghét cay ghét đắng sự thực là tôi đã không thể ngăn anh ta lại. Tôi ghét sự lựa chọn mà ở địa vị của mình tôi phải đưa ra: Ngăn anh ta lại và đánh liều mạng sống của mình chỉ vì ai đó đi tiểu trên phố – khó có thể coi là tử vì đạo – hay là cứ đi tiếp.
Ngày qua ngày, xuyên suốt các thành phố, thị trấn, ngoại ô, làng mạc và thôn xóm của chúng ta, những tình tiết như vậy vẫn diễn ra. Điều này ở các thành phố ở châu Âu và ở Mỹ có khi còn tệ hơn. Một cách hoàn toàn chính đáng, người ta căm tức hành vi này một cách mãnh liệt. Nó xúc phạm đến những cảm giác được nuôi dưỡng tốt nhất trong họ.
Tôi cảm thấy chúng tôi đã thực sự sai trái với tư cách một tổng thể xã hội và phải sửa chữa điều đó. Đây không phải là một chút hoài cổ, mà là một thách thức cổ điển của thế giới hiện đại và hệ thống của chúng ta buộc phải được hiện đại hóa để giải quyết nó. Tôi đã viết một vài đoạn cá nhân, riêng tư về cải cách trong hệ thống luật hình sự. Jack Straw đã hiểu nó. Tôi e là Derry thì không. Anh ta vừa vờ như đã hiểu để trêu tôi, vừa dùng quan điểm hạ mình cho rằng đó chỉ là trò rêu rao dân túy rùm beng để lòe thiên hạ, giống như hầu hết các luật sư, thẩm phán và đủ các thể loại tai to mặt lớn khác đã làm.
Chúng tôi cũng có thêm một vấn đề nữa, nảy sinh từ thực tế chúng tôi là chính quyền của Đảng Lao động. Tờ Mail hóa ra khá hiểm độc. Tệ hơn cả, đối với những người như biên tập viên Paul Dacre của tờ này, một tín đồ của Đảng Bảo thủ, bí quyết của đảng đối lập có nghĩa là kể cả nếu họ đồng ý với những gì được nói ra, họ cũng không đồng tình với người phát ngôn ra nó.
Toàn bộ phe cánh tả lâm vào một luận điệu về quyền tự do công dân hoàn toàn nhảm nhí, đồng thời cũng phàn nàn về việc chúng tôi phải mạnh tay hơn với tội phạm. Tôi không bảo rằng toàn bộ bài luận về quyền tự do công dân là vô nghĩa lý, tôi không tán thành nó nhưng vẫn tôn trọng nó. Tôi chỉ nói đến kiểu trật tự trị an cánh tả, những người đột nhiên phát hiện ra rằng duy trì tự do cho nghi phạm chính là tất cả những điều họ đã thực sự làm.
Phải đến khi hai đảng này kết hợp với nhau, vấn đề Iraq mới được chú ý nhiều đến vậy. Sự kết hợp nực cười đó giống như khi tờ nhật báo Mail và Guardian bắt tay nhau dựa trên điểm chung duy nhất là họ ghét tôi. Tuy nhiên nếu muốn, họ vẫn tìm được những điểm bất ổn trong các cải cách. Và họ đã tìm được. Vì vậy, qua thời gian, liên minh ủng hộ mà Đảng Lao động mới đã xây dựng trở nên suy yếu bởi một liên minh phe đối lập được tạo ra từ một mặt là sức thuyết phục, mặt khác là động cơ cá nhân. Nhưng sự tồn tại của liên minh cũ cho thấy việc cất tiếng nói riêng là cả một thách thức đối với liên minh mới.
Khi chuẩn bị biện luận cho cải cách luật hình sự, tôi đã làm được một điều chỉ có thể miêu tả như một thành công phức hợp.
Đầu tiên, tôi quyết định giải trình trên phương diện triết học về bản chất của xã hội, nó đã thay đổi như thế nào, chúng ta có thể làm gì để khôi phục những chân giá trị đã mất nếu sẵn sàng tư duy lại từ đầu. Không may thay, tôi quyết định tham khảo bài luận xã hội học về những mệnh phụ đáng kính trong buổi họp mặt ba năm của Viện Phụ nữ ở Wembley.
Đúng như những gì tôi đã nghĩ khi khởi động cuộc đầu cơ vội vã và xấu số này. Tôi chỉ có thể nghĩ là sự ra đời của Leo có gì đó liên quan tới điều này.
Một lý do tại sao tôi hơi bị phân tâm trong bài phát biểu về “các thế lực bảo thủ” và không kiểm định và tái kiểm định nó theo phong cách bình thường vốn có của mình, là bởi vì Cherie đã làm tôi choáng váng khi thông báo cô ấy mang thai.
Lời tuyên bố vài tuần sau đó đã được chào đón với một chuỗi a) kinh ngạc – “Ý anh là Thủ tướng đã quan hệ với vợ ông ta?”; b) sự chỉ trích – “Alastair Campbell đã yêu cầu việc đó như một phần của một chiến thuật nghi binh”; và từ phía các con tôi, c) sự ghê tởm thoáng qua.
Chính buổi sinh nở cũng diễn ra thật kỳ quặc. Tôi đứng đó trong hành lang cùng các thám tử của mình, nghe và đợi trong lúc Cherie la hét và rên la, rồi tôi đi theo và ở lại với cô ấy lúc thằng bé chào đời. Các nữ hộ sinh thật tuyệt vời – rất nhạy bén, thực tế và không vô vị. Cherie thật phi thường. Có những lúc tôi kính sợ khi ở bên cô ấy. Cô vẫn tiếp tục làm việc cho tới gần giờ sinh, sinh đúng giờ dự sinh và được trả về vào đêm hôm đó khi ở tuổi 45. Khá là ấn tượng đấy chứ.
Đây là một sự kiện toàn cầu. Ngày hôm sau khi tôi lang thang ra khỏi phố Downing để nói vài câu như một người cha đầy tự hào, tôi đã mắc một sai lầm vì cầm một tách trà có in hình của ba đứa trẻ khác, điều này được xem là rất giả tạo và tôi đoán đúng là như thế. Nhưng lần đầu tiên và duy nhất tôi thực sự cảm thấy tự hào.
Rồi tôi quay trở vào để chụp một bức ảnh chính thức của Leo, vì chúng tôi đã quyết định sẽ chụp ảnh rồi bán chúng để gửi tiền thu được cho các quỹ từ thiện. Chúng tôi đã nhờ Mary, con gái của Paul McCartney, làm việc này. Cô ấy rất cừ và các bức ảnh đúng là số dzách. Đây là một điều kỳ diệu nho nhỏ vì các con tôi – lúc ấy đã là thiếu niên cả – đều cố tình cư xử giật gân để gây chú ý một cách tệ hại trong lúc chụp ảnh và tôi chắc là Mary đã nghĩ đáng lẽ chúng phải bị phát một vài Lệnh cấm thực hiện hành vi vô văn hóa (ASBO).
Sau đó, tôi đã phải làm những việc thích hợp của một người cha hiện đại và nghỉ phép vì có con mới sinh. Đây là một niềm hạnh phúc. Chẳng phải vì tôi yêu thích việc trông nom Leo (tôi e rằng trông nom trẻ sơ sinh ở các giai đoạn sơ sinh và các giai đoạn khác chưa bao giờ là ý niệm của tôi về sự vui vẻ, dù tôi vẫn luôn làm những việc đó). Nhưng tôi có hai tuần để thư giãn, nhớ nhung các câu chất vấn của các vị bộ trưởng và suy nghĩ về bài phát biểu của tôi trước Viện Phụ nữ, tôi nghe nói họ là một nhóm người rất thú vị và thân thiện và tôi đã quyết định sẽ tránh “nhả ngọc phun châu” khi đứng trước họ.
Vậy nên vào buổi sáng ngày 7 tháng Sáu, ngay trước phiên trả lời chất vấn của các bộ trưởng (lúc đó tôi đã nghĩ gì cơ chứ?), tôi tất tưởi đi đến Wembley. Tôi nhớ mình đã đọc diễn văn trong một phòng chờ và có một dự cảm mơ hồ rằng nếu đây là một bài thuyết giảng trước một đám giáo sư thì sẽ hợp lý hơn. Sau đó, điều khó chịu nhất là tôi đã chuẩn bị một bài diễn văn rất hay – rất sâu sắc, lập luận chặt chẽ và dẫu có không như vậy, cũng xứng đáng được bình luận hay phê phán.
Tôi sẽ trình bày lý do để lý giải sự thiếu vắng những lối hành xử lịch thiệp từ cả một nhóm người không phải là một việc nhỏ nhặt mà là một việc đánh dấu sự xuống dốc trong cách cư xử đúng mực mà tự nó thể hiện trong những hình thức nghiêm trọng hơn rất nhiều. Tôi đã nói về những vị phụ huynh bênh vực con mình thay vì những người thầy đã giúp chúng vào nề nếp; về sự xem nhẹ những phép lịch sự tối thiểu và về nền văn hóa mà điều này đã góp phần tạo ra. Tôi đã giải thích việc chúng tôi phải cố gắng thay đổi điều này thế nào, không phải bằng cách giả vờ như có thể vặn ngược đồng hồ, mà bằng việc nhận thức rằng thế giới đã thay đổi và yêu cầu một hệ thống khác để các hành vi lịch thiệp vẫn được thực thi hành cho dù có thiếu vắng áp lực của truyền thống và gia đình.
Tôi đã nghĩ rằng Viện Phụ nữ có thể nhận ra tất cả những điều này và lạ thay, nếu họ xuất hiện ít hơn và trong tư thế chuẩn bị hơn, họ có thể đã nhận ra.
Thay vào đó, trong khi tôi đi về phía phòng chờ và nhìn vào 10 nghìn người đang ngồi trước mặt và bắt đầu bài diễn thuyết của mình, tôi đã có một cảm giác khó chịu. Tôi là một người vô cùng nhạy cảm với khán giả – bạn phải ở trong địa vị của tôi mới biết – và theo một cách nào đó tôi biết điều này cũng chẳng gây được sự chú ý của ai.
Được khoảng 10 phút, tôi chuẩn bị đào sâu vấn đề và trở nên càng lúc càng khó chịu, một tràng hò hét và vỗ tay chậm đột nhiên rộ lên. Khán giả đang phản ứng. Nói thật ra, bạn chả làm được gì trong một tình huống như vậy. Không ít thì nhiều, bạn bị đóng băng.
Tôi nhìn về phía ban lãnh đạo của Viện Phụ nữ trong phòng chờ. Họ không có vẻ gì là khích lệ. Cuối cùng họ cũng can thiệp theo cái kiểu: “Chúng tôi rất tiếc là các bạn đang phải nghe thứ này, nhưng xin các bạn vui lòng – và xin lỗi vì đã gây phiền phức – nhưng hãy để ông ta ề à lâu thêm một chút nữa”.
Điều này đã làm đám đông phần nào yên lặng trở lại, nhưng chỉ sau một chút càu nhàu và quát tháo và rõ ràng là tôi bất đắc dĩ chấp nhận rằng điều đó có thể sẽ bị khơi lại. Thực tế là phòng chờ đang thể hiện một kiểu lãnh đạo của Ủy ban Giải phóng Dân tộc Pháp và sự xuất hiện của quý bà Defarge37 cũng không giúp được gì. Tôi quyết tâm phớt lờ các mất mát của mình, đưa ra một vài lời ứng khẩu lặt vặt và cố sống chết thoát khỏi chỗ đó. Tôi đã làm điều này một cách chính đáng. Của đáng tội, ban lãnh đạo cũng bình tâm đôi chút để cảm ơn tôi đã có mặt và nịnh nọt thêm một cách chiếu lệ. Tôi uể oải mỉm cười và tỏ ra chấp nhận tất cả một cách hài hước, bất chấp những ý nghĩ không mấy tử tế về tất cả bọn họ.
Khi vào phía sau xe để tới Nghị viện và phiên chất vấn của các bộ trưởng, tôi lắc đầu. “Thật là một thảm họa”, tôi nói với Anji.
Điều tuyệt vời về Anji chính là niềm lạc quan không thể phá hủy và thỉnh thoảng rất phi thường của cô ấy. Cô ấy ngẩng lên trong khi người khác cúi xuống. Cô ấy nhìn thấy sau cơn mưa trời lại sáng. Cô ấy là một nguồn sống tích cực, dập tắt tất thảy những gì tiêu cực, hong phơi đời sống của mình với hàng chùm tia sáng, niềm vui và hy vọng giữa bóng tối bủa vây.
Cô ấy đã không ngã lòng trong chuyện này. “Ngoại trừ sự ngắt lời, tôi thấy nó diễn ra khá tốt”, cô ấy nói.
“Cứ cho là có thể vậy đi, bạn thân mến,” tôi trả lời.
Tối muộn hôm đó, lúc đang nhâm nhi vài chén, sau một ngày đầy rẫy tập san về sự bẽ mặt và niềm vui sướng chứa chan cho phe đối thủ và dưới tác động của Cherie, tôi đã cười rúc rích về mọi chuyện. Suy cho cùng, cô ấy nói, đó cũng là một bài diễn văn về sự xuống dốc của lối hành xử lịch thiệp.
Việc thứ hai xảy ra xung quanh quyết định đề xuất cải cách luật hình sự cũng không ổn thỏa hơn mấy, cho dù hậu quả của nó lại có tác động sâu rộng và đáng hài lòng tuyệt đối.
Như một phần trong các cuộc thảo luận với nhân viên cảnh sát có thâm niên về tội phạm và tình trạng vô kỷ luật, tôi đã tranh luận với họ về cách thức đi tắt qua những quy trình bình thường và dài dòng để xác minh vi phạm khi xét đến khía cạnh của các hành vi phạm tội hình sự nhỏ hơn.
Vấn đề nằm ở đây. Khi tôi bàn bạc với những cảnh sát tuần tra, đây là việc tôi làm khá thường xuyên, có một chuyện cứ lặp đi lặp lại. Tôi đã từng hỏi: Khi tìm ra ai đó đang say và hành xử vô lối, hay gây sự hoặc tấn công một người khác nhưng sự tấn công đó không đủ nghiêm trọng để dẫn đến bản án nghiêm trọng, anh sẽ làm gì? Và tôi thường xuyên nhận được câu trả lời rằng: Chẳng làm gì cả. Không bõ.
“Để tôi nói cho ngài biết điều gì diễn ra trong đời thực,” tôi nhớ một viên cảnh sát ở Kent đã nói với mình và kể lại rằng chỉ với một cáo buộc rất nhỏ, cũng có hàng chồng giấy tờ, một loạt các phiên điều trần và nhóm họp và hội ý với ủy viên công tố và nhân chứng và điều khó chịu nhất là những kẻ phạm tội đều đã quá rõ hệ thống, cũng biết rằng họ có thể nhởn nhơ. Vì vậy họ xử sự theo kiểu mình sẽ được miễn hình phạt.
Điều này, cùng với những cuộc nói chuyện tương tự, khiến tôi tin rằng, dù lý thuyết có thế nào đi nữa thì khi tiến hành, việc yêu cầu bắt buộc triển khai một phiên tòa hoàn chỉnh đối với các tội phạm nhỏ đồng nghĩa với việc bọn chúng không bị khởi tố. Tôi đã trở thành một môn đồ tuyệt đối của phép phân tích không khoan nhượng – nếu bạn để người khác thoát tội với những vi phạm nhỏ, điều đó sẽ kéo theo những tội phạm nghiêm trọng hơn. Bạn tạo ra một nền văn hóa “không sao đâu”, của sự bất kính, của việc khoan nhượng những điều không thể khoan nhượng. Và mặc dù tất cả những vi phạm này có thể được coi là nhỏ, tính từ “nhỏ” là rất tương đối. Tôi đã không ẩu đả với anh chàng tiểu tiện ngoài đường mà tôi đã từng gặp, nhưng không bao giờ quên được hình ảnh đó.
Vậy nếu trong thực tế, mặc kệ sách vở có nói gì, những vi phạm nhỏ không bị trừng phạt, thì toàn bộ hệ thống phải chịu tai tiếng. Đây là một điểm tranh luận mà lẽ ra tôi đã phải đưa ra nhiều lần sau rất nhiều năm. Tôi đã không thắng tranh luận về nó, chắc chắn không theo kiểu người ta thắng khi tranh luận về lựa chọn về y tế, hay các trường tư thục trong giáo dục, hay học phí cho các trường đại học. Nhưng lúc này hay lúc khác, một Chính phủ sẽ phải học lại bài học này – đao to búa lớn về việc duy trì kỷ luật trật tự trong khi chấp nhận những “quy ước” trong hệ thống pháp lý đang tồn tại giống như thể cưỡi con Kéo Đẩy của Tiến sỹ Dolittle và tự hỏi tại sao mình không đi được đến đâu cả.
Sau một vài tranh luận, chúng tôi dàn xếp được ý tưởng trao quyền cho cảnh sát để thi hành việc phạt vi cảnh tại hiện trường, được biết đến như các “phiếu phạt cảnh cáo cố định”. Chúng tôi đã có một cuộc chiến nảy lửa về nó tại Ủy Ban Nội các. Ngay cả bộ Nội Vụ cũng muốn cân nhắc lại vấn đề. Cảnh sát đã ủng hộ quy đinh này và tôi chắc chắn rằng nó sẽ cung cấp cho họ một công cụ hỗ trợ hữu hiệu trong việc thực thi pháp luật. Đến nay, hàng trăm nghìn phiếu phạt đã được phát ra và chúng được chấp nhận như một phần của hệ thống, cho dù theo tôi thì chúng còn có thể được sử dụng rộng rãi hơn nữa và số tiền phạt lẽ ra phải tăng cao hơn nhiều. Nhưng dù sao chúng cũng đang tồn tại và còn có thể phát triển dần dần.
Tôi đã quyết định công bố điều này tại một nơi còn kỳ quặc và không phù hợp cho vấn đề này hơn cả trên giao diện mạng.
Người đồng môn của tôi, Peter Thomson đã không ngớt tán tụng, một cách đúng đắn, Hans Küng vô giá, một linh mục Công Giáo sau trở thành giáo sư Đại học Tübingen, Đức. Hans là một học giả xuất chúng và một tác giả đã bị thất thế trước Giáo Hội Vatican khi trình bày những quan điểm của mình về sự toàn năng của Giáo Hoàng và đã được xem là một người cấp tiến. Ông cũng đã từng viết các cuốn sách như On being a Christian (tạm dịch: Trở thành người theo Đạo Tin Lành), những tác phẩm xuất sắc, hướng tới những người không thuộc Công Giáo. Ông cũng đi trước thời đại của mình trong lĩnh vực đa tín ngưỡng. Tôi đã bất đồng với ông trong vấn đề Iraq, cũng như với những người khác, nhưng ông vẫn luôn rất lịch thiệp và hào phóng.
Được Pete thúc giục, Hans đã mời tôi tới diễn thuyết ở Tübingen. Đây là một thành phố cổ kính xinh đẹp, một trong số ít những nơi trốn được cuộc oanh tạc của Liên Bang. John Burton đã có lần biểu diễn ở đó cùng với ban nhạc dân ca của mình. Không có bảng hiệu nào, nhưng tôi hình dung rằng có một số di tích còn sót lại trong các quán rượu bản xứ.
Bài nói chuyện lại về bản chất của một xã hội đang biến chuyển, cùng những luật lệ và quy tắc của nó. Với mục đích về tiêu dùng nội địa ở Anh, chúng tôi có một đoạn trong bài thuyết trình về những kẻ thô lỗ và các hình phạt tại hiện trường. Nếu không làm thế, như Alastair chỉ ra, trong mắt cử tri Anh chúng tôi đã gia nhập EU một cách vô vị.
Một cách ngốc nghếch, tôi đã để anh ta viết một đoạn về những hình phạt đó. Đây là một tuyệt tác trong nghệ thuật viết tin vắn của Alastair. Ngoài ra, đối với thể loại này, nó đã đi quá xa, gợi ý rằng chúng ta nên diễu hành đưa người vi phạm tới cột rút tiền gần nhất và long trọng theo dõi khi họ bị buộc phải rút tiền ra nộp phạt – một phiếu phạt tại hiện trường, ngay-tại-hiện-trường thứ thiệt, theo nghĩa đen chứ không phải trên thực tế.
“Ông có thể thấy cách điều này xuất hiện trên các bản tin”, anh ta nói một cách tự tin trong lúc chúng tôi sửa soạn ngồi trên một chiếc máy bay RAF đưa chúng tôi trở về. “Sẽ rùm beng đấy”. Và trong lời tiên đoán đó, dù khá hạn chế, không còn nghi ngờ gì nữa, anh ta đã đúng.
Không may thay, đây là ví dụ điển hình cho một luận điểm lớn bị làm khuất lấp bởi một sai sót nhỏ. Các hình phạt tại hiện trường đã được thi hành, nhưng không ít thì nhiều đã bị bỏ quên trong nỗi xấu hổ của chúng tôi vì đã không thể biện hộ khi nhắc tới “công lý cột rút tiền”.
Về sau, nó cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Hạt giống cho một sự phát triển lớn mạnh hơn nhiều – một khung sườn cho việc lập pháp về hành vi vô văn hóa – đã được gieo.
Hình thức xuất hiện của cải cách này trước công luận mà tôi mong muốn đã không tiến triển tốt như mong đợi. Khía cạnh triết học của nó đã bị WI đốn ngã; khía cạnh chính sách thì mắc kẹt trong các học thuyết cổ đại của Tübingen. Bây giờ đến lượt khía cạnh cá nhân của nó.
Một Thủ tướng có con tuổi vị thành niên luôn là một điều nguy hiểm vô thức. Ai cũng biết là có một tai nạn luôn trực sẵn. Tôi thật may mắn vì đã có những đứa con tuyệt vời nhất, nhìn chung khá am hiểu và chỉ nổi loạn ngấm ngầm. Khi nhớ lại mình đã như thế nào lúc bằng tuổi chúng, tôi rùng cả mình khi nghĩ tới mình trong địa vị một đứa trẻ bị chuyển tới phố Downing.
Tôi nhớ lại, trong màn sương mù của thời gian, rằng cha tôi đã từng đón tôi lúc xuống tàu ở nhà ga Durham khi tôi về thăm nhà sau năm đầu học ở Oxford. Mái tóc chưa được gội của tôi dài ngang ngửa với tóc của Rapunzel và tôi lại còn đầu trần chân đất. Quần bò của tôi rách tả tơi – vào cái thời trước khi điều này trở thành hợp mốt. Tệ hơn cả, tôi mặc một cái áo khoác không tay dài làm từ những tấm màn gió mà mẹ tôi đã vứt đi. Tất cả bạn bè của cha tôi đã có mặt ở sân ga và con của họ như những tuyệt phẩm đáng kính trọng khi đứng cạnh tôi.
Cha tôi nhìn những cái màn gió và có thể thấy rõ ông đã nhăn mặt. Những cái màn gió này khá nổi bật. Lúc đó, tôi rất thương ông ấy.
“Cha à”, tôi nói, “có tin tốt mà. Con không chơi thuốc.”
Ông nhìn vào mắt tôi và nói: “Con trai, tin xấu là nếu trông con như thế này mà con lại không chơi thuốc, thì chúng ta đã gặp một rắc rối thực sự.”
Theo như trẻ con mà nói, các con của tôi thật tuyệt. Nhưng vấn đề là ở đó – chỉ theo tiêu chuẩn của trẻ con thôi.
Euan tròn 16 tuổi và vừa mới dự kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở xong. Thực thà mà nói, chẳng có lý do nào để ăn mừng cả, nhưng nó và thằng bạn James, một cậu thanh niên đáng yêu, người vừa trở thành ứng cử viên Đảng Lao động trong cuộc bỏ phiếu năm 2010, đã quyết định dù sao cũng phải ra ngoài ăn mừng.
Khoảng 11 giờ 30 phút đêm ngày 6 tháng Bảy, tôi uể oải đi về phía giường ngủ thì nghĩ ra rằng nên ghé qua xem Euan thế nào, tôi cho rằng giờ ấy thì nó phải về phòng rồi. Nhưng giả thuyết này đã sai. Nó không ở trong phòng, cũng không ở trong nhà.
Cherie đang vắng nhà, cô ấy tới nhà mẹ vợ tôi cùng với Leo cho một kỳ nghỉ ngắn ở Bồ Đào Nha.
Euan đang ở chỗ quái quỉ nào nhỉ? Tôi chỉ biết rằng nó đã ra ngoài với James. Tôi điện cho mẹ của James và có được số của James. Tôi gọi cho nó. Cậu ta nói năng chả ra đầu đũa gì, nhưng đại ý là lần cuối cùng cậu ta thấy Euan lúc nó đang lang thang theo hướng Quảng trường Leicester.
Tôi hoảng sợ. Đây là nơi ẩn chứa một vài thách thức bất thường đối với một Thủ tướng. Tôi muốn đi tìm nó. Bạn cũng vậy. Bạn muốn lao ra ngoài ngay tắp lự khi con bạn không xuất hiện ở nhà sau giờ giới nghiêm. Nhưng tôi khó có thể tản bộ đến Quảng trường Leicester và lượn lờ ở đó vào nửa đêm. Tôi nói chuyện với một nhân viên cảnh sát ở cửa trên phố Downing, giải thích cho anh ta chuyện gì đã xảy ra và phó mặc chính mình cho anh ta định đoạt. Như một lính kỵ binh thứ thiệt, anh ta tuyên bố là sẽ đi và tìm kiếm Euan.
Vài giờ tiếp theo trôi qua trong tuyệt vọng. Trong lúc lo lắng, tôi quên mất là mình có một chương trình rất quan trọng vào hôm sau. Tôi sẽ phải xuống Brighton, trước là để thăm Hiệp hội Nhà thờ cho người da đen của Hội nghị toàn Anh, sau nữa là ghi hình số đặc biệt ở Question Time (Thời Chất Vấn), tôi là khách mời duy nhất và xoay quanh vấn đề – vâng, bạn đoán đúng rồi đấy – kỷ luật trật tự và hành vi vô văn hóa.
Viên cảnh sát phố Downing tuyệt vời đã lần ra thằng bé theo một cách nào đó và khoảng 1 rưỡi sáng, anh ta xuất hiện với một thằng nhóc Euan nhìn rất là con-biết-lỗi-rồi, ăn mặc đơn giản, bị bắt gần nhà ga điện ngầm của Quảng trường Leicester vì uống rượu khi chưa đủ tuổi và say xỉn ở nơi công cộng. Chúng ta có thể nói rằng, cả thời gian và hoàn cảnh đó đều không đáng mong đợi chút nào.
Đêm đó tôi không chợp mắt chút nào. Khoảng 2 rưỡi Euan đòi leo lên lên giường của tôi. Nó rên rỉ những lời xin lỗi rồi nôn ọe. Tôi yêu thằng bé và rất thương nó, nhưng giá kể có một xà lim của cảnh sát ở đó, tôi sẽ không ngại tống nó vào đấy.
Cuối cùng, làm thế nào đó, trời sáng. Tin tức đã kịp lan ra chắc là ngay từ lúc Euan đang được đưa về trước cửa nhà trên phố Downing. Đồn công an phục vụ nhiều mục đích đáng ngưỡng mộ và cần thiết, nhưng đó không phải là nơi để giữ bí mật. Alastair, người mà tôi buộc phải bàn bạc về việc dàn xếp trước báo chí, đã cho rằng toàn bộ chuyện này thật buồn cười đến khôi hài, rồi sa đà nói tới một đoạn vè mà anh ta nghĩ là rất thú vị về Question Time, liên hệ nó với sự thất bại của hình phạt tại cột rút tiền mà không có chút tự nhận thức nào cả. Tôi có thể xoay sở khi thiếu ngủ, nhưng mất ngủ thì lại khác. Bằng một cách nào đó – tôi cho là khi ở trên tàu – tôi xuống đến Brighton và chộp lấy bài phát biểu, đi thẳng tới nơi Hiệp hội Nhà thờ cho người da đen tổ chức hội thảo.
Tôi không biết nên mong đợi điều gì phía trước. Lúc đó tôi không biết nhiều về họ, dù sau này tôi hiểu họ hơn. Đặc biệt, lúc đó tôi chưa nhận ra sự tương đồng giữa họ và Hiệp hội Nhà thờ cho người da đen ở Mỹ – rất sống động, truyền cảm hứng, tích cực, lúc nào cũng hát và nhảy.
Tôi vừa bước vào thì thấy rộ lên một tràng âm thanh chào đón. Tất nhiên, họ đều đã biết chuyện về Euan. Đó là một tin giật gân. Và đó là chuyện uống rượu và ăn thịt, xin các bạn thứ lỗi về cách diễn đạt, đối với họ. Có một cậu con trai Thủ tướng, đã phụ ơn Chúa, thèm khát rượu cồn của quỷ sứ, đi lạc khỏi chính đạo; và đây chính là vị Thủ tướng đang đi giữa họ. Chà, bạn tưởng tượng ra rồi đấy.
Việc diễn ra như một hội nghị thức tỉnh đức tin. Mọi người ban phúc và cầu nguyện và hô vang tên Chúa. Vị chủ trì, một nguồn cảm hứng lớn lao và một con người đáng mến, đã chỉ đạo mọi người nắm tay nhau và cầu nguyện cho tôi, cho gia đình tôi, cho Euan. Có một phút tôi đã rất muốn chỉ ra rằng được rồi, nó đã say và lẽ ra không nên say, nhưng tất cả chuyện này có vẻ hơi quá đà – nó nào có phải tội phạm.
Nhưng tôi đã không nói gì và dù có nói thì cũng chẳng có gì quan trọng. Đối với họ, thằng bé đã đi lạc và giờ đây đã được tìm thấy, đó mới là điều quan trọng.
Điều này chắc chắn đã làm tôi tỉnh táo trở lại. Tôi ném bài diễn thuyết đi, nhập tâm hoàn toàn vào tinh thần mà nó thể hiện và thú thật là đã truyền lại cho họ những điều tốt nhất mà tôi có thể, nhảy chân sáo không chút ngượng ngập xung quanh sân khấu như một người truyền giáo trên TV, đôi chốc lại hò hét và reo vui và thấy rất thích thú.
Tới khi bược vào trường quay của chương trình Question Time, tôi đã chuếnh choáng vì tinh thần của Giáo hội. Khi người đầu tiên hỏi tôi một câu hỏi thô thiển rằng chẳng phải trò hề mà con trai tôi gây ra đã là điều nhạo báng cho chính lời yêu cầu mà tôi đặt ra về việc duy trì kỷ luật trật tự hay không, tôi gần như đã nện anh ta – bằng lời lẽ – và tiếp tục trong nguồn cảm hứng đó. “Họ đã bỏ cái gì vào trà của ngài về việc tôn giáo ấy thế?” về sau Alastair đã hỏi. “Chúng ta nên đưa ngài tới đó vào mỗi tuần. À mà nghĩ lại, có thể không,” anh ta lại thêm.
Trên đường về chúng tôi dừng lại ở một quán rượu, việc đó có vẻ đã làm dân địa phương rất ngạc nhiên. Họ đều tuyệt đối ủng hộ Euan và tôi được nghe từng câu chuyện của những người khách trong đó về một thời trẻ dại tương tự của họ. Vào những lúc như thế, người Anh luôn là những người thật tử tế.
Khi vô số những chuyện động trời và những chuyến du ngoạn này đã kết thúc, Alan và tôi quay trở lại với tình tiết cho dự án NHS. Chúng tôi đã có hàng chục cuộc họp về nó, trong vài tuần liền – kiểm tra, tái kiểm tra, tái tái kiểm tra hết lần này đến lần khác.
Tôi nhận ra rằng để nó có tính thuyết phục trước một chính đảng đầy hoài nghi và lo lắng, chúng tôi sẽ phải bọc đường cho viên thuốc cải cách ở những thời điểm nhất định. Các đảng tiến bộ có thể tự uống thuốc và khi đã uống, sẽ cảm thấy tốt hơn và hoạt động tốt hơn – nhưng một thìa đầy đường sẽ giúp nuốt trôi nó. Chúng tôi có một số yếu tố tích cực để tận dụng: Nguồn tài chính dư dả; đội ngũ nhân viên đông đảo: NHS có thể đảm bảo thêm nhiều công ăn việc làm, có thể là tư vấn viên trong những năm đầu; thêm nguồn hỗ trợ bệnh nhân ung thư và tim mạch; và hầu như chấm dứt tình trạng hộ lý không phân biệt giới tính; và bổ sung cho một số loại giường bệnh.
Bù lại, chúng tôi dự định mở lại việc đàm phán hợp đồng cho các chuyên gia; hướng tới thỏa thuận mới với các khu vực kinh tế tư nhân; thay đổi cách thức hoạt động của dịch vụ để làm nó thân thiện hơn với người sử dụng; và nếu cần, sẽ dự kiến một dịch vụ y tế bắt đầu du nhập những quan niệm kinh doanh của thế kỷ XXI làm trọng tâm của dịch vụ.
Bây giờ đọc lại nó, tôi có thể nhìn ra tất cả những điểm hạn chế. Ngày nay, nó có thể bị xem là quá liều lĩnh và chắc chắn cũng có khiếm khuyết trong việc thực thi. Chúng tôi đã trả lương cho tư vấn viên và bác sĩ đa khoa quá cao so với cần thiết (điều này về sau trở thành nguyên nhân bất hòa chủ yếu với Bộ Tài chính), nhưng về lâu về dài, tôi cho rằng việc đó xứng đáng. Chúng tôi đã xác định những phần cải cách có thể đưa cả hệ thống đến một sự thay đổi mang tính chuyển hóa khi thời cơ tới. Vì vậy: Các hợp đồng cho bác sĩ đa khoa là khá rộng rãi, nhưng khi ban hành hợp đồng mới thành pháp luật, chúng tôi đã bổ sung quyền được đưa các bác sĩ đa khoa độc quyền ra trước cạnh tranh. Y tá được tăng thêm rất nhiều quyền lực; những ranh giới phân chia trước đây giữa bác sĩ có thâm niên thấp và thâm niên cao cũng sụp đổ.
Cánh cửa cho khu vực kinh tế tư nhân được rộng mở. Quan niệm mà cuối cùng nhằm dẫn đến sự thành lập các bệnh viện đã được đưa ra. Và toàn bộ hệ thống thuật ngữ – lịch hẹn đã được xếp chỗ, bảo hiểm dịch vụ tối thiểu, tự do cách tân – nhân nói về nền văn hóa của sự thay đổi sắp xuất hiện, được định hướng coi NHS như một ngành kinh doanh với các khách hàng, đồng thời cũng là một ngành dịch vụ với các bệnh nhân.
Với tôi, bản thân quá trình này đã hé lộ những điều phi thường và có tính giáo dục cao. Tôi bắt đầu tìm kiếm những luận điểm tham khảo phù hợp khi nghĩ về cải cách; bắt đầu khớp ráp các khái niệm một cách rõ ràng hơn; thể hiện sự tự tin có tầm cỡ lớn hơn theo chiều hướng của sự thay đổi. Tôi thôi nghĩ về nó như một canh bạc với những chứng cứ dựa trên kinh nghiệm rất đáng ngờ và bắt đầu nhận ra nó là một nhiệm vụ trọn vẹn mà thách thức không phải là tính đúng đắn của nó mà là làm sao để nó được thực thi.
Cũng tính từ ngày đấy, tôi dứt điểm rời bỏ tư tưởng đã chế ngự chính sách của Đảng Lao động mới mãi cho tới thời điểm đó: Rằng các ngành kinh tế Nhà nước và tư nhân vận hành trong những lĩnh vực khác nhau, tuân theo các nguyên tắc khác nhau. Đảng Lao động mới thực sự đã làm cho toàn Đảng dứt bỏ sự thù địch với ngành kinh tế tư nhân, nhưng giờ đây chúng tôi đã chuyển từ phiên bản của Đảng Lao động mới từ những năm 1990 thành điều gì đó nhất quán với một hệ tư tưởng của thế kỷ XXI.
Sự thật là việc phân biệt giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân hoàn toàn giả tạo ở tất cả các điểm, ngoại trừ một điều: Một dịch vụ mà bạn phải trả tiền; còn dịch vụ khác mà bạn được sử dụng miễn phí. Điểm đó hiển nhiên là trọng tâm – nó định nghĩa dịch vụ công. Nhưng nó không định nghĩa cách thức duy trì, quản lý và vận hành của dịch vụ đó. Nói theo cách khác, điểm này thiết yếu, nhưng theo tất cả những điểm còn lại thì cả khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân đều có những luật lệ chung và những điểm đó là vô cùng quan trọng.
Với ngành dịch vụ công, kể cả NHS, trong các cuộc thương lượng về hợp đồng xây dựng, thiết bị công nghệ thông tin, kỹ thuật, giống như một ngành kinh tế. Khi cắt giảm chi phí, nó giống như một ngành kinh tế. Khi thuê hay sa thải nhân viên, nó giống như một ngành kinh tế. Khi kiếm tìm cách đổi mới, nó giống như một ngành kinh tế.
Vì vậy tôi bắt đầu tìm kiếm hướng đi, tất cả các hướng, để đưa các ý tưởng kinh doanh vào thực tế của ngành dịch vụ công. Cũng như ngành kinh tế tư nhân đã được chuyển dịch từ sản xuất đại trà và những mặt hàng đạt tiêu chuẩn thành những sản phẩm đặt hàng theo yêu cầu, được quản lý và cung cấp vật liệu đúng thời gian, các ngành dịch vụ công cũng phải làm thế. Giống như người ta có thể chuyển đổi đơn đặt hàng nếu dịch vụ của công ty này tốt hơn của một công ty khác, khách hàng của các dịch vụ công cũng nên làm thế. Cũng như ngành kinh tế tư nhân được điều khiển bởi việc chấp nhận nguy cơ và cách tân, chúng ta nên dẹp quang mặt trận để dịch vụ công có thể làm những điều tương tự.
Đôi khi tôi cũng có đôi chút cảm giác, nhiều khi quá hiển nhiên, về sự thiếu kiên nhẫn với quan điểm cho rằng tất cả những cuộc nói chuyện như thế là một sự phản bội đối với đặc tính của dịch vụ công. Tôi thấy rõ ràng là nếu nguyên trạng dẫn đến một dịch vụ kém chất lượng, thì đây mới chính là sự phản bội; và vì thế nếu dịch vụ kém chất lượng được xây dựng từ một cấu trúc sai lầm, thì cấu trúc đó cần phải được thay đổi. Trong bất kỳ trường hợp nào, tôi cũng có thể nhận thấy việc có quá nhiều thứ ngôn ngữ dùng để bảo vệ những dịch vụ công của chúng ta chỉ là một trò tuyên truyền theo chính sách mị dân, được thiết kế để trang hoàng thứ quyền lợi được đảm bảo bất di bất dịch lên vỏ bọc công ích.
Chúng tôi chịu trách nhiệm về cách trình bày dự thảo, theo lịch nó sẽ được tiến hành vào cuối tháng Bảy, ngay trước khi giải tán Quốc hội. Tôi thường thích công bố một vài sự kiện lớn trước một kỳ nghỉ dài trong mùa hè.
Nó có thể kéo dài ba tháng. Robin Cook – với nhiệt huyết dành cho cải cách trong vai trò Chủ tịch Hạ viện – đã cố thu ngắn nó, một đề xuất khiến cho báo chí rất hài lòng còn các nghị sĩ thì lầm rầm phản đối. Cá nhân tôi thích có một kỳ nghỉ hè dài. Nó cho mọi người một không gian riêng để chiêm nghiệm, nghỉ ngơi, giải quyết tất cả mọi thứ và chỉnh đốn tư thế cho một phiên nhóm họp mới của Chính phủ. Cuộc sống cứ rối tung cả lên khi Quốc hội đang họp. Và tất nhiên, môi trường truyền thông mà các vị bộ trưởng đang làm việc trong đó bị đảo lộn đến khó tin, với hàng tấn những ràng buộc với báo chí. Chính trường hiện đại có nhịp độ nhanh chết người, vì vậy một kỳ nghỉ dài thực sự rất giá trị.
Nhưng các nghị sĩ cần được thông báo một phương án rõ ràng trước khi nghỉ hè. Vì thế, cuối tháng Bảy luôn là khoảng thời gian bận rộn, bận rộn nhất đối với tôi.
Trước khi quay lại với dự thảo NHS, chúng tôi còn có một chồng việc khác cần hoàn thành. Chúng tôi trình bày Báo cáo thường niên của Chính phủ trước Quốc hội. Đây là một trong những cách tân lập dị hơn cả của chúng tôi. Ý tưởng hoàn toàn sáng suốt: Lướt qua những điều mà Chính phủ đã hứa sẽ làm và những gì Chính phủ đã làm trong cả năm. Một kiểu diễn văn liên bang.
Cuối cùng tôi đã cho nó vào sọt rác sau bản Báo cáo năm 2000 mà tôi đã thuyết trình vào trung tuần tháng Bảy trước Quốc hội. Chúng tôi đánh dấu những điểm đã đạt được. Ngoại trừ vài điểm đã được đánh dấu, chúng tôi chưa làm được gì thêm. Đã có một thành tựu đáng nhớ mà chúng tôi đã liệt kê và đánh dấu, đó là việc xây dựng sân vận động mới ở Sheffield. Vấn đề duy nhất là nó đã không tồn tại. William Hague đã cho tôi một vố khá đau. Peter Brooke, một nhà quý tộc già Đảng Bảo thủ tuyệt vời, đã đứng dậy và hỏi mục đích của bức ảnh ở trang này trang kia là gì, hóa ra đó là bức ảnh chụp một vỉ thuốc tránh thai. Quá oái oăm để có thể trả lời. Dù sao đi nữa, có những ý tưởng thành công, trong khi một số khác thì không. Ý tưởng này rõ ràng là không.
Vào ngày 27 tháng Bảy năm 2000, tôi đã thuyết trình dự thảo NHS. Việc này diễn ra tốt đẹp. Chỉ cần nó là một văn bản của Đảng Lao động thì đã đủ làm hài lòng các thành viên Nghị viện không giữ trọng trách trong Chính phủ. Và chúng tôi lại đánh dấu thêm những mốc mới cho Đảng Lao động mới.
Cũng trong thời gian đó, Andrew Adonis và tôi bước đầu tạo lập ý tưởng hàn lâm cho các trường học. Ý tưởng vẫn mới, nhưng thực sự đã đâm chồi nảy lộc. Một phần nào đó, nó dựa trên chính sách của Đảng Bảo thủ cũ về các trường cao đẳng dạy nghề độc lập, nhưng họ mới chỉ thành lập 10 trường trong số đó rồi bỏ nó vào ngăn kéo. Tuy nhiên, nó đi rất trúng ý của chúng tôi: Trao quyền tự lập cho các trường học, để họ thoát ly khỏi hệ thống quyền lực của địa phương với cách kiểm soát chặt chẽ; và để họ cách tân, bao gồm cả việc tuyển chọn nhân viên.
Lịch trình cho cải cách dịch vụ công và phúc lợi xã hội cho nhiệm kỳ thứ hai dần dần được xác định. Khi chuẩn bị cho kỳ nghỉ dài, tôi có tâm trạng khá tốt. Tôi đã không còn phải dò đường nữa, mà đã tìm thấy nó.
Tuy nhiên, một đám mây đen đang kéo đến và bắt đầu lan tỏa với màn đêm dày đặc. Gordon đang quản lý nền kinh tế và với tất cả quyền lực cũng như khả năng của mình, đó không phải một việc nhỏ nhặt – nó làm Chính phủ trở nên vững vàng và có trọng lượng hơn – nhưng có một trạng thái đáng lo ngại đang nổi lên, nó còn hơn cả lời cảnh cáo thông thường của Bộ Tài chính. Có thể thấy rõ phương hướng cải cách chưa được chia sẻ; thống nhất; và không được ưa thích lắm. Theo tôi, thuật ngữ ‘‘thị trường hóa’’ các dịch vụ công bắt đầu được dùng trong các cuộc thảo luận giữa chúng tôi, đặc biệt là khi cố vấn của ông ta, Ed Balls, cùng tham gia và thuật ngữ này không hề có ý khen ngợi.
Tại thời điểm đó, đám mây đã không thể che khuất mặt trời hay bầu trời, nhưng nó làm tôi cảm thấy khó chịu. Nó không phải một bản tuyên ngôn cấp tiến – nhưng liệu thuật ngữ ‘‘cấp tiến’’ có cùng nghĩa đối với mỗi chúng ta hay không? Và ông ta có thể cảm thấy điều gì về nhiệm kỳ thứ hai và việc chọn người kế nhiệm? Một cuộc bỏ phiếu có thể cách chúng tôi gần một năm nếu chúng tôi có nhiệm kỳ 4 năm, thời điểm thích hợp cho một Chính phủ tin rằng nó có thể chiến thắng một lần nữa.
Nhưng, khi tôi khởi hành tới Tuscany và sau đó tới Ariège ở Pháp, tôi cảm thấy chúng tôi có đủ tư cách để chiến thắng nhiệm kỳ thứ hai và giành thắng lớn. Leo bé nhỏ tỏ ra là một phúc lành trọn vẹn và thuần khiết: Xinh xắn, hạnh phúc, là niềm vui cho người khác và cho chính thằng bé. Có một đứa con thơ thêm lần nữa nghe thật là kỳ cục và ở phố Downing thậm chí còn kỳ cục hơn nữa. Nhưng ngay từ đầu, thằng bé đã được bế từ phòng này sang phòng khác, từ tổng đài điện thoại tới bộ phận chính sách đối ngoại, một chút hồn nhiên nhân hậu bỏ túi tồn tại trong vòng xoáy của những hoạt động làm thế giới khiếp sợ của Chính phủ.
Trong khu vườn đẹp đẽ và thiêng liêng ở cung điện của Strozzis tại Tuscany, tôi tự hỏi những tháng xen giữa có thể cất chứa những vấn đề gì. Sự phỏng đoán của tôi biến động rất rộng. Nhưng không có một phút nào nó đi lạc vào lĩnh vực của nạn lũ lụt, biểu tình phản đối giá dầu và bệnh chân-tay-miệng. Thực ra mọi chuyện cũng như vậy thôi.
Tony Blair - Hành Trình Chính Trị Của Tôi Tony Blair - Hành Trình Chính Trị Của Tôi - Tony Blair Tony Blair - Hành Trình Chính Trị Của Tôi