Books can be dangerous. The best ones should be labeled "This could change your life."

Helen Exley

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1332 / 40
Cập nhật: 2016-09-17 16:45:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15
ự Im Lặng Của Chúa Giêsu
Máccô 15,1-5
1 Vừa tảng sáng, các thượng tế đã họp bàn với các kỳ mục và kỉnh sư, tức là toàn thê Thượng Hội Đông. Sau đó, họ trói Đức Gỉêsn lại và giải đi nộp cho ông Phiỉatô. 2 Ông Philatô hỏi Người: “Ôn% là vua dân Do Thái sao? ” Người trả lời: “Đúng như ngài nói đó. ” 3 Các thượng tế tố cáo Ngirời nhiều tội, 4 nên ông Philatô lại hỏi Người: “Ông không trả lời gì sao? Nghe kìa, họ to cảo ông biết bao nhiêu tội! ” 5 Nhưng Đức Giêsu không trả lời ÍỊÌ nữa, khiến ông Philatô phải ngạc nhiên.
Lúc trời rạng sáng. Tòa Công Luận họp lại để xác nhận các kết luận họ đã có được trong buổi họp ban đêm. Họ không được quyền về án tử hình. Án ấy phải do quan tổng đốc Roma tuyên xử, và giao cho nhà cầm quyền Roma thi hành. Căn cứ vào sách Luca, chúng ta biết sự thâm hiểm cùng quyết tâm của người Do Thái đến thế nào. Như chúng ta thấy họ buộc Chúa Giêsu tội phạm thượng, nhục mạ Thiên Chúa. Nhưng đó không phải là cáo trạng họ dùng trước Philatô. Họ biết rất rõ Philatô chẳng bao giờ quan tâm đến một lời buộc tội như thế vì ông ta xem đó như chuyện tranh luận về tôn giáo của dân Do Thái. Vì thế khi giải Chúa Giêsu đến trước mặt Philatô, họ tố cáo Ngài xách động quần chúng, cấm nộp thuế cho Xêda và tự xưng là vua (Lc 23,1.2). Họ phải bịa ra một lời buộc tội có tính cách chính trị, nếu không, Philatô sẽ không chịu nghe. Họ biết rằng tô” cáo như vậy là gian dối và Philatô cũng biết vậy. Philatô hỏi Chúa Giêsu “ông có phải là vua dân Do Thái không?” Chúa Giêsu đáp lại bằng một câu lạ lùng. Ngài bảo “Chính ông đã nói ra điều đó”. Chúa Giêsu đã không đáp là phải hay không. Câu trả lời của Ngài có nghĩa là “Có thể ta tự xứng là Vua dân Do Thái, nhưng ông vốn biết rõ rằng lối giải thích của những kẻ tố cáo ta về lời tự xứng đó không phải là cách giải thích của ta là vương quốc của tình yêu”. Philatô biết rõ điều đó. Ông ta lại hỏi thêm Chúa Giêsu nhiều câu nữa và nhà cầm quyền Do Thái lại tố cáo Ngài thêm nhiều tội nữa, nhưng Chúa Giêsu không trả lời, chỉ im lặng.
Lắm lúc im lặng lại hùng biện hơn cả những lời nói, vì sự im lặng có thể nói được những điều mà lời nói không thể diễn tả hết.
328 WILLIAM BARCLAY
15,1-5
1/ CÓ sự im lặng vì ngạc nhiên chiêm ngưỡng. Có những việc làm, những bài diễn thuyết được thiên hạ tán thưởng và chào đóng bằng những tràng pháo tay như sấm dậy, nhưng còn một cách khen ngợi tán thưởng lớn lao hơn nữa khi người ta được chào đón bằng một bầu không khí im phăng phắc, bởi vì ai cũng biết rằng vỗ tay lúc ấy không phải lúc. Có những lời khen ngợi phải được thốt ra bằng lời, bằng cách cám ơn, nhưng còn có một lời khen ngợi quan trọng hơn nhiều mà người ta chỉ cần nhìn vào đôi mắt cũng đủ rõ, không cần phải phát biểu bằng lời.
2/ Có sự im lặng khinh miệt. Người ta có thể đón nhận những câu nói hoặc lập luận hoặc lời biện bạch của một ai đó bằng sự im lặng chứng tỏ chúng khồng đáng trả lời. Thay vì trả lời sự xác quyết của một ai đó, người nghe có thể quay gót để mặc chúng đầy sự khinh miệt.
3/ Có sự im lặng vì sợ hãi. Một người có thể im lặng không vì lý do nào khác hơn là sợ hãi không dám nói. Sự nhát sợ có thể ngăn chặn người ấy nói điều người ấy biết cần phải nói. Sợ hãi có thể đưa hắn tới chỗ chịu im lặng cách nhục nhã.
4/ Có sự im lặng của tấm lòng đã bị tổn thương. Khi một người thật sự bị tổn thương, người ấy sẽ không phản đối hoặc đính chính ngay bằng những lời lẽ giận dữ. Nỗi đau buồn sâu xa là nỗi đau buồn câm lặng, vượt hẳn sự tức giận, quở trách và tất cả những gì lời nói có thể mô tả được. Người ta chỉ còn có cách là im lặng để nhìn vào nỗi đau buồn của mình mà thôi.
5/ Có sự im lặng của một tấm thảm kịch, và đó là sự im lặng vì không còn có thể nói gì được nữa. Chính vì lý do đó mà Chúa Giêsu đã im lặng. Ngài biết rằng giữa Ngài và các lãnh tụ của dân Do Thái không còn có thể bắc được một nhịp cầu thông cảm nào nữa. Ngài biết giữa Ngài và Philatô sẽ không có cách gì để khiếu nại được. Ngài biết mọi mối dây liên lạc đều đã gián đoạn. Lòng thù ghét của dân Do Thái vốn là một bức màn sắt mà không lời nói nào xuyên thủng được. Sự hèn nhát của Philatô trước đám đông là bức tường ngăn cách mà không lời lẽ nào có thể vượt qua. Thật là điều khủng khiếp khi tấm lòng con người đã chai lì đến độ Chúa Giêsu biết rõ là không còn có thể nói được nữa. Nguyện xin Chúa cứu chúng ta khỏi các tình trạng ấy.
15,6-15
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 329
Sự Lựa Chọn của Đám Đông
Máccô 15,6-15
6 Vào mồi dịp lề lớn, ông thường phóng thích cho dân một người tủ, tuỳ ỷ họ xin. 7 Khi ấy có một người tên là Baraba, đang bị giam với những tên phiến loạn đã giết người trong một vụ noi dậy. s Đám đông kéo nhau lên yêu cầu tôn% trấn ban ân xá như thường lệ. 9 Đáp lời họ yêu cầu, ông Philatô hỏi: “Các ông có muốn ta phóng thích cho các ông vua dân Do Thái không? ” '° Bởi ông thừa biết chỉ vì ghen tỵ mù các thượng tế nộp Người. 11 Nhưng các thượng tế sách động đám đông đòi ông Philatô phỏng thích tên Baraba thì hơn.12 Ông Phi la tô lại hỏi: “Vậy ta phái xử thế nào với người mà các ông gọi là vua dân Do Thải? ” 13 Họ la lên: “Đóng đinh nó vào thập giá! ” 14 Ông Philatô lại hỏi: “Nhung ônẹ ấy đã làm điều gì gian ác? ” Họ càng la to: “Đóng đinh nó vào thập giá! ” 15 Vì muốn chiều lònẹ đảm đông, ông Philatô phóng thích rên Baraba, truyền đánh đòn Đức Giêsu, rồi trao Người cho họ đóng đinh vào thập giả.
về Baraba chúng ta không được biết gì nhiều hơn điều đã đọc thấy trong câu chuyện này của sách Phúc Âm. Không phải là một tên trộm, nhưng là một tướng cướp, anh ta không phải là một tên móc túi hay ăn cắp vặt nhưng là một kẻ cướp. Chắc anh ta đã từng có những hành động rất táo bạo khiến đám đông ưa thích. Chúng ta có thể đoán anh ta là gì. Xứ Palestine lúc nào cũng có những cuộc nổi dậy. Đó là một phần đất luôn luôn dễ bùng cháy. Đặc biệt nhất là có một nhóm người Do Thái được gọi là sicarii, nghĩa là những kẻ mang dao găm, là những con người ái quốc hung hăng, cuồng nhiệt. Họ đã thề sẩn sàng giết người và ám sát. Họ đeo một con dao găm bên dưới chiếc áo choàng, để sử dụng khi cần đến. Có thể Baraba là một người như thế. Tuy là một tên CÔ11 đồ, anh ta là một người dũng cảm, một người yêu nước theo ý của anh ta, cho nên chúng ta có thể hiểu tại sao anh ta lại được lòng đám đông như vậy.
Nhiều người vẫn không hiểu tại sao đoàn dân này chưa đầy một tuần lễ trước đã từng reo hò mừng đón Chúa Giêsu khi Ngài cỡi lừa vào thành Giêrusalem, mà bây giờ lại hò hét đòi đóng đinh Ngài vào thập giá. Thật ra chẳng có gì là khó hiểu cả, lý do đơn
330 WILLIAM BARCLAY
15,6-15
giản là đám đông này là một đám đông khác. Hãy nhớ lại chuyện bắt Chúa. Đó là một việc tuyệt mật. Việc các môn đệ bỏ chạy và loan tin ra là đúng, nhưng họ không thể nào hiểu nổi chuyện Tòa Công Luận dám vi phạm những luật lệ do chính họ ban hành để thực hiện một phiên xét xử chiếu lệ giữa ban đêm. Trong đám tông đồ, chắc có rất ít những người hậu thuẫn cho Chúa Giêsu. Vậy thì đám đông này gồm những ai. Cứ suy nghĩ tiếp mà xem. Đám đông biết tập tục thả một tù nhân vào kỳ Lễ Vượt Qua. Rất có thể đám đông này đã cố tình tụ tập để xin tha cho Baraba. Thật ra họ là đám đông ủng hộ cho Baraba, và chuyện đó thì quá dễ dàng, bởi vì đám đông ấy tụ tập là chỉ nhằm xin cho Baraba. Như vậy, không phải cùnỉĩ một đám đông đã nhanh chóng đổi ý, nhưng nhất định đây phải là một đám đông khác hẳn trước.
Tuy nhiên, dù sao đây cũng là một sự lựa chọn của đám đông. Khi phải chọn giữa Chúa Giêsu với Baraba, họ đã không chút phân vân mà chọn Baraba.
1/ Họ đã chọn phi pháp thay vì luật pháp. Họ đã chọn kẻ phạm pháp thay vì Chúa Giêsu. Một trong những chữ chỉ tội lỗi trong Tân Ước là từ anomia, nghĩa là phi pháp. Trong lòng con người có một khuynh hướng thù ghét luật pháp, muốn làm mọi sự theo ý mình, muốn đạp đổ mọi rào cản, khuôn phép, bất chấp mọi kỷ luật. Trong mỗi con người, đều có một chút gì đó giống như vậy. Lắm lúc nhiều người trong chúng ta ước gì đừng có Mười Điều Răn. Đám đông ở đây tiêu biểu cho hạng người như thế.
2/ Họ đã chọn chiến tranh thay vì hòa bình. Họ đã chọn con người hung hăng thay vì Chúa Bình An. Trong gần 3000 năm lịch sử, đã có không đầy 130 năm là không có chiến tranh tàn phá ở một nơi nào đó. Trong sự điên dại không tài nào hiểu nổi, nhân loại đã tìm cách dàn xếp mọi sự bằng chiến tranh, là điều chẳng dàn xếp gì được cả. Đám đông ở đây đang làm điều mà thiên hạ vẫn thường làm khi họ chọn người chiến sĩ để đánh giặc, chối từ con người của hòa bình.
3/ Họ đã chọn hận thù và bạo lực thay vì tình thương. Baraba và Chúa Giêsu đã đứng trên hai con đường hoàn toàn khác nhau. Baraba tiêu biểu cho thù hận, cho mũi dao găm, cho bạo lực và cay đắng. Chúa Giêsu đại diện cho con đường yêu thương. Thế nhưng
15,16-20
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 33 1
hận thù thường chiếm địa vị cao trong lòng người, còn tình yêu lại bị chối bỏ. Loài người cứ khăng khăng trong việc dùng đường lối riêng của mình để chinh phục và chối từ không chịu nhận biết việc chinh phục duy nhất là chinh phục bằng tình thương.
Có một từ chất chứa cả tấm thảm kịch trong đó. Câu “(Philatô) sai đánh đòn Ngài (Chúa Giêsu)” chỉ là một chữ trong tiếng Hy lạp. Hình phạt đánh đòn của người Rorna là một điều khủng khiếp. Phạm nhân bị trói theo một tư thế phải khom người xuống, đưa tấm lưng trần ra. Roi là một sợi dây da dài có đính những miếng chì hoặc xương bén nhọn, nó xé rách nát cả lưng nạn nhân. Nhiều người đã chết vì những trận đòn như thế. Nhiều người khác sau này bị điên loạn. Rất ít naười đã chịu đòn như vậy mà còn tỉnh trí. Đó là việc chúng ta đã làm cho Chúa Giêsu.
Lời Chế Nhạo của Bọn Lính
Máccô 15,16-20
16 Lính điệu Đức Giêsu vào bẽn trong công trường, tức là dinh tổng trấn, và tập trung cả cơ đội lại. 17 Chúng khoác cho Người một tấm áo điều, và kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người. 18 Roi chủng bải chào Người: “Vạn tuế đức vua dân Do Thái! ” 19 Chủng lẩy cây sậy đập lên đầu Người, khạc nho vào Người, và quỳ gối bái lạy. 20 Chế giễu chán, chủng lột áo điều ra, và cho Người mặc ảo lại như trước. Sau đó, chủng dân Người đi đế đóng đinh vào thập giá.
Nahi thức tuyên án của người Roma vốn được quy định, sắp xếp từ trước. Quan tòa tuyên bố “Tòa tuyên bố người này bị đóng đinh vào thập giá” rồi quay lưng sang người lính gác, ông ta nói “Hãy đi, sửa soạn một thập giá”. Chính trong lúc người lính ấy đi chuẩn bị thập giá thì Chúa Giêsu đang ở trong tay đám lính. Trường án là dinh thự của quan tổng đốc và là tổng hành dinh của ông ta, còn đám lính liên hệ trong câu chuyện này chắc là đám binh sĩ trong tổng hành dinh của đạo quân trú đóng. Chúng ta phải nhớ ià Chúa Giêsu đã bị đánh đòn trước khi các trò nhạo cười, chế giễu của bọn lính bắt đầu.
332 WILLIAM BARCLAY
15,21-28
Trong mọi điều đã xảy đến cho Chúa Giêsu có thể việc này ít gây tổn thương cho Ngài nhất. Hành động của dân Do Thái thật hiểm độc và do thù hận. Sự a tòng của Philatô vốn là một sự hèn nhát, trốn tránh trách nhiệm. Trong hành động của bọn lính có sự bạo tàn, nhưng không có sự quỉ quyệt. Với chúng, Chứa Giêsu chỉ là một người nữa thêm vào số người chịu cực hình đóng đinh vào thập giá, và khi chúng giả vờ làm những cử chỉ như tôn kính bậc đế vương, thì chỉ như đóng một màn hài kịch vụng về chứ không hề có ác ý.
Đây là giờ phút bắt đầu cho mọi thứ chế giễu, nhạo báng sẽ dồn dập kéo tới. Kitô hữu lúc nào cũng bị xem như một trò cười. Trên các vách tường tại Pompeii, người ta thấy có kẻ vẽ nguệch ngoạc một bức tranh - như ngày nay chúng ta vẫn thấy loại biếm họa khôi hài thô lỗ vẽ đầy trên các vách tường- bức tranh vẽ một Kitô hữu đang quì gốì trước một con lừa cái, phía dưới là mấy chữ viết nguệch ngoạc “Anaximenes đang thờ lạy Chúa của hắn”. Chúng ta sẽ được nâng đỡ khi nhớ rằng những gì con người đối xử với Chúa Giêsu còn tồi tệ hơn nhiều so với những gì chúng ta phải chịu.
Thập Tự Giá
Máccô 15,21-28
21 Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Simôn, gốc Kyrênê. Ỏng là thân phụ hai ông Alêxanđê và Ruphô. Chúng bat ông vác thập giá đỡ Đức Gỉêsu. 22 Chúng đưa Người lên một nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Đồi Sọ.
23 Chúng trao rượu pha mộc dược cho Người, nhimg Người không uổng. 24 Chúng đỏng đinh Người vào thập giá, rôỉ đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau, xem ai được cái gì. 25 Lúc chủng đóng đinh Người là giờ thứ ba. 26 Bủn án xử tội Người viết rằng: “ Vua người Do Thái 27 Bên cạnh Người, chúng còn đóng đinh hai tên cướp, một đứa bên phải, một đứa bên trái. 28 Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Người bị liệt vào hạng những tên phạm pháp.
Diễn tiến việc đóng đinh người ta vào thập giá vốn không thay đổi. Khi đã chuẩn bị xong cây thập tự, kẻ tử tội phải đích thân vác
15,21-28
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 333
nó đến chỗ hành quyết. Người ấy phải đi giữa bốn tên lính. Đi đầu là một tên lính cầm bảng ghi tội trạng của tội nhân, và tấm bảng đó sẽ được đóng vào thập giá. Họ không theo con đường gần nhất, nhưng đi con đường xa nhất để đến nơi hành quyết. Hầu như họ phải đi qua tất cả những con đường lớn, nhỏ có thể đi được để càng đông người trông thấy và bị chế giễu càng hay. Khi đến chỗ hành quyết, họ đặt cây thập tự dưới đất. Tội phạm bị căng ra và hai tay bị đóng đinh vào đó. Đôi chân thì không bị đóng đinh, chỉ bị trói hờ thôi. Dưới hai bàn chân tội phạm có một tấm ván nhỏ để chịu sức nặng của thân xác người ấy khi cây thập tự được dựng lên, nếu không, đinh sẽ xé rách toác thịt hai tay người ấy. Rồi cây thập tự được dựng lên, chôn vào cái hô" đã đào sẩn, và kẻ tử tội sẽ bị bỏ mặc cho đến chết. Thập giá không cao lắm, nó có hình chữ T và không có phần nhô ra ở trên đầu. Lắm khi phạm nhân bị treo như thế cả tuần lễ, chết dần vì đói, khát, bị đau đớn đến độ trở thành điên loạn.
Hôm ấy chắc là một ngày ảm đảm cho Simôn người Kyrênê. Tại Palestine là một xứ bị chiếm đóng, bất kỳ ai cũng có thể bị người Roma bắt phục dịch trong bất kỳ công tác nào. Dấu hiệu của việc trứng dụng là một cái vỗ vai bằng phần mặt phẳng của mũi giáo. Simôn là người ở thành phố Kyrênê, thuộc Phi Châu. Chắc ông đã từ nơi xa xôi đó đến Giêrusalem để dự Lễ Vượt Qua. Hẳn ông đã phải cặm cụi làm lụng, tiết kiệm suó't nửa đời người mới có thể thực hiện được chuyến đi này. Chắc ông đã toại nguyện là được ăn Lễ Vượt Qua một lần trong đời tại Giêrusalem, và rồi sự việc này đã xảy ra đến với ông. Lúc bấy giờ hẳn Simôn đã phản ứng cách rất cay đắng, chắc ông rất oán ghét bọn lính Roma và cũng ghét cay, ghét đắng tên tử tội mà người ta đã buộc ông phải vác cây thập tự giúp. Nhưng chúng ta có thể suy diễn cách hợp lý những gì đã xảy ra cho Simôn. Có lẽ ý định của ông ta khi đã đến Gôngôtha là quăng mạnh cây thập tự xuống đất, rồi vội vã bỏ đi càng nhanh càng tốt để khỏi tiếp tục chứng kiến quang cảnh ấy nữa. Nhưng có lẽ sự việc ấy đã không xảy ra như vậy. Có thể ông cứ quanh quẩn ở đó bởi vì có một cái gì đó nơi Chúa Giêsu như thôi miên ông. Ông được mô tả là cha của Alécxandê và Ruphô. Chắc số người mà sách Phúc Âm này được viết có thể căn cứ vào phần mô tả này mà nhận diện được ông. Cũng có thể là thoạt tiên Phúc Âm Máccô được viết cho Hội Thánh tại Roma.
334 WILLIAM BARCLAY
15,21-28
Bây giờ chuna; ta mở bức thư của Phaolô gửi cho người Roma và đọc 16,13 “Hãy chào Ruphô, người được chọn của Chúa và chào mẹ người cũng là mẹ tôi”. Ruphô vốn là một Kitô hữu chọn lọc đến nỗi Phaolô có thể bảo đó là người được chọn của Chúa. Mẹ của Ruphô thiết thân với tông đồ Phaolô đến nỗi ông có thể gọi là mẹ của ông. Chắc phải có nhiều điều xảy ra cho Simôn tại Gôngôtha. Bây giờ chúng ta xem Công vụ 13,1 có danh sách các nhân vật tại Antiokia đã phái Phaolô và Baraba ra đi truyền giáo lần thứ nhất cho người ngoại. Có tên của một người là Simêôn gọi là Nigiê, Simêôn là một hình thức khác của tên Simôn. Nigiê là tên chung chỉ những người màu da đen sậm từ Phi Châu đến, còn Kyrênê thì thuộc Châu Phi. Một lần nữa, chúng ta lại gặp Simôn. Có thể kinh nghiệm trên con đường đến Gôngôtha đã gắn chặt trái tim Simôn với Chúa Giêsu mãi mãi. Có thể từng trải ấy đã khiến ông trở nên Ki tô hữu. Có thể sau đó, ông trở thành một lãnh tụ tại Antiokia và là công cụ hình thành chương trình truyền giáo đầu tiên cho người ngoại. Do Simôn đã bị bắt buộc vác thập giá cho Chúa Giêsu mà chương trình truyền giáo đầu tiên cho người ngoại đã ra đời. Điều đó có nghĩa cho chúng ta là Kitô hữu trong hiện tại, vì một ngày trong quá khứ có một khách hành hương từ Kyrênê đi dự Lễ Vượt Qua đã cay đắng phẫn uất khi bị một tên lính Roma vô danh buộc vác cây thập giá cho Chúa Giêsu.
Người ta cho Chúa Giêsu uống rượu có pha thuốc mê, nhưng Ngài không chịu uống. Một toán các phụ nữ ngoan đạo và thương người tại Giêrusalem vẫn hay đến trong mỗi cuộc hành hình đóng đinh và cho những người thọ hình uống rượu pha thuốc mê, để làm dịu bớt nỗi đau đớn khủng khiếp cua họ. Họ cũng cho Chúa Giêsu chất rượu ấy nhưng Ngài đã từ chối. Lúc tiến sĩ Johnson lâm bệnh lần cuối cùng, ông bảo bác sĩ của ông hãy nói thật cho ông biết lần này ông có thể bình phục hay không, bác sĩ trả lời rằng nếu không có phép lạ thì ông không thể nào bình phục cả. Tiến sĩ Johnson nói “Vậy tôi sẽ không uống thuốc nữa, kể cả thuốc giảm đau vì tôi đã nguyện, tôi sẽ trả linh hồn tôi cho Chúa mà không còn chút vướng bận gì”. Chúa Giêsu đã quyết tâm nếm trả sự chết với tất cả vị đắng của nó và đến với Thiên Chúa Cha bằng đôi mắt mở to.
Bọn lính đã ném những con xúc xắc để bắt thăm lấy áo xông Ngài. Chúng ta biết tội nhân phải đến chỗ hành quyết giữa bôn tên
15,29-32
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 335
lính và những tên lính này được đặc quyền chia nhau áo xống của tử tội. Một người Do Thái có đến năm thứ trang phục: áo trong, áo ngoài, đôi dép, chiếc thắt lưng và khăn vuông đội đầu. Sau khi đã chia nhau bôn vật kém giá trị hơn, thì còn lại chiếc áo dài. Nếu cắt ra, nó sẽ trở thành vô dụng, nên bọn lính bắt thăm với nhau dưới bóng thập giá.
Chúa Giêsu đã bị đóng đinh giữa hai tên trộm cướp. Đó là biểu tượng của cả đời sống Ngài, cho đến cuối cùng, Ngài còn là bạn thân của các tội nhân.
rinh Yêu Thương Vô Hạn.
Máccô 15,29-32
29 Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu vừa nói: “Ê, mi là kẻ phá Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được,30 có giỏi thì xuống khỏi thập giả mà cứu mình đi! ” 'u Các thượng tê và kinh sư cũng chế giễu Người như vậy, họ nói với nhau: “Hăn cứu được thiên hạ, mà chẳng cún nồi mình. 32 Ông Kỉtô vua ítraen, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giỏ■ đi, đê chúng ta thấy và tin. ” Cả những tên cùng chịu đóng đinh với Người cũng nhục mạ Người.
Các lãnh tụ của Do Thái đưa ra một lời thách đố cuối cùng cho Chúa Giêsu. Họ bảo “Hãy xuống khỏi thập giá đi, chúng ta thấy và tin ngươi”. Thật là một thách đố- sai lầm. Đại tướng Booth đã nói: “chính vì Chúa Giêsu đã không xuống khỏi thập giá cho nên chúng ta tin Ngài”. Sự chết của Chúa Giêsu cần thiết tuyệt đối. Lý do như sau: Chúa Giêsu đã đến để nói cho mọi người biết về tình yêu của Thiên Chúa hơn thế nữa, chính Ngài là tình yêu nhập thể của Thiên Chúa. Nếu Chúa Giêsu khước từ thập giá hoặc nếu cuối cùng Ngài đã bước xuống khỏi thập giá thì như thế có nghĩa là tình yêu của Thiên Chúa vốn có giới hạn, cũng có một lãnh vực nào đó mà tình yêu này không sẩn sàng chuẩn bị chịu khổ vì con người, có một lằn mức mà tình yêu của Thiên Chúa đã không thể vượt qua. Nhưng vì Chúa Giêsu đã đi trọn con đường và chịu chết trên thập giá, điều đó có nghĩa là tình yêu của Thiên Chúa vô giới hạn, chẳng có gì trong toàn cõi địa cầu này khiến tình yêu đó không sẩn sàng chịu khổ vì loài
336 WILLIAM BARCLAY
15,33-41
người, chẳng có điều gì kể luôn cái chết trên thập giá, mà tình yêu đó không thể mang thay cho loài người. Khi chúng ta ngắm nhìn thập giá, chính Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng “Thiên Chúa đã yêu thương con như thế đó, bằng một tình yêu sẩn sàng gánh chịu mọi đau khổ mà trần gian đã dành cho con”.
Thảm Kịch Và Chiến Thắng
Máccô 15,33-41
33 Veto giờ thứ sáu, bóng toi bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chỉn. 34 Vào giờ thứ chỉn, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Êlôi, Êỉôi, lama xabácthanỉ! ” Nghĩa là: "Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con? ” 35 Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói: “Kìa hãn kêu cứu ông Ẽlia ”.JỐ Roi có kẻ chạy đi lấy một miếng bọt biên, thấm đẩy giấm, cắm vào một cây sậy, đưa lên cho Ngirời uống mà nói: “Để xem ông Ẽỉia có đến đem hắn xuống không. ” 37 Đức Gỉêsu lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt thở. 38 Bức màn trướng trong Đen Thờ bỗng xẻ ra làm hai từ trên xuống dưới.39 Viên đại đội trưởng đúng đoi diện với Đức Giêsu, thay Người tắt thở như vậy liền nói: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa. ”
40 Nhimg cũng cỏ mấy phụ nữ đímg xa xa mà nhìn, trong đó có bà Maria Mảcđala, bà Maria mẹ các ông Giacôbê Thứ và Giôxết, cùng bà Salômê. 41 Các bà này đã đi theo và giúp đỡ Đức Giêsu khi Ngưcri còn ở Galỉlê. Lại có nhiều bà khác đã cùng với Người lên Giêrusalem, cũng có mặt tại đó.
Bây giờ là màn chót, một màn khủng khiếp đến nỗi bầu trời đã phải tối sầm lại một cách thất thường. Dường như cả cõi thiên nhiên cũng không dám chứng kiến việc đang xảy ra. Chúng ta hãy nhìn vào một số nhân vật trong màn này.
1/ Chúa Giêsu. Ngài đã nói hai điều: (a) Ngài kêu lớn tiếng “Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con”. Đằng sau câu nói này là một điều bí mật chúng ta chưa thấu hiểu được, có thể nó có nghĩa như vậy. Chúa Giêsu đã mang lấy sự sống chúng ta trên thân thể Ngài, Ngài đã đảm nhận công việc của chúng ta, đương đầu với những cám dỗ chúng ta phải
15,33-41
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 337
gặp và chịu đựng những thử thách của chúng ta. Ngài đã nhận lấy mọi đau khổ mà cuộc đời có thể đưa đến cho Ngài. Ngài từng trải việc bị bạn bè bỏ rơi, phản bội, bị kẻ thù oán ghét, bị địch thù quỉ quyệt lừa gạt. Ngài từng biết những nỗi đau khổ ê chề nhất mà cuộc đời có thể mang đến. Cho tới lúc đó, Chúa Giêsu đã trải qua mọi kinh nghiệm của đời sống, trừ một việc, Ngài vẫn chưa hề biết đến các hậu quả của tội lỗi. Điều tội lỗi gây ra là phân rẽ chúng ta với Chúa. Nó đặt giữa chúng ta với Chúa một chướng ngại vật, như một bức tường không tài nào vượt qua được. Đây là kinh nghiệm duy nhất của loài người mà Chúa Giêsu chưa hề kinh nghiệm bởi vì Ngài vốn vô tội. Chính lúc ấy, từng trải đó đã đến trên Ngài. Nó đến không phải vì Ngài đã phạm tội nhưng vì Ngài phải trải qua kinh nghiệm đó để có thể hoàn toàn đồng nhất hóa với nhân tính của chúng ta. Trong giây phút kinh hoàng, đen tốĩ, rùng rỢn đó, Chúa Giêsu đã thật sự tự đồng nhất hóa với tội lỗi loài người. Kinh nghiệm này gây đau khổ gấp bội cho Chúa Giêsu, bởi vì Ngài chưa bề biết đến hàng rào ngăn cách giữa Ngài với Chúa Cha là thế nào. Chính qua kinh nghiệm này Ngài có thể hiểu rõ tình trạng của chúng ta. Chính vì thế mà Chúa Giêsu không sợ đến với Ngài khi tội lỗi phân rẽ chúng ta với Thiên Chúa. Bởi vì Ngài đã vượt qua việc đó. Ngài có thể giúp người khác vượt qua điều đó. Không hề có chỗ sâu thẳm nào trong kinh nghiệm của con người mà Chúa Kitô không dò đến được, (b) Một tiếng kêu lớn (câu 37), cả Matthêu 27,50 và Luca 23,46 đều nói đến tiếng kêu lớn đó. Gioan không nói đến tiếng kêu lớn ấy, nhưng bảo rằng sau khi Chúa Giêsu nói “Thế là đã hoàn tất” thì Ngài gục đầu xuống và trao sinh khí. Chúa Giêsu đã chết với tiếng reo hò chiến thắng trên môi, nhiệm vụ Ngài đã xong xuôi, sứ mệnh Ngài đã hoàn tất. Ngài đã chiến thắng khải hoàn. Sau khi trời tối sầm lại một cách rùng rỢn, thì bây giờ ánh sáng lại đến, và Ngài đi về Chúa Cha với tư cách một người chiến thắng khải hoàn.
2/ Có kẻ đứng gần đó muốn thấy Êlia xuất hiện. Người này tò mò hiếu kỳ khi đối diện với thập giá. Toàn thể khung cảnh khủng khiếp ghê rỢn đó đã không khiến người ấy sợ hãi, cúi đầu, khuất phục hoặc cảm thấy thương hại. Người ấy chỉ muốn thử nghiệm về sự chết của Chúa Giêsu.
338 WILLIAM BARCLAY
15,42-47
3/ Người đội trưởng. Người đội trưởng này là một binh sĩ Roma mà tấm lòng đã trở thành chai đá, chức vụ của ông ta tương đương với một trung sĩ nhất trong quân đội. Chắc ông ta đã tham dự nhiều chiến dịch và từng thấy nhiều người chết. Nhưng chưa lần nào thấy có ai chết như thế này nên ông ta tin chắc rằng Chúa Giêsu là Con Đức Chúa Trời. Nếu Chúa Giêsu khi còn sông đã từng giảng dạy, làm phép lạ, chữa bệnh để thu hút nhiều người đến với Ngài, thì giờ đây, lúc chịu chết trên thập giá, Ngài cũng đã trực tiếp phán thẳng với con người.
4/ Một số’ phụ nữ đứng xa xa. Các bà đang bối rối, đau buồn, vô cùng sầu muộn, nhưng các bà đã có ở đó. Các bà đã quá mến Chúa Giêsu đến nỗi không thể lìa xa Ngài được. Tình thương yêu khiến người ta bám chặt vào Chúa Giêsu cả khi trí tuệ con người không hiểu nổi. Chỉ có tình yêu mới giúp mỗi người bám chặt lấy Chúa Giêsu, khiến cả đến những kinh nghiệm gây đau đớn nhất cũng không tách rời ra được.
Còn một điểm khác đáng ghi nhận nữa. “Bức màn trướng trong đền thờ liền xé ra làm hai từ trên xuống dưới ”. Đây là bức màn che khuất nơi cực thánh, không cho phép ai được vào. Điều đó có hai nghĩa bóng.
(a) Con đường dẫn đến Thiên Chúa đã rộng mỏ. Trước kia chỉ có thầy thượng tế mới được phép vào nơi cực thánh mỗi năm một lần nhân ngày Đại Lễ Chuộc Tội. Nhưng bây giờ bức màn đã bị xé và mọi người đều có thể đến với Chúa.
(b) Nơi Thiên Chúa ngự bây giờ với sự chết của Chúa Giêsu, bức màn che giấu Thiên Chúa bị xé ra, và loài người có thể nhìn thấy Thiên Chúa, Thiên Chúa không còn bị che giấu nữa. Loài người không còn mò mẫm, phỏng đoán nữa. Loài người nhìn vào Chúa Giêsu nói rằng “Thiên Chúa giông như vậy đó, Thiên Chúa yêu thương chúng ta như vậy đó”.
Người Hiến Cho Chúa Cái Huyệt
Máccô 15,42-47
42 Chiền đến, vì hôm ẩy là ngày áp lễ, tức là hôm trước ngày sabát, 43 nên ông Giôxếp tới. Ông là người thành Arỉmathê, thành
15,42-47
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 339
viên cỏ thế giá của hội đồng, và cũng là người vẫn mong đợi Triều Đại của Thiên Chúa. Ông đã mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu. 44 Nghe nói Người đã chết, ỏng Philatô lẩy làm ngạc nhiên, và cho đòi viên đại đội trưởng đến, hỏi xem Người đã chết lâu chưa. 45 Sau khi nghe viên sĩ quan cho biết sự việc, tổng trấn đã cho ông Gỉôxếp lãnh lấy thi hài. 46 Ông này mua một tám vải gai, hạ xác Đức Giêsu xuống, lấy tấm vải ẩy liệm Người lại, đem đặt vào ngôi mộ đã đục sẵn trong núi đả, rồi lăn tảng đả lấp cửa mộ.47 Còn hà Maria Mácđala và bà Maria mẹ ông Giôxết, thì đế ỷ nhìn xem chỗ họ mai táng Người.
Chúa Giêsu chết lúc ba giờ chiều, Ngài chết nhằm chiều thứ sáu, hôm sau là ngày Sabát. Như chúng ta đã biết, ngày hôm sau bắt đầu kể từ lúc 6 giờ chiều. Do đó, lúc Chúa Giêsu chết đã là lúc chuẩn bị cho ngày Sabát nên không thể bỏ phí chút thì giờ nào cả, vì sau 6 giờ chiều, luật về ngày Sabát bắt đầu có hiệu lực và không có ai có thể làm bất cứ công việc gì nữa. Giuse Arimathia đã hành động cấp bách. Thông thường người ta không hề đem chôn thi thể các phạm nhân mà chỉ hạ xuống, bỏ mặc cho kên kên và chó hoang giải quyết. Thật vậy, có người đã gợi ý rằng sở dĩ Gôngôtha được gọi là chỗ sọ, vì nơi ấy ngổn ngang những xương sọ của những kẻ từng bị xử đóng đinh vào thập giá trước đó. Giuse đến với Philatô. Ông này ngạc nhiên khi thấy Chúa Giêsu đã chết chỉ sau sáu giờ bị đóng đinh, vì thường thì các tử tội bị treo nhiều ngày trên thập giá rồi mới chết. Nhưng sau khi kiểm tra lại các sự kiện với viên đội trưởng, ông ta giao xác Chúa Giêsu cho Giuse người Arimathia.
Giuse là một đề tài lạ lùng để chúng ta nghiên cứu.
1/ Có thể mọi tin tức về vụ xét xử trước Tòa Công Luận do Giuse cung cấp. Chắc chắn không một môn đệ nào của Chúa có mặt tại đó. Tin tức phải từ một thành viên của Tòa Công Luận, có thể chính Giuse. Nếu đúng vậy, Giuse cũng đã góp phần mình vào việc viết câu chuyện của Phúc Âm.
2/ Với Giuse cũng đã có một thảm kịch. Ồng vốn là thành viên của Tòa Công Luận, nhưng chúng ta không hề nghe một tiếng nói nào của ông để bênh vực hoặc can thiệp vào vụ xử Chúa Giêsu. Giuse là người dâng cho Chúa Giêsu một cái huyệt sau khi Ngài
340 WILLIAM BARCLAY
16,1-8
chết nhưng vẫn giữ im lặng lúc Ngài còn sống. Một trong nhiều tấm thảm kịch thông thường ở đời, là chúng ta đặt các vòng hoa trên mộ người chết và đọc những lời ca ngợi, ca tụng khi kẻ chết đã nằm trong mộ rồi. Mọi việc sẽ hay hơn biết bao, nếu chúng ta tặng họ vài đóa hoa trong số những hoa này, vài lời trong số những lời này lúc họ hãy còn sống.
3/ Nhưng chúng ta không nên trách Giuse quá nhiều, vì ông là một người trong số những người mà thập giá của Chúa Giêsu đã chinh phục được tấm lòng, trong khi đời sống Ngài đã không làm được việc ấy. Lúc ấy Chúa Giêsu sống, ông chỉ thấy sức thu hút của Ngài mà không cảm thấy gì sâu xa hơn, nhưng khi thấy Chúa Giêsu chịu chết, chắc ông đã hiện diện lức Ngài bị đóng đinh vào thập giá, lòng ông đã vỡ tan vì lòng yêu thương. Người thứ nhất là viên đội trưởng, sau đó là Giuse, điều kỳ diệu vô cùng là lời tiên tri của Chúa Giêsu được ứng nghiệm thật sớm. Ngài từng phán khi Neài được treo lên khỏi mặt đất, Ngài sẽ kéo mọi người đến với Ngài (Ga 12,32).
Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải - William Barclay