You can never get a cup of tea large enough or a book long enough to suit me.

C.S. Lewis

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoàng Văn Bổn
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Gió
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4411 / 93
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10
uốt mấy đêm ngày liền, cái lò rèn của ông già Ba Sanh tại khu chợ làng Tri Ân đỏ lửa phừng phực. Tiếng búa đập xuống đe chan chát. Lửa bắn hoa cà hoa cải bốn chung quanh. Phải gấp rút rèn thêm nhiều dao, kiếm, xà búp, chuẩn bị trận đánh cướp sắp tới. Từng lưỡi gươm, chiếc xà búp đỏ như lát đu đủ chín lao xuống bồn nước “xèo” rợn gáy, khói bốc cao.
Rèn được bao nhiêu gươm, dao, ông già Sáu Đồng Nai cho người mang đi phân phát cho dân các sóc, các làng bên sông Đồng Nai.
Kế hoạch đối phó với bọn cướp do tên Phúc cầm đầu được chàng trai bạn chí cốt của Tứ Hải về báo lại.
Lâm Huỳnh từ phố chợ vội vã trở về, bày trái cây cúng bố trên bệ thờ giữa ngôi đền thờ bố. Ông Sáu Đồng Nai, ông già Bách cũng có mặt, đang cúi lạy người quá cố, như thề hứa cùng ông Kỳ Ngoại.
Lâm Huỳnh kể cho bố, ông Sáu Đồng Nai, ông già Bách mọi sự rục rịch cất quân của tên Phúc dưới phố chợ:
- Chúng không có lệnh bắt lính ở đây đâu. Chúng bị ra đấy, để cướp của, cướp đất vùng Đồng Nai này cho riêng chúng thôi.
- Chắc chắn vậy chớ con? – ông già Đồng Nai hỏi.
- Dạ chắc chắn. Con có quen một anh làm trong toán quân cướp cạn của tên Phúc. Đây, cái giấy mật của anh ấy. Nhiều người bị bắt lính từ vùng đất dưới xa kia không chịu đi chuyến này. Họ nói: “đi đánh bọn giặc nước ngoài thì sẵn sàng. Đi lấy của cải xứ Đồng Nai chia đều cho mọi người trong đoàn quân, cho các gia đình họ lúc họ phải kéo quân ra phía Bắc, không có của cải đó thì chết đói. Chết đói cũng phải đi. Chống lệnh thì chết chém”. Họ vẫn không nghe, ngầm báo tin dữ cho dân phố chợ để loan rộng ra tận ngoài Huế gì gì đó…
- Được rồi. Ông già Đông Nai khoát tay qua trán, ra lệnh làm nhanh cho mọi người. Gấp rút dàn người theo tính toán.
Lâm Huỳnh lật đật lên sóc Po tìm Suman. Đường lên sóc Po cheo leo hiểm trở, hun hút giữa hai vách đá dựng cao, gió hun hút. Lâm Huỳnh leo một lúc, mệt mỏi cất tiếng hú Suman. Không nghe tiếng hú ám hiệu của Suman, chỉ nghe tiếng hú của chính mình dội vách đá vọng lại ùm ùm như sấm. Lâm Huỳnh nghĩ: “dụ chúng nó lên sóc theo con đường này, ngồi trên bờ vách đá chọi đá cục xuống, chạy đàng trời”.
Một hòn đá nhỏ từ trên cao rơi xuống gần Lầm Huỳnh, lăn lọc cọc, nhảy cỡn theo các bậc đá, toé lửa xanh. Lâm Huỳnh giật mình ngước lên nhìn. Lần này, là một chùm trái trường chín đỏ từ trên thành vách cao rơi xuống rất gần Lâm Huỳnh. Lập tức, Lâm Huỳnh chạy đến lượm chùm trái trường chín đỏ cho vào miệng, la lớn lên vách núi:
- Chết nhé.
Suman chuyền từ cành cây này sang cành cây khác như vượn, cất tiếng hú rền vách đá. Miệng cắn một chùm trái viết, trái trường, Suman tuột xuống rất nhanh, chạy đến gần Lâm Huỳnh, cười:
- Cho Lâm Huỳnh đấy. Ăn đi, chua chua ngòn ngọt.
Lâm Huỳnh nguýt dài, nhưng lại cho từng trái trường vào miệng:
- Giống hệt trái vải ngoài vùng sông Hồng, nhưng trái vải ngon hơn, ngọt hơn.
- Làm sao bằng sông Hồng được – Suman cười rất có duyên.
Lâm Huỳnh bóc vỏ ba trái trường, trao tận miệng Suman bảo:
- Nhưng trái vải sông Hồng khó trồng, khó nuôi hơn trái trường xứ này. Suman này, rừng trong này nhiều trái cây hơn rừng ngoài đó. Anh biết tại sao không? Tại vì..- Lâm Huỳnh nhoẻn cười rất duyên, mắt liếc Suman- tại vì trời đất trong này hiền lành hơn, khí hậu tốt hơn, chỉ có hai mùa mưa, nắng.
Thật ra, Suman cũng không hề để ý đến chuyện ấy. Chỉ nhìn say đắm đôi lúm đồng tiền duyên, cái miệng chúm chím, đôi mắt thẫm sâu, lúng liếng ấy thôi.
Lâm Huỳnh run rẩy nhưng gượng lại được, giục:
- Bố Sáu Đồng Nai, bố Bách bảo Suman gấp rút làm thêm ná, tên, dàn bẫy đá dọc theo các vách núi kia…Chúng sắp kéo vô đó.
- Biết rồi. Lâm Huỳnh có muốn coi qua trận địa của bọn này không? Gọi là trận địa của Trời, của Rừng, của Núi mới đúng đó. Các loại bẫy đâm, bẫy treo gió, bẫy sập hầm giành cho heo rừng, bẫy đá trên vách cao….
- Em biết rồi. Đừng có khoe nữa, phải giữa được đất này nhé Suman?
- Biết rồi, không giữ được, Thần Rừng, Thần Núi sẽ phạt đấy. Bố Kỳ Ngoại sẽ giận chúng mình…
Lâm Huỳnh im lặng khi Suman vô tình nhắc đến bố Kỳ Ngoại, nhớ mẹ còn lưu lạc không biết nơi đâu, nhớ Lâm Kỳ vẫn còn chưa thấy về.Theo lời anh bạn của Tứ Hải, Lâm Kỳ vẫn còn tìm mẹ ở dải đất tận cùng dưới xa kia của đất nước. Nó và anh Tứ Hải không bỏ qua trận này đâu.
Lâm Huỳnh sánh vai cùng Suman đi xem lại các trận địa, trận đia các loại bẫy, hầm bắt thú dữ…Lâm Huỳnh càng mến phục quyết tâm, mưu lược của Suman. Lắm lúc, Lâm Huỳnh nhìn dáng đứng vững chãi của Suman trên mỏm đá cheo leo, hú dài, rền vách đá, mà cứ mường tượng đó là cây cẩm lai cổ thụ của xứ rừng phương Nam này.
o O o
Gà vừa gáy canh tư đã nghe tiếng chèo, dầm khua nước, tiếng rì rầm dọc sông Đồng Nai còn phả hơi sương sớm. Vào mùa này, dòng sông vẫn còn chảy xiết, nhất là khi dòng nước trườn qua các dãy đá hàn chắn ngang sông, ngay bến chợ của làng Tri Ân. Thuyền bè mà đâm vào đấy, có tàu sắt cũng tan nát.
Dọc hai bờ sông, lấp ló trong đám lau sậy, bình bát, bằng lăng, nhiều người, nhiều lưỡi gươm dài, sáng quắc. Nhìn kỹ phía sau một gò mối cao, một mái tóc bạc phơ lúc lắc. Có lẽ đó là ông già Sáu Đồng Nai, ông già Quảng. Còn những bóng người lấp ló dọc bờ sông kia là dân ba làng mới lập, cả dân sóc Po và hai sóc lân cận.
Phía sau sóc là nóc ngôi đền thờ ông giáo Kỳ Ngoại, có đàn chim rừng sà xuống lại bay lên.
Dưới dòng sông mờ hơi sương, lãng đãng khói trắng, thấp thoáng hàng chục chiếc thuyền lớn, mỗi chiếc chở hàng chục người, gươm giáo giơ cao, chơm chởm. Trên chiếc thuyền đi đầu, có tiếng thúc giục:
- Chèo mau lên, muốn sống hay muốn chết hả?
Tiếng của tên Phúc. Ông già Sáu Đồng Nai và ông già Quảng chắc chẳn hắn là tên Phúc, chỉ huy đoàn quân cướp cạn này.
Đến ngang khu chợ mới, hắn ra lệnh cắm thuyền vào, hô hào lính nhảy lên bờ, xông vô xóm, đốt, bắt người.
Chừng vài tên lính lều mạng nhảy lên bời, bỗng chúng kêu toáng, lao xuống sông: có ma, có ma. Có ma nhiều ma rừng lắm.
Ông già Đồng Nai thét lệnh đánh, tức thì hàng chục ngọn giáo, lưỡi gươm từ các bụi rậm lao xuống các thuyền. Đâm, chém, ôm nhau vật. Rơi xuống sông. Và lửa cháy đỏ dòng sông. Tên Phúc biết nguy hiểm, ra lệnh quay thuyền xuôi theo dòng nước đang chảy xiết.
Phía sau, hàng chục bè tre, thuyền nhỏ ngang doc như cánh én lao theo. Hoảng sợ, bọn chúng đâm thuyền vào nhau, gãy chèo, rớt dầm..Thế rồi những chiếc thuyền còn lại bị dòng thác dự cuốn xuống sâu, phóng bật lên các dãy đá hàn chơm chởm như răng cá mập. Tên Phúc quơ được mảnh ván thuyền, lội vào bờ cùng hàng chục tên khác kêu rống, ôm đầu chạy vào rừng.
Trong lúc đó, một cánh quân khác của Phúc im lặng trèo lên núi cao theo triền đá, dọc hang hun hút, hai bên thành đá dựng cao.
Bọn này hình như có kinh nghiệm đánh nhau hơn, vẫn lặng lẽ lấy mũi gươm chọc nhẹ vào đít nhau ra hiệu lệnh.
- Phải đến đánh sóc Po lấy mật gấu, nhung nai, xương cọp, mỡ voi, cao khỉ. Nếu vớ được sừng tê giác là nhất.
Còn chừng vài trăm thước nữa, sẽ vào được sóc Po. Nhưng có tiếng hú ghê rợn trên dốc đá. Chúng nhìn lên, kêu toáng lên:
- Đười ươi, người rừng.
Chưa kịp tháo lui chúng đã bị hàng chục, hàng trăm tảng đá to đùng đùng lăn xuống, nhảy tưng như có mắt, chỉ tìm chúng mà lao vào.
Tiếng kêu rú khắp hang núi. Nhiều tên thoát được trân mưa đá khủng khiếp ấy, chạy vào rừng, lại bị sập hầm: một loại hầm để bắt heo rừng, trên rộng, dưới hẹp dần, không thể chạm đáy hầm được.
Lâm Huỳnh và Suman cùng hơn ba chục người sóc Po bên trên vách đá cao, tung đá tảng xuống các hang sâu, thung lũng, các nơi có tiếng kêu dưới hầm, bẫy heo rừng.
Đến chiều tối, những tên còn lại cùng tên đầu đảng Phúc mới chạy về tới phố chợ, tả tơi.
Dân làng Tri Ân, các làng mới thành lập, người sóc Po lo cứu chữa những người bị thương, bị đá đập nhầm, bị sập hầm, các loại bẫy. Chỉ vài người bị gươm đâm, dao chém thôi.
Họ im lặng thu dọn khắp nơi. Không ăn mừng chiến thắng, không huênh hoang.
Họ thừa biết: ngày nào thằng Phúc còn, nó còn lợi dụng danh nghĩa quân tảo phạt để “ăn cướp” vùng Đồng Nai này…
Hôm sau, Suman đi nghe ngóng tình hình phía hạ lưu sông Đồng Nai. Lâm Huỳnh ở nhà đôn đốc mọi thế trận như cũ.
Lâm Huỳnh vừa đi xem xét các nơi có trận địa dọc bờ sông Đồng Nai, trên sóc Po. Đến chiều tối, dòng sông vẫn vắng lặng. Chưa thấy Suman về, chỉ thấy hai con chim Hồng hoàng quen thuộc quạt cánh là là sát mặt sông Đồng Nai về đậu trên ngọn cây dầu cổ thụ trước đền thờ cha cô.
Và thật lạ: trong nhập nhoạng ánh trăng rằm, một đàn nai hàng hai chục con từ cánh rừng kéo về, nhảy múa trước đền ông giáo Kỳ Ngoại. Sương sớm từ dòng sông Đồng Nai bốc toả sân đền một lớp bềnh bồng, lượn sóng như biển cả, đàn nai phi lồng lên, đầu hất cao. Bốn chân sải dài. Có con còn tung lên khỏi lớp sương mây mù, quay lộn hai ba vòng, đùa giỡn cùng ánh trăng.
Từ đỉnh đồi cao, hai mẹ con voi được Lâm Kỳ, Suman cứu mạng mấy năm trước đếm nước trở về thăm lại ngôi đền, như tri ân cha, người đã hi sinh đẻ nó lần thứ hai. Hai cái vòi voi mẹ và voi con giơ lên cao, bên dưới là đàn nai sải vòng tròn, như bơi lội tung tăng trên sóng nước.
Lâm Huỳnh say đắm ngắm nhìn cảnh như trong mơ ấy, quên cả trời đã tối dần.
Có tiếng chân người thậm thịch phía sau bụi cây rậm. Lo sợ bọn tên Phúc quay lại trả thù, Lâm Huỳnh nhảy tót phía sau gành đá to. Ngay lúc ấy, tiếng thằng Lâm Kỳ khào khào lẫn tiếng ồm ồm của Suman sát lưng Lâm Kỳ.
Hai chị em ôm chầm lấy nhau, nghẹn ngào mãi không sao nói nên lời. Suman an ủi:
- Thôi gặp nhau được là mừng lắm rồi. Hai ngày nữa mẹ sẽ về tới cùng anh Tứ Hải. Anh Tứ Hải bảo hai anh em mình về trước báo tin mừng cho bà con sóc Po, các làng ở đây, mẹ vẫn khoẻ mạnh…Anh Tứ Hải chỉ đưa mẹ về tới đây, rồi phải tiếp tục đi xa cho xong công việc của ảnh.
- Lại đi, việc gì mà gấp lắm vậy?
Suman nhìn Lâm Huỳnh lát lâu, nói nhỏ đủ ba người nghe:
- Trừ thằng Phúc. Hiện nay cái thằng đó đã theo các ông quan, ông lớn gieo tai hoạ cho nhiều nơi ở đây, ở vùng đất xa xôi dưới tận Hà Tiên..
- Biết vậy bữa trước em tống cho nó một cục đá bể đầu cho rồi. Lúc đó em ngồi trện thành vách đá cao, nó ôm đầu chạy cời cời dưới hang hẹp.. Có biết là nó đâu?
Tiếng hú rền cánh rừng già sóc Po báo tin Suman, Lâm Kỳ đã về. Người dân sóc Po vui mừng nhảy múa. Họ coi Suman và Lâm Kỳ là hai vị thần hộ mệnh cho họ, ngoài ông già Bách đã già.
Họ bàn nhau cất một ngôi nhà sàn bằng gỗ quý bên bờ sông Đồng Nai cho Suman và Lâm Huỳnh khi hai người cưới nhau theo phong tục lâu đời người đồng bằng sông Hồng ngoài kia.
Ông già Đồng Nai phảy tay qua trán:
- Trộn hai thứ phong tục lại mới được. Chúng nó là người Đồng Nai chính cống rồi. Hồi còn sống, ông giáo Kỳ Ngoại lúc dạy học trò đã có ý dạy những tiếng chung của hai vùng đất, chọn lọc tiếng nào dễ hiểu, tiếng nào hay thì dạy học trò..
Ông già Bách cũng gật mái đầu bạc, nhe răng cười:
- Đúng đó, cái nào hay thì xài, cái nào chưa hay thì gác lại. Như người sóc Po chúng tôi xưa kia, có biết nói tiếng chung nhau với người xuôi đâu, mà cũng sợ người xuôi nữa, không biết làm cây lúa dưới ruộng…
Hai ngày sau nữa bà mẹ của Lâm Huỳnh và Lâm Kỳ đã về có một mình. Mẹ con ôm nhau khóc một hồi, bà mẹ mới thay quần áo, lên đền thờ chồng cúng bái theo phong tục người đồng bằng sông Hồng. Mẹ khóc ngất, Lâm Huỳnh, Lâm Kỳ và Suman phải dìu mẹ tựa vào tường, quạt cho mẹ, lấy nước sông Đồng Nai cho mẹ uống..Tỉnh lại, mẹ lại khóc, lại ngất xỉu bên bàn thờ chồng khói hương nghi ngút…
Ông già Sáu Đồng Nai, ông già Bách sóc Po đã ăn mặc tươm tất, mang hương, trái cây đến cúng, lạy người có công với vùng đất này.
Ngoài sân, thấp thoáng vài chục học trò từ bìa rừng đổ xuống, và lạ thay đàn nai hàng chục con từ cánh rừng phía sau lại rủ nhau kéo xuống trước sân đền, chạy nhảy cùng lũ trẻ học trò…
Chúng đã thành nai nhà của làng rồi. Chúng thích sống chung với người Đồng Nai, lấy sân đền ông giáo Kỳ Ngoại làm chỗ vui chơi cùng lũ trẻ Đồng Nai.
Thuở Hồng Hoang Thuở Hồng Hoang - Hoàng Văn Bổn