Nguồn gốc của thiên tài là nguồn gốc của nhiệt huyết.

Benjamin Disraeli

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Đặng Ngân
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 8641 / 20
Cập nhật: 2017-09-23 17:38:00 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13 -
uy khép nhẹ cửa rồi bước ra sân. Trên giường ba anh vẫn còn ngủ. Qua một ngày ngồi xe đò mệt nhọc, ông ngủ say hơn bình thường. Lần này ông vào vì việc gì đó chớ không phải để thăm anh. Dầu sao hai cha con cũng mới gặp cách đây một tháng mà!
Huy nhớ anh đã cười như mếu khi ông Hoài nheo mắt hỏi nhỏ:
- Thế nào! Con bé thiên thần đêm Noel của con đâu rồi? Lần này phải dẫn đến ra mắt để ba so sánh nó với Cầm mới được nghe chưa!
Thiên thần của anh đã vỗ cánh bay đi tìm một vườn địa đàng mới rồi. Trớ trêu thay lòng anh vẫn còn đau đớn vì cô gái nhỏ ấy. Đau đớn đến căm hận, đến khổ sở vì chút tình yêu không thật, và chút tình bạn giả dối.
Hai tuần Huy không gặp Phan. Anh chỉ thoáng thấy Phan vài lần ở Câu Lạc Bộ rồi thôi. Huy không tới chào và Phan cũng lơ anh. Nghe Cầm lách chách nói rằng: Dạo này Phan đang bận bù đầu vì bà Lệ ra lệnh bắt Phan phải cùng bà tổng kiểm tra lại toàn bộ tài sản nằm rải rác ở rất nhiều công ty lớn mà gia đình Cầm có đầu tư cổ phần không nhỏ.
Hôm đó Cầm còn hý hửng khoe: mẹ cô muốn phân chia tài sản cho hai anh em thật sòng phẳng, vì dầu sao Cầm cũng sắp có chồng tới nơi rồi.
Giọng điệu úp úp mở mở, vờ e lệ mắc cở của Cầm làm Huy bực vô cùng. Mới tối hôm kia, bà Hằng mẹ anh lại nhắc tới chuyện vợ con, lần này bà nói thẳng sẽ cưới Cầm và chỉ đồng ý Cầm làm dâu bà, làm vợ Huy. Anh đã phản đối và phải ngồi chịu trận nghe mẹ kể lể công chín tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, công cực nhọc thay chồng vừa là mẹ, vừa là cha nuôi anh khôn lớn, bà hy sinh tình cảm riêng tư, từ chối đi bước nữa, để anh có được ngày này, bà đã một lần chứng kiến anh thất bại trong tình duyên, bà không muốn chuyện ấy tái diễn nữa. Bà chọn Cầm, vì bà biết căn cơ nguồi gốc gia đình cô ấy - một gia đình nền nếp mà cha mẹ Cầm là một tấm gương sáng, ai cũng phải nghiêng mình khi nói về một cặp vợ chồng hạnh phúc, gắn bó thương yêu nhau đến mức khi chồng bất hạnh qua đời sớm, người vợ mang hủ cốt về nhà để trong phòng mình, ngày đêm nhang khói tưởng nhớ.
Khi nghe mẹ nói về chuyện này bằng giọng ngưỡng mộ, Huy đã rùng mình liên tiếp mấy lần. Anh nhớ tới thái độ của Phan về vấn đề này. Phan cho rằng mẹ hắn ích kỷ, bệnh hoạn khi "giam cầm" xương cốt ba hắn trong gian phòng được khóa kín.
Mỗi người có suy nghĩ khác nhau trước một vấn đề, nhưng Huy không sao chịu nổi khi nghĩ mình sẽ là một thành viên trong gia đình Cầm, chớ đừng nói chi là chồng cô ta.
Có thể mẹ rủa Huy là bất hiếu, bất nghĩa nhưng anh không đời nào nghe lời bà được.
Huy đã dõng dạc... phát biểu rằng: "Hồi nào ba mẹ thuơng yêu nhau, cưới nhau về mà còn chia tay vì không hợp, nói chi con không hề yêu Cầm, con đã thất bại một lần, nhưng đâu phải vì vậy mà không yêu được nữa để phải cưới một người làm vợ cho có... vợ với đời. Con sẽ cưới người con yêu thôi. Và người đó không đời nào là Cầm ".
Mẹ Huy đã hỏi người... đó là ai. Anh không trả lời. Tới bây giờ anh vẫn không tự trả lời được.
Bất chợt Huy lấy cây chổi tàu dừa dựng góc cột ra quét sân.
Tiếng chổi xột xoạt nghe gợi buồn, gợi nhớ làm sao!
Gom lá lại, Huy châm lửa đốt. Khói mênh mang lan tỏa theo gió bạt đi trong sân. Tình yêu cũng thật thật hư hư như khói vậy. Người ta nhìn thấy khói nhưng có bao giờ bắt được nó trong tay đâu.
Huy buồn buồn nhặt những chiếc lá khô dòn thảy vào đống lửa. Lòng anh như sợi khói ngủ quên trong sân với cây, với sương mù mỗi sáng. Em đi và không hề nhớ những sớm mai giá rét có môi anh ấm áp, môi em ngon mềm. Với em những tình tự dễ thương ấy chỉ là trò đùa. Riêng anh vẫn ngồi đây đốt lá và nhớ tới ngày mình còn yêu. Em đã vắng -- khói lên trời hiu quạnh. Khói tan đi - như chuyện cũ tan đi. Anh một mình co ro dấu nỗi buồn trong túi áo. Hỏi thầm lá khô khói ấy sẽ về đâu.
Bước trở về phòng, Huy cười với mình khi nhận ra sáng nay anh lẫn thẩn cùng những câu những chữ rời rạc cứ vang vang trong hồn. Thơ không ra thơ, vè không ra vè. Có thể nó là những câu thở chưa thành, nhưng sao anh buồn quá vậy? Buồn như thể từ giờ trở đi anh sẽ không còn làm thơ được ra thơ và yêu không ra yêu được nữa.
Vào tới phòng, Huy thấy ông Hoài đã dậy và đang ngồi hút thuốc. Anh ngồi xuống đối diện rồi ngập ngừng mở lời:
- Còn sớm lắm. Sao ba không ngủ nữa?
- Ba quen rồi. À! Con ra sân đốt lá hả? Công việc đó phù hợp với thi sĩ hơn là giám đốc xí nghiệp. Dạo này ba ít thấy thơ con trên báo. Sao vậy?
Huy gượng gạo:
- Chắc tại con không nghĩ tới thơ nên thơ cũng bỏ rơi con luôn. Vì vậy làm sao có bài gởi báo được.
Ông Hoài hóm hỉnh:
- Ý con nói thơ hay nàng thơ vậy?
Huy không trả lời, anh cười trừ và mồi cho mình điếu thuốc. Ông Hoài lại nói khơi khơi:
- Lãng mạn một chút sẽ thấy cuộc sống nhiều thú vị nhưng đừng nên đa tình. Đàn ông đa tình quá khó thành công lắm.
Phà một hơi khói, Huy nheo nheo mắt:
- Ý ba chắc không phải nói mình?
Ông Hoài nhún vai:
- Ba nói chung cái... giống đa tình ấy mà.
Rồi ông nheo mắt nhìn anh:
- Ba về đây làm gì. Con có thắc mắc không?
Huy bỗng chột dạ khi nghĩ tới việc bà Lệ muốn anh cưới Cầm. Lẽ nào ba anh vào vì chuyện đó.
Huy dè dặt:
- Mẹ nhắn ba về à?
- Ồ không! Từ mấy chục năm nay ba đã mất họ mất tên rồi. với mẹ con, ba là "thằng khốn kiếp". Bà ấy đâu muốn ba vào đây làm gì.
Ông Hoài chợt cười khẩy:
- Nếu mẹ con biết được lý do ba có mặt ở Sài Gòn, chắc bà ấy sẽ không ngớt lời nguyền rủa bọn đàn ông đèo bồng một thân hai vợ như ba.
Huy tò mò:
- Ba vào đây lo thủ tục li dị cho ai phải không?
Mắt ông Hoài lóe lên một tia thích thú:
- Còn hơn là như vậy. Chuyện li dị ngày nay đơn giản lắm họ cần gì ba. Người ta thường nhờ tới luật sư khi quyền lợi vật chất bị va chạm nhiều hơn khi bị mất mát về tinh thần. Lần này có người mướn ba cố tình thực hiện sai di chúc mà chồng bà ta đã nhờ ba lập trước khi ông ấy chết hai năm.
Gõ gõ đầu ngón tay lên mặt bàn, ông Hoài hơi mơ màng:
- Nếu đồng ý. Ba sẽ có món tiền lớn. Mà ba với họ có lạ gì nhau. Hai vợ chồng đều bạn của bạn mà.
Huy buột miệng:
- Bác Lệ à!
Ông Hoài không trả lời mà hỏi lại Huy:
- Con sẽ cưới Cầm chớ!
- Làm gì có chuyện đó. Sao ba lại hỏi vậy không lẽ chuyện chia gia tài của họ liên quan tới con?
- Có đấy! Bà Lệ thẳng thừng đặt vấn đề rằng vì con sẽ là rể của bả, nên đề nghị ba phải làm sao cho Cầm hưởng một nửa tài sản chớ không chỉ là một phần tư như bà ta nghĩ.
- Rồi ba trả lời sao?
Ông Hoài đáp:
- Chưa trả lời gì hết. Nhưng dĩ nhiên chả đời nào ba làm điều trái lương tâm ấy. Hôm ở Đà Lạt, ba mới úp mở cho bà ấy biết tài sản ông Tiến chia ra làm 4 cho 4 người là bà ta đã nhảy đỏng lên rồi. Cách đây hai hôm bà ấy điện thoại yêu cầu ba sửa lại di chúc. Thật tồi tệ, bà ấy muốn cướp phần của những người khốn khổ, bất hạnh đã mấy chục năm nay.
Huy hoang mang:
- Ba muốn nói những người khốn khổ bất hạnh nào vậy?
Ông Hoài trầm giọng:
- Ba nói tới những người con riêng của bác Tiến. Bà Lệ muốn ba gạt bỏ tên hai đứa con riêng của bác Tiến ra khỏi di chúc. Bà ấy tham lam quá, độc ác quá nên cuối cùng sẽ chẳng được gì đâu.
- Bác Tiến cũng... hai vợ sao? Con không hề nghe Phan hay Cầm nói chuyện này.
- Tụi nó mới biết hôm đám ma đây thôi. Với Cầm chuyện đó là nỗi nhục, nó không bao giờ chấp nhận làm sao nói với con được.
Ông Hoài cười cười:
- Con Cầm tính khí nhỏ nhen, hiểm độc y như bà Lệ. Thằng Phan khác hẳn mẹ và em gái. Nó tự tìm hiểu và tìm đến hai đứa em cùng cha để giúp đỡ chúng. Nó đồng ý và tỏ ra rất mừng khi biết hai đứa này được chia tài sản. Nếu Phan biết được ý mẹ mình, chắc chắn nó sẽ nổi xung thiên lên. Phan là đứa đa cảm giống ba nó, nhưng nó cứng rắn và rõ ràng trong mọi việc, nên nó sẽ không vướng vào những hạn chế như ông ấy.
Huy xoa hai tay vào nhau:
- Mẹ sẽ nghĩ gì khi biết chuyện này. Hay thật! Bạn bè mấy chục năm mà bác Lệ không hé môi với mẹ một lời. Đã vậy còn bày ra trò thờ xương cốt ông chồng trong phòng riêng. Thằng Phan bảo là mẹ nó bệnh hoạn, thật đúng - Thật tình con không hiểu nổi bác Tiến lẫn bác Lệ. Mấy chục năm đóng kịch với con cái. Kinh khủng thật!
Ông Hoài nói:
- Ba cũng không hiểu hết... thằng bạn già của mình. Thú thật, ba không thể sống như bác Tiến được. Đến khi ông ấy chết bà ta vẫn không tha. Dù trở thành vua, ba cũng không thể sống bên người mình đã hết yêu.
- Nhưng bác Tiến vẫn có thể ly dị để cưới vợ khác như ba mà. Tại sao ổng lại nhu nhược kỳ cục vậy?
Ông Hoài trầm giọng:
- Tánh bà Lệ rất hiểm và ích kỷ, bà ta chỉ nghĩ tới mình. hai người không hạnh phúc vì có nhiều xung đột về quan điểm sống. Chính sự bất đồng này dẫn tới chuyện "Ông ăn chả, bà ăn nem". Bác Tiến vẫn cố yêu vợ dù lúc ấy ông đang khổ sở vì hình bóng người khác. Khổ nổi chính bà Lệ đã "ăn nem" trước. Chính vì vậy bác ấy mới tìm đến người vợ sau này ấy chớ. Biết chồng mình lập phòng nhì và muốn ly dị. Dù không yêu, bà Lệ cũng phá. Bà ấy mướn người đến đập tan cái tổ ấm, và đánh bà Túy một trận. Bà Lệ tuyên bố nếu ông Tiến bỏ bà, bà sẽ không tha người ông đang yêu mê mệt, ngoài ra bà sẽ ra sức vận động các cổ đông trong công ty tẩy chay ông. Vì yêu người vợ sau và cũng vì sự nghiệp, bác Tiến phải nhịn nhục chiều theo ý bà Lệ và mặc cho bà ta đi lại với nhân tình mà không nói được gì vì sợ bà lên cơn ghen sẽ đốt nhà và tạt axít bà Túy. Hai người cứ tiếp tục màn kịch vợ chồng. Mãi đến khi gã nhân tình của bà Lệ đi nước ngoài, bà ta mới quay về để siết ông Tiến vào vòng. Bà ta vận động mẹ chồng để được vào làm ở công ty cổ phần của chồng. Là một người có tài, bà Lệ mau chóng đưa công ty phát triển. Bà ta nắm được lợi nhuận của chồng và buộc ông phải góp lời làm vốn chớ không được tự động tiêu xài hoang phí, và nhất là không được cung cấp tiền cho vợ nhỏ. Đang làm ăn thuận tiện và vì nghĩ tới đứa con gái bà Túy mới sanh, ông Tiến phải nuốt hận nhịn nhục. Ông phải gói ghém, phải qua mặt bà Lệ bằng mọi cách để có tiền nuôi cái gia đình thứ hai. Dù căm hận bà Lệ vô cùng, ông Tiến cũng không làm gì được bà vợ lớn. Cơ nghiệp ông ngày càng phình to, nhưng hầu như ông không bao giờ dư giả, vì tiền riêng ông phải đem đưa bà Túy. Ông chỉ có quyền sắm sửa đồ đạt, vật dụng một cách thoải mái cho bà Lệ và Cầm thôi.
- Con không thể tin được những gì ba nói. Bác Tiến rất đàn ông tính, lẽ nào lai sợ bác Lệ dữ vậy.
- Không phải bác Tiến sợ đâu, nhưng chuyện tình cảm khó nói hay dỡ lắm! Ông ấy không dứt khóat như ba, và cũng không muốn tiêu tan sự nghiệp như ba.
Ông Hoài dụi thuốc vào đồ gạt và nói tiếp:
- Chính vì một lúc muốn được nhiều thứ mà ông cứ loay hoay với những ràng buộc vô hình của trách nhiệm, của công danh, sự nghiệp... Ông ấy là người khốn khổ. Mãi khi sức khỏe yếu đi ông mới có cái nhìn khác về toàn bộ đời mình. Lập di chúc là một việc độc đáo chứng tỏ ông khôn ngoan hơn bà Lệ rất nhiều. Đây là việc làm bí mật, mẹ và vợ Ông ấy không biết. Bây giờ bà Lệ vẫn chưa rõ di chúc ấy cục thể ra sao mà! Điều ba thích thú nhất là ông Tiến đủ dành cho bà Lệ một sự ngạc nhiên chết người như để bù lại công bà cất giữ xương cốt của ông. Hà! hà! Cuối đời ông cũng làm được việc xem không tệ lắm cho hai đứa con riêng.
Huy hỏi:
- Ba biết hai người đó không?
Ông Hoài khe khẽ gật đầu:
- Ba gặp họ một lần. Đó là lần bác Tiến chết. Lúc ông ấy còn hấp hối chính ba đã tìm đến nhà họ để báo tin. Sau đó khi trở về Đà Lạt ba có viết một lá thơ thăm hỏi, nhưng không nhận được thơ trả lời nên thôi, ba không liên lạc nữa. Lác nữa ba phải đi tới nhà họ.
- Con sẽ đưa ba đi.
Ông Hoài khoát tay:
- Không cần đâu. Ba đi một mình tiện hơn. Đây là công việc mà! Ba sẽ đi với Phan tới đó.
Nghe nhắc tới Phan, Huy làm thinh. Lòng anh chợt hả hê khi nghĩ mẹ sẽ không ca tụng gia đình Cầm nữa, anh sẽ có nhiều lý do để từ chối cuộc hôn nhân được xếp đặt bởi hai bà mẹ quá quắt này.
Ông Hoài chắt lưỡi:
- Phan là người tốt, nó rất biết nghĩa, tiếc là Phan không yêu con bé Hoa.
- Nó nói với ba như vậy à!
- Ờ! Lúc ở Đà Lạt, Phan đã nói khi ba hỏi ý nó về Hoa.
- Vậy nó yêu ai?
Ông Hoài đáp:
- Ba không nói, nhưng ba nghĩ không đời nào nó lại yêu người bạn nó cũng yêu đâu.
Huy hơi ngượng:
- Sao ba lại nói vậy?
- À! Ba không cố ý mà chỉ nhắc lại lời của con bé Hoa thôi. Tối hôm qua ghé đây lúc chỉ có mình ba, nó đã thút thít kể chuyện cô bạn thân của nó và anh bạn thân của con cho ba nghe. Cuối cùng Hoa kết luận một câu thật nhức nhối.
- Hoa nói gì hả ba?
- Nó bảo anh em nhà này đều bị bạn lừa, tình phụ. Nó đâm ra chán thế thái nhân tình. Ba không khuyên gì Hoa cả. Nhưng với con, ba nghĩ nên thận trọng tìm hiểu cho kỷ khi đã yêu thật sự. Con đâu còn trẻ gì để có thể bồng bột, hấp tấp đánh giá sai một mối tình như ngày xưa nào đó chớ! Hãy tìm gặp con bé thiên thần ấy một lần nữa đi.
Huy gượng cười nhìn ông Hoài vươn vai đứng dậy. Dầu từ nhỏ đến giờ anh không được sống bên ông, nhưng Huy luôn thấy ba rất gần gũi với mình. Ông vừa khuyên anh điều thiết thực, song khổ nỗi ba anh không biết rằng tối hôm qua, Huy đã đứng đợi Vi hàng giờ ngoài cổng trung tâm. Anh không bị Phan cản mũi như lần rồi, như Vi vô cùng lạnh nhạt với anh. Cô lặng lẽ đạp xe thật nhanh, môi mím lại không nói một lời mặc Huy hỏi mãi câu: "Tại sao em bỏ anh mà đi?".
Mãi đến lúc tới đầu ngõ rẽ vào nhà, Vi mới ngừng xe lại và nói:
- Đừng gặp em nữa. Phiền phức và rắc rối lắm. Vả lại em đâu xứng đáng để anh phải tốn thời gian như vầy. Anh về đi!
Rồi không để anh nói lấy một lời, Vi cong lưng đạp nhanh xe vào con hẻm tối. Lẽ ra Huy phải theo cô vào tận nhà, ngồi nói chuyện đàng hoàng như lần anh đã lặn lội tìm cho ra ngôi nhà bé xíu, có dàn cát đằng buông những dây hoa tím trước sân, để năn nỉ cô trở lại làm việc, nhưng không hiểu sao Huy lại về. Anh không tự tin như những lần anh suồng sã tán tỉnh qua đường bao nhiêu cô gái. Vì anh đã yêu thật lòng, hay vì anh khổ tâm khi nghĩ tới Phan? Huy không hiểu nữa. Có lẽ anh phải gặp Phan mới được. Nhưng anh sẽ làm gì, nếu như Phan hảnh diện khoe rằng: Phan và Vi yêu nhau lắm.
Huy chợt thở dài và bỗng thấy mình lẫn thẫn như người già luôn gặp thất bại trong đời. Có ai tin rằng một giám đốc trẻ, một nhà thơ... như anh lại rụt rè, khốn khổ, thất vọng vì yêu.
Tiếng gõ cửa nhè nhẹ làm đứt ngang dòng suy nghĩ của Huỵ Dù ngạc nhiên không đoán ra ai tìm mình sớm như vậy, Huy vẫn lên tiếng:
- Vào đi!
Thu Hà bước vô với vẻ mặt phờ phạt của người mất ngủ làm Huy phải kêu lên:
- Chị làm sao vậy? Có bệnh hoạn gì hong?
- Không, không! Chị mà bệnh hoạn gì.
- Sao mắt chị thâm quầng hết? Có chuyện gì cứ nói thật với tôi đi!
- Hồi tối hôm qua chị ngủ không được. Chị áy náy trong lòng quá. Suy đi nghĩ lại sáng nay chị phải vào sớm để nói với cậu một chuyện - không hiểu sao thiếm Hằng biết chị biết nhà Vi và thiếm bắt chị dẫn tới...
Mặt Huy đổi sắc. Anh hỏi dồn:
- Mẹ tôi tới nhà Vi chi vậy?
Hà thở dài:
- Lẽ ra chị không nên đưa thiếm Hằng tới đó. Chị ân hận quá. Bà Hạnh mà biết chị tài khôn như vầy, bả sẽ mắng chị tắt bếp.
Huy sốt ruột:
- Mẹ tôi đã làm gì Vi. Chị nói đại đi.
Hà ngập ngừng kể:
- Khi chị dẫn thiếm Hằng tới, Vi đi làm vẫn chưa về. Bà Túy, mẹ con bé lộ vẻ sốt ruột, bà hỏi thiếm Hằng cần gặp Vi làm chi, thiếm bèn nói thẳng vấn đễ là thiếm không bằng lòng chuyện Vi đeo theo cậu. Thiếm bảo cậu có vợ rồi, nếu bà Túy cứ xúi Vi quyến rũ cậu nữa, thiếm sẽ cho người phá tan tành gia đình của Vi ra. Lúc ấy có xấu hổ cũng đừng trách.
- Trời đất ơi! Mẹ em nói như vậy thật sao? Rồi mẹ Vi có phản ứng gì không?
- Có chứ! Bà ta yêu cầu thiếm Hằng ra khỏi nhà, và nhấn mạnh Vi không phải hạng như thiếm Hằng nói. Hai bên lời qua tiếng lại "găng" lắm, chị đứng giữa mà run quá trời. May sao lúc đó cậu Phan tới với bà Nội cậu ta.
Tim Huy thót lại. Anh ngớ ngẩn hỏi:
- Phan đưa bà nội nó đến chi vậy?
- Làm sao chị biết được? Nhưng khi nhìn thấy gương mặt còn đằng đằng sát khí của thiếm Hằng, cậu Phan đùng đùng nổi giận. Cậu ấy to tiếng nói: Cầm và thiếm đồng lòng cho Vi nghỉ việc rồi, bây giờ còn lại nhà Vi làm rộn gì nửa? Cậu ấy không nễ nang bất kỳ ai muốn hạ uy tín Vi. Còn bà cụ ấy hả! Bả tỏ vẻ giận thiếm Hằng lắm. Bà cụ tuyên bố mặc cho Cầm và mẹ cô ta không đồng ý, kể từ bây giờ trở đi bà ấy chính thức xem Vi là cháu.
Huy ngồi thừ ra trên ghế. Cuối cùng Phan đã có được Vi rồi. Anh quả là vô duyên.
Hà lại nói tiếp:
- Trên đường đi về, thiếm Hằng luôn miệng rủa Vi giỏi mồi chài đàn ông giàu. Thiếm giận cả Cầm, vì cô ta dấu việc anh mình có quan hệ với Vi. Rồi thiếm chửi cả cậu nữa.
Huy cau có ngắt ngang:
- Nhưng việc gì khiến chị ân hận chớ! Vi có nghĩ gì tới tôi đâu!
- Sao lại không? Nó thương cậu lắm đó! Nó bị cho thôi việc vì cậu, làm sao nó dám nghĩ tới nữa chứ! Ý là Vi tránh né, lẫn trốn cậu mà thiếm Hằng còn tới tận nhà nó làm giặc, nói chi... nhưng cậu có thật lòng với nó không?
Huy bối rối:
- Thật hay giả gì cũng chả ăn thua. Vi yêu thằng Phan mà! Nó đã dẫn bà nội đến...
Hà bĩu môi:
- Nếu thật như vậy, Cầm làm gì phải khổ sở đến thế. Trong xí nghiệp này ai không biết Vi thương cậu. Chị nghĩ, cậu Phan bất quá chỉ là bình phong cho nó thôi. Vi yêu cậu nên khi bị đuổi khỏi đây, Vi không hé môi lấy một lời than thở. Nó luôn miệng nói rằng tự ý xin nghĩ vì đã tìm được chỗ làm khác. Nếu không nghe Phan nói hôm qua, chị cũng tin là như vậy. Vi là đứa nhiều tự ái, nó đâu chịu bị hạ nhục dù nó yêu em vô cùng.
Hà hạ giọng:
- Nói thật nha! Nếu cậu thương thì phải tìm cách thuyết phục thiếm Hằng và lấy lại niềm tin nơi Vi càng sớm càng tốt. Bằng không con bé lại hiểu lầm cậu, rồi ngã sang phía cậu Phan thì có ân hận cũng đã muộn. Chị về đây. Hôm nay chúa nhật, Vi không đi làm. Cậu nghĩ sao đó thì nghĩ. Nhưng tốt nhất nên gặp Vi để hỏi cho rõ đầu đuôi khúc ngọn.
Tình Như Sương Khói Tình Như Sương Khói - Trần Thị Bảo Châu Tình Như Sương Khói