To acquire the habit of reading is to construct for yourself a refuge from almost all the miseries of life.

W. Somerset Maugham

 
 
 
 
 
Tác giả: Lưu Chấn Vân
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Đông Mai
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 35
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 12
Cập nhật: 2023-03-26 23:05:38 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 32
hính văn: Đùa đấy
Tỉnh XX có huyện XX. Tại phố Tây huyện XX, có một quán cơm nổi tiếng tên Hựu Nhất Thôn. Quán này nổi tiếng, bởi một món ăn là “Thịt nhừ cả xương”. Hựu Nhất Thôn ngoài bán món đó ra, còn bán cả canh lòng, bánh nướng, đồ nguội và các loại rượu. Về cơ bản canh lòng, bánh nướng, đồ nguội giống các quán khác, riêng “Thịt nhừ cả xương” thì làm không giống họ. Thịt ở các quán khác được hầm trong nồi lớn, khi thịt nhừ, thường thì xương và thịt sẽ tách rời. Ở Hựu Nhất Thôn dù thịt hầm chín nát, cũng không tách khỏi xương. Vị không chỉ ngâm vào trong thịt, còn ngấm vào tận xương. Ăn xong thịt, còn lại xương, dù cho có róc xương nạo tủy, mùi vị vẫn không hề nhạt đi. Nói riêng về mùi vị, thịt ở đây cũng không giống các quán ngoài kia, trong vị mặn thấm hương thơm, trong hương thơm có vị ngọt, trong ngọt thấm cay, trong vị cay nồng ấy lại có chút lâng lâng và dễ ăn. Người nơi khác đến huyện, phàm là ăn tiệc, thì đi Nhà hàng hải sản Thái Bình Dương, còn ăn chơi ăn vặt, đến Hựu Nhất Thôn ở phố Tây huyện ăn “Thịt nhừ cả xương”. Muốn ăn đúng cách là phải ăn ngay khi vừa mua; thịt vừa vớt từ nồi ra, xé thịt ăn đến bỏng tay; cuộn thịt nhắm rượu, bình thường chỉ uống được vài ba chén, giờ có thể uống tới nửa lít chứ chả chơi.
Mỗi ngày Hựu Nhất Thôn chỉ hầm có hai nồi thịt. Buổi trưa bưng ra một nồi, chập tối bưng ra nồi tiếp theo. Mọi người muốn ăn món thịt này, khi ăn cơm phải xếp hàng trước cửa quán. Theo quy tắc, người mua phải ăn cơm trong quán mới có thể mua thịt. Nếu không ăn cơm chỉ mua mỗi thịt, vậy phải xem những người tới ăn cơm mua xong, có còn thừa không. Dù cho mua thịt để ăn cơm tại đây, cũng chưa chắc đã mua được, phải xem khách hôm nay nhiều hay ít, có được xếp hàng ở phía trước không. Người nơi khác tới thường hỏi: Quán đắt hàng như vậy, sao không hầm thêm mấy nồi thịt? Lão Xử chủ quán nói: “Không thể để mình mệt được.”
2
Lão Xử năm nay 60 tuổi, ngoài bán thịt ra còn thích đánh mạt chược. Một ngày quán cơm hầm hai nồi thịt nên cũng có thời gian đánh mạt chược. Nhưng bán thịt không thể để mình bị mệt, đánh mạt chược cũng không thể để bị mệt. Thế nên một tuần, lão Xử chỉ đánh mạt chược một lần. Thời gian đánh cũng cố định vào thứ năm, ba giờ chiều bắt đầu, đánh đến 11 giờ đêm, tổng cộng tám tiếng đổng hồ. Bạn chơi mạt chược cũng cố định, bao gồm lão Bố mở xưởng rượu, lão Vương bán buôn rượu thuốc, lão Giải kinh doanh nhà tắm công cộng. Quanh năm suốt tháng, dù thời gian đổi thay, nhưng người vẫn không thay đổi, đến cuối cùng thanh toán nợ nần, thắng thua bù trừ nhau, số tiền mỗi người thua thắng cũng xấp xỉ nhau. Cái chính muốn ở cùng nhau để thiêu đốt thời gian mà thôi.
Bốn người đánh mạt chược ngay tại Hựu Nhất Thôn. Chiều thứ năm, lão Xử sai cửa hàng dành riêng ra một phòng lớn, rồi bắt quán cơm hầm nhiều hơn hạn mức một nồi “Thịt nhừ cả xương”, chuẩn bị cho bốn người ăn buổi tối. Lúc ăn cơm cũng thường uống rượu. Rượu do lão Bố mở xưởng rượu mang đến, tên là “Thẳng cánh cò bay”. Ăn hết “Thịt nhừ cả xương”, uống hết “Thẳng cánh cò bay” lại tiếp tục đánh mạt chược.
3
Thứ năm hôm ấy, lão Xử nhận được một cuộc điện thoại, lão có một người dì ở Liễu Dương, Đông Bắc qua đời. Con trai của dì cũng chính là em họ lão Xử, bảo lão Xử về chịu tang. Lão Xử hỏi người em họ, trước khi chết dì có nói gì không. Đứa em nói, nửa đêm, nhồi máu cơ tim chết, sáng sớm phát hiện ra thì cơ thể đã lạnh ngắt rồi, chẳng kịp để lại lời nào. Lão Xử thở dài, rồi quyết định sẽ đi Liễu Dương, Đông Bắc chịu tang. Quyết định về chịu tang không phải do dì ra đi không để lại lời nào, hay di đã mất nên đến nhìn bà lần cuối. Mà vì lão Xử nhớ tới hồi nhỏ của mình. Hổi nhỏ, dượng lão đi lính ở Liễu Dương, Đông Bắc, nên dì đi theo bộ đội, tới làm công nhân dệt ở Liễu Dương, thấm thoắt đã năm năm không quay về. Năm lão Xử tám tuổi, dì và dượng trở về, đến nhà lão Xử thăm cha mẹ lão. Cha lão Xử tham lợi nhỏ, thấy dì và dượng làm việc bên ngoài, bèn mở miệng mượn tiền họ. Dượng còn chưa nói, dì đã một mực cự tuyệt: “Anh rể, không phải em không muốn cho anh vay, nhưng họ hàng nhà mình người nghèo đông quá, em cho mình anh vay, lại đắc tội với hết thảy mọi người, mà cho tất cả vay thì em cũng đến nước phải bán quần mất.”
Nhưng lúc ăn tối, dì kéo lão Xử tới bên mình, giấu cha mẹ lão, dấm dúi nhét cho lão hai đồng. Dì nói: “Hồi con sinh ra, dì là người đầu tiên ôm con, dì dùng chính đôi tay này để ôm con đây.”
Hai đồng năm đó phải bằng một trăm đồng bây giờ. Lương mọi người khi ấy, cũng chỉ được mười mấy đồng. Suốt từ lớp hai đến lớp năm, lão Xử mãi không tiêu hai đồng này. Trong những năm học tiểu học, lão Xử sống vô cùng tự tin. Đến năm lớp năm, lão Xử để ý một bạn nữ học cùng. Lúc ấy lão mới rút ra hai hào từ hai đồng đó, mua một cái khăn tay hoa tặng cô bạn ấy. Đến nay lão vẫn nhớ, trên khăn tay in hai con bướm đang bay trong lùm hoa.
Từ huyện XX đến Liễu Dương, Đông Bắc khoảng hơn hai nghìn dặm. Lão Xử đi vòng vèo từ quê đến Liễu Dương, tới nơi em họ ra đón. Lão vào viếng dì, kể lại chuyện xưa, mọi chuyện cũng chỉ dừng ở lời nói. Đợi xong tang sự, từ Liễu Dương trở về, chuyển xe ở Bắc Kinh, lão Xử phát hiện, thoắt cái đã đến cuối năm rồi. Vì ga tàu ở Bắc Kinh người đông nghìn nghịt, người trời Nam kẻ đất Bắc, ai ai cũng muốn về quê ăn tết. Không để tâm do bình thường, chẳng để ý gì, một năm nữa đã lại qua đi.
Lão Xử xốp hàng bốn tiêng, vẫn chưa mua được vé tàu về quê. Không chỉ vé hôm nay đa hết, vé ba ngày tiếp theo cũng hết. Vì hôm đó tính theo âm lịch đã là 27, mọi người đều vội vàng về quê ăn tết, càng gần tới cuối năm, mọi người càng vội vã. Lúc này lão Xử than thở, dì mất thật chẳng đúng lúc chút nào. Tiếp đó bèn định tìm một nhà nghỉ gần ga tàu để ở, quyết đợi qua năm mới, mồng một đầu năm mới về. Trước năm mới, mọi người đều đã vội vã về quê cả, ga tàu mồng một đầu năm, nói không chừng sẽ vắng tanh, lại nghĩ, ngày thường ở nhà không sốt ruột, huống hồ một mình ở Bắc Kinh sao phải sốt ruột chứ? Sao phải vì một cái cuối năm mà thấy vướng chân? Lão bèn rời khỏi ga tàu, dạo bước về phía Nam, phát hiện trong một con ngõ nhỏ ở Lộ Đông, có mấy cái nhà nghỉ. Người ra người vào trong ngõ, đủ loại giọng từ Bắc đến Nam, toàn là khách thuê phòng đang xách túi lớn túi nhỏ. Lão Xử rẽ vào ngõ, định tới trước hỏi thăm giá cả của nhà nghỉ thì điện thoại đổ chuông. Lão Xử nghe điện, là lão Bố mở xưởng rượu ở quê nhà gọi đến. Lão Bố nói tối nay muốn bê về một thau “Thịt nhừ cả xương”, thông gia nhà lão Bố, đến thảm nhà lão, thông gia vạch mặt chỉ tên rồi, muốn ăn “Thịt nhừ cả xương” ở Hựu Nhất Thôn. Lão Xử nhìn đồng hồ, đã sáu giờ chiều. Nếu là chuyện khác, cho dù là mượn tiên, lão Xử cũng có thể đồng ý ngay, riêng việc “Thịt nhừ cả xương”, lão Xử không dám quyết; bởi đây là quy tắc của Hựu Nhất Thôn. Trước cửa có thực khách xếp hàng, không thể tự ý bê thịt ra từ cửa sau. Giờ đã sáu giờ chiều, đang lúc khách xếp hàng. Trong lúc lão Xử chần chư, lão Bố lại nói: “Không thổ đánh đồng thông gia với người khác được, giờ tôi đến Hựu Nhất Thôn tìm ông đây.
Lão Xử: “Giờ ông đến Hựu Nhất Thôn cũng không tìm được tôi.”
Lão Bố: “Tại sao?”
Lão Xử: “Tôi đang ở Bắc Kinh.”
Vừa nghe lão Xử ở Bắc Kinh, lão Bố lập tức sốt ruột: “Lớn chuyện rồi.”
Lão Xử: “Chẳng phải có mỗi miếng thịt à? Thông gia ông không ăn sẽ chết chắc?”
Lão Bố: “Ý tôi nói không phải vụ thịt. Hôm nay là thứ tư. Ngày mai, là ngày mình họp đánh mạt chược.”
Lão Xử cũng bừng tỉnh, hóa ra hôm nay là thứ tư. Ba giờ chiều thứ năm là thời gian cố định đánh mạt chược của bốn người bạn ở quê. Lão Xử nói: “Không mua nổi vé tàu, không về được rồi. Tuần này bỏ một trận đi.”
Lão Bố: “Không bỏ được. Nếu bỏ, càng lớn chuyện.”
Lão Xử: “Đánh mạt chược thôi mà, không đánh sẽ chết chắc?”
Lão Bố: “Tôi không chết, lão Giải sẽ chết.”
Lão Xử: “Ông có ý gì?”
Lão Bố: “Tháng này lão Giải đau đầu suốt, hôm kia đốn bệnh viện kiểm tra, soi ra bị u não, sang năm phải mổ; là u lành hay u ác, giờ vẫn chưa rõ; nếu u lành còn dễ xử, nếu là u ác... Vậy lão Giải phiền phức rồi. Tôi e đây là trận mạt chược cuối cùng trước khi lão Giải gặp đại nạn.”
Nói xong, lão Bố cúp máy, ngay đến chuyện “Thịt nhừ cả xương” nói lúc đầu, cũng quên khuấy. Lão Xử tắt di động xong, cũng cảm thấy lớn chuyện rồi. Lão Giải mà lão Bố nhắc tới, là một trong bốn bạn mạt chược cố định của lão Xử, mở một nhà tắm công cộng ở phố Nam huyện. Bình thường khi đánh mạt chược, tài năng của lão Giải kém nhất. Nếu thắng thì hí ha hí hửng, miệng huýt sáo, hát hò. Nếu thua thì đập quân bài, nhổ nước bọt, miệng nói tục tĩu, chửi bới ầm ỹ. Nhưng vào một ngày mùa đông năm ngoái, lão Xử đã hiểu thấu được lão Giải. Chập tối hôm ấy, lão Xử và bạn giận dỗi nhau, bữa tối uống thêm vài chén rượu. Ai ngờ càng uống càng giận, càng giận càng uống, chưa ăn hết bữa cơm, đã uống say bí tỉ. Vì không muốn ngồi trong nhà nên lão xiêu xiêu vẹo vẹo đi ra ngoài. Bạn lão đang giận lão, cũng không thèm ngăn cản. Ra đến ngoài mới biết trời đang đổ tuyết lớn. Nhìn tuyết lớn khắp trời, lão Xử không biết đi về đâu. Khật khà khật khưỡng, lão lê từ phố Tây đến phố Nam huyện, nhìn thấy nhà tắm công cộng của lão Giải. Khi bước vào nhà tắm, người lão đổ nhào xuống đất, chẳng biết còn biết trời đất gì. Sớm hôm sau tỉnh lại, lão Xử thấy mình đang nằm trên phản của nhà tắm công cộng, lão Giải ngồi bên. Trước phản, còn có hai người chà lưng của nhà tắm vây quanh, trên trán đắp khăn mặt. Sau đó lão lại nhận ra, cánh tay mình đang tra kim tiêm, trên đầu treo bình thuốc. Lão Xử lấy tay còn lại khẽ chỉ lên bình thuốc: “Ý gì đây?”
Một người chà lưng đứng trước phản nói: “Hôm qua thấy chú bất tỉnh nhân sự, ông chủ bọn cháu sợ chú xảy ra chuyện, đã vội gọi bác sĩ đến.”
Lão Xử: “Uống chén rượu, có thể xảy ra chuyện gì?”
Người chà lưng khác nói: “Bác sĩ bảo, cũng may gọi ông ta tới, lúc đó nhịp tim chú lên đến hơn 100 nhịp một phút. Nếu muộn thêm chút nữa, nói không chừng đi luôn rồi.”
Lão Xử vẫn mạnh mồm: “Đi thì đi, đời người trước nay có ai là không chết?”
Lão Giải đứng bên cạnh lắc đầu: “Thế không được, ông mà chết, bọn tôi đến đâu đánh mạt chược?”
Lúc đó lão Xử chợt thấy ấm lòng. Ấm lòng không phải vì lão Giải đã cứu lão, mà là thời khắc quan trọng, nhận ra được phẩm hạnh của một người. Giờ nghe nói lão Giải bị u não, chưa rõ sống chết, trận mạt chược này có thể là trận mạt chược cuối cùng trước khi lão Giải lâm đại nạn. Lão Xử thấy chuyến căng rồi, cũng cảm thấy mình buộc phải về. Hơn nữa còn phải kịp về nhà trước ba giờ chiều mai, mới có thể không làm lỡ trận đánh bài thông thường. Nhưng vé tàu đã hết, làm thế nào có thể lên tàu đây? Lão Xử lại từ con ngõ nhỏ quay lại ga tàu, đến quầy trả vé đợi vé trả lại. Cuối năm mọi người đều muốn về nhà, còn không mua nổi vé, nói chi đến chuyện trả vé? Lão Xử đi cầu xin chủ nhiệm trực ban của nhà ga, nói ở nhà có người bệnh nặng, xem có thể chiêu cố cho một chiếc vé không. Chủ nhiệm trực ban nhìn lão Xử tỏ vẻ thông cảm, nói hôm nay ông ta đã gặp hơn ba chục lần kiểu hoàn cảnh giống lão Xử. Nhưng chỗ ngồi trên tàu chỉ có nhiêu đó thôi. Vé tàu đã bán ra, sao có thể tìm được chỗ trống nữa? Không còn vé là không còn vé. Lão Xử lại định tìm cò bán vé giá cao ở sân ga, nhưng cuối năm, khắp trong ngoài ga đều là cảnh sát, không tìm thấy bất cứ một tên cò vé nào. Trong lúc sốt ruột, đèn trong sân ga đã được bật lên, một ngày nữa lại qua đi. Vậy là cái khó ló cái khôn, đột nhiên lão Xử nghĩ ra một biện pháp. Lão lôi ra một tờ giấy từ trong túi xách, tiếp tục lấy bút, vẽ lên trên giấy vài chữ:
“Tôi muốn kêu oan!”
Sau đó giơ tờ giấy lên trên đầu.
Chưa đầy một phút sau, bốn tay cảnh sát xông đến, coi lão Xử là dân kiện cáo ghìm xuống đất.
4
Phụ trách đưa lão Xử về quê là hai hiệp cảnh ở Bắc Kinh, một người gọi là lão Đổng, người còn lại là lão Tiết. Cái gọi là hiệp cảnh ấy, chính là trợ thủ của cảnh sát; không phải cảnh sát, nhưng làm việc của cảnh sát. Trên tàu người đông nghìn nghịt, hết sạch ghế ngồi nhưng việc dẫn dân đi kiện về quê, lại không chịu ảnh hưởng của sự nhung nhúc người đó. Càng về cuối năm, càng không thể để dân tới Bắc Kinh kiện. Tại toa nghỉ ngơi của nhân viên đoàn tàu, để dành ra hai chiếc giường nằm cho lão Xử, lão Đổng và lão Tiết. Đi kiện không hể phạm pháp, nên lão Đổng và lão Tiết cũng không làm khó lão Xử. Không chỉ không làm khó lão Xử, họ còn sợ lão Xử dọc đường xảy ra biến cố, còn chăm sóc lão rất chu đáo. Đoàn tàu để dành ra hai giường nằm, họ để mình lão ở một giường, lão Đổng và lão Tiết chung một giường. Tàu chuyển bánh, lão Xử thở phào, lão Đổng và lão Tiết cũng thở phào. Lão Đổng, lão Tiết nhìn lão Xử, còn lão Xử nhìn ra ngoài cửa sổ. Tàu đi qua Phong Đài, lão Đổng hỏi lão Xử: “Ông anh có chuyện gì mà cuối năm chạy đến Bắc Kinh kiện cáo?”
Lão Xử nhìn ra ngoài cửa sổ nói: “Nói cho các cậu cũng vô ích. Các cậu có thể giải quyết được à?”
Lão Đổng và lão Tiết nhìn nhau, hai kẻ ngoài biên chế cảnh sát, đúng là không thể giải quyết được gì. Họ đã không giải quyết nổi việc gì, hai người bắt đầu khuyên giải lão Xử. Lão Đổng khuyên: “Bất kể là chuyện gì, chuyện xảy ra ở địa phương, vậy nên giải quyết tại địa phương.”
Lão Tiết lại nói: “Yên tâm, trên đời không mâu thuẫn nào không thể hóa giải.”
Đang lúc nói chuyện, đến giờ ăn cơm, lão Đổng mua ba hộp cơm. Lão Đổng nói: “Kiện là việc của kiện, cơm thì vẫn phải ăn.”
Lão Xử cũng bê hộp cơm lên ăn. Lão Đổng thở phào: “Vậy là đúng rồi.”
An cơm xong, lão Tiết rót trà vào trong cốc giấy, đưa cho lão Xử: “Ông anh, uống ngụm trà đi.”
Lão Xử cũng bê cốc giấy lên uống.
Ăn uống xong xuôi, lão Xử ngả lưng xuống giường ngủ. Thấy lão ngủ, lão Đổng và lão Tiết bắt đầu phân công trực. Mỗi người ba tiếng, luân phiên trông coi. Ba tiếng rồi lại ba tiếng, dằn vặt từ tối đến sớm hôm sau. Đến lượt lão Tiết trực ban, lão Tiết thấy lão Xử đang ngủ say, ngáp mấy lần, cũng lăn ra giường ngủ cùng lão Đổng. Đến khi giật mình tỉnh dậy, mặt trời hên ngoài cửa đã lên rất cao. Lão Tiết sợ toát mồ hôi, hoang mang nhìn sang phía giường đối diện, thấy lão Xử vẫn nằm trên giường, đang mở mắt nghĩ ngợi, không hề chạy trốn. Lão Tiết thở phào nhẹ nhõm, giơ thẳng ngón cái lên nói với lão Xử:
‘‘Ông anh quả là tốt bụng.”
5
Từ thành phố XX xuống tàu, lại ngồi xe khách thêm hai tiếng, cuối cùng hai giờ chiều, lão Đổng, lão Tiết áp giải lão Xử đến được huyện XX, rồi tới phòng công an huyện bàn giao. Người của phòng thường đến Hựu Nhất Thôn ở phố Tây huyện ăn “Thịt nhừ cả xương”, đều quen lão Xử. Cảnh sát trực ban hôm đó gọi là lão Lưu. Lão Lưu thấy lão Xử bị người áp giải đến, có phẩn nghi hoặc không hiểu. Sau khi đọc thư giới thiệu của lão Đổng, lão Tiết ở Bắc Kinh, càng tỏ ra thắc mắc, vò đầu gãi tai hỏi: “Lão Xử, anh đang làm trò gì thế? Sao lại đến Bắc Kinh kiện? Sao lại để người từ Bắc Kinh đưa về?”
Lúc này lão Xử nói thật: “Không kiện, không kiện.”
Lại nói: “Chuyển xe ở Bắc Kinh, không mua được vé tàu, phải vội quay vế đánh mạt chược, nên đành dùng chiêu này.”
Rồi lão nói tiếp: “Đùa đấy!”
Đoạn quay người bỏ đi. Lão Lưu đứng ngẩn ra. Lão Đổng, lão Tiết cũng bần thần hết cả. Lão Đổng bắt đầu lắp bắp: “Chuyện gì thế này? Có kiểu đùa như vậy sao?”
Lão Tiết đập xuống bàn: “Quả là to gan thật đấy!” Chỉ ra ngoài cửa hỏi: “Đây là người thế nào?” Lão Lưu giới thiệu rõ ràng ngắn gọn cho lão Đổng và lão Tiết: “Người này tên là Xử Vì Dân, 20 năm trước, từng làm Chủ tịch huyện ở vùng khác. Sau này vì một vụ án mà bị cách chức, nghe đâu vì dính dáng đến một người phụ nữ, có thể lão Xử do tình riêng mà làm bậy, cũng có thể là do tham ô hủ hóa. Làm Chủ tịch huyện còn có thể tham ô, không làm Chủ tịch huyện nữa còn mỗi lương không, không đủ nuôi cả nhà, bèn từ nơi xa trở về quê nhà, mở một quán cơm ở phố Tây, tên là Hựu Nhất Thôn. ‘Thịt nhừ cả xương’ của Hựu Nhất Thôn rất nổi tiếng. Vì ông nội của Xử Vì Dân, làm đầu bếp ở phủ Thái Nguyên từ sớm, để lại bí quyết. Mặc dù ‘thịt nhừ cả xương’ đắt hàng, nhưng một ngày lão chỉ hầm hai nồi thịt. Sở thích duy nhất của lão ấy là đánh mạt chược. Chiều thứ năm hàng tuần là tụ tập chơi mạt chược, không gì lay chuyển được.”
6
Nghe xong lời giới thiệu của lão Lưu ở phòng công an, lão Đổng và lão Tiết dở khóc dở cười. Phần vì vừa tức vừa buồn cười, muốn gặp lại lão Xử lần nữa. Hai vì nghe lai lịch của món “Thịt nhừ cả xương”, cộng thêm lai lịch của lão Xử, nên cũng có chút tò mò về Hựu Nhất Thôn. Nếu đã đến huyện XX, họ cũng muốn ăn “Thịt nhừ cả xương” một lần, vậy nên hai người rời khỏi phòng công an, đi ra đường lớn hỏi đường tới Hựu Nhất Thôn. Nghe họ nói tới tìm lão Xử, một nữ bồi bàn dẫn hai người tới phòng riêng. Trong phòng có bốn người, đang đánh mạt chược tưng bừng nhộn nhịp. Lão Xử ngồi bên trong. Lão Đổng dẫn đầu dẹp đường nói: “Lão Xử, ông quá đáng lắm nhé, vì đánh mạt chược mà lừa Đảng và Chính phủ như vậy.”
Lão Tiết cũng quát: “Không chỉ lừa Đảng và Chính phủ, lừa luôn hai anh em tôi suốt dọc đường đi.”
Lão Xử đánh ra một con bài, đoạn nói: ‘ Người anh em, nói ngược rồi. Đảng, chính phủ và cả hai cậu nữa phải nên cảm ơn mạt chược mới đúng.
Lão Tiết: “Có ý gì?”
Lão Xử: “Vốn dĩ tôi muốn đi kiện, nhưng vừa nghĩ tới đánh mạt chược liền đổi chủ ý. Nếu không, nhân lúc hai cậu ngủ say trên tàu, tôi lại chẳng sớm chạy rồi?”
T Lại nói: “Tôi mà chạy, hai anh em cậu, không biết phải gánh trách nhiệm lớn như nào?”
Lão Đổng, lão Tiết bần thần. Lão Đổng nói: “Đừng lừa tụi này, muốn kiện thì ông cũng phải có cái lý do chứ.”
Lão Xử cầm con bài trong tay nói: “Hơn hai chục năm trước, tại hạ từng làm Chủ tịch huyện, hai cậu biết chưa?”
Lão Tiết: “Vừa nghe nói.”
Lão Xử: “Năm đó cách chức tôi, chính là án oan lớn nhất trên thế giới; hơn hai chục năm nay, đáng ra năm nào tôi cũng nên đi kiện. Vì Đảng và Chính phủ, tôi nhẫn nhục chịu oan, ở nhà luộc thịt. Cuối cùng, tôi không tính toán với mấy người, mấy người lại còn định tính sổ với tôi sao.”
Lão Đổng, lão Tiết đứng ngẩn ra. Lão Bố mở xưởng rượu, hết kiên nhẫn quay qua phía lão Đổng và lão Tiết, xua xua tay nói: “Thôi bớt nói nhảm đi, ở đây đang bận chính sự.”
Lại khó chịu giục lão Vương buôn sỉ rượu thuốc: “Sao chậm thế, xuất bài, mau lên.”
Lão Vương đang do dự, đánh xuống con: “Nhị Bánh.”
Lão Giải kinh doanh nhà tắm công cộng mừng lớn, vội đẩy bài xuống: “Ù rồi!”
Sau đó miệng cất tiếng hát. Lão Bố bắt đầu trách lão Vương, hai người cãi nhau túi bụi. Lão Xử hưng phấn đến đỏ ửng cả mặt: “Khoái quá!”
7
Lão Đổng, lão Tiết bước ra khỏi phòng đánh mạt chược, đi tới đại sảnh của Hựu Nhất Thôn, muốn mua “Thịt nhừ cả xương”. Lúc này mới nhận ra, hàng đứng mua “Thịt nhừ cả xương” đã xếp dài hơn dặm. Lúc vừa vào cửa không để ý, giờ họ mới biết sự lợi hại của “Thịt nhừ cả xương”. Tiếp đó họ nhìn vào bếp, thấy trên bếp đang hầm một nồi thịt, lúc này quay vào xếp hàng sao còn mua được chứ? Lão Đổng bước tới trước nói với người bán thịt, hai người họ, do mến tiếng nên từ Bắc Kinh đến. Liệu có thể chiếu cố một chút, bán cho bốn lạng thịt để họ nếm thử không. Người bán thịt lắc đầu, đừng nói bốn lạng, một miếng cũng không dám bán cho họ. Bán cho dân chen ngang một miếng, người xếp hàng sẽ đánh chết cậu ta. Lão Đổng, lão Tiết lắc đầu, đi ra khỏi cửa, định tìm một quán cơm khác để ăn. Lúc này cô gái bồi bàn dẫn lão Đổng và lão
Tiết đi tìm lão Xử lại đuổi theo gọi họ: “Hai chú ơi dừng lại đã.”
Lão Đổng hỏi: “Chuyện gì?”
Cô gái bồi bàn nói: “Ông chủ cháu bảo, trên tàu hai chú từng mời ông ăn cơm, giờ ông mời hai chú ăn cơm.”
Lão Đổng và lão Tiết nhìn nhau, bèn đi theo cô gái ấy quay lại Hựu Nhất Thôn. Theo chân cô bước vào một căn phòng riêng, nhìn thấy trên bàn đặt một bát to món “Thịt nhừ cả xương” nóng hôi hổi. Bên cạnh bát thịt, đặt hai bình rượu trắng “Thẳng cánh cò bay”. Hai người vui mừng khôn xiết. Lão Tiết nói: “Ngày trước lão Xử là tham quan, giờ cũng cải tà quy chính rồi.”
Hai người ngồi xuống trước bàn, bắt đầu giơ tay gắp “Thịt nhừ cả xương” ăn. Một miếng thịt đưa vào miệng, tức thì hiểu được vị ngon của món “Thịt nhừ cả xương” này. Trong vị mặn thấm hương thơm, trong hương thơm có vị ngọt, trong ngọt thấm cay, trong sự cay nồng ấy lại có chút lâng lâng và dễ ăn. Mùi vị không chỉ ngấm vào trong thịt, còn ngấm tới tận xương. An xong thịt, róc xương nạo tủy, mùi vị vẫn không hể suy giảm. Tửu lượng của lão Đổng, lão Tiết không cao, chính vì thịt nóng, nên cũng uống trơn miệng. Thoáng cái, một bình rượu đã cạn đáy. Uống hết một bình, lão Đổng mở bình thứ hai, lúc này lão Đổng hỏi lão Tiết: “Lão Tiết, lần dẫn độ này, về báo cáo thế nào với lãnh đạo?”
Lão Tiết nói: “E là không thể nói thật. Nếu nói thật, chuyến dẫn độ này lại chẳng thành trò cười?”
Lão Đổng nói: “Thành trò cười không nói làm gì, còn lộ ra là mình ngu, đi hơn 2000 dặm đến đây, sao dọc đường lại không phát hiện ra? Nói không tò chừng mất cả bát cơm.”
Lão Tiết dứt khoát: “Một câu thôi, trả về địa phương bình thường.”
Rồi lại do dự: “Nói là dọc đường đi đã được tiếp nhận sự dạy bảo nên đương sự bày tỏ sau này không đi kiện nữa. Vụ án không tái phát, mình còn có thể lãnh tiền thưởng.”
Lão Đổng: “Nếu đã khiến hắn hối lỗi sửa sai, mình cũng phải biết được lý do đi kiện. Lý do lão Xử đi kiện, nói cái gì được?”
Lão Tiết: “Cứ nói thật, muốn lật lại vụ án Chủ tịch huyện. Chuyện càng lớn và nghiêm trọng.”
Lão Đổng: “Đúng vậy, một chuyện nghiêm trọng, không thể để nó biến thành trò cười được.”
Nâng chén rượu: “Cạn”.
Lão Tiết cũng nâng chén rượu, hai người cụng một tiếng “keng”, cạn hết.
Lúc này trời đã tối hẳn. Tất niên rồi, ngoài quán cơm bắt đầu có người đốt pháo, cũng có người đang bắn pháo hoa. Từ cửa sổ có thể nhìn thấy, pháo hoa đang nở rộ trên không trung, muôn hồng ngàn tía, sáng chói bốn phương.
Tôi Không Phải Phan Kim Liên Tôi Không Phải Phan Kim Liên - Lưu Chấn Vân Tôi Không Phải Phan Kim Liên