If you truly get in touch with a piece of carrot, you get in touch with the soil, the rain, the sunshine. You get in touch with Mother Earth and eating in such a way, you feel in touch with true life, your roots, and that is meditation. If we chew every morsel of our food in that way we become grateful and when you are grateful, you are happy.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1459 / 21
Cập nhật: 2015-07-18 12:57:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 19
hà gì như cái miễu thổ thần vầy nè?
Tuấn đưa nàng Sài Oải về thăm cho biết gốc gác con nhà tướng của mình, nhưng vừa đến cửa bị nàng phất cho một câu đau điếng.
Tuấn còn bàng hoàng chưa biết trả lời ra sao thì con Mùi chạy ra đon đả:
- Cậu Hai đã về. Miệng nói, mắt đảo nhìn chỗ khác như muốn hỏi: Ai vậy cậu Hai?
- Mẹ tôi đâu? Tuấn không trả lời mà hỏi lại. Con Mùi đáp:
- Bà đang ngủ trong…buồng.
- Ủa sao mẹ tôi lại ngủ giấc này.
- Bà đi đâu về mệt.
- Chị biết mẹ tôi đi đâu không?
- Dạ không!
- Bố tôi có về không?
- Dạ không!
- Có gọi về không?
- Dạ cũng không!
Trong lúc hai người đối đáp thì Sài Oải ghếch một chân lên vành chậu kiểng, run lia làm những rong tua tủa chung quanh bắp đùi trắng nõn hếu cũng lắc lư như những chiếc lá trên cành kiểng. Con Mùi chưa hết nhìn người khách lạ thì Tuấn bảo trỏng:
- Ði vô cho má tôi hay có khách!
- Dạ bà đang ngủ. Dạ mới ngủ tôi…tôi…
- Ðã bảo!
Tuấn quay sang bảo Sài Oải:
- Ði vô em!
- Nhà anh đây à?
- Ờ, nhà tiêu chuẩn của bố anh!
- Tướng mà ở cái nhà vầy à?
Tuấn nhìn Sài Oải như muốn nói: "Thì vầy chớ còn sao nữa!". Chàng trỏ sang ngôi biệt
thự trước mặt:
- Ðại Tướng cũng ở nhà thế thôi em à! Con Mùi trở ra nói:
- Dạ cửa phòng bà khép kín, con không dám gõ ạ.
- Thôi được, chị làm gì thì đi làm đi. Còn thằng Cu con của ông "Bác Sĩ về nguồn" đâu rồi? Sao không nghe nó khóc la gì ráo?
- Dạ nó ở sau nhà, kiềng trên tay mẹ…
- Chị Xuân tôi..bộ về đây ở rồi à?
- Dạ không, mẹ đây là mẹ cháu đấy ạ!
- Thì mẹ cháu là chị Xuân chứ ai nữa?
- Dạ mẹ cháu tức là bà cụ em đấy ạ!
- Cái chị này vớ vẩn quá. Còn con Thu đâu?
- Dạ cô ấy ở trong buồng.
- Vô nói với nó có khách Sài Gòn đến chơi. Con Mùi quay đi. Tuấn bảo nàng oãi:
- Em ngồi đó đi.
Sài Oải ngó quanh nhà trên tường dưới nền rồi dừng mắt trên một bức ảnh bán thân lộng kiếng treo trên vách mà khách nào vào đây cũng nhìn thấy nó trước nhất:
- Bố anh đấy à?
- À..ờ…bố đấy!
- Sao không giống anh tí nào cả vậy? Tuấn làm thinh.
- Nhà anh có họ hàng với Hoàng cao Khải không?
- Hoàng cao Khải nào?
- Sao lại họ Hoàng?
- Anh biết được! Á à…Hoàng su Phi ấy à?..Ðó là danh hiệu của bố do nhân dân và quân đội đặt cho bố chứ đâu phải tên cúng cơm.
- Vậy tên cúng cơm là gì?
Tuấn ngớ ra. Thực tình Tuấn không biết. Hoặc quên. Không rõ lẽ nào. Sài Oải cười:
- Hồi em học lớp 8 thầy có giảng cho nghe về các nước phương Tây. Thầy nói thằng Tây chửi thằng Mỹ bằng câu: "Ông nội nó tên gì nó cũng quên!" Thằng Mỹ chửi lại: "Còn mày, bố
mày tên gì mày cũng không biết!"
thất…
Tuấn nói gượng:
- Thế là hòa cả làng! Sài Oải bảo:
- Hòa sao được anh! Thằng Mỹ chơi thằng Tây đau hơn chú!
Con Mùi trở ra:
- Dạ cô Thu rức đầu ạ!
- Nhức đầu, ra tiếp chuyện với khách cho phải lễ thì chết hay sao?
- Dạ cô Thu còn có chứng chóng mặt nữa. Dạ từ ngay đi Mỹ về cô ốm luôn.
- Lạ quá nhỉ! Ðã nhức đầu lại còn chóng mặt! Bịnh thần kinh chăng?
- Dạ con không dám nghĩ thế ạ.
- Ờ tôi biết rồi. Nó thất tình…Nó quen xem cái tuồng "Thất tinh Mai" nên sanh bịnh
- Kìa cô Thu ra. Cô đi có vững không? Ðể em giúp. Ới chết, sao cô lại mang guốc gót cao
lỏng khỏng thế kia không khéo cô ngã bổ, con lại chết đòn.
- Không sao đâu, chị vào nghỉ đi! Thu bước ra ngồi vào xa lông.
- Ðây là em gái của anh! Tuấn giới thiệu Thu với nữ oãi Sài Thành. Sài Oải đứng dậy nghiêng mình chào và đưa tay cho Thu:
- Hân hạnh được biết cô đi Mỹ mới về! Mời cô ngồi!
- Tôi là chủ nhà mà! Thu pha trò.
- Tôi cũng là chủ! Sài Oải đáp lại.
- Chúng ta là chủ. Tuấn phụ họa rồi rút lui. Ðể anh vào mời má ra đây xem cô...bạn mới của anh. Hai người nói chuyện đi.
Sài Oải hỏi:
- Ở Mỹ có gì lạ không cô?
- Lạ là sao? Xứ người cái gì đối với tôi cũng lạ hết chị à!
- Ví dụ cái gì đập vào mắt cô trước nhất?
- Ở trên máy bay nhìn xuống trước nhất thấy lạ là cơ man nào xe hơi. Em giật mình không hiểu xe hơi ở đâu mà nhiều thế, trông như một bãi bát úp đủ màu, hay vô số con bọ hung từ dưới đất đùn lên.
- Kế xe hơi là gì lạ nữa?
- Khi xuống phi trường thì thấy hành khách và nhân viên hàng không rất lịch sự. Họ di chuyển rất trật tự. Cả ngàn người, lao xao nhưng không có một tiếng la í ới. Tiếng chân đi cũng không nghe thấy. Chị có nhớ cái tập truyện "The quiet American" không?
- Có nhớ chớ sao không? Ở Sài Gòn tới bây giờ người ta còn gọi là "The "Kiet" American", Mỹ Kiết,Mỹ Kẹo.
- Sao kỳ vậy?
- Ðó là nhận định của dân làng chơi đi dù hay đi tàu suốt. Chúng nó nói Mỹ hứa bao nhiêu
là trả đô đúng bấy nhiêu. Không hơn một đồng.
- Hứa sao thì làm vậy còn đòi gì nữa? Thu lơ là đối đáp. Còn hơn là hứa suông!
- Tụi ngoại quốc cũng học theo cái kiểu đó. Còn dân lô can chơi điệu hơn. Hứa 2 tê, cho 4 tê lại còn rau thơm tỏi hành, điện nước. Có tay chơi đỡm còn dám chê Hắc Bạch công tử nữa đó. Cô không biết đâu! Dân Hà Nội này mê các gốc Sài Gòn lắm. Tha hồ đẽo gọt. Thậm chí có đứa bỏ Hà Nội vô sống ở Sài Gòn có mấy năm đã lên đời làm như hoàng hậu. Thấy mà phát chướng!
- Thế à?
- Cô xem có con oải Nam Kỳ nào mà lấy dân chơi Hà Nội không? Ðể mà ăn gốc rau muống à? Sài Oải bỗng giật mình nói như tự bào chữa. Có chăng chỉ một hai đứa mù! Nhưng chỉ ít bữa rồi cũng chạy tét "ta về ta tắm ao ta".
- Ê, không có động tới gốc rau muống thiêng liêng của tôi nhé!
Tuấn từ nhà trong đi ra xen vào câu chuyện của hai người, tưởng dập tắt cái đám khói phun ra từ mồm Sài Oải, nhưng ngược lại làm cho nó càng bùng lên thêm.
Sài Oải cong cớn cặp môi son tím, nghênh mặt:
- Một tuần là tối đa. Gút bay! Rồi trề môi, tướng mà ở cái nhà như miễu thổ thần ấy. Xin đổi vô trong Nam đi. Thằng cha Trung Tá Bắc Kỳ vô trỏng cũng còn chê cái tiêu chuẩn này!! Rồi không để cho Tuấn nói gì thêm, Sài Oải quay lại Thu:
- Cô thuộc được bài học gì của Mỹ? Tôi không có học bài gì hết chị à! Thu lấy làm bực mình vì phải tiếp một người khách ăn nói sỗ sàng, hơn nữa gọi nàng bằng chị lớn. Thu tiếp. Tôi thấy nhưng người học đòi cái kiểu Mỹ hở rốn phơi đùi đều hỏng cả. Nhất là…hòn ngọc Viễn Ðông tiếp cận với những…
Sài Oải ngắt ngang, có ý trả đũa lại tiếng "học đòi":
- Người ta nói bên Mỹ con gái với con trai làm tình ngay ở ngoài đường có không cô?
- Có dân tộc nào lại còn dã man thế ở thời đại này?
- Thế cô không thấy à?
- Tôi cũng không nghe nói, đừng nói chi thấy!
- Sao có vô số băng hình nhập sang bên này toàn loại ác ôn vậy?
- Tôi không thấy ở đâu hết. Nhưng tôi đoán là do đường dây đen nào đã nhập vào. Sở dĩ nó vào vì có người thích nó là vì nó rất quái quỉ.
- Ở bên đó trai gái yêu nhau lấy nhau có cưới hỏi gì không?
- Có chứ. Người ta làm đám cưới với nghi lễ đầy đủ long trọng, lắm khi còn rườm rà.
- Vậy sao tôi nghe Mỹ là xứ tự do bậc nhất thế giới, nhất là tự do luyến ái.
- Tự do luyến ái có nghĩa là không có sự ép duyên, theo tôi nghĩ, chứ không phải là thay đổi người phối ngẫu như thay tã hoặc có chồng rồi còn kèm theo ý trung nhân trung nheo gì đó.
Tới đây thì Tuấn dìu bà Ba ra phòng khách. Bà kéo lê một chiếc dép còn chân kia thì đi không. Cho nên bà giống như một con vịt xiêm què lạch bạch. "Mày lôi tao đi đâu dữ vậy thằng Trời đánh?"
- Con muốn má thấy mặt con dâu má chút, kẻo không có dịp.
- Cái thằng này!
- Con nói thiệt, sau đại hội đảng nó về xứ, hoặc nó sẽ ôm bộc phá lao mình vào hỏa điểm của địch trước khi đụng địch.
- Cái thằng này! Mày nói gì lạ vậy?
- Con nói thiệt. Em ơi em, má nè. Ðó con dâu của má đó! Nhưng mà trong giây phút này, ngày tháng này, và ở tại đây thôi. Ngoài thời gian và địa điểm nói trên con không có bảo đảm với má điều gì hết!
- Mày nói gì vậy thằng điên?
- Con kính chào bà Ba…Sao.
Sài Oải gập người xuống đúng 45 độ và gục mặt ngó hai mũi chân đúng 8 giây đồng hồ rồi mới ngước mặt lên, tia mắt vào Bà Ba.
Bà Ba lùi lại mấy bước và trố mắt nhìn cái hiện tượng lạ lùng trước mặt bà:
- Ai đây, Tuấn?
- Thì con đã kính thưa với má rằng đây là con dâu của má!
- Vợ mày đây sao?
- Dạ như con đã nói, ở tại đây và vào giờ này phút này thì nó là vợ tạm thời dự khuyết.
Bà Ba nhìn con rồi nhìn đứa con gái vừa gọi bà là Bà Ba Sao. Ðây là con trai bà. Ðiều đó đã chắc. Còn người kia, nó là vợ của con trai bà hay sao? Nghĩa là trên danh nghĩa xã hội nó vẫn gọi bà bằng má.
Bà bàng hoàng, không ngờ rằng bà có một con dâu hôm nọ bà từ chối không cưới cho con trai bà, rồi hôm nay lại một đứa khác bà cũng không có cưới hỏi và làm suôi với ai, mà con trai bà bảo là con dâu của bà. Thế nghĩa là làm sao mới được chứ??
Thằng con khẻ bảo:
- Chào ra mắt má đi em!
- Em đã chào rồi mà! Bà Ba Sao hỏi con trai:
- Sao hôm trước đám cưới xong mày gởi cho tao với bố mày tấm hình hai vợ chồng mày nhưng đâu phải cô này.
- Dạ cô này là cô khác đó má!
- Còn cô đào mày ở trước "Trung tâm trau dồi đạo đức" nữa, mày cũng ôm iếc, hôn hít. Vậy đó là đứa nào?
- Dạ con đổi đĩa, đổi đối tượng liền tay hà má. Con không biết đứa nào chịu hay không chịu con kêu bằng vợ.
- Ở trước cửa "Trung tâm trau dồi đạo đức" mày gặp tao uả...ủa..
- Con đến đó hằng ngày, mấy đứa trong đó mến con lắm, biết đứa nào, má!
- Vậy con vợ mày là con nào?
- Con làm sao nói được cho má biết. Nếu má muốn biết thì phải định nghĩa chữ "vợ" là gì, có sự khác biệt của chữ này giữa hai thời kỳ: Thời bố gặp mẹ ở Bắc Kạn năm 1948 và thời kỳ hiện nay của con gặp những người bạn gái trong lòng của con không?
- Nếu mày muốn thì mày định nghĩa cho tao nghe đi coi nào!
Cô Thu thấy tình thế có mòi căng thẳng hứa hẹn một cuộc bùng nổ nhưng không biết có kết thúc kịp thời như cách mạng tháng 8 hay không, nên nàng kiếm chuyện rủ Sài Oải rời khỏi phòng khách.
- Chị đi vào đây, em cho xem những băng hình của Mỹ em lén đưa qua mắt hải quan.
Sài Oải nghe nói thì chắc có một sự mê ly cuốn hút nên đứng dậy đưa tay hôn gió bà Ba Sao rồi đi theo Thu. Bà Ba ngó theo hai cái bắp chuối trắng nõn dựng trên đôi guốc gót cao loại 9 phân mà nghĩ thầm: "con nhỏ này chừng 17 là cùng, chắc là loại "nai tơ ra rừng hơi lâu" nên dạn dĩ. Thấy Thu dắt nàng đi khuất vào trong và tiếng cửa buồng đóng sầm lại, bà mới hỏi nhỏ Tuấn:
- Ý trung nhân của mày đó sao hả con? Tuấn gãi đầu gải tai nhăn nhó:
- Con thưa với má là kỳ này dứt khoát mà phải bê cho con ít nhất 45 tê. Ðể con nắm được vấn đề cốt tủy của tình yêu thời đại này. Con xin nói tình yêu thời đại này cũng đi đôi với nhịp độ nguyên tử, về sức di chuyển nhanh chóng của mắt và tim, của thân xác và tâm hồn, của không gian và thời gian, giữa giáo điều và xét lại, giữa phạm trù ngẫu nhiên và tất nhiên, giữa quốc gia và quốc tế.
- Thôi đi thằng điên! Mày nói nhảm cái gì vậy? Tuấn cười hề hề:
- Dạ thưa má, muốn hiểu tình yêu không phiến diện, ta phải đặt nó vào hai hình thái ý thức. Hình thái thứ nhất là trừu tượng. Hình thái thứ hai là cụ thể. Trừu tượng nghĩa là không cầm nắm trong tay được. Còn cụ thể là cầm nắm ôm ấp cất giữ được, nghĩa là hoàn toàn trái ngược lại với trừu tượng. Xưa nay chưa có nhà triết học nào định nghĩa được tình yêu. Nó là một vật thể hay là một khái niệm về tình cảm. Chưa có một chữ nào khó định nghĩa bằng chữ tình yêu.
Người ta vẫn hay dùng nó tốn không biết bao nhiêu nước bọt và giấy bút nhưng có ai định
nghĩa được nó đâu! Lương Sơn Bá-Chúc Anh Ðài khao khát nhau, chết vì nhau thì đó là tình yêu, không ai chối cãi được. Nhưng nếu hai người cưới hỏi được nhau thành vợ chồng thì đó còn là
tình yêu nữa hay không? Vì nó không xảy ra nên người ta không thể nói được tình vợ chồng có phải là tình yêu kéo dài sang một giai đoạn mới hay không? Nếu tình vợ chồng là tình yêu dưới một hình thái khác thì sao người đời lại ca ngợi nó với câu thơ của ai đó: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Ðời hết vui khi đã vẹn câu thề.
Và tại sao trong các đám cưới người ta vẫn chúc cô dâu chú rể sống với nhau tới đầu bạc răng long? Liệu họ có còn yêu nhau đến đầu bạc răng long để vẹn niềm chung thủy hay không? Tình yêu và tình vợ chồng là hai thứ chi phối toàn bộ cuộc sống. Người ta có thể nhịn đói chứ không thể nhịn yêu. Ðói mới ăn. Có khi nào không thấy đẹp mà yêu được. Có những trường hợp sống với nhau không phải vì yêu nhau. Con xin hỏi má tình yêu có nằm trong phiếu thực phẩm hay không? Nếu có thì ở ô nào, còn nếu không thì tại sao? Mác Lê chưa bao giờ giải đáp rốt ráo câu hỏi đó cho nên đảng không cải tạo được xã hội. Nhiều tiếng nói, nhiều quan niệm, nhiều kiểu cách định nghĩa tình yêu nhưng không ai biết cách nào là duy nhất đúng. Chỉ có đảng mới tự hào rằng đường lối của mình là duy nhất đúng mà thôi. Ðảng là đảng duy vật, đảng cũng tự nhận mình là duy vật, từ vật chất mà ra, trong lúc đảng lại dạy rằng mọi sự vật đều biến chuyển. Vậy tình yêu cũng biến chuyển chứ đâu có bất di bất dịch. Tố Tâm khác với Hồn Bướm Mơ Tiên, Ðoạn Tuyệt khác với Ðồi Thông Hai Mộ. Những cái chết ấy không phải là mẫu mực cho tình yêu. Ngày nay chúng con không yêu theo công thức đó nữa. Yêu đó rồi không yêu đó. Yêu đó rồi bỏ đó. Yêu cái khác vì cái khác đáng yêu hơn. Ví dụ như năm 1929 Bác Hồ thấy đảng cộng sản là con đường cứu nước duy nhất đúng. Ðảng cộng sản Ðông Dương thành lập và có nhiều người theo. Nhưng nửa thế kỷ qua sự vật biến chuyển, con đường cứu nước của cộng sản Ðông Dương không còn là duy nhất đúng nữa cho nên phải thay đổi ít nhiều hoặc thay đổi cả. Như thế mới gọi là biện chứng. Cũng như tình yêu. Nhiều thế hệ trước cho rằng Chiêu Quân cống Hồ là yêu nước, nhưng ngày nay đảng cắt đất nhường cho Trung Quốc để không bị Trung Quốc quấy phá là không đúng. Bởi vì ngày nay chủ nghĩa nước lớn không còn tồn tại nữa. Hơn nữa Bác Hồ đã bảo:
"Anh em tình nghĩa Việt-Hoa, Vừa là đồng chí vừa là anh em" kia mà! Là đồng chí, là anh em sao còn lấn đất của nhau. Sao anh còn chơi gác em út?
Bà Ba ngồi nghe ban đầu bà còn định cãi lạ, nhưng dần dần bà chỉ lắng nghe. Cái thằng này đi bụi mà cũng nhặt được lắm thứ nghe cũng xuôi tai đến thế! Nhưng nếu để nó lên lớp mãi thì cái con nhí kia còn coi "mẹ chồng" nó ra gì?
Thằng Tuấn kết luận:
- Con đi theo biện chứng pháp trong tình yêu. Nói tóm lại: Tình yêu là con kỳ nhông nó thay đổi màu da tùy thời tiết. Hôm nay nó đỏ, mai nó xanh. Hoặc nó xanh khúc đầu mà đỏ khúc mình và cái đuôi. Con bé này hiện giờ là bồ của con. Chốc nữa có thể nó không phải của con mà của người khác. Con xin lỗi má, má đừng ngạc nhiên...Tuổi trẻ của tụi con không giống tuổi trẻ của ba má. Thôi gút bay má đi em. Ta đi, tới giờ hẹn rồi.
Sài Oải bước ra, nó oang oang nhưng không biết nói với hai người ngồi trước mặt hay kẻ ở sau lưng:
- Nhảy Ráp với Bắt chạch trong chum Lampada với Hội Làng Chen, Trò Tắt Ðèn với Cha Cha Cha, tuy dân tộc khác nhau nhưng tính chất nghệ thuật của nó cũng như nhau chưa biết cái nào sáng tạo hơn cái nào.
- Ồi! Ðây không phải là nơi lúc bàn chuyện đó. Sài Oải huênh tay:
- Em không có bàn luận gì ở đây nhưng em tức một điều là bố em không chịu gởi em du học ở Mỹ. Ði sang đó như cô Thu cả tháng trời, về bên này quê vẫn hoàn quê đặc, không biết một thứ gì made in USA cả.
- Ở gốc có khi không bằng trên ngọn em ơi! Những thứ đó sang bên này mình cãi biên chắc chắn hay hơn nhiều! Em có những ý nghĩ trùng hợp với anh, hay thật.
Tuấn vuốt lưng Sài Oải tiếp:
- Nếu em sang được bên đó em sẽ phổ biến các điệu Bắt chạch trong chum, Chen và Tắt đèn chắc sẽ chóng kết quả lắm. Ðất Mỹ là đất mới, nơi nhận tất cả các loại giống chính trị, khoa học và văn hóa một cách tích cực. Thế kỷ này hoa nhân loại nở rộ ở nước Mỹ là vì thế kỷ trước nó không đóng cửa hẹp hòi. Một ngày mai nào đó chúng ta sẽ biến Cò Lã, Trống Quân thành Blue, Rumba như chơi. Em có thấy Trống Quân và Rumba có những nốt nhạc giống nhau không? Văn hóa không có biên cương là thế đó.
Bà Ba vì xã giao cực chẳng đã phải ngồi chịu trận cho trẻ con lên lớp mình. Sài Oải càng nghe càng thấm thía nói:
- Sách báo có hai điều thiếu sót: Một là phản ảnh không hết sinh hoạt, hai là phản ảnh theo kiểu giật giây theo ý một số người cho nên mình không biết cái sinh hoạt bên kia. Tuy cách đại dương nhưng em cảm thấy có những mối liên qua chặt chẽ lắm. Thì cũng như sinh hoạt luyến ái trong làng chúngta, thích thì chơi, chơi hết, đốt hết không chừa thứ gì. Còn bên Mỹ thì có cái vụ đổi vợ đổi chồng với nhau thì có khác gì vợ và ý trung nhân, chồng khác, ý trung nhân lại khác. Theo sách nói thì bên Mỹ có báo chí đăng tải tên tuổi những cặp nam nữ loại này. Có khi người ta gặp bồ mới thích hơn bồ cũ. Thế là a lê gút bay, anh đi đường anh, tôi đường tôi. Bên mình đã thấy nền móng của những vụ đổi vợ thay chồng bắt đầu bằng thay kim đổi đĩa rồi đấy. Vợ anh với Sài Oải trưởng và em với anh đã sinh hoạt với nhau một thời gian rồi. Vợ anh chưa
trở về với anh và em còn đeo dính anh, điều đó chứng tỏ gái Hà Nội không chê trai Sài Gòn và
gái Sài Gòn vẫn tìm được cái gì đó thích thú ở trai Hà Nội.
Tuấn vỗ tay đôm đốp:
- Hay hay lắm. Em có thể viết những ý nghĩ của em lên báo để mở đường cho một cuộc cách mạng tháng tám ở giai đoạn mới trong lãnh vực tình yêu. Khởi đầu trong chúng ta trước, lấy tờ quân đội làm tiếng nói của chúng ta. Anh sẽ trình bày với bố anh để được sự giúp đỡ của ông ấy. Anh thấy cuộc công du Bắc Hà của đoàn oải thành phố Bác kỳ này mang lại kết quả bất ngờ. Hà Nội-Sài Gòn sẽ cùng mở mắt cho nhau và cùng dìu nhau trên con đường gập ghềnh xa.
Sài Oải tiếp lời Tuấn:
- Em nóng nảy chờ đại hội khai mạc. Em sẽ lấy tư cách cá nhân tham luận một vấn đề xã hội về hũ tục cắt tai lợn ngày phản bái còn rơi rớt lại một vài nơi. Em sẽ đặt câu hỏi cho đại hội tại sao các ông lớn tha hồ vênh váo hũ hóa với cả một hệ thống bảo vệ, với cả sự hoạt động công khai hợp pháp của ban bảo vệ sức khỏe trung ương do Chị Hai Thanh Xuân lãnh đạo mà lại muốn nhậu lỗ tai heo quay? Như vậy các ông thím xực cả thịt sống lẫn thịt chín. Ai cho các ông ấy cái quyền đó? Vô lý, vô lý!
Tuấn vỗ tay khen:
- Em phải giữ bí mật kẻo các ổng hay, sẽ gàn cản không cho em tham luận. Chỉ dân Nam Kỳ mới có mầm cách mạng mới còn Bắc Kỳ thì muôn năm nằm im gặm tiếp những cục xí quách dưới đáy thùng nước lèo phong kiến rồi lau mồm bằng lá cờ búa liềm, lại la lối hoạnh họe rằng ta dân chủ tự do. Hay lắm! Hay, hay, hay! Anh sẽ giành tất cả tim óc để giúp em hoàn thành bản tham luận có một không hai trong lịch sử của đảng phong kiến ngụy trang dưới lớp áo dân chủ rách mướp này.
Sài Oải cảm thấy phồng lên như trái bóng được bơm thêm hơi:
- Anh sẽ giúp em trong một bài tham ô, mà ông Cù hay Cắn đã kêu ầm ĩ ở mấy khóa quốc hội trước mà không ai thèm nghe. Nay cái "quốc nạn" này đã thành bè đảng có tổ chức, có khẩu hiệu hành động, có cả những đường dây ăn xuyên qua cả Lăng bác mà hang ổ lớn nhất đóng ở Ba Ðình, mà nhân dân gọi thẳng mặt là những bầy hạm đỏ. Ðáng xấu hổ hơn nữa một trong những đường dây chính này lại nằm trong tay những lãnh tụ hoặc vợ con lãnh tụ đảng. Lãnh tụ càng cao thì hạm càng lớn. Hạm đực lòn ô dù cho hạm cái núp ăn. Hạm đực ăn một, hạm cái ăn mười, hạm
con ăn năm bảy. Cả nhà lãnh tụ trở thành ổ hạm. Hạm tìm hạm kết đoàn, chia chát, móc ngoặc trong mọi lãnh vực, ngày nay đã hình thành hẳn hoi một giai cấp hạm nắm quyền sinh sát trên đảng hay nói cho đúng ra đảng là một con hạm đỏ có nghìn cái miệng, trên trán có đóng dấu búa liềm, có nghìn chân như chân rết và có cái bao tử 4.00, 4.000, 40.000 túi chứ không phải bốn túi như bao tử trâu hay bao tử bò! Bà Dương Thu Hương là ai mà dám bảo rằng đảng mang tim chó?…
Tuấn can cầm chừng:
- Thôi đủ rồi em. Ðể giành tham luận ở đại hội.
- Nguy hiểm và nhục nhã nhất là đám hạm. Hạm đực ngồi ở trên ăn bằng miệng hạm cái. Ðám hạm này đua nhau ăn, tranh mối của nhau, lật mặt lẫn nhau và không ngần ngại đạp đổ nhau thậm chí giết hại lẫn nhau. Một ông ra tranh chức tổng bí thư rồi bị loạn liệt và chết. Vài ba ông Đại Tướng không đánh giặc mà tử trận, hằng vạn người hy sinh cho đất nước. Ðất nước là cái gì? Ngày nay đất nước này có phải do những con hạm cái và những con hạm đầu vằng núp trong gấu váy của đám hạm cái để lãnh đạo bằng cái lỗ tai heo của lũ hạm cái không?
Tuấn thấy Sài Oải chồm chồm lên như đang huấn thị trước đại hội. Càng nói càng huênh tay hùm hổ, trợn mắt, nhăn răng, banh môi, ưởn ngực. Tuấn nắm vai nàng giằng xuống sô-pha, bịt cả miệng nàng:
- Ðã bảo tiết kiệm để nói ở đại hội! Rồi quay lại Bà Ba. Con xin má thông cảm. Phái đoàn Oãi Nam Kỳ ra đây là để tranh tài với Oãi Hà Nội nhưng gặp lúc đại hội đảng sắp họp nên
nảy ra sáng kiến là xin vào tham luận về hiện tình đất nước luôn đấy. Vậy con nhờ má nói với bố giúp cho họ. Bố con chân trong ban trù bị đại hội và ban kiểm tra tư cách đại biểu. Vậy xin bố cấp cho cả Hà Nội lẫn Sài Gòn chừng ba bốn chục phiếu đại biểu chính thức. Nếu không được thi một phiếu thôi cũng đủ rồi. Ðể cấp cho đám nịnh thần vỗ tay chỉ làm cho đại hội thành công rỡm thôi. Rồi báo nhân dân thổi phồng lên. Rỡm trở thành Rổng. Và những con hạm có nanh sẽ tiếp tục vào bộ chính trị và ban chấp hành trung ương đó má à!
Bà Ba lùng bùng hai lỗ tai không muốn nghe nhưng bỏ đi thì bất tiện. Ðang tìm một cái cớ để rút lui thì từ dưới bếp vang lên tiếng của trẻ con. Bà Ba đứng dậy lắng tai nghe. Sao lại có tiếng rên của con Mùi? Nó bị bỏng chăng?
Con Mùi đang đứng nấu nước thì bỗng nhiên nghe đau bụng. Nó tưởng đau bụng thường nên đứng nán lại chờ nước sôi. Nhưng cơn đau càng lúc càng dữ dội. Nó bỏ bếp chạy về phòng nằm thì cơn đau dịu xuống và êm dần. Nó lật đật châm nước sôi vào chiếc puých lớn loại hai lít rưởi vỏ bằng thiếc có vẻ hình thằng bé cười rất dễ thương, thợ nào khéo vẽ thật. Nhưng hôm nay sao miệng nó cười méo xệch thế kia? Hình như nó khóc. Ồ, thằng bé Tàu khóc chắc tại vì chị Mùi chế nước tràn ra ngoài trúng nó.
Con Mùi cố sức xách phých nước lên nhà trên đặt lên bàn thì tay run lẫy bẫy chân bước lùi không được nữa. Hai tay nó ôm lấy chân bàn và khuỵu xuống. Rồi nó thiếp đi, nằm bất động.
Bà Ba thấy có lý do để di dời. Bà gắt:
- Mày làm đổ nước ra gạch lúc nãy nên trợt chân chứ gì? Không đứng dậy nhanh lên lại còn ăn vạ đấy à?
Nhưng con Mùi vẫn nằm im. Bà Ba gọi xuống bếp. Bà Cán tất tả chạy lên:
- Bà gọi con?
- Cụ xem cái Mùi nó làm sao mà…thế?
Bỗng oe oe...Tiếng con nít khóc vang nhà. Ban đầu bà cụ còn ngạc nhiên nhưng sau rồi cụ hiểu ra. Cụ vừa kêu vừa vực cái Mùi dậy.
Bà Ba kêu thằng Xe lên thu vén lau chùi sạch sẽ sàn nhà. Ai lại đẻ đái ngay trong phòng khách trước mặt khách như thế kia? Bà Ba là người biết phép lịch sự nên bày đặt ra lý do:
- Nó có bụng gần ngày, tôi cho nghỉ mà nó cứ tham công tiếc việc, cứ năn nỉ ở lại làm.
Tôi đã cho lãnh tiền cả năm để về quê sanh nở. Lại không đi, nên mới thế.
Tuấn và cô bạn cũng biết phép lịch sự nên không tỏ ra một sự bất hài lòng nào. Hai đàng vẫn ngồi im trong khi cô Thu chỉ ló mặt ra vừa nom thấy, cô kêu lên: "Khổ thân tôi chửa!" Rồi rụt đầu vào trong lúc thằng Xe quơ hốt.
Mọi sự được giải quyết nhanh chóng. Tuấn mới cùng Sài Oải từ giã Bà Ba. Sài Oải cười rúc rích
- Sao cô Thu lại kêu thế nhỉ?
- Thì nó có lòng nhân từ với đồng loại nữ giới của nó!
- Kêu gì không kêu, lại kêu "tôi chửa"
- "Chửa" tiếng Bắc là "Chưa nào" chớ không phải là "có chửa". Hiểu chữ, hiểu chưa nào? Em phải ở Hà Nội lâu lắm mới nghe ra tiếng Hà Nội.
- Em chịu thua luôn. Em "chả" ở
Sài Oải cười ngặt nghẹo rồi hai người dắt nhau đi. Thằng Xe trở lên, không có vẻ sợ hãi trước mặt Bà Ba:
- Thưa bà, con trai ạ!
- Con ai thế?
- Dạ…bẩm con không…con không…
Bà Cán đang loay hoay đập cái bát để lấy miểng cắt cuốn rún cho thằng bé. Cái bát của lò Bát Tráng nặn nhiều đất sét dày cui nên đập hoài không vỡ. Thằng Xe nghe tiếng côm cốp trong phòng thì tông cửa vào. Bà Cán nhảy cỡn la quát:
- Cha tiên nhân quân nào làm con tao….ơ ơ rồi lũi trốn mất. Bà dậm chân tru tréo một mình:
- Ở quê không sống được với mấy ông kẹ ông làng. Lên đây lại gặp quân trâu đồ chó đểu. Trong nhà không có một đồng một chữ, lấy đâu ra nuôi cái ngữ không cha này? Ối giời cao đất dày ôi! Khổ thân tôi chữa! Bà dậm chân bèm bẹp, làm như không thấy ai trước mặt. Cơm không
đủ tôi ăn có đâu dư mà nuôi cái thứ báo cô này.
Thằng Xe lên tiếng:
- Cụ đừng bới om lên thế. Bà chủ đuổi việc kia đấy!
- Ðuổi thì tôi về quê tôi. Tôi chả sợ. Ðến nước này rồi, tôi chả còn biết sợ ai nữa. Ðò đi ngang sông Trà Lý tôi đâm đầu xuống nước, thế là xong cái đời tôi. Chỉ lo cho con gái tôi đẻ non ngày non tháng, ai thèm thuê cữu vạn, cữu thiên! Chỉ lo cho cái hòn máu vô thừa nhận kia, ai nuôi ai dưỡng, quân có mẹ không cha, quân đẻ bờ đẻ bụi, lên núi núi lỡ, xuống sông sông cạn. Ối, ối….
- Nó có cha chứ sao không cụ! Không có cha sao mẹ nó đẻ nó ra nó được.! Bà cụ bị chọc tức lại điên tiết lên gào như con chó cái bị hoạn:
- Cha nó là con thằn lằn cụ đuôi trên nóc nhà kia. Cha nó là con chim chào mào đậu trên ngọn sầu đâu kia. Cha nó con thần nanh đỏ mỏ kia kìa. Chúng nó nhìn trộm. Con tao nên cái bụng nó mới phì lên như thế. Bây giờ chúng nó bay đi mất tăm mất dạng rồi, bỏ tao, bỏ con tao lại đây ôm con đỏ.
Bà Cán gào to dậm chân đấm ngực một lúc chẳng ai chạy tới. Bà kiệt sức lại húc đầu vào vách liên tục ban đầu mạnh sau nhẹ dần rồi ngưng hẳn. Chỉ còn rên khe khẽ rồi khuỵu xuống chân giường.
Thằng Xe nói:
- Cụ không phải no.
- Tôi không no thì ai vào đây no cho tôi. Tôi đã bảo nó đừng có lên cái chốn phiền hoa đô hội này mà. Con người là thú dữ ăn thịt nhau. Thà để tôi ở thôn quê ăn củ năn củ lác mà yên thân tôi. Tôi làm mãn đời tôi cũng không đủ tiền để chữa lại cái bể nước kỷ niệm của bố nó hay sao
mà phải lên đây kia chứ?…
Bà cụ ngồi tỉ tê lúc tru tréo, lúc rỉ rả kể lể khóc, lúc ngưng. Thằng Xe nom thấy lắm lúc phát tức cười cho cái bà lão ngồi trong góc Chợ Mã Mây lén bơm rau câu vào đầu tôm để tăng sức nặng 20% cho mỗi con tôm, bà mời khách đon đả dòn dã, khách nghe phải dừng lại rồi hồ hởi mua tôm bịp mà tưởng gặp được của hời. Thế mà bây giờ bà ta hiện nguyên hình một bà già quê mùa chân thật bị lừa trở lại một cú to. Con gái của bà chửa hoang với trái bầu vô chủ.
Thằng Xe nói:
- Cụ đừng bới đừng gào nữa. Thằng bé không phải là vô chủ đâu.
Bà lão đang ngồi co ro bỗng bật dậy như lò xo, xỉa xói vào mặt thằng Xe:
- Tao biết cái quân du côn du kề đó, cái dân chó đểu đó, nó lừa lọc con gái tao hằng đêm nó chở đi làm, làm gì ở đâu không biết, tới gần sáng mới chở về. Nó ghé bờ, ghé bụi những đâu…Ðêm nào cũng thế, lửa gần rơm không trèm cũng trẹm, làm sao không cháy không phừng. Bây giờ nó vác cái mặt tới đây nhơn nhơn như mặt lợn lòi không biết nhục.
Thằng Xe cứ vui vẻ:
- Ðã bảo cụ đừng lo. Ðể con lo mà.
- Mày à? Mày là tên thủ phạm chớ còn ai nữa?
- Dạ cụ nghĩ thế nhưng không chắc thế đâu? Chính con cũng không biết thế.
Tôm Hùm Huýt Sáo Tôm Hùm Huýt Sáo - Xuân Vũ Tôm Hùm Huýt Sáo