A book that is shut is but a block.

Thomas Fuller

 
 
 
 
 
Tác giả: Tony Blair
Thể loại: Tùy Bút
Nguyên tác: A Journey : My Political Life
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 24
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1655 / 31
Cập nhật: 2016-06-09 04:39:26 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3: Đảng Lao Động Mới
ới đêm khuya hôm đó, trong khi cả nước vẫn bàng hoàng trước sự ra đi của John Smith, Mo đã kiên quyết yêu cầu tôi đến một cuộc họp nơi cô đã tập hợp được thứ mà cô gọi là “những quả trứng đá” – những người sẽ tổ chức tranh cử vị trí lãnh đạo cho tôi. Họ là một nhóm nghị sĩ đa dạng, với một số gương mặt quen thuộc và một số gương mặt không ngờ đến − những người ủng hộ tự nhiên và cả những người ủng hộ gượng ép. Họ không phải là thành phần trí thức của Công Đảng Nghị viện (PLP), họ đã học hỏi về chính trị theo một cách thức khó khăn, họ rất cứng rắn, dũng cảm và quy củ. “Đây là những người sẽ làm việc cho ngài,” cô ấy nói. “Ngài có thể thấy rằng ngài có đủ hậu thuẫn để chiến thắng.”
Tôi thậm chí không thể nhớ thời gian và địa điểm chính xác của cuộc họp đầu tiên với Gordon. Thậm chí có thể tôi đã bắt đầu một cuộc nói chuyện quan trọng với ông ấy qua điện thoại. Đó là cả một chuỗi những hoạt động nói, nghĩ, dự đoán và không có quá nhiều những mưu mẹo, mà thay vào đó, tôi đã cố gắng để các mưu mẹo ra bên ngoài.
Sau cuộc họp, tôi quay lại Richmond Crescent. Có cả một nhóm phóng viên và nhiếp ảnh gia tụ tập bên ngoài ngôi nhà. Họ ở lại từ lúc đó, theo từng nhóm lớn nhỏ, cách cửa sổ phòng ngủ của chúng tôi khoảng 3m. Đó quả là một cảm giác kỳ lạ. Thậm chí phía trong phòng, những tấm mành dày được buông kín nhưng tôi vẫn có cảm giác giật mình, lúng túng, nhưng – cũng có một chút gì đó phấn khích vì được diễn thuyết.
Tôi cố gắng kiềm chế nhưng không giấu nổi sự hồi hộp. Nhiều tuần sau khi John mất – đây là lần đầu tiên tôi có cảm giác như vậy – tôi thức dậy vào buổi sáng với phần tóc sau gáy ướt đẫm mồ hôi. Những gì tôi có thể kiểm soát lúc tỉnh táo đã hoàn toàn chế ngự tôi trong giấc ngủ.
Cherie là một động lực kỳ diệu trong những khoảng thời gian như thế này. Cô ấy biết rằng cuộc đời mình sắp thay đổi và điều này cũng đáng sợ chẳng kém. Cherie, sinh trưởng tại Bắc London và là một luật sư tài năng mẫn tuệ, sắp phải va chạm với thế giới báo lá cải và những ánh đèn bất tận của giới truyền thông. Nền tảng giai cấp công nhân của cô đồng nghĩa với khả năng thích ứng và hòa nhập tốt đẹp với mọi người, nhưng trải nghiệm duy nhất của cô trước đây với kiểu nổi tiếng này là từ kinh nghiệm của cha mình và nó chẳng hề vui vẻ.
Thế nhưng, đêm đó cô ấy đã ôm và vỗ về tôi, nói với tôi điều tôi cần được nghe, tiếp thêm sức mạnh cho tôi, làm tôi cảm thấy những gì tôi sắp làm là đúng đắn. Tôi không nghi ngờ gì về việc mình phải chiếm lấy nó, nhưng tôi cần có sự tái khẳng định và trên hết, cần được tiếp thêm động lực tinh thần.
Tôi là người rất độc lập về cảm xúc thậm chí quá độc lập. Nhưng tôi cũng sợ mất kiểm soát bởi bản chất con người suy cho cùng vẫn là yếu đuối và không đáng tin.
Vào đêm 12 tháng Năm năm 1994, tôi đã cần tình yêu của Cherie, một cách ích kỷ. Tôi đã ngấu nghiến nó để nạp thêm sức mạnh, tôi như một con thú đang đi theo bản năng, biết rằng mình sẽ cần tất cả các nguồn động lực và sự kiên cường để đối mặt với những gì đang chờ đợi ở phía trước. Tôi vừa hồ hởi, lo lắng vừa quyết tâm.
Tuy nhiên, nỗi sợ đã mang lại một hậu quả mà cho tới hôm nay tôi cũng không chắc là ảnh hưởng đó là ôn hòa hay xấu. Tôi không muốn chiến đấu chống lại Gordon trong cuộc cạnh tranh giành quyền lãnh đạo. Bởi một cuộc chiến như thế cần chúng tôi phải tách bạch và không thể tránh khỏi, ông ấy sẽ ngả sang phía cánh tả. Thực ra, trong hai ngày sau đó, tờ Times đã đăng một câu chuyện – có lẽ được đưa ra bởi Peter, người vẫn chưa toàn tâm toàn ý với tôi mà đang cố gắng xoay sở tình thế giữa hai chúng tôi. Câu chuyện đã phác thảo trước nội dung một bài diễn thuyết mà Gordon sắp thực hiện trước Hội nghị Công Đảng xứ Wales được tổ chức ở Swansea. Nó được trình bày như thể để kiểm tra đoàn diễu hành Blair và cũng được dùng để thu hút sự ủng hộ của công đoàn. Một sự chia rẽ giữa hai nhà hiện đại hóa chính – và một trong đó là người mà Chính phủ Đối lập muốn ủng hộ − không phải là một việc tốt. Tôi có thể thắng, nhưng cái giá phải trả sẽ là gì?
Nếu thành thật, thì có một lý do nữa khiến tôi không muốn có một cuộc cạnh tranh đối đầu: Tôi sợ sự hiểu lầm, sự hiểm ác có thể có, nỗi buồn khi hai người bạn trở thành kẻ thù. Tôi không thể nói cảm giác nào chế ngự nhiều hơn – sự tính toán được mất về mặt chính trị hay cảm giác sợ hãi – nhưng sự kết hợp giữa chúng khiến tôi quyết tâm ve vãn Gordon, thay vì chạm trán trực diện ông ấy.
Nhiều lần sau đó và sau nhiều suy đoán liên tiếp, tôi vẫn không chắc liệu đó có phải quyết định đúng đắn không. Để đánh bại ông ấy thì có thể bắt đầu bằng việc chế ngự ông ấy, ít nhất là tạm thời, nhưng làm thế không thể loại bỏ được Gordon – trong nhiều trường hợp chúng tôi vẫn cần ông ấy – và cách làm đó có thể làm mất đi hay làm yếu đi ý niệm về hình ảnh của một Công Đảng mới vốn đã hình thành trong tâm trí tôi. Dù chúng tôi có cố gắng đến mấy để giữ cho cuộc cạnh tranh được tốt đẹp, nó vẫn không thể tránh khỏi những trở ngại hoặc khó khăn. Dù sao, tôi cũng mong mỏi là ông ấy sẽ tự nguyện rời khỏi chiến trường. Đương nhiên, tôi vẫn sẵn sàng chiến đấu, nhưng đó không phải lựa chọn được ưu tiên của tôi.
Tất nhiên, Gordon không phải thách thức duy nhất. Trong cuộc nói chuyện đầu tiên giữa tôi và John Prescott, tôi đã cố gắng để ông ta hiểu rằng ông nên rời bỏ cuộc cạnh tranh và chỉ tranh cử cho vị trí phó mà thôi. Đó là một cuộc nói chuyện thân mật, nhưng John quả quyết là ông ta sẽ ra tranh cử. Ông ta cho rằng bằng cách tranh cử cả hai vị trí, ông sẽ nâng cao cơ hội trở thành phó lãnh đạo (deputy leadership). Ngược lại, Margaret Beckett đã khôn ngoan hơn khi chỉ ứng cử vị trí phó lãnh đạo. Khi đó, trong khoảng thời gian ngay sau khi John mất, Margaret Beckett trở thành nhà lãnh đạo lâm thời cho tới khi cuộc tranh cử để tìm kiếm nhà lãnh đạo chính thức kết thúc, sau đó bà có thể sẽ được trao vị trí phó lãnh đạo danh dự. Tôi cho rằng lòng tự tôn khiến bà ấy không thể chấp nhận điều đó, dù tôi phải nói rằng sau đó bà đã xử sự rất lịch thiệp với tôi. Sự sẵn lòng cạnh tranh của John, cùng sự khôn ngoan của ông ta đã nhắc tôi rằng lễ đăng quang mà tôi mong muốn là một ý tưởng tồi, tất cả đã kích động ý chí chiến đấu trong tôi. Ngay sau đó tôi nhận ra rằng mình không nên và không thể rút lui, tôi phải bước ra và giành chiến thắng.
Sự tham gia của Gordon lại là chuyện hoàn toàn khác và vì thế chúng tôi phải bắt đầu một chuỗi những vụ đàm phán, ở nhiều vị trí bí mật, cách xa tòa nhà Hạ Viện và những con mắt nhòm ngó. Chúng tôi gặp mặt ở nhà chị dâu tôi ở góc cua gần Richmond Crescent; hay ở nhà Nick Ryden, một người bạn của tôi ở Edinburgh; và trong một căn hộ của cha mẹ bạn gái cũ và cũng là mối tình đầu của tôi, Amanda Mackenzie Stuart. Một cuộc gặp mặt như vậy phải được giữ tuyệt mật bởi những lý do hiển nhiên, khi thế giới bên ngoài đang rộ lên những lời đồn đoán. Đó chỉ là một cuộc cạnh tranh để trở thành lãnh đạo phe Đối lập, tất nhiên, nhưng nó cũng mang một cảm giác rất mãnh liệt rằng Công Đảng có nhiều triển vọng trong cuộc bầu cử tới. Hàng loạt dự đoán xuất hiện; “có điều gì đó mơ hồ đang diễn ra”, theo lời của một bài hát. Đó là thời khắc phù hợp, một sự hoán đổi thế hệ, một điềm báo rằng kết quả lựa chọn lãnh đạo mới có thể sẽ thay đổi không chỉ đảng mà cả đất nước và không đơn giản chỉ là sự thay đổi Chính phủ, mà đó là sự thay đổi trong hệ tư tưởng của thời đại.
Mọi thứ bẵng đi trong một vài tuần, vì có một thỏa thuận được đặt ra bởi Ủy Ban Hành Pháp Quốc Gia (NEC – National Executive Committee) rằng hoạt động tranh cử quyền lãnh đạo sẽ không được tiến hành cho tới khi các cuộc bầu cử ở châu Âu, được ấn định diễn ra vào giữa tháng Sáu. Còn có một lý do nữa khiến chúng tôi phải giữ bí mật. Những người ủng hộ riêng của chúng tôi rất hồi hộp về thỏa thuận giữa hai người: Người ủng hộ của Gordon lo rằng ông ấy sẽ đồng ý ngừng tranh cử, nhiều người thúc giục ông ấy tranh đấu; người ủng hộ tôi thì lo lắng tôi sẽ nhường Gordon một số điều khoản. Mỗi lần chúng tôi gặp mặt đều làm dấy lên những gợn sóng của sự hồi hộp lan tỏa giữa những nhóm người ủng hộ về những sự nhượng bộ mà cả hai chúng tôi có thể đã thực hiện. Vì lý do đó Anji và Sue Nye, những trợ thủ đắc lực của Gordon, đã giữ kín những thỏa thuận giữa hai chúng tôi. Cũng thời điểm đó, giới truyền thông cũng thường xuyên săn đuổi tôi. Nơi gặp mặt thường được chọn lựa cẩn thận, nhưng dường như họ cũng đoán được việc chúng tôi chọn nhà bạn bè làm nơi gặp mặt. Tôi đang chạy nước rút.
Chị của Cherie, Lyndsey và chồng chị ấy, Chris tuyệt đối an toàn và chắc chắn. Nick là một trong những người bạn lâu năm nhất của tôi, sinh trưởng tại Fettes, cậu ấy là người hoàn toàn đáng tin, thông minh và kín đáo. Tôi cũng thích sự lãng mạn khi gặp mặt ở nhà Amanda. Mối tình đầu, cơn bão cảm xúc và khao khát mãnh liệt, dự cảm mãnh liệt về điều gì đó độc đáo, không thể diễn tả nổi, không thể giải thích nổi và thậm chí đôi khi không thể hiểu nổi, nhưng lại rất li kỳ, kích thích, liệu có khiến trống ngực bạn đánh liên hồi? Lúc đó tôi 18 tuổi, năm cuối cùng ở Fettes. Cô ấy là nữ sinh duy nhất trong trường – người đầu tiên và vì thế tôi chọn cô ấy vì cô là con gái của Chủ tịch Hội đồng trường. Họ có một gia đình tuyệt vời. Cha Amanda là thẩm phán Anh tại Tòa án châu Âu, mẹ là một nhà ngoại giao quyến rũ và vui vẻ rất tự nhiên.
Gia đình họ có bốn cô con gái, trong đó Amanda là chị cả. Tôi đã ngã gục trước tiếng sét ái tình. Họ có một ngôi nhà bằng đá xinh đẹp được xây dựng từ thế kỉ XVIII ở New Town, khu vực sảnh ngoài và mái vòm hình lưỡi liềm là những tuyệt phẩm kiến trúc. Edinburgh là một trong những thành phố xinh đẹp bậc nhất thế giới. Tôi thuộc và yêu thích từng con đường bao quanh New Town. Tôi đã đi dạo khắp nơi quanh đó và trong nhiều năm sau đó, tôi vẫn tìm thấy sự bình yên, thoải mái và thư thái trong sự thân thuộc của mảnh đất này, sự chắc chắn và nét riêng biệt trong các thiết kế của nó thấm đẫm vẻ trung lưu và thượng lưu của Edinburgh. Ở đó tôi rất thư thái và dường như tại nhà của Amanda, bất cứ nơi nào cũng phảng phất bóng hình của cô ấy và chính điều đó khiến tôi tự tin hơn về mục tiêu trong tầm tay.
Tôi đã sử dụng đến tận cùng khả năng đàm phán và gây ảnh hưởng của tôi, khi thì gây sức ép, lúc thì sử dụng tình cảm để tác động tới Gordon. Trong hơn 10 năm qua, Gordon và tôi đã từng kẻ tám lạng người nửa cân. Chúng tôi là hai cộng sự thân thiết nhất trên chính trường. Đó không đơn giản là mối quan hệ nghề nghiệp, mà còn là một tình bạn. Về sau, khi mọi việc trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn, nỗi đau đớn trong tình cảm của tôi lại càng trở nên sâu đậm hơn bởi sự thân thuộc trước đó giữa hai người. Đó là một tình bạn chính trị, nhưng nó đã được củng cố, thậm chí là được đặt nền tảng, từ cảm giác yêu quý chân thành dành cho nhau. Không ai trong chúng tôi từng gặp người nào như thế trước đó. Đôi khi tôi thấy ông ấy thật kỳ quặc: Tính tự vấn, sự căng thẳng, có lúc tôi thấy ông ấy trong căn hộ của mình ở Edinburgh vào một sáng thứ Bảy trong chiếc quần âu áo trắng, bị bủa vây bởi một núi giấy tờ, mang một vẻ lập dị, điều đã khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Ông ấy có thể tử tế, hào phóng, quan tâm tới bạn và không chỉ hài hước mà còn thông minh sắc sảo. Cuộc thảo luận không chỉ xoay quanh vấn đề chính trị – mà chúng tôi còn trao đổi về những điều riêng tư sâu sắc, có những tràng cười, tranh luận về triết học, tôn giáo, nghệ thuật và những chuyện vặt vãnh hàng ngày vốn hấp dẫn, làm chúng tôi phấn khích như những con người bình dị.
Trong khi đó, với ông ấy, tôi là một người có tính cách mới mẻ. Tôi rất phi chính trị trong quan điểm của mình về chính trị. Tôi tin vào bản năng hơn là tin vào các phân tích; hay tôi vẫn phân tích và tái phân tích các vấn đề chính trị với điểm khởi đầu là bản năng. Đầu tiên, ông ấy hướng dẫn tôi rất nhiều điều: Làm sao để đọc vị được những trò chơi trong nội bộ Công Đảng, những ranh giới không được phép vượt qua đối với các công đoàn; làm sao để trình bày một bài diễn thuyết; khi nào cần phải im lặng cũng như khi nào phải lên tiếng trong một cuộc họp nội bộ đảng. Chỉ với một câu, ông ấy đã dạy tôi những những kỹ năng chính trị gần như theo cùng một cách mà Derry đã dạy tôi về nghề luật sư.
Qua thời gian, ông ấy nhận ra rằng tôi có góc nhìn về chính trị giống như của một người dân thường, đó là một cách tư duy chính trị khác với ông ấy. Khó khăn lớn nhất mà một chính trị gia tập sự phải hiểu là hầu hết mọi người không phải lúc nào cũng nghĩ đến chính trị cả ngày. Hoặc nếu có, cũng chỉ là với một tiếng thở dài, đằng hắng thể hiện sự bất đồng hay một cái nhướng mày, trước khi quay lại lo lắng về lũ trẻ, về cha mẹ, về tiền thuê nhà, về ông chủ, về bạn bè, về cân nặng và sức khỏe của mình, đời sống tình dục và nhạc Rock n’ Roll.
David Blunkett, một ví dụ điển hình về người đã cống hiến cả đời cho chính trị nhưng vẫn có thể tư duy như một người dân thường, một lần đã bảo tôi rằng thậm chí khi tên tuổi ông ấy đang ở đỉnh cao trong vai trò Bộ trưởng Nội vụ, người ta vẫn tiếp cận ông ấy và hỏi, “Tôi thấy ngài trên ti vi, ngài làm gì vậy?”, hay quái đản hơn là khi gặp ông ấy dắt chó đi dạo và mọi người có thể biết ông là ai, nhưng có người vẫn nói, “Tôi không biết rằng ngài lại bị mù đấy.”
Đôi khi người ta cũng tỉnh táo. Khi đó họ – hay ít nhất là phần lớn trong số họ – thường tập trung và lắng nghe. Đây là những giờ phút quyết định. Mẹo ở đây là phải phát hiện ra họ. Đối với một chính trị gia chuyên nghiệp, từng phút tỉnh táo cũng có tính quyết định. Với họ, cảnh quan chính trị thường xuyên được chiếu rọi và chùm ánh sáng đó quét qua bề mặt lởm chởm những thăng trầm của tham vọng, nguy cơ và mục tiêu cần đạt được. Họ thường xuyên mang trong mình nỗi sợ thường trực rằng mình không nắm được nguyên nhân thất bại trong cuộc hành trình của mình. Với những người bình thường, chính trị là một màn sương mù xa xôi mờ ảo. Thất bại trong việc hiểu ra điều này là một sai lầm chết người đối với hầu hết các chính trị gia. Nó khiến họ quá tập trung vào tiểu tiết thay vì nhìn thấy cả bức tranh toàn cảnh. Nó đồng nghĩa với việc họ tách mọi thứ ra khỏi tỷ lệ thực và điều này gây hoang tưởng và ngăn họ nhìn thấy điều đang thực sự vận động hay có vai trò tối quan trọng.
Tình bạn của chúng tôi là thực và được bổ sung bởi một lợi ích chính trị tổng thể có giá trị lớn hơn hẳn từng phần riêng biệt của lợi ích đó, nhưng nó cũng có nghĩa là khi thời cơ đến và chỉ một người trong chúng tôi được đi tiếp thì mọi chuyện sẽ trở nên rắc rối hơn rất nhiều.
Về cơ bản, tôi cho rằng mình là người có thể thành công trong cuộc bầu cử nội bộ đảng trên cả nước (các cuộc bỏ phiếu thăm dò ban đầu vào cuối tuần sau khi John qua đời đã cho thấy tôi đang cách khá xa những ứng viên còn lại và trong thực tế John Prescott đang dẫn trước Gordon), nhưng chúng tôi có chung một chương trình nghị sự, chúng tôi làm việc cùng nhau và đúng lúc này Gordon phải là người nổi bật, nếu không nổi bật, thì mọi việc kết thúc. Tuy nhiên, cũng có một điều kiện, về sau trở thành đề tài của hầu hết các cuộc tranh luận và chỉ trích gay gắt: Tôi giúp ông ta thành công, vì thế ông ta sẽ cộng tác với tôi, trong khi chấp nhận rằng nếu trở thành lãnh đạo, thì tôi phải được quyền chỉ đạo. Ở thời điểm đó, dường như không quá khó để yêu cầu hay từ bỏ. Dù không bao giờ có một thỏa thuận rằng việc ông ấy ngừng tranh cử đồng nghĩa với việc tôi đồng ý giúp ông ấy trở thành trợ lý của mình, nhưng chúng tôi đều ngầm hiểu về một lợi ích cho cả đôi bên. Nếu bạn hỏi tôi sẽ làm gì và điều gì sẽ xảy ra, tôi nói sẽ làm hai nhiệm kỳ rồi sau đó trao lại quyền cho ông ấy. Việc đó có vẻ đúng đắn và công bằng đối với đảng và đất nước, chứ không chỉ cho hai chúng tôi. Lúc đó, ông ấy đứng đầu trên mọi phương diện so với những người khác về năng lực, tầm ảnh hưởng và kỹ năng.
Không ai trong hai chúng tôi cố gắng dự đoán tương lai. Tôi lo âu khi nghĩ đến việc loại ông ấy khỏi cuộc chơi và tiếp tục hành trình của mình; còn ông ấy thì lo lắng tìm cách cố gắng hết sức. Thực tế là tôi đã giành được quyền lãnh đạo còn ông ấy thì muốn nó. Trước đây đã như vậy và bây giờ vẫn thế. Có thể điều đó đã được số phận định đoạt, trừ phi ai đó trong chúng tôi ấn nút quả bom hẹn giờ và quyết định khai màn cuộc chiến để triệt hạ người còn lại. Đó luôn là một sự chọn cho cả hai chúng tôi – tôi loại bỏ ông ấy, ông ấy từ chức và chống lại tôi – nhưng sức công phá và độ tàn ác của một hành động như vậy thường xuyên đưa chúng tôi đến sát miệng vực.
Lần đầu tiên ông ấy thực sự đề cập đến việc sẽ đứng sang một bên và ủng hộ tôi là ở nhà Amanda. Tới lúc đó, ông ấy vẫn duy trì tư tưởng chiến đấu với tôi. Tôi biết ông ấy sẽ không làm, nhưng tôi cũng biết rằng việc thảo luận kéo dài là tiền đề để lôi kéo ông ấy về phía tôi. Tôi không lo về lập luận, mà lo về lòng kiêu hãnh của ông ấy.
Cũng có một tiết lộ thú vị về cuộc thảo luận mà về sau đã gây ra rất nhiều phỏng đoán. Ông ấy muốn được tự do kiểm soát chính sách kinh tế. Có lúc, Peter – người lúc đó đang cố gắng xoay sở mọi việc trong thiện chí của tôi – thậm chí đã đệ trình tôi một văn bản trong đó đề nghị tôi thực sự từ bỏ quyền kiểm soát chính sách kinh tế. Đề nghị này, thật không may, vẫn cứ tồn tại. Tôi đã trả lời rằng đó là điều tôi không thể chấp nhận. Chấm dứt sự tương tác. Chấp nhận! Cộng tác. Chấp nhận! Cùng lãnh đạo. Tuyệt đối không. Sự việc này làm tăng giả thuyết cho rằng tôi không quan tâm đến chính sách kinh tế. Ngược lại, tôi hết sức quan tâm đến lĩnh vực này và dù cho đây là một cuộc chiến giằng co và làm người ta kiệt sức, tôi vẫn sẽ luôn kiểm soát chặt chẽ nó, ít nhất là tới nhiệm kỳ thứ ba.
Chúng tôi gặp khó khăn khi nói chuyện với nhau nhưng các cuộc nói tranh luận không hề thù địch, cay đắng hay thiếu thân thiện. Chúng tôi giống như một cặp tình nhân, đang tranh luận xem nghề nghiệp của ai cần được coi trọng trước. Trong khi có rất nhiều thứ đứng trước nguy cơ, nhưng cũng có những thứ củng cố thêm cho tình bạn của chúng tôi. Dù sao, không nghi ngờ gì nữa, ông ấy cảm thấy một chút bàng hoàng và bị phản bội. Ông ấy không bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ đặt mình lên trước. Ông ấy nghĩ mình là một chính trị gia tiền bối, chứ không phải ông ấy tự ý thức về sự ưu việt trí tuệ của mình. Vui làm sao, trong nhiều năm tranh luận triền miên vốn đặc trưng cho tình bạn của chúng tôi tới thời điểm đó, tôi giống như một luật sư biện giải hay một giáo sư cố gắng sắp xếp trình tự logic và nguyên nhân của quan điểm của chúng tôi về chính sách. Ông cũng là một chính trị gia bậc thầy. Ông ấy thực sự rất thông minh nhưng trong việc tạo lập kịch bản cho những gì chúng tôi đang làm, tôi có xu hướng nghĩ ra ý tưởng và ông ấy lại dịch nó ra thành chính trị thực tiễn. Ông ấy cũng có khả năng cảm nhận tín hiệu xuất sắc. Ông ấy có thể ngay lập tức nhận ra tín hiệu tập trung tại một điểm, cho bạn tới sáu góc nhìn khác về nó và thường xuyên làm bạn nhận ra một điều gì đó dưới một góc độ hoàn toàn khác. Tôi thường so sánh ông ấy với Derry theo cách đó. Tôi thường xuyên học hỏi được từ những cuộc thảo luận với ông ấy. Các cuộc thảo luận rất dài, nhưng hiếm có phút nào bị lãng phí. Tâm trí của chúng tôi chuyển động rất nhanh và hòa nhập vào nhau. Khi có mặt những người khác, chúng tôi cảm thấy nhịp độ và sức mạnh bị phân tán, cho đến khi, khá giống những đôi tình nhân đang khao khát yêu đương trong tuyệt vọng nhưng bị quấy rầy bởi mấy người bạn cũ đi ngang qua, chúng tôi sẽ cố gắng đuổi khéo họ đi, đẩy họ ra cửa với một cái vỗ hào hứng vào lưng. Tình bạn của chúng tôi không hẳn là một cái gì đó bị cô lập, đóng kín, nhưng cảm giác được một mình khi thảo luận cùng nhau rất mạnh, đôi khi quá mãnh liệt. Dưới áp lực của cuộc tranh cử giành quyền lãnh đạo, không dễ để mở những cảm xúc đó ra trước các ảnh hưởng khác − xấu, tốt hay thờ ơ − của thế giới bên ngoài. Nhưng tất nhiên đây đúng là điều đang xảy ra.
Với ông ấy việc này còn khó gấp đôi. Ông ấy có một hy vọng mà giờ đây đã bị tiêu tan, đó là lại được tỏa sáng đúng lúc, nhưng vào lúc nào, làm cách nào hay trong hoàn cảnh nào, thì ông không thể biết hay quyết định. Về phần tôi – và bạn có thể tin vào điều đó hoặc không, tôi không thật sự suy nghĩ gì cả – tôi đã thực hiện một sự biến đổi miễn cưỡng để ứng cử giành quyền lãnh đạo. Tôi vẫn nhớ cuối tuần sau khi John qua đời và tôi được báo rằng tờ Sunday Times sắp công bố kết quả về cuộc bỏ phiếu thăm dò, tôi đợi kết quả với ý nghĩ rằng mọi thứ có thể sẽ đơn giản hơn bao giờ hết nếu kết quả cho thấy Gordon đang dẫn đầu và tôi sẽ có cớ để nói với bạn bè và người ủng hộ, “Chà, rốt cuộc có phải là tôi đâu.” Nhưng điều đó không xảy ra và có thể nếu nó xảy ra thật, thì lúc đó tôi cũng đã đi quá xa rồi. Vấn đề ở chỗ khi đã đi xa như vậy, thì cách tốt nhất để thoát khỏi tình trạng hiện nay và tôi đã thành thực tin như thế, là tôi nên giành quyền lãnh đạo. Vào lúc đó, chúng tôi đã là phe Đối lập 15 năm và gắn kết rất chặt chẽ với các khu vực ủng hộ mình − miền Bắc, Scotland, xứ Wales, vùng nội thị. Dù thất vọng với Đảng Bảo thủ, miền Trung nước Anh vẫn lo lắng và không tin tưởng chúng tôi. Tình thế đang rất cần đảng của chúng tôi thực hiện một bước ngoặt cách mạng mang tên “hiện đại hóa” để giành được sử ủng hộ của những khu vực mới, để lần đầu tiên cho thấy đảng có thể giành được sự ủng hộ ở bất cứ đâu, rằng đảng có thể vượt qua những phân chia tầng lớp xã hội và công ăn việc làm, rằng đảng có thể khiến đất nước thống nhất. Tôi là một nhà chính trị với sứ mệnh hiện đại hóa, điều đó thể hiện trong cá tính, trong ngôn ngữ và ngay lúc này – trong cảm giác và khí chất của tôi.
Sau cuộc nói chuyện ở nhà cha mẹ Amanda, nơi gia đình cô ấy đã chuyển đi khi có thêm nhiều thành viên mới, chúng tôi ngồi trong bếp nhìn ra ngoài những khu vườn và khoảng đất phủ đầy cỏ dại dọc hai bên chân cầu Dean, gần nơi mà cách đây nhiều năm tôi đã xuất sắc hoàn thành một dự án tình nguyện cho những người lang thang không nơi nương tựa thay cho các tổ chức thiện nguyện. Lúc đó, chúng tôi đơn giản là tìm cách xoay sở với những gì mình có.
Sau đó, khi ở nhà Nick Ryden, chúng tôi đã làm rõ được phương hướng chung của sự việc. Nick đã chuyển tới một ngôi nhà cổ rất rộng và đang tu sửa lại nơi này. Anh ấy lánh mặt để chúng tôi nói chuyện riêng với nhau. Sau khoảng một giờ Gordon đứng dậy vào nhà vệ sinh. Tôi đợi bên ở dưới tầng trệt. 5 phút trôi qua. Rồi 10. Rồi 15. Tôi bắt đầu thấy lo. Đột nhiên chuông điện thoại reo. Vì đây không phải nhà tôi, nên tôi để mặc nó. Chế độ trả lời tự động vang lên và giọng Nick yêu cầu người gọi để lại tin nhắn. Đột nhiên, một giọng nói khác dội lên từ máy: “Tony, tôi Gordon đây.” Chà, tôi đã sợ hú hồn. Chuyện quái quỷ gì đã xảy ra thế? “Tôi đang ở trên gác trong toilet,” ông ấy tiếp, “và không thể ra được.”
Trong lúc sang sửa lại nhà, cửa nhà vệ sinh đã được thay thế nhưng chưa có tay cầm bên trong. Gordon đã mất 15 phút ngồi tìm số của Nick trong điện thoại di động. Hệ thống cách âm trong nhà khiến tôi không thể nghe thấy tiếng ông ấy gọi. Tôi đến gần nhà vệ sinh và nói vọng vào: “Hãy rút khỏi cuộc đua đi nếu không tôi sẽ để mặc ông trong đấy,” tôi nói.
Cuối cùng, với sự hướng dẫn của Peter, chúng tôi đã đưa ra một thông báo rằng Gordon sẽ ủng hộ tôi và chúng tôi đã tuyên bố điều đó trong lúc đi bộ thư giãn quanh Vườn Cung Điện bên dưới tháp Big Ben. Bản thông báo có tác dụng tốt về mặt truyền thông nhưng không được suôn sẻ lắm cho một mối quan hệ.
Cái gốc của vấn đề ở chỗ, ông ấy nghĩ rằng tôi có thể là một cái thùng rỗng được ông ấy rót thứ nước do chính tay ông ấy tinh lọc vào. Tôi không chắc liệu ông ấy có thực sự nghĩ rằng tôi chỉ là một con rối, được Peter và về sau là Alastair, dạy dỗ cẩn thận, nhưng hoàn toàn vô dụng khi đứng một mình hay không. Tất nhiên điều này là nhảm nhí, không phải vì tôi quá giỏi giang, mà vì một người đứng ở vị trí đó lại là sản phẩm của một người khác là điều hoàn toàn không tưởng. Có hàng nghìn quyết định, lớn nhỏ, mà một nhà lãnh đạo cần phải đưa ra. Bạn không thể giả mạo ngôn ngữ cử chỉ hay bịa ra nó. Dù có là một diễn viên giỏi đến đâu, thì rốt cuộc chính trường cũng không phải một vở kịch.
Việc này giống như khi người ta nói với tôi rằng: “À, ra là thế, họ chả tin vào cái gì cả, họ chỉ là những kẻ mồm mép ba hoa mà thôi.” Đưa ra một phát ngôn chính trị, nhiều khi giống như ném ra một cái bu-mê-răng, mà đích quay về của nó lại chính là người đứng đầu. Ở vị trí đứng đầu, người ta phải săm soi các thông điệp chính trị một cách tinh tế. Đôi khi nó gây ra sự nhức nhối đến tận tâm can con người. Nhân dân nhìn bạn như cách người ta nhìn một đồng nghiệp vẫn gặp hàng ngày ở cơ quan. Họ có thể sẽ bị lừa hoặc bị làm cho mờ mắt trong một khoảng thời gian, nhưng sớm, rất sớm thôi, họ sẽ đưa ra được phán đoán thực. Bất kể dù họ đồng ý hay bất đồng với việc bạn đang làm, họ cũng có thể hỏi liệu bạn có tin điều mình đang làm không. Nếu bạn không có niềm tin sắt đá của một chính trị gia, thì bản năng bào chữa sẽ trỗi dậy và làm hỏng sự thuyết phục của bạn, bạn sẽ không bao giờ là một người giỏi giao tiếp vì – và điều này nghe có vẻ sách vở, nhưng thật sự thì – sự giao tiếp tốt nhất phải bắt nguồn từ con tim. Với tôi, Bill Clinton là một ví dụ điển hình cho điều này. Người ta thường xuyên viết về ông là một nhân vật giao tiếp kỳ tài, nhưng lại không có nhiều niềm tin. Điều đó hoàn toàn nhảm nhí. Đúng là ông không hề tin vào việc mình là một thành viên của Đảng Dân chủ truyền thống, mà ông cũng không phát biểu về chính sách của Đảng Dân chủ truyền thống. Ông là một người theo Đảng Dân chủ mới và đó chính là cách ông ấy nói chuyện, bởi đó là điều ông ấy tin. Điều đó lý giải tại sao ông lại thành công trong việc truyền đạt nó đến thế.
Có thể Gordon nghĩ là tấm gương có thể được lau chùi theo cách ông ấy muốn, nhưng mọi chuyện không bao giờ diễn ra theo cách đó cả và hiềm khích bắt đầu xuất hiện như một điều không tránh khỏi. Chúng tôi bất đồng về việc liệu có đề cử John Prescott giữ vị trí phó hay không. Tôi có thể chấp nhận Margaret Beckett ở vị trí đó, nhưng mặt khác, tôi nghĩ rằng John có những tố chất mà Beckett không có. Chúng tôi bất đồng về việc ai nên điều khiển chiến dịch tranh cử của tôi. Tôi và người của mình nghĩ rằng người đó không thể là Gordon, như vậy thì quả là rối ren. Lúc này, tôi phải chuẩn bị cho thời điểm trở thành lãnh đạo đảng, đến lúc ấy tôi sẽ không thể sống trong một căn hộ khép kín như hiện nay được. Gordon có thể là người được ưa chuộng, nhưng không phải người duy nhất. Trong nhóm giúp việc của tôi, chúng tôi nghĩ Jack Straw sẽ phù hợp hơn vì anh ta là người trung lập và có thể mở rộng tầm ảnh hưởng của tôi ở Công Đảng Nghị viện và tôi đã giải thích điều này cho Gordon. Gordon cực lực phản đối.
Chiến dịch tranh cử quyền lãnh đạo Đảng đã diễn ra suôn sẻ. Rất ít lãnh đạo công đoàn ủng hộ tôi, nhưng các thành viên công đoàn lại ủng hộ và chúng tôi đã giành được đa số phiếu của các đảng viên và nghị sĩ. Một mối lo suốt thời gian đó là làm sao giảm được những nhận xét sai lệch, sự thay đổi ý kiến của những người ủng hộ hay nhượng bộ phe cánh tả. Dần dần, tôi làm quen với cảm giác mình đang trở thành lãnh đạo Đảng.
Trời nắng trong suốt khoảng thời gian này. Tôi nhớ mình đã vận động bầu cử khắp cả nước trong thời tiết nóng nực, bức bối, khó chịu. Nhưng tâm trạng tôi lại khá vui vẻ. Không có đột phá nào tính đến lúc đó và cũng không có rủi ro nào đáng kể, nhưng rõ ràng là tôi đã thổi một luồng gió mới vào Công Đảng, khiến nó mang màu sắc khác lạ. Chính điều này đã thu hút thêm sự quan tâm, hứng khởi và động viên từ công chúng. Đảng Bảo thủ luôn cố gắng vờ coi tất cả những điều đó là hão huyền, nhưng đằng sau vẻ hiên ngang đó, họ đang lo lắng thực sự. Họ biết nếu tôi sở hữu một điều gì đó phù hợp với tình hình thực tế, họ sẽ cầm chắc phần thua.
Sau cuộc bầu cử và trở thành lãnh đạo đảng, với John giữ vị trí phó, tôi bắt đầu ổn định đội hình. Peter lúc này đã hoàn toàn nhập cuộc, nhưng việc đó khiến ông ấy trở nên xa lánh Gordon, người đã dần tin rằng Peter đã lập kịch bản cho quá trình lên cầm quyền của tôi ngay từ đầu. Suy nghĩ đó thật sai lầm, ít nhất theo tôi được biết – dù Peter có như vậy đi chăng nữa, thì hẳn là ông ta đã rất giỏi che giấu. Về phần tôi, tôi chắc chắn rằng không phải vậy. Peter luôn thích đóng vai Machiavelli, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, ông ấy là một trong những người minh bạch và cởi mở nhất.
Vào tháng Chín năm 1994 chúng tôi có một ngày nghỉ xa tại khách sạn Chewton Glen ở New Forest, sau đó vào năm 1995 chúng tôi tổ chức cuộc gặp thứ hai − gồm những người thân cận với nhau trong đó có tôi, Peter, Gordon, Alastair, Phillip, Anji, Jonathan, Sue − tại Fritham Lodge, cũng ở New Forest và tại nhà của anh trai Jonathan. Tin tức về cuộc gặp thứ hai đã khiến cho không thể chấm dứt các vấn đề với John Prescott, người không có mặt lúc đó. Cả ngày hôm đó, Gordon kín đáo kéo Peter sang một bên và đề nghị ông ấy làm việc dưới sự thiết kế và chỉ đạo của mình. Peter thẳng thắn nói rằng ông ấy làm việc cho lãnh đạo đảng. Từ đó trở đi giữa họ hình thành một mối hiềm khích và không ai trong cả hai người là kẻ thù dễ chịu cả.
Tôi vô cùng kỹ tính trong việc chọn lựa người phù hợp để làm việc với giới truyền thông. Peter và tôi cân nhắc các ứng viên – Andy Grice của tờ Independent, Peter McMathon của Scotsman, Patrick Wintour của Guardian – dù tất cả bọn họ đều rất tốt, nhưng tôi muốn có một người chuyên về báo khổ nhỏ và đưa tin vắn tắt, tôi nghĩ Alastair Campbell là phù hợp nhất. Tôi không biết khi nghe được tin này anh ta có coi đây là cơ hội tốt không, nhưng chắc chắn anh ta rất phù hợp cho công việc của tôi. Tôi muốn một người cứng rắn và anh ta là lựa chọn số 1, tôi đang sở hữu một thiên tài.
Khi quyết định chọn Alastair, tôi quyết định sẽ thuyết phục anh ta ngay lập tức. Tôi luôn như vậy khi lựa chọn được mục tiêu. Tôi quyết không chấp nhận câu trả lời “Không”. Thoạt đầu việc này khá phức tạp. Anh ta đã sớm định hướng cho mình từ lần suy sụp tinh thần trước đây và đã từ bỏ chuyện chính trường. Cộng sự của anh ta, Fiona Millar, rất hồ nghi về triển vọng anh ta chấp nhận công việc và phán đoán rất đúng đắn rằng điều này sẽ thay đổi cuộc đời của họ. Định mệnh của anh ta là tiến xa hơn trong giới truyền thông – ngay từ lúc đó anh ta đã có tố chất của một ngôi sao – vì thế có thể Alastair sẽ phải từ bỏ rất nhiều thứ. Anh ta ngưỡng mộ và yêu quý Peter, nhưng cũng sợ phải cạnh tranh với ông ta vào phút cuối. Vì tất cả những lý do này, nên chúng tôi gặp khó khăn trong việc thuyết phục anh ta.
Cuối cùng vào giữa tháng Tám năm 1994, tôi lựa chọn địa điểm du lịch gần căn nhà nghỉ dưỡng của anh ta ở Pháp, nơi mà hè nào anh ta cũng đến. Vì những lý do mà tôi không thể biết được, anh ta muốn ở gần nơi mà Neil, Glenys Kinnock, Philip Gould và vợ anh ta, Gail đang nghỉ. Đối với tôi, việc đi nghỉ với những người nổi tiếng trên chính trường thường gây cảm giác ái ngại. Việc đó là điều không tránh khỏi. Nhưng anh ta thích điều này và họ tán gẫu và chuyện trò rất vui vẻ.
Căn nhà ở Flassan, tỉnh Provence, nằm yên bình giữa những ngôi làng kiểu Pháp xinh xắn đến mê hồn. Nỗ lực tái chiếm Pháp trong hòa bình của người Anh hẳn không phải là điều phi lý.
Tôi đến, ở lại ăn tối cùng với Neil, nói chuyện riêng với Alastair đến tận nửa đêm và đạt được mong muốn. Tôi đã nói với Peter những cam kết mà tôi có thể. Peter vốn đã rất lo lắng về người của Gordon, nhưng trên hết, ông muốn biết rằng tôi sẽ ủng hộ ông làm những việc cần thiết.
Trong lúc ở đó, tôi đã đề cập đến chủ đề của Điều IV mô tả nội dung chính trong cương lĩnh của Công Đảng đối với Hiến pháp của đất nước mà Đảng đã dự thảo. Sau thất bại năm 1992 và không thảo luận nó với bất cứ ai, ngay cả Gordon, tôi đã hình thành quan điểm rõ ràng rằng nếu có lúc nào đó tôi trở thành lãnh đạo Đảng, Hiến pháp cần phải được viết lại và những cam kết cũ về quá trình quốc hữu hóa và quyền kiểm soát của Nhà nước sẽ bị bãi bỏ.
Điều IV trở thành một văn bản được thần thánh hóa và được những người phe cánh tả nhắc đi nhắc lại mỗi khi gặp mặt, những người không muốn dính dáng gì đến một sự thỏa hiệp nào hoặc không muốn thừa nhận sự thật rằng lối tư duy hiện đại đã khiến ngôn từ trở nên thừa thãi về mặt tri thức và gây thiệt hại về mặt chính trị. Bên cạnh những nội dung khác, Điều IV kêu gọi “sự sở hữu chung về tư liệu sản xuất, phân phối và trao đổi”. Khi được Sidney Webb, một người Fabian lỗi lạc của giới trí thức trong Đảng phác thảo vào năm 1917, các từ ngữ này thực ra là một nỗ lực lảng tránh ngôn ngữ Bolshevik của những người cực tả. Tất nhiên, phần lớn trong đó thể hiện tư tưởng quốc tế cấp tiến đang thịnh hành, tư tưởng coi việc xóa bỏ sở hữu tư nhân là một ý tưởng tâm huyết đáng theo đuổi.
Xu thế tư duy chủ đạo của cánh tả vào những năm đầu thế kỷ XX đã trở nên hão huyền một cách vô vọng, thậm chí là phi thực tế, trong thế giới của những năm cuối thế kỷ XX, từ năm 1989, ngay cả Nga cũng đã thừa nhận cơ chế thị trường. Nhưng liệu có thay đổi được không? Hoàn toàn ngẫu nhiên, tôi chưa bao giờ bị gây áp lực về điều này trong cuộc tranh cử quyền lãnh đạo Đảng. Vấn đề đã được nêu ra, nhưng chưa bao giờ được đẩy tới ngưỡng dồn tôi vào chân tường. Tôi đã tạm chưa bàn đến nó chứ không có ý định khép nó lại.
Tất nhiên, những người không ủng hộ cải cách đã ngay lập tức hướng về Điều IV khi cải cách vừa được tuyên bố, điều khoản này có tính tượng trưng rất lớn. Không ai trừ những người cực tả từng thực sự tin vào Điều IV khi nó được viết ra. Đây chính là nhận định của tôi: không ai tin vào nó, nhưng cũng không ai dám dỡ bỏ nó. Vì vậy, nó không chỉ là biểu tượng cho một thứ thừa thãi trong Hiến pháp của chúng tôi, mà còn là sự từ chối đối diện với thực tại, từ chối thay đổi một cách sâu sắc, từ chối hòa nhập trọn vẹn vào thế giới hiện đại. Nói cách khác, biểu tượng này chính là cái “chốt” mang tính tâm lý. Đó là một hình ảnh được tạc khắc, một idol (thần tượng). Phá hủy nó có thể thay đổi tâm lý toàn đảng, nó chính là kẻ đang hủy hoại và kìm giữ chúng tôi trong vai trò phe Đối lập một thời kỳ quá dài. Nếu không phá hủy điều khoản này thì mặc dù, về mặt chiến thuật, chúng tôi có thể chống lại Đảng Bảo thủ một cách thành công, nhưng chúng tôi vẫn không thể lãnh đạo một cách lâu dài dựa vào giá trị của chính mình. Vì thế, với tôi, loại bỏ Điều IV không phải là một mánh lới quảng cáo, một chiêu PR hay một câu hỏi chỉ nằm trên văn bản, công việc này có vai trò thiết yếu nếu Công Đảng muốn hồi sinh chính mình.
Những đảng cấp tiến luôn yêu thích những động lực mang tính cảm xúc của mình. Tuy nhiên, nếu họ có cảm giác rằng các khu vực cử tri có lẽ không cùng chung cảm xúc, thì họ sẵn sàng nới lỏng chúng. Từ thẳm sâu, họ ước rằng thực tế không phải như thế và triền miên hy vọng rằng một ngày nào đó, trong một hoàn cảnh có thể là vô cùng độc đáo, toàn bộ công chúng sẽ chia sẻ nó. Đó chỉ là một ảo vọng. Họ sẽ không làm thế. Nhưng, dù những người cấp tiến biết điều đó, sự mong đợi vẫn rất sâu sắc và sự cám dỗ được ràng buộc mình với những động lực đó vẫn còn rất mãnh liệt. Động lực đơn giản nhất của họ là niềm tin cho rằng nếu sức mạnh được chuyển vào tay họ, họ sẽ dùng nó vì lợi ích của nhân dân; và càng có nhiều quyền lực, thì họ càng mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân, từ đó mới dẫn đến quan điểm về sự tương đồng giữa Nhà nước và thành phần kinh tế Nhà nước.
Nhưng đó hoàn toàn không phải là một động lực bắt nguồn từ những toan tính nham hiểm – trái lại, động lực này có nền tảng từ những cảm xúc có thực và chân thành về sự đoàn kết – nhưng lịch sử lẽ ra nên dạy chúng ta cách giảm bớt nó vì hai thực tế sau đây. Thứ nhất, Nhà nước và thành phần kinh tế Nhà nước có thể trở thành những mối lợi khổng lồ được ban phát mâu thuẫn hoặc thậm chí trái ngược với lợi ích cộng đồng. Thứ hai, khi người ta được giáo dục đầy đủ hơn và có điều kiện sống sung túc hơn, họ không hẳn sẽ muốn một ai khác, bất kỳ ai, thay mình đưa ra các lựa chọn. Nếu động lực này được giữ trong tầm kiểm soát − tức là vẫn hoạt động nhưng bị ràng buộc − thì Chính phủ cấp tiến có thể là một lựa chọn tốt và mang tính giải phóng khỏi Chính phủ bảo thủ; nhưng nếu không, thì ngược lại, Chính phủ cấp tiến cũng thế mà thôi.
Bằng cách cổ vũ quyền sở hữu công đối với toàn bộ tư liệu sản xuất, phân phối và trao đổi, Điều IV không đại diện cho một sự ràng buộc mà là một lời mời đối với sự buông thả không giới hạn tài nguyên quốc gia. Điều đó thật không lành mạnh, không sáng suốt và thật không may, nó hoàn toàn vô nghĩa. Thật ra thì ở một mức độ nhất định, nó có rất nhiều ý nghĩa nhưng ý nghĩa đó thật tệ. Thay đổi nó không phải là một việc làm nông cạn, nó ẩn giấu trong đó một quá trình cải cách trọng đại, sâu sắc và mang tính trường tồn trong cách đảng tư duy, làm việc và lãnh đạo đất nước.
Một phần nguyên nhân khiến tôi coi nhẹ − nhiều người cho rằng coi nhẹ quá mức – khi lý giải một số điều thiêng liêng về thế giới quan của Công Đảng, là do cách thức tôi đến với chính trị. Khi còn là sinh viên, tôi không tham gia Hội sinh viên Oxford, không phải thành viên của câu lạc bộ Công Đảng và gần như không có vai trò gì – hay chắc chắn là không có vai trò gì cụ thể − trong thế giới chính trị dành cho sinh viên. Những ảnh hưởng chính trị chủ yếu của tôi ở trường học là từ hai người Úc, một người Ấn Độ và một người Uganda. Mỗi người đã cho tôi một cái nhìn sâu sắc khó phai và hình thành cách thức tôi tiếp cận chính trường. Họ đều thuộc phe cánh tả, nhưng là những người rất khác biệt và những trải nghiệm của họ cũng khác biệt.
Bạn đồng môn của tôi Geoff Gallop là người năng động nhất về chính trị và đúng thực, về sau đã trở thành Thủ hiến bang Tây Úc (Western Australia). Anh ấy có một trí tuệ xuất chúng. Anh dạy tôi tất cả những thuật ngữ và ngôn từ chuẩn xác mà giới chính trị cánh tả thời điểm đó hay dùng và là một thành viên của Nhóm những người theo Chủ nghĩa Marx quốc tế, một trong vô số trường phái – đây là trường phái Trotsky − vốn nở rộ trong những năm 1970. Khỏi cần nói, bất cứ ai trong Công Đảng cũng “đắt hàng”. Họ cũng là những đối thủ khó chịu của những người theo Đảng Cộng Sản, họ có khuynh hướng trở thành những nhà tổ chức tốt hơn, với những mối liên hệ với công đoàn và đôi khi là người dân thường. Mặc dù, Geoff cổ vũ tư tưởng biện chứng của học thuyết Marx, nhưng tinh thần và sự ham hiểu biết tri thức của anh đã không cho phép anh để nó cầm tù. Anh đã tư duy liên tục lại học thuyết này và đúc rút được những tư tưởng mới từ đó. Anh dạy tôi cách hoàn cảnh xã hội tạo nên tính cách, nhưng anh cũng dạy tôi không trở thành một tín đồ thiếu tư duy của cánh tả.
Peter Thomson đã củng cố thêm cho tôi. Anh là một mục sư Úc thuộc giáo phái Anh, có lẽ là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời tôi. Anh ấy là một sinh viên chín chắn ở độ tuổi ngoài 30 khi chúng tôi mới chân ướt chân ráo vào Oxford. Khi Peter qua đời năm 2010, tôi đã viết một bức điếu thư cho đám tang của anh ấy:
Có rất ít người mà bạn có thể nói rằng: Anh ấy đã thay đổi cuộc đời tôi. Peter đã thay đổi cuộc đời tôi. Từ giây phút đầu tiên khi gặp anh – trong lúc tôi đang tổ chức một bữa tiệc trong phòng của mình ở St John’s và bước ra dãy hàng rào quanh nhà để hít thở không khí và vặn mình, nhìn xuống thì thấy Peter đang ngước lên: “Nếu là anh thì tôi sẽ cẩn thận đấy, anh bạn” − ngay từ phút đầu tiên đó, anh ấy đã định hình cuộc đời tôi, cho nó ý nghĩa và mục đích; và mang lại đường hướng cho nó.
Anh là bạn, là thầy giáo, là sư phụ và là người dẫn đường của tôi. Anh chính là người truyền cảm hứng cho tôi trong mọi việc. Bất chấp những lỗi lầm tai hại của tôi, tôi trở thành người tốt hơn nhờ được tiếp xúc với anh: Tử tế hơn, mạnh mẽ hơn, trung thành hơn, bớt yếu đuối hơn, thêm biết ơn những gì mình có, hy vọng nhiều hơn về những cơ may trong cuộc đời, sống một cách vui vẻ hơn và dũng cảm hơn khi chấp nhận những hạn chế của cuộc đời.
Chúng ta thường nói, khi ai đó ra đi, họ sẽ để lại một khoảng trống trong cuộc đời mỗi người. Sự ra đi của Peter không để lại khoảng trống nào trong tôi cả. Anh vẫn hiện hữu. Anh ở đó khi tôi cần nhất. Anh sẽ mãi luôn ở đó vì tôi. Ánh sáng của Peter quá mãnh liệt đến mức làm lu mờ cái chết.
Đó là cách Chúa hiện hữu qua Peter. Suy cho cùng, anh ấy là mục sư ít giống với mục sư nhất. Anh và Helen đáng mến luôn mở cửa ngôi nhà chung để chào đón chúng tôi, nhưng dù chúng tôi đã uống rất nhiều trà, cùng với nhiều thứ khác, nhưng nó vẫn không phải một tiệc trà của mục sư. Chưa bao giờ lại có một vị mục sư và cung cách ăn nói lại thiếu hòa hợp với nhau một cách kỳ lạ đến như thế.
Nhưng chính điều đó cũng nói lên con người Peter: Một sự hòa trộn kỳ lạ giữa một người truyền thống và một cá nhân đả phá tín ngưỡng lâu đời. Niềm tin Cơ Đốc của anh rất mãnh liệt chứ không thiếu sinh lực. Anh là một người hành động chứ không phải một khán giả; một nhà tư tưởng chứ không chỉ là một người truyền đạo. Những tư tưởng đó rất cứng rắn, đột phá và đối với thế kỷ XXI của chúng ta, rất có tầm nhìn xa trông rộng.
Tôi đã từng gặp nhiều người, nổi tiếng và thành đạt, những người mà thế giới gọi là vĩ nhân. Nhưng tôi chưa bao giờ gặp một ai vĩ đại hơn Peter. Dường như anh đang kề bên khi tôi viết những dòng này. Tôi sẽ mãi luôn cảm thấy có anh bên cạnh. Tôi biết, dù cho tôi khóc thương vì sự ra đi của anh, nhưng tôi mong anh có thể ngậm cười và tự hào về tôi.
Suốt những năm về sau, sự ảnh hưởng của Peter vẫn thường trực như một lời nhắn nhủ, rằng cuộc đời cần có một mục đích sống. Trên phương diện chính trị, Peter là người cánh tả, nhưng tôn giáo được anh đặt lên hàng đầu. Vì thế, theo một cách nào đó, nó có tác dụng với tôi. Không phải anh ấy hay tôi, tách bạch hai điều này, mà cách bạn nhìn ra thế giới sẽ khác đi nếu tôn giáo được đặt lên hàng đầu. Tôn giáo bắt nguồn với những giá trị được sinh ra từ những niềm tin vào cái thiện của nhân loại. Chính trị bắt nguồn từ công cuộc khảo sát xã hội và những cách thức thay đổi nó. Tất nhiên chính trị cũng hướng về những giá trị chân chính và tôn giáo cũng hướng đến mong muốn thay đổi xã hội – nhưng từ một xuất phát điểm khác.
Đây là điểm sống động trong sự hiểu biết chính trị của tôi. Tôi coi việc tìm hiểu về con người là then chốt, còn chính trị chỉ đứng hàng thứ hai. Về sau, khi tôi đã chắc chắn rằng “bài toán tiến bộ” chính là sự phân tách không đủ rõ ràng giữa mục đích và phương tiện, phương pháp tiếp cận này − được Peter định hướng khá nhiều – chính là điều đã cho phép tôi tự do đi đến kết luận đó.
Geoff đã đưa cho tôi những quyển sách về chính trị. Peter đã đưa cho tôi những tác phẩm của triết gia John Macmurray, như Reason and Emotion and Conditions of Freedom (tạm dịch: Nguyên Nhân, Cảm Xúc và Điều Kiện của Tự Do). Tôi đã phát triển một lý thuyết về nền tảng của chủ nghĩa xã hội như là “cộng đồng” − tức là chúng ta bị ràng buộc với nhau bởi những trách nhiệm nào đó và chúng ta là những thực thể xã hội, không chỉ là những cá nhân tồn tại vì bản thân − điều này thúc đẩy tôi cố gắng tìm lại những chân giá trị của Công Đảng từ mớ bòng bong các ý thức hệ đã chồng chất lên chúng, làm ý nghĩa của chúng trở nên mờ nhạt. Với tôi, chân giá trị đó là chủ nghĩa xã hội (socialism), chứ không phải là một kiểu mô hình kinh tế cá biệt, được khởi nguồn từ một thời điểm cá biệt trong lịch sử.
Anh bạn người Ấn Độ của tôi là Anmol Vellani, một sinh viên cao học. Một ngày, khi đang ngồi trong phòng của mình ở tầng trệt trong khuôn viên Đại học St John’s, anh ấy đã cho tôi một cái nhìn toàn diện còn đọng lại mãi và có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới chương trình cải cách thành phần kinh tế Nhà nước của tôi những năm sau đó. Tôi vẫn hình dung ra được giờ phút ấy.
Anmol, có lẽ nhờ những trải nghiệm về đất nước Ấn Độ, mà cũng nhờ sự chín chắn về chính trị của mình, đã tranh luận với tôi về những ý tưởng tôi mới tiếp nhận được từ Geoff. Tôi đang thử nghiệm chúng với anh ấy, đưa qua đẩy lại, hy vọng hiểu rõ hơn về thứ ngôn ngữ mới mà tôi đang học nói. Chúng tôi nói về chủ nghĩa tư bản và Nhà nước. Tôi đã nhắc lại quan điểm rằng Nhà nước phải vượt qua quyền lợi của chủ nghĩa tư bản, một chủ nghĩa vốn chỉ quan tâm đến lợi nhuận − một câu phổ biến theo học thuyết Marx!
Anmol lắc đầu. “Mọi thứ không đơn giản như thế,” anh ấy nói. “Nhà nước cũng là một lợi ích được ban phát. Nó không có gì giống với lợi ích công, anh biết mà, ít nhất là trong thực tế.”
“Nhưng lẽ ra nó phải thế,” tôi kiên quyết.
“Lẽ ra phải thế và như thế là hai điều rất khác nhau, bạn của tôi ạ,” anh ấy trả lời, cười nhạo sự ngây thơ của tôi.
Người thứ tư là Olara Otunnu, một người Uganda. Anh ấy từng là Chủ tịch của Hội sinh viên Đại học Kampala và đã phải trốn khỏi Idi Amin. St John’s nhận anh ấy vào học. Anh là một diễn giả rất có năng khiếu, thực sự thông minh, rất dễ mến và có tư tưởng mới lạ khác thường. Tôi nghĩ anh ấy nhìn những sinh viên cánh tả hào hứng nói về chủ nghĩa Marx trong các hành lang đặc trưng ở Oxford với ánh mắt hàm chứa chút gì đó thích thú và cách xa. Chính trị với anh ấy là tất cả những gì liên quan đến sự phát triển, gánh nặng tham nhũng và sự đàn áp của chính quyền, sự phá hủy triển vọng của người dân. Anh ấy đã dạy tôi nhìn xa hơn những khuôn khổ của một cuộc tranh luận dành cho sinh viên phương Tây và nghĩ về một thế giới không tranh luận về “chủ nghĩa tư bản đối lập với chủ nghĩa xã hội”, mà chính trị là cuộc sống, hy vọng và sức khỏe đối lập với cái chết do những thảm cảnh của đói nghèo, của xung đột và bệnh tật.
Đó là một nhóm bạn không bình thường − rất đa dạng, trái với thông lệ, độc lập về tư tưởng − những người đã tác động tới tôi vào chính lúc tư duy của tôi đang được khai mở, còn đang vui vẻ và háo hức được học hỏi, đã hình thành nên cấu trúc tư duy của tôi trong những năm sau đó.
Khi đang trình bày những ý nghĩ của mình về Điều IV với Alastair ở Pháp, tôi thấy anh ta yêu thích sự thô sơ của nó và khi rời khỏi đó tôi có thể nhận thấy rõ ràng rằng tâm trí anh ta đang trăn trở tìm cách phổ biến nó. Trong suốt cuộc nói chuyện, tôi cũng phát hiện ra một điều mà trước đó tôi không dám khẳng định chắc chắn đó là anh ta rất liều lĩnh. Đây là người mà bạn có thể phải hãm lại thay vì đẩy về phía trước. Trong một thế giới bị thống trị bởi những người rụt rè, cảnh giác và quá tính toán chi li, tôi thích điều đó và thích anh ta. Anh ta và Peter Mandelson có thể đánh nhau (và Chúa ơi đôi khi đúng là họ đã lao vào nhau thật), nhưng nếu nhượng bộ để cộng tác thì họ có thể trở thành một thế lực chính trị ghê gớm nhất có thể. Peter có thể trườn vào lâu đài qua một đường hầm bí mật và bằng những động tác lanh lẹ, những nhát đâm sắc lẻm của thanh trường kiếm, mở đường đến căn phòng có ngai vàng. Trong khi đó, Alastair có thể là một khúc gỗ sồi rất lớn, phá tan cổng chính của lâu đài và dù là dầu hắc ín sôi hay cửa thép cũng không thể ngăn cản anh ta được. Nếu hai người họ đồng sức với nhau, trận chiến sẽ diễn ra vô cùng quyết liệt và chắc chắn họ sẽ giành chiến thắng, hơn nữa, chiến thắng một cách vẻ vang.
Trong những ngày đó, tôi đã chia đôi kỳ nghỉ giữa Pháp và Italia. Nửa kỳ nghỉ đầu tiên ở gần Toulouse và sau đó chúng tôi bắt tàu tới Marseilles để gặp Alastair, rồi từ đó đi tới giáp phía bắc của Liguria nơi cha mẹ của Tim Allan có một ngôi nhà trên đồi gần Crespiano. Đó là một trong những kỳ nghỉ thực sự thoải mái cuối cùng mà tôi được tận hưởng. Không người nào trong làng biết tôi là ai. Hồi đó, tôi không có bảo vệ, không có nhân viên an ninh, chỉ có chúng tôi như một gia đình đi cùng nhau. Hạnh phúc. Chúng tôi có thể tới nhà hàng trong làng nơi được ngồi cùng bàn thoải mái với tất cả những người khác. Thức ăn rất đơn giản như mì ống tự làm với nước sốt tuyệt hảo, bạn có thể đến và tham gia vào các lễ hội tháng Tám, tổ chức tại những làng quê cổ kính, nơi được bao quanh bởi một vẻ đẹp mộc mạc, độc đáo và đều có một màn tiêu khiển kèm với thức ăn địa phương được chế biến tinh tế, diễn ra trên một khu đất vuông.
Có lẽ đó là lần cuối cùng tôi có thể du lịch ra nước ngoài một cách bình thường (tôi vốn đã là một nhân vật được chú ý ở Anh) mà không ai nhận ra cả. Một đêm, chúng tôi đến thăm nhà hàng La Gavarina d’Oro tại ngôi làng Podenzana để nếm thử loại pizza địa phương đặc biệt có tên là panigacci, nhưng đã phải ra về vì có một nhầm lẫn trong việc đặt chỗ (do vốn tiếng Ý nghèo nàn của tôi) và không có bàn nào cho chúng tôi cả. Chúng tôi đành xếp hàng lại và đến đó sau hai đêm. Tôi không nghĩ điều đó sẽ còn xảy ra với tôi lần nào nữa trong đời.
Trong khi ở đó, tôi nhận được tin về cuộc bỏ phiếu trưng cầu gần nhất, cho thấy chúng tôi đã đạt tỷ lệ cao nhất trong tất cả các đảng chính trị từ trước đến nay và dẫn trước nhóm về thứ hai tới 30 điểm. Tôi cũng không nghĩ nhiều về nó, bởi những con số dẫn đầu đó có thể đến rồi đi, nhưng nó là một vật chỉ thị cho thấy cuộc bầu cử, trong đó tôi với tư cách lãnh đạo một chính đảng, đã được công chúng đón nhận khá tốt. Và điều đó có thể giúp tôi khi làm việc với nội bộ đảng. Tôi không có ảo tưởng nào. Nhiều người, thậm chí có thể là đa số, đã bỏ phiếu cho tôi không phải vì họ có chung tầm nhìn với tôi về đảng, mà vì họ nghĩ tôi là người thắng cuộc. Vào lúc này, chỉ thế là đủ. Tôi sẽ dùng công chúng để thay đổi đảng. Chỉ mãi về sau tôi mới hiểu ra rằng cách ngược lại khó khăn hơn rất nhiều.
Trong suốt kỳ nghỉ, tôi đã chiêm nghiệm về Điều IV và tư duy của tôi trở nên sắc bén hơn. Giờ đây, tôi biết đó phải là bước quan trọng đầu tiên. Khi trở về, tôi bắt đầu tham khảo những người tiền nhiệm thân tín. Những đối tác của tôi hoặc đã ở sẵn trong cuộc hoặc dễ dàng được thuyết phục. Anji và Peter tất nhiên rất hào hứng. Phillip ủng hộ nhưng cho rằng đó là một việc lớn và vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng, có sức công phá nặng nề nếu mắc sai lầm. Nhưng đội ngũ của tôi, những người cùng chung quan điểm với tôi, không bao giờ gây ra rắc rối.
Tôi nói chuyện với Gordon. Ông ta khuyên tôi “cho Prescott vào cuộc”. Đó là một lời khuyên hay, dù bản thân ông ta đưa ra lời khuyên một cách vô thưởng vô phạt, không chống đối, nhưng tôi nghĩ ông ta đã lảng tránh câu hỏi trực tiếp về việc liệu có cho đó là một ý hay không. Tuy nhiên, rõ ràng là ông ta không phản đối nó.
Tôi đã quyết định thay đổi Tổng Thư ký của Đảng, Larry Whitty. Đó là một vị trí chủ chốt cho bất kỳ cuộc đấu tranh nào trong đảng. Tôi thích Larry, nhưng quan điểm chính trị của chúng tôi khác nhau. Tôi đã bắt đầu nghĩ rằng Tom Sawyer sẽ là một lựa chọn lý tưởng: một người thuộc công đoàn, thông minh, trung thành, có tư duy hiện đại hóa và có tầm ảnh hưởng cũng như thẩm quyền đủ để giúp tôi giải quyết công việc. Hàng rào này cần phải nhảy qua bằng một cú phi nước đại và không nên có thêm hành lý thừa thãi kéo chúng tôi trở lại khi thực hiện cú nhảy.
John Prescott thực sự có tư duy rất phê phán, như Gordon đã nói. Tôi biết điều này cần phải được tiếp cận một cách thận trọng. Tôi đã gặp ông ta ở nhà mình, một cách khá thoải mái và an toàn. Ông ta không ngạc nhiên như tôi nghĩ. Nhưng vốn rất mưu mô và tỉnh táo với những vấn đề như vậy, John hiểu rằng tôi không chọn một chuyến đi dễ dàng và rằng tham vọng thay đổi đảng của tôi – không chỉ để thay đổi Chính phủ cầm quyền mà đây là sự thay đổi khuôn mẫu tư duy – là có thực và không thể ngăn cản nổi. Ngay từ đầu, ông ta đã nói: tôi sẽ tranh luận trên phương diện cá nhân mặc dù nếu ngài đã quyết định, thì tôi sẽ vẫn nghe theo; hay, nếu tôi phản đối, tôi sẽ đi, thay vì ở lại và phá hoại ngầm từ bên trong. Tất nhiên, đó không phải một lời hứa hỗ trợ vô điều kiện; nhưng đó là một lời hứa về sự trao đổi rất thẳng thắn, lời hứa rất quan trọng và như nó thể hiện ra, một lời hứa đã được tuân thủ nghiêm ngặt.
John đã nói rõ rằng mặc dù nghĩ dự án đó về tổng thể là không khôn ngoan, nhưng ông ta sẽ vẫn suy nghĩ và cân nhắc về nó. Ông ta có cả một đống câu hỏi – như thế nào vào lúc nào, thay thế bởi cái gì, do ai dự thảo, được ban hành theo cung cách nào – tôi trả lời được một vài trong số những câu hỏi này. Tôi đưa ông ta đến chỗ ít nhất cũng chấp nhận rằng cần phải có một cuộc tranh luận về việc đảng thực sự nên đại diện cho điều gì và rằng Điều IV là một điểm bắt đầu tốt. Ông ta ủng hộ việc trì hoãn để xem xét cách thức đưa vấn đề ra công chúng – sau cùng, chúng tôi cũng bỏ xa Đảng Bảo thủ – nhưng ngay chính thời điểm này, gần như vì chính lý do đó, tôi biết chúng tôi buộc phải hành động. Chúng tôi phải cho thấy ngay cả với việc dẫn đầu trong các cuộc bỏ phiếu thăm dò, chúng tôi cũng vẫn ở vị trí mạo hiểm vì chúng tôi biết sự dẫn đầu đó là có điều kiện. Vâng, công luận cho rằng họ thích cái vẻ ngoài của anh chàng này và nơi mà anh ta muốn đưa Công Đảng đi tới, nhưng giờ hãy chứng tỏ đi. Và sự dẫn đầu ấy sẽ tiêu tan rất nhanh nếu điều kiện mà công chúng kỳ vọng không được đáp ứng.
Cuối cùng, Hội nghị Đảng cũng diễn ra vào tháng Mười năm 1994. Khi đó, tâm trạng của công chúng vẫn rất mạnh mẽ, nhưng tôi chắc rằng vẫn còn lẩn khuất những hoài nghi lớn phía sau. Khi một đảng đã xác định được chỗ đứng theo một cách riêng không giống như những gì có trong suy nghĩ của công chúng, thì có những nghi ngờ cứ lảng vảng xung quanh, giống như mùi ẩm mốc trong một tòa nhà cũ cứ phảng phất đó đây. Bạn có thể dùng một chút nước xịt phòng, bạn có thể mở toang vài cánh cửa sổ và có thể kể vài câu chuyện cười khiến tinh thần của những người trong phòng phấn chấn hơn; nhưng thứ duy nhất có hiệu quả, suy cho cùng, là câu nói thẳng vào thực tế: chỗ này ẩm mốc, mùi khó chịu quá, chúng ta dọn dẹp và sửa sang một chút đi.
Tôi đánh giá rằng có ba loại Công Đảng: Công Đảng lỗi thời, loại không thể nào thắng cuộc; Công Đảng hiện đại hóa, loại có thể thắng và tiếp tục thắng, loại này là tham vọng của tôi ngay từ đầu; và Công Đảng chất phác, loại có thể thắng một lần, nhưng thực ra chỉ là chiến thắng dựa trên phản ứng của công chúng trước một Chính phủ bảo thủ không được ưa chuộng. Loại cuối cùng không thể tự mình giành chiến thắng rõ ràng, rộng khắp và chắc chắn và cũng không đủ khả năng để duy trì chiến thắng qua những giai đoạn khó khăn không thể tránh khỏi của Chính phủ. Câu chuyện ngụ ngôn yêu thích trong sách Phúc Âm của tôi kể về người gieo hạt, luôn là một ví dụ cho điều này: sự khác biệt giữa Công Đảng chất phác và Công Đảng hiện đại hóa là sự khác nhau giữa hạt giống điếc (được gieo ra nhưng không bao giờ nảy mầm) và hạt giống có thể cho thu hoạch gấp 30, 60, thậm chí 100 lần.
Để tiếp tục chiến thắng, chúng tôi cần thiết lập được một hạt nhân ý tưởng, thái độ và chính sách vững bền, mạnh mẽ; một bức tường chắn biển khiến những con sóng không thể lấn vào đất liền, có thể chào đón bạn bè và xua đuổi kẻ thù. Tôi biết để làm được như thế có nghĩa là chúng tôi phải đấu tranh với những tư tưởng cũ của đảng không phải trong một vài lúc mà là hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi, khi chúng cố tìm đường trở lại. Đầu hàng hay thỏa hiệp với chúng đều gây ra những hậu quả khôn lường, hơn thế, đó còn là dấu hiệu cho thấy ngôi nhà cũ vẫn chưa hề được “sửa sang”.
Tôi đã cố gắng nhìn nhận Công Đảng bằng con mắt của một người bình thường, phi chính trị. Tôi có nhiều người bạn không tham gia chính trường, những người cho rằng Đảng Bảo thủ đã già cỗi và nên được dẹp ra ngoài. Còn họ nghĩ gì về chúng tôi? Họ nghĩ chúng tôi bảo vệ người nghèo; người sa cơ lỡ vận; người của công đoàn; người bị kết án và người bị truất quyền sở hữu cá nhân. Họ nghĩ chúng tôi là những người có quan điểm cởi mở đối với trật tự kỷ cương và là những người yêu chuộng hòa bình khi giải quyết các vấn đề quốc phòng. Vấn đề là ở chỗ này: tất cả các tình cảm đó, xét riêng về mặt cảm xúc, là tốt và đáng kính – chúng lý giải tại sao tôi là đảng viên Công Đảng – nhưng chỉ về mặt cảm xúc mà thôi. Theo những cách hiểu thông thường và đầy đủ về vị thế của Công Đảng và những người mà Đảng đại diện, thì đảng không có cách nào để hình thành một liên minh đủ rộng, đủ sâu hay đủ phổ biến. Khi Công Đảng được hiểu như vậy, thì chúng tôi là một đảng chống đối, không phải là một đảng cầm quyền.
Hơn nữa, đó là cách tốt nhất để miêu tả thái độ đối với đảng. Trên thực tế, khi không được đặt đúng vị trí, những thái độ như vậy có thể trở nên phản tác dụng đối với đất nước: Lợi ích của công đoàn đặt trước lợi ích của công chúng, từ chối chấp nhận thay đổi khi cần thiết, yếu kém về luật pháp, kỷ cương và quốc phòng. Những thái độ này mang tính nền tảng nhưng chúng quá chất phác.
Tất nhiên, dưới thời Neil Kinnock và John Smith, chúng tôi cũng đã mở rộng hoạt động của đảng và làm cho đảng trở nên phổ biến, nhưng với tôi – và quan trọng hơn là với công chúng – những hoạt động đó giống như một cuộc đàm phán giữa hiện tại với quá khứ của chính chúng tôi. Chúng tôi nói chuyện đầy lạc quan nhưng vẫn có một chút do dự, chúng tôi tôn sùng những ngày xưa cũ và có hơi hướng phủ nhận một sự thực là ngày nay đảng đã tệ đến thế nào. Có một sự cẩn trọng trong phát ngôn của chúng tôi về những gì đảng đang làm và sự thiếu thuyết phục khi nói về những gì đảng sẽ làm trong tương lai.
Tôi muốn chúng tôi phải rõ ràng, phải có niềm tin sâu sắc, có sự đam mê và phải hoàn toàn dứt bỏ quá khứ, điều đó không có nghĩa chúng tôi không giữ lại những tín điều truyền thống với nền tảng cốt lõi – sự cam kết đối với công lý của xã hội – mà là những cách thức mới để phát triển những nền tảng mới cần thiết cho một thế giới hiện đại. Ngay từ rất sớm, tôi đã quyết tâm trở thành kiến trúc sư của một điều gì đó mang tính cách mạng, thay đổi và không thể phủ nhận. Tôi đã bảo vệ kế hoạch thay đổi Điều IV rất kiên quyết. Vào cuối tuần trước khi bắt đầu Hội nghị Đảng, tôi đã bắt đầu những buổi tham vấn với các nhân vật trọng yếu khác.
Jack Straw, người đã viết một cuốn pamfơlê về đề tài này, đã rất mừng rỡ. Neil Kinnock cũng vậy. Robin Cook nghĩ rằng điều đó thật điên rồ vì nó sẽ chia rẽ đảng và cảnh báo rằng nó sẽ đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của tôi. Margaret Beckett nhướng mày suy nghĩ. Donald Dewar nói, “Chuyện này sẽ hay đây” theo cái cách hài hước đậm vẻ Donald. George Robertson, luôn thức thời, đã ủng hộ nó. Nhìn chung, các ý kiến đều không thống nhất và dè dặt. Tôi đã nói chuyện với Gordon vài lần nhưng luôn cẩn thận không để lộ ra cách thức tuyên bố kế hoạch này. Tôi lo rằng sự thiếu tin tưởng đã hiển hiện, như một cái bóng chắn giữa hai chúng tôi.
Tôi muốn tuyên bố kế hoạch này ngay khi kết thúc bài thuyết trình tại hội nghị và tôi quyết định đề cập trực diện đến vấn đề: “Điều IV sắp bị loại bỏ.” Không phải bởi tôi không dám nói ra điều đó bên ngoài hội trường thay vì tuyên bố ở trong hội trường để khơi lên những phản ứng trái ngược, gây ảnh hưởng đến toàn bộ hội nghị. Tôi định nói rằng chúng tôi cần phải xác định mục đích và giá trị của mình trong một thế giới hiện đại và một cuộc tranh luận sẽ sớm bắt đầu (điều này động đến quan điểm của John Prescott về sự cần thiết của một cuộc thảo luận hợp lý). Sau đó, chúng tôi sẽ đợi cho hiệu ứng của lời tuyên bố này lắng dần xuống. Đó chỉ là một chiến thuật, nhưng những cuộc tham vấn của tôi cho thấy chúng tôi thực sự cần nó.
Tới cuối ngày thứ Bảy, chúng tôi có cuộc tranh luận gay gắt sau cùng về khẩu hiệu cho kế hoạch và cách dùng cụm từ “Công Đảng mới”. Alastair đã phát minh ra câu “Công Đảng Mới, Nước Anh Mới”. Anh ta nói rằng chúng tôi nên dựng băng rôn nội dung khẩu hiệu đó lên trước hội trường trong thời gian hội nghị. Khi nhìn lại, đáng lẽ chúng tôi nên làm thế, nhưng vào lúc đó đã có một cuộc tranh luận nảy lửa. Có lúc còn đề cập đến một sự thỏa hiệp, thay vì dùng “Công Đảng mới” thì hãy dùng “Công Đảng mới”, tức là không viết hoa chữ M. Sự thỏa hiện xuất phát từ ý kiến cho rằng Công Đảng mới với chữ M viết hoa giống như đặt tên lại cho đảng. Một người của tôi cảnh báo rằng việc đặt tên lại đó có thể sẽ xuất hiện phản ứng nguy hiểm. Ngay cả Peter cũng lo lắng. Cuối cùng, tôi quyết định vẫn dùng chữ M lớn. Thực sự sẽ có những phản đối, tuy nhiên có thể kiểm soát được. Những diễn biến này cho thấy kế hoạch thay đổi Điều IV có sức ảnh hướng khá lớn, một dấu hiệu cho thấy đây không phải là một hành động tân trang nhỏ nhặt mà là một cuộc cách mạng toàn diện.
Khi chuẩn bị kết thúc bài diễn thuyết của mình, tôi đã nói về nhu cầu thiết lập lại mục đích và giá trị của đảng trong hiến chương (như George Robertson đã nhận xét, toàn bộ hội trường im lặng, cho đến khi sự im lặng đó bị phá vỡ bởi âm thanh của những đồng xu rơi xuống) và rõ ràng, chúng tôi đang mạo hiểm bước vào một cuộc chiến nội bộ đảng trên diện rộng, cuộc chiến này đòi hỏi một sự lãnh đạo hoàn toàn khác biệt. Việc này quả thực rất khó khăn.
Để nhấn mạnh tình thế khó khăn sắp đến, ngày hôm sau dưới sự thúc bách của các công đoàn, đảng đã ban hành một nghị quyết nhằm xác nhận lại Điều IV một lần nữa. Mỉa mai thay, nó lại có tác dụng cho thấy đây không phải vài cú đấm diễn kịch trước máy quay mà là một cuộc chiến thực thụ, với những kẻ thù thực sự và sự đau đớn thực sự. Tuy nhiên, nó cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi buộc phải chiến thắng trong cuộc chiến đó nếu không cũng có nghĩa đã tự đặt dấu chấm hết cho mình.
Tôi cũng biết rõ rằng nếu cải cách bị phản đối, tôi sẽ thất bại. Khi thế giới đang tiến vào thế kỷ XXI, 5 năm sau sự sụp đổ của bức tường Berlin và thậm chí với việc Trung Quốc Cộng sản đề cao nền kinh tế “thị trường xã hội chủ nghĩa”, mà Công Đảng Anh vẫn muốn tuyên bố rằng nó tin tưởng vào sự sở hữu của Nhà nước đối với “tư liệu sản xuất, phân phối và trao đổi”, thì chẳng khác nào đảng không nghiêm túc. Lập trường đó có thể khơi mào cho tất cả những nỗi sợ hãi tệ hại nhất của công chúng.
Tất nhiên, những người phản đối nhanh chóng chuyển sang đặt câu hỏi: Tại sao lại có mâu thuẫn nội bộ? Điều này đặt phe đối lập vào một cơ sở mang tính chiến thuật, ở tầm thấp hơn. Tôi đã vặn lại rằng: mâu thuẫn nội bộ nảy sinh vì các anh phản đối cải cách. Hoặc là các anh nhất trí với nghị quyết hiện thời, nếu không hãy chấp nhận thay đổi.
Cuộc tranh luận kéo dài suốt sáu tháng. John Prescott rốt cuộc đã nhập cuộc và điều này giúp ổn định phần lớn phe truyền thống trong đảng. Hội nghị Scotland – có thể để cho tế nhị – đã thông qua một nghị quyết ủng hộ cải cách, chiến thắng lớn lao thực sự đầu tiên trong đảng, thiết lập lằn ranh cho những đảng viên khác nương theo. Nếu chúng tôi có thể giành chiến thắng ở khu vực trung tâm của đảng, thì ở Scotland lối suy nghĩ truyền thống vẫn chiếm ưu thế và là nơi chúng tôi có thể vấp phải sự phản kháng của tầng lớp trung lưu, thì chúng tôi sẽ có thể chiến thắng ở hầu hết các nơi, thậm chí cả trong các công đoàn. Những người phản đối rất cố gắng gây huyên náo và xáo trộn, nhưng đã bị giảm bớt vây cánh bởi sự hỗ trợ cải cách ồ ạt từ phía công chúng – những người không theo dõi chi tiết nhưng như tôi suy đoán, họ biết rằng điều đó thực sự liên quan đến việc liệu Công Đảng cũ có thay đổi hay không.
Bản dự thảo thực tế là sản phẩm của sự hợp tác không bình thường giữa tôi, Derry và Peter Hyman và những lời bình luận, cố vấn và gợi ý của một số người khác. Bản thảo ban đầu được hoàn thành, lưu giữ riêng ở Inverness trong gia đình một người bạn cũ của tôi, Mairi Stuart, ngay trước Hội nghị Scotland. Những trau chuốt cuối cùng được thực hiện trong nhà của chúng tôi ở Islington, tôi ngồi trong phòng ngủ với Peter Hyman, trong khi dưới tầng một, con gái tôi, Kathryn đang tổ chức tiệc sinh nhật. Vì vậy tôi đã di chuyển qua lại giữa các ván chơi đuổi bắt và việc viết lại nền dân chủ xã hội của nước Anh.
Câu chữ thực sự rất quan trọng, cả đối với đảng cũng như công chúng. Với đảng, chúng phải thực sự thuyết phục. Với công chúng, từ ngữ phải chân thành. Chúng phải thể hiện một ý tưởng rõ ràng và mạnh mẽ nhằm tiến vào thế giới hiện đại.
Vì thế, chúng tôi giữ nguyên cụm từ “chủ nghĩa xã hội dân chủ” ở ngay đầu, nhưng tiếp theo đó là một diễn đạt đầy đủ về các giá trị, theo đó, loại bỏ bất cứ mối liên hệ nào giữa những giá trị đó với Nhà nước trong tư cách một lực lượng kinh tế chủ yếu:
Đảng Lao động là một đảng xã hội dân chủ. Nó tin rằng bằng sức mạnh từ sự nỗ lực chung của mỗi chúng ta, thành quả đạt được sẽ lớn gấp nhiều lần so với nỗ lực cá nhân, điều đó mang lại cho mỗi chúng ta những phương tiện để thúc đẩy tiềm năng thực sự của bản thân và cả cộng đồng, trong đó quyền lực, của cải và cơ hội nằm trong tay của số đông, nơi quyền lợi đi liền với trách nhiệm, nơi chúng ta sống trong tự do, đoàn kết, bao dung và tôn trọng lẫn nhau.
Bằng một cảm nhận kỳ lạ, công chúng đã xếp hạng kết quả lãnh đạo của tôi: đánh giá tốt nhất là tôi kiểm soát được một đảng có quan điểm đồng nhất với mình; tệ nhất là tôi không kiểm soát được một đảng có quan điểm bất đồng với mình; kết quả chấp nhận được là đảng được chuẩn bị sẵn để đồng hành cùng tôi. Cuối cùng, chúng tôi đã được đánh giá ở đâu đó giữa tốt nhất và chấp nhận được. Mặc dù, ban đầu chỉ là một nhóm nhỏ những người có cùng quan điểm, nhưng dần dần chúng tôi đã thu hút được một lượng lớn người ủng hộ. Một thế hệ những người ủng hộ mới trẻ tuổi tin tưởng vào công cuộc cải cách. Họ là những người tin tưởng thực sự và là niềm hy vọng duy nhất cho tương lai của đảng.
Cuộc chiến xung quanh Điều IV ít nhiều đã tạo bối cảnh cho phong cách và nội dung lãnh đạo trong nhiều năm cho tới năm 1997. Chúng tôi vẫn chưa hình thành được một tập hợp chính sách hoàn chỉnh. Chúng tôi lại càng chưa sẵn sàng cho một Chính phủ mà lẽ ra chúng tôi đã phải chuẩn bị sẵn sau 18 năm ở phe Đối lập, mặc dù thực sự là nguy hiểm nếu thiết lập một chính sách cụ thể khi chúng tôi vẫn trong vai trò phe Đối lập, nơi không thể có được kinh nghiệm và kiến thức chuyên gia vẫn sẵn có bên Chính phủ. Chúng tôi còn chưa biết làm sao để có thể vượt qua nhiều chướng ngại, chia rẽ, những khó khăn bất tận còn lẩn khuất khi bước chân vào một lãnh địa hoàn toàn mới. Mặt khác, la bàn của chúng tôi đã được đặt theo một hướng cố định và cách thức cũng như thái độ tiếp cận các thách thức của chúng tôi cũng đã rõ ràng. Công Đảng mới không chỉ là một khẩu hiệu. Đó là quan điểm khi đối mặt với thực tế của chúng tôi. Cách tiếp cận thực tế đó sẽ giúp chúng tôi khi bước vào công cuộc thử nghiệm trong hai năm tới, cho phép chúng tôi phát triển chính sách cứng rắn và đưa ra những quyết định mạnh mẽ hơn.
Đôi khi các cuộc thử nghiệm thường kéo theo những sự vụ bất ngờ. Vào tháng Một năm 1995, chúng tôi đã phải bác bỏ bất cứ gợi ý nào về việc đánh thuế các trường tư thục. Thực ra, trường học là một chủ đề gây tranh cãi thường xuyên xuất hiện vào những ngày đầu khi tôi cố gắng gạt bỏ những thành kiến cũ về đảng (dù tôi nghĩ có thể gọi chúng là niềm tin). Trớ trêu thay, do Harriet Harman tách khỏi nhóm những người ủng hộ tôi nên vấn đề liên quan đến cô ấy đã thực sự gây bức xúc vào tháng Một năm 1996.
Khi tôi chọn cách gửi chính các con mình tới trường Oratory − một trường công của nhà thờ Thiên Chúa hoạt động bằng nguồn tài trợ – tôi nhận ra đó là khoảnh khắc khá khó khăn cho tôi. Alastair và tôi đã tranh cãi rất nhiều về điều này vì Alastair và Fiona, vợ anh ấy, một người tham gia vận động chiến dịch cho các trường phổ thông hỗn hợp, đã cực lực phản đối. Nhưng tôi quyết tâm không làm lũ trẻ thất vọng. Tôi đề cao sự giáo dục dành cho bọn trẻ. Để bọn trẻ theo học ở một trường công tồi hoặc trung bình sẽ là một hành động vô trách nhiệm tồi tệ của chúng tôi, trong khi theo các quy định về nhập học tại các trường Thiên Chúa giáo, chúng tôi hoàn toàn có thể chọn cho con mình một trường tốt. Vì vậy, tôi đã nói với Alastair: Anh và Fiona hỗ trợ trường cấp hai của các con anh và hãy thay đổi các quy định về nó; tôi thì không có lựa chọn đó. Ngoài ra, chúng tôi luôn cảm thấy áp lực với suy nghĩ rằng lẽ ra chúng tôi phải chọn các trường cấp hai ở Islington cho con mình (chúng đã từng học tiểu học ở đó) vì đó là nơi chúng tôi sống. Rõ ràng, khi cuộc bầu cử diễn ra thì chúng tôi rất có thể sẽ sống ở Westminster và với hiện trạng các trường học ở Islington lúc bấy giờ, chúng tôi cố gắng tránh việc xin học ở đó bằng mọi cách.
Tuy nhiên, tình thế của chúng tôi chẳng nhằm nhò gì khi Harriet, đã từng gửi một đứa con đến Oratory, quyết định gửi đứa còn lại tới một trường phổ thông dự bị. Thực sự có vấn đề gì đó cần được làm sáng tỏ. Toàn bộ chương trình của Công Đảng từ những năm 1960 đã yêu cầu bãi bỏ mọi hình thức chọn lọc giáo dục và ủng hộ hình thức trường học hỗn hợp, không tuyển chọn. Các trường phổ thông dự bị không nhận được thiện cảm trong đảng. Vì thế, quyết định của Harriet đã gây chấn động.
Alastair muốn gửi đi một bức thư kịch liệt phản đối quyết định của Harriet. Bruce Grocott, Thư ký riêng của tôi, đã vô cùng kinh ngạc. Ngay cả những người thân cận, gần gũi nhất trong văn phòng của tôi cũng nghĩ đó là điều không thể bào chữa được. Chỉ có Cherie là bênh vực Harriet, vì cô ấy luôn đặt gia đình lên hàng đầu. Khi tin tức này rò rỉ ra ngoài, công luận trong Đảng đã rất xôn xao – bởi thực tế Harriet là một thành viên của Nội các Đối lập (Shadow Cabinet). Major đã gây khó khăn cho tôi về điều này trong các phiên điều trần, cuối cùng chúng tôi đã sơ hở để ông ta có thể xoáy một mũi dao vào đó.
Alastair, như từ trước đến nay, vẫn phát biểu trước tiên bất kể ý kiến cá nhân của anh là gì và quan điểm của anh đã được truyền đạt một cách rất dứt khoát. Quan điểm của tôi rất rõ ràng: Đó là lựa chọn của cô ấy với tư cách của một bậc phụ huynh. Trong vấn đề này, tôi thuộc về phe thiểu số. Báo chí đã “đánh hơi” được vấn đề. Người ta nói với tôi rằng quyền lãnh đạo của tôi đang nằm bên bờ vực. Không ai có thể hiểu tại sao tôi lại cảm thấy cần phải bảo vệ Harriet quyết liệt đến thế.
Lúc đầu, chính tôi cũng không hiểu tại sao, nhưng khi nhớ lại những tổn thương của mình trong buổi chất vấn Thủ tướng và chiêm nghiệm lại, tôi đã hiểu tại sao bản năng của tôi lúc đó lại mạnh mẽ đến thế: dù thành viên Công Đảng hiểu tại sao Harriet có thể phải từ chức vì việc này, nhưng công chúng thì không. Một nữ chính trị gia nào đó quyết định gửi con tới trường phổ thông dự bị. Cô ấy nghĩ nó mang lại cơ hội giáo dục tốt nhất cho con mình. Đảng của cô ấy bắt cô ấy từ chức. Bạn nghĩ sao? Bạn nghĩ việc đó khá cực đoan, không được tử tế lắm, hơi đáng lo ngại một chút và đó là điều vẫn đang làm tôi lo lắng về các thành viên của đảng? Trước khi chúng ta biết được mình đang ở đâu, chúng ta thực sự đã đánh mất cơ hội được nghe những ý kiến trung lập đúng đắn.
Tôi quyết định đi xa hơn. Tôi đến Công Đảng Nghị viện một ngày sau phiên chất vấn Thủ tướng hôm thứ Ba và biện hộ nhiệt tình cho Harriet. Tôi cũng đã học được một bài học lớn: Tranh cãi rồi cũng qua đi. Vâng, mọi chuyện thật tồi tệ trong một khoảng thời gian nào đó và tại Westminster mọi thứ đều có vẻ căng thẳng đến tột độ, nhưng thực tế thì thế giới vẫn quay và những tin tức mới cũng vẫn liên tục xuất hiện.
Chúng tôi tiếp tục xây dựng định hướng chính sách xuyên suốt một loạt các vấn đề. Tháng Năm năm 1995, chúng tôi đã có những cuộc thảo luận nội bộ đầu tiên về sự độc lập của Ngân hàng Trung ương Anh. Tôi khẳng định chắc chắn đó là điều chúng tôi phải làm. Đó cũng là một phần trong những phân tích lớn hơn về các ngành kinh tế, các công đoàn, dịch vụ hành chính công và chính sách phúc lợi mà tôi muốn phát triển, đây là những phân tích chuẩn bị cho những chính sách đặc trưng cho Công Đảng mới và thậm chí nếu chúng tôi chỉ có thể giải quyết một số vấn đề nhất định, thì cách giải quyết đó cũng cần phải rõ ràng.
Một phần câu chuyện liên quan đến thái độ, tiếp đến là chính sách và cuối cùng là tái thiết một liên kết khác giữa đảng và nhân dân. Quan điểm của Đảng đã rõ: Không nhượng bộ về những vấn đề thiết yếu và phải làm cho Công Đảng mới thành một phần không thể thiếu trên chính trường; còn về chính sách: Không chỉ là phác ra những chi tiết rõ ràng mà còn phải chỉ ra được những nguyên lý về vị trí của chính sách trong đảng; về liên kết giữa đảng và nhân dân: Thúc đẩy các đảng viên hành động như những người dân bình thường, từ đó “nhân dân hóa” các đảng viên Công Đảng.
Tất cả những chuyện này đến nay thật nực cười, nhưng khi đó thì không. Chúng tôi đã tách biệt khỏi người “thường”. Trong vài thập kỷ, thậm chí trước cả thời kỳ 18 năm liên tục đóng vai trò phe Đối lập, Công Đảng vẫn giống một giáo phái hơn là một đảng. Nếu muốn phát triển trong đảng, bạn phải nói ngôn ngữ của đảng và hoạt động đúng đường hướng. Mọi việc tiếp diễn lâu đến nỗi trở thành tự nhiên với các đảng viên. Ngay cả tôi cũng phải học cách thực hiện điều đó – chẳng hay tí nào, nhưng nếu không làm từng bước, chúng tôi có thể sẽ chẳng đi đến đâu.
Đảng Dân chủ Xã hội SDP được thành lập chủ yếu vì các lý do chính sách, nhưng những lý do đó cũng che đậy sự khác biệt về văn hóa giữa họ và Công Đảng truyền thống. Tôi nhớ vào năm 1981, đã xem Tuyên bố Limehouse của “Nhóm Đệ Tứ” – Roy Jenkins, Shirley Williams, David Owen và Bill Rodgers qua truyền hình – trong đó họ trình bày về ý định rời khỏi Công Đảng. Tuyên bố đó tất nhiên rất quan trọng, nhưng điều kích thích tôi là tấm ảnh chụp cuộc họp. Trên bàn của họ có một chai rượu. Bạn có thể nghĩ điều này thật lố bịch, nhưng tôi nhớ đã từng rất choáng váng khi thấy họ tự cho phép mình được chụp ảnh với một chai vang đỏ và rồi còn choáng váng hơn nữa trước phản ứng sốc của chính mình. Chẳng phải tôi cũng đang có một chai rượu trên bàn sao? Nhiều người khác cũng vậy? Nhưng lúc đó thành viên Công Đảng hẳn đã thất kinh trước một bức ảnh như thế. Bia thì có thể, rượu thì không.
Theo một cách nào đó, đã tồn tại một sự chia cắt về văn hóa cũng như chính trị giữa đảng và nhân dân. Thanh niên bình thường được ra ngoài vào tối thứ Bảy, uống vài ly và tiệc tùng. Đảng viên trẻ của Công Đảng thì ngồi và nói chuyện nghiêm túc về những thiếu sót của chính quyền Đảng Bảo thủ và sự suy giảm trường kỳ không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản. Tôi muốn chúng tôi kết nối lại với nhân dân về mặt văn hóa. Tôi muốn chúng tôi tiếp thu những điểm tốt của Công Đảng trong những năm 1970 và 1980 – thái độ tiến bộ đúng mực như công bằng dành cho phụ nữ, người đồng tính, người da đen và người châu Á – và biến đảng viên thành những người bình thường, để họ hòa mình vào những chuẩn mực thông thường của đời sống và ra khỏi những khuôn mẫu ngột ngạt của sự đúng đắn chính trị. Vì thế, một người phụ nữ có thể vừa là một phụ nữ bình thường lại vừa là một chính trị gia. Cô ấy không cần phải hành xử hay cố gồng mình tỏ vẻ cứng cỏi. Cảm giác đó của chính chúng ta với tư cách là những cá nhân mang một thông điệp chính trị rất quan trọng.
Vấn đề cơ bản của Công Đảng giai đoạn hậu chiến tranh là đảng đã đánh mất mối liên hệ với mục đích cơ bản của chính mình. Mục đích đó là luôn hướng về từng con người cụ thể. Một Nhà nước mạnh hơn, tổ chức công đoàn, hoạt động xã hội, sức mạnh tập thể − tất cả những điều này đều là phương tiện để đạt được mục đích cuối cùng: giúp đỡ mỗi cá nhân tận dụng được cơ hội, cho phép anh ta/cô ta vượt qua những hạn chế bị áp đặt bởi nghèo đói, nền giáo dục kém chất lượng, sức khỏe không đảm bảo, chế độ nhà ở và phúc lợi. Tất cả đều là cơ hội nhưng không phải trên nghĩa rộng mà rất cụ thể: cơ hội cho bạn, với tư cách một cá nhân. Đây là những gì được phản chiếu và lưu giữ từ đâu đó thẳm sâu trong bản chất con người: ước vọng được tự do, được trở nên tốt đẹp nhất trong khả năng cho phép của bạn.
Vấn đề của tất cả các đảng tiến bộ cho tới những năm 1960 là thế hệ đầu tiên của những người được giúp đỡ theo cách như vậy giờ đã trưởng thành. Vì thế, trên con đường đi tìm kiếm các cơ hội, họ không cần thêm sự giúp đỡ của Nhà nước; họ muốn tự mình lựa chọn, tự do kiếm tiền và tiêu tiền. Họ phá vỡ nền tảng phân chia giai cấp thuần túy. Họ bắt đầu phẫn nộ với những người ăn bám dựa trên đồng tiền thuế của họ. Trên hết, họ muốn một mối quan hệ mới với Nhà nước: như là cộng sự hoặc công dân, không phải người được hưởng lợi ích hay là khách hàng của Nhà nước. Khu vực kinh tế tư nhân, được điều khiển bởi thị trường, chuyển dịch nhanh chóng dưới những áp lực xã hội như vậy. Khu vực kinh tế Nhà nước thì bị mắc kẹt. Chính vì vậy mà vào cuối những năm 1970, Thatcher và Reagan mới có thể thúc đẩy những cải cách quy mô lớn.
Với tôi, Công Đảng mới là tất cả những hiểu biết về quá trình tiến hóa xã hội này. Đó hoàn toàn không phải là việc thay đổi những giá trị cơ bản hay mục đích chính trị tiến bộ của đảng; trái lại, chúng được đúc rút từ di sản cứng đờ của thứ chính trị và văn hóa giáo điều không những hoàn toàn che lấp những giá trị và mục đích đó, mà còn làm hoen ố chúng.
Tất cả những thay đổi này dường như đều bắt nguồn từ thay đổi Điều IV, thay đổi chính sách và tuyên ngôn của đảng và đó cũng chính là một phần quan trọng của việc xác định một hướng đi mới. Tôi muốn các đảng viên Công Đảng có nhiều tham vọng và tâm huyết hơn và không cảm thấy đáng trách về việc thay đổi Điều IV hay lo lắng về việc thay đổi chính sách hay tuyên ngôn của đảng. Chúng ta đều là những người bình thường. Chúng ta nên được động viên và khích lệ bởi triển vọng trở thành những tác nhân làm thay đổi chính trị. Chúng ta nên cố gắng giành lấy hạnh phúc và sự toại nguyện cả trong công việc mà mình lựa chọn, trong cuộc sống cá nhân, trong sự thưởng ngoạn văn hóa và nghệ thuật.
Tôi cũng biết điều này nghe thật kỳ quặc, nhưng quay lại thời điểm cuối những năm 1980 có một nhóm nhạc rock tên là Red Wedge, do Paul Weller và Billy Bragg đứng dầu, đã phát động một chiến dịch tranh cử cho chúng tôi. Thật tuyệt. Nhưng tôi nhớ đã nói sau một trong số các buổi biểu diễn của họ − nhân tiện đây, tôi cũng muốn nói Billy Bragg là một người về sau tôi mới quen và thực sự yêu mến – rằng: “Chúng ta cần hướng tới những thính giả và người hâm mộ ban nhạc Duran Duran và Madonna”. Tôi cảm thấy, trong nghệ thuật và văn hóa, chúng ta nên đại diện cho tất cả các xu hướng, đi tiên phong trong loại hình nghệ thuật đại chúng mà cử tri của chúng ta có thể xem hoặc nghe.
Vì vậy, theo một nghĩa nhất định, với tôi, chính trị bắt đầu với sự tái kết nối về mặt con người – một kết nối cực kỳ nền tảng – giữa đảng và nhân dân. Cuối năm 1996, Alastair, người rất thông hiểu vấn đề này, đã thuyết phục tôi xuất hiện ở buổi biểu diễn của Des O’Connor. Vào lúc đó, đây là điều rất bất thường đối với một chính trị gia. Tôi đã lo lắng kinh khủng. Tôi phải chuẩn bị vài bài phát biểu và chuẩn bị tinh thần. Buổi biểu diễn chắc chắn sẽ khác một trời một vực so với các phiên chất vấn hay một bài diễn văn trong các hội nghị Đảng. Tôi không phải chứng tỏ “sự thích hợp của bản thân với vai trò lãnh đạo” khi nói về chính sách kinh tế xã hội hay đối ngoại, mà tôi phải chứng tỏ rằng mình là người bình thường và có thể nói một cách bình thường về những điều mọi người hay tán gẫu. Việc làm này thực sự mạo hiểm và tôi e là mình có thể đã biến đời Alastair thành địa ngục khi đưa ra gợi ý tham gia, nhưng nó đã có tác dụng. Tuy nhiên, thật đáng kinh ngạc, là từ đó trở đi, những người tuyệt đối thờ ơ với chính trị vẫn cảm thấy tôi gần gũi với họ.
Điều này có nghĩa là chúng tôi đã kết nối được trở lại với đời sống thông thường của nhân dân và sự tách biệt đáng sợ về văn hóa giữa đảng và nhân dân của những năm 1970 và 1980 đã được điều chỉnh. Nhân dân đã trở lại trong tâm điểm chú ý của chúng tôi và chúng tôi đã sẵn sàng lắng nghe họ. Tuy vậy – và điều này cũng rất quan trọng − sự tái kết nối này mới chỉ là khởi đầu. Đôi khi, các chính trị gia mắc sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng: Thế là đủ, tôi đã làm được rồi, họ thích tôi. Nếu bạn suy nghĩ như vậy có nghĩa là bạn đang đánh giá thấp người khác. Việc làm đó chỉ thực sự là những bước đầu tiên không hơn.
Sau đó người dân muốn các câu trả lời. Nếu bạn thuộc phe Đối lập, người dân sẽ không mong bạn biết tất cả. Họ sẽ không hỏi bạn một lô các chi tiết mà chỉ muốn biết bạn đang đứng ở đâu − họ hỏi bạn về chi tiêu và thuế, về trật tự kỷ cương, về quốc phòng, về châu Âu, về các dịch vụ công. Hai điều này là tối quan trọng cho một người ở phe Đối lập: Diễn đạt đơn giản và mạch lạc. Khi nói là diễn đạt đơn giản, ý tôi không phải là hời hợt mà là rõ ràng và dễ hiểu.
Ví dụ, người dân sẽ hỏi rằng ông có ủng hộ đường lối nghiêm ngặt về trật tự kỷ cương hay không? Ông có ủng hộ tuyệt đối cuộc chiến ở Afghanistan không? Ông có ủng hộ việc cải cách hay giữ nguyên hiện trạng các dịch vụ công hiện nay không? Chúng ta cần chi tiêu ít hơn, nhiều hơn hay chi tiêu như hiện nay cho các dịch vụ công? Ông có ủng hộ việc cắt giảm thuế không và nếu có, cho đối tượng nào? Ông ủng họ mô hình Nhà nước lớn, nhỏ, hay mô hình khác?
Các chính trị gia, không tin cậy vào việc đưa ra lập trường trong các hoàn cảnh như vậy và không thích cách làm này, bởi theo những ràng buộc từ nội bộ đảng mà họ là thành viên, các câu trả lời của họ sẽ bị giới hạn trong một phạm vi đã định và bản năng của họ là trả lời theo cách ai hiểu gì cũng đúng. Họ quyết tâm kéo tất cả mọi người về phe mình, còn tôi không theo đuổi điều đó một cách quyết liệt và đôi khi, nhờ thế tôi đã thành công hơn.
Tuy nhiên, bạn phải có khả năng trả lời những câu hỏi này một cách đầy đủ và rõ ràng. Những câu trả lời này có thể dựa trên năng lực nắm chắc vấn đề hay sự khéo léo “thoái thác” của bạn, nhưng chúng phải dễ hiểu, bởi chúng định nghĩa con người bạn trong mắt công chúng. Chúng định hình nhân cách chính trị chứ không chỉ cá tính của bạn. Thực tế này đòi hỏi bạn phải suy nghĩ, phân tích chi tiết và vững vàng về kiến thức. Chính trị là một lĩnh vực đòi hỏi nhiều trí tuệ hơn người ta nghĩ. Bạn có thể cho rằng: Chà, nếu chỉ đơn giản là có câu trả lời, thì mình chẳng cần phải quá chi tiết.Thật là một suy nghĩ sai lầm! Sự đơn giản không được sinh ra từ những phân tích hời hợt mà là sản phẩm đã được tinh chế.
Chính trong giai đoạn lâu dài ở phe Đối lập, khi hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng bạn đều phải có điều gì đó mới hay thú vị, mà công việc tôi đã làm với Gordon và một loạt các nhà chuyên gia về chính sách khác đã có kết quả. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đã nung nấu, đã lặp đi lặp lại để có thể hiểu rõ và làm sáng tỏ những chính sách của đảng trong mỗi lĩnh vực. Vậy là chúng tôi cần tăng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ công. Nhưng chi thêm bao nhiêu cho việc đó? Tăng trưởng bao nhiêu? Nâng thuế bao nhiêu? Chúng tôi có chống lại việc cắt giảm thuế hay ủng hộ một số hình thức cắt giảm nào đó? Và điều đó ảnh hưởng thế nào đến mức tiêu dùng? Đầu tư trước, sau đó giảm thuế? Hay bạn có thể làm cả hai, sau đó là phân bổ lại đầu tư, phân bổ lại thuế? Nếu phân bố lại, thì làm theo cách gì? Theo tỷ lệ cao hơn, hay theo những cách khác kín đáo hơn?
Tôi không nhớ chúng tôi đã nghiên cứu những vấn đề này bao nhiêu lần, để đến năm 1994, khi công việc trở lên bận rộn hơn và các mối quan hệ càng ngày càng căng thẳng hơn, thì chúng tôi đã có sẵn định hướng. Bài diễn văn trúng cử đã được thảo sẵn với nội dung: Tăng trưởng là chìa khóa, đầu tư chứ không giảm thuế; phân bổ lại thuế, nhưng thận trọng và không động đến thuế thu nhập; giữ giới trung lưu ở vị trí hợp lý, nhưng khi tăng trưởng và tái phân bổ thuế cho phép, sẽ tập trung vào hỗ trợ những người nghèo nhất; sau đó, dần dần cân bằng giữa cắt giảm thuế và tiêu dùng.
Tương tự vấn đề phúc lợi, từ năm 1995 đến 1996, chúng tôi soạn thảo một chương trình về việc làm và kết thúc bằng một nội dung gọi là “Thỏa Thuận Mới” (New Deal) cho người thất nghiệp. Cụm từ này là của Gordon, mượn lại từ chương trình cải cách kinh tế trong những năm 1930 của Tổng Thống Mỹ Franklin D. Roosevelt. Ông ấy luôn nghĩ ra những điều như vậy. Chúng tôi đã đặt ra một loại thuế đánh lên những công ty cung cấp hàng hóa công cộngđược tư hữu hóa để có chi phí tài trợ cho chương trình này (thông thường khi ở vị trí độc quyền, các công ty đó đem lại lợi nhuận bội thu). Gordon rất hào hứng với loại thuế này, nhưng tôi thì hơi băn khoăn, lo ngại ý kiến xa lánh của giới kinh doanh. Vào đầu tháng Một năm 1997, tôi đã có cuộc nói chuyện với ông ấy về điều này, chủ yếu vì cố vấn của ông ấy, Ed Balls, đã đi quá xa khi trình bày về loại thuế này. Cuối cùng, chúng tôi cũng đã đã đi đến một thỏa thuận không được như ý ông ấy, nhưng khá ổn.
Tuy nhiên, khó khăn thực sự lại nằm ở chính chương trình Thỏa Thuận Mới mà Gordon và tôi chia sẻ cùng quan điểm: cùng với các cơ hội việc làm cho người thất nghiệp, chúng tôi đòi hỏi trách nhiệm của họ − tức là một hình thức phúc lợi hiện đại chứ không phải phúc lợi theo cách cũ. Đây chính là điều căn bản khiến nhiều thành viên của đảng lo ngại. Các vị lãnh đạo công đoàn và những người khác (bao gồm Robin Cook) phản đối kịch liệt, họ buộc tội chúng tôi đã đặt ra một loại trợ cấp việc làm, mặc dù các nhận định của Robin chủ yếu nhằm vào Nội các Đối lập và Gordon (người mà ông ta có mối thù hận bắt nguồn sâu xa từ lịch sử chính trị Scotland những năm 70). Chúng tôi đã bảo vệ được lập trường của mình trước mọi phản đối.
Nhưng đây mới là vấn đề: Mỗi quyết định – để có một sắc thuế, áp lên các công ty cung cấp hàng hóa công cộng được tư hữu hóa nhằm có tiền tài trợ cho một loại chương trình việc làm mới – đều được sinh ra từ một hệ thống quan điểm thận trọng về sự quan hệ lẫn nhau giữa mức thuế, hoạt động kinh doanh và phúc lợi xã hội. Chúng tôi đã suy nghĩ cẩn trọng để có thể đi đến những chính sách không những rõ ràng mà còn chặt chẽ. Quan điểm về phúc lợi không mâu thuẫn với quan điểm về kinh doanh. Chúng tôi có thể đã nâng mức thuế áp lên giới kinh doanh để tài trợ cho một chương trình về việc làm mới, điều này có thể gây bất lợi cho giới kinh doanh. Chúng tôi có thể đã đánh một mức thuế cao lên tài sản được tư hữu hóa và đề xuất một chương trình việc làm lỗi thời, theo kiểu truyền thống, nhưng điều đó có thể mâu thuẫn với thông điệp của chúng tôi về phúc lợi – được hiểu là sự cộng tác giữa Nhà nước và mỗi cá nhân chứ không phải là một sự bố thí của Nhà nước cho cá nhân đó. Thay vào đó, chúng tôi đã cân nhắc cẩn thận để chính sách cân bằng, nhất quán với lập trường và thông điệp của Công Đảng mới. Theo đó, chính sách này đã có tầm ảnh hưởng rộng rãi. Giới kinh doanh không hài lòng về mức lợi nhuận sụt giảm của các công ty cung cấp hàng hóa công cộng, trong khi người dân muốn được hỗ trợ để giảm nạn thất nghiệp nhưng lại nghĩ những người thất nghiệp có nhiệm vụ phải tự giúp chính mình.
Tôi bị ám ảnh với suy nghĩ rằng Chính phủ lần này của Công Đảng cần phải khác so với trước đây, Chính phủ của chúng tôi phải có khả năng cầm quyền trong một thời gian dài, như các Chính phủ Đảng Bảo thủ đã cầm quyền thành thói quen vậy. Để đạt được điều này, sẽ không có chỗ cho những thỏa hiệp về những điểm thiết yếu. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng tôi không thỏa hiệp. Chúng tôi có làm điều đó. Vào năm 1995, tôi đã đứng lên bảo vệ quan điểm hệ thống xe lửa thuộc sở hữu công. Tôi không bao giờ tin tưởng vào hình thức tư hữu hóa đặc biệt này của Đảng Bảo thủ và cảm thấy nó có thể dẫn tới một hệ thống xe lửa khổng lồ, phức tạp và thiếu cạnh tranh; nhưng mặt khác, tôi cũng không muốn tốn tiền để tái quốc hữu hóa nó. Về vấn đề NHS (National Health Service – Cơ quan Y tế Quốc gia) và trường học, chúng tôi cũng có những thỏa hiệp, đôi khi nhiều hơn mức tôi mong muốn. Tuy nhiên, đối với những vấn đề có tính chất nguyên tắc của Công Đảng mới – cơ sở xã hội của đảng, con tim, linh hồn chính trị của đảng, nếu bạn muốn gọi như vậy – thì không có bất kỳ một sự thỏa hiệp nào cả. Thường thì điều này ít đặt ra vấn đề theo nghĩa những gì chúng tôi nên làm thay vì những gì chúng tôi không nên làm. Nhưng đó là điều rất tự nhiên đối với phe Đối lập và trong bất kỳ trường hợp nào, nó cũng tạo ra một không gian chính trị đúng đắn cho những điều tôi quyết tâm triển khai, nếu sau này tôi trở thành Thủ tướng.
Cuối cùng, chính sách của chúng tôi là: không quay lại những luật lệ cũ về công đoàn; không tái quốc hữu hóa những công ty cung cấp hàng hóa công cộng đã được tư nhân hóa; không nâng tỷ lệ thuế tối đa; không theo chủ nghĩa đơn phương; không bãi bỏ các trường phổ thông dự bị (Grammar Schools). Và một vài chỉ dẫn rõ ràng cho chính sách tương lai: Quan điểm cứng rắn về các hành vi chống lại xã hội; tăng đầu tư và cải cách dịch vụ công; thân cận với châu Âu và Mỹ; tạo thêm cơ hội và tăng thêm trách nhiệm đối với những người nhận phúc lợi; khích lệ hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; khuyến khích sự đối xử công bằng giữa doanh nghiệp và người lao động (nhân viên có thể có thêm các quyền cá nhân, nhưng không phải quyền tập thể).
Tại mọi thời điểm trong giai đoạn này (khi các quyết định được đưa ra một cách nhanh chóng và sôi nổi), tôi đã nhất trí sẽ chiến đấu và rời bỏ đảng nếu thua. Đảng cần phải biết rằng tôi không tán dóc. Nếu họ không thích Công Đảng mới, họ có thể tìm một ai đó khác. Cả nước biết rằng nếu trở thành Thủ tướng, thì tôi sẽ “thuộc về đảng” nhưng cũng có thể rời khỏi đảng.
Đôi khi – cũng có sự phê bình kín đáo của Gordon Brown – rằng dường như tôi cố tình gây kích động trong đảng. Thành thực mà nói thì không phải vậy, nhưng tôi sẽ không chiều theo ý đám đông. Tôi sẽ nói cùng một ngôn ngữ với đảng và đất nước. Khi làm thế, tôi sẽ khích lệ những người hiểu biết và có tư tưởng hiện đại trong đảng bước ra. Các nhà lãnh đạo đảng có tầm ảnh hưởng mang tính cộng hưởng với những trợ thủ của họ. Luôn diễn ra một quá trình nhân bản tinh tế từ nhà lãnh đạo sang các trợ thủ và ngược lại, các trợ thủ cũng sẽ tiếp thêm sức mạnh cho nhà lãnh đạo.
Các bài phát biểu của tôi khi đó có nội dung hoàn toàn khác so với các bài phát biểu trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, nhưng về giọng điệu thì không hề thay đổi. Hiểu biết của chúng tôi về ý nghĩa của quá trình hiện đại hóa đã thay đổi dựa trên kinh nghiệm cầm quyền, nhưng ý chí và quyết tâm hiện đại hóa vẫn chưa bao giờ phai nhạt. Tất nhiên, điểm tiếp theo cần lưu ý là tất cả những điều này đều được sinh ra từ niềm tin. Tôi tin chắc rằng nền chính trị của thế kỷ XX đang đi đến hồi kết, không chỉ về thời gian mà cả về bản chất. Những lối phân biệt tả/hữu cũ vẫn còn, nhưng cần phải được chỉnh sửa, tái sinh và định nghĩa lại.
Vậy là: Từ một niềm tin cơ bản – phục hồi những giá trị của Công Đảng từ cách nhìn truyền thống, giáo điều không còn hợp thời và kết nối đảng với thế giới hiện đại; một loạt các định hướng chính sách đậm chất trí tuệ được xây dựng từ những giá trị đó và được đưa vào thực tiễn dưới ánh sáng của tư tưởng hiện đại; và cuối cùng là một hệ thống quan điểm hoặc quyết định dựa trên những chính sách đã đưa ra, thể hiện cụ thể những định hướng và niềm tin cơ bản trước đó. Sự cam kết vẫn còn nhưng phương thức thi hành đã thay đổi một cách đáng kể. Các hoạt động của Nhà nước và xã hội là phương tiện để giúp đỡ mỗi cá nhân, chứ không phải để phân biệt đối xử với họ. Mục tiêu là để mỗi cá nhân thực hiện được tiềm năng và tham vọng của mình; vai trò của chúng tôi là thúc đẩy điều đó xảy ra, chứ không phải là kiểm soát nó, chúng tôi không hạn chế các tham vọng hay mục đích cần đạt được của mỗi cá nhân mà phải ra mở ra mọi khả năng phát triển cho tất cả mọi người. “Cho nhiều người chứ không phải một vài người”, như nội dung của Điều IV mới đã ghi nhận.
Mỗi bước tiến, mỗi lời tuyên bố, mỗi cuộc phỏng vấn đều nhằm mục đích phục vụ cho chương trình hành động chặt chẽ đó. Sự chặt chẽ của chương trình là một yếu tố không thể thiếu. Hãy lấy Đảng Bảo thủ ngày nay làm ví dụ. Họ muốn đưa ra một thông điệp về hiện đại hóa. Và tới một mức độ nào đó, họ đã sử dụng cẩm nang của Công Đảng mới. Họ thay đổi quan điểm về người đồng tính, về đầu tư cho các dịch vụ công, về tầm quan trọng của đoàn thể. Họ đã quẳng đi lối nói hoa mỹ cũ theo kiểu Thatcher, nhưng hạt giống vẫn không thể nảy mầm. Vì vậy, khi nghĩ rằng hạt giống đã nằm trong túi mình, họ liền thư giãn. Đột nhiên, những người hoài nghi châu Âu (Eurosceptics) thoát khỏi vòng kiểm soát rồi tràn vào chính trường và Đảng Bảo thủ đã thể hiện kém hơn mong đợi trong kỳ bỏ phiếu năm 2010. Giờ đây, tất nhiên, liên minh giữa những người hoài nghi châu Âu đã rút lui và điều này thật tốt cho cỗ máy lãnh đạo của Đảng Bảo thủ. Tại sao chủ nghĩa hoài nghi châu Âu lại là một sai lầm đối với một Đảng Bảo thủ đang cố gắng hiện đại hóa?. Mới thoạt nhìn bạn có thể nghĩ: không, thế cũng tốt − rốt cuộc, các cuộc bỏ phiếu cho thấy người Anh đang ở đâu. Nhưng đó là một sai lầm bởi vì nó ngay lập tức phá hỏng sự chặt chẽ của thông điệp hiện đại hóa. Với một lớp khán giả từ 25 đến 45 tuổi, châu Âu là một thực tế – một nhất thể hóa về chính trị, kinh tế – và chúng ta phải sống với điều đó. (Bạn thích hay không lại là vấn đề khác.) Hãy nhẹ nhàng để những người bài châu Âu với ánh mắt dữ dội bắt đầu nói về sự nhất thể hóa trong cảm xúc giận dữ rằng người dân, theo bản năng, đã không còn tin tưởng nữa và trong nháy mắt, sự nghi ngờ bắt đầu bao quanh Đảng Bảo thủ và nhà lãnh đạo đảng. Ngoài ra, bất kỳ một biến động nhỏ nào của nền kinh tế và sự thiếu chặt chẽ trong chính sách cũng bắt đầu gây lo ngại cho chính những cử tri mà bạn cần phải làm an lòng. Vì vậy, theo một nghĩa nào đó, động thái cuối cùng hướng tới quá trình hiện đại hóa, mà phần nhỏ là một quyết định có thể chấm dứt với một chiến thắng bầu cử mang tính thuyết phục và phần lớn là sản phẩm của một cuộc bầu cử mà kết quả không mang tính thuyết phục. Dù thế, giờ đây họ có một cơ hội khởi động nó và thực hiện điều đó trong vai trò Chính phủ, việc mà họ đã không làm được trọn vẹn khi đóng vai trò phe Đối lập.
Từ năm 1995 đến năm 1997, thậm chí ngay sau khi sửa Điều IV, tôi luôn có cảm giác yên tâm. Khi tỷ lệ dẫn đầu trong các cuộc bỏ phiếu gia tăng, tôi càng yên tâm hơn. Các thành viên của Nội các Đối lập thường nói: thôi nào, đủ rồi, chúng ta đã bỏ xa đối thủ hàng kilômét. Mỗi lần họ nói vậy, tôi lại thấy vô cùng hồi hộp và quyết tâm không dừng xu hướng hiện đại hóa dù chỉ một phút nào. Việc kết nối đảng trở lại với hiện thực đạt kết quả rất tuyệt vời và cải cách chính sách cũng có kết quả tốt, nhưng trên tất cả, người dân cần phải biết rằng khi được giao cho quyền lực, tôi phải giữ nguyên vẻ ngoài hiện đại hóa đó. Các đối thủ có thể sẽ nói: đó chỉ là một mánh PR thông minh. Ngày qua ngày, với các yếu tố nền tảng mà đảng đang xây dựng, tôi có thể chứng minh họ đã nhầm bằng hàng loạt những hoạt nhằm động hiện đại hóa đất nước.
Vào tháng Sáu năm 1995, chúng tôi đã có cảm giác bị xúc phạm khi chấp nhận lời mời, được biên tập viên tờ Times lúc đó, Peter Stothard truyền tải, tới dự cuộc họp báo do tập đoàn truyền thông News Corp của Rupert Murdoch tổ chức ở đảo Hayman, Australia vào tháng tới. Lại một lần nữa, người sở hữu tờ báo quyền lực nhất đất nước, tờ báo mà các ấn bản đến nay vẫn đầy hiềm khích với Công Đảng, đã mời chúng tôi đến hang cọp. Bạn sẽ tham gia chứ?

Chúng tôi giữ bí mật về lời mời và ý định tham dự của tôi. Bruce Grocott đáng thương đã rất hoảng hốt. Anh ta đã và vẫn là một anh chàng tuyệt vời – thực sự chân thành, khiêm tốn và tuyệt đối tận tụy với Công Đảng. Thực tế, anh ta là thành viên tốt nhất của Công Đảng truyền thống. Anh ta đã từng được Mo Mowlam gợi ý cho vị trí thư ký riêng của tôi. Đó là một chọn lựa tuyệt vời. (Hai người kế nhiệm Bruce cũng tuyệt vời không kém, David Hanson và Keith Hill. David là một chuyên gia ngoại giao tài giỏi, được cả những người tuyệt đối bất đồng với tôi tôn trọng và ông cũng là một chính trị gia rất giỏi nắm bắt thời cuộc. Keith là một nhà hoạt động hóm hỉnh, đáng yêu và thực sự rất cứng rắn, người che giấu sự cứng rắn đằng sau vẻ hóm hỉnh của mình; nhưng nó luôn xuất hiện khi cần. Trò đùa ấn tượng của Keith, điều làm tôi thấy thú vị hơn sau khi đã rời nhiệm sở, là xuất hiện và đón tôi tới phiên chất vấn Thủ tướng vào đúng 11 giờ 57 phút, mở tung cửa và nói như một anh mõ làng: “Thủ tướng, một dân tộc đầy biết ơn đang đợi ngài.”) Một lợi ích khổng lồ là tôi luôn biết điều Đảng đang nghĩ bằng cách liên hệ đến những gì Bruce nghĩ. Tất cả những cuộc thay đổi 180 độ đều gây chấn động tới anh ta. Anh ta từng ngồi đó khi tôi giải thích thay đổi mới nhất của mình với hệ thống thần học và nghi lễ của đảng, mắt anh ta đảo quanh và có thể sẽ lắc đầu hoặc đôi khi cười và nói: Không, thôi nào, lần này chắc hẳn ngài đang đùa.
Cuộc hành trình dài cho phép tôi chỉnh sửa bài thuyết trình của mình cẩn thận hơn. Đó phải là một bài thuyết trình không nhằm thỏa mãn những mong muốn ngắn hạn. Bài thuyết trình có phần nói về sự gần gũi với châu Âu, những cam kết cải thiện nạn nghèo đói và môi trường, nhưng cũng là một bản trình bày tường tận về Công Đảng mới mang tính nguyên tắc chứ không đơn giản chỉ là để đảng có khả năng thắng trong cuộc bầu cử. Paul Keating, Thủ tướng Australia lúc đó, đã đi cùng chúng tôi và là một người đồng hành tuyệt vời với hàng loạt những lời khuyên rất ý nghĩa, được đưa ra theo cung cách độc đáo, đậm chất Keating. (“Đừng bao giờ nâng thuế thu nhập, anh bạn,” ông ấy từng nói với tôi. “Hãy lấy nó từ họ bằng bất cứ cách nào, nhưng nếu nâng trực tiếp thì họ sẽ xé xác anh ra đấy.”) Ông ấy nghĩ Rupert là một tên khốn, nhưng có thể thương lượng được.
Tôi thấy Rupert là một người khó hiểu và càng hiểu ông ta, tôi càng nghĩ thế. Cuối cùng, tôi dần thực sự tôn trọng và thậm chí còn yêu mến ông ta. Ông ta rất cứng rắn, điều này không còn nghi ngờ gì. Ông ta theo cánh hữu. Tôi không chia sẻ hay thích thái độ của ông ta với châu Âu, chính sách xã hội hay với những vấn đề như quyền lợi cho người đồng tính, nhưng có hai điểm: Ông ta là một “người ngoài lề” và ông ta dám nghĩ dám làm. Hiểu được cái gọi là “người ngoài lề” là rất quan trọng để hiểu được ông ta. Ông ta vừa có quyền lực ảnh hưởng sâu rộng và ở nhiều điểm, là người chống đối giới quyền uy. Ông ta có thể ngưỡng mộ Thatcher, nhưng không phải là người toàn tâm toàn ý theo Đảng Bảo thủ. Những thứ này khiến tôi càng có thêm nhiều điều để suy nghĩ.
Chúng tôi tới Sydney sau các phiên chất vấn Thủ tướng vào thứ Năm và qua đêm ở tòa nhà Kirribilli, nơi ở dành cho Thủ tướng ở gần cầu cảng, sau đó cùng Paul bay tới Đảo Hayman vào Chủ nhật, trình bày bài phát biểu vào ngày hôm sau và rời đi một giờ sau đó. Chúng tôi trở về London vừa kịp giờ để phát biểu cùng Chris Smith, Quốc vụ khanh Di sản phe Đối lập (Shadow Heritage Secretary), về cuộc cách mạng công nghệ vào sáng thứ Ba và sau đó tham gia phiên chất vấn Thủ tướng vào buổi chiều.
Bài diễn thuyết ở đảo Hayman diễn ra suôn sẻ. Tôi thấy các ủy viên Ban Quản trị News Corp đều thán phục (và một chút sợ hãi) Rupert. Khi ông ta giới thiệu tôi bằng những lời hoa mỹ, họ đều hoan nghênh và tôi cảm thấy chúng tôi đã có một cơ hội chiến thắng với sự ủng hộ của tờ Sun.
Nội bộ đảng vừa ngạc nhiên vừa kích động trước toàn bộ sức mạnh của việc này. Thực sự, lúc đó chúng tôi di chuyển với tốc độ chóng mặt. Những sự kiện liên tiếp đã khiến họ ngạt thở và dù có một số phê bình khá mạnh mẽ, nhưng số đông trong đảng vẫn thích thực tế là chúng tôi đang chặn trước, làm lệch hướng và thậm chí láu cá hơn Đảng Bảo thủ. Sau nhiều năm cam chịu thân phận của kẻ lép vế, họ rất thích tỏ ra đôi chút huênh hoang của kẻ đứng đầu.
Vào khoảng giữa năm 1995, tôi bắt đầu xây dựng bộ khung về cách tiếp cận chính sách của Công Đảng trong một loạt bài báo. Giờ đây khi nhìn lại, tôi thấy thú vị ở chỗ mặc dù những chính sách thực tế bị thay đổi đáng kể theo sự trải nghiệm của Chính phủ, nhưng những triết lý cơ bản thì vẫn còn nguyên vẹn. Vào tháng Sáu, tôi viết trong một bài báo đăng trên tạp chí Times như sau:
Sự thật là giờ đây toàn bộ cử tri đã coi Công Đảng là một đảng của số đông có óc xét đoán. Chúng tôi đã thay đổi. Chúng tôi thừa nhận các thay đổi. Nhưng không đơn giản là rũ bỏ quá khứ mà thay vào đó là công bố một thông điệp tích cực hướng tới tương lai. Điều IV mới là biểu tượng hữu hình của sự thay đổi đó nhưng không phải là biểu tượng duy nhất. Chúng tôi cũng đã thay đổi cách thức lập chính sách. Chính sách giáo dục được triển khai tuần trước không được đưa ra nhằm làm hài lòng Hiệp hội Giáo viên Quốc gia. Nó được thiết kế để đáp ứng những lo ngại của các bậc phụ huynh. Chính sách sức khỏe mà chúng tôi triển khai ngày hôm qua dựa trên sự tư vấn của các chuyên gia thuộc các cơ quan chuyên nghiệp và các chuyên gia khác trong NHS (National Health Service – Sở Y tế Quốc gia). Nhưng điều quan trọng hơn cả là trong tâm trí chúng tôi, ở mọi lúc mọi nơi, chính là người bệnh.
Chúng tôi liên tục hoạt động trên cả hai lĩnh vực. Một lĩnh vực liên quan đến thiên tài tranh cử của Alastair, Peter và nhóm chính trị. Họ đang gây dựng Công Đảng mới, đồng thời cũng đang tấn công rất mạnh mẽ vào Đảng Bảo thủ, tận dụng sự chia rẽ trong nội bộ Đảng Bảo thủ, nhấn mạnh vào điểm yếu của Đảng Bảo thủ, sử dụng một chiến thuật tấn công hỗn hợp đầy sức công phá bao gồm phê bình, nhạo báng và khoa trương, kích động. Tất cả đều được thực hiện một cách hài hước, hiệu quả và chuyên nghiệp. Vì vậy, chúng tôi đã vượt qua những cuộc bầu cử phụ mà giờ đây chúng tôi thường xuyên giành chiến thắng từ Đảng Bảo thủ, thậm chí ở cả những nơi ít ngờ đến nhất. Giờ đây, Công Đảng như một cỗ máy gần giống như đội Manchester United khi đang ở phong độ đỉnh cao: hứng khởi để xem, vô song trước kẻ địch và bất khả chiến bại. Chiến thắng này còn được bổ sung bởi sự chú ý sâu sắc tới nhu cầu đưa ra quan điểm về chính sách mang tính tập trung, đáng tin cậy và chặt chẽ, sao cho sự khác biệt với Đảng Bảo thủ không dẫn đến các điểm yếu của Công Đảng và để thông điệp chủ yếu – Công Đảng đã thay đổi thực sự, không phải vì những tính toán cho bầu cử – có thể được củng cố.
Hầu hết các bài báo về lập trường của chúng tôi đều được đích thân tôi viết, nội dung của chúng được đúc rút từ việc thảo luận chính sách chi tiết với David Miliband, Michael Barber, Jonathan và một số người khác. Với những việc gây ra nhiều phản đối và bất bình trong nội bộ đảng, tôi quyết định thừa nhận rằng mình ủng hộ các thay đổi mà Margaret Thatcher đã thực hiện. Tôi biết độ tín nhiệm của toàn bộ dự án Công Đảng mới phụ thuộc vào việc thừa nhận rằng hầu hết những điều bà Thatcher mong muốn làm vào những năm 1980 là không tránh khỏi, chúng là kết quả của những thay đổi về xã hội và kinh tế chứ không phải của ý thức hệ. Nhưng cách bà tiến hành công việc phần lớn dựa vào ý thức hệ, nhưng điều đó không làm thay đổi sự thực cơ bản rằng: nước Anh cần các cải cách công nghiệp và kinh tế dưới thời Thatcher. Điều này ngay lập tức mở rộng tầm mắt của những người ủng hộ Đảng Bảo thủ trong giai đoạn đó – không phải vì họ bảo thủ theo bản năng và cảm xúc, mà vì Công Đảng xem ra đã quá cổ hủ và xa vời các nguyện vọng cá nhân. Chính sách kinh tế của chúng tôi nghiêng quá nhiều về chủ nghĩa tập thể; còn chính sách xã hội của chúng tôi lại được sinh ra từ sự đúng đắn về chính trị.
Trong một bài báo khác cho tờ Times vào tháng Bảy năm 1995, tôi đã giải thích tại sao Công Đảng cần là một đảng thúc đẩy trật tự xã hội, an ninh nội địa, chủ nghĩa quốc tế và tự do thương mại toàn cầu:
Cách duy nhất để tái lập trật tự xã hội và sự ổn định là dựa vào những giá trị bền vững, được cả xã hội chia sẻ, được khắc sâu trong từng cá nhân và gia đình. Điều này không hề là sự sa đà vào chủ nghĩa chuyên quyền hay nỗ lực nhằm áp đặt trạng thái đạo đức cá nhân phản tiến bộ. Trên thực tế, nó liên quan đến công bằng và bình đẳng. Những người mạnh mẽ và có quyền lực có thể tự bảo vệ mình. Những người thua cuộc chủ yếu là do sự thiếu vắng của các luật lệ bảo vệ kẻ yếu và dễ bị tổn thương. Những vết thương đầu tiên sau sự sụp đổ của xã hội thường xảy ra với người nghèo và yếm thế. Đó là lý do tại sao cánh tả nên giải quyết vấn đề này một cách nghiêm túc…
Nòng cốt của cánh tả nên là những người thực sự có năng lực của thế kỷ XXI. Những người Bảo thủ đang có nguy cơ đi theo chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi và thiển cận. Không có tương lai nào cho những điều này trong một thế giới liên tục đổi thay. Tôi không nói rằng những giá trị mà Đảng Bảo thủ đề cao không có tầm ảnh hưởng rộng rãi. Nhưng đó không phải là chính trị nghiêm túc.
Chính phủ của Công Đảng mà tôi hy vọng được cầm quyền sẽ có tư tưởng tiến bộ, theo chủ nghĩa quốc tế và quyết tâm thúc đẩy thương mại tự do và cởi mở, chứ không phải chủ nghĩa quốc gia lạc hậu và sai lầm.
Đó là một đảng cánh tả được trẻ hóa và tái sinh, ra đời nhằm đáp ứng và tạo dựng một thế giới mới của những thay đổi. Nếu đảng có thể thoát khỏi những ràng buộc từ quá khứ, học hỏi từ lịch sử chứ không sống mãi trong đó, thì đảng sẽ được trang bị tốt nhất về mặt trí tuệ và triết học để sẵn sàng đón chào thế kỷ mới. Chính vì mục đích thực hiện điều này mà Công Đảng mới sẽ phải tiếp tục thay đổi.
Tôi thực sự lo lắng rằng Đảng Bảo thủ sẽ thay đổi ý nghĩa chính trị của họ, thay đổi lãnh đạo và trẻ hóa đảng. Ý tôi không phải là John Major kém. Tuy nhiên, ông ta chỉ đơn thuần cố gắng nắm giữ một đảng đang bị phân hóa sâu sắc trước vấn đề châu Âu, kéo sát tấm da để che giấu vết nứt, thay vì thực hiện phẫu thuật và chữa bệnh triệt để. Vào năm 1995, ông ta đột nhiên quyết định tổ chức một cuộc bầu cử để giành quyền lãnh đạo và buộc các đối thủ của mình lộ diện. Đó là một chiến thuật khá thông minh và đã làm tôi lo lắng. John Redwood đã bước lên phía trước, với sự ủng hộ của giới báo chí bảo thủ có tư tưởng hoài nghi châu Âu. “Redwood chống lại Deadwood”, như tờ Mail đặt tên.
Nhưng sau đó, may mắn thay cho tôi, Major đã lặp lại chính những sai lầm của Công Đảng vào những năm 1980: Ông ta ủng hộ sự thống nhất một cách cứng nhắc tư tưởng trong toàn đảng thay vì chấp nhận sự khác biệt về tư tưởng có thể nảy sinh từ một bộ phận trong đảng. Vì thế, chiến thuật cứng rắn đã không được củng cố bởi một chiến lược bền vững. Redwood bị đánh bại. Michael Heseltine, người lẽ ra có thể lãnh đạo Đảng Bảo thủ, vẫn đứng ngoài cuộc.
Kỳ lạ thay sức mạnh của lời kêu gọi lòng trung thành từ một nhà lãnh đạo. Bạn phải rất cảnh giác với nó. Khi là Thủ tướng và trong những ngày đen tối khi tôi phải chịu khá nhiều công kích từ người của Gordon, những người thân tín của tôi đôi khi cũng phàn nàn rằng người của ông ta không trung thành. Tôi thường xuyên trả lời rằng họ được giao nhiệm vụ thách thức tôi, đặt ra một lựa chọn cho tôi và nói rằng tôi nên chọn nó. Điều họ không nên làm là ngầm phá hoại tôi. Nếu sự phê phán của họ là đúng đắn, sự thách thức của họ sẽ vượt khỏi lòng trung thành đối với cá nhân và phục vụ một cái đích lớn hơn: bản thân đảng và mục đích của đảng. Đó là lý do khiến tôi không bao giờ gặp rắc rối với người của Gordon – những người muốn tôi bỏ cuộc, miễn là tôi nhận thấy những gì họ làm phục vụ cho một mục đích cao cả hơn, thay vì điều họ muốn là Gordon ngồi vào vị trí lãnh đạo thay tôi. Và với một số người trong số họ, thù địch với Công Đảng mới, tôi cũng cư xử như vậy. Những người này không thể chấp nhận rút lui, họ từ chối thách thức đang chờ phía trước, họ đang mòn mỏi đi. Đó chính là biểu hiện của sự bất trung vì họ đang làm đảng suy yếu, chứ họ không thay đổi hay định hướng lại đảng.
Vì thế tôi từng nói: Tôi không ngại cái mà người ta gọi là tư tưởng bất trung, tôi chỉ ngại rằng họ muốn Công Đảng quay lại con đường đã dẫn đảng đến thất bại trong bầu cử. Major lẽ ra đã có thể sử dụng sức mạnh của sự cạnh tranh để khẳng định quyền lãnh đạo. Thay vào đó, cuộc chiến rất hỗn loạn và bộc lộ sự thật rằng Đảng Bảo thủ bất đồng sâu sắc về đường hướng cơ bản của họ.
Vào tháng Một năm 1996, chúng tôi ban hành tài liệu “Đảng cầm quyền”, một động thái tưởng như vô thưởng vô phạt về quản lý đảng, nhưng cuối cùng lại thực sự là một thay đổi vô cùng quan trọng trong cách đảng phát triển chính sách. Khi đọc lại các tài liệu về các chính quyền Công Đảng trước kia, tôi đã chú ý đến mối quan hệ giữa đảng và Chính phủ. Khi đảng được yêu cầu sử dụng quyền lực thực sự, lập tức xuất hiện sự căng thẳng giữa những nhà hoạt động trong Đảng và các bộ trưởng trong Chính phủ, theo đó hai bên luôn kết thúc bằng việc chia rẽ nhau sâu sắc hơn. Đảng muốn “chủ nghĩa xã hội đích thực” mà các nhà hoạt động rất tôn thờ; mà Chính phủ lại tập trung vào người dân. Chính phủ chuyển động với một vận tốc đáng kể nhằm tồn tại trong những vùng văn hóa chính trị tách biệt nhau. Kết quả là tạo ra sự thất vọng tăng dần trong Chính phủ về Đảng và điều này nhanh chóng được thể hiện trước công chúng.
Tệ hại nhất là sự thất vọng này sau đó được thể hiện rất rõ trong cấu trúc Đảng, đáng chú ý nhất là trong NEC (National Executive Committee – Ban Chấp hành Trung ương đảng) và Hội nghị Đảng. NEC trở thành đơn vị thẩm tra đạo đức của Chính phủ; Hội nghị Đảng – thành thời điểm tập trung những chia rẽ và đấu tranh cho các nghị quyết – thường yêu cầu Chính phủ làm những việc gần như tự sát khi đến kỳ bầu cử. Bản tài liệu “Đảng cầm quyền” đã thay đổi cách thức làm việc để đảm bảo các nghị quyết được đề xuất không chỉ đơn giản bằng cách vẽ ra một đường hướng, mà thay vào đó, nghị quyết được phát triển từ một quá trình được kiểm soát bao gồm những tranh cãi và thảo luận lâu dài trong các nhóm hoạch định chính sách; và quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương (NEC) đã được rút bớt một cách dứt khoát. Chúng tôi phải đưa các công đoàn vào cuộc để thúc đẩy cải cách và chính ở đây Tom Sawyer đã tỏ ra vô giá với tư cách một cựu thành viên công đoàn. Với một chút do dự và phản đối, đảng đã thừa nhận các thay đổi tại cuộc họp năm 1996. Những thay đổi này đã giữ một vai trò vô cùng quan trọng khi Chính phủ trải qua giai đoạn khó khăn.
Không điều nào dưới đây thể hiện rằng chúng tôi đã miễn dịch với những công kích ngầm và nói xấu sau lưng thường thấy trong đảng. Vài lần trong năm 1996, tôi phải khuyến cáo Nội các Đối lập đề phòng việc rò rỉ thông tin, dừng việc đấu đá lẫn nhau và đấu đá với những người Bảo Thủ. Đồng thời, tôi luôn cố gắng cảnh giác và ngăn chặn các cuộc tấn công từ phía cánh tả cho rằng chúng tôi đã nới lỏng các nguyên tắc của mình trong cuộc cạnh tranh giành quyền lực. Tôi quyết định thừa nhận những cáo buộc về sự xa rời các nguyên tắc trước cả khi có ai lên tiếng về việc đó. Tôi nghĩ nguyên nhân suy sụp của cánh tả – xu hướng tin rằng quyền lãnh đạo quá thiên về cánh hữu khi công chúng lại lo lắng cho điều ngược lại – là điều tốt nhất được công bố, được chấp nhận và được đối mặt. Trong thông điệp cho cả những người cánh tả và cho đất nước, tôi đã nói: đừng bị ảnh hưởng bởi bất cứ quan niệm sai lầm nào, chúng tôi là Công Đảng mới, chúng tôi sẽ nắm quyền như Công Đảng mới, đó không phải là một màn kịch, mà là sự thật và sự thật này được sinh ra từ niềm tin. Tôi biết dù có thông điệp đó thì cũng không dừng được các cáo buộc về sự phản bội, nhưng dù sao cũng sẽ hạn chế được những cáo buộc cực đoan.
Roy Jenkins đã từng miêu tả tôi như một người đang mang một chiếc lọ hoa vô cùng quý giá đi ngang qua một căn phòng rộng và nền nhà thì trơn. Tôi không thể cho phép mình thư giãn dù chỉ trong một giây, mắt tôi lúc nào cũng phải dán vào thứ đồ quý giá đó, tâm trí tôi bị chệch hướng khỏi nhiệm vụ trong tay. Có quá nhiều mối quan tâm và các công việc nặng nhọc liên quan đến các hội nghị. Năm 1994, tôi tuyên bố thay đổi nội dung Điều IV. Năm 1995, chúng tôi công bố một thỏa thuận với BT nhằm nâng cao các kỹ năng của Công Đảng, đây là thỏa thuận liên kết với một nhà cung cấp hàng hóa công lớn đã được tư nhân hóa nhằm gửi đi thông điệp rõ ràng rằng chúng tôi thân thiện với giới kinh doanh. Trong bài phát biểu hôm đó, tôi cố gắng thể hiện ước nguyện của mình đối với đất nước cần hiện đại hóa và để nhìn xa hơn, tôi đã nghĩ ra cụm từ “nước Anh với tư cách là một quốc gia trẻ” – thoạt nghe có vẻ giễu cợt, nhưng đã thể hiện được tâm huyết của tôi với nước Anh nhằm giành được một chút niềm lạc quan và năng lượng trẻ trung của một đất nước đang rất tự tin về tương lai của nó, chứ không phải luôn hoài cổ.
Năm 1996, tôi tuyên bố ba ưu tiên hàng đầu của Chính phủ khi chúng tôi nắm quyền sẽ là “giáo dục, giáo dục, giáo dục” (một dòng – chỉ một dòng duy nhất thôi – chính là Jonathan đã gợi ý cho tôi). Mục đích của việc tập trung vào giáo dục là vì lợi ích của chính nó, nhưng cũng nhằm nhấn mạnh việc chúng tôi nhìn nhận vai trò của Nhà nước: tạo điều kiện để tiềm năng được phát triển hết mức, chứ không phải để kiểm soát cuộc sống hay kinh doanh. Trong cuốn giới thiệu “Công Đảng Mới, Nước Anh Mới” xuất bản năm 1996, chúng tôi đã đề ra những định hướng rõ ràng trong mỗi lĩnh vực chính sách. Chúng tôi có đưa vào đó các chính sách ví dụ để minh họa cho định hướng của mình, nhưng cũng cẩn thận tránh hứa hẹn quá nhiều hay quá chi tiết.
Về khía cạnh này, Gordon là một đồng minh không thể thiếu được của tôi. Sự thận trọng bẩm sinh khiến ông ấy không tán thành bất cứ vận may nào. Ông ấy đã thấy tầm ảnh hưởng của Công Đảng mới. Ông ấy đã xác định mình là người thận trọng về mặt kinh tế, thân thiện giới kinh doanh và luôn giữ một khoảng cách với tôi trong mọi vấn đề. Ông đưa ra quan điểm của chúng tôi về độ tin cậy của nền kinh tế và nâng cao đáng kể độ tin cậy của đảng trong khát vọng nắm lấy quyền lực. Trong buổi diễn thuyết ở Mais năm 1995 với cộng đồng ngân hàng và tài chính, tôi đã thể hiện cách tiếp cận của chúng tôi đối với nền kinh tế trong sự hợp tác chặt chẽ với Gordon, nhấn mạnh cam kết hướng tới sự ổn định của chúng tôi. Khi viết ra nội dung của bài diễn thuyết, tôi đã nhận được giúp đỡ từ những viên chức chủ chốt của thành phố, những người hiểu được mục tiêu cốt lõi của đảng phải là hiện thân của nguồn năng lượng lành mạnh và bền vững.
Trong khi đó, tôi đang học cách đối mặt với danh tiếng. Đột nhiên, tôi trở thành một trong những gương mặt nổi tiếng nhất nước. Các nước trên thế giới cũng đặc biệt quan tâm tới Công Đảng mới. Người ta viết về chúng tôi như một điều mới mẻ. Như thể chúng tôi là một thứ mốt vậy.
Tuy nhiên vào lúc đó, vẫn còn một mối liên hệ với hiện thực trong cuộc sống thường nhật của tôi. Tôi không có đội an ninh, tôi lái xe đưa lũ trẻ tới trường vào hầu hết các buổi sáng, tôi có thể ra ngoài ăn, gặp gỡ bạn bè, nghỉ ngơi bên gia đình. Tôi bận rộn và trách nhiệm tôi đang mang trên vai vô cùng nặng nề. Tôi trẻ hơn nhiều so với tuổi thực. Người ta có thể kéo tôi lại khi đang đi trên phố và tán gẫu. Những ngày đó thật hạnh phúc.
Cherie và lũ trẻ đã làm cân bằng cuộc sống của tôi, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng cuộc sống của họ đã thay đổi quá nhiều. Bọn trẻ, bỗng nhiên được các bạn cùng lớp nhìn bằng con mắt rất khác. May thay, bởi chúng vẫn tiếp tục học trường cũ và gia đình chúng tôi vẫn đi nhà thờ cũ – St Joan of Arc ở Highbury, ngay phía trên sân bóng của đội Arsenal – mọi người đều là người quen và cho dù giờ đây gia đình chúng tôi được nhìn nhận từ một phương diện mới, nhưng hàng xóm nhà chúng tôi vẫn thân thiện như vậy. Bạn bè của chúng tôi hầu hết đều phi chính trị vì thế mọi chuyện thật dễ chịu.
Cherie quyết định xây dựng lại hình ảnh của mình: giữ dáng, xinh đẹp hơn, đi lại như thể sắp trở thành một nhân vật nổi tiếng. Carole Caplin giúp đỡ cô ấy rất nhiều về vấn đề này, cũng như giúp đỡ tôi khi vóc dáng trở thành một nỗi ám ảnh thường trực. Cô ấy giúp Cherie trông đẹp hơn và cảm thấy dễ chịu hơn khi bị di chuyển đột ngột từ thế giới này (nghề luật sư chuyên nghiệp) sang thế giới kia (báo chí lá cải).
Sau đó, Carole bị săn lùng bởi giới truyền thông khi có quan hệ công việc với Peter Foster, một gã lừa đảo. Cô bị nhấm chìm trong biển tin tức, bao gồm cả những câu chuyện hoàn toàn bịa đặt và thậm chí còn có cả sự hoang đường như chuyện Cherie và Carole tắm cùng nhau.
Những phụ tá của tôi, công bằng mà nói, khá thích thú với chuyện này nhưng cũng bị Carole “nắn gân”. Đặc biệt là Alastair, do không hiểu vai trò của cô ấy nên đã cực lực phản đối. Anh ta đánh giá, một cách khá đúng đắn rằng chính trị không có chỗ cho một người đẹp và thờ ơ với chính trị như Carole. Về phần mình tôi nghĩ đó chính là lý do khiến tôi thấy cô ấy thật tươi mới.
Alastair tin là cô ấy sẽ “bán” câu chuyện của mình. Nhưng cô đã không bao giờ làm thế. Dù có phải chịu đựng sự sỉ nhục nào đi chăng nữa, cô cũng vẫn giữ được phẩm giá. Đối lập với hình ảnh được giới truyền thông tô vẽ, cô vẫn tử tế, lịch sự, chăm chỉ và trên hết, thể hiện sự thông minh qua những việc mình làm. Mối quan hệ của cô với Foster là một sai lầm lớn, nhưng nó không hề mang tính vụ lợi hay bị ai đó xúi giục. Mối quan hệ đó là hệ quả của sự từ chối mạnh mẽ của cô với việc thỏa hiệp với ý kiến của dư luận về người khác. Trong trường hợp này, họ đã đúng và cô ấy đã sai, nhưng sự từ chối đi theo đám đông chính là điều khiến cô trở thành người đổi mới và sáng tạo trong công việc, một người bạn tốt và một người bạn tâm tình đáng tin cậy của Cherie.
Nhìn lại, khi tờ Sun làm vỡ lở câu chuyện về mối liên hệ giữa Carole và Cherie vào năm 1994, nếu cô ấy được thông báo, được chia sẻ và động viên thì mọi chuyện sẽ tốt hơn. Thay vào đó, chúng tôi lo lắng về vị trí của mình và về nguy cơ cô ấy có thể làm nảy sinh mâu thuẫn và vì thế đã phải giấu cô ấy ở một nơi an toàn. Nhưng tất nhiên, điều đó càng làm tăng thêm sự hấp dẫn của cô ấy.
Như tôi từng nói với những người thân thuộc, thì việc quen biết tôi giống như mắc một thứ bệnh. Bạn bè của tôi nhanh chóng trở thành mục tiêu. Nếu giới truyền thông thù địch không thể tóm được tôi, họ có xu hướng tấn công những người xung quanh tôi.
Nhưng những việc này chỉ xảy ra sau đó. Thời gian trước chiến thắng trong cuộc bầu cử, chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ, nhưng luôn thường trực những mối đe dọa sau lưng. Trong sự thúc ép và ràng buộc của phe đối lập, chúng tôi đã chuẩn bị hết mức có thể. Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng những thúc ép và ràng buộc đó là một bất lợi đáng kể. Bạn thiếu thốn những phương tiện cần thiết để bước vào tòa nhà Chính phủ và điều hành một cách hiệu quả, đặc biệt nếu bạn lên nắm quyền sau một thời gian dài ở phe Đối lập. Điều này không liên quan đến việc tìm hiểu cơ chế hoạt động của Chính phủ; trên hết, nó liên quan đến việc hiểu rõ sự phức tạp của việc ban hành chính sách, quản lý tài chính và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc. Hiểu rõ cấu trúc của các cơ quan Chính phủ và những đường chính, đường phụ trong mối liên hệ giữa các cơ quan đó là việc rất quan trọng, nhưng còn quan trọng hơn khi biết tập trung vào các chi tiết thiết yếu của việc chuẩn bị thực thi chính sách, dễ dàng về lý thuyết nhưng thực sự khó khăn trong thực tiễn. Và các chính đảng thường được trang bị rất ít thông tin về bản chất của sự tương tác giữa các cam kết chính sách với tài chính công.
Vậy là, về mặt định hướng chính sách, chúng tôi đã rất chắc chắn và rõ ràng. Nhưng chúng tôi vẫn thiếu những chi tiết cần thiết. Tuy nhiên, trong quan điểm là một cỗ máy đấu tranh cho cuộc bầu cử thì chúng tôi thực sự nổi bật. Chúng tôi biết cách thực hiện điều đó. Khi John Major kêu gọi bầu cử, chúng tôi đã sẵn sàng vào cuộc. Chúng tôi lờ đi những khó khăn đang chờ phía trước sau khi vượt được mốc chiến thắng với một tốc độ gần như không thể xoay chuyển nổi.
Tony Blair - Hành Trình Chính Trị Của Tôi Tony Blair - Hành Trình Chính Trị Của Tôi - Tony Blair Tony Blair - Hành Trình Chính Trị Của Tôi