Ancient lovers believed a kiss would literally unite their souls, because the spirit was said to be carried in one’s breath.

Eve Glicksman

 
 
 
 
 
Tác giả: Tony Blair
Thể loại: Tùy Bút
Nguyên tác: A Journey : My Political Life
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 24
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1655 / 31
Cập nhật: 2016-06-09 04:39:26 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6: Nền Hòa Bình Tại Bắc Ireland
hurchill là nhà lãnh đạo luôn tìm các giải quyết mọi vấn đề một cách quyết liệt, mạo hiểm, luôn hướng về phía trước để tìm kiếm giải pháp; nhưng đối với vấn đề Bắc Ireland, ông gần như bó tay. Tuyên bố được ông viết năm 1922 với nội dung đơn giản súc tích, trong đó xác định quan điểm về việc thiết lập nền chính trị Anh tại Ireland: “Toàn bộ bản đồ châu Âu đã thay đổi nhưng khi cơn bão lớn lắng xuống và nước lũ rút bớt, chúng ta lại một lần nữa trông thấy các tháp chuông ảm đạm của Fermanagh và Tyrone hồi sinh. Cuộc tranh chấp vẫn chưa ngã ngũ, đó là một trong rất ít các thể chế vẫn còn nguyên vẹn sau cơn biến động lớn quét qua toàn thế giới”.
Hận thù đã kéo dài hàng thế kỷ, trong đó tôn giáo và việc tranh chấp lãnh thổ đan xen nhau trong một khối hỗn độn tệ hại, kéo theo cố gắng bất thành về phân quyền vào thế kỷ XIX, sự chia rẽ Bắc và Nam vào thập niên 1920 và cuộc nổi dậy đòi dân quyền của thập niên 1960 đã nhen nhóm một cuộc xung đột tàn khốc ác liệt trải dài nhiều thập kỷ. Rất nhiều nỗ lực nhằm tìm kiếm nền hòa bình đã được thực hiện nhưng thiếu sự tập trung thường xuyên chỉ đem lại một kết quả tất yếu: Sự thất bại liên tục. Ở khía cạnh nào đó, Churchill có thể được khoan dung cho học thuyết chủ bại không điển hình và không thường xuyên của mình.
Khi tôi nói với John Prescott trước cuộc bầu cử năm 1997 rằng tôi quyết tâm đưa nền hòa bình thực sự đến với Bắc Ireland, thì ông chau mày tỏ vẻ hoài nghi. Nỗ lực của John Mayor nhằm đưa tiến trình hòa bình xích lại gần nhau hơn vừa mới sụp đổ trong chủ nghĩa khủng bố kiểu mới, nhưng Mayjor đã tiên đoán chính xác rằng cơ hội đem lại hòa bình là có thực. Ông đã bắt đầu khởi động các cuộc đàm phán bí mật với IRA và bắt đầu tập hợp một số cá nhân để hợp tác đưa ra thỏa thuận cuối cùng. Ông đã mời Thượng nghị sĩ George Mitchell từ Mỹ, một nhân vật lão luyện và sắc sảo để lôi kéo các bên tham gia vào các cuộc đàm phán ngay từ đầu và đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Cho dù không được tổ chức, nhưng rõ ràng nó đã khuấy động ở mức thấp đối với phong trào của phe Cộng hòa.
Có lẽ việc đó đã xảy ra cách đây không lâu. Một trong những khía cạnh bất thường nhất của toàn bộ thảm kịch đó là bất kỳ ai đã từng suy nghĩ nghiêm túc: rằng IRA tin việc một quốc gia đầy tự hào như Vương quốc Anh có thể bị đánh bật ra khỏi Bắc Ireland, nơi phần lớn dân số tự coi mình là công dân Anh; rằng Chính phủ Anh từng tin việc chủ nghĩa dân tộc của Ireland có thể được kiềm chế mà không cần một sự thay đổi điển hình về cách ứng xử đối với phe Công giáo Ireland; rằng những người theo chủ nghĩa Hợp nhất từng tin tưởng trên một hòn đảo nơi có tỷ lệ đa số ủng hộ một Ireland thống nhất và là những người theo chủ nghĩa dân tộc Công giáo, thì rất có thể sẽ từ chối chia sẻ quyền lực với họ.
Những gì xảy ra trong bối cảnh này về bản chất là những gì xảy ra trong vô số các cuộc tranh chấp: cái phi lý hất cẳng cái hợp lý, bằng cách sử dụng cái phi lý. Cách thức mà điều này diễn ra rất đơn giản: những người không thù ghét, những người muốn hòa bình, những người sẵn sàng ủng hộ cho sự “tha thứ và quên lãng” (hoặc ít nhất là “tha thứ”) bị giảm dần về số lượng, dường như điều này rất phi thực tế, thậm chí không còn tính ái quốc đối với các thành viên khác của nhóm. Những gì khởi đầu như một thiểu số phi lý lại kết thúc với việc dùng cái hợp lý theo kiểu hoang tưởng và ảo giác.
Chủ nghĩa khủng bố gây ra sự hỗn loạn và chết chóc, đồng thời cũng gây ra hiềm khích với những thủ phạm trong nhóm mục tiêu của chúng; bản chất con người như nó vốn có, nhóm nạn nhân coi nhóm thủ phạm, không chỉ là những thủ phạm đơn lẻ, phải chịu trách nhiệm; nhóm thủ phạm trở thành nạn nhân và cái vòng luân hồi luẩn quẩn ghê rợn vẫn tiếp diễn. Sau đó “các chính quyền” can thiệp và sự can thiệp như vậy cũng đẫm máu. Một khi những quân nhân và cảnh sát cảm thấy sức mạnh của chủ nghĩa khủng bố, họ cũng trở thành các nạn nhân đầu tiên, sau đó chính họ lại là thủ phạm. Người ta thường quên rằng những người lính Anh được phái tới Bắc Ireland vào thập niên 1960, về cơ bản, không phải để chiến đấu với những người theo chủ nghĩa quốc gia dân tộc, mà để bảo vệ họ.
Sự hận thù trở nên cực đoan và mãnh liệt, kéo dài nhiều thế kỷ. Những thắng lợi cổ xưa được ca tụng tương ứng với sự tàn bạo gây ra bởi các hành động của một bên trong lịch sử được ghi nhớ để định hình đặc điểm hiện tại và tương lai. Trong một phiên họp kéo dài không hồi kết tại phố Downing, tôi nhớ David Trimble – sau này là thủ lĩnh Đảng Hợp nhất tỉnh Ulster, đã chờ trong Phòng Nội các khi tôi gặp gỡ với Gerry Adams của phong trào Sinn Fein tại phòng làm việc. Khi Gerry và tôi kết thúc cuộc họp và qua Phòng Nội các, David đang xem một cuốn sách trên giá. Cuốn sách nói về tiểu sử của Cromwell, nhân vật có ảnh hưởng đến Gerry. Đối với nước Anh, Cromwell là một nhân vật lịch sử quan trọng; đối với người Ireland, ông là một tên đồ tể và một kẻ bảo thủ. Tôi lại nhớ lại một cuộc họp với Gerry và Martin McGuiness tại Chequers (ngôi nhà nghỉ ở vùng quê của Thủ tướng Anh ở Buckinghamshire, phía nam nước Anh). Con gái của Cromwell đã kết hôn với ông chủ Chequers và nơi này đầy ắp các dấu vết và kỷ niệm về Cromwell. Dẫn Martin đi xem xung quanh, chúng tôi ghé ngang qua chiếc mặt nạ chết của Cromwell. Tôi nói: “Anh thấy đấy, ông ta thực sự đã chết.”
Ông ta đáp lại: “Tôi không đánh cược về điều đó.”
Một nền văn hóa phát triển xoay quanh bất đồng. Phe theo chủ nghĩa Hợp nhất không đơn giản bất đồng chính trị với phe Quốc gia chủ nghĩa, hay sự khác biệt về tôn giáo; họ có âm nhạc riêng, một văn hóa giao tiếp khác nhau, một thái độ khác nhau, một bản chất khác nhau. Xét một cách tự nhiên, có sự phân chia giữ người Công giáo/Tin lành, điều đó cũng ẩn chứa những ý nghĩa tiềm ẩn về văn hóa và tôn giáo, nhưng bất kỳ sự bất đồng về luận thuyết nào từ lâu đã được gộp vào nhân tố bộ tộc. Đàn ông Ulster là những người kiệm lời, thẳng thắn, giọng vang nhưng lịch sự, hài hước; và có một xu hướng không phải lúc nào cũng nhận thấy, đó là không tin tưởng vào thế giới. Người Ireland thích tụ tập, ăn mặc lòe loẹt, sử dụng ngôn từ đầy hoa mỹ, thích nói về những cái chung chung hơn cụ thể, với một cảm giác mãnh liệt không chỉ về vị thế nạn nhân của mình mà còn về thế giới rộng lớn hơn đang hòa nhịp với họ hơn là với những nạn nhân.
Trong một chuyến công du Bắc Ireland, tôi đã được tận mắt chứng kiến cách thức nền văn hóa đối nghịch được thực thi. Sinn Fein đã mời những người Palestine đến thị trấn. Khi tôi nghỉ đêm ở đây, tôi nhìn thấy lá cờ Palestine phấp phới dọc các nẻo đường thủ đô Belfast với dân số chủ yếu là người thuộc Đảng Cộng Hòa để đón khách. Ngày tiếp theo, khi lái xe rời thành phố, tôi chứng kiến sự hiện diện của các lá cờ xanh – trắng của Israel dọc các khu người theo chủ nghĩa Hợp nhất. Tôi sẽ chẳng bao giờ biết được làm thế nào mà họ có những lá cờ đó và cắm chúng trong đêm, nhưng khi khoảnh khắc những lá cờ Palestine giương cao, tinh thần đoàn kết của những người theo chủ nghĩa Hợp nhất với Israel là tất cả.
Ireland cũng nằm trong dòng máu của tôi. Mẹ tôi sinh ra tại Donegal. Mặc dù sinh sống tại miền Nam, gia đình bà lại thuộc tầng lớp nông dân theo đạo Tin Lành – người theo đạo Tin Lành chính cống. Ông ngoại tôi là hội trưởng của một trong những hội Tin Lành hữu ái. Một ví dụ điển hình về tính chất bền vững của những người theo chủ nghĩa bè phái được được thể hiện qua bà ngoại của tôi. Bà là một phụ nữ đáng yêu, nhưng ảnh bị hưởng sâu sắc bởi cộng đồng và thời đại bà sinh sống và trong những ngày này, niềm tin mù quáng được chấp nhận như một quy luật. Cuối đời, bà mắc chứng bệnh Alzheimer. Nhưng một ngày, khi tôi đến thăm bà bên giường bệnh, bà lại có một khoảnh khắc minh mẫn đến kỳ lạ. Thời gian đó, tôi chỉ mới bắt đầu hẹn hò với Cherie. Rõ ràng, bà ngoại tôi không hề biết điều này và thậm chí, bà còn chẳng nhận ra tôi nữa. Khi tôi vỗ nhẹ vào tay bà, bà bỗng nắm chặt lấy tay tôi và nói: “Cháu trai, dù cháu làm gì đi nữa, nhưng không bao giờ được kết hôn với một người Công giáo”. Mọi điều khác đã biến mất khỏi tâm trí bà, nhưng sâu thẳm đáy lòng bà vẫn tồn tại ác cảm xuất phát từ chủ nghĩa bè phái.
Trước đây, hàng năm chúng tôi thường tổ chức đi nghỉ tại Ireland để thăm họ hàng của mẹ. Tôi rất thích những kỳ nghỉ này. Chúng tôi thường đến khách sạn Sandhouse tại khu nghỉ dưỡng Rossnowlagh, gần Ballyshannon. Tại đây, tôi đã học bơi trong làn nước Đại Tây Dương băng giá, là nơi lần đầu tiên tôi trò chuyện với các bạn gái khoảng 11 tuổi. Tôi cũng đã được dạy những nốt nhạc đầu tiên trên đàn ghita. Lần đầu tiên, trong đời tôi say mèm.
Thú thật, những người họ hàng của tôi cũng hơi lạ. Đó là dì Mabel móm mém, chỉ còn lại một chiếc răng. Có lẽ với một lý do kỳ quái nào đó, tôi thường ví dì với sản phẩm kẹo bạc hà Glacier Mint của hãng Fox, nhưng có trời mới biết tại sao. Lúc đó thậm chí còn có bác Lizzie kỳ quặc, sống trong một ngôi nhà trên đỉnh đồi và rất keo kiệt. Bác không chỉ chi li mà còn rất bủn xỉn – người rõ ràng giàu sụ nhưng luôn dành dụm lo xa. Phần lớn thời gian và năng lượng của một gia đình nhiều thế hệ dành để nghĩ cách kéo bác Lizzie ra khỏi đống của cải kếch xù đó. Cơ hội để thực hiện điều này khi bác còn sống thật xa vời, nhưng gia đình luôn có nhiều hy vọng về chúc thư của bác. Bác Lizzie luôn được chăm sóc đều đặn chỉ nhằm mục đích kiểm tra xem đã có những dấu hiệu sắp qua đời hay chưa.
Tôi nhớ mẹ đã đưa anh em tôi đến thăm bác. Bác có mong muốn được gặp “những cậu bé” mà mẹ đưa đến như một tín hiệu tốt lành. Tôi chưa bao giờ gặp bác, danh tiếng của bác rất lớn nhưng tôi lại coi điều này chẳng là gì so với cảm giác phấn khích khi được gặp một người keo kiệt trong thế giới thực. Ngay khi chúng tôi bước vào bên trong ngôi nhà, mẹ nói với hai anh em chúng tôi: “Các con thấy đó, nhà bác Lizzie hơi có mùi một chút”. Mẹ dừng lại. “Thực sự, rất nặng mùi. CÁC CON KHÔNG ĐƯỢC BÌNH PHẨM VỀ VẤN ĐỀ NÀY. “Hơn nữa”, mẹ tiếp lời: “Bác Lizzie sẽ mời chúng ta trà. Nếu có bánh, các con hãy ăn chúng. HÃY ĂN CHÚNG”. Mẹ tôi nhắc lại.
“Vâng. Con thích bánh”, tôi đáp.
Mẹ ném về phía tôi một cái nhìn. “Hừm.”
Đến bây giờ, tôi vẫn chưa thể tống khứ cái mùi hôi của căn nhà hoặc những chiếc bánh ra khỏi tâm trí mình. Cái mùi khét lẹt, ngọt, thum thủm xâm chiếm mọi giác quan, giải thích ý nghĩa chính xác của sự mục ruỗng về ngôn từ. Bánh rõ ràng là phần thừa còn lại của bữa trà hào phóng cuối cùng của bác Lizzie, hoặc có thể là bữa trước đó. Cái mùi thum thủm quyện lẫn với mùi bánh khét khiến tôi muốn ói ra khi ngồi ở đó, cho tới khi bác Lizzie nói với mẹ là tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Thậm chí giờ đây, khi viết những dòng này, tôi còn cảm thấy phát ốm.
Khi chúng tôi rời nhà bác – sớm hơn một chút so với dự kiến, vì mẹ lo rằng tôi có thể ói ra nhà – tôi nói với mẹ: “Nhưng chắc chắn nếu bác là một người keo kiệt, bác sẽ không muốn để lại tiền cho bất kỳ ai”. Một suy nghĩ mang tính cảm nhận già dặn trước tuổi của tôi, đúng như mẹ nhận xét sau khi bác Lizzie qua đời là chẳng để lại cho chúng tôi thứ gì.
Ireland không chỉ ăn sâu trong dòng máu của tôi, mà còn là một phần tuổi thơ nơi tôi khôn lớn. Chúng tôi có những người bạn ở đó và hàng năm đều thường gặp mặt nhau. Thời gian đó vào khoảng năm 1969, gia đình chúng tôi không còn đến đây nữa. Mảnh đất này không còn an toàn, mẹ quyết định. Các trục trặc bắt đầu nảy sinh.
Tôi vẫn giữ liên lạc với bạn bè và những bức thư của họ kể cho tôi về sự cay đắng, cơ cực đang xâm chiếm dòng cảm xúc của xã hội nơi đây như thế nào. Tất nhiên, họ là những người theo đạo Tin Lành. Họ miêu tả bằng những lời lẽ chua cay, độc ác về sự xói mòn trong các mối quan hệ của họ và quan điểm của họ với những người hàng xóm theo Công giáo. Vì vậy tôi có chút hiểu biết, tuy ít ỏi, nhưng trực tiếp về sự bất đồng này.
Nhiều năm trôi qua, nước Anh bị đánh thức bởi những tin tức mới nhất về các cuộc tấn công khủng bố, các vụ thảm sát của những người theo chủ nghĩa bè phái, cái chết của một quân nhân hoặc sự rạn nứt ngày càng gia tăng của tình hữu hảo cộng đồng giữa những người theo Chủ nghĩa Hợp nhất và những người theo chủ nghĩa Quốc gia dân tộc. Ian Paisley – người mà bà ngoại tôi luôn tôn sùng – đã trở thành người lãnh đạo nơi này. Thập niên 1970, rồi đến thập niên 1980 và 1990 trôi qua, những tên tuổi gắn liền với các nỗ lực bất thành nhằm đem lại nền hòa bình dần hằn sâu trong ý thức của chúng tôi. Danh tiếng của các tay chơi khét tiếng mà với họ tôi tìm thấy nền hòa bình đã bị đem ra công kích khi diễn ra xung đột bè phái trong thời kỳ này: Gerry Adams và Martin McGiunness, John Hume, David Trimble, John Taylor, Peter Robinson và bản thân Paisley. Họ chỉ là một phần của sự hỗn loạn này, giúp định hình và tạo ra lịch sử cũng như những bí ẩn của nó.
Đôi khi chúng tôi quên mất tính chất tàn bạo của nó: sự hành hạ; sự tàn tật; tính tuyệt đối, toàn vẹn và trải rộng của thù hận. Tôi nghĩ về những người đình công vì đói, đặc biệt là Bobby Sands, bản thân ông đã bị bỏ đói đến chết. Tôi nghĩ về nỗi đau, sự khiếp sợ đến cùng cực, dũng khí mù quáng cần cho một hành động tự hủy hoại như vậy. Nhận thấy sự đau đớn không chỉ trong chốc lát mà từ ngày này qua ngày khác, tuần này sang tuần khác. Mọi người đã làm mọi thứ với nhau và với chính bản thân họ mà giờ đây chúng ta chỉ có thể đứng nhìn với cảm giác ngạc nhiên. Trong nhiều thập kỷ, nét cổ truyền đến man rợ xác định đặc điểm của vùng đất Bắc Ireland.

Tôi nghĩ làm sao có thể giải quyết được vấn đề này đây? Jonathan Powell trước đây cũng luôn quy nó về những cái ông gọi là Messiah Complex (chứng ảo tưởng) của tôi, tức là lúc nào tôi nghĩ mình có thể làm những thứ mà người khác không thể làm được. Thực tế, không phải như vậy. Hoặc, ít nhất, có lẽ phải như vậy, trừ phi còn có lý do khác: Tôi nghĩ không ai còn quan tâm đến việc phải chịu đựng những xung đột nữa, không chỉ tại Bắc Ireland, mà quan trọng hơn, không nằm ngoài nó. Tôi nghĩ mọi thứ đã trở nên cũ rích và không còn phù hợp với thời đại khi hòn đảo Ireland tồn tại.
Bạn có thể băn khoăn về những gì mình muốn nói trong câu: “không ai còn quan tâm đến việc phải chịu đựng những xung đột nữa”. Liệu đã từng có khi nào xảy ra điều tương tự chưa? Tất nhiên, đối với người dân Bắc Ireland điều này chưa bao giờ xảy ra, nhưng nó đã được đổ thêm dầu vào lửa bởi niềm tin mù quáng và nỗi đau về những Trục trặc. Đối với thế giới bên ngoài, Bắc Ireland là một bất đồng trong đó mọi người có thể bày tỏ mối liên hệ cảm xúc của mình mà không phải chịu hệ quả, khá giống với nguyên nhân của người Palestine. Tôi không có ý ám chỉ rằng họ chủ động muốn kéo dài xung đột, mà họ chỉ nhìn phiến diện. Nó là một điểm quy tụ. Đối với các cộng đồng có huyết thống với người Ireland, điều này gợi cho họ về cuội nguồn của mình. Họ thực sự không nghĩ nó có thể được giải quyết, vì vậy không bao giờ tập hợp lại để tạo dựng một nền hòa bình.
Các khu vực của cộng đồng người Mỹ gốc Ireland là một ví dụ điển hình. Ở nơi cách xa hàng nghìn dặm khỏi tình trạng hỗn loạn, mà có lẽ họ sẽ chẳng bao giờ dễ dàng tha thứ, họ chỉ trích lịch sử và dân ca Ireland, những điều bất công của nước Anh, sự nghiệp bè bạn họ hàng của họ và vui vẻ quyên tiền để giết những dân lành vô tội và các quân nhân Anh.
Những nỗ lực to lớn của Gladstone, Asquith và sau này là Lloyd George nhằm giải quyết vấn đề bằng cách phân quyền trong nội bộ Vương quốc Anh, mà vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX – rõ ràng có thể đem lại hiệu quả (và gần đạt được hiệu quả) – đã đổ vỡ liên tiếp trên guồng quay của sự kích động quần chúng đôi khi mang tính chất cơ hội và luôn chịu định kiến của những người theo đường lối Hợp nhất và Đảng Bảo thủ. Thậm chí những nhân vật quan trọng như F.E Smith cũng sẵn sàng sử dụng bất đồng để làm tê liệt bộ máy Chính phủ Hợp nhất Anh mà họ không thích. Đối với nền chính trị của Cộng hòa Ireland, nó là một chủ đề xuyên xuốt hữu ích, đưa ra quan điểm và mục đích cho Nhà nước non trẻ mới ra đời này khi bản thân nó được thiết lập từng bước. Trong Thế chiến II, Ireland đóng vai trò trung lập, thậm chí có chút xu hướng chống lại Anh, cho dù nhiều thanh niên Ireland can đảm tự nguyện chiến đấu chống lại Chủ nghĩa Quốc xã.
Nhưng thời thế đã thay đổi khi thế giới hiện đại định hình quanh chúng ta. Quan điểm cũ xung đột với những thực tế mới, có sinh lực mạnh mẽ. Các chính khách Mỹ như Teddy Kennedy bắt đầu mơ về một mảnh đất Ireland hòa bình. Dân biểu Cộng hòa, phe tôn sùng Margaret Thatcher và ca ngợi tình bạn của bà với Tổng thống Reagan, bắt đầu cho việc họ đang ủng hộ những người cố gắng giết bà là điều kỳ quặc. Đối với Chính phủ Anh dù có theo giáo phái nào đi nữa, sự cạn kiệt các nguồn lực và sức mạnh quân sự mà Bắc Ireland gặp phải khiến cho bất kỳ triển vọng hòa bình nào đều trở nên cực kỳ hấp dẫn.
Nhưng hầu hết người Ireland đã thay đổi cùng với sự thay đổi thái độ đối với họ. Thật khó có thể hiểu được hiện nay người Ireland được nhiều người Anh và người theo đường lối Hợp nhất coi ra sao. Họ là những trò cười, tất cả xoay quanh sự ngốc ngếch. Họ bị gán ghép một cách tùy tiện là “người Ireland sa lầy”, được thuê làm việc như các công nhân của một nhà thầu xây dựng thay vì các nhân viên ngân hàng. Họ thường không được coi trọng, thậm chí khinh bạc hơn cả việc một số người da trắng tại Nam Phi coi người da đen ở kỷ nguyên chế độ Apacthai: như một tầng lớp thấp hèn hơn. Giờ đây điều đó thật kinh ngạc, nhưng ở một thời điểm nào đó, điều đó có thể đúng. Và nền chính trị của họ được xác định với tính chất kế thừa mối quan hệ với nước Anh.
Vào thập niên 1980 và sau đó là dưới thời Albert Reynolds với Bertie Ahern giữ cương vị Bộ trưởng Tài chính cải cách, thì người Ireland bước vào tiến trình tự chuyển đổi. Họ tham gia Liên minh châu Âu (EU) và được hưởng lợi từ các chương trình phát triển lớn mà họ sử dụng một cách thông minh và khéo léo, mang lại một đất nước hiện đại hóa. Dublin đã trở thành một thành phố phát triển hàng đầu tại châu Âu, kèm theo một nền kinh tế bùng nổ. U2 trở thành một trong những tổ chức lớn nhất thế giới, Bob Geldof trở thành người hùng, Roy Keane trở thành huyền thoại bóng đá thời đó. Tóm lại, hoạt động kinh doanh, nghệ thuật, văn hóa, v.v... mọi lĩnh vực của Ireland đều cất cánh phát triển.
Trong khoảng thời gian vài năm, miền Nam không còn là khu vực lạc hậu và bị xem thường, mà thay vào đó chính là miền Bắc. Miền Nam chạy nước rút trên con đường hướng tới tương lai, trong khi người dân miền Bắc Ireland lại đang quanh quẩn tại điểm xuất phát, tranh cãi về những người theo Đạo Tin Lành và những người theo Công Giáo theo cách làm lu mờ cuộc chạy đua nước rút phía trước bằng những thứ không còn phù hợp.
Đây là nhân tố mà tôi nghĩ sẽ đem lại cơ hội hòa bình. Đối với phe Cộng hòa, đây không còn là bất đồng – một biểu tượng thống nhất của bản sắc Ireland mà là một lời nhắc nhở đau buồn và về quá khứ của Ireland. Trong vài thập kỷ, những người theo trường phái Hợp nhất cũng có thể chỉ ra sự lạc hậu về kinh tế của Ireland kèm theo những khác biệt về văn hóa và tôn giáo của họ khi so sánh giữa hai điều bất khả thi. Giờ đây những yếu tố này cũng đang lu mờ hoặc bị đảo ngược.
Thậm chí trước khi nhậm chức, tôi đã thảo ra một chiến lược. Một trong những việc đầu tiên tôi làm khi trở thành lãnh đạo Đảng Lao động là thay đổi vị thế chính sách lâu dài đối với Bắc Ireland. Trong nhiều năm, chính sách của Đảng Lao động đã được đưa ra để cố gắng đàm phán một thỏa thuận hòa bình giữa những người theo trường phái Hợp nhất và những người theo trường phái Chủ nghĩa Quốc gia Dân tộc trên cơ sở rằng chúng ta tin tưởng vào một nước Ireland thống nhất và trở thành nhà vận động cho công cuộc thống nhất đó. Nó không buộc một thủ lĩnh chính trị phải nhận thức rằng một vị thế như vậy hoàn toàn xa rời quan điểm của những người theo trường phái Hợp nhất và quá trình thực hiện điều đó sẽ vô hiệu hóa bất kỳ nỗ lực đàm phán bất kỳ một thỏa thuận nào dựa trên giả thuyết đó.
Tôi biết mình có thể chẳng bao giờ có được cơ hội thay đổi chính sách thông qua bộ máy hoạch định chính sách thông thường của đảng – chắc chắn vào thời điểm đó – vì vậy tôi e rằng mình sẽ chỉ xuất hiện bất ngờ vào một buổi sáng trên chương trình Today (Ngày nay) không lâu sau khi trở thành lãnh đạo và công bố rằng từ nay về sau chúng tôi sẽ có một chính sách mới: Trung lập đối với vấn đề một Ireland thống nhất hay Vương quốc Anh. Tôi cũng thay thế Kenvin McNamara – một người đàn ông thực sự đáng yêu nhưng lại hòa hợp với chính sách cũ – bằng Mo Mowlam, người đã từng nắm giữ vị trí dưới quyền John Smith ở Bắc Ireland.
Sau đó, chúng tôi đặt mình vào vị thế lưỡng đảng với John Major, hoàn toàn ủng hộ sự thử sức của ông trong việc kiến tạo hòa bình. Tại thời điểm đó, giải pháp lưỡng đảng còn rất hiếm, một phần do những động thái gay gắt đối với cánh tả và cánh hữu của Đảng Lao động và Đảng Bảo thủ, ngoài ra cũng bởi nó được cho là nền chính trị tồi. Tuy nhiên, John Smith đã rất khôn ngoan khi hậu thuẫn cho Major trong việc hội đàm bí mật với IRA.
Tôi quyết định thực hiện một cuộc thao diễn nhanh chóng không chỉ về sự thay đổi trong chính sách của Bắc Ireland, mà là một sự thay đổi trong giải pháp của phe Đối lập. Như tôi kỳ vọng, mọi người cho rằng nó là nền chính trị chín muồi; không ai tin rằng Bắc Ireland cần phải tập trung ghi điểm về đảng phái. Chúng tôi đã triển khai giải pháp này đến cùng và thông qua cuộc bầu cử năm 1997. Tôi nuôi dưỡng mối quan hệ với David Trimble và những người theo trường phái Hợp nhất. Tôi đã gửi các thông điệp thể hiện sự quan tâm đến Sinn Fein. Tôi đã gặp gỡ Bertie Ahern, một nhà lãnh đạo của Phe đối lập và chúng tôi xúc tiến ngay lập tức như cứu hỏa vậy. Taoiseach John Bruton là một người đàn ông vĩ đại nhưng thẳng thắn mà nói thì sẽ thất bại.
Chiến thắng ngày 1 tháng Năm năm 1997, đã giải phóng nguồn năng lượng mới ở mọi nơi. Những thách thức đã từng đẩy một Chính phủ mệt mỏi và mất tinh thần vào tình thế khó khăn giờ đây lại khơi nguồn cảm hứng cho một nhóm cá nhân đầy tự tin và dồi dào sinh lực cố gắng hơn nữa. Tôi thường phản ánh rằng sự táo bạo như vậy chỉ có thể được chắp thêm cánh trong cơn xúc động đầu tiên chào đón một khoảnh khắc thay đổi sâu sắc.
Một vài tuần đầu tiên đã dạy cho tôi rất nhiều về bản chất và sự phức tạp của thách thức này. Trong lúc tôi đang tham dự Hội nghị thượng đỉnh châu Âu lần đầu tiên, tôi nhận được tin IRA đã sát hại hai sỹ quan cảnh sát đang nghỉ phép bằng những phát súng vào đầu khi họ đang dạo trên phố. Hai cuộc đời chấm dứt; hai gia đình tang tóc. Tôi rùng mình. Tôi đã gửi các thông điệp cảnh báo đến lãnh đạo Sinn Fein trước cuộc bầu cử. Đó không phải là một khởi đầu lạc quan lắm.
Tôi cũng đưa ra quyết định rằng bài phát biểu quan trọng đầu tiên của tôi trên cương vị Thủ tướng sẽ là chủ đề về Bắc Ireland và nền hòa bình. Tôi đã ngẫm nghĩ sẽ phát biểu gì vào một vài thời điểm trước cuộc bầu cử và đã đề cập vấn đề này với David Trimble. Ngay khi chúng tôi nhậm chức tại phố Downing, nhà ngoại giao John Holmes, người đã từng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình dưới thời Major, gia nhập và trở thành một nhân vật không thể tách rời trong nhóm chúng tôi. Ngay từ đầu, Jonathan Powell đã là mật vụ chủ chốt trong việc thực thi các nỗ lực của Chính phủ.
Tôi chẳng không giờ dám chắc về lý do tại sao và bằng cách nào mà Jonathan lại có vai trò quan trọng đối với vấn đề như vậy. Bạn có thể luôn phóng đại trong các tình huống này và cho rằng: “Nếu không phải vì vấn đề này, vấn đề nọ thì điều này có lẽ chẳng bao giờ xảy ra”, nhưng trong tình huống này, điều đó là sự thật. Nếu không có ông ấy, có lẽ sẽ không có nền hòa bình. Mọi tinh hoa mà ông có – và ông có rất nhiều – dường như được thể hiện trong nỗ lực hết sức nhằm theo đuổi thỏa thuận hòa bình này. Ông là người rất mẫn cán, thông minh, sâu sắc, kiên trì, sáng tạo và hơn ai hết là người rất đáng tin cậy đối với cả hai phía. Ông và Adams đã bắt đầu một mối quan hệ chân chính. Những người theo trường phái Hợp nhất tôn trọng ông và ông trở thành nhân vật nổi tiếng nhất trong đội ngũ quan chức Chính phủ Bắc Ireland mà tất cả các đảng phái đều chĩa mũi nhọn để bôi nhọ và trở thành chủ đề của vô số lời than phiền. Nhưng trong thực tế, ông đã thực hiện những nhiệm vụ cao cả trong các tình huống gần như bất khả thi. Sự kiên định không ngờ của ông cũng là một nền tảng lớn cho những thay đổi tâm tính mà vùng đất Bắc Ireland đã sản sinh trong con người tôi.
Trong một cuộc họp, tôi đã được chứng kiến sự giận dữ của người đàn ông Drumcree này với thái độ và tiếng quát tháo mà tôi chưa từng gặp phải trước đó. Người Drumcree là những người phi lý nhất trong những người phi lý. Đứng đầu trong tất cả những điều phi lý, họ để lại mọi rạn nứt, bất đồng, trong mọi tranh chấp khác, thái độ của họ cuối cùng chỉ là những cái ngáp ngắn, ngáp dài. Có một gã, Breandan MacCionnaith, đại diện cho dân cư của đường Garvaghy. Nhưng trước tiên hãy để tôi giải thích tóm tắt về Drumcree.
Các cuộc diễu hành của phe Hợp nhất thường diễn ra xuyên qua các khu vực phe Công Giáo và Cộng Hòa. Không phải là không có lý khi phe Chủ nghĩa Quốc gia Dân tộc và phe Cộng Hòa không ưa gì chúng và đôi khi họ muốn những cuộc diễu hành này bị cấm. Các cuộc tuần hành có thể kích động bạo lực là điều hoàn toàn vô lý. Trong số nhiều tuyến đường nhạy cảm, Drumcree là tuyến nhạy cảm nhất. Nó là một phần trong tuyến diễu hành thường niên kéo dài đến hàng trăm mét phố Garvaghy, một khu vực lân cận của phe Cộng Hòa. Ủy ban Diễu hành đã phải quyết định xem liệu có cho phép diễu hành theo tuyến này hay không và sau đó những điều tồi tệ xảy ra và cảnh sát đã phải vào cuộc.
Mọi thứ là một cơn ác mộng. Việc cấm diễu hành khiến cho hàng chục nghìn người phe Hợp nhất tràn xuống các đường phố. Việc cho phép diễu hành gây ra bạo động tại các khu vực của phe Cộng Hòa. Một phần trong tiến trình hòa bình là nỗ lực giải quyết vấn đề này. Người dân đã được Breandan MacCionnaith dẫn đầu. Ông ta phi lý đến mức khiến tôi khá tò mò. Ông ta biến cái phi lý thành nghệ thuật. Ông ta không thừa nhận bất kỳ điều gì. Tôi không chỉ nói về thực chất của cuộc họp, ý tôi là cuộc họp nên được tổ chức tại địa điểm nào. Ai nên đến đó tham dự. Ai không nên có mặt ở đó. Thời gian cuộc họp bắt đầu, kết thúc, mục đích là gì. Ai phát biểu đầu tiên. Ai phát biểu tiếp theo và ai phát biểu cuối cùng.
Niềm tin lớn nhất của tôi là khi bạn đàm phán với ai đó, điều đầu tiên là phải tạo ra một bầu không khí dễ chịu; thể hiện thái độ hợp tác; trao đổi những lời nhận xét hài hước; và nên mở đầu bằng những vấn đề không mang tính chất tranh cãi hoặc dẫn đến bất hòa. Hãy khiến người khác gật đầu tán thưởng. Đó chính là cái gật đầu để thiết lập quan hệ và là một tín hiệu tốt đẹp cho sự khởi đầu để chúng ta thấy rằng tất cả không phải chỉ có thất bại. Tôi có thể nói: “Tôi biết ngài rất bất bình vấn đề này”. “Ồ, tất nhiên”, họ đáp lại; đó là lý do tại sao có bất đồng; và sẽ có một cái gật đầu.
Breandan MacCionnaith là người chẳng bao giờ gật đầu đồng tình với bất cứ điều gì. Nếu tôi nói với ông ta “tôi biết ngài rất bất bình với vấn đề này”, ông ta sẽ đáp lại: “Tôi thấy vấn đề này chẳng có gì bức xúc hơn so với bất cứ điều gì khác”. “Vâng tất nhiên, xin lỗi, nhưng rõ ràng ngài đang có vẻ khá gay gắt thì phải”, tôi vặn lại ông ta “Anh là ai mà dám phán xét cảm xúc của tôi?”, ông ta thẳng thừng trả lời. Khi tôi nói rằng mục đích của cuộc họp với cư dân trong khu vực Orange là nhằm giải quyết bất đồng một cách thích đáng và làm yên lòng tất cả mọi người, do đó nền hòa bình có thể được thiết lập. Ông ta nói, ngược lại là khác; mục đích của cuộc họp là nhằm gửi Lệnh Orange và sự khiêu khích khó chịu của những người dân thường tử tế trên đường Garvaghy vào việc tạo nên mớ hỗn độn của lịch sử hoặc đại khái như vậy. Cuối cùng tôi sẽ nói: “Thế còn về…” và tạm ngừng, mục đích để nghe ông ta nói “Không” trước cả khi tôi giải thích lời nhận định. Nếu tôi nói với bạn rằng Breandan MacCionnaith không hề có một chút kiên trì với cái điều phi lý của ông ta (cho dù ông ta đạt được huy chương vàng môn thể thao cận đối kháng cơ bản), bạn có thể hiểu được mức độ phi lý như thế nào.
Thật kỳ lạ, Jonathan đã mất bình tĩnh với Lệnh Orange. Chúng tôi đang có một trong các cuộc họp không mang tính chất xây dựng, dài dòng, loanh quanh về việc liệu cuộc diễu hành có nên diễn ra, ở đâu và như thế nào và Lệnh Orange (nói theo cách lịch sự) đang thắng thế. Một thành viên trong số họ đã có nhận xét rất hồ đồ về sự có mặt của tôi. Tôi bất ngờ ý thức về sự bất bình chung của dân chúng dành cho cánh tả của tôi, Jonathan đứng bật dậy, mặt đỏ gay giận dữ và quát: “Anh dám ăn nói với Thủ tướng Anh như thế à? Sao anh dám…?”
Tất cả chúng tôi đều im lặng ngạc nhiên. Ngoại trừ Jonathan, người nói liên tục, đôi lúc lặp đi lặp lại nhưng đã giải thích cặn kẽ và rõ ràng về những đề xuất của mình. Lệnh Orange khá lung lay. Tôi cũng vậy. Tôi chưa từng bao giờ nhìn thấy bộ dạng ông ấy như vậy trước đó. Chúng tôi đã trao đổi qua với nhau dọc hành lang về việc “đáng lẽ ngài nên uống thuốc sáng nay” và tôi chưa từng thấy ông ấy trong bộ dạng này kể từ đó. Chẳng ai cư xử tầm thường như vậy xung quanh vấn đề Bắc Ireland. Vụ việc xảy ra làm dấy lên mối quan tâm về bản chất của nghề nghiệp: Bạn phải chịu đựng được rất nhiều lời xỉ vả. Không chỉ la ó chửi rủa thô bạo hoặc phản đối, động thái của bạn liên tục bị chất vấn hoặc bị vu khống, ngôn từ của bạn bị hiểu sai lệch, những nỗ lực của bạn nhằm làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp bị nhìn nhận như những nỗ lực hoặc để tăng lợi ích cá nhân của mình hoặc thậm chí để khiến mọi thứ trở nên tồi tệ.
Tôi liên miên gặp vấn đề về sự tin cậy, phần lớn với người theo phái Hợp nhất nhưng cũng với cả phe kia. Nó nảy sinh một phần từ con đường gian nan cần thiết được thêu dệt thông qua các ngóc ngách hiểm nguy của nền chính trị Bắc Ireland và rất nhiều công việc bí mật, đầy rẫy sự ngụy biện; nhưng quan điểm cho rằng mọi người cảm thấy rất khó để chấp nhận các thủ lĩnh chính trị đang thực sự nỗ lực thúc đẩy tiến triển có vẻ được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, đối với Bắc Ireland, bạn có thể nghĩ về tình trạng rắc rối một cách khá khoan dung: Xung đột là vấn đề tại Bắc Ireland (không có cử tri của Đảng Lao động tại đó) nhưng không thực sự là vấn đề trong nền chính trị nước Anh (thực vậy, bạn càng cố gắng giải quyết, thì vấn đề càng trở nên lu mờ và kém quan trọng); cực kỳ khó khăn; tốn rất nhiều thời gian. Về khía cạnh tư lợi chính trị đơn thuần, nếu bạn thất bại, tiền đặt cược càng cao và thấp nếu thành công.
Nhưng tất cả các phương thức thông qua quá trình, thiện ý của Chính phủ, chẳng bao giờ để tâm đến việc cai trị tốt, vẫn còn là một dấu chấm hỏi. Cuối cùng tôi quyết định mọi người hoạt động ở hai cấp độ liên quan đến lãnh đạo chính trị. Ở một cấp, họ đặt tất cả hy vọng, kỳ vọng và mọi thứ vào Chính phủ, các nỗi thất vọng vào nhà lãnh đạo. Bạn trở thành tâm điểm chú ý và do vậy trở thành tâm điểm đối với những lời chỉ trích. Ở cấp độ này bạn không được đo bằng công cụ đo lường phù hợp mà bằng sự hoàn hảo. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bạn không thể thực hiện được.
Tuy nhiên, ở cấp độ còn lại, mọi người có đánh giá sâu sắc, chín chắn hơn và nếu bạn đang thực sự cố gắng, bạn có thể đạt được kết quả. Ngoài ra, như tôi nói, bạn phải có khả năng chịu đựng những lời xỉ vả vì đây là một phần tất yếu trong công việc.
Có một nét tính cách khác hỗ trợ tôi rất nhiều tại Bắc Ireland. Tôi thực sự không “trèo cao”. Tôi không tự coi mình là “cao sang” tại văn phòng. Tôi đặt thẩm quyền của mình vào việc thúc đẩy và thuyết phục mọi người, chứ không đe dọa họ. Có thể đôi khi tôi hơi quá đà và có thể cũng đúng, khi trong nhiều thời điểm, tính chất ngạo mạn, ông chủ, thậm chí hà hiếp, lại thể hiện trong tôi rõ hơn, nhưng đó là bản chất của tôi. Tại Bắc Ireland, nó có hiệu quả. Mọi người có thể thực sự đang lăng mạ mà không khiêu khích nhiều, nhưng nếu bạn tranh luận với họ về vấn đề đó, hậu quả sẽ khôn lường. Vì vậy nhìn chung, tôi không làm như vậy.
Trong những tháng đầu tiên sau khi nhậm chức, tôi đã cố gắng định hình chiến lược của mình. Tôi đã có bài phát biểu tại Triển lãm Nông nghiệp Hoàng gia Ulster vào ngày 16 tháng Năm và thận trọng trình bày để tranh thủ và đưa ra quan điểm của phe Hợp nhất. Chính buổi phát biểu đã tự thể hiện tính chất chỉ thị của nó – ngay trong tâm trí của cộng đồng phe Hợp nhất. Áp dụng lời khuyên của David Trimble, tôi thể hiện việc đánh giá cao sự Hợp nhất và sau đó là một thông điệp vốn gây ra rất nhiều chỉ trích, với nội dung thể hiện sự nghi ngờ của bản thân tôi về việc bất cứ ai trong chúng tôi có thể nhìn thấy một Ireland thống nhất trong cuộc đời mình. Vì một số trong những người này hiện khoảng 20 tuổi, đó là một tuyên bố ủng hộ Hợp nhất rõ nét. Triển lãm này là nơi huyền bí nhất để đưa ra lời phát biểu quan trọng, trong một túp lều mà bên ngoài những con bò của giải đấu đang tranh giành với những người nông dân có khuôn mặt đỏ gay khi tương lai của mảnh đất đang được định hình.
Cho dù những tên tội phạm sát hại hai sĩ quan cảnh sát là ai (IRA đã gửi thông điệp thông báo rằng việc làm đó là trái pháp luật), chúng tôi đã giành cho IRA năm tuần để khôi phục lại tình trạng cấm sử dụng vũ khí vốn đã mất hiệu lực trong 18 tháng qua. Lần này họ đã thực thi vào ngày 19 tháng Bảy năm 1997.
Vài tuần sau đó, Chính phủ Anh và Chính phủ Ireland đã nhất trí thành lập Ủy ban Quốc tế Độc lập về việc không sử dụng vũ khí (IICD). Việc cấm sử dụng vũ khí là một di sản đầy rủi ro kế thừa từ chính quyền trước mà đã trở thành một quả bóng khổng lồ và dây xích siết chặt chân chúng tôi trong những năm tới. Dưới áp lực của phe Hợp nhất, John Major đã đồng ý rằng điều kiện tiên quyết thiết yếu để thiết lập nền hòa bình và việc chia sẻ quyền lực của IRA không đơn thuần là theo đuổi hòa bình mà còn chấm dứt việc sử dụng vũ khí của họ. Tất nhiên, ở một cấp độ, điều này hoàn toàn hợp lý: nếu bạn theo đuổi hòa bình, bạn không cần vũ khí. Nhưng cấp độ khác, nó ẩn chứa thông điệp gửi tới IRA về những kẻ đầu hàng, về không chỉ nền hòa bình đang theo đuổi đơn thuần mà còn ở hành động xin lỗi vì đã gây ra chiến tranh và nó làm phức tạp hóa việc quản lý nội bộ một cách đáng sợ. Gerry Adams và Martin McGuinness đã cố gắng bám trụ với phong trào của họ đến cùng. Ngoài ra, cũng có một luồng ý kiến như vậy của những người theo phe Cộng hòa. Có những người theo đường lối cứng rắn thực sự. Họ khăng khăng quan điểm về đường lối cứng rắn. Nhưng làm sao để họ không bị co kéo lửng lơ giữa dòng. Triển vọng về việc IRA bị buộc phải hủy bỏ vũ khí đẩy họ đến sự chèo kéo như vậy, nhưng thực tế là vậy; Không thể thất hứa với cam kết của John Major, vì vậy việc đó phải được kiểm soát. IICD đã tiêu tốn của chúng tôi khá nhiều thời gian và sức lực.
George Mitchell đã thực hiện công việc vĩ đại là soạn thảo các nguyên tắc phi bạo lực và các vị trí chung – một cam kết đối với các biện pháp hòa bình dành riêng cho tất cả các bên trong Chính phủ. Ví dụ, những việc chung chung nhưng tạo ra một khuôn khổ cho cuộc đàm phán lớn hơn nhiều được tiến hành – và là các cuộc đàm phán chính trước khi chúng tôi nhậm chức. Sinn Fein lập tức cho rằng họ sẽ hành động dựa theo những nguyên tắc của Mitchell, nhưng IRA từ chối đưa ra cam kết tương tự. Điều đó không làm an lòng phe Hợp nhất, nhưng chúng tôi kiên trì và xác định ba chủ đề đối với cuộc đàm phán được khởi động khi John Major làm Thủ tướng: lãnh thổ Bắc Ireland sẽ được quản lý ra sao dưới một hệ thống chia sẻ quyền lực được chuyển giao; mối quan hệ giữa Anh và Bắc Ireland (Đông – Tây); và quan hệ giữa Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland (Bắc – Nam).
Các cuộc hội đàm bắt đầu vào tháng Chín mà không có sự tham dự của David Trimble. Những người chống đối phe Cộng hòa đã đặt một quả bom trong ngày thứ hai của buổi hội đàm. Vào ngày thứ ba, các đảng phái phe Hợp nhất khác, ngoài DUP, đảng của Pasley, đã tham gia hội đàm.
Có nhiều cuộc hội đàm hơn vào tháng tiếp theo và đến ngày 13 tháng Mười, tôi có cuộc họp đầu tiên với Gerry Adams và Martin McGuinness. Tính đến thời điểm đó, chưa một Thủ tướng Anh nào gặp gỡ họ. Đó là một khoảnh khắc trọng đại. Một câu hỏi thiết yếu rằng liệu tôi có bắt tay với họ hay không (không một lãnh đạo nào của phe Hợp nhất làm như vậy cho đến 2007). Tôi quyết định thực hiện điều này một cách tự nhiên. Vì vậy khi họ bước vào, chúng tôi đã bắt tay nhau.
Sau đó, khi được hỏi về điều đó, tôi nói rằng tôi đối xử với họ như với bất kỳ người nào khác; nhưng cùng ngày hôm đó tôi nhận được thịnh tình của phe Hợp nhất. Tôi được Peter Robinson, phó thủ lĩnh của DUP mời đến thăm một trung tâm mua sắm trong địa hạt của ông. Tôi chưa bao giờ chắc liệu ông ta có chào đón mình hay không. Tôi sẽ giả sử là không.
Trung tâm đông nghẹt những phụ nữ cao niên mua sắm. Tuy nhiên, như một giấc mộng tồi tệ, họ bỗng nhiên biến thành những người dữ dằn, phản ứng giận dữ, la ó, chửi thề, coi tôi là một kẻ phản bội và vung những chiếc găng tay cao su vào mặt tôi. Tôi hoàn toàn vui vẻ lắng nghe họ, nhưng RUC (Royal Ulster Constabulary – Sở Cảnh sát Hoàng gia Ulster) – với những gì tôi từng nghĩ là hơi háo hức một chút – coi đó là một sự vụ an ninh quan trọng và kéo tôi vào một căn phòng để đảm bảo an toàn.
Thật ngạc nhiên, tôi chẳng hiểu được những đôi găng tay cao su ám chỉ cái gì và ở đâu ra. Tôi nghĩ họ vừa giặt giũ, rửa bát, dọn dẹp hoặc một việc gì đó. Khi tôi kể với Jonathan, anh ấy cười ầm lên và nói: “Không, điều đó có nghĩa là đáng lẽ ngài nên đeo găng tay cao su khi bắt tay với Gerry Adams.”
Những tháng ngày sau đó đã là một đoạn đường khó khăn băng qua một khu rừng rậm rạp, đầy nguy hiểm chông gai, khi chúng tôi cố gắng trèo lên cao để có thể nhìn thấy con đường dẫn lối đến một thỏa thuận đàm phán. Con đường chúng tôi đi, cho dù có chút may mắn tạm thời, nhưng lại liên tục bị cản trở bởi những sự kiện bất lợi. Một nhóm phe phái Hoàng tộc tái tuyên bố tình trạng ngừng sử dụng vũ khí. Tốt. Sau đó một nhóm phe phái Hoàng tộc khác phá vỡ cam kết của họ và bị loại khỏi các cuộc đàm phán. Xấu. Tháng Một năm 1998, đã xảy ra cuộc khủng hoảng thực sự khi IRA giết hại hai người tại thủ đô Belfast. Sinn Fein đã bị loại khỏi bàn đàm phán trong vòng 17 ngày. Sau đó, phe Cộng Hòa chống đối, Quân giải phóng Dân tộc Ireland giết hại Billy Wright, lãnh đạo Lực lượng Tình nguyện Hoàng gia, bên trong nhà tù Maze. Càng ngày càng có nhiều chính biến xảy ra.
Từ đầu đến cuối tôi chưa bao giờ từ chối nói chuyện điện thoại với David Trimble và các lãnh đạo phe Hợp nhất. Họ coi sự bùng phát rải rác, các vụ bạo lực là một điều gì đó không nhất quán với các nguyên tắc của Mitchell.
Để làm dịu quan điểm của phe Dân tộc Chủ nghĩa và dưới áp lực từ Ireland, tôi cũng ra lệnh mở một cuộc điều tra về vụ nổ súng Ngày Chủ nhật Đẫm máu năm 1972, khi quân đội Anh nổ súng vào những người phản đối tại thủ đô Belfast, giết hại nhiều người. Những người theo phe Dân tộc Chủ nghĩa tuyên bố họ là những người phản đối hòa bình. Một cuộc điều tra tại thời điểm đó do Nghị sĩ Widgery, người sau này trở thành Chánh án Tòa án Tối cao tiến hành đã bị lên án rộng rãi như một vụ che giấu sự thật và chúng tôi nhất trí đáp ứng yêu cầu 25 năm trước để tiến hành một cuộc điều tra khác. Việc làm này tất nhiên làm dịu bớt công luận tại thời điểm đó. Tuy nhiên, nó cũng trở thành một chuỗi các sự kiện kéo dài 12 năm với chi phí lên tới gần 200 triệu bảng Anh. Cho đến khi sự kiện được báo cáo vào năm 2010, tôi xem nó như một ví dụ điển hình về việc tại sao bạn không nên tiến hành các cuộc điều tra về bất kể điều gì trừ phi thật sự bắt buộc, hoặc chỉ trong những trường hợp ngoại lệ nhất. Các cuộc điều tra hiếm khi đạt được mục đích. Tuy nhiên, báo cáo cuối cùng đã chứng tỏ nhận định của tôi là sai. Bản báo cáo rất có giá trị: một bản báo cáo công bằng và thấu đáo về vụ việc đã xảy ra.
Bằng cách này hay cách khác chúng tôi đã do dự bước vào giai đoạn đầu tháng Tư khi quyết định thử tổ chức thỏa thuận xoay quanh ba chủ đề được lấy làm cơ sở cho các cuộc đối thoại dưới thời John Major. Chúng tôi đã định ngày tháng cho cuộc họp. Điều thú vị về Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành là nó diễn ra một cách rất tình cờ thay vì theo lịch trình định sẵn. Tôi phải ở lại thêm một ngày để nhất trí thông qua bản thỏa thuận, công việc chi tiết do các quan chức thực hiện. Tôi kết thúc sau thời gian ở lại bốn ngày đêm và tham gia tận tình vào một trong những vòng đàm phán hòa bình đặc biệt nhất từng được triển khai. Theo các quan điểm mang tính chỉ trích trong suốt những ngày này thì thỏa hiệp đã thất bại; nhưng cuối cùng, chúng tôi đã thông qua thỏa hiệp đó. Thành thật mà nói thì tôi chưa bao giờ tham gia vào bất cứ vấn đề nào như vấn đề này. Và thỏa thuận đạt được thực sự đã làm nên lịch sử.
Nói về “lịch sử”, có một khoảnh khắc khá hài hước khi lần đầu tiên tôi đến đây. Tôi đã nghe David Trimble trao đổi qua điện thoại đêm trước đó rằng cho dù các quan chức đã triển khai một khối lượng rất lớn các công việc chi tiết, nhưng không chỉ một phần thỏa thuận thực sự được nhất trí mà còn các thỏa thuận trông có vẻ như không chắc chắn cũng đạt được sự nhất trí. Tôi quyết định triển khai theo mô hình thực tiễn, chuyên nghiệp, chu đáo, không khoa trương khi tuyên bố với báo chí ngoài Hillsborough, ngôi nhà lớn ở nông thôn có giá trị lịch sử để khách thăm quan là nơi ở riêng của Bộ trưởng Ngoại giao Anh khi đến Bắc Ireland rằng “Hôm nay không phải là một ngày dành cho lời giới thiệu ngắn về chương trình sắp phát thanh”, tôi bắt đầu háo hức, tỏ lòng kiên nhẫn bắt tay vào làm việc và giận dữ với bất cứ điều gì hoa mỹ và giả tạo. Khi đó – và trời mới biết ý tưởng từ đâu đến, nó chỉ mới xuất hiện trong đầu tôi – tôi nói “nhưng tôi cảm nhận được trách nhiệm của lịch sử đặt lên vai chúng ta”, tất nhiên đó là về lời giới thiệu ngắn cho chương trình sắp phát thanh lớn như bạn có thể suy ngẫm. Tôi có thể nhìn thấy Jonathan và Alastair tán dương. Tôi quyết định không phát biểu nữa và quay trở lại tòa nhà trước khi được đưa tới các cuộc đàm phán tổ chức tại Tòa nhà Castle ở Stormont.
Stormont, trụ sở của chính quyền Bắc Ireland trong những năm sau chia cắt cho đến khi toàn bộ hệ thống sụp đổ, là điển hình của các tòa nhà đặc biệt mà nước Anh đã công bố với thế giới về tầm quan trọng của chúng. Được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, nó là một kiến trúc hùng vĩ với các khu vực sân diễu hành với một vẻ trang nghiêm đầy ấn tượng, oai vệ và mạnh mẽ. Tuy nhiên, một số thành phần quá khích đã quyết định chọn Tòa nhà Castle – sự tổng hòa của các yếu tố hiện đại nhất – làm nơi gặp gỡ. Hẳn là phải có một lý do bảo đảm cho người thiết kế ra nó. Gần như không có công trình phụ trợ nào, nó xấu xí, chật hẹp và tệ hại, đặc biệt là không có hồn. Tôi khá nhạy cảm với không gian xung quanh. Tôi yêu thích những thiết kế đẹp, tìm kiếm nguồn năng lượng từ cái đẹp, từ sự đặc biệt trong lối kiến trúc, tôi thích làm việc trong một môi trường có thể giúp đôi mắt thư giãn và tâm hồn trở nên tươi mới. Tòa nhà Castle lại là một kiểu kiến trúc tương phản tức mắt.
Tuy nhiên, bỏ qua tòa nhà tồi tệ đó, thì rõ ràng chúng tôi đã đánh giá sai khả năng sẵn sàng thương lượng của phe Hợp nhất. Tất nhiên, David Trimble phải chịu áp lực liên tục từ Ian Paisley, người xuất hiện ngoài Tòa nhà Castle để lên án mọi thứ như là một động thái phản bội gay gắt.
Tôi cũng đã đưa ra cảnh báo về hội đàm vào buổi tối trước đó với John Alderdice, lãnh đạo của Đảng Liên minh các Cộng đồng. John là nhà lãnh đạo hoàn toàn phù hợp cho một đảng rất chính đáng, điều đó có nghĩa là họ không có khả năng giành chiến thắng. Ngược lại, họ có thể mang lại ảnh hưởng hai chiều tại khu vực trung tâm và John là một chính trị gia tài năng đặc biệt vốn hiểu rất rõ về cộng đồng phe Hợp nhất. Ông ta nói thẳng với tôi rằng hội đàm với David Trimble không có triển vọng thành công.
Tôi vào căn phòng trên tầng 5 – nơi tôi sẽ ở trong một vài ngày tới. Tôi bước vội dọc hành lang để gặp George Mitchell, người có tâm trạng vui vẻ nhưng đôi khi cũng khiến tôi bực mình vì đã lịch sự nói với tôi rằng ông ta nghĩ thỏa thuận sẽ không thể nào đạt được.
Ngay lúc đó và tại đó tôi quyết định chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc thương lượng. Tôi nói lại với David Trimble, người có sở thích để dành mọi việc cho đến sau ngày Lễ Phục sinh. Tôi bắt đầu xem xét tỉ mỉ chi tiết những nội dung ông cần. Buổi tối trước đó, tôi đã tự làm quen với những vấn đề phức tạp thuộc các chủ đề khác nhau trong cuộc đàm phán. Nó giống như việc ngồi phía sau tại Tòa án nghiên cứu tóm tắt hồ sơ vụ kiện ngày tiếp theo. Rất may là tôi có thể “tiêu hóa” được lượng lớn thông tin một cách nhanh chóng, một khóa đào tạo vô giá mà luật pháp thực sự mang lại.
Tôi có sở thích nghiên cứu mở rộng vấn đề đến từng chi tiết. Thực tế, Thủ tướng không thể nào quan tâm đến từng chi tiết của mọi vấn đề, ngoài ra, quá chi tiết lại có thể làm phát sinh một vấn đề mới ngay lập tức. Nhưng đôi khi – tại các thời điểm khủng hoảng hoặc các cuộc đàm phán như thế này hay một số các hiệp ước châu Âu vốn rất khó khăn mới có thể đạt được, các thỏa thuận về ngân sách – thì tính chi tiết tuyệt đối lại đóng vai trò quyết định. Tại các thời điểm như vậy, tôi sẽ đắm mình trong từng chi tiết.
Giờ đây, tôi thực sự ở trong tình huống đó. David đã có những trang sửa đổi và một cách tự nhiên, sự thay đổi văn bản của bên này sẽ là thất bại của bên kia. Thiếu cơ sở chính thức cho quyết định như vậy, nên tôi đã hứa với David là sẽ cung cấp những gì ông ta cần.
Tiếp theo tôi giữ chặt Bertie, người vừa mới đến. Bertie là một trong những thủ lĩnh chính trị ưa thích của tôi. Ông dần trở thành người bạn thực sự của tôi và đóng vai trò người hùng trong toàn bộ quá trình đàm phán; thông minh, mạnh mẽ và hơn hết không bị bất kỳ trói buộc nào của lịch sử. Điều đó không có nghĩa là ông không có ý niệm gì về lịch sử. Ngược lại, gia đình ông đã chiến đấu chống lại Anh, là thành phần trong Cuộc nổi dậy Lễ Phục sinh, là người theo phe Cộng hòa chính thống; nhưng ông lại có tài năng cơ bản, phẩm chất của những chính trị gia vĩ đại: Ông là một nhà nghiên cứu lịch sử, không phải là nô lệ của lịch sử.
Mẹ ông – người rất gần gũi với ông – vừa qua đời và đêm trước, ông đã thức canh thi hài của bà. Cuối cùng, ông đã trở lại sau công việc gia đình. Giờ đây, ông phải chắc chắn với tôi về vấn đề hai miền Bắc – Nam, hay toàn bộ phần viết về Ireland, khu vực rất thân thuộc với các cử tri của ông – sẽ phải viết lại. Đây không phải là tin tức mà ông muốn đón nhận, nhưng đây là nơi Bertie thể hiện khí phách và tính cách của mình.
Vào ngày 7 tháng Tư năm 1998 – và nhiều lần sau đó vào các năm tiếp theo – ông ta đáng lẽ nên cân nhắc đối chiếu quá khứ truyền thống của đất nước mình trước một tầm nhìn tương lai đang vận động và phát triển. Thay vào đó, ông lại lựa chọn việc xem xét tương lai lên trước. Sự ủng hộ và sự khéo léo của ông chứng tỏ sự trở lại của một vai trò trụ cột, góp phần tìm kiếm nền hòa bình mới. Các quan chức của ông thực sự có năng lực và họ hành động theo ông. Sự hiện diện của ông và của tôi, cá tính của ông và của tôi, ở một khía cạnh nào đó tạo nên biểu tượng về thực tế mới mẻ hiện đại vốn đang dập tắt những tư tưởng cổ hủ lạc hậu trước kia. Ở một khía cạnh khác, chúng tôi đã nhân hình hóa cơ hội để trốn chạy lịch sử của Anh, Ireland và tiến trình hòa bình. Ngược lại, ông thực sự cho tôi thấy rằng việc viết lại hiệp ước Bắc – Nam sẽ là một cú trời giáng đối với phe theo Chủ nghĩa Quốc gia Dân tộc.
Việc tiếp theo là gặp gỡ David Trimble và toàn bộ đội ngũ của ông ấy. Đây là một hiện tượng kỳ lạ về sự khác biệt giữa hai phe phái. Khi gặp phe Cộng hòa, bạn nhìn thấy sự thống nhất trong hành động của họ. Họ có đường lối riêng; họ thực hiện nó; họ nắm giữ nó. Sẽ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng các điều chỉnh sẽ được thực hiện trong quá trình diễn ra cuộc họp, với quan niệm rằng sự điều chỉnh đã được xây dựng trước trong đường lối và đường lối vẫn được duy trì. Gerry Adam là thủ lĩnh. Bạn có lẽ không phải khiến một trong số các đại biểu nhướng mày suy nghĩ trong bài nhận xét của ông, hãy để một mình ông tuôn ra những lời lẽ chống đối hơn là để Ian Paisley lãnh đạo dàn hợp xướng sôi nổi của “Danny Boy”. Trái lại, Đảng Hợp nhất (Ulster Unionist Party – UUP) có cách thức báo động về việc tổ chức các cuộc họp. Bạn có thể nghĩ rằng mình khiến họ trở nên náo nhiệt và phân loại theo nhóm và sau đó từng người trong số họ, thường không phải là lãnh đạo, có thể sẽ đưa ra một nhận xét bi quan phiền muộn và tất cả họ sẽ hùa theo để nhảy xuống bờ vực. Thậm chí đáng báo động hơn, điều đó có thể xảy ra đối với vấn đề nhỏ nhất. Đối với việc ủng hộ lãnh đạo, họ không coi đó là nghề của mình. Không chỉ đơn thuần là những cái nhướng mày, toàn bộ điệu bộ của họ thể hiện sự mơ màng giả tạo khi nhà lãnh đạo của họ lên phát biểu.
Họ cũng có thiên hướng quyền lực bẩm sinh. Điều đó hoàn toàn có lý lẽ, nhưng đó không phải điểm mấu chốt. Đó chỉ là phong cách của họ. David Trimble sẽ quay trở lại và giải thích những gì ông ta cho là một kết quả hợp lý, chỉ để được nói chuyện huyên thuyên ở trụ sở với vô số những sự phản đối, phẩm chất, quan điểm phụ, các yêu cầu sửa đổi, bổ sung và cần minh bạch hóa, v.v... Trước đây, mỗi khi nghĩ rằng việc dẫn dắt Đảng Lao động thực sự rất khó, tôi nghĩ đến David và cảm thấy biết ơn.
Thừa nhận rất nhiều vấn đề với David, tôi nghĩ chúng tôi sẽ có một cuộc hành trình êm ả với ông và các đồng nghiệp trong phái đoàn. Tôi nhanh chóng tỉnh ngộ về ý nghĩ hão huyền này. Ken McGuinness, một người đàn ông khá tao nhã, có tâm, cao lớn và cường tráng, người chịu trách nhiệm về an ninh cho họ; diễn ra hàng loạt những thay đổi mới mẻ. Hoàn toàn bị bối rối, tôi cố gắng thích nghi với họ. Sau đó, Reg Empey, cấp phó của David, bắt đầu sốt sắng nói rằng: Tại sao không đưa mọi thứ ra khỏi bàn đàm phán và khởi đầu lại tất cả? Căn phòng “rung lắc”. Tôi cử Jonathan đến hội đàm với Ken về vấn đề an ninh và vờ rằng Reg chưa từng nói như vậy (vốn rất khó vì ông ta cứ lặp đi lặp lại điều đó). Tôi đang phung phí các nhượng bộ, vì tôi biết khả năng họ có thể rút khỏi cuộc hội đàm là rất cao. Để lại những gì mình không muốn làm hôm nay đến tận ngày mai là cách thức có lợi cho những người theo phe Hợp nhất trong hàng thập kỷ qua, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ. Tôi biết sự trì hoãn là định mệnh.
Trong tôi nảy sinh một cảm giác thật đặc biệt. Về vấn đề đó, tôi dám cược cả mạng sống của mình vào câu trả lời “không bao giờ”. Cho dù Jonathan vô cùng lạc quan vui vẻ khẳng định điều đó là khả thi. Bertie đã phải trở về nhà để lo đám tang cho mẹ. Khi quay lại, ông quyết định mình sẽ nhất trí với các sửa đổi Nam – Bắc. Đây là một bước tiến lớn. Ông chỉ đơn giản thực hiện nó. Thực thi thôi!
Chúng tôi sau đó mời đại diện Ireland và UUP vào một phòng – văn phòng của tôi – để thảo luận về chuyện đó. Quyết định của Bertie dành cho những người theo phe Hợp nhất sự ủng hộ hoàn toàn. Chúng tôi lập tức quyết định cần có một văn bản thỏa thuận.
Jonathan và tôi chợp mắt khoảng vài giờ sau khi gặp gỡ các đảng phái khác (chúng tôi phải gặp mặt tất cả, dù họ có bổ sung nội dung gì hay không, nhằm kêu gọi sự hậu thuẫn và thúc đẩy các hành động). Khi trở lại, trước sự sửng sốt của chúng tôi, đại diện Ireland và UUP vẫn đang thảo luận và chưa đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào. Tôi quyết định để đại diện UUP soạn thảo một văn bản và đại diện Ireland sửa đổi nó. Khoảng giữa ngày, cuối cùng, chúng tôi đã đạt được những gì mà mình coi là một văn bản thỏa thuận về những vấn đề khó khăn nhất trong mọi vấn đề.
Suy nghĩ đó thật ngớ ngẩn. Tôi nói rằng phe Cộng hòa đã thiết quân luật trong việc trình bày vấn đề của mình và ủng hộ lãnh đạo của họ. Điều đó đúng, nhưng họ không chỉ là đảng phái duy nhất trong các phe phái người Ireland; còn có chính quyền Ireland và Đảng Dân chủ Tự do (SDLP), Đảng theo Chủ nghĩa Quốc gia ôn hòa và họ có thể bị kiềm tỏa trong cùng một điệu nhảy điên cuồng với đảng phái khác, như những người thuộc phe Hợp nhất. SDLP cho rằng họ thường bị phớt lờ bởi chúng tôi quá bận rộn với Sinn Fein. “Nếu chúng tôi có vũ khí, các anh sẽ có thái độ nghiêm túc hơn với chúng tôi” là điệp khúc lặp đi lặp lại của họ. Thực tế, thành công lớn là một hồi kết đối với bạo lực và họ không phải là tác giả của bạo lực. Vấn đề thực sự của họ đó là về mặt chiến lược, họ quyết định sẽ không tham gia vào Chính phủ với người thuộc phe Hợp nhất trừ khi Sinn Fein cũng có chân trong đó. Điều này có thể hiểu được, bởi trước đây Sinn Fein đã thất bại khi tuyên bố SDLP bị phản bội. Vì vậy, đôi lúc họ có chung vướng mắc như UUP gặp phải đối với Đảng Dân chủ Hợp nhất (Democratic Unionist Party – DUP).
Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là họ đã từ bỏ cuộc chơi chính. Trước đây, họ thường công kích tôi vì “trao cho Sinn Fein quyền biểu quyết”, nhưng thực tế họ có thể đã làm như vậy, bởi nếu không có Sinn Fein, có thể sẽ không có Chính phủ SDLP. Nhưng điểm mấu chốt nằm ở đây: Họ luôn muốn đặt Sinn Fein vào tình huống khó xử. Khi Bertie vừa nói với phe Ireland về các nhượng bộ mà ông đã đưa ra, tất cả họ đều lên tiếng phản đối.
Cuối cùng vào buổi chiều, mọi thứ tan rã. Một lần nữa, Bertie xuất hiện để cứu vãn tình hình. Tôi đã giải thích rằng chúng tôi hiện giờ không thể quay lại đàm phán với UUP với nội dung đàm phán cũ. Ông ta miễn cưỡng đồng ý rằng họ có thể sẽ thỏa hiệp trên cơ sở bản dự thảo của UUP và đánh bại những người khác trong cuộc đối đầu.
Một khi điều đó xảy ra, dựa trên Chủ đề 1 (cơ chế quản lý Bắc Ireland), những người theo phe Hợp nhất thừa nhận gạt bỏ các đề xuất của SDLP. Về cơ bản – và điều này có sự đóng góp to lớn của David Trimble – họ nhất trí rằng sẽ có một hệ thống đảm bảo cho vấn đề chia sẻ quyền lực chính thức qua bỏ phiếu tại Quốc hội và tại Cơ quan Hành pháp. Cho tới lúc đó, những người theo chủ nghĩa Hợp nhất luôn nói rằng phải đạt được quyền biểu quyết đa số phiếu, lờ đi một sự thật rằng điều này đồng nghĩa với uy thế của đa số, tức họ, tại Bắc Ireland. Thay vào đó, giờ đây cần có sự ủng hộ của toàn thể cộng đồng đối với những vấn đề xảy ra và các ghế của Chính phủ tại cơ quan Hành pháp sẽ phải được chia sẻ một cách công bằng.
Mọi vấn đề bắt đầu xích lại gần nhau hơn. Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Một lần nữa lại quá sớm. Sinn Fein không bằng lòng với cách mà SDLP đạt được thỏa thuận với UUP. Họ cảm thấy bị áp đảo và đưa ra một thông cáo báo chí rằng sẽ không có sự thỏa hiệp.
Về điểm này, tôi cần nói điều gì đó về thế giới nằm ngoài địa điểm đàm phán ầm ĩ mà chúng tôi đang tham gia. Chúng tôi đã ở trong một cái kén. Đáng lẽ chúng tôi có thể ở trong một không gian rộng lớn hơn. Khi hàng giờ, hàng ngày trôi qua, tôi hầu như không có cảm nhận gì về thực tế bên ngoài Tòa nhà Castle có một đội quân, một hội nghị, một sức sống hừng hực của giới truyền thông. Đó là sự khởi đầu của bản tin 24 giờ/ngày và họ tham gia vào các đám đông của mình.
Tôi không thực sự hiểu được ý nghĩa đầy đủ của vấn đề này cho tới khi sự kiện diễn ra, kể từ đó tôi luôn nghĩ về nó, đáng lẽ tôi đã mất tinh thần do rủi ro chính trị mà chúng tôi đang nắm giữ. Thời gian trôi qua, rủi ro càng trở nên lớn hơn vì rõ ràng tôi đã đặt toàn bộ quyền hành Thủ tướng vào bản thỏa thuận. Thất bại sẽ không chỉ tồi tệ, mà còn tiềm ẩn hiểm nguy, với cả hai khu vực – tràn ngập phe theo chủ nghĩa Hợp nhất và chủ nghĩa Quốc gia Dân tộc – bị “đốt cháy”, theo nghĩa đen.
Alastair và John Holmes, hai thành viên khác của nhóm, đang thực thi nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Alastair đang cố gắng hết mình để cung cấp tin tức cho giới truyền thông mà không có nội dung cụ thể, với ý thức rằng một từ nói ra cũng có thể khiêu khích đảng này hay đảng khác và khiến họ cảm thấy bị coi thường. John là người làm nền hoàn hảo cho Johnathan và tôi, soạn thảo chi tiết, cung cấp ý tưởng, thể hiện sự sáng tạo và để chúng tôi quan tâm đến chính trị. Mo Mowlam đang chăm sóc và làm hài lòng mọi người, nhưng có vẻ tách ra khỏi các cuộc đàm phán.
Khoảnh khắc Sinn Fein tuyên bố với giới báo chí đang chờ đợi rằng có thể sẽ không đạt được thỏa thuận, thì đám đông thực sự vỡ òa. Kết quả, như Gerry và Martin dự tính, chúng tôi phải chạy vội đến chỗ họ và cố gắng đưa họ quay trở lại. Họ rất cứng đầu. Martin nói thẳng rằng ông ta không thể đề xuất vấn đề đó. Tôi thì cho rằng họ bỏ đi và sẽ quay trở lại với những nội dung sửa đổi. Tôi biết phe chủ nghĩa Hợp nhất thật thiếu thực tế nếu họ nghĩ rằng chúng tôi đang yêu cầu Sinn Fein cho ý kiến về bản dự thảo của họ, nhưng tôi chẳng có cao kiến gì khác. Mọi người đều phải được tham gia vào cuộc chơi. Vòng đàm phán liên tục mất thăng bằng, lúc đầu nghiêng về phía này nhưng sau đó họ lại cảm thấy bị lừa dối, bị tận dụng, hoặc bị thất vọng.
Đây là một trò chơi thắng – thua rõ ràng cho tất cả các bên và không chỉ đối với chi tiết đàm phán – “Các anh đề xuất điều này. Chúng tôi phản đối. Anh thích vấn đề này. Chúng tôi lại không thích…”. Quanh tòa nhà, chỉ toàn là những ý kiến bất đồng, bôi nhọ ý kiến của người khác. Nếu người này vui vẻ, thì người kia lại buồn bã. Nếu một người ngồi xuống, người khác sẽ lập tức đứng lên. Thật không thể tin được. Tại các thời khắc quan trọng, khi chúng tôi kéo đảng này quay trở lại bàn đàm phán, thì cũng vô cùng kinh hãi khi họ bỏ ra khỏi phòng với dáng vẻ hài lòng trước mặt những đảng phái khác đang chờ đợi đến lượt mình được “tiếp kiến”.
Tuy nhiên, có một số lượng lớn các thành phần khác nhau trong hội đàm. Có thể điều đó làm phức tạp mọi thứ, nhưng nó cũng đem lại cho chúng tôi nhiều đất diễn. Phe Hợp nhất có thể không vui vẻ với việc nhượng bộ theo cách thức mà cơ quan Hành pháp đã thực hiện, nhưng họ có thể thay đổi ý kiến bởi một thỏa thuận tốt đẹp đối với các cơ quan Bắc – Nam. Thực tế, đối với bất kỳ vấn đề nào, luôn luôn có một thẻ bài khác trong tay.
Sinn Fein quay trở lại hội đàm với 40 trang sửa đổi chi tiết trong tay. Tôi đã thất kinh khi nhận được tài liệu. Trước đây tôi là một luật sư; 40 trang đầy những nội dung sửa đổi có nghĩa là phải thương lượng nhiều. Tôi giả định rằng tất cả sẽ được xem xét nghiêm túc và chắc chắn họ đã khiến phe Hợp nhất phải vò đầu gãi tai và thống nhất phái đoàn của mình. Chính tại đây Mo đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đàm phán. Ý tưởng đàm phán với Sinn Fein của Mo rất thông minh. Cô ấy lắng nghe ý kiến của họ, tiếp nhận bản dự thảo và tất nhiên, sau khi phớt lờ đa số quan điểm đang áp đảo, tập trung vào một hoặc hai chủ đề có tầm quan trọng nhất định. Những vấn đề khác bị dừng lại. Cách này khá lạ với tôi, nhưng thực tế, nó mang lại hiệu quả.
Điểm mấu chốt mà cô ấy xác định thực sự đóng vai trò quan trọng, đó là các thành viên IRA phía sau song sắt vì hàng loạt hành động khủng bố và giết chóc. Cô đã đi trước một bước, đặc biệt trong vấn đề này. Về cơ bản, Mo nghĩ rằng nó không phải là kết quả to lớn đối với chủ nghĩa Hợp nhất; mà rút cuộc, nằm ở vấn đề liên quan đến những tù nhân được phóng thích trước thập niên 1970 và những người ít nhiều kỳ vọng về các vấn đề tương tự. Mo đề nghị Sinn Fein phóng thích tất cả những người này trong vòng một năm; và họ trở lại bàn đàm phán.
Sau đó tôi bắt đầu xem xét lại. Với tôi, dường như việc phe Hợp nhất không phản đối “những kẻ giết người IRA” tự do trên đường phố là điều đáng ngờ. Tôi yêu cầu Alastair, người có quan điểm chống đối công chúng Anh, đừng bận tâm về vấn đề Bắc Ireland của những người theo phái Hợp nhất. Tôi đã hỏi John Steele, Thượng Nghị sỹ và là một quan chức nhạy bén của NIO, người đã đưa ra đánh giá của mình bằng ngôn ngữ công chức dân sự – mà tôi bắt đầu có thể hiểu được – và nói cho tôi toàn bộ công việc đang trở nên ầm ĩ. (Tôi nghĩ ông ta nói rằng nó không có ích lắm)
Nhưng tôi bị mắc kẹt. Tôi đã nhất trí với Gerry rằng họ sẽ được phóng thích. Tôi gặp ông ta để thương lượng lại – một việc làm không bao giờ được coi là một chiến thuật hay. Cuối cùng, tôi làm một số việc rất “Tony” còn ông ta hành động rất “Gerry”: Tôi đảm bảo với ông ta rằng chúng tôi sẽ thực hiện điều đó trong vòng một năm nếu điều kiện cho phép, nhưng chính thức và công khai, nó sẽ kéo dài hai năm. Ông ta đồng ý và chẳng bao giờ yêu cầu tôi hứa hẹn hoặc công khai nó để gây sức ép cho tôi.
Vì vậy: Chính phủ Ireland ĐỒNG Ý. UUP ĐỒNG Ý. SDLP hài lòng. Sinn Fein quay trở lại bàn đàm phán. Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận. Tôi gọi điện cho Tổng thống Clinton và đề nghị ông gọi điện cho Gerry Adams để ràng buộc họ và ông đã đáp ứng đề nghị của tôi. Ông là người rất hào hiệp, theo dõi cuộc đàm phán, thức cả đêm, gọi cho bất kỳ người nào cần thiết để kêu gọi, nói bất cứ vấn đề gì ông ấy cần nói và đặc biệt, với sở trường về vấn đề này, đang ghi những điểm quan trọng trong chính trị.
Hàng giờ trôi qua khi chúng tôi quay trở lại, vấn đề chi tiết vẫn chưa được đề cập, những vấn đề còn chưa đạt được sự nhất trí, phân loại những sự cố kỹ thuật hành chính và thảo luận về việc chúng tôi sẽ phát biểu những gì và với đối tượng nào.
Tất nhiên cuối cùng, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận. Mặc dù đã tiến hành suốt đêm, nhưng giờ đây gần 48 tiếng đồng hồ không ngủ trôi qua, thì sự bất đồng lại xuất hiện vào sáng Ngày thứ Sáu Tốt lành, ngày 10 tháng Tư năm 1998. Người Ireland – vẫn băn khoăn một chút về vấn đề Bắc – Nam được phân chia quyền lợi thế nào – bổ sung thêm một điều khoản vào chủ đề đó, tạo ra hai thể chế Bắc – Nam (do vậy, chứng tỏ Ireland sẽ hành động trên cơ sở thống nhất) trong các lĩnh vực bảo hộ thương mại và bằng ngôn ngữ Ireland.
Giờ đây, bạn có thể nghĩ rằng sự hợp tác về hai vấn đề này không gây ra bất đồng lớn. Trên thực tế, phe Hợp nhất la hét đòi dừng lại. Dường như có một số ngôn từ khó hiểu, hay được gọi là Ullans, một phương ngữ xứ Scotland được sử dụng trong một số khu vực của tỉnh Ulster, vốn là ngôn ngữ tương đương của người phe Hợp nhất trong ngôn ngữ Ireland. Đến thời điểm này, chẳng có gì làm tôi ngạc nhiên. Đáng lẽ họ đã đề nghị họp Quốc hội vào tháng Ba; và đáng lẽ tôi đã có thể bắt đầu soạn thảo các lựa chọn.
Giờ đây, mọi người rất mệt mỏi và dễ nổi cáu. Tôi đã có một cuộc họp tồi tệ với cả Bertie và David Timble, trong đó Bertie đã không thèm đếm xỉa đến quan điểm tương đối thoáng về tầm quan trọng của Ullans như tôi đã đưa ra, cho thấy rằng có thể David muốn nói về một số điều “giá trị”; còn David đang mếch lòng vì ý kiến cho rằng phương ngữ là một phát minh của người theo phe Hợp nhất, lý giải một cách trịnh trọng về nguồn gốc Scotland của vùng Ullans, bằng tất cả sự nhạy cảm của một điền chủ đang nói với những dân làng khờ khạo.
Sự kiện trục xuất phái đoàn của David Trimble một cách vội vàng và những sửa đổi còn nóng hổi bắt đầu diễn ra liên tiếp. Alastair, trong lúc đó, đã gợi ý với giới truyền thông rằng chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận, với tất cả thiện ý, chúng tôi nghĩ mình đã đạt được. Khi tôi nói với ông ấy về bế tắc, ông đã tự mình bày tỏ về vấn đề đó rằng chỉ có Alastair là có khả năng, với ý đồ rằng nếu tôi nghĩ ông ấy đang tiếp tục thông tin cho giới truyền thông những gì trái ngược với những lời lẽ trước đây, chúng tôi đã không thể đi đến một thỏa thuận sau cùng vì trở ngại của phương ngữ Ulster vùng Scot (gọi là Ullans) và vì thế chiến tranh tại Bắc Ireland có thể sẽ tiếp diễn. Tôi hoàn toàn lực bất tòng tâm. Thậm chí những cuộc gọi từ Bill Clinton cũng không đem lại kết quả. Một lần nữa, Jonathan thật oai hùng. Ông ấy giải quyết lần lượt từng vấn đề quan tâm của phe Hợp nhất, làm dịu phái đoàn của họ, cố gắng đưa cuộc hội đàm trở lại thế cân bằng.
Chúng tôi chau chuốt nó thành hai vấn đề – một vấn đề thực tế và vấn đề còn lại phi thực tế – nhưng tới giờ ranh rới giữa hai vấn đề trở nên khó phân biệt hơn. Vấn đề phi thực tế là mong muốn của phe Hợp nhất trấn áp Maryfield. Đầu tiên đã có sự nhầm lẫn, vì chúng tôi nghĩ rằng phe Hợp nhất đang ám chỉ Murrayfield phải đóng cửa và thậm chí tôi khá khó chịu với khả năng không thể sử dụng ngôi nhà Edinburgh tại thị trấn Scot mà tôi từng đến thăm khi còn bé. Nhưng nó là một biện pháp cô lập hoàn toàn của chúng tôi hiện nay trong căn phòng đàm phán mà tôi cũng không thể hỏi được tại sao chủ nghĩa Hợp nhất lại muốn xóa bỏ một khu vực như vậy, hoặc không sẵn sàng để thực hiện điều đó.
Sau vài phút tìm hiểu và tôi thấy nhẹ cả người vì Marryfield thực tế là tên của bộ phận hành chính được thiết lập theo Hiệp định giữa người Ireland và Anglo đáng ghét của bà Thatcher vào thập niên 1980. Đơn vị hành chính này về cơ bản chẳng hoạt động gì và trong bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ bị thay thế bởi thỏa thuận của chúng tôi. Maryfield chỉ là một văn phòng, vì vậy toàn bộ công việc chỉ mang tính tượng trưng. Khi đó, họ không chỉ đơn giản muốn đóng cửa văn phòng – điều dù sao cũng sẽ xảy ra – mà muốn cả tòa nhà phải đóng cửa. “Tốt thôi, chúng tôi sẽ dùng nó cho mục đích khác”, tôi nói.
“Không”, họ nói, “chúng tôi muốn Maryfield phải đóng cửa. Đóng cửa. Không được sử dụng nữa. Vì bất cứ mục đích gì”.
Dường như, tòa nhà đã trở thành một biểu tượng chính trị của sự bất đồng. Đến giờ, tôi không quan tâm. Tôi có thể chuyển một cần cẩu và máy ủi đến và tự mình phá hủy nó nếu điều đó có thể khiến họ ký kết thỏa thuận.
Văn phòng Bắc Ireland lại phản bác. “Tại sao họ cần đóng cửa tòa nhà? Sao chúng tôi lại không thể sử dụng nó vào việc khác?”
Tôi nói “Ôi các ngài, xin đừng hỏi tôi tại sao. Từ giờ trở đi Maryfield là vấn đề của quá khứ. Nó đã đi vào dĩ vãng. Một phần của lịch sử. San phẳng nó. Tôi sẽ chẳng bao giờ phát hiện ra những gì đã xảy ra với nó. Có lẽ mọi người đã quên lãng nó.”
Tôi thật sự cảm thông với David. Ông ta và toàn bộ chủ nghĩa Hợp nhất rất lo ngại rằng nếu phe Cộng hòa không giữ lời hứa, nếu họ không từ bỏ vũ khí, thì làm sao họ bị loại khỏi Chính phủ? Tất nhiên, những người thuộc phe Hợp nhất có thể ra đi; nhưng lại cảm thấy đáng lẽ họ không phải là người đưa đàm phán đến bờ sụp đổ.
Đối với Sinn Fein, bất kỳ chủ đề nào bị loại trừ đều đáng nguyền rủa. Họ đã từ chối thẳng thừng một đề nghị như vậy trước đó. Giờ đây tái khởi động lại và chúng tôi sẽ mất toàn bộ cơ hội. Tôi đã giải thích với David. Ông ta rời đi trong tâm trạng chán nản và phái đoàn của ông ta bước vào một phiên họp kín.
Tôi ngồi xuống và trao đổi với Jonathan. Chúng tôi đã gần đạt được thỏa thuận, nhưng tôi có thể nói rằng nó sẽ không hiệu quả. David không thể xoay sở được tình thế. Chúa mới biết những gì sẽ diễn ra trong căn phòng của phái đoàn đó, nhưng nếu có chuyển biến tích cực, thì có lẽ bác Lizzie của tôi cũng có thể là người hào phóng. “Chúng ta phải làm một điều gì đó”, tôi nói. Tôi đi tới đi lui trong căn phòng. Tôi có ý tưởng: “Chúng ta hãy viết cho ông ấy một bức thư, một bức thư bên lề”. Bức thư bảo đảm rằng nếu trong vòng 6 tháng đầu tại nhiệm trong Quốc hội, Sinn Fein không tuân thủ việc ngừng sử dụng vũ lực, thì chúng tôi sẽ ủng hộ việc thay đổi các điều khoản trong thỏa thuận để cho phép loại trừ. Nó mang tính chất rất đặc trưng phức tạp trong đàm phán; chúng tôi không nói mình sẽ loại trừ, thay vào đó là ủng hộ việc thay đổi thỏa thuận để loại trừ.
Chúng tôi nhanh chóng thảo ra nội dung theo ý tưởng, Jonathan ngồi bên máy tính xách tay, tôi đọc nội dung cần đánh còn cả Jonathan và John Steele đưa ra nhận xét. Tôi ký và cử Jonathan đi xuống phòng của phái đoàn. Đầu tiên anh ta không được phép vào. Cuối cùng, như một ”lệnh bài” ngừng việc hành quyết chỉ trước khi họ vung đao chém, ông chuyển bức thư vào phiên họp. Các cấp phó khác của John Taylor và David Trimble, là những người có thể có ích hoặc vô tích sự đã đọc nó, nghiên cứu và khẳng định: “Theo tôi nó rất hay”.
Tôi ngồi bồn chồn và lo lắng trong vòng hơn một giờ đồng hồ (ít ra không phải vì tôi lo ngại mình không thể giải thích với các đảng phái khác về bức thư bên lề này) trong khi từng thành viên trong phái đoàn đưa ra quan điểm của họ. David gọi điện lên phòng tôi. “Chúng ta sẽ chạy đua với vấn đề này”.
Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận.
Nhiều giờ tiếp theo trôi qua trong mù mịt. Chúng tôi gần như kiệt sức, đầu óc không còn minh mẫn. Rồi George Mitchell công bố thỏa thuận. Bertie và tôi đưa ra lời tuyên bố. Một vài người rất phấn khích. Cuối cùng tôi đã được giải phóng khỏi tòa nhà Castle vốn trở thành địa ngục trong thời gian qua.
Tôi hoàn toàn mất hết ý niệm về thời gian. Khi bước vào xe ô tô và đội cận vệ nói rằng chúng tôi sẽ có mặt ở sân bay trong vòng 20 phút nữa, tôi mới nhận ra rằng mình sắp đến Tây Ban Nha. Cũng như tất cả những người khác, tôi nghĩ đây có lẽ là một thỏa thuận nhanh chóng và đã đặt một chuyến thăm Tây Ban Nha cùng gia đình mình trong vài ngày, theo lời mời của Thủ tướng Tây Ban Nha, José María Aznar, người mà đến thời điểm đó tôi chỉ biết rất ít. Tôi biết ông ấy là một nhà đàm phán cứng rắn, một nhà lãnh đạo đảng thành công và mạnh mẽ, ngoài ra chẳng biết gì hơn. Chúng tôi xuất thân từ các gia đình dòng dõi chính trị khác nhau, ông ấy là thủ lĩnh của Đảng Bảo thủ Tây Ban Nha (Partido Popular) và tôi nghĩ thông tin đó rất giá trị để giúp tôi tìm hiểu về vị Thủ tướng tài ba này. Tôi biết về sự cứng rắn của ông ta bởi chúng tôi đã từng gặp nhau tại cuộc đàm phán Hiệp ước Amsterdam vào cuối tháng Năm năm 1997, chỉ vài tuần sau khi tôi lên nắm quyền và sau một năm ông tại vị ở nhiệm kỳ đầu tiên.
Tại Amsterdam, tôi phải đối mặt với hàng ngàn vấn đề rắc rối phức tạp, một số chính đáng, một số vấn đề lịch sử còn tồn đọng từ Chính phủ trước khiến tôi đàm phán rất vất vả. Đó là vụ đàm phán quốc tế đầu tiên của tôi vì thế tôi không muốn nó diễn ra tồi tệ. José María có điểm mấu chốt quan trọng: Ông ấy cần đạt được hiệp ước để phản ánh vị thế đặc biệt của Tây Ban Nha là nước nhận được sự ủng hộ của châu Âu và là một nước “lớn” ngang hàng với các nước “lớn” khác, chứ không phải là một nước nhỏ. Đây là vấn đề thực tế đối với các “ông lớn” khác, đáng chú ý là nước Đức do Helmut Kohl lãnh đạo.
Người Hà Lan đã áp dụng chiến thuật cũ kỹ, cùng với sự khích lệ của Đức, để đặt các yêu cầu của Tây Ban Nha xuống vị trí cuối cùng. Trước tiên, bạn làm yên lòng mọi người và sau đó đưa ra giải pháp duy nhất cho những kẻ ngoan cố có thể bị bắt nạt hoặc làm cho xấu hổ đến mức phải chịu khuất phục. “Châu Âu cần bạn. Làm sao bạn lại có thể gây trở ngại cho sự ổn định của châu Âu tại thời khắc như thế? Bạn không có ý niệm về lịch sử ư? Bạn có muốn chịu trách nhiệm trước sự thất bại của châu Âu không? Rất nhiều điều vô nghĩa cổ hủ, nhưng lại có hiệu quả trong nhiều trường hợp.
Nhưng chiến thuật này không được áp dụng với Aznar. Họ đợi cho đến khi mọi người ổn định, bao gồm cả tôi rồi sau đó đưa ra một thỏa hiệp với ông ta, không phải là một thỏa hiệp tồi mà là một thỏa hiệp rất tốt. Ông ta nói: “Không, tôi đã trao đổi với anh những điều kiện của mình”. “À, vâng, nhưng chúng tôi cần biết điểm mấu chốt của ông”, họ đáp lại. “Đó là điểm mấu chốt của tôi”, ông ta trả lời. Sau đó ông ta tiếp tục: “Tôi sẽ sang phòng bên để hút một điếu xì gà” rồi bỏ đi.
Họ thử mọi thứ. Wim Kok bước vào và thể hiện rõ sự không nhất trí theo cách của người Tin Lành Hà Lan ôn hòa. Jacques Chirac cố gắng lên mặt với ông ta theo kiểu Pháp. Helmut Kohl cuối cùng cũng đứng dậy và nặng nề lê bước sang phòng bên, như một chiếc xe lăn đang tìm kiếm một chú nhím nhưng không thành. Ông ta quay lại với vẻ rất bí ẩn. Kohl quay sang tôi và mở lời: “Ngài cũng mới mẻ như ông ta, hãy đi và thử xem”.
Tôi bước vào nơi José Maria đang ngồi, chỉ có ông ta, người phiên dịch và điếu xì gà đang cháy dở như thể chẳng thèm quan tâm gì đến thế giới xung quanh. Chúng tôi không phiền đến người phiên dịch mà nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Tôi nói chuyện với ông ta về tầm quan trọng của cuộc đàm phán, làm thế nào để giữ cuộc đàm phán ở thế cân bằng, làm thế nào ông ta có thể tiết kiệm được một ngày và kết thúc bằng việc nói rằng mọi người sẽ thực sự thất vọng ra sao, đặc biệt là Helmut, nếu ông ta không thỏa hiệp. Ông ta nói với nụ cười nhếch mép: “Tôi biết. Tôi cũng rất buồn”. “Ông có thể nhắn với họ rằng tôi trình bày về những điều khoản mà hiệp ước này có thể chấp nhập với Tây Ban Nha và tôi nói nó ngay từ đầu. Và cho đến giờ, họ chẳng bao giờ hỏi lại tôi. Nhưng nếu họ yêu cầu, có lẽ tôi đã bảo họ đó là những điều khoản có thể chấp nhận với Tây Ban Nha. “Và nhìn này”, ông ta nói, rút một thứ gì đó khỏi túi áo, “tôi sẽ có thêm nhiều xì gà để hút”. Ông ta nêu ra điều kiện của mình.
Gia đình tôi đã đến lúc phải bỏ ra vài ngày trước Lễ Phục sinh để thăm ông ấy. Đó là sự tự tin của tôi trong các cuộc đàm phán về Ireland – tôi biết, thật điên khùng – rằng tôi quyết định để Cherie, các con và mẹ vợ tôi đi trước và nói với họ rằng tôi sẽ đến sớm.
Hiện giờ đây là vấn đề thực sự của Aznar. Họ đến đó vào ngày thứ Tư, 48 giờ trước khi tôi đến, trong suốt thời gian đó ông ta đón tiếp họ rất thiện chí và nhiệt tình. Tôi nghĩ rằng mình và hầu hết các nhà lãnh đạo khác đều cảm thấy hơi khó khăn khi phải tiếp đãi gia đình của một nhà lãnh đạo khác; và hơn nữa, họ chưa từng gặp. Nhưng trái lại, ông ấy đã tiếp đón gia đình tôi với thái độ niềm nở và chính điều này đã tạo nền tảng cho một mối quan hệ cá nhân bền vững vốn đem lại các kết quả quan trọng thời gian sau này.
Tại khu vực Sân bay Hoàng gia Aldergrove của thủ phủ Belfast, tôi lên máy bay và nhận được một cuộc gọi chúc mừng từ Nữ hoàng. Sáng sớm hôm sau, tôi mới được nằm ngủ trên giường cạnh Cherie, cô ấy thức dậy và chúc mừng tôi. Tôi thiếp đi đến gần trưa. Khi thức dậy, tôi tìm Aznar và thấy ông ấy đang nói chuyện riêng trong phòng với mẹ vợ tôi. “Ồ, có lẽ con không cần phải lo lắng xuất hiện đâu” bà nói, “chúng ta vừa phân loại mọi thứ”.
“Phân loại gì cơ?” Tôi hỏi.
“Gibratltar, tất nhiên”, bà đáp.
Ồ, có lẽ bà đã làm được một việc tốt như bất kỳ ai.
Sau một vài ngày lưu lại gia đình Aznar, chúng tôi tới thăm những người bạn của Derry, Karrin và Paco Pena – các nghệ sỹ ghi ta flamenco – tại Córdoba. Tôi hoàn toàn bị Córdoba, một vùng đất xinh đẹp, hớp hồn. Mezquita là tâm điểm, nhưng toàn thành phố mang trong mình vẻ đẹp rất quyến rũ, mê hoặc lòng người. Paco có một ngôi nhà cổ rất đẹp tại trung tâm thành phố với khoảng sân nhỏ theo phong cách truyền thống và được điểm xuyết phong cách hiện đại hơn một chút bằng một thùng rượu Tây Ban Nha đặt trên nấc trên cùng của cầu thang gần ban công, làm dịu cơn khát của bất kỳ vị khách nào ghé qua. Đây là một tuần thư giãn tuyệt vời. Paco dạy tôi một số bản ghi ta cổ điển, chúng tôi ghé thăm một số cửa hàng đồ ăn mặn và hầm rượu và đã có một khoảng thời gian rất vui vẻ.
Ảnh hưởng của thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành (ngoại trừ những người theo chủ nghĩa Hợp nhất gọi là Thỏa thuận Belfast), vang dội khắp thế giới. Tôi liên tục phải dừng lại và nhận những lời chúc mừng và đó là một trong số rất ít thời điểm trong công việc tôi cảm thấy hài lòng, hoàn thành nhiệm vụ và tự hào. Không có nhiều những khoảnh khắc như thế.
Trở về nước, thực tế đã nhanh chóng xâm chiếm những cảm giác trước đó. Hiệp định Ngày thứ Sáu Tốt lành là một thành công lớn nhất – nếu không có thành công đó, sẽ chẳng có gì có thể thực hiện được – nhưng đó không phải là điểm kết thúc mà lại là sự khởi đầu. Nó trở thành nhà tiên tri của cả quá trình mà tiến trình hòa bình cần quan tâm nếu mọi thứ diễn ra tốt đẹp.
Thách thức đầu tiên là phải có một cuộc trưng cầu dân ý ở miền Bắc và miền Nam để thông qua hiệp định và sau đó tổ chức một cuộc bầu cử tại Quốc hội để bắt đầu tiến trình triển khai đưa một Cơ quan Hành pháp đi vào hoạt động. Người Ireland miền Bắc, rất công bằng, là những người rất ủng hộ hiệp định – ít nhất như một ý tưởng. Tuy nhiên, họ không biết chi tiết và trong khoảnh khắc đầy phấn khích thiếu suy ngẫm thấu đáo, họ kêu gọi ủng hộ từ rất sớm.
Trong một khuynh hướng điển hình, hiệp định đã chính thức được UUP nhất trí, nhưng Sinn Fein thì không. Do đó, UUP có thể lạc quan hơn, trái lại không đạt được mong muốn: Ngay khi hiệp định được ký (may mắn thay David Trimble nhanh chóng làm việc với bộ phận hành pháp của đảng ông ta để thông qua nó), những người theo phe Hợp nhất chấn động. Những nghi ngại như vậy đã bị phóng đại bởi sự tương quan chính trị lớn với những tiên đoán về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Thỏa thuận về các tù nhân bao gồm việc Chính phủ nước Anh phải chuyển giao các tù nhân IRA cho miền Nam. Khá ngớ ngẩn, Mo quyết định chuyển giao nhóm “Balcombe Street Four” từ Anh cho Ireland, các thành viên của băng nhóm khét tiếng này đã từng tiến hành các vụ thảm sát và tấn công khủng bố đối với IRA vào thập niên 1970. Khi đó chính quyền Ireland, sau khi tiếp nhận các tù nhân, đã phóng thích họ vì cam kết tham dự Hội nghị Dublin của Sinn Fein mà không thông báo cho chúng tôi. Những tù nhân nhận được sự tung hô trong 10 phút trên các phương tiện truyền hình vào giờ cao điểm trong khi những người theo phe Hợp nhất đứng nhìn chết lặng.
Phải nói thật rằng quyết định đó gần như phá nát đoàn tàu khi nó vừa rời ga. Nó tất nhiên đặt con tàu trên một đường ray trong suốt chiến dịch trưng cầu dân ý và cuộc bầu cử tiếp theo vào Quốc hội, tất cả các sự việc đó phải xảy ra trong vòng gần 10 tuần sau khi Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành được ký kết.
Tôi và John Major, sau đó là William Hague đã đến thăm để trấn an mọi thứ. Tôi tự tay viết ra các cam kết sẽ không dành ghế nào trong Chính phủ cho những thành phần bạo lực và những sự việc tương tự. Bill Clinton đã ra một tuyên bố ủng hộ từ khối G8 tại Birmingham, nơi tôi có một ghế.
Đó là một thời gian rất khó khăn. Chúng tôi nhận được sự ủng hộ đa số từ những người theo chủ nghĩa Hợp nhất để hậu thuẫn cho thỏa thuận trong cuộc trưng cầu dân ý (55% đến 45%). David giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội vượt qua DUP và SDLP trở thành đảng lớn thứ hai. Nhưng chúng tôi đã rút ra một bài học vẫn còn cả chẳng đường dài phía trước, cho dù cầm trong tay tấm bản đồ, thì chúng tôi cũng còn lâu mới có thể chạm đích.
Chúng tôi cũng mất 9 năm để đưa mọi việc đến một giải pháp có hiệu quả cuối cùng. Mỗi năm qua đi là khoảng thời gian dài đằng đẵng và nhiều thời điểm chúng tôi gần như thú nhận sự thất bại. Không hoàn thành đúng thời hạn, các cuộc đàm phán nhỏ lẻ kéo dài hàng tháng trời, nhưng chúng tôi vẫn kiên trì thực hiện.
Chưa bao giờ có một cuộc đàm phán toàn diện như tại Tòa nhà Castle, nhưng các cuộc họp kéo dài trong vòng 1, 2 hoặc 3 ngày thì diễn ra liên tục được tổ chức tại các địa điểm xinh đẹp. Nhìn lại, chúng như một cuộc điểm danh tại các biệt thự ở vùng ngoại ô: Hillsborough, Công viên Weston, Leeds Castle, St Andrews. Các bên luôn giả vờ miễn cưỡng bị đưa ra khỏi nơi sinh sống của mình nhằm có các cuộc thảo luận thúc đẩy tiến trình, nhưng tôi có linh cảm họ có lẽ đã thích tôi: Nếu bạn đang trải qua thời kỳ tranh cãi nảy lửa, bạn nên tổ chức chúng ở nơi tươi đẹp. Nó giúp con người cảm thấy thoải mái, theo những cách thức rất kỳ lạ – nếu chúng ta tổ chức các hội nghị tại Thủ đô Belfast hoặc phố Downing, mọi người sẽ có thể giữ mãi các vị trí được yêu mến, nhưng đôi khi một môi trường mới lại tạo ra một thái độ mới. Dù sao, đó cũng là nhận định của tôi về đối tác giữa tiến trình hòa bình tại Bắc Ireland và vài điều từ những trang viết về Cuộc sống Thôn quê.
Tôi đáng lẽ có thể phải trải qua một thời kỳ khó khăn nhất từ tháng Sáu năm 1998 đến tháng Năm năm 2007, nhưng ơn trời, tôi không phải trải qua thời kỳ đó. Thời kỳ khó khăn này kéo dài 15 tháng hoặc hơn, thậm chí sau cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng Sáu năm 1998, để hình thành cơ quan Hành pháp và vận hành nó. Bộ phận Hành pháp được lựa chọn theo một công thức bỏ phiếu uyên thâm lấy theo tên của nhà toán học người Bỉ Hondt (tên của ông có thể được bổ sung vào danh sách những người Bỉ nổi tiếng nhất). Điều đó có nghĩa là Martin McGuinness và các thành viên khác của Sinn Fein, Bairbre de Brún, đã trở thành các bộ trưởng, phụ trách các lĩnh vực về giáo dục và y tế; bản thân nó đã là một khoảnh khắc lịch sử.
Lý do cho sự trì hoãn thiết lập bộ phận Hành pháp là cuộc tranh cãi ầm ĩ không có hồi kết về việc không sử dụng vũ khí. Cũng có những bất đồng kéo dài về cảnh sát, bởi tại Bắc Ireland mới, RUC phải được chuyển đổi thành một hình thức nào đó mà tất cả các khu vực trong tỉnh có thể chấp nhận được. Tiến trình này đã bị gián đoạn vào tháng Hai năm 2000, tái khởi động vào tháng Năm năm 2000 và kéo dài cho đến tháng Mười năm 2002, khi một lần nữa qua việc IRA giải giáp vũ trang và nhiều vấn đề khác, nó đã bị đình lại cho đến tháng Năm năm 2007. Đồng thời, Đảng DUP của Ian Paisley đã đánh bại đảng của David Trimble để trở thành Đảng Hợp nhất lớn nhất và Sinn Fein vượt qua SDLP. Đàm phán kéo dài khoảng 3,5 năm trước ngày mang tính chất lịch sử bừng sáng, khi Ian Paisley và Martin McGuinness ngồi với nhau trong Chính phủ và chúng tôi có thể nói rằng tiến trình hòa bình, cho dù chưa đến hồi kết, nhưng đã bắt đầu đơm hoa kết trái.
Nhưng trong suốt những giai đoạn thoái trào, những bước tiến triển ngay lập tức bị thay thế bởi các bước thụt lùi; tuyên bố được nối tiếp bởi tuyên bố mới, bởi việc làm rõ các tuyên bố, các cáo buộc chống lại chúng tôi nhiều vô kể (thường tất cả các bên có thể nhất trí ít nhất về sự phụ bạc của Chính phủ Anh). Chúng tôi đã từng trải qua các tình huống thăng trầm của cảm xúc, trong đó hy vọng và thất vọng cùng tồn tại song hành hàng ngày.
Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành là một bài tập rất khác biệt trong đàm phán và là tài liệu súc tích hơn rất nhiều so với suy nghĩ ban đầu. Nếu tôi không phải là một Thủ tướng mới tại nhiệm, nếu tôi không về đích nhờ cả những tình huống ngẫu nhiên, may mắn và đảm trách cuộc đàm phán, đưa ra quan điểm không quay lại tìm kiếm một giải pháp mà không biết gì về nó, có lẽ chúng tôi sẽ chẳng bao giờ đạt được thỏa thuận.
Tất nhiên, mỗi cuộc xung đột đều có tính chất, nguyên nhân truyền thống, đối lập lịch sử chung, không gian đa dạng riêng để phân tích và tìm ra hướng giải quyết – vì vậy việc rút ra những công thức chung về cách giải quyết là rất khó. Nhưng tôi có thể khẳng định rằng luôn tồn tại các nguyên tắc cốt lõi cho một phương án chung. Không chỉ mô tả từng sự kiện trong chín năm thực hiện, mà tôi sẽ mô tả những nguyên tắc trọng tâm của giải pháp và gắn kết một số sự kiện quan trọng trong từng năm thành những bài bình luận.
1. Điểm cốt lõi của bất kỳ giải pháp xung đột nào phải được hình thành dựa trên các nguyên tắc đồng thuận. Một trong những việc liên quan đến chính trị mà tôi luôn cố gắng thực hiện là quay trở phân tích nguồn gốc của vấn đề: Vấn đề thực sự là gì? Chúng ta đang cố gắng đạt được điều gì? Cốt lõi của vấn đề là gì?
Tại Bắc Ireland, chúng tôi gặp phải bất đồng chính khiến cho cuộc xung đột rất khó giải quyết: Một bên muốn một Ireland thống nhất, bên khác lại muốn nó vẫn thuộc về Vương quốc Anh. Đôi khi, mọi người hay nói với tôi: Chắc chắn vấn đề Bắc Ireland không thể khó khăn như vấn đề Trung Đông. Trong tiến trình hòa bình tại Trung Đông, thỏa thuận cuối cùng đạt được là giải pháp hai Nhà nước. Tại Bắc Ireland, cuộc tranh cãi sâu sắc và khó hòa giải đã nổ ra mạnh mẽ về việc liệu Bắc Ireland có duy trì hiện trạng thuộc Vương quốc Anh hay thống nhất với miền Nam và trở thành một phần của Nhà nước Ireland. Do không thể giải quyết được vấn đề này, chúng tôi phải tìm kiếm các nguyên tắc đem lại nền hòa bình đồng thời vẫn để ngỏ vấn đề cho tương lai.
Đối với tôi, dường như nguyên tắc đầu tiên thực sự là nguyên tắc đồng thuận. Nếu đại đa số người dân Bắc Ireland muốn thống nhất với miền Nam, thì sẽ thống nhất, nhưng cho tới lúc đó, Bắc Ireland sẽ vẫn là một phần của Vương quốc Anh. Đây chính là nguyên tắc mà phe Cộng hòa không thể chấp nhận về mặt lịch sử, với lý lẽ rằng việc chia tách Ireland theo Hiến pháp không có giá trị và toàn bộ hòn đảo phải được xem như một đơn vị bỏ phiếu. Điều này chẳng khác nào việc khẳng định rằng không thể có hòa bình. Vì vậy, họ buộc phải đi đến chấp thuận nguyên tắc đồng thuận này, dù rõ ràng hay không.
Vậy phe Cộng hòa chấp thuận nó trên cơ sở nào và theo nguyên tắc nào? Câu trả lời xoay quanh việc hình thành Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành, đó là hòa bình đổi lấy bình đẳng và việc chia sẻ quyền lực. Tức là, cuộc chiến IRA sẽ chấm dứt nếu có một Chính phủ tại Bắc Ireland mà thực sự đại diện cho tất cả các khu vực dân cư và mang lại sự đối xử bình đẳng giữa phe Công giáo cũng như phe Tin lành. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải cải cách hệ thống cảnh sát và tòa án, sau đó là chấp nhận ngôn ngữ của người Ireland. Những thành phần muốn một Ireland thống nhất sẽ phải chấp nhận sự chia rẽ, ít nhất đến khi họ thuộc nhóm đa số; nhưng đổi lại, trên mảnh đất Ireland bị chia cắt, họ sẽ nhận được đối xử công bằng, bình đẳng và thừa nhận về khát vọng một Ireland thống nhất.
Nếu không có khung nguyên tắc, tiến triển trong giải pháp xung đột sẽ rất khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Đó là điểm mấu chốt để tham khảo lâu dài và hình thành nên đường lối. Nó cũng bó buộc các bên liên quan. Một khi chấp nhận khung nguyên tắc, họ không thể tranh cãi những vấn đề không nhất quán với nó; hoặc nếu tranh cãi, những lý lẽ về sự thiếu nhất quán sẽ chống lại họ. Vì vậy, nếu có một chương trình về cảnh sát được đồng thuận, dựa trên nguyên tắc đối xử bình đẳng, thì làm sao một lực lượng quân đội bán quân sự có thể hoạt động song song với chương trình này? Thực sự, khi nguyên tắc hòa bình nhằm mục đích chia sẻ quyền lực được nhất trí, thì lý do căn bản đối với IRA – xây dựng một Ireland thống nhất mà không có sự đồng thuận của đa số phe Hợp nhất – sẽ tan rã. Và khi việc bình đẳng trong đối xử được chấp thuận như cơ sở của hệ thống quản lý, thì làm sao chủ nghĩa Hợp nhất có thể tiếp tục phản đối các thành viên của phe Sinn Fein trong Chính phủ, tất nhiên với giả định họ có cam kết về hòa bình?
Theo cách này, việc thiết lập các nguyên tắc cốt lõi sẽ định hình nên tiến trình và tiến đến hòa giải.
2. Để tiến đến giải pháp, mọi quy trình cần phải được kiểm soát, tập trung, liên tục, không nao núng, ngày này qua ngày khác. Khó khăn lớn nhất đối với tiến trình hòa bình tại Trung Đông là không một ai kiểm soát nó đủ lâu hoặc đủ chắc chắn. Việc không kiểm soát liên tục sẽ không đem lại kết quả.
Đối với trường hợp Bắc Ireland, chúng tôi có một thỏa thuận rất chi tiết về hàng loạt vấn đề. Có những bộ phận mới được thành lập, những công việc mới được thực hiện, hàng loạt các chương trình sẽ được tiến hành và mỗi chương trình phải được đàm phán chi tiết kèm theo việc kiểm soát liên tục.
Ví dụ, về chương trình liên quan đến ngành cảnh sát, chúng tôi có rất nhiều vấn đề chưa giải quyết được. Chúng tôi yêu cầu Chris Patten, cựu Bộ trưởng Bắc Ireland của Đảng Bảo thủ và cũng là cựu Chủ tịch Đảng Bảo thủ, phải dẫn đầu trong cuộc điều tra nhằm tìm kiếm cách hiện thực hóa vấn đề này. Ông đã hoàn thành xuất sắc và báo cáo của ông là nền tảng cho việc cải cách ngành cảnh sát; nhưng mỗi phần của nó đã được xem xét gạn lọc kỹ vì chúng tôi cố gắng giữ “cầu bập bênh” thăng bằng.
Giải giáp vũ khí là một vấn đề thực sự khó khăn. Vì những lý do trên, đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm đối với IRA. Và ở một mức độ nào đó, những người theo phe Hợp nhất hiểu rằng nó mang tính biểu tượng hơn thực tế. Thực sự, nếu IRA hủy bỏ vũ khí của họ, họ vẫn luôn có thể mua vũ khí mới. Nói cách khác, hòa bình không phụ thuộc vào việc tiêu hủy vũ khí mà phụ thuộc vào việc tiêu hủy một nếp nghĩ.
Chúng tôi đã có một cuộc tranh luận khá gay cấn về vấn đề này. Cuối cùng, IRA nhất trí “không sử dụng vũ khí” chứ không tiêu hủy chúng – nhưng biết nói thế nào nếu như vấn đề này xảy ra? Chúng tôi đã nghĩ ra một cách, theo đó hai chính khách – Martti Ahtisaari, cựu Tổng thống Phần Lan và Cyril Ramaphosa, một thủ lĩnh của ANC (African National Congress – Đảng Quốc đại châu Phi) – đảm nhiệm nhiệm vụ chứng nhận vũ khí “không được sử dụng”. Hai nhân vật này được đưa đi quanh vùng nông thôn Ireland bằng thuyền để giám sát các kho vũ khí và họ rất vui vẻ thực hiện công việc này. Cyril là người thông minh mà tôi luôn nghĩ đáng lẽ ông phải là một đối thủ lãnh đạo ANC. Martti là người hiếm có trong giới chính trị và trong cuộc sống: Một người rất khiêm tốn.
Nhưng làm sao chúng tôi biết được tất cả các vũ khí này đều là vũ khí? Một viên tướng người Canada, John de Chastelain, đồng môn của tôi tại Edinburgh, đứng đầu IICD. Tại thời điểm này, bộ phận Hành pháp đã bị “treo giò”. David Trimble đang cố gắng đưa nó hoạt động trở lại nhưng cần một hành động thực sự về giải giáp vũ khí. IRA vẫn còn hết sức miễn cưỡng. Thông thường, họ chỉ thực hiện 90% các việc cần thiết; còn đối với vấn đề này, đó chỉ là con số không.
Chúng tôi đến Hillborough sau nhiều cuộc thương lượng, trong khi John đảm nhiệm công tác chứng kiến “Đạo luật giải giáp vũ khí” của IRA. Chúng tôi phải đợi tin tức thông báo rằng Đạo luật đã có hiệu lực – có vẻ giống như ngày xưa, khi các đám đông tụ tập để nghe tin tức về lễ tân hôn của hoàng đế đã diễn ra trọn vẹn. John khi đó hoàn toàn “mất hút”. IRA đã biệt giam ông và trong khi để ông chứng kiến Đạo luật, họ không cho phép ông mô tả về nó, bằng bất cứ cách nào – giống như việc một người hầu không thể tiết lộ việc hoàng đế đã ăn nằm với ai, thời gian chính xác, ở căn phòng nào, hoặc đôi điều gì đó về váy ngủ, hay họ đã hân hoan ra sao; nói cách khác, bất kỳ điều gì nhằm đảm bảo một vài yếu tố đáng tin cậy. Trong trường hợp này, đám đông chờ đợi tin tức đều tỏ vẻ hoài nghi và ngờ vực.
Cuối cùng, John “tội nghiệp” đã xuất hiện để thực hiện công việc đưa tin của mình. Ngay lập tức có thể nhận thấy ông là người đàn ông liêm chính và danh giá, cảm thấy không thể tiết lộ thông tin bởi sự nghiêm ngặt của IRA đối với vấn đề tuyệt mật này. Tuy nhiên, chúng tôi đã quyết định tổ chức một cuộc họp báo, nơi chỉ ý nghĩa lịch sử trường tồn được mang lại khi tất cả sinh viên bắt buộc phải quan sát các cuộc họp báo.
John đã thẳng thắn tuyên bố rằng việc chấm dứt sử dụng vũ khí đã diễn ra trong thực tế, nhưng ông kiên quyết từ chối bàn luận thêm. Khi trả lời câu hỏi “Chấm dứt sử dụng cái gì?, ông trả lời: “Ồ, không phải là một cỗ xe tăng” – hơi giống câu trả lời của người hầu khi được hỏi hoàng đế đã dành trọn đêm tân hôn với ai, người này sẽ đáp: “Ồ, tôi không biết nhưng đó không phải là một con lừa”.
Điều tương tự đã xảy ra với David Trimble, tôi e ngại và tự đổ lỗi cho bản thân vì điều đó. Thậm chí Sylvi Hermon, một trong những nghị sĩ của ông ta, người đứng đắn nhất, nhạy cảm và có quan điểm rõ ràng và là một phụ nữ thực sự được yêu mến, cũng cho rằng bà không thể ủng hộ việc phục hồi lại bộ phận Hành pháp trên cơ sở này.
Đáng mừng là John lại là người kiên nhẫn, kiên nhẫn đến thánh thiện. Ông bị ngược đãi, nhiếc móc, lạm dụng, loại bỏ và gánh chịu tất cả vì các lợi ích hòa bình. Ông ấy mắc kẹt trong sự tín nhiệm và danh tiếng thẳng thắn là một phần vô giá của toàn bộ tiến trình. Điểm cốt yếu là trong từng giai đoạn tranh luận – và có rất nhiều giai đoạn như vậy – sự việc phải được kiểm soát, cả trước và sau khi nó diễn ra.
3. Đối với giải pháp về xung đột, những việc nhỏ nhặt có thể trở thành trọng đại. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề kiểm soát, giống như việc gạt những gì người khác cho là quan trọng sang một bên.
Thường thường, trong vai trò mới của tôi tại Trung Đông, mọi người nói với tôi rằng: Ông sẽ không cảm thấy mất giá trị khi tranh luận về việc rào chắn nên được đặt ở đâu hoặc có thể cho phép xây dựng lại con đường dài 200m tại các khu vực xa xôi hẻo lánh của Palestine hay không? Tôi trả lời: Không – nếu đó là vấn đề liên quan đến họ, thì cũng liên quan đến tôi.
Trước đây, tôi thường biết chính xác vị trí và có thể mô tả cấu trúc của từng tháp canh mà quân đội Anh sử dụng tại Nam Armagh. Đối với IRA, đất nước có biên giới này là đất nước của họ, nơi nhiều nhà hoạt động xã hội quan trọng của họ đã sinh sống. Các tháp canh là một nguyên nhân gây bất đồng liên tục, tiêu biểu cho việc quân đội Anh vẫn theo sát họ. Quân đội của chúng tôi, tất nhiên, xem các tháp canh là điểm trinh sát trọng yếu, đặc biệt đối với phe Cộng hòa chống đối đến từ miền Nam để thực hiện các hành động khủng bố. Chúng có thể chỉ rõ những nỗ lực khủng bố đã bị ngăn chặn và những sinh mạng đã được cứu sống. Vì vậy, vấn đề này rất nhạy cảm và việc xóa bỏ các tháp canh phải diễn ra từng bước một và mỗi bước đều phải được tập trung bám sát.
Đối với cả hai bên trong cuộc xung đột, các biểu tượng đóng vai trò quan trọng. Chúng cần phải được xử lý thận trọng. Tại Bắc Ireland, từng nội dung trong cơ chế cảnh sát mới, từ huy hiệu mũ đến phương pháp tuyển dụng chính xác, phải được nghiên cứu cẩn thận.
Thông thường, những chuyện nhỏ nhặt như vậy có thể được trao đổi. Với từng phần trong đàm phán Bắc Ireland, một số người luôn phải thỏa hiệp, một số khác luôn lo lắng. Trong một cuộc tranh chấp như vậy, cả hai bên đều phàn nàn kêu ca ít nhiều về bên kia hoặc về người hòa giải. Cả hai bên đều nghĩ rằng chỉ họ mới đang đưa ra các nhượng bộ, chỉ họ mới thực sự muốn hòa bình, chỉ họ đang hành động với thiện chí thật sự. Tôi thường có những cuộc hội thoại tương tự trong các cuộc họp của cơ quan hành pháp với hai bên, mỗi phe đều thuyết phục rằng họ đã thực hiện tất cả các động thái còn bên kia chẳng làm gì cả.
Tôi nhớ lần hội đàm với một nhóm theo trường phái Hợp nhất sau Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành. Một trong số họ nói với tôi – không hiếu chiến, mà khá chân thành – “Hãy cho tôi biết chúng ta gặt hái được gì từ Thỏa thuận này”. Tôi đáp: “Liên minh. Đó là vấn đề rất quan trọng, anh có nghĩ như vậy không?” Nói cách khác, cơ sở của thỏa thuận đồng nghĩa rằng nguyên tắc đồng thuận được công khai thừa nhận; và miễn là đa số đều mong muốn điều đó, Liên minh sẽ tồn tại. Rốt cuộc, đó là lẽ sống của chủ nghĩa Hợp nhất. Nhưng ông ta không thực sự nhìn nhận nó theo hướng như vậy. Ông ta chỉ nhìn thấy một chuỗi các nhượng bộ để buộc “người đàn ông bạo lực” dừng lại những gì đáng lẽ họ không nên thực hiện.
Vì vậy, những điều nhỏ nhặt lại trở thành vấn đề quan trọng bởi trong nếp nghĩ của các bên chủ chốt, chúng thường hiện ra to lớn với một góc độ mà chúng ta không phải lúc nào cũng có thể nắm bắt được.
4. Áp dụng những việc to lớn hay nhỏ nhặt, đơn lẻ hay kết hợp và nếu cần thiết, phát minh thêm một vài thứ, để giải phóng cho sự phát triển. Đây là nơi Jonathan đặc biệt sáng tạo. Đôi lúc, dường như không thể vượt qua được thế bế tắc. Ngay khi kết thúc, chúng tôi đã xác định thời hạn cho việc tái cơ cấu bộ phận Hành pháp vào ngày 26 tháng Ba năm 2007. Nhưng lần này, phía Ireland kiên quyết giữ vững quan điểm của mình trong “dàn hợp xướng”. Không có chuyển biến hay động thái gì kể từ thời hạn này. Chúng tôi đã mất ba năm hoặc hơn để cố gắng lôi kéo Ian Paisley vào một thỏa thuận và bây giờ là đúng thời điểm hoặc không bao giờ, hành động hoặc là chết… Vì vậy, ngày 26 tháng Ba phải là ngày diễn ra. Vào phút cuối, khi tôi nghĩ việc này có thể xảy ra, Ian Paisley cho tôi biết ông ta không thể áp dụng điều này cho đảng của mình trong tháng Ba thay vì phải vào tháng Năm. Người Ireland hoài nghi. Sinn Fein giận dữ. Mọi thứ chao đảo trên bờ vực thẳm.
Tôi nghĩ sẽ thật điên rồ khi triển khai toàn bộ chỉ vì mục đích chạy theo thời gian trong vòng hai tháng. Jonnathan đưa ra ý tưởng dành cho DUP thời hạn hai tháng, nhưng đổi lại yêu cầu họ nhất trí với cuộc họp hai bên giữa Ian Paisley và Gerry Adams, hai người chưa bao giờ gặp mặt nhau trước đó. Khi chúng tôi đưa ra đề xuất đó, DUP và Gerry Adams đều chấp thuận.
Khi đó, kế hoạch đã diễn ra theo dự định, chúng tôi phải đàm phán không chỉ về kế hoạch cho cuộc họp chính thức mà còn về trang thiết bị cho cuộc họp, quan trọng nhất là hình dáng chiếc bàn. DUP muốn các bên ngồi đối diện với nhau để chứng tỏ vị thế đối lập. Sinn Fein muốn mọi người ngồi bên cạnh nhau để thể hiện rằng họ là các đối tác bình đẳng. Robert Hannigan, một quan chức trẻ có vai vế, người nắm quyền như nhân vật quan trọng Số 10, khi đó đưa ra ý tưởng sáng tạo cuối cùng: Ông ta đề xuất một chiếc bàn hình thoi vì vậy họ có thể vừa ngồi đối diện với nhau cũng như ngồi cạnh nhau. Ý tưởng này đã được thực hiện.
Trong hoạt động sáng tạo, bạn không phải lúc nào cũng có thể bao quát được mọi thứ, nhưng bạn nên thận trọng cảnh giác với bất cứ điều gì gây mất niềm tin.
Niềm tin, như một khái niệm chính trị, được phân đa tầng. Ở một cấp độ, không ai tin tưởng vào các chính trị gia và các chính trị gia, tùy từng thời điểm, buộc phải hoàn toàn che đậy sự thật, phải bẻ cong và thậm chí bóp méo nó, nơi các lợi ích của mục tiêu chiến lược lớn hơn đòi hỏi phải thực hiện hành động đó. Tất nhiên, trong trường hợp đường thẳng được vẽ mang tính chất thiết yếu và không phải là khoa học chính xác dưới bất kỳ hình thức nào. Ở cấp độ này, nếu không vận hành với sự khôn khéo thì công việc sẽ gần như bất khả thi.
Nhưng công chúng rất sáng suốt và phân biệt các chính trị gia mà họ không tin tưởng ở cấp độ bề ngoài gần như mọi mặt. Mức độ tin cậy liên quan đến việc liệu công chúng có tin tưởng chính trị gia có đang cố gắng hết mình vì họ hay không, cho dù có thể gây ra những sai lầm hay thỏa hiệp nào, như Machiavelli chẳng hạn. Đây là cấp độ tin tưởng thực sự có tầm quan trọng.
Tôi đã nghe một điển hình thú vị về vấn đề này từ Nelson Mandela. Mandela hay còn gọi là Madiba là một nghiên cứu thú vị, không phải vì ông là một vị thánh mà bởi ông là vị thánh không phải theo nghĩa ông có thể bay như phù thủy. Tôi cá rằng Gandhi cũng như vậy.
Tôi luôn có quan hệ tốt với Madiba, một phần vì tôi luôn coi ông như một chính trị gia thay vì một vị thánh. Ông ấy biết chính xác tác dụng của mình đối với mọi người, bao gồm cả tôi – để nâng cao uy tín theo một số quan điểm nhất định và giả sử nếu ông thích bạn, ông ấy hoàn toàn sẵn sàng thể hiện nó. Điều thú vị nhất về ông là sự khôn ngoan. Ông cũng rất xảo quyệt, thông minh như ý nghĩa của từ “habile” trong tiếng Pháp: Thông minh và hoàn toàn có khả năng điều khiển một tình huống khi nó phù hợp với mục đích cao hơn.
Chúng tôi đang thảo luận về cách thức ông thay đổi và cải cách ANC từ một phong trào cách mạng trở thành một đảng lãnh đạo – đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Tất nhiên, trước đây, họ thường phạm vào những hành động bạo lực, được gọi là chủ nghĩa khủng bố bởi chế độ apartheid. Nhưng bạo lực được ANC coi như một phương tiện hợp pháp để giành tự do. Madiba quyết định họ phải từ bỏ chiến dịch bạo lực và cũng biết rằng nếu tiếp cận nó từ quan điểm nguyên tắc, ông sẽ bị phản đối cực lực và sẽ chia rẽ phong trào. Vì vậy, ông đưa ra một lý do mang tính chiến thuật để ngừng việc này lại. Ông ta nói với các cán bộ ANC rằng mình cũng quyết tâm như họ, nhưng về mặt chiến lược họ cần dừng sử dụng bạo lực trong một thời gian, do đó, tất cả các lựa chọn sau đều để mở đối với họ và họ dễ đạt được thành công hơn. Tất nhiên, một khi đã bị đình hoãn, thì nó sẽ tiếp tục bị đình hoãn vĩnh viễn.
Việc triển khai ý đồ chiến thuật như vậy là nền tảng của tiến trình hòa bình tại Bắc Ireland. Một lần nữa vào phút cuối, sau cuộc đàm phán về tuyên bố St Andrews vào tháng Mười năm 2006, bất ngờ xảy ra vấn đề về ngôn từ sẽ được những người lên cầm quyền trong Quốc hội và cơ quan Hành pháp để tuyên thệ. Tất cả các phép hoán vị đã được xem xét để tìm ra một công thức mà hai bên đều có thể chấp nhận. Xét một cách tự nhiên, DUP muốn một cam kết rõ ràng đối với lực lượng cảnh sát trong lời tuyên bố của họ. Sinn Fein không thích kiểu lựa chọn lời lẽ và sẽ không cam kết cho đến khi cơ quan Hành pháp được hình thành rõ ràng, vì vậy có một vấn đề về đồng bộ hóa cũng như về ngôn ngữ.
Cuối cùng, họ đi đến thỏa thuận nhất trí về thời điểm và cách lựa chọn từ ngữ diễn đạt, nhưng các tuần sau bắt đầu xuất hiện sự chia rẽ. Gerry Adams đã nhất trí triệu tập một Ard Fheis (một cuộc họp Hội đồng của Đảng Sinn Fein) để thông qua, nhưng chỉ trong trường hợp Ian Paisley tuyên bố rõ ràng trước rằng việc thông qua như vậy sẽ cho phép tái ban hành các thể chế. Một lần nữa, vai trò của các bên lại bị đảo lộn, khi Gerry Adams yêu cầu phải có sự rõ ràng, còn Ian Paisley gây ra chuyện dông dài. Khi đó tôi có ý tưởng rằng tôi sẽ diễn dịch lại chuyện dông dài đó và chuyển cho Gerry lời tái khẳng định của Ian.
Tôi đã có một kỳ nghỉ Giáng sinh tại Miami. Gần kết thúc kỳ nghỉ, trời mới có nắng. Do sự chênh lệch về múi giờ nên tôi phải bắt đầu các cuộc điện đàm vào lúc 5 giờ sáng. Paisley thường ra ngoài thăm bạn bè, vì vậy các cuộc gọi hay bị nhỡ. Tôi nắm bắt các cơ hội hiếm có mà tôi có thể bảo người khác nhất trí với việc thổi phồng sự thật nhưng tôi thấy mọi thứ sụp đổ bởi vì ngôn từ diễn đạt của lời tuyên thệ đầy tính giáo điều. Đôi lúc, với sự sáng tạo tuôn trào, chúng tôi đã thông qua nó.
Quan trọng là bạn cần phải nhanh nhẹn, linh hoạt và đổi mới. Tôi thường phản ánh các vấn đề như định cư, Jerusalem hoặc người tị nạn trong tiến trình hòa bình Trung Đông; trong từng trường hợp, sự khéo léo sẽ giúp bạn tìm ra cách thức giải quyết, nhưng sự khéo léo – nếu được thể hiện bừa bãi – sẽ chỉ là sự khéo léo nhạt nhẽo mà thôi.
5. Các bên sẽ không thể tự mình giải quyết được xung đột. Nếu có thể, có lẽ họ đã thực hiện rồi. Do đó, họ cần sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Sự trợ giúp từ bên thứ ba là rất thiết yếu theo nhiều cách thức khác nhau. Rõ ràng, họ có thể tạo ra rất nhiều sự khôn khéo cần thiết như đã đề cập ở trên đồng thời cũng góp phần khẳng định cam kết về thiện ý của mỗi bên. Tại Trung Đông, bạn nói chuyện với bất kỳ người Israel nào và họ sẽ nói với bạn sự thành thật. Tất nhiên tôi muốn hòa bình.
Tôi nhớ đã từng trò chuyện với lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Israel – một người đàn ông gánh trên vai trách nhiệm nặng nề – đó là ông phải hiểu người Palestine không tin Israel nghiêm túc về vấn đề xây dựng một Nhà nước Palestine. Tôi nói: “Họ nghĩ anh chỉ muốn nuốt chửng họ”.
“Điều đó không đúng”, ông đáp lại. “Tôi sẽ kể cho anh câu chuyện về một gã trai, chủ của chú Rottweiler, giống chó rất hung dữ, lao vào một quán rượu và hỏi: “Con chihuahua ngoài kia là của ai thế? “Tôi”, một người nào đó lên tiếng. “Làm ơn hãy giúp tôi”, gã trai đáp, “con chó của anh giết chết con chó của tôi rồi” “Thật kỳ quặc”, chủ của chú chó chihuahua đáp, “làm sao một con chó chihuahua lại có thể giết con Rottweiler được? Gã trai đáp: “Nó bị cắn vào họng”.
Nhưng khi hỏi một người Israel rằng liệu người Palestine có muốn hòa bình không, họ sẽ trả lời: “Không. Đừng nói chuyện với chúng tôi về việc định cư và chiếm đóng. Chúng tôi đã ra khỏi dải Gaza, chúng tôi có người dân của mình và có Hamas và lựu đạn”. Bạn có thể hỏi người Palestine về người Israel và sẽ nhận được câu trả lời y như vậy.
Bên thứ ba không chỉ giữ vai trò thương lượng và hòa giải mà như một bước đệm, một người đưa thông điệp và quan trọng hơn, như một thuyết khách có thiện ý trong môi trường thường bị chi phối bởi sự ngờ vực. Họ cũng giúp xác định rõ các vấn đề và các điểm có thể xoay chuyển. Bắc Ireland đưa lại một minh chứng sinh động về vấn đề này. Thực tế, có hai giai đoạn rõ rệt cho tiến trình hòa bình: Giai đoạn đầu tiên là từ Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành đến khi Quốc hội và cơ quan Hành pháp bị đình hoạt động từ tháng Mười năm 2002 và đến khi IRA không giải giáp vũ khí; giai đoạn hai là từ sự sụp đổ của David Trimble vào năm 2003 đến tháng Năm năm 2007. Thời kỳ xen giữa kéo dài gần một năm như thời gian tạm nghỉ, cho dù có rất nhiều vấn đề xảy ra.
Giai đoạn đầu là thời kỳ mà chúng tôi có thể gọi là sự mập mờ sáng tạo, trong suốt thời kỳ đó mọi người di chuyển chậm chạp, thận trọng (và thường giậm chân tại chỗ) từ các quan điểm rất cực đoan. Không ai suy nghĩ nghiêm túc rằng sau Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành IRA sẽ giải tán; họ sẽ đợi để xem liệu phe Hợp nhất có đưa ra các thỏa thuận hay không và cho tới khi đó IRA sẽ quyết định dừng sử dụng vũ khí dự trữ.
Mặt khác, chúng tôi phải giả định đây là một sự chuyển giao có cơ cấu và có trật tự. Vì vậy xuất hiện những chuyện, những việc giả dối được nói và làm thiếu tính trí tuệ và nhất quán về chính trị ngoại trừ việc nhìn nhận chúng tôi thông qua hàng loạt trở ngại.
Điều này đặc biệt đúng trong mối quan hệ với phe Cộng hòa. Họ có lịch sử của họ, thậm chí giống kiểu học thuyết, nhằm giương cao như một phong trào cách mạng. Họ phải ca ngợi những người đã hy sinh và bị cầm tù nhưng họ cũng phải tuân theo nội dung thỏa hiệp hòa bình mà không chắc chắn có thể thực hiện được. Cũng như đối với sự kiện giải giáp vũ khí, có hàng loạt các bước nửa vời, tất cả được che giấu trong lời phát biểu khá khôn ngoan của phe Cộng hòa mà họ đang cố gắng dùng nó để thuyết phục phe Hợp nhất, mà không cần tái thiết lập nền chính trị nội bộ của họ.
Ngoài việc là một lực lượng bán quân sự chống lại người Anh, họ cũng là một lực lượng bán cảnh sát tại các khu vực của phe Cộng hòa. Tôi nhớ đã kể với một trong số các cử tri của mình tại Sedgefield về cách thức IRA có thể đập vỡ xương bánh chè của những kẻ buôn ma túy và đánh nhừ tử những kẻ phạm tội hãm hiếp và tôi có thể nói rằng đó là lần đầu tiên ông ta có thiện cảm với phe Cộng hòa. Tất nhiên, không một sự vụ nào chấm dứt nhanh chóng; nhưng cũng không một sự kiện nào có thể được hòa giải bằng pháp luật như được nêu ra trong Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành.
Trong một thời gian ngắn, sự mù mờ sáng tạo xung quanh tất cả sự kiện này lại giúp ích cho chúng tôi. Chủ nghĩa khủng bố đã chấm dứt. Các vụ đánh bom đã chấm dứt. Không một quân nhân Anh nào phải bỏ mạng. Không một sỹ quan cảnh sát nào bị sát hại. Nhưng không một sự kiện nào trong số này lại giống như các tiến trình bình thường của luật pháp và trật tự hiện đang thống trị Bắc Ireland. Điều này đã được minh chứng bởi những kẻ đã sát hại Robert McCartney vào tháng Một năm 2005. Anh ta đang bảo vệ một người bạn bị người của IRA đánh nhừ tử trong một quán rượu, những kẻ sau đó kéo lê McCartney ra ngoài và đâm anh đến chết.
Theo nhiều khía cạnh, thì vụ giết hại là giọt nước làm tràn ly. Gia đình anh ta, tất cả phe Cộng hòa, từ chối giữ yên lặng. Gia đình, vợ chưa cưới và bạn bè của McCartney đã mở một chiến dịch đòi đưa thủ phạm ra trước pháp luật. IRA không chấp nhận và thực tế đã ra một tuyên bố cho rằng, nếu như việc xử bắn những kẻ gây tội có thể góp phần giải quyết vấn đề trên, thì ngược lại nó sẽ châm ngòi cho quyết định quan trọng mà IRA đã đưa ra trước đó kể từ khi Quốc hội và cơ quan Hành pháp bị treo vào tháng Mười năm 2002 được thực thi.
Và đây là lúc bên thứ ba cần tham gia vào để góp phần giải quyết vấn đề. Sau vụ đình chỉ vào năm 2002, tôi đã đến Belfast để có bài phát biểu quan trọng nhất về Bắc Ireland kể từ tháng Năm năm 1997. Bài phát biểu này được biết đến như bài phát biểu “những động thái kết thúc”. Về cơ bản, tôi cho rằng: “Sự mù mờ sáng tạo là người bạn của chúng ta trong giai đoạn đầu; nó cho phép chúng ta đưa đoàn người di chuyển; nó giúp chúng ta khoanh vùng vô số các bế tắc trong các giai đoạn đầu tiên. Nhưng giờ đây nó không còn là người bạn của chúng ta; nó là thứ kéo chúng ta tụt lại phía sau, bởi cho đến lúc ý nghĩ rằng bạo lực dù trong bất kỳ hình thức nào sẽ bị loại bỏ để phấn đấu vì một mục đích tốt dẹp hơn trở nên rõ ràng – và nếu như vậy, quyền lực sẽ được chia sẻ – thì khi đó chúng ta không thể tiến triển nữa. Thay thế cái “mù mờ sáng tạo” đó giờ đây sẽ phải là “các động thái kết thúc” để chứng tỏ rằng quá khứ đã lùi xa.
Đó là bài phát biểu với từ ngữ thận trọng và cũng có sức thuyết phục bởi vì nó thẳng thắn, tự nhiên không hoa mỹ. Từ thời điểm đó trở đi, điệp khúc thường xuyên của tôi đối với Gerry Adams và Martin McGuinness là IRA không còn phục vụ cho bất kỳ mục đích nào nữa mà chỉ nhằm duy trì chủ nghĩa Hợp nhất của những kẻ chống đối – và đang cản trở chính việc mà họ muốn, tức là chia sẻ quyền lực.
Tất nhiên, điều tương tự cũng đúng với cánh quân Hamas ngày nay. Họ là những người bạn tốt nhất của Israel “thống nhất”. Việc họ dính líu tới bạo lực đem lại không chỉ quyết định cho việc thương lượng, mà là lời biện hộ cho sự loại trừ.
Tuy nhiên, nhận ra điều đó, xác định nó theo một cách thuyết phục và sử dụng định nghĩa đó để thúc đẩy tiến trình là một điều thường đến sớm hơn bởi bên thứ ba thay vì người trong cuộc.
6. Cả hai bên cần phải nhận ra rằng giải quyết xung đột là một hành trình, một tiến trình, không phải là một sự kiện. Mỗi bên phải có thời gian để khép lại quá khứ. Một cuộc xung đột không chỉ đơn giản là một sự bất đồng mang tính bạo lực. Nó có lịch sử riêng và tạo ra văn hóa riêng với các truyền thống, nghi lễ và học thuyết riêng. Nó có một trí tuệ, một tâm hồn và một cơ thể, đồng thời cũng mang tính chất lâu dài và sâu sắc.
Thay đổi tất cả những sự kiện đó là việc thực hiện hoài bão lớn lao và tự xem xét nội quan mãnh liệt. Con người có thể thay đổi, nhưng con người cũng có thể ổn định theo các cách riêng của mình. Các “phương thức” phải “không ổn định” để sự thay đổi có thể diễn ra. Lần đầu tiên tôi gặp Gerry Adams và Martin McGuinness, họ không lưỡng lự hoặc nghi ngờ, mà ngồi xuống bàn đàm phán với kẻ thù. Ngay thời điểm mở màn của vô số các cuộc họp, Martin không chỉ đơn giản muốn thương lượng mà còn muốn giải trình mục đích của phe mình, nỗi đau, sự giận dữ và các kỳ vọng của họ. Tôi đã mất khá nhiều thời gian để được ông ta xem như một đối tác và thậm chí là một người bạn. Vì vậy, nếu mọi việc thuận theo ý ông ta, thì hãy tưởng tượng rằng một quân tình nguyện IRA bình thường là như thế nào, có lẽ là một người, một quân nhân hoặc một sĩ quan RUC ngược đãi về mặt cá nhân, hay một người có gia đình đã chịu đựng nhiều đau khổ.
Hai phía hiếm khi nhận ra nỗi đau của nhau. Thậm chí người Israel có tư tưởng tiến bộ nhất tôi biết cũng hiếm khi hiểu được sự nhục nhã mà một người Palestine trung tuổi phải chịu đựng khi bị một quân nhân Israel trẻ săn đuổi tại điểm kiểm soát trước mặt gia đình mình. Người Palestine có thể tiếc thương các nạn nhân Palestine vô tội trong cuộc truy kích của Israel, nhưng lại khó cảm thông với cha mẹ của một đứa trẻ Israel bị nổ tan xác trong một vụ đánh bom tự sát.
Đối với chúng ta, có nhiều thái độ dường như ngu xuẩn, thậm chí hài hước, nhưng đối với họ lại có tính cách riêng. Tôi nhớ trước cuộc bầu cử năm 1997, một nhà lãnh đạo Orange cho rằng tôi không phù hợp với vị trí Thủ tướng vì vợ tôi đã tuyên bố trung thành với Rome. Lần đầu tiên nghe thấy điều đó, tôi đã rất khó xử, hiểu sai “Rome” ở đây là cái ghế của Chính phủ Italia chứ không phải là của Vatican và băn khoăn về những gì Cherie đã nói với Thủ tướng Italia, Romano Prodi.
Quan điểm cho rằng sẽ có một khoảnh khắc hòa bình diễn ra lại là một sai lầm. Hòa bình phải có sự chín muồi, ăn sâu bén rẽ để thay thế cho gốc rễ của xung đột hình thành những thái độ khác nhau và tạo ra ảnh hưởng của chúng theo thời gian.
Thỉnh thoảng trước đây, tôi thường cố gắng mô tả nó theo phép loại trừ này: Nó giống như việc một chiếc xe hơi chạy khỏi một vụ va chạm. Cảnh tượng đổ nát không biến mất ngay mà sẽ phai nhạt dần theo thời gian. Người lái xe liên tục ngó vào kính chiếu hậu, thậm chí ngay cả khi mắt phải căng ra để quan sát phía trước. Hành khách thì bị kích động và ký ức về những gì đã xảy ra xâm chiếm tâm trí họ với hy vọng rằng khoảnh khắc khả quan hơn đang chờ đợi phía trước. Nỗi đau sẽ không thể dịu bớt ngay tức khắc; nó tiếp tục tồn tại ở mọi nơi và dần nguôi ngoai trước khi hoàn toàn biến mất.
Trọng tâm của phép loại trừ ngụ ý đối với tiến trình này là bạn phải nỗ lực thuyết phục các bên rằng bước trì trệ của bên kia không phải do thiếu thiện ý hoặc do sự thay đổi về tư duy hòa bình, mà là một kết quả tự nhiên của các trải nghiệm. Nó là một đặc trưng không thể tránh khỏi trong việc giải quyết xung đột.
7. Con đường dẫn đến hòa bình sẽ bị gây trở ngại một cách có chủ ý bởi những người tin rằng xung đột phải tiếp tục. Hãy sẵn sàng đương đầu với trở ngại thay vì bị mất tinh thần vì nó. Mọi người thường quên mất rằng cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử của thời kỳ khó khăn xảy ra sau Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành, chứ không phải trước đó.
Vào 3 giờ 10 phút chiều thứ Bảy, ngày 15 tháng Tám năm 1998, một quả bom lớn đã phát nổ tại khu chợ thị trấn Omagh và làm 29 người thiệt mạng, nhiều người khác bị thương nặng và nhiều người vẫn phải chịu những vết sẹo tinh thần kéo dài dai dẳng trong cuộc sống của họ. Trong số những người tử vong, có một phụ nữ mang thai song sinh, mẹ và con gái của người phu nữ này cũng thiệt mạng, cùng bốn thanh niên trẻ từ Tây Ban Nha và những người bạn đang dự một chuyến viếng thăm trao đổi giao lưu. Quả bom là tác phẩm của nhóm chống đối IRA, nhằm phản đối sự cương tỏa của Sinn Fein về tiến trình hòa bình. Trong trường hợp đó, người Công giáo bị giết vượt quá số người theo đạo Tin lành. Những kẻ khủng bố đã đưa ra lời cảnh báo, nhưng không đúng địa điểm và cảnh sát đã vô tình đẩy đám đông vào lối đi có chứa bom.
Tại thời điểm đó, tôi đang đi nghỉ trong ngôi làng nhỏ, Miradoux, tại miền Tây Nam nước Pháp. Chúng tôi đang nghỉ ngơi cùng với bạn bè, Maggie, Thư ký văn phòng Đảng Lao động và Alan, một người bạn lâu năm đã giành cho Cherie và tôi một chỗ trú chân trong nhà mình tại Stoke Newington khi chúng tôi mới cưới.
Khoảng 3 giờ 30 phút chiều, tôi nhận được thông báo về sự vụ này. Đến 5 giờ chiều, hành vi tàn bạo của cuộc tấn công đã rõ ràng. Tôi đưa ra một thông cáo báo chí vắn tắt trên bậc thềm của một nhà thờ nhỏ trong làng, trong một bộ đồ mượn được từ một trong những nhân viên an ninh của mình, tôi có cảm xúc xáo trộn do sốc và lo lắng về hậu quả của nó đối với tiến trình hòa bình.
Buổi sáng hôm sau, tôi đến Bắc Ireland và thăm những người bị thương. Thậm chí giờ đây tôi vẫn không thể cầm được nước mắt khi nghĩ về việc đó. Tôi đã gặp một cô gái bị mù nhưng quyết tâm sẽ làm được những điều tốt nhất trong cuộc đời mình, như sau đó cô đã chứng minh và tôi gặp cha của người phụ nữ mang thai song sinh nọ. Nếu các gia đình lúc đó giận dữ hoặc hét vào mặt tôi rằng – nếu ông không khởi động vụ này, họ sẽ vẫn sống” – tôi có thể đã giữ được bình tĩnh; nhưng những gì làm tôi xao động lại là sự im lặng của họ, nỗi buồn vô hạn của họ đối với những người thân yêu mà họ sẽ không bao giờ được gặp lại, được ôm hôn và được nói chuyện nữa.
Thậm chí tại điểm mấu chốt của thảm kịch tột cùng của nhân loại do tội ác đem lại vượt qua giới hạn hiểu biết, tôi vẫn phải tư duy một cách chính trị. Chúng tôi phải đối mặt với lựa chọn: Có thể giơ tay lên sợ hãi và nói “những người này sẽ chẳng bao giờ mang lại hòa bình” hoặc phải sử dụng sự kinh sợ làm lý do để tiếp tục nói “những người muốn có tiến trình hòa bình phải dừng lại và phản ứng của chúng tôi là thúc đẩy nó đi nhanh hơn và xa hơn nữa”.
Trong trường hợp đó và với uy tín lớn (có phần đóng góp bởi chuyến công du của Tổng thống Bill Clinton), các thành phần tham gia quan trọng trong tiến trình đều lựa chọn chiều hướng sau. Những gì đáng lẽ là một bước thụt lùi lại trở thành một bước ngoặt. Real IRA chẳng bao giờ được khôi phục. Gerry Adams và Martin McGuiness lên án các vụ tấn công một cách dứt khoát. David Trimble tỏ ra có khả năng đối phó với tình hình. Một người thân của nạn nhân đã nói với tôi trong tiếng nấc nghẹn ngào, than khóc về việc ra đi của vợ mình: Đừng dừng lại, hãy tiếp tục, cần tạo dựng một nền hòa bình vĩnh viễn tại Bắc Ireland để tưởng nhớ những người đã thiệt mạng và để không còn ai phải đau khổ như tôi ngày hôm nay”.
Đáng tiếc, thái độ của người dân nơi đây hoàn toàn trái ngược với người dân khu vực Trung Đông, nơi sự phản đối thường diễn ra bất cứ khi nào có một vụ tấn công khủng bố xảy ra. Phản ứng tại đó thường đi liền với các hành động tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn theo cách đẩy những người kiến tạo hòa bình cũng như những kẻ khủng bố ra xa nhau và phải nhìn nhận bạo lực như thể chỉ là mâu thuẫn với những thành phần không phải xung đột bạo lực. Vấn đề là khoảnh khắc của tiến trình hòa bình được nắm bắt và giao chìa khóa vào tay những kẻ khủng bố. Mục đích của chúng là chấm dứt tiến trình. Đó là nguyên do căn bản, yếu hèn, phía sau những cuộc khủng bố.
Khủng bố là minh chứng rõ ràng nhất của các hành động cực đoan cố gắng phá vỡ tiến trình hòa bình. Nhưng áp lực phá vỡ tiến trình cũng đến từ những phần tử dân chủ và hoàn toàn đáng tôn kính ở cả hai phía, những người cáo buộc đảng của họ đã phản lại nguyên tắc của chính mình. David Trimble phải hứng chịu một chuỗi những hành động không ngừng từ các thành viên DUP và một số thành phần khác vốn nhìn nhận mỗi nhượng bộ như một sự lừa dối và toàn bộ tiến trình như sự phản bội đối với các nguyên tắc trong cộng đồng của họ. Đối với người ngoài Đảng, điều này dường như không hợp lý và không thuyết phục; nhưng với người trong Đảng lại không như vậy. Tôi nghĩ, David cho rằng tôi không giúp gì được cho ông ấy. Theo quan điểm của tôi, ông ta chưa bao giờ thực sự ủng hộ những điểm tích cực; có xu hướng chia sẻ và thông cảm với xu hướng của phe Hợp nhất hơn là việc chứng kiến những âm mưu chống lại họ. Nhưng ông ta có ảnh hưởng rất lớn và đã sử dụng nó với động lực mà ngay lập tức đem lại cho ông Giải Nobel Hòa bình.
8. Các nhà lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bất kỳ tiến trình hòa bình nào cũng có những rủi ro chính trị, cảm giác phiêu lưu chính trị, dũng khí chính trị, thậm chí cả dũng khí cá nhân. Chất lượng lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng, là một điều kiện thiết yếu.
Điểm mấu chốt nằm ở chỗ: Điều dễ dàng nhất đối với các bên trong bất kỳ cuộc xung đột nào là nắm vững vị trí đã được thiết lập. Một hệ tư tưởng, thậm chí một kiểu luận thuyết, sẽ hình thành trong cuộc xung đột, phản ánh tính chất bè phái của nó. Để nắm giữ được nó cần phải bước chân trên một con đường quen thuộc, vốn có thể chẳng dẫn đến đâu, nhưng có bề mặt láng cứng, với các cột mốc tạo ra nhận thức về khoảng cách và là nơi mà môn đệ của các nhà lãnh đạo cảm thấy thoải mái nhất.
Chúng tôi rất may mắn về chất lượng lãnh đạo của mình. David Trimble là một công cụ. Ông ta đã khởi động lại sự việc khi nó dường như hoàn toàn bất khả thi, kiên trì với nó khi nó lâm vào tình huống khó khăn nhất và trả giá chính trị cao nhất (dù tôi chắc chắn rằng danh tiếng của ông ta trong lịch sử là sự đảm bảo nhất).
Khi trong các vai trò không chắc chắn nhất, Ian Paisley – nhiều năm là người phá hoại, người hư hỏng, người phê bình nghiêm khắc tất cả các vấn đề trong chủ nghĩa Hợp nhất, người tìm kiếm sự thỏa hiệp – nắm quyền và hoàn thành tiến trình.
Rõ ràng, Ian Paisley là một nhà chính trị kỳ lạ, một sản phẩm trùng hợp duy nhất của các điều kiện chính trị tại Bắc Ireland. Ông ta là người theo đạo Thiên chúa, giữ chữ tín và liêm chính, một người yêu Chúa thực sự; một người theo chủ nghĩa Hợp nhất say mê. Ông thông minh, lanh lợi, thậm chí ranh mãnh và có thể kiểm soát hầu như các vấn đề về chiến lược và chiến thuật, đồng thời có thể chỉ ra sự khác biệt giữa hai vấn đề trên.
Vậy, ông đã thay đổi hay chính tình hình đã thay đổi? Ông ta có thể nói tình hình thay đổi và rằng ông luôn sẵn sàng kiến tạo nền hòa bình nếu IRA hứa từ bỏ bạo lực. Nhưng tôi nghĩ có hai điều đồng thời xảy ra và đã làm thay đổi ông ta. Thứ nhất, sau một thời gian ốm yếu suy nhược kéo dài, ông ta biết rằng mình sẽ sống, ông ta cảm nhận cái chết treo lơ lửng trên đầu, cả về chính trị lẫn bản thân mình và muốn bỏ lại phía sau một điều gì đó sâu sắc hơn, bền vững hơn so với việc “không đầu hàng”. Thực sự đã có một khoảnh khắc tiến triển hơn trong quá trình hội đàm tại St Andrews vào tháng Mười năm 2006, khi người ta khám phá ra rằng ông ta và vợ là Eileeen đang kỷ niệm 50 năm ngày cưới của hai vợ chồng. Cuối cuộc họp, có một vài nghi lễ trong đó các đảng sẽ chúc tụng ông ta, bao gồm cả Garry Adams và Bertie. Sau đó, ông ta sẽ được tặng một miếng gỗ cắt từ một cây tại khu vực Cuộc chiến thành Boyne. Ông ta cảm ơn một cách lịch thiệp và nhã nhặn (Ian hoàn toàn có khả năng làm điều này, thậm chí khi được chúc tụng). Tôi cảm thấy đây là một người đàn ông sống nội tâm và nhạy cảm.
Ian sẽ chẳng là gì nếu không phải là một chính trị gia biết lắng nghe. Trong diễn tiến cuối năm 2006 và đầu 2007, ông ta nghe mọi người nói với mình rằng đây là thời điểm cho hòa bình và thậm chí là thời điểm để ông ta kiến tạo hòa bình. Trong suốt các cuộc họp như vậy, Ian chính là người muốn thúc đẩy tiến triển, người sẵn sàng tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, người luôn quan tâm đến việc để ngỏ vấn đề. Ông ta và tôi sẽ thường xuyên có những cuộc riêng trong căn phòng nhỏ tại phố Downing. Jonathan trước đây rất ngạc nhiên khi tôi miêu tả các cuộc họp, vốn hầu như luôn đối mặt với vấn đề ở mức độ tinh thần chứ không ở mức độ tạm thời. Cả hai chúng tôi đều rất phấn khích bởi niềm tin tôn giáo. Ông ta tặng tôi một quyển sách cầu nguyện nhỏ về Leo (Cung Sư Tử).
Một lần, gần cuối buổi gặp mặt, ông ta hỏi liệu tôi có nghĩ rằng Chúa muốn ông ta giải quyết vấn đề, theo đó sẽ hàn gắn tiến trình hòa bình. Tôi muốn nói có, nhưng lại lưỡng lự; dù vậy, tôi chắc chắn rằng Chúa muốn hòa bình, chúa không phải là người đàm phán. Tôi cảm thấy việc nói có là sai lầm, mang tính chất thao túng và vì vậy tôi nói tôi không thể trả lời câu hỏi đó. Đó chỉ là bởi ông ta có thể làm được điều đó và tôi hy vọng ông ta sẽ để Chúa hướng dẫn mình.
Mọi người có thể chẳng bao giờ hiểu được điều đó khi trước đây tôi thường nói mình rất yêu quý ông ta và thực tế là như vậy. Tôi nghĩ, sự sùng kính của bà tôi dành cho ông ấy khiến tôi có một điểm yếu.
Về phía những người theo chủ nghĩa quốc gia dân tộc, cũng có những nhà lãnh đạo có phẩm chất thực sự. John Hume đã, đang là một nhân vật chính trị tầm cỡ và một người liêm chính. Ông ta có tầm nhìn, trí tưởng tượng và khả năng tiên đoán trong khi những người khác rõ ràng vẫn bị che mắt. Seamus Mallon và Mark Durkan, các nhà lãnh đạo của SDLP, là người ôn hòa và biết điều và dường như cả hai phẩm chất này đều bị coi là bất lợi đối với họ. Họ luôn lâm vào tình thế khó khăn. Vấn đề là phải thuyết phục Sinn Fein tham gia vào tiến trình thay vì thể hiện thái độ lạnh lùng. Vì vậy họ cần nhiều thời gian, năng lượng và sự tập trung để làm được điều đó. Điều này gây ra sự bất đồng sâu sắc; nhưng nó là một kết quả không thể tránh khỏi đối với việc kiến tạo hòa bình. Ngược lại, cả Seamus và Mark là những nhân vật quan trọng trong lĩnh vực của họ. Rất tình cờ, cả hai đều là những bậc thầy trong các bài giới thiệu tóm tắt về chương trình sắp diễn ra, thực sự họ là những phát ngôn viên hạng nhất, người nằm ngoài nền chính trị của Bắc Ireland và hẳn là các tay chơi lớn trong bất kỳ đảng phái chính trị nào.
Về Bertie và đóng góp của ông ta, như tôi đã trình bày trước đó. Tiếp theo là Gerry và Martin. Họ là một cặp đôi phi thường. Dần dần, tôi thấy mến cả hai người, có lẽ nhiều hơn tôi những gì tôi có thể nói ra ở đây. Một lần nữa, đáng lẽ cả hai sẽ trở thành những nhân vật lớn trong bất kỳ nền chính trị nào. Họ không chỉ đơn thuần hiểu mà là bậc thầy lão luyện về việc phân biệt giữa chiến thuật và chiến lược. Họ biết đích đến và họ quyết tâm đưa môn đệ của mình theo, hoặc ít nhất đa phần trong số họ.
Đã có rất nhiều lời bình luận và bàn tán về Hội đồng Quân sự Lâm thời và các thành viên của trong Hội đồng. Nhiều người, phần lớn thuộc giới tình báo Anh, nghĩ rằng Sinn Fein và IRA rất khó phân biệt. Khi Gerry và Martin nói họ sẽ phải hội đàm với IRA về một vài vấn đề, thật buồn cười là họ luôn bối rối và không thể phân biệt được ai với ai.
Tôi luôn nghĩ rằng mối quan hệ phức tạp hơn mức đó. Ý nghĩ rằng họ có thể chỉ hướng dẫn IRA chẳng bao giờ khiến tôi hài lòng. Tôi không nghi ngờ rằng trong nhiều dịp, sự khác biệt giữa Sinn Fein và IRA là một tiểu xảo, một sự phân chia được sử dụng vì các lý do chiến thuật. Tôi biết cả hai đều rất thông minh và có thể điều khiển được tình huống; nhưng tôi cũng có thể như vậy. Và tôi nghĩ là trong những tình huống nhất định, họ thuyết phục và đàm phán với người khác chứ không phải chỉ ra lệnh. Tôi có quan điểm nhìn nhận rằng quan hệ SF/IRA hơi giống với quan hệ của lãnh đạo Đảng Lao động và Đảng Lao động NEC: Vâng, lãnh đạo là quyền lực, nó thường có cách riêng của mình, nhưng không phải là mọi lúc và thường đi kèm việc thương thuyết.
Gerry và Martin lo sợ chia rẽ, như đã từng xảy ra trước đây đối với Phe Cộng hòa đi kèm với các hậu quả thảm khốc. Điều này đồng nghĩa với việc phải dìu họ từng bước một, dẫn dắt họ, tán tỉnh họ và không phải lúc nào cũng hoàn toàn thẳng thắn đối với những gì mà đích đến thực sự muốn phản ánh. Nó là một nhiệm vụ nặng nề và họ triển khai nó với kỹ năng đa dạng.
Cuối cùng, họ hiểu rằng sự tồn tại của IRA đã không trở thành cách thức đối phó với vấn đề định cư, mà là rào cản của vấn đề này. Nó đòi hỏi dũng khí chính trị thực sự để quán triệt vấn đề và cho dù bạn có thích họ hay không, dù bạn cực lực phản đối các hành động trước đây của họ như thế nào, thì họ cũng có thừa dũng khí.
Ở đó cũng có lãnh đạo của các phe thiểu số, thường là những người lạc lõng trong cuộc xung đột nhưng vai trò lãnh đạo của họ, lại khá gây hứng thú. Mọi người thích David Ervine của Đảng Hợp nhất Tiến bộ (Progressive Unionist Party – PUP), các lãnh đạo của Liên minh và liên minh của những người phụ nữ tuyệt vời mà tôi thường quan sát chỉ để nhắc nhở bản thân rằng vẫn có những con người bình thường tại Bắc Ireland.
Đó là Ronnie Flanagan và Hugh Orde, hai Đô đốc mà tôi đã làm việc cùng, với vị trí đặc biệt là lãnh đạo của lực lượng cảnh sát Bắc Ireland. Họ có vai trò thiết yếu và vai trò đó không chỉ theo hình thức chính trị công khai mà với cả ý nghĩa chính trị.
Trong trường hợp này, tôi cho rằng ít nhất, mình đã lựa chọn đúng những người cần bổ nhiệm. Bộ trưởng ngoại giao và các bộ trưởng khác đã thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền hạn của mình. Họ rất khác biệt, như bạn biết: Mo Mowlam, Peter Mandelson, John Reid, Paul Murphy và Peter Hain tất cả đều là những người phi thường trong lĩnh vực của mình, thực sự rất tài hoa và mỗi người có những đóng góp quan trọng thiết yếu, có ý nghĩa cho đảng.
Cho dù họ vẫn đang tại nhiệm hoặc đã được bổ nhiệm vào vị trí khác, nhưng các nhà lãnh đạo này đều đóng vai trò rất quan trọng. Mỗi bước trên con đường chính trị đòi hỏi những quyết định phức tạp. Nhưng nó không chỉ là việc lãnh đạo nội bộ đối với các đảng phái quan trọng mà các điều kiện bên ngoài cũng phải được quan tâm đúng mực.
9. Hoàn cảnh bên ngoài phải ủng hộ chứ không chống lại nền hòa bình. Tôi đã mô tả những thay đổi tại miền Nam Ireland góp phần tạo ra bối cảnh cho tiến trình như thế nào, một sự thay đổi thiết yếu trong mỗi cuộc xung đột. Các cuộc xung đột này hiếm khi gợi lên cảm giác mạnh chỉ trong các khu vực tranh chấp tạm thời như: Kashmir, Sri Lanka, Kosovo. Trong bất kỳ khu vực nào nêu trên, bên trung gian thứ ba cũng đóng một vai trò: Hoặc tốt hoặc xấu.
Điển hình là cuộc tranh chấp giữa người Israel và người Palestine đa bùng nổ và gây xôn xao khắp khu vực, thậm chí trên toàn thế giới. Những tay chơi bên ngoài, đặc biệt trong thế giới Ả Rập, đóng vai trò thiết yếu. Thực sự, có sự thay đổi tiềm ẩn trong thái độ của họ đối với nền hòa bình trong khu vực: Trong nhiều năm, tinh thần “đại nghĩa” của người Palestine được sử dụng và thường bị lạm dụng; nhưng giờ đây họ, cũng như Israel, quan ngại Iran và ảnh hưởng của quốc gia này trong khu vực.
Bắt đầu với sáng kiến hòa bình của Hoàng tử Abdullah vào năm 2002, các nước Ả Rập không còn muốn khai thác cuộc tranh chấp, mà muốn giải quyết nó. Nó đem lại cơ hội to lớn cho Israel. Cũng như vậy, một thế giới rắc rối và bị đe dọa bởi chủ nghĩa khủng bố toàn cầu dựa trên sự xuyên tạc của Hồi giáo đòi hỏi tranh chấp phải được giải quyết. Các điều kiện khách quan ngày nay trở nên ôn hòa. Đó là tại sao việc kiểm soát xác suất và thúc đẩy hòa bình là điều hiển nhiên. Nhưng nó sẽ đòi hỏi sự kiện trì. Vốn sẽ đưa tôi đến nguyên tắc.

10. Đừng bao giờ từ bỏ. Nguyên tắc đơn giản nhưng cần thiết: Đừng bao giờ từ bỏ việc giải quyết nó và đừng bao giờ từ bỏ nó. Đây không chỉ là việc kiểm soát xung đột mà là việc từ chối chấp nhận thất bại. Như chúng tôi thường nói tại Bắc Ireland: Nếu bạn không thể giải quyết nó, hãy quản lý nó cho đến khi bạn có thể giải quyết; nhưng đừng bước đi và bỏ lại nó. Một tiến trình hòa bình không bao giờ đứng tại chỗ như vậy – nó sẽ tiến triển hoặc tụt lùi. Bạn phải tin vào một giải pháp mà thậm chí người khác không tin, thậm chí khi sự thông thái truyền thống chống lại bạn, thậm chí khi những vấn đề này được quan tâm tường tận nhất – bản thân các đảng – đã từ bỏ hy vọng. Và hãy nhớ: Thử và thất bại còn hơn không dám thử nghiệm.
Đây là mười nguyên tắc của tôi. Ít hay nhiều, chúng tôi đều áp dụng chúng cho tình huống tại Bắc Ireland. Có nhiều lúc, mọi việc dường như đã rơi vào vô vọng, nhưng may mắn thay vẫn còn ai đó nuôi hy vọng.
Cái ngày lịch sử diễn ra vào 8 tháng Năm năm 2007, chín năm sau khi Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành, khi tôi đến Stormont để chứng kiến việc tái tuyên bố chính quyền Hành pháp mới của Bắc Ireland. Ian Paisley là Bộ trưởng đầu tiên, cấp phó của ông là Martin McGuinness.
Ngày đó, tôi đã nhìn thấy những thứ mà nếu bạn tiên đoán chúng cách đây 10 năm, mọi người có thể cười; hoặc có thể rầu rĩ, nhưng vẫn cười. Cuộc họp diễn ra giữa tôi với Bertie, Peter Hain, Ian Paisley và Martin McGuinness, hai trong số họ nói chuyện phiếm, ba trong số chúng tôi ngồi đó hơi lặng người, băn khoăn liệu chúng tôi có đang mơ. Nơi ban công xưa, những kẻ thù không đội trời chung đang ngồi đó cùng nhau trao đổi những lời nhận xét, pha trò như thể các thập kỷ trước chưa từng xảy ra. Mọi người trước đây muốn giết hại nhau giờ lại muốn hợp tác cùng nhau. Thật đặc biệt, cảm động và hài lòng.
Tại cánh cổng của Stormont có một cuộc phản đối khác. Mỗi khi chúng tôi đặt chân lên đất Bắc Ireland thì luôn có những cuộc phản đối – lớn, bé, hòa bình, bạo lực, một số người phe Hợp nhất, một số người Cộng hòa – luôn luôn cho thấy nền chính trị của Bắc Ireland đã bị chia rẽ từ bất kỳ nơi nào khác như thế nào. Ngày đó, lần đầu tiên có một cuộc phản đối không phải về Bắc Ireland, mà về Iraq. Khi chứng kiến cảnh đó, tôi cảm thấy Bắc Ireland đã tái hòa nhập vào thế giới.
Tony Blair - Hành Trình Chính Trị Của Tôi Tony Blair - Hành Trình Chính Trị Của Tôi - Tony Blair Tony Blair - Hành Trình Chính Trị Của Tôi