A blessed companion is a book, - a book that, fitly chosen, is a lifelong friend,... a book that, at a touch, pours its heart into our own.

Douglas Jerrold

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Van Kien
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1332 / 40
Cập nhật: 2016-09-17 16:45:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
ạch Và Không Sạch
Máccô 7,1-4
1 Cỏ những người Pharisêu và một số kinh SU' tụ họp quanh Đức Giêsu. Họ là những người từ Giêrusalem đến.2 Họ thấy vài môn đệ của Ngưỏĩ dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa ì à chưa rửa.3 Thật vậy, người Pharỉsêu cũng như mọi người Do Thải đều nắm giữ truyền thong của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cân thận;4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rày nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng.
Chỗ khác nhau về cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu với người Pharisêu và các Kinh sư mà chương sách này ghi lại vô cùng quan trọng. Vì nó cho ta thấy hai đường hướng trái ngược nhau giữa Chúa Giêsu với người Do Thái chính thống giáo vào thời của Ngài.
152 WILLIAM BARCLAY
7,1-4
Vấn đề đặt ra là: Tại sao Chúa Giêsu với các môn đệ của Ngài không giữ theo truyền thống của người xưa? Truyền thông đó là gì và tinh thần vận dụng đó là gì?.
Đối với dân Do Thái, thì luật có hai nghĩa. Thứ nhất và quan trọng hơn hết là Mười Điều Răn và thứ hai là năm quyển sách đầu của Cựu Ước hoặc gọi theo cách của họ là Ngũ Kinh (Pentateuch). Sự thật, Ngũ Kinh hàm chứa một số quy tắc và chỉ dẫn chi tiết, nhưng về các vấn đề đạo đức, những gì được nêu lên chỉ là một loạt nguyên tắc mà người ta phải tự cắt nghĩa và ứng dụng cho riêng mình. Qua một thời gian dài, dân Do Thái bằng lòng với việc làm ấy.
Nhưng đến thế kỷ thứ tư và năm TCN, một giai cấp các chuyên gia về luật xuất hiện, được biết với biệt danh là “các Kinh sư”. Nhóm người này không hài lòng với các nguyên tắc lớn về đạo đức, họ có một đam mê có thể gọi là chứng bệnh thích định nghĩa. Họ muôn triển khai, phóng đại, phân tích các nguyên tắc lớn ấy biến chúng thành hàng ngàn luật lệ, quy tắc nhỏ nhặt, để điều khiển từng hành động, từng hoàn cảnh riêng lẻ của đời sống. Các luật lệ và quy tắc ấy không hề được viết ra, cho đến sau thời Chúa Giêsu một thời gian dài. Chúng vẫn được gọi là Luật Truyền Khẩu. Đây chính là cái gọi là tương truyền của người xưa.
Người xưa đây là các đại chuyên viên về luật của các thời kỳ về trước, chẳng hạn như Hillel và Shammai. Đến thế kỷ 3 SCN, người ta mới tóm tắt tất cả các luật lệ và quy tắc đó và viết lại thành sách, phần tóm lược đó gọi là Kinh Mishnah.
Các luật lệ, quy tắc của đoạn sách này có hai điểm thường xuất hiện trong cuộc tranh luận. Một là việc rửa tay. Các Kinh SƯ và Pharisêu tố cáo các môn đệ của Chúa đã ăn với bàn tay ô uế. Từ Hy văn là koinos, có nghĩa là bình thường, thông thường, rồi nó được dùng để mô tả vật gì thông thường theo nghĩa là không thánh, vật gì phàm tục, đôi lập với vật thánh, thiêng liêng. Và cuối cùng như ở đây, nó mô tả một việc ô uế về mặt lễ nghi, không thích hợp cho việc phụng vụ và thờ phượng Thiên Chúa.
Có nhiều luật lệ rõ ràng và nghiêm nhặt về việc rửa tay. Nhưng cần ghi nhận là việc rửa tay ở đây không nhằm quan tâm vấn đề sạch sẽ về phương diện vệ sinh, nó là sạch sẽ về mặt lê nshi.
7,1-4
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 153
Trước khi dùng bữa và giữa hai món ăn, người ta phải rửa tay và phải rửa theo một cách thức nhất định. Để bắt đầu, phải làm cho đôi bàn tay không còn dính đất cát với vữa đá sỏi vụn hay các vật tương tự. Nước rửa tay phải được đựng trong những ché đá lớn đặc biệt để chính chúng cũng thanh sạch theo ý nghĩa lễ nghi và để được chắc chắn là chúng không hề được dùng vào việc nào khác và chẳng có vật gì rơi rớt hay lẫn lộn, pha trộn vào đó. Trước hết bàn tay được xòe ra, các đầu ngón tay chỉ lên trên, nước phải được đổ phía trên và chảy xuống ít nhất là đến cổ tay, lượng nước tối thiểu phải dùng là lÁ log, tương đương với số nước đựng đầy một vỏ quả trứng rưỡi. Trong lúc hai bàn tay hãy còn ướt, phải rửa tay này bằng mu bàn tay kia. Đây là câu cắt nghĩa cách thức rửa tay này bằng mu bàn tay kia: mu bàn tay này phải kỳ cọ vào lòng bàn tay kia và toàn thể bề mặt của bàn tay kia. Như thế có nghĩa là trong giai đoạn này, hai bàn tay đã ướt nước, nhưng bây giờ nước đó đã bị dơ vì đã tiếp xúc với hai bàn tay dơ rồi. Một lần nữa, phải chụm các ngón tay lại, chúc xuống dưới rồi đổ nước lên, sao cho nước từ cổ tay chảy xuống khắp các đầu ngón tay. Sau khi đã làm đúng như thế, thì hai bàn tay mới được sạch.
Dưới mắt người Do Thái, nếu ai không làm đúng như vậy, chẳng những là kẻ cư xử xấu xa, dơ dáy theo nghĩa có hại cho sức khỏe, nhưng còn là kẻ ô uế trước mặt Chúa. Ai ăn với đôi tay không rửa sạch thì bị con quì gọi là Shibta tấn công. Không rửa tay như vậy sẽ có thể bị nghèo khổ, tán gia bại sản. Ăn bánh với đôi tay không sạch, chẳng khác gì ăn phân. Có lần nọ, một Rabi quên giữ nghi lễ đó đã bị khai trừ có nghĩa là được làm lễ an táng với nghi thức dứt phép thông công. Một Rabi khác, trong lúc bị người Roma cầm tù, đã dùng nước để rửa tay thay vì để uống, cuối cùng ông ta đã gần chết vì khát, vì ông ta nhất định giữ luật rửa tay thay vì uống cho đỡ khát.
Với người Do Thái theo Pharisêu và Kinh sư, thì đó là tôn giáo. Đó là nghi thức, nghi lễ, luật lệ, quy tắc, được xem như chính việc phụng vụ. Tôn giáo đạo đức đã bị chôn sâu dưới một khối khổng lồ những cấm kỵ, quy tắc và luật lệ.
Những câu sau của đoạn sách này đề cập sâu xa hơn quan niệm về sự ô uê này. Một vật theo nghĩa bình thường là hoàn toàn sạch sẽ, nhưng lại bị kể là ô uế theo nghĩa luật lệ. Có vài điểm liên
154 WILLIAM BARCLAY
7,1-4
quan đến quan niệm về sự ô uế này được chép trong Lê vi 11-15. Dân số 19. Một vật theo nghĩa bình thường là hoàn toàn sạch sẽ. Ngày nay chúng ta thường nói đến những điều bị câm thay vì bảo rằng chúng bị ô uế. Có một số thú vật vốn là ô uế (Lv 11); một sản phụ bị xem là ô uế sau khi sanh nở; một người phong bị ô uế; ai chạm đến một xác chết bị ô uế. Mà đã ô uế thì làm ô uế luôn những vật nào mình chạm đến. Một người ngoại là ô uế, thức ăn mà người ngoại chạm đến cũng ô uế, bất kỳ cái chén, cái bình, vật dụng nào người ngoại chạm đến đều là ô uế cả. Cho nên, mỗi khi một người Do Thái giữ đạo nghiêm nhặt đi chợ về, anh ta phải ngâm toàn thân trong nước để được sạch.
Những vật dụng như bình, lọ, chén, bát rất dễ bị ô uế. Một người ô uế có thể chạm vào đó, hoặc người ta dùng nó đựng một thức ăn ô uế. Đây chính là điều đoạn sách này muốn nói khi đề cập đến việc rửa chén, bình bằng đất, bằng đồng. Trong Kinh Mishnah có không dưới mười hai bài thảo luận đề cập loại ô uế đó. Lấy vài ví dụ cụ thể, chúng ta sẽ thấy vân đề ấy đi xa tới đâu. Một bình bằng gôm có thể nhiễm ô uế ở phía trong chứ không ở phía ngoài. Điều này có nghĩa là việc ai hoặc vật gì chạm đến nó từ bên ngoài thì không thành vấn đề, nhưng cái gì đã chạm đến nó từ bên trong. Một khi đã bị ô uế thì phải đập bỏ nó đi và miểng bể của nó phải không còn lớn đủ để người ta có thể dùng đựng dầu đủ xức cho ngón chân út. Một cái đĩa dẹt không có đường viền thì không bị ô uế, nhưng cái đĩa có viền miệng thì có thể bị ô uế. Các đồ dùng làm bằng da, xương hoặc thủy tinh mà bằng phẳng, thì không thể nhiễm ô uế. Nếu chúng là một đồ dùng rỗng, thì có thể bị ô uế cả ngoài lẫn trong. Một khi đã bị ô uế thì phải đập bỏ chúng đi, chỗ đập bể phải to hơn trái lựu trung bình. Bình gôm phải đập bỏ mới không còn bị ô uế, các loại bình khác phải được ngâm nước, nấu sôi hay tẩy uế bằng lửa, còn các bình bằng kim khí thì phải đánh bóng lại. Một cái bàn ba chân có thể bị ô uế, nếu nó mất đi một hoặc hai chân thì không thể bị ô uế, nhưng nếu nó bị mất cả ba chân, thì có thể bị ô uế, vì người ta có thể dùng nó làm tấm bảng, mà một tấm bảng thì có thể bị ô uế. Các vật làm bằng kim khí có thể bị ô uế ngoại trừ cửa, then cài cửa, khóa cửa, bản lề, đồ gõ cửa và máng xối. Phần gỗ dùng trong các vật dụng bằng kim khí có thể bị ô uế nhưng phần bằng kim khí trong các đồ dùng bằng gỗ thì không. Như vậy chiếc chìa khóa bằng gỗ với răng bằng kim khí có
7,5-8
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 155
thể bị ô uế, nhưng chiếc chìa khóa bằng kim khí có răng bằng gỗ thì không.
Chúng ta đã dành thì giờ đề cập các luật lệ của các Kinh sư, các luật truyền khẩu của người xưa, vì đó là những điều mà Chúa Giêsu đã chống lại. Với các Kinh sư Pharisêu, thì các luật lệ, quy tắc ấy chính là tôn giáo. Tuân giữ chúng là làm đẹp lòng Chúa, vi phạm chúng là phạm tội. Đó là ý kiến của họ về điều thiện và việc phục vụ Chúa. Trong ý niệm tôn giáo thì Chúa Giêsư và số người này đã nói bằng những ngôn ngữ khác nhau. Chính vì Ngài chẳng cần dùng đến một quy tắc nào trong tất cả các quy tắc ấy, cho nên họ xem Ngài là kẻ xấu. Ớ đây có hai khuynh hướng căn bản: khuynh hướng của người xem đạo giáo chính là nghi thức, lễ nghi, luật lệ, quy tắc với khuynh hướng của người xem đạo giáo là yêu mến Chúa và yêu thương đồng bào, đồng loại.
Đoạn sách tiếp theo đây sẽ khai triển vấn đề đó, nhưng rõ ràng ý kiến của Chúa Giêsu với các Kinh sư cùng những người Pharisêu liên hệ đến đạo giáo chẳng có điểm nào giống nhau.
Luật Đức Chúa Trời Và Lệ của Loài Người
Máccô 7,5-8
5 Vậy, người Pharisêu vù kinh sư hỏi Đức Giêsu: “Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ đê tay ô uế mà dùng bữa? ” 6 Người trả lời họ: “Ngôn sứ Isaia thật đã nói tiên tri rất đủng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kírìh Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta.7 Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chi là giới luật phàm nhân.* Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm.
Các Kinh sư và Pharisêu thắc mắc khi thấy các môn đệ Chúa Giêsu không tuân giữ những điều tỉ mỉ truyền khẩu và luật người xưa về \iệc rửa tay trước khi dùng bữa. Chúa Giêsu trích dẫn Isaia 29,13 cho họ nghe. Trong câu đó, Isaia tố cáo các người thời bấy giờ chỉ tôn vinh Thiên Chúa bằng đầu môi chót lưỡi, trong khi lòng họ đã lạc xa Ngài. Trên nguyên tắc, Chúa Giêsu đã tố cáo các Kinh sư và Pharisêu hai điều:
156 WILLIAM BARCLAY
7,5-8
1/ Ngài tố cáo họ là giả hình. Từ hupokrites có một lịch sử lý thú và vạch rõ nhiều điều. Thoạt tiên nó chỉ có nghĩa đơn giản là người trả lời, rồi nó tiến đến nghĩa người trả lời trong một cuộc đối thoại nào đó hay trong một cuộc đàm thoại nhất định, nghĩa là một diễn viên, cuối cùng, nó không chỉ có nghĩa đđn thuần là một diễn viên trên sân khâu, nhưng là kẻ suốt đời diễn kịch, đóng tuồng, chẳng có chút thành thật nào trong hành động của mình. Vđi bất cứ ai mà đạo giáo chỉ là việc tuân giữ luật lệ, với bất cứ ai mà tôn giáo chỉ có nghĩa là vâng giữ một số luật lệ và quy tắc bên ngoài, với bất cứ ai mà tôn giáo hoàn toàn liên hệ với một số lễ nghi và tuân giữ một số cấm kỵ thì đến cuối cùng, nhất định người ấy sẽ trở thành kẻ giả hình như nghĩa trên đây. Đó là vì kẻ ấy tin rằng mình là người thánh thiện nếu giữ được hành vi, cử chỉ bên ngoài cho đúng, bất chấp tấm lồng và tư tưởng mình ra sao. Cứ lấy trường hợp của người Do Thái giữ luật vàò thời Chúa Giêsu thì rõ, có thể tự thâm tâm người ấy ghen ghét đồng bào mình, có thể người ấy đầy lòng tham lam, ghen tị và che giấu cay đấng, kiêu ngạo, nhưng người ấy sẽ chẳng chút bận tâm về những điều ấy khi còn giữ đúng quy tắc rửa tay, giữ đúng các luật lệ về thanh sạch và ô uế. Chủ nghĩa duy luật chỉ quan tâm đến các việc làm bề ngoài của con người mà chẳng đến xỉa gì đến các cảm xúc nội tâm. Người ấy tỉ mỉ phục vụ Thiên Chúa bằng các việc làm bề ngoài, nhưng trắng trỢn bất tuân những điều trong nội tâm và như thế là giả hình. Người theo Hồi giáo hằng ngày có thể cầu nguyện với Thượng Đế một sô" lần nào đó. Để làm việc ấy, người đó đem theo mình một chiếc chiếu, bất cứ ở đâu, lúc nào, người ấy cũng có thể trải chiếu ra, quì gối xuống, đọc bài cầu nguyện rồi đứng dậy tiếp tục đi. Có câu chuyện kẻ về người Hồi Giáo đuổi theo một người nọ, giơ dao lên định giết người ấy. Đúng lúc ấy có tiếng chuông báo đến giờ cầu nguyện, anh lập tức dừng lại trải chiếc chiếu cầu nguyện, quì xuống đọc bài cầu nguyện thật nhanh, rồi đứng lên tiếp tục rượt đuổi người kia. Cầu nguyện chỉ là một hình thức, một nghi lễ, một việc tuân giữ bề ngoài, chỉ làm trì hoàn một cách phải lẽ việc giết người của anh ta. Thật chẳng có cơ nguy nào nghiêm trọng hơn cơ nguy đồng nhất hóa tôn giáo với việc tuân giữ bề ngoài. Không có sai lầm nào kinh khủng hơn sai lầm đồng nhất hóa điều thiện với một số hành động gọi là tôn giáo. Đi nhà thờ, đọc Kinh Thánh, dâng cúng, cả đến có một thời biểu để cầu nguyện vẫn không khiến người ta trở
7,9-13
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 157
thành tốt hơn. vấn đề căn bản là tấm lòng phải như thế nào đối với Chúa và với đồng bào mình? Và nếu lòng người ấy là thù địch, cay đắng, giận ghét và kêu ngạo, tất cả việc tuân giữ luật lệ tôn giáo bề ngoài nhập lại, cũng chẳng khiến người ấy trở thành một người khác hơn là một kẻ đạo đức giả.
2/ Lời tố cáo thứ hai của Chúa Giêsu ngầm đưa ra chông lại bọn người chỉ giữ luật đó, họ đã lấy người nỗ lực ngô nghê của loài người để thay cho các luật của Chúa. Họ không lắng nghe tiếng Chúa phán dạy để hướng dẫn đời sông mình, mà chỉ nghe theo những lý luận, những tranh luận khôn khéo, những cách nói lẩn quẩn tinh vi, những lý giải tài tình do các chuyên gia về luật soạn ra. Sự khôn khéo không bao giờ có thể dùng làm nền tảng cho đạo giáo chân chính. Đạo giáo chân chính không bao giờ có thể là sản phẩm của trí tuệ con người. Đạo giáo chân chính không do các khám phá tài tình của loài người mà ra, nhưng phải do tấm lòng chân thật, lắng nghe và tiếp nhận tiếng Chúa phán dạy.
Một Quy Tắc Quái Ac
Máccô 7,9-13
9 Người còn nói: “Các ông thật khéo coi thường điều răn của Thiên Chúa đế nắm giữ truyền thống của các ông.10 Quả thế, ông Môsê đã dạy rằng: Ngươi hãy thờ cha kỉnh mẹ vct kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử! 11 Còn các ông, các ông lại bảo: “Người nào nói với cha với mẹ rằng: những gì con có đế giúp cha mẹ đều là ‘'coban” nghĩa là lễphấm đã dâng cho Chúa” rồi,12 và các ông không đế cho người ẩy làm gì đế giúp cha mẹ nữa.13 Thế là các ông lấy truyền thong các ông đã truyền lại cho nhau mà hnỷ bỏ lời Thiên Chúa. Các ông còn làm nhiều điền khác giống như vậy nữa! ”
Thật khó khám phá được ý nghĩa chính xác của đoạn sách này. Nó xoay quanh từ Coban, dường như chữ Coban trải qua hai giai đoạn khác nhau về ý nghĩa trong ngôn ngữ Do Thái,
1/ Từ Coban có nghĩa là tặng phẩm, của dâng. Nó được dùng chỉ một vật đặc biệt dành riêng dâng lên cho Chúa. Một vật là Coban thì được xem như đã dâng lên trên bàn thờ rồi, nghĩa là nó
158 WILLIAM BARCLAY
7,9-13
hoàn toàn được biệt riêng ra khỏi các vật khác, khỏi mọi cách xử dụng và chủ đích khác, để trở thành của Chúa rồi. Nếu một người muôn dâng một sô" tiền hay một số tài sản cho Chúa, người ấy tuyên bố nó là Coban và sau đó không được dùng nó cho bất kỳ một mục đích thông thường và phàm tục nào khác nữa.
Ngay ở giai đoạn đó, từ này cũng đã bị lạm dụng rồi. Chẳng hạn một ông chủ nợ có một con nợ không chịu trả, hoặc không sẩn lòng chịu trả nợ. Bấy giờ, người chủ nợ có thể nói “Món nợ mà anh thiếu tôi đó là Coban đấy” nghĩa là “món nợ anh thiếu đó đã được dâng cho Chúa rồi”. Từ đó trở đi, món nợ không còn là món nợ đối với một đồng bào mình nữa, nhưng bắt đầu trở thành món nợ đối với Chúa, và như thế sẽ nghiêm trọng hơn nhiều. Có thể người chủ nỢ đã giải quyết vấn đề về phần mình cho Chúa bằng cách chi trả cho Đền Thờ một sô" tiền nhỏ có tính tượng trưng mà thôi, số còn lại thì giữ lấy cho riêng mình. Trong bất cứ trường hợp nào, giới thiệu ý tưởng Coban vào loại nợ này là một loại tống tiền tôn giáo để biến một món nợ đối với người thành món nỢ đối với Thiên Chúa. Nếu đó là ý tưởng ẩn phía sau chữ này thì đoạn sách nói về một người tuyên bô" rằng tài sản mình là Coban có nghĩa là đã được dâng cho Chúa và trở thành thiêng liêng, nên nếu cha hoặc mẹ anh ta gặp túng thiếu, đến xin anh ta trợ giúp, thì anh ta nói “Con rất tiếc không giúp gì cho cha mẹ được, vì con đã dâng hết cho Chúa, chẳng có gì có thể giúp cha mẹ”. Lời hứa nguyện đã trở thành cái cớ để từ chối, một lý do để tránh né việc giúp đỡ cha mẹ mình đang thiếu thốn. Lời hứa này được giới kinh sư nhấn mạnh là một lời hứa nguyện có liên quan đến việc phạm vào Mười Điều Răn, vốn là luật của Chúa.
2/ Dường như có một thời, từ Coban đã trở thành một lời thề tổng quát hơn. Khi một người tuyên bố một vật gì đó là Coban người ấy hoàn toàn kể như cách ly vật ấy đối với người đang trò chuyện với anh ta. Một người có thể nói “Vật anh có thể làm cho tôi đó là Coban”, sau khi nói như vậy, người ấy tự bó buộc chính mình chẳng động chạm, nếm thử hay cầm lấy vật gì của người đang nói chuyện với mình, hoặc anh ta có thể nói “vật mà tôi có thể giúp anh là Coban” và sau khi nói thế, người ấy đã tự buộc mình không bao giờ giúp đỡ, hay làm gì ích lợi cho người kia bằng bât cứ điều gì thuộc về mình. Nếu ý nghĩa đó được dùng ở đây thì đoạn sách
/,14-23
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 159
này có nghĩa rằng có lẽ vào một lúc nào đó trong một cơn tức giận hay phản đối, một người đã bảo với cha mẹ mình “những gì con có thể giúp cha mẹ thì đã trở thành Coban” nên sau đó dù anh ta có ăn năn về lời thề thiếu suy nghĩ của mình, thì các Kinh sư vẫn cho rằng lời thề đó là bất khả xâm phạm và người ấy chẳng bao giờ có thể lấy vật đó để giúp đỡ cha mẹ mình nữa.
Dù thuộc trường hợp nào, và không ai có thể chắc chắn ở đây thuộc trường hợp nào - điều chắc chắn là trong các trường hợp sự triệt để tuân giữ luật lệ của các Kinh sư nhiều người không thể thực hiện luật của Mười Điều Răn.
Chúa Giêsu đang đả phá một hệ thống tôn giáo đặt các luật lệ và quy tắc trước nhu cầu của con người. Mệnh lệnh của Chúa là phải đặt sự đòi hỏi của tình thương nhân loại lên hàng đầu. Mệnh lệnh của giới Kinh sư là phải đặt các đòi hỏi của luật lệ và quy tắc lên trước. Chúa Giêsu quả quyết rằng bất kỳ luật lệ quy tắc nào ngăn cấm một người giúp đỡ người khác khi người ấy cần được trợ giúp, đều mâu thuẫn với luật của Chúa. Chúng ta phải cẩn thận, đừng bao giờ để các luật lệ và quy tắc làm tê liệt các đòi hỏi của tình yêu. Điều gì ngăn cấm chúng ta giúp đỡ đồng bào, đồng loại không bao giờ có thể trở thành một luật lệ được Thiên Chúa phê chuẩn.
Sự ô uế Thật Sự
Máccô 7,14-23
14 Sau đó, Đức Giêsu lại gọi đám đông tới mà bảo: “Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ:15 Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là củi làm cho con người ra ô uể.'6 Ai cỏ tai nghe thì nghe!” 17 Khi Đức Giêsu đã rời đám đông mà vào nhà, các môn đệ hỏi Người về dụ ngôn ấy.1/1 Người nói với các ông: “Cả anh em nữa, anh em cũng ngu tối như thế sao? Anh em không hiên sao? Bãt cứ cái gì từ bên ngoài vào trong con người, thì không thê làm cho con ngitời ra ô uế,19 bởi vì nó không đi vào lòng, nhung vào bụng người ta, rồi bị thải ra ngoài? “ Như vậy là Người tuyên bô mọi thức ăn đêu thanh sạch.20 Người nổi: “Cái gì
160 WILLIAM BARCLAY
7,14-23
từ trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế.21 Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tù dâm, trộm cắp, giết người,22 ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng.23 Tất cả những điều xẩu xa đó, đền từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế. ”
Tuy ngày nay, dường như sự việc không phải như vậy, nhưng lần đầu tiên lúc Chúa Giêsu phán những lời được ghi lại đây, thì hầu như đó là một trong những phần có tính cách mạng nhất trong Tân Ước. Chúa Giêsu đang trang luận với các chuyên gia luật về nhiều phương diện khác nhau của luật truyền khẩu. Ngài đã cho thây sự không thích hợp của những cách rửa tay cầu kỳ tỉ mỉ, Ngài cũng cho thấy lối bám riết lệ truyền khẩu cách cứng ngắc, thật ra có nghĩa là bất tuân luật của Chúa. Thế nhưng ở đây, Ngài còn nói một điều gây kinh ngạc nhiều hơn nữa. Ngài tuyên bô" chẳng có một vật gì từ ngoài vào lại có thể khiến người ta thành ô uế được, vì nó chỉ được thân thể thâu nhận rồi chính thân thể tự giải quyết chúng bằng các đường lối vật lý bình thường.
Chẳng có một người Do Thái, nhất là người Do Thái chính thống chịu tin như thế. Lêvi 11 có một bảng liệt kê dài về những con vật không sạch, không nên dùng làm thức ăn. Sự việc ấy gây hậu quả trầm trọng như thế nào thì người ta đã thấy rõ ràng trong nhiều biến cô" xảy ra dưới thời anh em Macabêô. Thời bấy giờ, Antiochus Epiphanes, vua Syri muôn nhổ tận gốc đạo Do Thái. Một trong những đòi hỏi của vua ấy là dân Do Thái phải ăn thịt heo, nhưng hàng trăm người Do Thái đã thà chịu chết chứ không chấp hành luật ấy. “Nhiều người Israel đã quyết tâm không chịu ăn vật không sạch. Cho nên họ thà chịu chết chứ không chịu để cho thức ăn khiến họ bị ô uế, để khỏi xúc phạm giao ước thánh và họ đã chịu chết” (lMcb 1,62-63). Sách có kể lại chuyện một phụ nữ nọ có bảy con trai. Người ta buộc họ phải ăn thịt heo, họ từ chối. Người anh cả bị cắt lưỡi rồi bị chặt hết các bàn tay, bàn chân, sau đó bị chiên trong chảo; người thứ hai bị lột hết da đầu và lần lượt từng người một bị tra tấn, hành hạ cho đến chết, trong lúc người mẹ đã cao tuổi chứng kiến mọi việc, và khí lệ nung trí họ. Họ thà chịu chết chư không chịu ăn vật gì không sạch. Chính trong một hoàn cảnh như thế, Chúa Giêsu đã nói lên câu nói hết sức cách mạng rằng chẳng có gì từ ngoài vào lại có thể khiến người ta bị ô uế. Chỉ
/,14-23
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ​161
bằng một cái khua tay, Ngài đã xóa sạch mọi luật lệ mà vì đó, dân Do Thái chịu đau khổ và chịu chết. Cho nên các môn đệ Ngài đã kinh ngạc thì chẳng có gì lạ.
Thật ra, Chúa Giêsu muôn nói tự chúng thì vật này, vật nọ không thể là sạch hay không sạch theo bất luận ý nghĩa tôn giáo nào. Chỉ có con người mới có thể thật sự bị ô uế mà thôi, điều làm ô uế con người chính là các hành động của người ấy, vì chứng vốn xuất phát từ lòng người ta. Đây là một giáo lỷ mới mẻ, một giáo lý có sức mạnh đập tan mọi sự. Dân Do Thái vốn có, hiện tại vẫn còn có cả một hệ thống các vật kể là sạch và không sạch. Bằng một câu nói quét sạch tất cả, Chúa Giêsu tuyên bố mọi chuyện đó đều không thích hợp, điều ô uế chẳng dính dấp đến các vật người ta đưa từ ngoài vào thân thể, nhưng vốn liên hệ với những gì từ trong lòng người đưa ra.
Chúng ta hãy xét những điều Chúa Giêsu liệt kê, khi Ngài bảo chúng vôn từ lòng người mà ra, và khiến người ta bị ô uế. Ngài bắt đầu bằng các ác tưởng (dialogismoi). Mỗi hành động tội lỗi bộc lộ ra ngoài đều do một hành động chọn lựa trước từ trong lòng, cho nên Chúa Giêsu bắt đầu với tư tưởng gian ác, vốn là nguồn gốc của việc làm gian ác. Kế đó là dâm dục (porneiai), sau đó Ngài cũng kể thêm sự tà dâm (moicheiai), từ trước vốn có nghĩa rộng, nó ám chỉ mọi thói xấu liên hệ đến tính dục. Tiếp theo là trộm cướp (klopai). Trong tiếng Hy Lạp chữ chỉ người trộm cướp là kleptes và lestes. Baraba là một lestes, tướng cướp (Ga 12,6). Ăn trộm là kẻ đê tiện, gian xảo, chuyên bòn rút mà không biết xấu hổ, nó không hề có được phẩm chất đáng kể nào, chẳng hạn sự gan góc, liều lĩnh mà không một tưđng cướp bắt buộc phải có. Giết người và tà dâm được kể tiếp đó, ý nghĩa rất rõ ràng. Tiếp theo là các hành động tham lam (pleonexiai). Chữ này vốn do hai từ Hy văn mà ra, có nghĩa là muôn có nhiều thêm. Nó được định nghĩa là ham thích sở hữu đáng rủa sả. Nó cũng được định nghĩa là “muốn chộp lấy vật mình không có quyền lấy”, “cái tham lam thèm muốn tai hại đều vốn thuộc về người khác”. Đó là tinh thần muôn chụp lây mọi vật, không phải để bo bo giữ chặt như kẻ keo kiệt, nhưng là tiêu xài hoang phí trong tham dục và xa hoa. Cowley định nghĩa nó là “sự tham lợi không phải vì chính mốì
162 WILLIAM BARCLAY
lợi, nhưng vì ý thức tiêu xài nó ngay vào các con đường khiêu ngạo, xa xỉ khác”. Do không phải là lòng tham muốn tiền bạc hay đồ vật mà gồm cả lòng tham quyền, sự tham dục không hề chán của xác thịt. Plato nói “Lòng tham của con người giông như lỗ thủng của một cái bình mà dù có cô" gắng tới đâu cũng không có thể đổ đầy được”. Pleonexia là sự tham dục muôn sở hữu và sung sướng nơi những vật thấy được, thay vì thấy hạnh phúc nơi Chúa. Tiếp theo là những việc làm hung ác. Trong Hy văn, có hai từ chỉ gian ác. Kakos chỉ một vật tự nó là xấu, là gian ác và chữ poneros chỉ một người hay một vật tích cực làm xấu, làm ác. Từ được dùng ở đây là poneriai, người poneros là kẻ có tâm địa làm hư hại. Như Bengel nói, anh ta “tập tành làm mọi tội ác và được trang bị đầy đủ để gây điều ác cho bất cứ ai”. Jeremy Taylor thì định nghĩa sự hung ác (ponería) này là “tánh sẩn sàng để gây chuyện rắc rối, tánh thích lừa dốì và gây thảm kịch, muốn gây họa cho người lân cận, làm hại người ta, khi giao thiệp với ai thì thích hành động gây hư hỏng, lệch lạc, buồn lo cho người ấy”. Chữ ponería chỉ kẻ không chỉ làm hư chính mình mà còn gây tai hại cho người khác nữa. Poneros (kẻ ác) chính là danh hiệu của Satan. Người làm công việc của Satan là kẻ tệ hại nhât trong loài người, là kẻ bản thân vốn đã xấu mà còn khiến người khác trở nên xấu như mình. Tiếp theo là từ dolos được dịch là gian dôi. Nó vốn do một từ được dùng để chỉ sự mồi chài và có nghĩa là lường gạt, gian lận. Chẳng hạn nó được dùng chỉ cái bẫy chuột. Lúc người Hy lạp vây thành Troy nhưng không vào được, họ mang đến cho dân thành Troa một lễ vật là một con ngựa bằng gỗ như biểu tượng của thiện chí. Dân thành Troa mở cửa thành để đem nó vào. Nhưng trong bụng ngựa là binh sĩ Hy lạp, đêm ấy họ chui ra để tàn diệt và phá hủy thành, đây đích thực là dolos, là một lường gạt quỉ quyệt, khéo léo, tinh vi do kẻ có đầu óc gian xảo nghĩ ra. Tiếp theo bảng liệt kê là hoang đàng (aselgeia). Người Hy lạp định nghĩa chữ này là “tinh thần thù ghét mọi kỷ luật”, và “tinh thần không thừa nhận sự kiềm chế, dám liều lĩnh làm tất cả những gì mà thói hỗn láo ngang tàn của hắn có thể nghĩ ra”. Đặc điếm quan trọng nhất của kẻ mang tội (aselgeia) là anh ta không còn biết luân lý, đạo đức, không còn biết xấu hổ là gì nữa cả. Người làm tội ác có thể giấu tội mình và luôn tìm đủ cách đê giấu nó,
7,14-23
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ​163
nhưng kẻ aselgeia phạm tội mà không thèm thắc mắc, chẳng chút phân vân, ngần ngại khi làm hại đồng bào, đồng loại của mình. Giêsabên là thí dụ cổ điển về kẻ mang tội aselgeia khi bà ta cho xây một đền thờ ngoại đạo trong thành Giêrusalem là thành thánh. Con mắt sanh ghét là con mắt nhìn vào thành công và hạnh phúc của người khác như chỉ muốn nguyền rủa và nếu được sẩn sàng gây tai hại cho người ta. Tiếp theo là lộng ngôn. Từ Hy văn là Blasphemia, khi dùng để chỉ những lời lẽ chông lại loài người, nó có nghĩa là gièm pha, khi dùng chỉ những lời lẽ chông lại Thiên Chúa, thì đó là phạm thượng, lộng ngôn. Nó có nghĩa là kẻ xỉ nhục loài người và Thiên Chúa. Tiếp theo là kiêu ngạo (Huperephania), nghĩa đen của từ này trong Hy văn là “tự xem mình ở trên”. Nó mô tả thái độ của người khinh dể tất cả mọi người, ngoại trừ chính mình. Điều thú vị về chữ này theo cách dùng của người Hy Lạp là nó mô tả một thái độ kiêu ngạo chẳng bao giờ tỏ ra trước công chúng cả. Có thể trong thâm tâm, một người luôn luôn tự so sánh mình với kẻ khác cách thầm kín. Có thể người ấy vẫn là bộ nhún nhường nhưng trong lòng thì kiêu ngạo. Nhưng dĩ nhiên, thỉnh thoảng tánh kiêu ngạo vẫn bộ lộ rõ ràng. Người Hy Lạp có một truyền thuyết về sự kiêu ngạo này. Họ nói rằng những người khổng lồ, con trai của Tartarus và Gê, do kiêu ngạo họ, đã tìm cách quậy phá thiên đàng nhưng đã bị hercules ném xuống. Đó là kiêu ngạo (huperephania). Đó là chông lại Thiên Chúa, đó là “chiếm quyền Chúa”, chính vì thế mà có người gọi nó là “tột đỉnh của mọi thói xấu”, và đó là lý do “Chúa chống kẻ kiêu ngạo” (Gc 4,6). Cuôì cùng là sự điên cuồng (aphrosune). Đây không phải là sự điên cuồng do trí não suy nhược hay khiếm khuyết của bộ óc, nó ám chỉ sự điên cuồng về mặt đạo đức. Nó không mô tả một người điên cuồng vì thiếu trí óc, nhưng là kẻ chọn thủ vai điên cuồng.
Đây quả thật là một bảng liệt kê khủng khiếp mà Chúa Giêsu nêu lên về những điều như vốn xuất phát từ lòng người. Khi khảo sát tỉ mỉ, chúng ta phải rùng mình kinh sợ. Đây không phải lời khuyên chúng ta phải tránh những điều đáng ghê tởm đó, nhưng phải cẩn trọng, thành thật xét lại chính mình.
164 WILLIAM BARCLAY
7,24-30
Dự Báo Về Một Thế Giới Dành Cho Chúa Kitô
Máccô 7,24-30
24 Đức Giêsu đứng dậy, rời nơi đó, đến địa hạt Tia. Người vào một nhà nọ mà không muốn cho ai biết, nhuvg không thế giấu được.25 Thật vậy, một người đàn bà có đứa con gái nhỏ bị quỷ ám, vừa nghe nói đến Người, liền vào sấp mình dưới chân Người.26 Bà là người Hyỉạp, gốc Phênixi thuộc xứ Xyri. Bà xin Người trừ quỷ cho con gái bà.27 Người nói với bà: “Phải đê cho con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con. ”28 Bà ấy đáp: "Thưa Ngài, đúng thể, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn của đám trẻ con. ”29 Người nói với bà: “ Vì bà nói thế, nên bà cứ về đi, quỷ đã xuất khỏi con gái bà rồi. ” 30 về đến nhà, bà thấy đứa trẻ nằm trên giường và quỷ đã xuất.
Khi biến cố này được nhìn trong bối cảnh và theo các ý nghĩa trong đó, nó trở thành một trong những biến cố thật cảm động và phi thường nhất trong đời sống Chúa Giêsu.
Trước hết, chúng ta tìm hiểu hoàn cảnh địa lý của biến cô" này. Tia và Siđôn là hai thành phô" của xứ Phênixi, mà Phênixi là một phần của xứ Syri. Xứ Phênixi trải dài từ núi Cácmên chạy dọc theo đồng bằng duyên hải về hướng Bắc. Xứ này nằm giữa Galilê với bờ biển, đúng như Josephus nói, xứ Phênixi bao vây Galilê. Tia nằm cách bốn mươi dặm về phía Bắc, tên nó có nghĩa là Tảng Đá, sở dĩ người ta gọi thế vì phía ngoài bờ biển có hai khôi đá lớn được nôì liền bằng một ghềnh đá dài khoảng một cây sô", tạo thành một bờ cản nước tự nhiên. Tia là một trong những hải cảng thiên nhiên quan trọng thời xưa. Các khối đá chẳng những tạo thành một đập cản nước tự nhiên, mà cũng tạo thành một chiến lũy phòng ngự, nên Tia chẳng những là một hải cảng rất nổi tiếng mà còn là một chiến lũy lừng danh nữa. Chính từ Siđôn và Tia đã xuất hiện các nhà hàng hải biết nhìn sao để định hướng khi lái thuyền ngoài biển khơi. Trước khi loài người biết xem sao để định hướng, thì tàu bè phải đi dọc bờ biển và neo lại ban đêm, nhưng các thủy thủ người Phênixi đã đi vòng quanh Địa Trung Hải và tìm được đường vượt các trụ của Hercules để đến Anh quốc và các mỏ thiếc vùng Cornwall. Có lẽ khi phiêu lưu như vậy, họ từng đi vòng quanh Phi
7,24-30
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 165
Châu cũng nên. Siđôn nằm cách Tia 26 dặm về phía Đông Bắc và cách Caphácnaum 60 dặm. Cũng như Tia, nó có một bờ cản nước thiên nhiên đồng thời cũng là một hải cảng và là một thành phố. Lịch sử của nó vốn bắt nguồn từ một thời rất xa xưa mà chẳng còn ai biết được người sáng lập ra nó. Tuy các thành phô" Phênixi thuộc về đất Syri nhưne chúng đều độc lập và thù định nhau. Chúng có vua, có thần và có tiền tệ riêng. Chúng có địa vị ưu việt trong vòng bán kính từ 15-20 dặm. Mặt ngoài chúng nhìn ra biển, nội địa thì hướng về Đamas nên các tàu biển và các đoàn lạc đà của nhiều xứ thường tấp nập ra vào các thành phố ấy. Cuối cùng Siđôn bị Tia lấn át về phương diện thương mãi, tầm mức vĩ đại và bị chìm trong sự suy đồi đạo đức. Nhưng danh tiếng của các nhà hàng hải người Phênixi được lưu truyền mãi mãi, họ là những người đầu tiên biết căn cứ vào các vì sao tìm ra hải trình.
1/ Vậy đặc điểm đầu tiên của chúng ta gặp ở đây là Chúa Giêsu đang ở trên lãnh thổ dân ngoại. Biến cố xảy ra ở đây phải chăng là chuyện tình cờ? Biến cố vừa xảy ra trước đây cho thấy Chúa Giêsu xóa bỏ việc phân biệt các thức ăn sạch và không sạch. Phải chăng ở đây bằng biểu tượng, Chúa Giêsu cũng đang xóa bỏ chỗ khác nhau giữa những người sạch và không sạch? Người Do Thái chẳng bao giờ chịu nếm chút đồ ăn bị cấm đoán thế và cả đời họ cũng không hề chịu tiếp xúc với một người ngoại ô uế. Ớ đây Chúa Giêsu cho biết người ngoại không là ô uế, họ cũng có chỗ trong Nước Trời.
Chắc Chúa Giêsu đã đi xa về phía Bắc, đến tận khu vực này là nhằm tạm thời tránh mặt. Ngay tại quê hương Ngài, Ngài đang bị tấn cồng tứ phía. Trước đây các Kinh sư và Pharisêu đã gán cho Ngài nhãn hiệu tội nhân, vì Ngài đã bất chấp các luật lệ và quy tắc của họ. Hêrôđê coi Ngài như một mối đe dọa. Dân chúng tại Nararét thì tỏ ra không thích Ngài, muốn gây chuyện với Ngài. Giờ sẽ đến, Ngài sẽ phải trực tiếp đối đầu với các kẻ thù mình bằng thái độ thách thức và cứng rắn, nhưng giờ ấy chưa đến. Trước khi giờ ấy đến. Ngài muôn được yên tĩnh, được ở riêng nơi vắng lặng và trong việc rút lui để tránh sự thù địch của dân Do Thái, Ngài đã đặt nền cho Nước Trời của các dân ngoại. Đây là dự báo về toàn thể lịch sử của Kitô giáo. Sự chối bỏ Ngài của dân Do Thái đã trở thành cơ may cho các dân ngoại.
166 WILLIAM BARCLAY
7,24-30
2/ Nhưng trong biến cô" này, còn có nhiều điều hơn thế nữa. Xét về phương diện lý tưởng, các thành phô" Phênixi này là một phần trong lãnh thổ của người ítraen, dưới thời Giôsuê, khi sứ Canaan được chia cho mười hai chi phái ítraen thì phần của chi phái Ase đến tận thành Siđôn và thành kiên cố Tia (Gs 19,28-29). Họ chưa bao giờ chiếm được phần lãnh thổ của mình và chưa hề đặt chân vào các thành phô" ấy. Một lần nữa, phải chăng đây là biểu tượng? Nơi nào đôi cánh tay mạnh sức của loài người chịu bất lực thì tình yêu chinh phục của Chúa Cứu Thế sẽ chiến thắng. Quốc gia ítraen đã không đem được xứ Phênixi về cho mình, nhưng bây giờ người ítraen đích thực đã đến với họ. Chúa Giêsu đã không đến với một xứ xa lạ nào cả. Ngài chỉ đến nơi mà từ lâu Thiên Chúa đã ban cho Ngài làm của riêng. Không phải Ngài đang đến với những người ngoại quốc xa lạ, mà chỉ đi vào sản nghiệp mình.
3/ Chúng ta cần đọc câu chuyện này bằng trực cảm. Người đàn bà ở đây đã đến để xin Chúa Giêsu cứu giúp con cái mình. Chúa Giêsu trả lời khône thể lây bánh dành cho con cái để cho chó ăn. Trước hết, gần như đây là một câu nói gây thương tổn. Thời bấy giờ, chó không phải là con vật giữ nhà được trìu mến như ngày nay. Nói chung, loài chó tượng trưng cho sự nhục nhã. Với người Hylạp, con chó ám chỉ một phụ nữ trơ tráo và không hề biết xấu hổ là gì. Với dân Do Thái, đó cũng là một chữ ngụ ý khinh dể “đừng cho chó những đồ thánh” (Mt 7,6, đối chiếu P1 3,2; Kh 22,15). Lắm khi từ chó con được người Do Thái dùng để tỏ ra khinh bỉ người ngoại. Joshua ben Levi có một dụ ngôn. Ông được thấy các dân ngoại cũng được hưởng các phúc lộc của Chúa, bèn hỏi “Nêu các dân ngoại không có luật còn được hưởng phúc lộc như thế, thì dân ítraen vốn là dân của Chúa, sẽ còn được hưởng càng dồi dào hơn biết bao nhiêu?” chẳng khác gì một nhà vua Ĩ1Ọ đãi tiệc, mời quan khách đến và đặt bàn bên ngoài cửa cung điện. Họ thấy từ trong đi ra những con chó miệng ngoạm những chim trĩ, đầu những con chim béo mập và những miếng thịt bê. Khách khứa bắt đầu nghĩ, nếu lũ chó mà còn được như vậy thì bữa tiệc dành cho chúng ta sẽ thịnh soạn hơn biết bao. Các dân tộc trên thế giới ví sánh với loài chó, như có chép rằng “đó là chó mê ăn không biết no” (Is 56,11). Cho dù nhìn dưới góc cạnh nào, chữ chó cũng là một sỉ nhục. Vậy chúng ta phải giải thích việc Chúa Giêsu dùna tiếng “chó” ở đây nhưthếnào? (a) Ngài không dùng chữchó thông thường. Ngài dùng
7,31-37
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 167
một từ đã làm cho nhẹ đi, không nhằm mô tả những con chó chạy rông ngoài đường phố’, nhưng chỉ những con chó xinh xắn ở trong nhà. Trong Hy văn, hình thức làm cho một từ được nhẹ đi được đặc biệt ngụ ý trìu mến, Chúa Giêsu đã rút hết nọc độc ra khỏi từ chó ở đây. (b) Chẳng có gì để nghi ngờ là giọng nói làm biến đổi hẳn ý nghĩa của một câu nói. Tùy theo giọng nói, một tiếng có thể là một lời nhục mạ thậm tệ, cũng có thể là một lời âu yếm trìu mến. Giọng nói của Chúa Giêsu đã cất hết chất độc trong câu nói ở đây. (c) Dù sao, Chúa Giêsu đã không đóng kín cửa lại. Trước hết, Ngài bảo phải để con cái ăn trước, thế nào cũng có thức ăn thừa cho những con chó nhỏ trong nhà. Thật vậy, dân ítraen được ưu tiên để tin nhận Phúc Âm, nhưng họ chỉ được quyền ưu tiên mà thôi, sau họ, nhiều người khác nữa vẫn có thể đến. Nhưng người đàn bà ở đây là người Hylạp, dân Hylạp vôn có năng khiếu về việc ứng đối, nên bà thấy ngay Chúa Giêsu đã nói câu ấy với một nụ cười. Bà biết các bản lề của khung cửa đã chuyển động. Thời bấy giờ trên bàn ăn không có dao hoặc nĩa và khăn ăn. Họ chỉ dùng tay khi ăn, họ lau tay bằng những mẩu bánh vụn rồi ném chúng cho chó trong nhà ăn. Cho nên người đàn bà nói “Tôi biết phải cho con cái ăn trước đã nhưng tôi có thể lượm những mẩu bánh vụn các em nhỏ ném cho chó chứ?” Chúa Giêsu động lòng thương. Đây là một đức tin sáng chói không chịu chấp nhận một lời đáp “không”, đây là một người đàn bà đang gặp tấm thảm kịch là con gái mình đang lâm bệnh ở nhà, nhưng trong lòng bà vẫn còn đủ ánh sáng để trả lời câu nói của Chúa Giêsu với một nụ cười. Đức tin của bà đã được thử thách, nó đã chứng nghiệm là thật, lời cầu nguyện của bà đã được nhậm. Người đàn bà này tượng trưng cho thế giới ngoại giáo đang sốt sắng nhặt lấy những mẩu bánh vụn của thiên đàng mà dân Do Thái từ chối và vứt bỏ đi.
Mọi Việc Chúa Làm Đều Tốt Lành
Máccô 7,31-37
31 Đức Gièsu lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xiđôn, đến biển hồ Galilê vào miền Thập Tỉnh.32 Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Gìêsu, và xin Người đặt tay trên anh.33 Người kẻo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lễ tai anh, và nhổ
168 WILLIAM BARCLAY
7,31-37
nước miếng mà bôi vào lưỡi anh.34 Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Épphatha ”, nghĩa là: hãy mở ra!35 Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rò ràng.ib Đức Giêsu truyền báo họ không được kê chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng truyền bảo họ, họ lại càng đồn ra.37 Họ hết sức kỉnh ngạc, và nói: “Ỏng ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được. ”
Câu chuyện này bắt đầu kể lại khởi điểm của một chuyến đi kỳ diệu. Chúa Giêsu đang từ Tia đến vùng đất chung quanh biển Galilê, nghĩa là Ngài, đang từ Tia ở Phía Bắc đi xuống xứ Galilê ở phía nam. Ngài bắt đầu hành trình bằng cách đi đến Siđôn. Điều này có nghĩa là Ngài bắt đầu đến Siđôn, và đã bắt đầu chuyển xuống Phương Nam bằng cách vòng lên hướng Bắc. Chính vì chỗ khó hiểu này mà nhiều học giả cho rằng bản văn này đã chép sai, đáng lý ra Siđôn chẳng dính dáng gì đến chuyện ở đây, nhưng hầu như chúng ta có thể chắc chắn bản văn đúng như hiện có. Một học giả khác nghĩ rằng chuyến đi này kéo dài không dưới tám tháng, hoặc lâu hơn thế nữa. Có thể chuyến đi dài hạn này là giai đoạn yên tĩnh trước khi bão tố, một thời gian dài để Chúa Giêsu và các môn đệ thông hiệp với nhau trước khi cơn giông bão cuối cùng nổi lên. Ngay trong chương tiếp sau đây, Phêrô đã phát giác được Chúa Giêsu là Đức Kitô (Mc 8,27-29) và có thể chính nhờ chuyến đồng hành lâu dài này với nhiều cơ hội được sống riêng với nhau mà ý tưởng đó dần dần ăn sâu vào lòng trí Phêrô để trở thành chắc chắn. Chúa Giêsu cần có thời gian lâu dài này để sống chung với các môn đệ trước khi sự căng thẳng của ngày kết cuộc-bão táp đang tiến đến gần.
Khi Chúa Giêsu trở lại khu vực Galilê, Ngài vào địa phận Đêcapôli, tại đây người ta đem đến cho Ngài một người vừa điếc vừa ngọng, chắc chắn hai khuyết tật đó đi đôi với nhau, chính bệnh điếc đã khiến người ấy không thể nói rõ. Không có phép lạ nào nêu rõ cách Chúa Giêsu đối xử đẹp với con người bằng phép lạ này.
1/ Chúa Giêsu đem người điếc riêng ra khỏi đám đông. Đây là sự quan tâm hết sức dịu dàng. Người điếc luôn luôn ngượng nghịu lúng túng. Theo một vài phương diện thì điếc còn khó chịu hơn đui. Người điếc hết mình không nghe được, nên trong đám đông khi có
8,1-10
TIN MỪNG THEO THÁNH MÁCCÔ 169
người tức tối hét vào tai, cố nói cho người ấy nghe, người ấy càng cảm thấy thất vọng hơn. Chúa Giêsu đã tỏ ra sự quan tâm hết sức dịu dàng đối với người ấy, vì biết người ấy đang gặp nhiều khó khăn trong đời sống.
2/ Qua phép lạ này, Chúa Giêsu đã hành động như sắp diễn một vở kịch câm, Ngài đặt tay lên lỗ tai người điếc, thấm nước miếng xức lưỡi anh ta, sau đó Chúa Giêsu ngước mặt lên trời để chứns tỏ rằng chỉ có Thiên Chúa mới giúp được cho loài người, rồi Ngài nói một tiếng và người điếc được chữa lành. Câu chuyện này cho thấy cách hết sức sống động Chúa Giêsu xem người này là một nhân vị có một nhu cầu, một vấn đề đặc biệt, và bằng những cử chỉ dịu dàng, quan tâm, Chúa Giêsu giúp người ấy không cảm thấy khó chịu ngỡ ngàng và khiến anh có thể hiểu được.
Sau khi làm phép lạ này, dân chúng đã tuyên bố Ngài làm mọi việc đều tốt lành. Đây là câu kết luận chẳng khác câu kết luận của Đức Chúa Trời liên hệ đến công việc sáng tạo trời đất của Ngài lúc khởi thủy (St 1,31). Khi Chúa Giêsu đến, đem theo ơn chữa lành cho thân thể và cứu rỗi các linh hồn con người. Ngài đã bắt đầu công cuộc sáng tạo một lần nữa. Nguyên thủy, mọi sự đều tốt lành, tội lỗi của nhân loại đã phá hư tất cả, và bây giờ, Chúa Giêsu đem trở lại cho thế gian vẻ đẹp đẽ Thiên Chúa đã ban từ đầu, mà tội lỗi loài người đã làm xấu xa.
Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải Tin Mừng Mác Cô, Chú Giải - William Barclay