Love gives light even in the darkest tunnel.

Anonymous

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Nguyên tác: Từ Câu Sai Đến Câu Hay
Upload bìa: Nguyễn Hoàng Anh
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3691 / 283
Cập nhật: 2016-07-24 01:46:52 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Lời Ít, Ý Nhiều
1.1. Viết dư
nếu không cần thiết, viết dư sẽ làm câu mất hay.
11.1.1. Thế nào là viết dư?
Viết dư là viết những điều đương nhiên ai cũng biết nên không cung cấp được thông tin mới, tạo ra những câu vô bổ. Thông thường, một sinh vật nhìn bằng mắt, người đi bằng chân. Chúng ta nói: từ nhìn có tiền giả định là bằng mắt, từ đi có tiền giả định bằng chân. Một khi mở bàn tay đánh vào má thì gọi là tát, đánh vào mông gọi là phát, đánh vào mồm miệng gọi là vả, đánh vào tai gọi là bạt (rất ít dùng tát). Tương tự, các từ tát, phát, vả, cốc lần lượt có tiền giả định là vào má, vào mông, vào miệng, vào đầu. Đó là những điều đương nhiên ai cũng biết. Cho nên những câu ‘Bố em đi bằng chân’; ‘Bà ấy nhìn tôi bằng mắt’ là dư thừa vô bổ.
nhưng câu ‘Có thể nói dơi nhìn bằng tai’ lại cho chúng 379
ta một thông tin về loài dơi. Đúng là dơi không nhìn bằng mắt. Dơi phát ra sóng siêu âm, chúng dội lại tai dơi làm nó nhận ra những đối tượng xung quanh. những câu ‘Sau vụ tai nạn, bố em phải đi bằng đôi chân giả’; ‘Mẹ kế luôn nhìn tôi bằng đôi mắt cú vọ’... lại không dư.
Chúng có những thông tin không phải đương nhiên mọi người biết.
Lại có những điều đã giới thiệu ở phần trước đó trong câu, trong đoạn. Viết lại những nội dung đã biết hay có thể được suy ra ngay từ những điều đã viết cũng là viết dư. Ví dụ:
(1) hiện nay rất nhiều cơ quan đăng thông báo tuyển người công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Đăng ‘thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng’ tức là đã ‘thông báo công khai’ rồi. Câu 1 dư từ công khai.
Tường thuật trận chung kết bi-a loại carom 1 băng toàn quốc giữa Đặng Đình Tiến và Vũ ngọc Long, bình luận viên nói: ‘Vũ ngọc Long của Thành phố hồ Chí Minh đã vượt lên 35 - 29’; ‘Tay cơ Đặng Đình Tiến của Thành phố hồ Chí Minh đã ghi một mạch 12 điểm.’ Thế cũng là nói dư vì lúc đầu đã giới thiệu đây là cuộc đấu nội bộ của hai tay cơ Thành phố hồ Chí Minh.
(2) Trong suốt tháng sách, mỗi thứ bảy hằng tuần luôn có các chương trình giao lưu, tọa đàm... ‘(b., 08.10.08).
Câu 2 cũng dư vì ‘mỗi thứ bảy’ cũng có nghĩa là ‘thứ bảy hằng tuần’. Cần bỏ đi từ mỗi hoặc từ hằng tuần:
380
(2a) Trong suốt tháng sách, thứ bảy hằng tuần luôn có các chương trình giao lưu, tọa đàm...
(2b) Trong suốt tháng sách, mỗi thứ bảy luôn có các chương trình giao lưu, tọa đàm...
Trên đường phố, có những biển báo như: ‘được phép rẽ phải khi đèn đỏ’. nói đơn giản ‘được rẽ phải khi đèn đỏ’ vẫn đủ ý. Vậy từ ‘phép’ trong biển trên là dư. Về phương diện sắc thái nghĩa, từ ‘phép’ mang dáng dấp thời bao cấp xin - cho, được phép và không được phép, chính quyền thiếu tôn trọng người dân.
(3) hai người sẽ phải nộp phạt ít nhất 12 triệu đồng trở lên.
Câu 3 đã dư hoặc từ trở lên hoặc từ ít nhất. Chỉ cần viết: (3a) hai người sẽ phải nộp phạt ít nhất 12 triệu đồng. (3b) hai người sẽ phải nộp phạt 12 triệu đồng trở lên.
như vậy: Trong một câu, nếu bỏ đi một từ, một cụm từ mà nghĩa của câu không thay đổi, kể cả về sắc thái, về phong cách ngôn ngữ thì từ đó, cụm từ đó là dư.
Lưu ý: Về phong cách có những câu đối với thể loại này là dư nhưng với thể loại khác lại không dư. Ví dụ:
(4) nếu không chắc thế thì đừng có mà hứa.
(5) Tình hình đang rất khó khăn, nhưng đừng có ngồi đó mà rên rỉ.
Thoạt nhìn, hai câu trên đây dư vì trong mỗi câu có thể lược bớt đi một từ:
381
(4a) nếu không chắc thế thì đừng hứa.
(5a) Tình hình đang rất khó khăn, nhưng đừng ngồi đó rên rỉ.
nếu là tường thuật gián tiếp lời ai đó thì câu 4 dư vì nó có thể rút gọn thành 4a mà vẫn giữ nguyên ý. Còn như câu 4 tường thuật trực tiếp lời một người thì hai từ có và mà khiến câu 4 có sắc thái khẩu ngữ và nó khác câu 4a về sắc thái nghĩa. Tương tự, hai từ có, mà khiến câu 5 mang sắc thái khẩu ngữ nên nó không dư.
Viết dư có thể tạo ra ý mà người viết không mong đợi.
(6) Với chủ đề nổi bật ‘Julian Assange, người làm sáng tỏ công lý bị lộ mặt’, báo Le Monde đã bình chọn người sáng lập trang web Wikileads Julian Assange là ‘nhân vật của năm 2010’. (b., 26.10.2010)
Câu trên có thể bị hiểu theo nghĩa ‘Julian Assange [người làm sáng tỏ công lý] bị lộ mặt’. Câu trên dư từ sáng tỏ? Phải chăng ý người viết là ‘Julian Assange, người làm ‘công lý’bị lộ mặt’?
11.1.2. Tiếng Việt đang ‘dài’ ra1
Thói quen nói năng đúng giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo dẫn tới hệ lụy đã hình thành thói quen chấp nhận, tư duy thụ động, không muốn lật lại nghĩa lý của câu chữ, của khái niệm và lập luận khi tiếp nhận văn bản. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới những lối nói dư thừa hiện nay.
1 Bài đã đăng trên SGTT, 29.08.2011 382
hiện tượng: Viên sĩ quan cảnh sát giao thông trả lời phỏng vấn trong chương trình Chào buổi sáng (Ti vi, 25.06.2011): ‘Chúng tôi đã xác định được những cơn mưa kéo dài trên một tiếng đồng hồ hoặc dưới một tiếng đồng hồ gây ngập lụt là 53 điểm.’
Sao không nói ‘Chúng tôi đã xác định được 53 điểm cứ mưa trên dưới một tiếng là ngập’ cho gọn? Cũng trong Chào buổi sáng, hàng ngày ra rả ‘người tham gia giao thông’, ‘các phương tiện tham gia giao thông’. Sao không nói ‘người đi lại’, ‘các phương tiện đi lại’ cho ngắn hơn?
nguyên nhân. Chúng ta tìm căn nguyên của hiện tượng nói dài ngày càng trở nên phổ biến trong sách báo và văn bản tiếng Việt hiện nay.
Anh dân quân đánh vần chưa thạo chữ quốc ngữ trong Đôi mắt của nam Cao đã nói thuộc lòng một bài 3 giai đoạn kháng chiến phòng ngự, cầm cự, tổng phản công... ‘dài đến năm trang giấy’. những người này cứ nói ra ‘là thấy đề nghị, yêu cầu, phê bình, cảnh cáo, thực dân, phát xít, phản động, xã hội chủ nghĩa, dân chủ với cả tân dân chủ nữa...’ (trích Đôi mắt, 1948). Cách nay gần 65 năm đã xuất hiện trên cửa miệng người dân bình thường những khái niệm cao xa mấy ai hiểu hết ý nghĩa này. Thời đó người dân tin theo Đảng nên đã nói đúng theo đường lối, theo chỉ thị, nghị quyết. Sáu bảy thập kỷ là khoảng thời gian tạo ra hai thế hệ, đủ dài để hình thành những thói quen ngôn từ nói năng đúng giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo. Điều này dẫn tới hệ lụy là xã hội hình thành thói quen chấp nhận, tư duy thụ động, không
383
muốn lật lại nghĩa lý của từ ngữ, câu chữ, của khái niệm và lập luận khi tiếp nhận văn bản. Vả lại, nếu ai đó muốn bình luận sẽ tạo ra những lời nghịch nhĩ và trở thành ‘người có vấn đề’. Kết quả là người ta lo nói năng an toàn, cầm giấy phát biểu theo những giáo điều, dần dần hình thành thói quen kết luận mà không chú ý tới lý lẽ thuyết phục. nhiều người nghèo đi về ngôn từ và tư duy, nhưng vẫn cần thể hiện mình. Vậy là sinh ra lối nói sang trọng với nhiều từ hán-Việt nhưng lại không hiểu thấu đáo và những câu hùng hồn dài dòng rỗng nghĩa, dư thừa.
Những lối nói dư thường gặp (qua phim truyền hình và một số chương trình truyền hình gần đây)
Dùng lặp hai từ hán-Việt và thuần Việt đồng nghĩa
‘nạn rải đinh tái xuất hiện trở lại.’(CBS, 06.05.2011) Tái xuất hiện là xuất hiện trở lại. nói nạn rải đinh xuất hiện trở lại là đủ. Và ‘Mời các bạn nghe những tin tức cập nhật đầu tiên trong ngày’. (CBS, 13.01.2010). Cập nhật là trong ngày. nói ‘tin tức đầu tiên trong ngày’ là đủ. nguyên nhân chính của loại dư quá phổ biến này là trong nhận thức của người Việt hiện nay, nghĩa của nhiều yếu tố hán-Việt đã ‘mờ’ đi nên nhiều người không thấy ‘dư’ nữa. Trong từ cập nhật hiện nay, nghĩa của từ nhật đã mờ hẳn đi, và nó đang chuyển thành nghĩa tức thời. Có thể chấp nhận cách nói ‘Không khí làm việc và đưa tin rất khẩn trương, cập nhật từng phút’. (b., 13.03.2011)
384
những kiểu nói dư thường gặp
Dùng lặp lại những từ đồng nghĩa, những diễn đạt đồng nghĩa
‘Mục đích cô đến đây để làm gì?’ (CgL0g, tập 18)
Muốn biết mục đích của một hành động chúng ta hỏi để làm gì?. Khẩu ngữ hàng ngày chấp nhận lối nói dư. Khẩu ngữ trong phim là khẩu ngữ văn học, được gọt dũa. Lời thoại trong phim càng ngắn càng tốt. Sao không biên tập lại ‘Cô đến đây làm gì?’ cho gọn?
Lại nữa: ‘Chắc có lẽ là vậy’. (CgLOg, tập 19) Chắc và có lẽ là hai từ thể hiện hành vi phỏng đoán một khả năng không chắc chắn. nói ‘Chắc vậy’ hoặc ‘Có lẽ vậy’ là đủ.
Đưa vào lời nói những yếu tố đương nhiên tồn tại
- (Anh xin lỗi.) Anh đã tát vào má em. (SQRCnV, 01.06.2011)
nói ‘(Anh xin lỗi.) Anh đã tát em’ là đủ. Tương tự, đứa em mách ‘anh đã cốc con’ chứ không cần nói dài ‘anh đã cốc vào đầu con’.
nói dư thành sai
- Ở Việt nam chủ yếu có mấy loại gấu? gợi ý: 2, 3 hay 4? (Đấu trường 100, 30.05.2011)
Đáp án (Lời MC): ‘hai. Không có thêm loại gấu nào nữa đâu.’
Từ chủ yếu khiến câu hỏi định lượng này mang tính xác suất. Đáp án 2 khiến người nghe nghĩ rằng còn một loại gấu
385
thứ ba (thứ yếu!) nữa. Dù 99,9% gấu ở Việt nam là hai loại gấu ngựa và gấu chó thì vẫn có 0,1% thuộc loại gấu thứ ba. nói như MC ‘Không có thêm loại gấu nào nữa đâu’ là không chuẩn. Còn như, nếu chỉ có 2 loại gấu thì từ chủ yếu làm câu hỏi trên sai. Cần bỏ đi từ chủ yếu.
- Sáng tác này của Trần hoàn vào năm nào: a) 1948, b) 1958, hay c) 1968?’
Đội A: 1958. Lời MC: ‘Đáp án này hoàn toàn sai’; Đội B: 1948. Lời MC: Vâng, hoàn toàn chính xác!’ (Trò chơi âm nhạc, 29.07.2011)
nếu 1948 là hoàn toàn chính xác, 1958 là hoàn toàn sai thì năm nào là chính xác không hoàn toàn, năm nào là sai không hoàn toàn? Lời MC dư từ ‘hoàn toàn’.
Dùng chập những cụm từ đồng nghĩa
- Một nữ tử tù trốn thoát, điều này chưa từng xảy ra bao giờ từ trước đến nay. (p. nTT, 17.05.2009)
Chưa từng là chưa bao giờ và cũng là từ trước đến nay chưa xảy ra. Vì vậy, câu trên dư chập ba. Có 3 cách nói ngắn hơn: ‘điều này chưa bao giờ xảy ra’; ‘điều này chưa từng xảy ra’ và ‘điều này từ trước đến nay chưa xảy ra’.
Hãy nói ngắn gọn hơn là nói những câu nghe rổn rảng nhưng dông dài chữ nghĩa.
hiện tượng dư còn có thể tiếp cận theo lượng thông tin.
Ví dụ: Có ai đó kể về một vụ bê bối lớn rồi hạ lời bình: ‘Đúng là thượng bất chính thì...’ Mới nghe tới đó, bạn biết ngay đoạn tiếp theo của lời bình này là ‘hạ tắc loạn’. Tục
386
ngữ ‘Thượng bất chính, hạ tắc loạn’ là một cấu trúc cố định, phần đầu tất yếu dẫn tới phần sau, nên ‘thượng bất chính’ đã ngầm chứa đựng thông tin của tục ngữ, nghĩa là ‘hạ tắc loạn’ được coi là dư về lượng thông tin.
Vậy: Một yếu tố dù vắng mặt nhưng người ta vẫn có thể nhận ra nó nhờ những yếu tố khác thì yếu tố đó được coi là dư.
Chúng ta không đề cập đến hiện tượng dư theo nghĩa cuối cùng này.
11.1.3. những thông tin người nghe chờ đợi
Có thể dùng câu 8 dưới đây trả lời cho cả ba câu hỏi 7a, 7b và 7c:
(7a) Ai mua chiếc xe máy này ở Tây ninh? (7b) Anh Ba mua chiếc xe máy này ở đâu? (7c) Anh Ba mua gì ở Tây ninh?
(8) Anh Ba mua chiếc xe máy này ở Tây ninh.
nhưng trả lời như vậy là dư vì ở mỗi câu, người hỏi chỉ muốn biết đúng một thông tin. Đó là ai trong câu 7a, là ở đâu trong câu 7b và là gì trong câu 7c. Vì khi hỏi như 1a họ đã biết ‘có người mua chiếc xe máy này ở Tây ninh’. Còn như hỏi 1b thì người hỏi đã biết ‘Anh Ba đã mua chiếc xe máy này’... Trong những câu hỏi bộ phận về các yếu tố ai, nào, sao, gì, đâu, bao giờ... luôn luôn chứa những thông tin mà người hỏi đã biết. Đó là tiền giả định của mỗi câu hỏi loại này.
387
Trong nói năng hàng ngày, chúng ta thường lược bỏ những điều mà người khác đã biết. như vậy, để trả lời các câu hỏi 7a-7c người ta có thể đáp gọn hơn:
(8a) - Anh Ba.
(8b) - Ở Tây ninh.
(8c) - Chiếc xe máy này.
nói rộng ra, những tin tức báo chí, những thông tin xã hội, những thông tin trong lời nói của chúng ta mỗi người tiếp nhận một khác, tùy nhu cầu và tùy tầm nhận thức của họ và mức độ dư thông tin với mỗi người mỗi khác.
Trong giao tiếp không nên cung cấp những thông tin dư, những thông tin mà người nghe không chờ đợi.
11.1.4. hiện tượng dư trong ngôn ngữ
11.1.4.1. Dư lô gích
Mỗi sự kiện thường có những hệ quả lô gích nhất định. Đó là những điều tất yếu được suy ra từ sự kiện đó. những loại thông tin ngôn ngữ khác nhau cũng có những hệ quả lô gích nhất định. Ví dụ: Một người đã thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (đài truyền thanh, truyền hình, báo chí) rằng ngày X ông ta đã bị mất toàn bộ các giấy tờ cá nhân. hệ quả lô gích của điều này là mọi vụ việc liên quan tới những giấy tờ đó xảy ra sau ngày X sẽ không phải do ông ta thực hiện. Không chú ý tới điều này dễ xảy ra hiện tượng dư thừa ngôn từ một cách lô gích. Ví dụ:
(9) Xác chết đầu tiên là một phụ nữ trạc 40 tuổi nằm bất động phía dưới dốc.
388
‘Xác chết’ tất nhiên ‘bất động’. Câu trên dư từ ‘bất động’.
nói ‘vào hồi 15 giờ chiều’ cũng là dư lô gích. Có ‘15 giờ sáng’ không?
(10) Đằng sau phép màu kinh tế kỳ diệu đó che giấu một thực tế đầy khó khăn.
Câu trên dư từ ‘che giấu’ vì ‘đằng sau’ thường là không trông thấy. Mà ‘che giấu’ cũng là làm cho ‘không trông thấy’. nên sửa: ‘Đằng sau phép màu kinh tế kỳ diệu đó, là một thực tế đầy khó khăn’.
nhiều từ mượn tiếng nước ngoài được để nguyên dạng dễ làm người viết không nhận ra nghĩa và từ loại của chúng. Do không hiểu tiếng nước ngoài nên đã dùng lặp lại những từ đồng nghĩa làm thành câu dư lô gích.
(11) Việc tuyển CEO của doanh nghiệp này ít nhiều gây sự chú ý đối với các nhà head - hunter trên thị trường. (b., 01.11.2005)
head - hunter là danh từ: người săn lùng chất xám. Câu trên dư từ nhà.
Lời MC ‘xin được cảm ơn...’, ‘xin được trân trọng giới thiệu...’, ‘xin được tặng bó hoa’; ‘kính chào tất cả quý vị và các bạn...’; ‘xin thưa với tất cả khán giả...’ (b.,03.09.2007) đã dư từ được và tất cả.
(12) Phụ nữ giả làm đàn ông để cưới... vợ’ (b., 31.12.1996)
Động từ giả có tiền giả định bổ ngữ là điều sai. ‘giả đàn ông’ nghĩa là không phải đàn ông. Tít này dư từ phụ nữ.
389
11.1.4.2. Dư ngữ nghĩa
Trâu, bò, lợn là những gia súc. Kho là nơi chứa, nơi cất giấu. nói trâu tức là nói tới gia súc, nói kho là nói nơi chứa. nói từ này là suy ra từ kia. nói cả hai sẽ thành dư ngữ nghĩa. Ví dụ: ‘nổ kho chứa đạn dược ở đảo Cyprus, 12 người chết’ (b., 12.07.2011). Viết ‘nổ kho đạn dược’ là đủ.
Dùng lặp hai từ đồng nghĩa cũng thành dư ngữ nghĩa. Ví dụ:
(13) nhiều vùng mất trắng hoàn toàn. (Ti vi, 06.05.2011)
(14) hội nghị phát triển tư vấn kỹ thuật khu vực Tây nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. (Tên hội nghị do hiệp hội tư vấn xây dựng Việt nam (VECAS) tổ chức ngày 18.12.2010), [dẫn theo Tuổi Trẻ Cười, 438]
hai câu 13, 14 đều dư ngữ nghĩa vì mất trắng là mất hoàn toàn, ‘Tây nam Bộ’ và ‘đồng bằng sông Cửu Long’ đều trỏ một vùng đất.
(15) Trên phương diện lý thuyết, chế độ dân chủ căn cứ trên hai quan niệm: chủ quyền thuộc về toàn dân và nguyên tắc mọi người bình đẳng.
Có hai cách nhìn nhận câu 15: hoặc là câu sai, hoặc là câu dư.
nếu coi từ ‘quan niệm’ không đồng nghĩa với từ ‘nguyên tắc’ thì câu trên dư từ ‘hai’ và dấu hai chấm. Cần viết lại là:
(15a) Trên phương diện lý thuyết, chế độ dân chủ căn cứ trên quan niệm chủ quyền thuộc về toàn dân và nguyên tắc mọi người bình đẳng.
390
nhưng cũng có thể sửa theo cách cho rằng hai quan niệm được thể hiện qua hai nguyên tắc, nghĩa là cần thêm từ ‘nguyên tắc’ trước từ ‘chủ quyền’.
(15b) Trên phương diện lý thuyết, chế độ dân chủ căn cứ trên hai quan niệm: nguyên tắc chủ quyền thuộc về toàn dân và nguyên tắc mọi người bình đẳng.
b) nếu coi từ ‘quan niệm’ đồng nghĩa với từ ‘nguyên tắc’ thì lặp lại từ ‘nguyên tắc’ là dư. Cần bỏ nó đi:
(15c) Trên phương diện lý thuyết, chế độ dân chủ căn cứ trên hai quan niệm: chủ quyền thuộc về toàn dân và mọi người bình đẳng.
Do đặc điểm loại hình tiếng Việt nên đã dùng lặp từ đồng nghĩa thuần Việt và hán-Việt trong một cấu trúc.
Tiếng Việt có loại từ - từ chỉ loại của danh từ, như các từ người, nhà, con, cây, cục, tấm, tờ... Để chỉ một người làm nghề gì đó, chúng ta dùng từ người, nhà rồi kèm theo nghề nghiệp của họ: người thuỷ thủ, người giáo viên, người nông dân, người ngư dân, người ân nhân, người bác sĩ, người kỹ sư, nhà họa sĩ, nhà chuyên gia, nhà luật sư, người phát ngôn viên... Ấy thế là dư: Trong những cách dùng trên, tiếng đứng cuối là một yếu tố hán-Việt để chỉ người nhưng nghĩa đã mờ đi trong nhận thức của người Việt. Thế là xảy ra sự tranh chấp trong cách dùng giữa từ thuần Việt và từ vay mượn. Lẽ ra chỉ cần nói thủy thủ, giáo viên, kỹ sư, luật sư, chuyên gia, phát ngôn viên... là đủ. nhưng vì nghĩa của từ hán-Việt, của từ gốc Pháp bị ‘mờ’ dần đi, và áp lực của kết cấu tiếng Việt có loại từ đứng trước danh từ khiến từ người, chữ, kẻ,
391
nhà xuất hiện ở đầu những danh từ trên, như trong những câu dưới đây:
- Qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân. (b., 06.08.2010);
- Bên dưới loằng ngoằng những chữ hán tự viết tháu. (b., số 2. 1999);
- Dùng nửa ly rượu vang nho. (26.07.2010)
- Cảnh sát sẽ bắt được kẻ hung thủ này.
- Các nhà chuyên gia đánh giá đây là phát hiện khảo cổ học quan trọng nhất ở Việt nam trong 100 năm qua.
- Sự tiên đoán này đã kích thích các nhà khoa học gia cố gắng tìm các nguyên tố mới. (nên viết ‘... đã kích thích các nhà khoa học cố gắng tìm các nguyên tố mới.’)
Lặp động từ hán-Việt sau động từ thuần Việt: ‘C. Ronaldo đòi yêu sách 400.000 bảng/tuần để gia nhập Man City.’ (b., 13.06.2011). Yêu sách là đòi hỏi quyết liệt, không nhân nhượng. Chắc người viết bức xúc lắm nên mới đòi yêu sách.
Lại xảy ra trường hợp có những động từ cần giới từ đi theo sau. nhưng giới từ này lại trùng với một yếu tố hán- Việt trong động từ đó. như vậy cũng thành dư.
nói ‘Chúng ta đề cập đến (/tới) vấn đề này’ là dư từ ‘đến (/tới)’ vì ‘đề cập’ có nghĩa là nói đến, nói tới.
Viết ‘Lối sống hưởng thụ đã du nhập vào không ít thanh thiếu niên’ là viết dư từ vào, vì ‘du nhập’ có nghĩa là ‘đưa, nhập từ ngoài vào’.
Viết ‘Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra 3 ngôi mộ cổ’ cũng 392
là dư, vì ‘phát hiện’ tức là ‘tìm ra’. Chỉ cần viết ‘... phát hiện 3 ngôi mộ cổ’ là đủ.
những kiểu nói dư liên quan đến đặc điểm loại hình tiếng Việt quá phổ biến hiện nay nên nhiều người không thấy ‘dư’ nữa. Đây là những lỗi dư, thiếu lô gích nhẹ nhất. Tương tự ‘Mai là ngày sinh nhật của tôi’ cũng dư. Sinh nhật là ngày sinh. ‘Mai là sinh nhật’ hóa ra chưa sinh! Viết ‘Mai là kỷ niệm sinh nhật của tôi’ hoặc ‘Mai là kỷ niệm ngày sinh của tôi.’
ngôn ngữ nào cũng có những ‘lô gích’ riêng trong cách diễn đạt. nhiều lối nói ở ngôn ngữ này là chuẩn mực về ‘lô gích’ nhưng khi chuyển sang ngôn ngữ khác thì lại trở thành dư và ngây ngô. Trong số này có đại từ phản thân ‘mình’ (tiếng nga: svoj, tiếng Anh: himself, oneself..., tiếng Pháp: soi-même). người Việt nói ‘nó không tự tin’ thì người Anh lại có lối nói mà theo tiếng Việt là dư: ‘nó không tự tin ở mình’ (he is not confident of himself; he lacks self-confidence). ‘họ là hai anh em ruột của nhau’... nếu không chú ý tới điều này, khi dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, chúng ta dễ dùng dư cụm từ của mình, của nó như: ‘Tại tôi không biết giữ mồm giữ miệng của mình’, ‘Tôi phải trở về bệnh viện của mình’, ‘Toà nhà mà anh thấy cái nóc đã phủ rêu của nó chính là toà nhà chúng ta đang tìm’;...
11.1.4.3 hiện tượng dư ngữ pháp: chập cấu trúc
Khái quát của hiện tượng chập cấu trúc (§9.1.2.) là: Có những câu cấu trúc khác nhau cùng diễn đạt một nội dung. nhập chúng lại trong một câu sẽ gây ra hiện tượng dư ngữ pháp do chập cấu trúc.
393
(16) Tôi tự hỏi không biết có phải người ta cố tình làm như vậy không?
nên sửa lại:
(16a) Tôi tự hỏi: có phải người ta cố tình làm như vậy không?
(16b) Tôi không biết có phải người ta cố tình làm như vậy không.
(17) nhưng mới cách đây vài hôm trở về trước, sở dĩ thái độ của tôi như thế vì hạnh đối với tôi như cái bánh dở dang ăn chưa trọn vẹn.
‘Cách đây vài hôm’ đồng nghĩa với ‘vài hôm trước đây’. ‘Sở dĩ A vì B’ đồng nghĩa với ‘A vì B’. Vậy câu trên có hai điểm dư. Sửa:
(17b) nhưng mới cách đây vài hôm, thái độ của tôi như thế vì...
(17c) nhưng mới vài hôm trước đây, thái độ của tôi như thế vì...
(18) Thấm thoát thời gian trôi qua đã một năm rồi.
‘Thấm thoát’ là ‘thời gian đã trôi qua nhanh chóng’. Câu trên dư cụm ‘thời gian trôi qua’. Có ba cách sửa:
(18a) Thấm thoát đã một năm trôi qua rồi. (18b) Đã một năm trôi qua rồi.
(18c) Thấm thoát đã một năm rồi.
Câu 18 nhấn mạnh tới số lượng một năm. nên chuyển một năm lên đầu câu. Câu 18b không nói được ý ‘trôi qua nhanh’. Câu 18c tốt nhất.
394
Có kiểu mở rộng gây dư thừa:
- Điều tôi muốn nhấn mạnh là phải làm sao để ngăn chặn được ‘lỗ hổng’, đó là việc một cá nhân hoặc một nhóm người quyết định nhân sự như hiện nay. (b., 28.4.08) Chỉ việc bỏ đi ‘đó là việc’, câu sẽ thanh thoát hơn: ‘Điều tôi muốn nhấn mạnh là phải làm sao để ngăn chặn được ‘lỗ hổng’ một cá nhân hoặc một nhóm người quyết định nhân sự như hiện nay’.
11.1.5. Thông tin từ phía người nói
11.1.5.1. những thông tin tự nhiên ngoài ý định
Có những thông tin tự nhiên ngoài ý định, ý muốn của người nói, thậm chí muốn giấu cũng không được.
nghe giọng nói của một người, chúng ta nhận ra ‘Ông này người huế’, ‘Bà này chắc là Việt Kiều’ (vì trong giọng nói hầu như không có thanh điệu).
giọng nói, nói nhanh hay chậm, nói to hay nói nhỏ... đều cho người nghe nhận biết những đặc điểm xã hội của một người. người này già hay trẻ? người này khoẻ hay yếu? Trạng thái tinh thần ra sao: vui buồn, cáu kỉnh, giận dữ, lo lắng, sợ hãi, hốt hoảng? nam hay nữ? người vùng nào? Là người Việt ở nước ngoài lâu năm hay là người nước ngoài?
(19) - Chắc chị có bà con quen biết ở hà nội?
- Dạ không, mặc dầu quê ngoại em ở hà nội. Em đi tìm các anh.
- Để làm gì? - nam buột miệng hỏi lại.
395
- Để gặp lại, để cảm ơn và... cũng có khi chả để làm gì cả. - giọng cô khách đã có cái gì tủi tủi.
Biết mình lỡ lời, anh hỏi lướt đi bằng cài giọng cố tỏ ra ân cần:
- Thế sau cái lần ấy, hai cha con chị...’ (Chu Lai, Phố)
Vậy là giọng nói còn cho biết sắc thái ngôn ngữ: tình cảm, ấm áp, thân tình, ân cần, thái độ buồn vui, tủi hờn, giận dữ... giọng vui vẻ, dễ nghe hay bẳn gắt, khó nghe, khiêm tốn, nhã nhặn hay kênh kiệu, mất tự tin hay đanh thép, đàn anh, kẻ cả, láo xược, xảo trá...
Từ ngữ cũng có thể cung cấp những thông tin về một người. (20) - Ông người nam Bộ thiệt?
- Thiệt!
- hồi nhỏ đi học có hay bị bạn đánh không?
- Bé người cho nên cũng hay bị bạn bắt nạt.
- Không phải là người nam Bộ! người nam Bộ không nói bắt nạt.
- Ờ mà phải, tôi vừa trót lỡ lời không dùng chữ ăn hiếp là tiếng nam Bộ.
(Bất khuất, nguyễn Đức Thuận)
11.1.5.2. những thông tin trong lời nói
những thông tin trong lời nói bao gồm: hiển ngôn và hàm ngôn. hàm ngôn bao gồm tiền giả định, hàm ngôn vô hướng, hàm ngôn hữu hướng còn gọi là hàm ý. Có hai loại hàm ý là hàm ý ngôn ngữ và hàm ý ngữ dụng hay hàm ý hội thoại. (xem § 11.2. hàm ý ngôn từ.)
396
11.1.5.3. Từ câu dư tới câu hay
Khi cố tình viết dư, nói dư để truyền một thông tin khác, để nhấn mạnh thì điểm nhấn rơi vào phần dư. Cách nhấn mạnh hợp lý trong lối viết dư sẽ tạo ra những câu chấp nhận được và trở thành câu hay.
(21) Tôi không biết liệu lời đe dọa đó có đủ không, nhưng tôi sẽ làm bất cứ việc chết tiệt gì, hay cắt đầu hắn ta, nếu cần thiết - nixơn quát lên. (Tuổi Trẻ, 25.06.2009)
nói ‘làm bất cứ việc gì’ là đủ. Câu trên dư ở từ chết tiệt nên đây là điều được nhấn mạnh. Từ này mang sắc thái âm tính, do vậy hàm ý của câu trên là ‘sẽ làm bất cứ việc tồi tệ nào’, nixơn đã đệm từ mà dịch sang tiếng Việt là chết tiệt vào. Đó là một câu dịch hợp lý và hay.
Trong Quán mắc cỡ có người hỏi ‘Đại từ điển tiếng Việt do giáo sư nguyễn như Ý chủ biên, giải thích ‘bánh ú’ như sau: bánh làm bằng bột nếp, nhân đậu mỡ, gói bằng lá chuối, hình chóp nón màu trắng trong, mềm, mặn, thường luộc từng chuỗi’. Bánh này hơi lạ phải không cô Tú? Cô Tú trả lời:
(22) ‘...ông giáo sư có thể chỉ nghe kể chứ chưa thấy cái bánh ú ra sao!’[Sau khi chỉ ra những chỗ sai trong định nghĩa trên, cô Tú giải thích về các loại bánh ú. Cuối cùng, cô Tú viết] ‘Xem lại từ điển này, Tú tôi phát hiện không ít sự sai sót, lầm lẫn. [...] Từ điển là văn bản pháp luật của chữ nghĩa, để tránh phải cãi nhau, ông giáo sư nên sửa chữa những điều chưa chính xác trong quyển từ điển này’. (Tuổi Trẻ Cười, 01.01.2011).
397
Sao cô Tú không viết như người hỏi ‘giáo sư nguyễn như Ý’ mà lại dùng cách viết dư ‘ông giáo sư’? Dư từ ông nên điểm nhấn rơi vào từ ông. Rõ ràng khi gọi ông giáo sư thì sự trọng thị trong cách gọi giáo sư đã bị giảm đi nhiều. Viết dư là cách để tạo ra hàm ý.
Một ví dụ khác:
(23)... ba luật sư còn lại đã tự ý bỏ về khi có những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật, không có căn cứ, không được hội đồng xét xử chấp nhận. (b., 05.04.2011).
Trong tiếng Việt có những động từ mang ý chủ động, nghĩa là tự người ta thực hiện hành động đó chứ không do tác động của một người khác, một yếu tố khác. Một người ‘bị yêu cầu ra khỏi phòng xử’ thì người đó ra khỏi phòng xử do bị yêu cầu mang ý nghĩa bắt buộc mà không do chủ ý. nhưng ‘ông ta đã bỏ về’ thì ông ta đã bỏ về theo chủ ý chứ không do ai tác động. Vậy thì, cách viết ‘ba luật sư còn lại đã tự ý bỏ về’ là dư nhưng bộc lộ điều muốn nhấn mạnh: họ bỏ về do chủ ý chứ không phải bị yêu cầu ra khỏi phòng xử.
Tương tự ‘Các thí sinh không đến dự thi coi như tự ý bỏ cuộc’ (b., 06.09.2001) là cách nói dư nhưng nhấn mạnh rằng không do ban tổ chức loại mà do chính họ bỏ cuộc.
Có những câu đúng nhưng kỳ cục. Một khi chúng ta viết những điều mà đương nhiên ai cũng biết thì người viết bị coi là ‘chập mạch’. Thuộc loại những câu này là: ‘Tôi cắn bằng răng’; ‘Chiếc xe đạp thì có vành, có xích, có yên’; ‘Cô này có răng, răng cô ấy trắng ngà’...
398
Tuy nhiên, nêu viết những điều bất ngờ liên quan đến sự ‘đương nhiên’ này thì câu có thể sinh hàm ý và trở thành hay.
Lại so sánh 2 câu
(24) Tôi cắn trái ổi bằng răng.
(25) Bà ta cắn chồng bằng hàm răng giả.
Ai cũng biết cắn bằng răng. Câu 24 dư. nhưng câu 25 lại không dư. nó là một câu hay vì ‘Cái hàm răng giả’ là thông tin quan trọng mà người nói muốn nhấn mạnh trong câu này.
11.2. Hàm ý ngôn ngữ
11.2.1. hiển ngôn và hàm ngôn
Trong cuộc sống, có những điều không được phép nói, không tiện nói ra hoặc nói thẳng chưa chắc đã đạt hiệu quả cao bằng những lời nói tế nhị, chứa đựng nhiều ý tứ. Ông cha ta có câu ý tại ngôn ngoại. nghĩa là lời nói hiện ra bên ngoài còn ý tứ hay là những hàm ý, ngụ ý, ám chỉ lại nằm sâu bên trong lời nói. Trên mặt chữ có những thông tin không được viết ra nhưng độc giả có thể nhận biết được qua những điều đã viết. Viết hay là viết kiệm lời mà nhiều ý. Cách thông tin một sự kiện có thể do vô tình hoặc một cách có ý thức đã bộc lộ quan điểm của người nói. Thông tin hiện ra ngay trên lời nói được gọi là hiển ngôn. những ý tứ bên trong lời nói là những thông tin chìm, được gọi chung là hàm ngôn. Vấn đề này hết sức phong phú và phức tạp.
399
Trong tiếng Việt, từ hư có vai trò quan trọng đặc biệt để biểu hiện hàm ngôn, hàm ý. Trong mục này chúng ta chỉ đề cập tới vai trò của từ hư trong những lời nói đứng một mình, không cần kèm theo ngữ cảnh, mà vẫn chứa đựng nhiều thông tin.
Chúng ta giải thích điều này qua những ví dụ cụ thể.
11.2.2. hàm ngôn và hàm ý: Thêm một từ hư, câu thêm một nghĩa
Xem xét hai câu mà đứng riêng không có ý tứ gì cả:
(1) Con cá này 20 ngàn.
(2) Ông Ba cao mét bảy.
Chỉ thêm một chữ là hai câu trên có thể thêm một nghĩa mới.
Đầu tiên chúng ta thêm từ cũng: (3) Con cá này cũng 20 ngàn.
(4) Ông Ba cũng cao mét bảy.
hai câu 3, 4 cũng chứa những hiển ngôn y như hai câu trước, nhưng còn thêm thông tin khác là tiền giả định của chúng: Có con cá khác, hoặc có thứ hàng khác giá 20 ngàn; có người khác cao mét bảy. Tiền giả định không bộc lộ ý tứ gì nên được gọi là hàm ngôn - những điều ngầm ẩn không phải là hàm ý của người nói. hàm ý là những thông tin chìm có chủ đích của người nói như hai câu dưới đây:
(5) Con cá này có 20 ngàn. (6) Ông Ba cao có mét bảy.
400
hai câu 5, 6 thể hiện hành vi đánh giá - hàm ý - của người nói. Từ có tạo ra nghĩa ‘số lượng 20 ngàn, số đo chiều cao mét bảy là ít’. giá ít là giá rẻ. Thế là ở câu 5 người nói có hàm ý đánh giá (khen) con cá này rẻ. Cao ít là thấp. Vậy ở câu 6 người nói có hàm ý đánh giá (chê) ông Ba thấp.
Thế là chỉ thêm từ có, hai câu 1, 2 thành những câu có hàm ý. Thay vì có, thêm những thì hàm ý của câu sẽ ngược lại.
(7) Con cá này những 20 ngàn.
(8) Ông Ba cao những mét bảy.
Từ những khiến người nghe nhận ra rằng người nói câu 7 có hàm ý đánh giá (chê) con cá này đắt, người nói câu 8 có hàm ý đánh giá ông Ba cao.
Trong tiếng Việt, có những từ hư đồng nghĩa. nghĩa của hai từ thôi, kia (cơ) gần giống nghĩa của có và những. Chúng cũng được dùng thể hiện hành vi đánh giá.
(5b) Con cá này 20 ngàn thôi.
(6b) Ông Ba cao mét bảy thôi.
(7b) Con cá này 20 ngàn kia.
(8b) Ông Ba cao mét bảy cơ đấy.
Các câu 5b - 8b lần lượt đồng nghĩa với các câu 5 - 8 tương ứng.
- Chờ mươi phút nữa thôi có lâu là mấy. nhờ từ thôi mà câu thơ trên đây của Phạm Tiến Duật có ý rằng thời gian chờ mươi phút là không nhiều.
401
11.2.3. hàm ý ngôn ngữ: Thêm hai từ hư, câu có thể thêm hai nghĩa
Bây giờ bạn hãy dùng từ mà thêm vào các câu 1 - 8, nghĩa của chúng sẽ đảo hướng hoàn toàn.
(9) Con cá này mà 20 ngàn.
(10) Ông Ba mà cao mét bảy.
hai câu 9, 10 vẫn có hiển ngôn như hai câu 1, 2. nhưng nhờ từ mà người nói thể hiện được hàm ý:
(9a) Không đáng 20 ngàn, ít hơn 20 ngàn mới phải
(10a) Đo thế nào ấy chứ, không được mét bảy, thấp hơn mét bảy mới đúng.
Cái hàm ý ‘không đáng’ này có trong tất cả các câu 11 - 16 chứa từ mà dưới đây.
(11) Con cá này mà cũng 20 ngàn.
(12) Ông Ba mà cũng cao mét bảy.
hai câu 11, 12 vẫn có hiển ngôn và tiền giả định như hai câu 3, 4. nhờ từ mà, người nói thể hiện được hàm ý ‘con cá nào 20 ngàn thì được chứ con này không đáng 20 ngàn. Ít hơn mới phải. Ai cao mét bảy thì đúng chứ ông Ba thì không, thấp hơn mét bảy mới đúng.’
(13) Con cá này mà có 20 ngàn.
(14) Ông Ba mà cao có mét bảy.
hai câu 13, 14 vẫn có hiển ngôn như hai câu 5, 6. nhưng từ mà khiến hàm ý của chúng đảo ngược lại:
(13a) Không thể rẻ 20 ngàn được, đáng ra giá phải cao hơn.
402
(14a) Đo thế nào ấy chứ (/mắt thế nào ấy chứ), không thể thấp hơn mét bảy.
(15) Con cá này mà những 20 ngàn.
(16) Ông Ba mà cao những mét bảy.
hai câu 15, 16 vẫn có hiển ngôn như hai câu 7, 8. Từ mà khiến hàm ý của chúng đảo ngược lại: ‘không thể đắt 20 ngàn được (Đắt quá), không thể cao mét bảy được. (Không tin được.)’
Vậy là nếu từ mà không với chức năng tạo định ngữ1 thì thêm từ mà là thêm hàm ý ‘không đáng là... lẽ ra là... mới phải’ vào nghĩa của câu tương ứng không có mà.
Cũng, có, thôi, những, kia, cơ, mà, vẫn... là những từ hư. Các câu 3 - 16 đứng riêng biệt mà vẫn chứa những ý tứ khác nhau. Điều này cho thấy từ hư trong tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng để tạo ra hàm ngôn, hàm ý của câu. hàm ý trong các câu 5 - 16 độc lập với tình huống giao tiếp, độc lập với ngữ cảnh, nên được gọi là hàm ý ngôn ngữ. Loại hàm ý này còn được gọi là hàm ý quy ước.
ngữ pháp tiếng Việt trước hết là ngữ pháp của những từ hư. Có khá nhiều khuôn (tức là cấu trúc) tiếng Việt chứa đựng hàm ý. Ví dụ:
(17) Tại sao A vẫn là B?
Dù không biết nội dung cụ thể của A và B là gì, nhưng cấu trúc này luôn luôn có hàm ý: Lẽ ra A không còn là B nữa mới phải.
1 Ví dụ: “Đây là quyển sách mà anh tìm”.
403
Chúng ta phân tích, đại để như sau: Đây là câu chất vấn, do vậy có một hàm ý bác bỏ: A không nên (/không thể) là B. Từ ‘vẫn’ chỉ sự không thay đổi của B, mà lẽ ra phải thay đổi rồi. Thay A, B bằng những từ ngữ cụ thể, lập tức bạn sẽ thấy ngay được hàm ý của câu cụ thể. Chẳng hạn, ‘Tại sao một người như thế vẫn là tỉnh ủy viên?’ (Tuổi Trẻ, 17.12.2004). Câu này có hàm ý lẽ ra người này không còn là tỉnh ủy viên nữa mới phải. nói cách khác: người này không còn xứng đáng là tỉnh ủy viên.
(18) A thì cũng (/ vẫn) B
Dù không biết nội dung cụ thể của A và B là gì, nhưng cấu trúc này luôn luôn có hàm ý: Chắc chắn vẫn xảy ra B dù có xảy ra A chăng nữa. Các bạn có thể nghiệm lại hàm ý này qua những ví dụ sau:
- Trong đời một con người, dù là cả một đời bằng phẳng, tẻ nhạt thì cũng có lúc được chứng kiến những điều tưởng không thể nào giải thích nổi. (nguyễn Minh Châu, Chuyến bay)
- Thịt heo già, thịt heo nái mà dì luộc rồi thì cũng trở nên mềm mại, không dai, da thật dòn. (Sơn nam, Con Bảy đưa đò)
- Đến nước ấy thì đẹp mặt!
- Ai cười thì cũng đành chịu vậy, chứ biết làm sao bây giờ? (nam Cao, Bài học quét nhà)
- [Phụ nữ có thể giữ bất cứ bí mật nào, trừ cái thai trong bụng. Cẩm không cần công bố cũng không coi đó là bí mật.]
404
Đằng nào thì cũng chỉ có chị là người sống cuộc đời của chị mà thôi. (Lý Lan, Tai nạn)
Thay đổi trật tự từ và từ ngữ, đặc biệt là từ hư có thể tạo ra những câu đồng nghĩa những có hàm ý khác nhau.
nếu đổi câu ‘Siêu thị này mở cửa đến 10h30’ thành ‘Đến 10h30 siêu thị này mới đóng cửa.’ sẽ tạo ra được câu có hàm ý: siêu thị này đóng cửa rất muộn.
nói ‘Thầy ra 10 bài, chỉ còn một bài chưa giải được’ nhằm nhấn mạnh số bài chưa giải được là ít. Còn cách nói ‘Thầy ra 10 bài, đã giải được đến 9 bài’ lại nhấn mạnh số bài đã giải được là nhiều.
Tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng về sử dụng từ hư trong quá trình nói năng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao khả năng tiếng Việt của mỗi người nhằm tạo ra những câu ngắn gọn lại bộc lộ được những ý tứ sâu sắc. Khéo dùng từ hư sẽ làm ngôn từ thêm súc tích.
11.2.4. hàm ý cấu trúc - một tiểu loại của hàm ý ngôn ngữ: cấu trúc nhân quả và nghịch nhân quả
11.2.4.1. hàm ý trong câu ghép ‘nếu A thì B’
Câu ‘nếu A thì B’ được gọi là câu nhân quả vì A là điều kiện, là nguyên nhân sinh ra B. Trong truyện Mất cái ví, nguyễn Công hoan cho người cháu nói ‘nếu nó có tính tắt mắt thì tao mất nhiều lần rồi’. Câu này bộc lộ hàm ý ‘nó không có tính tắt mắt’, suy ra ý của người cháu là nó không lấy cái ví. hàm ý này được suy ra từ cặp liên từ trong câu nếu x thì y. Có hàng loạt hàm ý từ loại câu này:
405
Thề bồi:
(19) Tôi mà nói dối thì tôi làm con cho anh.
Câu 19 có hàm ý ‘tôi không nói dối’.
Khuyên can:
(20a) Thả hết ra thì còn mặt mũi nào. (Cù Lao Tràm)
(20b) nếu Bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần đi đã.
hai câu trên là những lời khuyên ‘đừng thả hết ra’, ‘xin Bệ hạ đừng hàng’.
Đe dọa:
(21) Không nghe lời ta thì rồi sẽ biết tay ta.
hàm ý của câu 21 là ‘phải nghe lời ta.’
Đánh giá:
(22) nếu nó là người mẫu thì mày thành hoa hậu mất.
Câu 22 có hàm ý ‘nó không thể là người mẫu được.’
nhận định:
(23a) nó không hiểu thì còn ai hiểu?
(23b) Cô ấy mà thương anh thì trời sập.
(23c) nó mà không đa nghi thì đến Tào Tháo cũng là kẻ thật thà.
hàm ý của câu 23a là ‘chắc chắn nó hiểu’, của 23b là ‘cô ấy không thương anh’, còn của 23c là ‘nó rất đa nghi’.
Cảnh báo:
(24) Làm vậy [thì] anh sẽ bị ngồi tù 10 năm đấy. hàm ý của 24 là ‘đừng làm vậy’.
406
ngăn cản:
(25) nếu mày bán mảnh đất hương hỏa của dòng tộc thì cầm dao đâm chết tao đi đã.
hàm ý của 25 là ‘không được bán đất hương hỏa’. Khẳng định:
(26) ‘Biết chết liền’/ ‘hiểu chết liền’/ ‘nói chết liền’...
Dạng đầy đủ của những câu 26 là ‘nếu biết thì chết liền’; ‘nếu hiểu thì chết liền’, ‘nếu nói thì chết liền’... hàm ý của những quán ngữ trên: Không thể biết được; Không thể hiểu được; Không thể nói được.
Có thể dùng những quy tắc lô gích để chứng minh hàm ý của những kiểu nói trên. (Xem [Dân, 2008])
11.2.4.1. hàm ý trong câu ghép nghịch nhân quả ‘Tuy A nhưng mà B’
Câu ghép ‘Tuy A nhưng mà B’ được gọi là nghịch nhân quả vì B là điều trái ngược với kết quả suy ra từ A theo quan hệ nhân quả thông thường. Ví dụ: Tuy Tú Xương có tài nhưng thi mấy lần vẫn trượt.
Cấu trúc ngôn ngữ khái quát của quan hệ nghịch nhân quả là:
Tuy... nhưng (mà vẫn)...
Tuy... song...
Dầu (/Mặc dù)... nhưng (vẫn)...
a) nếu kết quả xảy ra sớm hơn thông thường thì câu nghịch nhân quả được gọi là nghịch nhân quả sớm với những cấu trúc ngôn ngữ đặc thù:
407
Chưa - đã: Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.
Mới - đã: Qua câu thơ ‘Mới ngày nào mái tóc còn xanh/ Mà nay đã phơ phơ đầu bạc.’ Chúng ta cảm nhận thời gian trôi nhanh quá, vì đây là nghịch nhân quả sớm về thời gian.
Còn - đã:
‘hôm qua còn theo anh Đi ra đường quốc lộ, hôm nay đã chặt cành Đắp cho người dưới mộ.’
Khổ thơ đầu này trong bài Viếng bạn của hoàng Lộc cho ta thấy người bạn đã thảng thốt: bạn mình chết đột ngột quá, bất ngờ quá. Cấu trúc nghịch nhân quả sớm về thời gian đã tạo ra hàm nghĩa đó.
b) nếu kết quả xảy ra muộn hơn thông thường thì câu nghịch nhân quả được gọi là nghịch nhân quả muộn với những cấu trúc ngôn ngữ đặc thù:
Đã - chưa: học đã sôi cơm nhưng chửa chín. (Tú Xương)
Đã - vẫn: Đã tuổi thất thập cổ lai hy vẫn không chịu về hưu.
Đã - còn: Đã già còn dại.
nhờ cấu trúc nghịch nhân quả chúng ta giải thích được nhiều hiện tượng ngữ nghĩa và xác định được hàm nghĩa của câu. Ví dụ:
(27) Tuy bạn A có khuyết điểm...
Chưa hết câu nhưng 27 đã cho chúng ta biết người nói
408
có ý biện hộ cho A nhằm giảm nhẹ mức khuyết điểm, và bênh vực A.
(28) Tuy nhiên, anh ấy là người tốt.
hàm nghĩa câu 28 là có những điều khiến người ta nghĩ rằng anh ấy không tốt. hàm nghĩa chung của loại câu ‘Tuy nhiên, P’ là có những điều khiến người ta nghĩ rằng không P.
nhiều câu chỉ độc một từ mà nhưng lại mang hàm nghĩa rõ ràng vì nó là một tín hiệu được rút gọn của cấu trúc nghịch nhân quả.
(29) giàu có ức vạn mà làm cộng sản, thật cũng lạ. (Cách Mạng)
Câu trên mang hàm nghĩa là lý lẽ: nghèo thì mới làm cộng sản
(30) giáo khổ trường tư mà cũng đòi mặt nhìn gái tân thời. (Sống Mòn)
Anh giáo nghèo đã bị phê. Câu 30 bộc lộ hàm ý là lý lẽ người nghèo thì chớ mơ tưởng đến các cô gái tân thời.
(31) Làm vậy mà được khen.
hàm ý của câu 31 là làm vậy không đáng được khen.
những ví dụ trên cho thấy câu quảng cáo ‘Thuốc nam mà hiệu quả’ của một nhà sản xuất thuốc nam là phản quảng cáo vì đã hạ thấp thuốc nam. Từ mà bộc lộ hàm ý thuốc nam không hiệu quả!
Từ mà trong những câu chất vấn tạo ra hàm ý bác bỏ.
(32) Ồ, thưa cậu thế chẳng nhẽ làm cái thằng con giai mà lại không có vợ. (Sống Mòn)
409
(33) a- Con cái không đứa nào giống tôi hết.
b- Không giống ông mà đứa nào cũng cứng đầu? (Phim Đồng Tiền Xương Máu)
hàm ý của câu 33b: ông là người cứng đầu.
(34) Có 4 đồng mà mày cũng cưới được vợ kia à? (Sống Mòn)
Câu trên bộc lộ lý lẽ ‘cưới vợ thì tốn nhiều tiền bạc’, nên người nói bày tỏ sự ngạc nhiên về một điều ngược đời: có ít tiền, mà thằng Mô trong Sống mòn đã cưới được vợ.
(35) Anh mà cũng nghĩ thế à?
hàm ý của câu này ‘anh nghĩ thế làm tôi ngạc nhiên’, vì tôi đinh ninh anh không thể nghĩ thế.
(36) Vui vẻ gì đâu mà đùa. (TDĐC)
Câu này có hàm ý xin đừng đùa vì tôi không vui vẻ gì.
(37) Can gì đến mình mà mình cũng nhắng nhít lên? (nguyễn Công hoan).
hàm ý của câu trên là một lời khuyên ‘đừng có nhắng nhít lên như vậy’.
(38) Bà tuy đông cháu, nhưng hai giọt máu của đứa con trai xấu số này, bà lòng nào mà bỏ chúng nó. (Đi bước nữa)
Câu 38 có hàm ý bà không thể bỏ những đứa cháu là con của người con trai xấu số.
(39) Ông Phúc bóp điếu thuốc trong tay hỏi nhỏ:
- Bà định nói chuyện với tôi? Có chuyện gì nữa mà nói? (Phim MĐLnnM)
410
Suy ra hàm ý ‘không có chuyện gì nữa nên bà đừng nói gì nữa’.
(40) Thế mà anh chưa biết tên em.
- Biết mà làm gì? (Phim Đêm miền yên tĩnh)
hàm ý của câu là không cần biết tên em. (41) - Có anh chiều nó quá thì có.
- Tôi mà chiều? (Lý Biên Cương)
Câu trả lời trong 41 có hàm ý là tôi không chiều nó. 11.2.5. những lưu ý
Lưu ý 1. Các quan hệ trong một câu ghép có thể được tách ra thành lời lẽ của những người tham gia cuộc thoại - cuộc nói chuyện - tạo nên những liên kết phản ánh cấu trúc của câu ghép đó. Có những cuộc thoại mà qua cấu trúc của chúng vẫn xác định được hàm ý từ lời lẽ của những người tham gia. Đây là một tiểu loại của hàm ý hội thoại (xem §11.3) Xin minh họa qua hai ví dụ:
Ví dụ 1. Dùng cụm từ vẫn còn để gây cười.
(42) - Từ nay, không thể để thầy A làm giám thị.
-???
- Thấy hiện tượng quay cóp ông ấy vẫn còn đòi lập biên bản.
Câu cuối này có nghĩa là ‘Vì thấy hiện tượng quay cóp thầy A vẫn còn đòi lập biên bản nên từ nay thầy A không được làm giám thị’. Đây là lý lẽ ‘những ai thấy hiện tượng quay cóp, nếu đòi lập biên bản thì không được làm giám
411
thị’. Suy ra những người được làm giám thị thời nay là những người không lập biên bản những hiện tượng quay cóp.
Mặt khác, từ vẫn còn trong câu này giúp chúng ta biết rằng ‘Trước đây giám thị lập biên bản những người quay cóp.’ Điều này đương nhiên đúng.
Không lập biên bản hiện tượng quay cóp, đương nhiên sai. Trước đây người ta làm đúng. ngày nay đã làm không đúng. Suy ra, ngày nay giáo viên đã xuống cấp về phẩm chất, đạo đức. Và bật ra tiếng cười châm biếm sâu cay về giám thị, về những người chỉ đạo thời nay.
Ví dụ 2. Lấy điều kiện cần làm điều kiện đủ
(43) - Tại sao mỗi khi cô ấy hát thì cậu lại ra đứng ngoài ban công?
- nếu không, người ta tưởng tớ bóp cổ cô ấy.
Đây là kiểu hàm ý nảy sinh từ thói quen lấy điều kiện cần làm điều kiện đủ. Trong câu nhân quả ‘nếu A thì B’, A là điều kiện đủ của B còn B là điều kiện cần của A. Ai hát mà tiếng the thé, nghèn nghẹt (như bị bóp cổ) là hát dở. Ai bị bóp cổ thì tiếng nghèn nghẹt. Vậy nên tiếng nghèn nghẹt là điều kiện cần của hát rất dở. Cô ấy hát nghe nghèn nghẹt. Vậy hành động ra đứng ngoài ban công để tránh bị hiểu lầm là đã bóp cổ cô ấy bộc lộ hàm ý cô ấy hát rất dở.
(44) Chắc anh ta đã hối lộ cậu một trận nhoè? (ChCC, tr. 77)
Say thì nhìn không rõ. nhìn không rõ là nhoè. Điều kiện cần nay thành điều kiện đủ: hối lộ một trận nhoè tức là hối lộ một trận say.
412
Lưu ý 2. những trạng ngữ, định ngữ... trong một câu cũng thường bộc lộ những thông tin chìm. nghệ thuật dùng những trạng ngữ chêm xen trong bình luận cũng giúp tạo ra những cách nói khái quát chứa đựng hàm ý. Đó là cách nói ‘trên đời này thường...’; ‘con người ta thường...’. Lấy vài ví dụ từ truyện ngắn Andersen.
(45) Trên đời này không mấy khi con người ta được đặt vào đúng chỗ của mình. (TnA)
(46) Vả chăng, con người ta cũng thế thôi, nhìn vào mặt trái thì cũng chẳng thấy có gì là tốt. (TnA)
Một nhà báo có thể ‘ca ngợi’ một quan chức bằng câu:
(47) hồi trước ông ấy liêm khiết lắm.
Trạng ngữ ‘hồi trước’ đã bộc lộ rõ ràng hàm ý của nhà báo. Định ngữ cũng có thể vô tình bộc lộ quan điểm của người nói. Khi bàn về việc xử lý những cán bộ cao cấp phạm tội, có người nói
(48) Có tội thì xử lý. Phải có chứng cứ rõ ràng mới xử lý.
Với câu điều chỉnh phải có chứng cứ rõ ràng mới xử lý, không khỏi khiến người ta thắc mắc: những cán bộ từ cỡ nào trở xuống thì không cần có chứng cứ rõ ràng cũng xử lý?
Trong ngôn ngữ có những từ nhiều tiềm năng tạo ra những biểu tượng hai mặt. Chẳng hạn, con rối, diễn viên, hai mặt, nước sơn, mặt sau... Sắp đặt chúng theo một trình tự hợp lý sẽ tạo ra những liên kết ngầm ẩn buộc người đọc nghĩ tới những điều tác giả muốn gửi gắm trong câu chữ. Lại minh họa qua truyện ngắn Andersen. Khi con búp bê đề
413
nghị ‘Chúng ta chơi trò người lớn nào! Vui đáo để’, người đọc chưa thấy ngay ý nghĩa của ‘trò người lớn’ là thế nào. Phải đến câu sau nữa ‘ngay cả bức chân dung cũng quay mặt vào tường để tỏ ra mình cũng có hai mặt’ chúng ta mới rõ thế nào là ‘trò người lớn’. Điều này rõ ràng đến nỗi tác giả không cần có lời bình nữa, chỉ nêu tiếp các sự kiện minh họa cho khái niệm ‘trò người lớn’: những dây buộc con rối hơi thô một chút, nhưng như thế người ta càng thấy rõ hơn. Diễn viên nào cũng cố ý phô phía nào có nước sơn đẹp nhất ra...
Lưu ý 3. Cấu trúc câu có thể bộc lộ quan điểm
Trong tiếng Việt có những câu đồng nghĩa. gọi là đồng nghĩa nhưng thật ra mỗi loại câu, mỗi lối nói lại chứa đựng một hàm ý hoặc sắc thái riêng. Có những cấu trúc chuyển tải được những ý tứ, quan điểm của người viết. Cứ cấu trúc ấy là có hàm ý ấy. những cấu trúc chứa đựng hàm ý này gắn vào tâm thức người Việt, nên nhiều khi người nói vô tình bộc lộ quan điểm của mình.
Bởi vậy ngôn ngữ thường vô tình bộc lộ quan điểm của người viết cho dù trong thâm tâm người đó không cố ý thể hiện những điều này ra trên ngôn từ.
Khi viết ‘nhưng cũng đã có câu trả lời: nếu điều hành dứt khoát, thẳng thắn và dám nhận trách nhiệm như vậy thì đâu còn là Liên đoàn Bóng đá Việt nam’ (b., 20.10.2000) nhà báo đã ngầm phê phán: Liên đoàn bóng đá Việt nam điều hành không dứt khoát, không thẳng thắn và không dám nhận trách nhiệm’. Chính cụm từ đâu còn là trong cấu trúc ‘nếu... thì đâu còn là...’ khiến câu trên mang hàm ý ấy.
414
Một cách khái quát, cấu trúc (I) ‘nếu B thì đâu còn là A’ luôn luôn có hàm ý là ‘A thì không B’. Dựa theo các quy tắc trong lô gích mệnh đề và luật chất vấn để bác bỏ, chúng tôi đã chứng minh được hàm ý này. Có điều, cách chứng minh vượt khỏi khuôn khổ của sách này.
Tiền giả định của mỗi câu cũng có hàm ngôn là một kiểu thông tin chìm trong câu đó. Với hàng tít ‘Sóng gió lại đến với VFF’ (b., 22.02.2003), nhờ từ ‘lại’ người đọc biết ngay được tiền giả định của tít báo trên: VFF - Liên đoàn Bóng đá Việt nam - đã từng gặp sóng gió, từng bị phê phán.
Một số ví dụ khác:
(49) Vòng loại Euro 2012: nga bị Armênia cầm hòa 0 - 0 (b., 27.03.2011)
Câu này bộc lộ quan điểm đội tuyển nga được đánh giá trên cơ đội tuyển Armênia và thêm ý kết quả này đáng thất vọng với đội nga. nếu thay bị bằng được và đảo lại trật tự ‘Vòng loại Euro 2012: Armênia cầm hòa được 0 - 0 với đội tuyển nga’ thì cách diễn đạt trên vẫn bộc lộ quan điểm đội tuyển nga được đánh giá trên cơ đội tuyển Armênia nhưng lại thêm ý kết quả này đáng mừng cho đội Armênia.
Có hàng loạt cấu trúc so sánh, sắp xếp mức độ cao thấp về một thuộc tính của A và B để tạo ra hàm ý. Bằng nhau thì nói ‘A như B’. Khen A thì nói ‘A không kém gì B’. Chê A thì nói ‘A không hơn gì B’. Xếp B thấp hơn A thì nói ‘Đến A còn x nữa là B’. Xếp B thấp nhất thì nói: Không hơn B thì còn hơn ai nữa?
415
(50) Mỗi người trên cương vị của mình ai cũng có lý khi nhắc đến phần việc của... người khác. nhưng khi hợp lại nhiều cái lý ấy, người đọc lại thấy rối ren chẳng hiểu nổi vì sao phim Việt nam (đa phần) cứ dở mãi như thế. (b., 01.09.1998).
Từ nhưng trong câu trên tạo ra được thông tin chìm ‘nghe có vẻ có lý nhưng thật ra không có lý’. nói cách khác: họ đổ lỗi cho nhau. nhưng nếu viết ‘ai cũng đổ lỗi cho người khác’ thì hiệu quả sẽ kém đi nhiều so với cách viết ‘ai cũng có lý nhưng... hợp nhiều cái lý ấy... lại thành rối’.
Không nói trực tiếp nhưng chuyển theo cách so sánh tương đương, cũng là một thủ pháp đồng nghĩa, vẫn chuyển tải được điều cần nói đồng thời lại bộc lộ được hàm ý mạnh hơn và hiệu quả hơn.
(51) Ông (Lương ngọc) Toản đề nghị coi giáo dục là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của một cán bộ, một chính quyền địa phương. [...] Xin chính phủ, xin các cấp, nếu chưa xây xong trường học thì chưa được làm công sở, chưa được sắm xe. Chúng tôi lên miền núi nghe cử tri nói: Chúng tôi chỉ cưỡi một con trâu, còn các đồng chí ở miền xuôi, ở trung ương lên cưỡi 600 con trâu (xe giá 600 triệu = 600 con trâu). Về miền xuôi, cử tri miền xuôi cũng nói về những vị đi xe xịn, giá trên một tỉ đồng: Các đồng chí đang ngồi trên hai trường học. (b., 27.10.1996)
416
11.3. Hàm ý hội thoại
11.3.1. hàm ý nảy sinh qua những ngữ cảnh, qua những tình huống giao tiếp được gọi là hàm ý hội thoại hay hàm ý ngữ dụng. những giai thoại ngôn từ, những chuyện cười đặc sắc dùng thủ pháp ngôn từ thường sử dụng loại hàm ý này. Paul gricetrong LC đã phát hiện ra nguyên lý cộng tác hội thoại làm điều kiện cần cho một cuộc thoại thành công: hãy đóng góp đúng như mục đích hay phương hướng mà cuộc thoại đòi hỏi.
Kèm nguyên lý này là 4 phương châm.
1. Phương châm lượng: hãy cung cấp lượng tin đúng như cuộc thoại đòi hỏi.
Không cung cấp nhiều hơn.
2. Phương châm chất: nói đúng. Đừng nói điều mình tin là sai hoặc không có bằng cớ xác thực.
3. Phương châm quan hệ: hãy đóng góp những điều có liên quan.
4. Phương châm tình thái: hãy nói rõ ràng, đặc biệt là: Tránh tối nghĩa, tránh mơ hồ, nói ngắn gọn, có mạch lạc.
Trong nói năng, có nhiều cách nói hay tạo ra hàm ý liên quan mật thiết tới những phương châm hội thoại này. Một số ví dụ.
(1) Tới điểm hẹn đi chơi, A nói: hy vọng cậu có mang bia và nước uống. B đáp: Mình có mang nước uống. A hiểu là B nói thật (phương châm chất) nên A suy ra anh ấy không mang bia.
417
(2) Có truyện cười dân gian sau:
A: nhà vua triệu ngươi làm thống lĩnh loài khuyển đấy. B: Vậy từ nay ông phải theo lệnh tôi.
A đã nói một điều mà ông ta tin là sai (vi phạm phương châm chất) nên lời của A có hàm ý liên quan tới điều mà ông ta cố ý nói sai: B là thống lĩnh loài khuyển vậy thì B là con khuyển. B cũng nói một điều ông ta không tin là đúng (cũng lại vi phạm phương châm chất): ông phải theo lệnh tôi. Suy ra ông là cấp dưới của tôi. nói cách khác ông cũng là loài khuyển và là con khuyển hạng dưới vì tôi là thống lĩnh.
(3) (Vợ chồng đi xét nghiệm ADn để xác định xem đứa con có đích thực là con mình không)
Con: Kết quả thế nào ạ?
Bố: Con mãi mãi là con của bố mẹ. (Mùa báo bão, t.3)
Câu trả lời đã vi phạm phương châm giao tiếp ‘nói đúng vào điều cần nói’. người bố thực sự đã trả lời. Sự vi phạm này tất có lý do trực tiếp liên quan đến kết quả xét nghiệm. Không nói dư thông tin nên người ta không nói một điều hiển nhiên, như: ‘nhìn bằng mắt, ăn bằng mồm, viết bằng tay, đi bằng chân...’ Trong một gia đình bình thường, con đương nhiên là con ruột. Và người bố không nói ‘Con mãi mãi là con của bố mẹ’. nhưng trong tình huống đứa con muốn biết kết quả nó có đích thực là con ruột hay không, người bố không nên trả lời đúng như sự thực phũ phàng: ‘Con không phải là con đích thực của bố mẹ’. Vậy trả lời thế nào? Thông thường, quan hệ con ruột sẽ khác với quan hệ không phải là con ruột và do vậy cách ứng xử sẽ thay đổi.
418
Câu trả lời ‘con mãi mãi là con của bố mẹ’ cốt để nhấn mạnh quan hệ giữa bố mẹ và con không có gì thay đổi. người bố đã vi phạm phương châm quan hệ trong giao tiếp. Suy ra hàm ý của câu này là con không thực sự là con ruột của bố mẹ. Trả lời như vậy là hay.
(4) - Con là con sinh đôi phải không?
- Đó không phải là lỗi của con. (p. nữ hoàng Seon Deok, tập 23)
Câu trả lời này có vẻ vi phạm phương châm quan hệ vì không trả lời trực tiếp vào câu hỏi, tất có hàm ý. Đây là một lời thanh minh. Khi thanh minh, người ta xác nhận đúng là có điều đó. Từ đó thay thế cho ‘là con sinh đôi’ nên lời thanh minh này gián tiếp xác nhận rằng ‘Đúng, con là con sinh đôi’.
(5) Một giai thoại về Bernard Show.
Có lần khi tiếp chuyện Bernard Show, một triệu phú hợm của gác hai chân lên ghế và thanh minh: Tôi có thói quen gác hai chân lên ghế khi ngồi nói chuyện.
B. Show thủng thẳng đáp: Không sao, ngài gác cả 4 chân lên ghế cũng được.
Bernard Show đã nói một điều ông không tin là thật, vi phạm phương châm chất. Câu trên có tiền giả định rằng ‘ngài có 4 chân’. Mà chỉ loài vật mới 4 chân nên câu này có hàm ý ngài giống con vật.
(6) A: Ông thanh tra đấy à? Tôi đang đợi ông gọi đây. Tôi muốn bố trí một...
419
B: Không biết chị có vui lòng đi uống nước với tôi không?
ngheBtrảlời,Asuyluậnnhưsau:LờiBnóicóvẻviphạm phương châm quan hệ vì ông ấy không trả lời vào điều mình nói. Tuy nhiên, nó vẫn gắn với mục đích chung mà mình đặt ra. Tại sao B lại ‘vi phạm’ phương châm quan hệ? Chỉ có thể cho rằng B không muốn nói qua điện thoại những điều bí mật quan trọng, vì có thể bị nghe lén. Vậy thì, lời của B có hàm ý ‘đi uống nước rồi chúng ta sẽ nói chuyện ấy.’
11.3.2. những tình huống giao tiếp tạo ra hàm ý
Đặt trong ngữ cảnh này thì một lời nói có thể không có hàm ý A, nhưng nếu đặt trong một ngữ cảnh khác thì nó lại có hàm ý B. Bình thường, câu ‘ngọn lửa đã tắt vì ông X’ không có hàm ý gì. Đó chỉ là thông tin về một quan hệ nhân quả. Thế nhưng trong tình huống thủ tướng Đức g. Schroeder đến đài tưởng niệm các nạn nhân Do Thái bị phát xít giết hại trong chiến tranh thế giới lần thứ hai thì lại khác. Trong lễ tưởng niệm, thủ tướng g. Schroeder định vặn nút điều chỉnh để khơi sáng thêm ngọn lửa trên Đài tưởng niệm. Loay hoay thế nào, ngọn lửa lại leo lét rồi tắt ngúm. Một người thợ phải dùng quẹt gas để mồi lại ngọn lửa. Thế là ngay hôm sau có bản tin xuất hiện trên các báo điện tử khắp thế giới của một phóng viên hãng Reuters với hàng tít ‘ngọn lửa holocaust đã tắt vì ông Schroeder’. (Tuổi Trẻ, 03.11.2000) nếu là một người nào đó, dù là thủ tướng đi chăng nữa thì câu trên cũng không có hàm ý gì. nhưng đây là thủ tướng Đức, người ta liên tưởng tới những lò thiêu
420
người Do Thái của Đức quốc xã. Ông này muốn làm tắt đi ngọn lửa tưởng niệm chăng?
hàm ý nảy sinh trong ngữ cảnh. người ta có thể tạo ngữ cảnh cho bài viết của mình để bóp méo, xuyên tạc lời người khác. Ví dụ:
Một giáo chủ nọ lần đầu đến new York, nghe nói rất dễ bị các nhà báo gài bẫy nên ông rất thận trọng trong nói năng. Ông vừa xuống sân bay, một nhà báo tới hỏi: Cha có định tới dạ hội không? giáo chủ muốn tránh trả lời nhưng vẫn giữ vẻ thân thiện với cánh nhà báo liền cười hỏi lại: ‘new York có dạ hội phải không?’ Thế là ngày hôm sau có một tờ báo đăng một tít lớn:
‘Câu hỏi đầu tiên khi giáo chủ xuống sân bay là: new York có dạ hội phải không?’
Đúng là giáo chủ nọ đã bị gài bẫy để nhà báo có quyền đặt một tít báo tạo ra hàm ý đầy ý châm biếm mà ông không thể phản bác lại được‘điều giáo chủ quan tâm đầu tiên khi xuống sân bay là...’.
11.4. Nói vậy mà không phải vậy: ngụ ý và ám chỉ
11.4.1. người nam Bộ có câu nói vậy mà không phải vậy. Có thể hiểu hiển ngôn lời nói chỉ là phần nổi còn ý tứ sâu xa thì ở bên trong, thậm chí có thể hiểu khác hẳn những gì lộ ra bên ngoài. Chúng ta cũng hay nghe những câu ‘nói vậy có ngụ ý là...’; ‘nói vậy là ám chỉ đến...’; ‘ẩn ý của câu này
421
là...’. ngụ ý, ám chỉ, ẩn ý, nói bóng gió, nói cạnh khóe, nói móc... kiểu ‘chém bụi tre nhè bụi chuối’ đều thể hiện hàm ý. Có điều, chúng khác với tiền giả định, hàm ý ngôn ngữ ở điều cơ bản sau đây: Có cơ chế xác định tiền giả định và hàm ý ngôn ngữ, còn người nói có ngụ ý, ám chỉ, ẩn ý, bóng gió, cạnh khóe,... gì thì người nghe do kinh nghiệm mà hiểu ngầm, phát hiện ra. nhiều khi không dễ dàng hiểu ngay được ngụ ý của người đối thoại.
‘Xlavin bật cười:
- Ông ta không chơi bóng bàn đấy chứ?
glép chưa hiểu ra ngay, vươn người về phía người đối thoại - theo thói quen - và hỏi:
- Bóng bàn? Sao vậy? Ông định ngụ ý gì?
- Tôi ngụ ý đến một nền ngoại giao - Xlavin đáp - Ông có nhớ đã từng có một kiểu ngoại giao như thế rồi không?
- À, đó là những trò chơi của tiến sĩ Kít-xinh-giơ’ (TASS được quyền tuyên bố, 179, Bằng Việt dịch)1
Khi buộc phải đến làm gia sư dạy con hoàng Cao Khải, và có lần buộc phải làm chủ khảo trong một cuộc thi vịnh Kiều do hoàng Cao Khải tổ chức, trong bài vịnh Kiều bán mình, nguyễn Khuyến có viết:
1 [nền ngoại giao bóng bàn: Tháng 4.1971, lần đầu tiên Trung Quốc mời đội bóng bàn của Mỹ sang Bắc Kinh thi đấu giao hữu, chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh Trung - Mỹ. Tháng 07. 1971 ngoại trưởng Mỹ Kissinger bí mật tới Bắc Kinh chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 02.1972 của tổng thống Nixon. Ngày 16.04.1972, Mỹ mở cuộc ném bom đầu tiên xuống Hà Nội - kho xăng dầu Đức Giang. NĐD]
422
‘Thằng bán tơ kia giở giói ra, Làm cho vương đến cụ viên già....
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ? Đời trước làm quan cũng thế a?’
‘Thằng bán tơ’ ám chỉ hoàng Cao Khải, còn ‘cụ viên già’ ám chỉ mình. người ta hiểu ngầm lời ám chỉ đó nhưng không có cớ để bắt lỗi. hiển ngôn trong hai câu cuối là ‘đời trước có tiền là xong việc ấy’. nhưng trạng ngữ ‘đời trước’ và từ cũng đã tạo ra hàm ý: đời nay - đời nguyễn Khuyến và cả đời chúng ta đang sống - quan lại cũng tham nhũng, tiền mua được tất cả.
Vì hiểu ngầm những ám chỉ là phần của người đọc, người giải mã văn bản nên trong xã hội có những cá nhân và tổ chức chuyên có nhiệm vụ thực hiện công việc này. Do không có một cơ chế ngôn ngữ hay lô gích chặt chẽ xác định lời ám chỉ nên có trường hợp người viết không có ẩn ý, không có ám chỉ gì nhưng dựa vào một vài câu chữ, người ta cũng quy chụp là có ẩn ý, ám chỉ này nọ. Trong văn học Việt nam nửa cuối thế kỷ trước, chúng ta còn nhớ không ít những ‘vụ án văn chương’ liên quan tới cái gọi là ‘những biểu tượng hai mặt’, ‘những ám chỉ, xỏ xiên’ nhằm vào một số ai đó; có thể được ‘nâng cấp’ lên thành những ám chỉ, nói xấu chế độ. Trong một thư gửi Tô hoài, nguyễn Tuân tái bút như sau: Khi lên cao, mình có bị ong đốt, mặc dù chẳng có trêu phá gì nó. Về câu này, Tô hoài bình luận: Cái câu ‘tái bút’ ong
423
đốt vu vơ chỉ gởi cho tôi này, chắc là nếu đăng báo, in sách cũng lại điêu đứng đấy. Ôi là trời, cái tính người ta thế, chứ xỏ xiên gì đâu, biết làm thế nào.’ (Tô hoài, Cát bụi chân ai, 71)
hàm ý trong những lối nói bóng gió, cạnh khóe, móc máy, có ẩn ý, ngụ ý hay ám chỉ, có mức độ nặng nhẹ khác nhau và khá mơ hồ.
Trong một cuộc nói chuyện về lạm phát và tiền tệ, ông tổng giám đốc Eximbank hỏi ‘Trong túi các vị có đôla không?’. Lại nữa, trong cuộc nói chuyện về tiền tệ, ông Lê Trọng nhi đề nghị cử tọa ‘Ai trong ví có đôla thì giơ tay’. Cả hai vị này đều muốn ám chỉ với người nghe rằng nguồn tiền, ngoại tệ không chỉ nằm trong ngân hàng, trong lưu thông mà còn nằm trong dân. (SSTT, 13.08.2008)
Trong câu trên, thay vì ám chỉ có thể dùng ngụ ý.
Thế nào là ám chỉ, là ngụ ý? Khi người ta nói ‘A có hiện tượng X’ nhưng cốt để người nghe nhận ra ‘B có hiện tượng X’ là người ta nói A để ám chỉ B, nói A để ngụ ý B.
11.4.2. nói ám chỉ, ngụ ý thế nào?
những phương thức tạo ra ngụ ý và ám chỉ rất linh hoạt. Chủ yếu nhờ sự liên tưởng so sánh.
nguyễn Quang Thiều, bình luận về điều kiện sáng tác của các nhà văn Việt nam hiện nay: ‘Trong một thế giới đã trở nên tương đối phẳng, việc xây đập, dựng tường, rào dây thép gai ngày càng trở nên vô nghĩa’ (Tuổi Trẻ, 07.08.2010).
nói chuyện viết lách, sao lại xây đập, dựng tường, rào 424
dây thép gai? những từ ngữ này khiến người ta liên tưởng tới những ranh giới ngăn cấm không được phép vượt qua. hẳn ông phó chủ tịch hội nhà văn Việt nam khóa 8 hiện nay ám chỉ việc che giấu thông tin, hạn chế các nhà văn tự do sáng tác là không thể?
Sự liên tưởng nhà hát lớn - đóng kịch khiến người nghe nhận ra câu của huấn luyện viên Mourinho ‘Barcelona là một thành phố của văn hóa với những nhà hát lớn nên Messi đã học được rất nhiều ở đó’ là lời bóng gió về pha bóng mà ông cho rằng Messi đã đóng kịch và khiến Del horno phải nhận thẻ đỏ rời sân trong trận bán kết lượt về Champions League 2006.
‘Bà con đến xem đông vì lần đầu tiên huyện xử vụ án tham nhũng. Phải nói lần đầu tiên huyện xử nửa vụ án tham nhũng chứ!’ (p. hương đất, tập 18) ‘nửa vụ án tham nhũng’ dẫn tới hàm ý là ‘còn có những kẻ chưa bị xử’. Từ đây, trong tình huống của câu chuyện dẫn tới ám chỉ là ‘những cán bộ lãnh đạo của huyện thì chưa bị xử mà chỉ ‘xử lý nội bộ’.
Trong một buổi lễ, một nhà khoa học ngồi cạnh vị linh mục. Vị linh mục rút điếu thuốc, nhà khoa học lịch sự đánh diêm mời châm thuốc. Do vụng về, que diêm tắt. Vị linh mục đùa:
- Ông thấy chưa, ánh sáng khoa học đã tắt rồi!
nhà khoa học nhanh trí:
- Cha thấy đấy, trong tay nhà thờ, chuyện này không phải xảy ra lần đầu!
425
nhà khoa học ám chỉ tới vụ giáo hoàng đã đưa galileo ra trước Tòa án dị giáo, tòa án này đã tuyên án quản thúc galileo tại gia suốt đời và buộc ông công khai tuyên bố từ bỏ thuyết Copecnicus. galileo buộc phải phục tùng.
‘hễ thấy bóng dáng ra đình là các ông nói móc ngay. Các ông bình phẩm từ cái đầu rũ rượi như đầu đứa chết trôi (ấy là các ông móc đến cái chết của bố hắn) đến cái áo ba-đờ-xuy của hắn tã như áo thằng đánh rậm (ấy là các ông móc đến nghề đi câu); ‘Đứa chết trôi’ là bố của Trạch Văn Đoành bị chết đuối khi đi đánh rậm, ‘thằng đánh rậm’ thì đích thị là Trạch Văn Đoành rồi. (nam Cao, Đôi móng giò)
Cũng có thể dùng ký hiệu ngôn từ hoặc sự vật liên quan đến thành ngữ, tục ngữ để ám chỉ. Có giai thoại về nguyễn Bỉnh Khiêm như sau:
‘Khi Lê Trung Tông mất, Trịnh Kiểm muốn nhân dịp này cướp ngôi nhà Lê. Ông hỏi ý Phùng Khắc Khoan. Ông này cử người đi hỏi nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình không đáp, nhưng có lên lễ chùa và nói với nhà sư ‘giữ chùa thờ phật thì ăn oản’. nghe chuyện này Trịnh Kiểm hiểu ngụ ý của nguyễn Bỉnh Khiêm: nói với nhà sư để gián tiếp nói với người của Phùng Khắc Khoan. Và Trạng Trình đã dùng nghĩa biểu trưng của tục ngữ giữ chùa thờ Phật thì ăn oản tạo ra lời khuyên ẩn dụ: ‘Phải tôn Lê thì mới hưởng phúc lâu dài’. Trịnh Kiểm từ bỏ ý định cướp ngôi nhà Lê.
Sau này chúa Trịnh chuyên quyền, Phùng Khắc Khoan tìm đến am Bạch Vân hỏi nguyễn Bỉnh Khiêm về định hướng cuộc đời. nguyễn Bỉnh Khiêm không hề bảo gì...
426
Vào lúc trời chưa sáng rõ, nguyễn Bỉnh Khiêm đến cạnh buồng đập cửa:
- gà đã gáy rồi sao không dậy? Còn ngủ làm gì nữa?
Ông Khoan ngầm hiểu ngụ ý của Trạng Trình là đã đến lúc có thể vào Thanh hóa với nhà Lê. [...] Ông đến chào từ biệt, Trạng Trình vẫn không nói gì, đợi đến lúc ông vừa quay gót liền cuốn một chiếc chiếu ném theo. Phùng Khắc Khoan hiểu ra thêm ngụ ý của Trạng Trình giục ông: ‘Phải hành động nhanh như cuốn chiếu’.
‘Chủ sai tớ về quê. Tớ xin mấy đồng tiền để uống nước dọc đường. /Chủ bảo không cần. hai bên đường đầy ruộng. Khát thì xuống đấy mà uống. /Tớ: dạo này khô hạn, chẳng còn ruộng có nước./ Chủ cho tớ mượn cái bao tải vận vào người, khi nào khát thì vắt ra mà uống/ Tớ: Trời này vận khố tải ngốt lắm. hay ông cho con mượn cái chày giã cua vậy!/ Để làm gì?/ Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước ạ!’ Anh đầy tớ đã dùng thành ngữ để ám chỉ sự keo kiệt của chủ.
Cảnh sát Indonesia đã thẩm vấn ông Margiono, tổng biên tập tuần báo D&R (Trinh thám & Lãng mạn), vì tội ‘gieo rắc sự căm ghét đối với tổng thống Suharto’. Số là ngay lúc ‘hội nghị hiệp thương Indonesia’ bắt đầu nhóm họp, tuần báo này đã dùng ký hiệu hình ảnh để ám chỉ: đưa lên trang bìa ảnh Suharto trong áo hoàng bào dưới dạng một con bài tây pích. Ông này có thể bị phạt tới 6 năm tù vì đã ‘phỉ báng người đứng đầu nhà nước’, đã có hành động ‘hèn hạ vì tổng thống Suharto không phải là một vị vua’, đã vi phạm 3 điều khoản trong bộ luật hình sự của Indonesia. Và báo này đã
427
bị thu hồi. (Tuổi Trẻ, 17.03.1998). Không rõ sau khi ông Suharto phải từ chức thì tổng biên tập Margiono có được tha hay không.
Có thể dùng những ký hiệu quy ước để tạo ra ngụ ý hay ám chỉ. ‘Phù Sai sai người đem thanh kiếm Chúc lâu đưa cho ngũ Viên. ngũ Viên cầm lấy thanh kiếm mà than rằng:
- Đại vương muốn ta chết đây!’ (Đông Chu Liệt Quốc, tập 7)
Ám chỉ thường mang sắc thái âm tính. Ám chỉ là một hình thức châm biếm nhằm vạch ra cái xấu, những bức xúc cần bộc lộ nhưng không tiện, thậm chí không được phép nói thẳng.
‘Sư cụ xơi thịt cầy vụng ở trong phòng. Chú tiểu biết, hỏi: - Bạch cụ, cụ xơi gì trong ấy ạ?
- Tao ăn đậu phụ.
Lúc ấy có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. Sư cụ hỏi: - Cái gì ngoài cổng thế?
- Bạch cụ, đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!’
Chú tiểu thông minh đã vạch sự dối trá của sư cụ bằng một lời ám chỉ.
11.4.3. Có một phương thức cũng hay dùng tạo ngụ ý, tạo ám chỉ: Lấy điều kiện cần trong quan hệ nhân quả làm điều kiện đủ. nghĩa là nếu có nhiều sự kiện A, B, C,... cùng là nguyên nhân dẫn tới kết quả X, thì có thể nói kết quả X của sự kiện A nhưng lại ngụ ý hay ám chỉ sự kiện B. Ví dụ:
428
- Con ơi, sao con ngu thế, mẹ đã dặn con bao lần rồi, chọn bạn tử tế mà chơi. Câu nói cạnh khoé của mẹ thằng nguộc làm mẹ tôi tức điên, nhưng là cán bộ phụ nữ, bà phải gương mẫu, không thể cãi nhau với người đàn bà lạc hậu này. (Văn nghệ, 30.01.1999).
ngụ ý của câu nói cạnh khóe này được hình thành như sau: ‘Có ngu thì mới chơi với những người không tử tế. Thằng nguộc chơi với tôi. Mà thằng nguộc bị mẹ mắng là ngu. Điều này dẫn tới ám chỉ, trong con mắt mẹ thằng nguộc, tôi là đứa không ra gì.
- Phóng viên: nghề bán hoa dạo này thế nào thưa cô?
Cô hàng hoa: Lạy trời, tất nhiên là không khá bằng nghề bán nhị. (Văn nghệ Trẻ, 24.01.1999)
‘Bán hoa’ là một cụm từ mơ hồ, một mặt được hiểu theo nghĩa đen là bán bông. Mặt khác, trong hoa có nhị; trong nhị hoa có phấn. Do vậy, nói ‘nghề bán nhị’ để ám chỉ ‘nghề bán hoa’ tức là nghề ‘bán phấn buôn hương’. Câu trả lời đã bộc lộ ngụ ý ‘nghề mại dâm hiện nay phát triển quá mạnh’ của cô hàng hoa khi trả lời phóng viên.
11.4.4. ngụ ý và hàm ý có thể đan xen nhau. hàm ý được phát hiện qua suy luận lô gích còn ngụ ý thì không. Ví dụ:
Chuyện cười Ai không thông minh?
(Một sinh viên bước vào phòng thi vấn đáp, giáo sư hỏi) - Theo em, thi vấn đáp là gì?
- Thưa giáo sư, đó là cuộc nói chuyện giữa hai người thông minh.
429
- Vậy nếu một người không thông minh thì sao?
- Thì người kia sẽ rớt ạ! (Tuổi Trẻ Cười, 15.08.2004)
giáo sư có ngụ ý ‘nếu sinh viên không thông minh thì sao?’ Trong nhiều trường hợp không thể chứng minh rõ ràng được một ngụ ý. Tuy nhiên, ngụ ý trên đây được nhận ra từ quan hệ thầy trò. Trên thực tế, trong một kỳ thi, người bị rớt chỉ có thể là sinh viên. Mặt khác, khi giáo sư giả định rằng có một người không thông minh đã ngụ ý rằng người còn lại sẽ thông minh. Cái lô gích thông thường là người không thông minh sẽ bị rớt đã dẫn tới ngụ ý của giáo sư: ‘Sinh viên không thông minh, còn giáo sư thông minh’.
Lời sinh viên cũng có ngụ ý và nó thành hàm ý. Câu ‘nếu một người không thông minh thì người kia sẽ rớt’ là một phán đoán nhân quả theo quan niệm của sinh viên. người bị rớt đương nhiên là sinh viên. Vậy lời sinh viên có hàm ý người không thông minh là giáo sư! hơn nữa, là một ý tứ chua chát: người không thông minh sẽ làm người thông minh rớt.
11.4.5. người nói có thể vô tình, nhưng người nghe lại có thể suy luận theo lô gích hình thức để cho rằng người đối thoại có ngụ ý hay ám chỉ này nọ. Ví dụ:
Chuyện một người vụng nói
(Một người mở tiệc chiêu đãi, đã trễ giờ mà chỉ có mặt khoảng phân nửa người được mời)
Chủ tiệc: ‘Đến giờ này mà những người cần đến thì không đến’ nghe câu này, 50% những người đã đến liền bỏ về.
430
họ hiểu ngầm: chủ tiệc muốn nói những người đã đến thì không cần đến.
Thấy nguy, chủ tiệc lại xuýt xoa: Khổ cho tôi, những người cần ở lại thì lại bỏ về. nghe câu này, những khách còn ngồi lại hiểu ngầm: chủ tiệc muốn nói những người không bỏ về thì không cần ở lại. hầu hết những người còn lại liền bỏ về.
Anh bạn thân nhất trách chủ tiệc nói năng vụng về khiến mọi người hiểu lầm.
Chủ tiệc thanh minh: những lời tôi nói không phải ám chỉ họ. Anh bạn chí thân tức quá: còn ai vào đây nữa, không ám chỉ họ tức là ám chỉ mình. Anh này bỏ về nốt.
431
Tiếng Việt Giàu Đẹp Tiếng Việt Giàu Đẹp - Trần Đức Dân Tiếng Việt Giàu Đẹp