Forever is not a word…rather a place where two lovers go when true love takes them there.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Mộc Dật
Thể loại: Tiên Hiệp
Upload bìa: trinh ngoc thang
Số chương: 605
Phí download: 21 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2824 / 52
Cập nhật: 2017-03-24 12:44:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 235: Đức Phi Nương Nương(1)
hông có giun quấy, mà là do hư chứng, cái này e là...hứ!"
"Sao vậy?"
"Ta luôn có cảm giác là trong bụng ta có giun quấy, hồi trước thì vị đại phu kia bảo không có, sau đó lại nói là có, nhưng lại nói với cái vẻ không cam tâm, bây giờ lại đến lượt ngươi nói trong bụng ta không có giun, Ngũ Vị Đường của bọn ngươi rốt cuộc có ai chẩn đoán đúng căn bệnh của ta không?"
Hàm Đầu cũng không tức giận, đáp: "Chữa bệnh mà, làm gì có vị đại phu nào đều có thể lúc nào cũng chỉ cần cắt một bài thuốc một cái là chữa khỏi bệnh ngay cho người ta đâu, huynh đài cứ làm theo phương pháp chữa bệnh của ta xem thế nào đã, rồi tính sau, huynh đài thấy thế nào?"
"Phương pháp gì?"
Hàm Đầu cầm bút lên, vừa viết vừa đọc: "Bổ Trung Ích Khí Thang! Cho thêm nhiều Sâm vào, dùng rượu xào với Hoàng Phách cho năm phần vào bổ trợ. Uống liền ba mươi thang!"
"Á! Ta không tin, ba mươi thang thì thôi, cứ dùng tạm ba thang trước đã, nếu như vẫn không khỏi, thì ngươi phải cho ta gặp Đỗ tiên sinh, ông ấy là Thái Y, ai cũng bảo y thuật của ông ấy cao siêu, ta chỉ tin ông ấy mà thôi!"
"Được!" Hàm Đầu xoa tay nói "Chúng tôi chữa không khỏi bệnh cho huynh đài, nhất định sẽ mời Sư Tổ của chúng tôi chẩn đoán cho huynh, xin huynh đài cứ yên tâm."
Ngày hôm sau, Trúc Can lại đến Ngũ Vị Đương, trông hắn tiều tụy hơn trước rất nhiều.
Lần này gã không gào thét cũng không làm mình làm mẩy nữa, chỉ ngồi trước tiền đường, ôm lấy hai vai, nói: "Được rồi, hai vị đại phu đều là ăn hại, bụng của ta sắp bị cắt làm đôi rồi. Ta lần này đến đây, chỉ muốn gặp Đỗ tiên sinh mà thôi, nếu Đỗ tiên sinh không chữa cho ta, thì ta biết rằng bệnh của ta đã hết thuốc chữa rồi." Sau đó, gã rút trong người ra một sợi dây thừng, nói: "Hôm nay, ta quyết định treo cổ trước cổng Ngũ Vị Đường của các ngươi!"
Đêm hôm trước, Bàng Vũ Cầm đã đem toàn bộ sự việc ra nói với Đỗ Văn Hạo. Đỗ Văn Hạo biết được hôm nay Trúc Can sẽ đến đây tiếp, nên đã cho người đến Thái Y Viện xin nghỉ nửa ngày để chờ gã ta.
Ngô Thông chạy như bay vào trong thông báo, Đỗ Văn Hạo vội bước ra ngoài, chắp tay nói: "Vị huynh đài này, tại hạ là Đỗ Văn Hạo."
Trúc Can vội đứng dậy khỏi chỗ ngồi. Gã tiến nhanh đến trước mặt Đỗ Văn Hạo rồi nhìn ngắm hắn từ trên xuống dưới, nhưng không nói một lời nào liền vén áo lên, quỳ xuống dập đầu côm cốp xuống nền nhà: "Tiên sinh cứu tôi với!"
Đỗ Văn Hạo vội vàng đi đến đỡ gã đứng dậy: "Đệ tử của ta không chữa bệnh được cho huynh đài, làm huynh đài phải chịu khổ như vậy, thật là ngại quá."
Trúc Can hai mắt đẫm lệ, giọng nói nấc nghẹn, đáp: "Đỗ tiên sinh, tiên sinh mà không cứu ta nữa, thì ta chết mất!"
Đỗ Văn Hạo để gã ngồi xuống, đích thân đi rót trà cho gã, nói: "Đừng nóng vội, để ta khám cho huynh đài xem sao. Huynh đài hãy nói cho ta biết trước huynh rốt cuộc bị làm sao? Khi mới phát bệnh tình hình thế nào, từ từ bình tĩnh nói cho ta biết, càng tỉ mỉ, càng tốt!"
Trúc Can bèn đem hết đầu đuôi, ngọn ngành cơn bệnh ra nói cho Đỗ Văn Hạo nghe.
Khi gã nói Đỗ Văn Hạo cũng không chen ngang, chỉ ngồi im phăng phắc nghe gã kể lại, sau khi nghe xong, Đỗ Văn Hạo gật gật đầu, nói: "Đưa ta bắt mạch cho huynh đã."
Sau khi bắt mạch, xem lưỡi cho Trúc Can xong, Đỗ Văn Hạo trầm ngâm một lúc nói: "Huynh nói không sai, bệnh của huynh đúng là do trong bụng có giun mà ra!"
Trúc Can vỗ đùi cái đét, nói: "Đúng đó! Đỗ tiên sinh quả nhiên cao minh! Ta đã nói là có giun rồi, mà hai tên đệ tử của tiên sinh không chịu tin ta, lại còn nói ta mắc hư chứng gì gì nữa chứ!"
Đỗ Văn Hạo mỉm cười đáp: "Bọn họ biện chứng, khám không chính xác, nên không có biện pháp diệt trừ con giun trong bụng huynh được."
"Nếu đúng là như vậy, thì tiên sinh hãy mau mau kê đơn thuốc cho ta uống, ta sắp bị mấy con giun đó hành hạ, gặm nhấm sắp chết đến nơi rồi."
Đỗ Văn Hạo cười nói: "Không vội, không vội."
Trúc Can nghe thế, càng nóng vội hơn, nói: "Tiên Sinh, ta sắp chết đến nơi rồi, tiên sinh vẫn nói không vội được sao?"
Đỗ Văn Hạo đứng dậy, đáp: "Ta sẽ kê cho huynh một đơn thuốc. Nhưng huynh phải nhẫn nại chờ đợi, bởi vì phương thuốc này rất đặc biệt, phải chính tay ta đi cắt thuốc mới được" Nói xong bèn rời đi.
Một lúc sau, Đỗ Văn Hạo quay lại. Đưa Trúc Can đến cửa của một căn phòng nhỏ, nói: "Viên dược hoàn này phải dùng trong căn phòng không có ánh sáng này mới có tác dụng. Huynh uống xong viên thuốc này sẽ muốn đi vệ sinh nặng, trong phòng này có một cái bô cho huynh dùng, huynh cứ thoải mái mà đi ở trong này, ta phải xem xét đám phân của huynh thì mới nắm rõ được tình hình, huynh đi vệ sinh xong rồi, thì nhớ gọi ta, ta ngồi ở phòng ngoài chờ huynh."
Nói rồi, Đỗ Văn Hạo mở cửa, căn phòng này tăm tối vô cùng, Đỗ Văn Hạo móc trong người ra một viên dược hoàn đưa cho gã uống, sau đó đi ra ngoài chờ.
Quả nhiên, không lâu sau, trong căn phòng đó vọng ra tiếng bèn bẹt của phân, kèm theo một mùi thối đặc trưng truyền ra bên ngoài. Làm cho người ta theo phản xạ, lùi lại phía sau mấy bước và đưa tay lên bịt mũi lại.
Chỉ một lúc sau, Trúc Can từ trong phòng nói vọng ra: "Tiên sinh, trong phòng này thối quá, tiên sinh đừng vào đây, để ta tự tay đưa phân của ta ra cho tiên sinh xem."
"Không sao, huynh cứ mở cửa cho ta."
Cửa được hé mở với một cái khe khá nhỏ, chỉ nhìn thấy Trúc Can đang bịt mũi, mặt ngượng đỏ tía tai.
Đỗ Văn Hạo không hề ngần ngại, mở toang cái cửa đi vào nhìn cái bồn toàn phân, quay đầu lại nói với Trúc Can: "Huynh lại đây mà xem xem trong đó có gì?"
Trúc Can lắc đầu nguầy nguậy, đáp: "Chỉ là những đám phân hôi thối bẩn thỉu mà thôi, có gì đáng xem cơ chứ?"
Đỗ Văn Hạo cười chỉ vào đám phân bẩn thỉu đó nói: "Huynh nhất định phải xem đấy."
Trúc Can không thể hiểu nổi Đỗ Văn Hạo muốn gì, chỉ thấy hắn cứ muốn bắt mình đến xem, nên cũng đành phải che mũi ngó đầu đến xem xem, không ngờ trong cái đám phân bẩn thỉu này, hắn trông thấy vô vàn những con dòi nhỏ, lổn nhổn ngoằn nghoèo, nhung nhúc trong đó.
Trúc Can mừng rỡ: "Ối dà! Thì ra là mấy con giun này đã bị thải ra ngoài rồi! Đỗ Đại Nhân ngài đúng thật là Thần Y đương thời!"
Trúc Can đi ra sảnh ngoài, trả tiền thuốc xong, vẫn quay ra rối rít tạ ơn Đỗ Văn Hạo.
Từ đó trở đi, căn bệnh đau bụng của Trúc Can được chữa khỏi hoàn toàn.
Sau khi Trúc Can dời đi, Diêm Diệu Thủ và Hàm Đầu vội đi vào căn phòng tối đó, nhìn vào đám phân trông bồn, vô cùng kinh ngạc, bọn họ hồ nghi đáp: "Sư tổ, trong bụng người này đúng là có giun thật sao?"
Hàm Đầu cũng chen vào nói: "Đúng đó sư tổ, đệ tử nghĩ gã chắc là mắc phải hư chứng, nhưng không ngờ, đệ tử cứ nghĩ trong bụng hắn không có giun, nhưng hắn lại thải ra cả đống giun ở đây, đúng là đệ tử học nghệ không được tinh thông, thật đáng hổ thẹn!"
Đỗ Văn Hạo cười lớn: "Các ngươi không cần phải hổ thẹn, bởi vì các ngươi không hề chẩn đoán sai chút nào, trong bụng hắn không hề có giun."
Hai người đều hỏi: "Không có giun? Thế cái đống giun màu đỏ ở trong đám phân là gì thế ạ?"
"Hai đứa các ngươi cứ mở cửa sổ ra, để phòng sáng hơn rồi nhìn xem, nó là cái gì. Nhìn kỹ vào nhé, đừng có ngại mùi thối của phân đấy."
Hai người vội vàng mở tất cả các cửa sổ của phòng này ra, rồi bịt mũi ngó vào trong cái bồn đựng phân, quan sát cẩn thận, một lúc sau, Hàm Đầu ngập ngừng nói: "Hình như không phải là giun thì phải, nó không động đậy gì cả."
Diêm Diệu Thủ cũng nói: "Đúng rồi đó, nó giống sợi chỉ màu đỏ hơn."
"Không sai! Chính là dây chỉ đỏ."
Hai người cùng kinh ngạc hỏi: "Sư tổ, thế chuyện này rốt cuộc là như thế nào ạ?"
Đỗ Văn Hạo đáp: "Khi nãy hắn ta thuật lại sự tình rất tường tận, nhưng hai người bọn ngươi sợ bị người ta mắng, nên trốn đi chỗ khác, do vậy mới không nghe thấy. Hắn nói cho ta biết, có một thời gian, hắn uống rượu say bét nhè ở nhà nhạc phụ, nhạc mẫu. Đến nỗi nhạc phụ, nhạc mẫu của hắn ta phải bảo nha hoàn đưa vào trong phòng nằm nghỉ. Nửa đêm hắn ta khát nước, tỉnh dậy tìm nước uống. Không ngờ, nha hoàn của nhà nhạc phụ, nhạc mẫu ngủ say quá, nên đành phải tự mình mò ra ngoài cổng để tìm nước, nhìn thấy có nước trong cái máng nước mưa, nước mưa dưới ánh trăng bạc ánh lên trong suốt, hắn ta do khát quá, nên không thèm suy nghĩ gì cả, uống no cả một bụng nước. Khi trời sáng, mới phát hiện ra, trong cái máng nước mưa đấy, bọ gậy nhung nhúc, hắn sợ quá, cứ lo mình uống bao nhiêu con bọ gậy màu đỏ đấy vào bụng, cộng thêm hôm đó, lại ăn uống vô độ nên bụng có phần khó chịu, bèn nghĩ ngay mình đau bụng là do bọn giun đỏ đó gây ra. Hắn ta càng nghĩ vậy, nên càng thấy bụng mình càng lúc càng đau."
Hàm Đầu lúc này mới ngã ngửa người hiểu ra sự việc: "Thì ra là vậy, đây là một bệnh tâm lý, trong lòng lo lắng nên mới sinh ra bệnh."
Diêm Diệu Thủ lúc này mới gấp quạt vào, cười nói: "Ha ha, thật không ngờ việc lại như vậy. Nếu biết sớm hắn ta có tâm lý lo sợ như vậy, thì ta cũng có thể chữa được!"
Đỗ Văn Hạo cười nhạt nói: "Ngươi đã trị cho người ta hai lần rồi, sao vẫn không chữa khỏi cho người ta?"
Diêm Diệu Thủ cảm thấy hổ thẹn, vội vã thu quạt lại, cúi người đáp: "Đồ tôn biết tội, đồ tôn không cẩn thận nghe ngóng bệnh nhân nói về bệnh tình của mình, nên mới không biết nguyên nhân của bệnh là gì, đồ tôn quả là sơ sẩy quá."
"Đây không chỉ là sơ sẩy đơn giản như vậy!" Đỗ Văn Hạo ngắm nhìn hai người bọn họ một lúc, rồi lên tiếng nói: "Một đại phu giỏi, trước hết phải thông thạo vấn chẩn, không những biết hỏi mà còn phải biết lắng nghe người ta nói! Không chỉ có vậy, khi lắng nghe bệnh nhân nói thì có những tình tiết tưởng như không quan trọng, nhưng chỉ cần bệnh nhân nói cho ngươi nghe, thì chắc chắn là họ cho rằng điều đó có liên quan đến căn bệnh của họ, nên ngươi phải tập trung vào mà nghe! Có rất nhiều đại phu không biết lắng nghe bệnh nhân nói! Tự cho mình là thần y, chỉ cần bắt mạch của người ta xong, rồi lúc lắc cái đầu đoán người ta mắc bệnh này bệnh nọ, mà không hề chịu lắng nghe bệnh nhân rốt cuộc là bị bệnh gì. Phán không đúng bệnh, thì ỷ mình hiểu chút y thuật mà đi cãi lý với người ta, coi khám bệnh cứ như bói toán vậy, chỉ cần một tuần trà là chữa trị xong cho mấy người rồi, như vậy thì còn chẩn đoán chính xác bệnh được nữa không?"
Tống Y Tống Y - Mộc Dật Tống Y