A man may as well expect to grow stronger by always eating as wiser by always reading.

Jeremy Collier

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoàng Văn Bổn
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Gió
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4411 / 93
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
ùa mưa năm ấy, ruộng khắp thung lũng nhỏ đã cấy xong, lúa rẫy cũng đã trỉa xong, chỉ còn việc trồng rau, khoai, bắp là rảnh rỗi.
Suman, Lâm Kỳ và ba chàng trai sóc Po được ông già Bách, ông Kỳ Ngoại cử xuống xuôi mua muối, đem lúa, mật gấu, nhung nai, gạc nai đổi lấy vải vóc cho dân sóc. Nếu còn sức mang vác, đổi thêm vài chục chiếc nồi đất, vài chục con dao rừng, dao bếp, đá lửa.
Từ giã Lâm Huỳnh, Suman bảo:
- Ở nhà nhớ chớ có vô rừng một mình. Đợi Suman đem vải đẹp về Lâm Huỳnh may quần áo mới.
Lâm Huỳnh cười, hiện hai lúm đồng tiền lúm sâu bên má:
- May quần áo đẹp để làm gì?
Suman cười, đỏ mặt. Lâm Huỳnh lại tinh nghịch hỏi tiếp:
- Thế không mua vải may quần áo mới cho Suman à?
- Suman chưa quen bận quần áo
- Dối nhé, Lâm Kỳ bảo Suman đang tập mặc quần áo như bố mẹ, như người làng Tri Ân..- lại trêu thêm- Như cái cô gì nhỉ, ở làng Tri Ân đó. Cái hôm đánh nhau loạn lên đó? À cô Hồng. Chà, đẹp quá há?
- Thôi, thôi mà. Lâm Huỳnh chọc hoài, Suman giận đó. Mình có quen cái cô Hồng đó đâu.
Thấy Suman giận, Lâm Huỳnh làm hoà:
- Nói chơi chút thôi, nhớ đi xa cẩn thận nhé, coi chừng Lâm Kỳ, nó đang hiếu thắng, ngứa tay ngứa chân lắm đó. Tránh đánh nhau, gây gổ, mang hoạ đấy.
- Biết mà. Lầm Kỳ cũng lớn rồi chớ bộ.
- Anh là lắm tội lắm đó. Cứ thổi phồng, khen nó hoài, không tốt đâu. Nó sẽ sinh kêu căng, tự mãn, sinh hư.
- Biết mà, chỉ thấy sao nói vậy thôi, hay nói hay, dở nói dở.
o O o
Đến bờ con sông Nhỏ nước vẫn còn chảy cuồn cuộn, mang theo vô vàn bè củi, bè tre, cả nhiều cây gỗ to bị nước lũ trên cao làm trốc gốc, gẫy cành.
Đứng nhìn những đống cành, nhành cậy rừng trôi vun vút theo dòng nước, Lâm Kỳ bảo Suman:
- Đi bộ, luồn rừng lâu mà cực lắm. Mình đốn tre làm bè, thả dòng sông đi anh Suman. Nhanh lắm, có thể đốn thêm vài chục lồ ô, gỗ quí cặp bè, xuống xuôi đổi lấy lương thực, vải vóc, hay lắm.
Suman gật gù. Thật ra quen sống giữa rừng già, Suman chưa quen đi đường sông thế này nhưng có Lâm Kỳ, Suman nghe theo. Các chàng trai sóc Po cũng gật gù, muốn thử một phen coi sao.
Mất nửa ngày chặt tre, lồ ô bứt dây mây, dây gùi kết bè. Có ba cây gỗ cẩm lai trốc gốc từ mấy trăm năm trước khô nứt. Lâm Kỳ chạy tìm đòn tay làm đòn bẩy, cùng Suman và các chàng trai bẩy cho gỗ cẩm lai tuột xuống bến sông. Họ dùng dây mây, dây rừng buộc ba cây cẩm lai vào bè tre. Hoá ra bè tre lại càng vững vàng, lừ lừ tách bến, lao vun vút theo dòng nước đỏ ngầu.
Trên bè, Lâm Kỳ và các chàng trai ngồi ngắm trời đất. Suman và Lâm Kỳ thủ chèo lái, chỉ để đánh lái thôi, khỏi phải chèo. Ba chàng trai sóc Po thủ ba chiếc chèo mũi, cũng để cạy, hoác cho bè đi đúng hướng thôi.
Gần cuối mùa mưa rừng, dòng sông vẫn còn chảy xiết, cuốn theo cơ man nào là củi, gỗ, tre nứa, cả những cây gỗ quí bị trốc gốc từ mùa mưa rừng năm trước. Gặp những mục măng mạnh tông, măng lồ ô, măng tre ngâm nước bốc mùi thum thủm, ngầy ngậy. Lâm Kỳ quơ bẻ lên bè, chuẩn bị cái ăn cho nhiều ngày lênh đênh sông nước.
Dòng sông Nhỏ đổ ra sông Đồng Nai phải qua nhiều thác, ghềnh. Có những thác đá hàn dựng cao, chỉ chừa vài cửa nhỏ giữa hai vách đá nhọn, bén như dao. Dòng sông cuốn ào ào, tạo thành nhiều xoáy nước, hút xuống tận đáy sông. Nhiều mảng tre, gỗ bị các xoáy nước cuốn hút tận đáy sông, bất thần lao vọt lên cách một quãng xa. Lâm Kỳ lắc đầu, lè lưỡi. Suman và ba chàng trai sóc Po cũng chẳng hơn gì “toàn là dân xứ rừng cao, sơn lâm chướng khí”
Bè gỗ sắp trườn qua một thác nước cuốn xiết, réo ầm ầm, bọt nước tung toé cao ngang bờ sông dựng đứng. Suman tái mặt nhìn Lâm Kỳ, Lâm Kỳ bặm môi thét to:
- Ôm chặt cột chèo, cùng lặn theo bè. Buông tay là chết.
Lập tức, Suman, ba chàng trai ôm chặt cột chèo. Tắt thở mờ mắt. Lúc sắp tắt thở, tực ngực mới nhìn thấy mặt sông phía trên hửng sáng.
Cả bốn lóp ngóp, tranh nhau thở, nằm sãi tay sãi chân trên bè.
- Bẻ lái bè qua phải. Đụng đá hàn, chết hết đấy.- Lâm Kỳ la lớn, vùng dậy chụp guốc chèo.
Suman và ba chàng trai lại lao đến cột chèo, ra sức đánh mạnh mái chèo cho mũi bè tránh được dãy đá hàn dựng đứng ngang dòng sông. Chiếc bè chòng chành, rên xiết trên dãy đá hàn, cảm giác như xương thịt mình bị đá hàn nghiến ngấu.
Suman thở mạnh, hỏi Lâm Kỳ:
- Dám đi nữa không? Hay bỏ bè lên bờ, khỏe hơn?
Lâm Kỳ cũng bắt đầu sợ. Nhưng vốn khoẻ mạnh, sung sức lại có tính muốn thử sức trong mọi hoàn cảnh nên nói lớn:
- Đi tiếp. Lên bờ quăng này biết đâu mà rờ.
Lâm Kỳ nghe đói bụng, bèn lấy khoai sắn nướng hôm trước phát cho từng người. Khoai nướng chấm với tro tranh đốt thay muối, chát miệng, nghẹn cổ, phải cúi xuống uống nước sông. Nước sông thì tha hồ. – Lâm Kỳ cố pha trò cho qua cơn hãi hùng vừa qua. Kỳ thực là lúc ôm cột chèo lặn theo bè xuống tận đáy sông, Lâm Kỳ đã tuyệt vọng khi hai lỗ tay lùng bùng, ngực tức nghẹn, mắt như muốn lồi ra ngoài. Khi trồi lên được mặt nước, nghe nóng hai lỗ tai, đưa tay ngoái mạnh một cái, hai đầu ngón tay đầy máu. Khiếp quá. Đã đâm lao phải theo lao. Giống như Suman từng đùa: “đã trèo lên lưng hổ, nhảy xuống là nó móc họng”.
Chiều hôm đó lại thây xuất hiện phía trước một thác cao, mặt sông sôi sùng sục, gầm thét dữ dội. Sức đã kiệt. Lâm Kỳ cố la thét nhưng cả Suman và ba chàng trai cũng không đủ sức lái cho chiếc bè tránh được dãy đá hàn quái ác chắn ngang dòng sông như răng cá mập. Chiếc bè đã tan ra từng mảnh. Tre, gỗ trôi lềnh bềnh. Lâm Kỳ bám một cây gỗ cẩm lai quí nhất, níu kéo Suman và ba chàng trai cùng bám, cố sức bơi vào bờ sông um tùm hoang dã.
Trên bãi đá trơn tuột, năm anh em nằm sải tay sải chân, mũi miệng tranh nhau thở và ngủ thiếp lúc nào không biết.
Đến gà rừng gáy vang rừng mới giật mình bò dậy, chẳng biết đây là đâu, chỉ có rừng đại ngàn, hoang dã. Có tiếng vượn hú trên cao, chim “bắt cô trói cột” kêu xa xa và tiếng chó sói hú rùng rợn. Bụng đói cồn cào, tay chân móp méo, nhức buốt không tả xiết.
Cũng phải tìm hướng, luồn lách giữa rừng già. Suman vốn có kinh nghiệm tìm kiếm giữa rừng sâu, bình tĩnh hơn.
Đến giữa trưa, thấy thấp thoáng dưới thung lũng vài ngôi nhà có khói lam quện trên ngọn cây cao, Lâm Kỳ la lên mừng rỡ:
- Một cái làng, có nhà, có cả trâu ngoài đồng kìa. Sống rồi.
Thế rồi năm anh em tuột băng băng xuống vách đứng. Vừa đặt được chân xuống mặt đất mềm bỗng có tiếng quát thét, tiếng khóc ré của trẻ con chăn trâu:
- Ma, ma hiện. Xà niên, người rừng huhuhu….
Vài chú bé trên lưng trâu hoảng hốt tuột xuống, chạy tản vào bìa rừng, kêu thét hoảng loạn. Từ trong mái tranh cạnh bìa rừng, một ông già râu dài cầm mác thông sáng dới chạy ra, trừng trừng nhìn Lâm Kỳ và Suman. Lâm Kỳ vội vàng chạy tới trước ông già, chắp tay vái chào ông theo cung cách người miền xuôi, giọng run run tha thiết:
- Chúng tôi bị lạc, bị đói thưa ông.
Nghe tiếng nói miền xuôi, ông già hạ thắp cây mac thông, chúc mũi xuống đất nhìn Suman lom lom.
Biết ý, Suman vội chắp tay trước ngực, giọng lơ lớ:
- Tôi ở sóc Po đi kiếm cái ăn, muối, cuốc, rựa thưa ông. Đói lắm.
Từ các mái nhà gần đấy, nhiều chàng trai cô gái trẻ bước ra nhìn Suman và ba chàng trai sóc Po vẻ khiếp sợ. Có thể họ cho là người rừng thực chăng?
Ông già quay sang nói với họ, chỉ Lâm Kỳ:
- Họ không phải người rừng hay xà niên đâu. Người của sóc Po, ta có nghe nói sóc Po, có biết họ, có gặp họ nhiều lần.
Và thật bất ngờ, giữa lúc ấy ba thanh niên từ một mái nhà có vẻ khang trang bước ra chào Lâm Kỳ, Suman, vẻ mừng rỡ:
- Ta lại gặp nhau, hay quá, trái đất tròn
Lâm Kỳ và Suman cũng mừng rỡ, nhớ lần thứ tài trước đây ở làng Tri Ân. Suman hỏi chàng thanh niên bảnh trai tên Phúc:
- Không giận mình hả? Mừng, mừng lắm. Có đem theo vải, muối, liềm, chà gạc, cuốc không? Đổi hả?
Tay thanh niên bảnh trai bảo Lâm Kỳ:
- Chú em lớn quá, nhận không ra đó. Hai ông bác mạnh khoẻ chớ? Vào nhà chơi, nhà ông bác quen.
Trông Lâm Kỳ và các anh em Suman có vẻ đói, bơ phờ, Phúc nói vẻ thực lòng:
- Vào nhà đi? Có cơm, thức ăn. Cùng ăn với bọn mình cho ấm bụng. Tứ hải giai huynh đệ mà. Chính anh Tứ Hải bảo bọn mình thế đấy. Đừng ngại. À các anh có gặp anh Tứ Hải không? Lâu quá tụi này không gặp ảnh, nhớ lắm. Hôm đi ngang chợ Tân, bọn mình bị lính xét hỏi gắt gao, lại bị bắt vì lậu thuế, may nhờ anh Tứ Hải nói giúp, thoát nạn….
Ông già chủ nhà ngồi uống rượu với đám trẻ, gật gù. Mấy đứa nhỏ chăn trâu lúc nãy hoảng sợ, giờ vẫn lấp ló nhìn trộm bốn anh em Suman. Suman có vẻ ngượng, nhìn Lâm Kỳ. Lâm Kỳ biết ý giải thích thêm về sóc Po, Suman và ba chàng trai sóc Po cho dân làng rõ. Ông già lại nói thêm cho đám dân làng, con cháu biết:
- Người sóc Po cũng như bà con nhiều buôn sóc khác miệt rừng cao quen sống giữa rừng sâu, chưa quen cuộc sống làm ruộng của xứ mình. Cũng là anh em cả thôi. Cùng một gốc ma ra cả. Lúc nào muốn, cứ kéo cả sóc về đây ở chung với chúng tôi cho vui, sớm tối có nhau. Ở đây còn nhiều đất đai lắm. Đất ruộng tốt, đủ nước sông Đồng Nai, dễ làm ăn hơn. Muốn mua sắm gì cũng dễ dàng, không phải lặn lội rừng núi từ trên cao xuống.
Lâm Kỳ cảm thấy hứng thú, thực ra cũng muốn thuyết phục ông già Bách, cha mẹ kéo về đây sinh sống nhưng chợt nhớ cái án xưa của cha, vì sao gia đình phải lưu lạc vào tận đây, lại nín thinh, luyến tiếc mơ hồ, rất khó nói.
Sáng hôm sau, đám thanh niên buôn vải đổi chác hàng hoá cùng Lâm Kỳ và Suman có ông chủ nhà chứng kiến: đám thanh niên lấy mật gấu, nhung nai, mật ong, một ít rễ thuốc nam. Suman và Lâm Kỳ lấy muối, lưỡi cuốc, dao, rựa. Suman mân mê mãi xấp vải đẹp, rất mịn. Lâm Kỳ nghĩ: Suman muốn đổi vải ấy cho chị Lâm Huỳnh nhưng không tiện nói ra. Ngại Suman mắc cỡ, Lâm Kỳ giả vờ ra ngoài có việc, khi trở vô đã thấy xấp vải đẹp ban nãy đã nằm trong gùi của Suman. Lâm Kỳ muốn có vải cho Suman may áo, cái quần dài như người xuôi.
Tay thanh niên buôn vải bảo Lâm Kỳ cứ lấy xấp vải đó, thiếu vốn lần sau gặp trả cũng được. Giờ là chỗ thân quen rồi, đừng ngại.
Nhân tiện, ba thanh niên buôn vải rủ anh em Lâm Kỳ cùng theo xuống chợ một chuyến, vui lắm. Chợ chỉ cách đây ba ngày đường thôi.
Suman nhìn thăm dò Lâm Kỳ. Ba chàng trai sóc Po cũng háo hức nhìn Lâm Kỳ và Suman. Ba chàng trai buôn vải tán vô ráo riết: nào ở chợ có nhiều thứ cần trao đổi hàng hoá mang về cho sóc, cho ông bà già, các cô gái đẹp của sóc. Có họ đi theo, không sợ kẻ chợ ăn gian nói dối đâu. Vả lại, đối với dân kẻ chợ đó, là chỗ quen biết lâu đời của họ. Họ thuộc gia đình thương buôn lâu đời, đồng thời cũng muốn giao du kết bạn tốt nhiều nơi, mở rộng đường làm ăn, có gì bảo bọc nhau, bênh vực nhau. Người miền xui chúng tôi thường nói: “giàu vì bạn, sang vì vợ”.
Lâm Kỳ cũng háo hức không kém, bảo Suman:
- Thử đi một chuyến coi sao?
Suman ngại ngùng, rồi cũng gật đầu.
Ông già chủ nhà thấy mến mấy anh em Suman, bảo nhỏ:
- Đi chợ cho biết, cũng được. Nhưng chớ có để chợ mê hoặc mình nghe không? Tôi có biết ông già Bách tộc trưởng sóc Po. Tôi cũng có biết ông già Kỳ Ngoại, một bậc túc nho ở đồng bằng sông Hồng.- Ông nhìn Lâm Kỳ nháy mắt tỏ thiện cảm.- Tôi rất muốn đồng bào sóc Po cùng gia đình cháu Lâm Kỳ lúc nào đó dời sóc, dời làng xuống gần đây cho vui. Từ đây qua sông, đi một lát là tới cái làng các cháu quen biết, làng Tri Ân. Nếu lấy chỗ đó làm trung tâm, thêm hai cái làng của chúng ta, thêm cái làng mới lập ở tả ngạn Đồng Nai hạ nữa là trú phú lắm. Có thể lập cái chợ ở làng Tri Ân được lắm. Có gánh hát bội, có trường học, nhà thương. Trên bến dưới thuyền…..
Lâm Kỳ nhìn Suman và các thanh niên buôn vải, gục gặc đầu hức sẽ thưa chuyện lại với người già ở sóc Po.
Đêm hôm đó, giữa sân nhà gia chủ, đám trai tráng sóc Po, Lâm Kỳ, các chàng trai kẻ chợ buôn vải và trai, gái làng sợ tại tụ họp vui chơi ca hát, ăn cháo gà, cháo cá tới nửa đêm. Trai gái ở đây rất thích nghe các bài hát mộc mạc, mới lạ nhưng ngân vang, gợi nhó do Suman hát. Hứng lên, Suman còn nhảy múa cùng ba chàng trai sóc. Bụi bốc vàng ánh trăng. Lá cây rừng xào xạc. Tóc tai các cô gái làng bay tung theo nhịp múa, tiếng hú đánh nhịp của Suman vang núi rừng. Các chàng trai buôn vải cũng nhảy múa, hát những điệu dân ca phương Nam du dương, tình tứ…
Lâm Kỳ càng thôi thúc ý muốn được dời cả sóc Po cùng gia đình xuống địa điểm này. Không quá heo hút giữa núi rừng. Cũng không quá gần chợ búa, rồi sẽ có chợ ở làng Tri Ân của ông già Đồng Nai và Tứ Hải mà Lâm Kỳ rất thích giao du.
o O o
Mấy anh em lang thang khắp khu chợ suốt ngày. Tìm hiểu các món hàng cần thiết cho sóc. Cần biết ở chợ này họ muốn trao đổi món hàng gì của núi rừng.
Các chàng trai phường buôn vải vui vẻ, tận tình chỉ bảo, giới thiệu các chủ hàng đang cần cho sóc Po. Hoá ra họ cùng phường buôn vải, hàng tạp hoá. Đêm đầu, họ còn dẫn Suman và các chàng trai xứ rừng xem hát bội. Nhìn điệu bộ, râu ria, áo mão người xưa, Suman và các chàng trai sóc Po rất thích, cười ngả nghiêng, bất chấp xung quanh. Suman nói nhỏ vào tai Lâm Kỳ: “Chị Lâm Huỳnh không được xem hát, cùng vui với mình”.
Lâm Kỳ vọt miệng:
- Thì dời sóc xuống gần đây, tha hồ đi chợ búa, xem hát như đồng bằng sông Hồng năm xưa, lúc em còn nhỏ xíu, ngồi trên đầu giống cho mẹ chạy giặc, chạy loạn.
Còn một ít hàng xứ rừng như mật gấu, nhung, nai, xương cọp, mỡ trăn, nanh nọc…Lâm Kỳ thoả thuận đổi hết cho các chủ hàng.
Dọc con hẻm nhỏ bẩn thỉu, ruồi nhặng dẫn ra bờ sông, Suman trông thấy nhà cửa tồi tàn, chật hẹp, trẻ con ốm o, bụng ỏng, đít lá mít. Người ở chợ mà nghèo khổ đến thế này sao? Suman hỏi Lâm Kỳ. Lâm Kỳ chẳng biết giải thích ra sao! Chỉ sợ Suman và các chàng trai sóc ngao ngán cảnh sống chợ búa gò bó, không phóng túng như ở rừng.
Gần bờ sông, nhiều thuyền bè chở cá, mắm, trái cây, củi. Trên thuyền, trẻ em cũng đen thui, chỉ mặc chiếc quần xà lỏn rách. Hàng đàn người cúi khòm vác trên vai những chiếc bao gạo nặng hàng trăm ký lô, mặt cúi gầm sát chiếc cầu ván lắc lẻo. Cũng nhiều người còn trẻ lắm, hầu như bước không nổi dưới sức nặng của bao gạo chỉ xanh hàng trăm ký lô. Mồ hôi tuôn vãi khắp mặt, cổ và lưng, ngực.
Nhìn cảnh ấy Suman lắc đầu. Mình không thể để Lâm Huỳnh nhìn cảnh sống quá cơ cực này. Thôi đi, làm con chim hồng hoàng, làm con nai trên rừng vẫn hay hơn.
Đang loay hoay lựa mua vài lưỡi cuốc, vài chiếc nồi đất bỗng có một bàn tay vỗ mạnh vào vai, Suman ngẩng phắt nhìn lên: Trời cái gì kỳ thế kia? Một đoàn người bị trói chéo qua ngực, cổ, bị dẫn đi qua khu chợ đông đúc. Trước và sau đoàn người bị trói có những người cầm gươm, dáo, đội nón chop có chiếc gùi bằng đồng thau sáng loáng.
- Cái gì vậy? – Suman lo sợ hỏi nhỏ Lâm Kỳ.
- Đoàn tù. Đừng nhìn họ, nguy hiểm lắm- Lâm Kỳ thì thầm vào tai Suman.
- Tại sao lại bị tù? Lại bị đánh đập đến bầm tím mặt mũi, lưng, ngực nữa kìa? Tội nghiệp. Không ai cứu họ sao? Hoạn nạn tương cứu, sanh tử bất ly kia mà, Lâm Kỳ?
- Không được nói thế tại đây, Suman. – Lâm Kỳ bịt miệng Suman định lôi anh lẻn vào con đường hẻm nhỏ. Nhưng Suman hầu như không cần biết Lâm Kỳ bảo gì cần gì?
Toàn thân Suman bắt đầu cuồn cuộn bắp thịt, mắt toé lửa, mười đầu ngón tay kêu răng rắc…
Đến khi người cuối cùng trong đoàn tù đi tới Suman đã hoa mắt. Cả Lâm Kỳ cũng thế: người đó là Tứ Hải. Trong nháy mắt, Lâm Kỳ đưa mắt nháy nháy cùng đôi mắt thâm tím của Tứ Hải, con người ngang tàng khắp xứ, tại sao lại sa cơ thế này. Tứ Hải nháy mắt cho Lâm Kỳ, đưa nhanh ánh mắt về phía Suman đang run bần bật, ra ý bảo Suman không được làm bậy ở đây, nguy hiểm lắm.
Nhưng Lâm Kỳ không còn cách nào để ghìm lò lửa trong Suman. Roạt một cái Suman đã nhảy cao lên mái lều gỗ bán trầu, cau, dao đi rừng, chụp nhanh con dao rừng, lao xuống chỗ Tứ Hải. Tên lính cầm gươm đi cạnh Tứ Hải chưa kịp biết gì đã ngả lăn ra giữa đường, không kịp kêu một tiếng. Và thế là như có chiếc kéo thần lao dọc hàng tù bị trói. Chiếc kéo thần lao đến đâu, dây trói tù bị đứt tung tới đó. Một tiếng quát lớn: “chạy đi”
Tứ Hải hô to cùng đoàn người: “chạy đi, chui vào hẻm”. Và nhanh như cắt, Suman cõng Tứ Hải trên lưng lao vào con hẻm tối thui, đông đúc. Người bán hàng, kẻ đi chợ chạy tán loạn khắp nơi la thét. Cũng có người vờ kêu thét để chỉ đường, báo tin cho người tù biết nơi nào nên chạy trốn. Phía sau Suman và Tứ Hải, Lâm Kỳ và ba chàng trai sóc Po cản hậu, đánh lạc hướng bọn lính áp giải tù kêu la khắp hẻm.
Phía trước có một bức tường chắn lối. Bí quá Suman bảo Tứ Hải: “ôm chặt tôi, Tứ Hải”. Chưa kịp quàng hai tay vào cổ Suman, Tứ Hải đã nghe cả hai lao bổng lên cao như con hồng hoàng, một chân Suman đạp tiếp sức vào bờ tường, chân kia bơi bơi trên không, đáp là là xuống bờ sông bên kia bức tường. Võ công của Suman thì Tứ Hải không lạ nhưng phi thân tới mức này Tứ Hải chưa từng thấy ở Suman bao giờ. Có lẽ cộng thêm căm thù bọn lính tráng, Suman mới phi thân thượng thặng đến thế.
Có một con thuyền lơ lửng cách bến sông vài thước. Trông thấy hai thầy trò Suman từ trên cao đáp xuống như người trời hạ sơn, chàng trai sau lái thuyền kêu lớn:
- Xuống đây mau, Suman Tứ Hải.
Người lái thuyền ấy là một trong ba chàng trai phường buôn vải, đã kết thân với Tứ Hải và Suman ở làng Tri Ân. Thực ra đến lúc ấy, Suman mới biết: các chàng trai phường buôn vải chính là người của Tứ Hải và ông già Đồng Nai ở làng Tri Ân.
Ngồi kín trong mui thuyền chất đầy trái cây như dừa, mít, bưởi, cây thuốc lá, Tứ Hải hỏi chàng trai buôn vải:
- Mấy người kia đâu rồi?
- Đã qua sông, đang chờ anh.
Suman lau mấy vết máu trên mặt Tứ Hải, hỏi:
- Sao họ bắt anh?
Tứ Hải lựa cách giải thích cho Suman hiểu:
- Họ bắt lính, bắt người đi dẹp loạn phía dưới Hà Tiên, gần biên giới. Trai tráng bị họ bắt đi đánh nhau nhiều lắm. Từ nay, mình phải cẩn thận, lơ mơ bị chúng bắt đi đánh nhau chết thay cho chúng.
- Sao kỳ vậy? Sao lại có loạn phía ấy? dẹp loạn là việc của họ chớ đâu phải việc của mình?
Tứ Hải chẳng biết nói sao, đành chặt một trái dừa bảo Suman:
- Uống nước dừa cho khoẻ đi. Suman phi thân giỏi lắm. Mình chưa tập phi thân được như Suman đâu.
Đưa trái dừa lên môi, Suman tu ừng ực. Mồ hôi tuôn khắp người.
- Lâm Kỳ có sao không? Suman hỏi
- Lo cho Lâm Kỳ lắm hả?
Suman gật đầu ngượng ngùng, đỏ mặt.
Tứ Hải đùa:
- Lo cho Lâm Kỳ hay lo cho Lâm Huỳnh?
Suman thành thực:
- Cho cả hai. Nhưng Suman cũng thương Lâm Kỳ không kém Lâm Huỳnh đâu. Cả cái sóc Po của mình rất quý, rất thương Lâm Kỳ. Ông Bách bảo: Lâm Kỳ là Thần đấy. Thần hộ vệ sóc Po.
Và trong khi con thuyền bồng bềnh ngược nước xiên qua bên kia bờ sông để hội ngộ cùng Lâm Kỳ và ba chàng trai sóc Po, ba chàng trai phường buôn vải, Suman kể lại chuyện Lâm Kỳ cứu voi hôm nào..
Tứ Hải cũng gật gù, có cái gì gần như đồng tình cùng ông Bách. Tứ Hải không tin tưởng chuyện Thần, Thần rừng, Thần núi, Thần mưa…Nhưng ở Lâm Kỳ toát ra phong cách kỳ lạ, khác người. Trong giới võ lâm gọi đó là khí tốt, là duyên số trời định sẵn cho sóc Po, cho phường hội của anh.
Đang vui chợt Suman băn khoăn xoay trở lung tung, Tứ Hải hỏi:
- Sao thế, Suman?
- Mất sạch vải cho Lâm Huỳnh rồi. Đẹp lắm
Tứ Hải cười rất hiền bảo:
- Không lo đâu Suman, bên kia sông có chỗ bán vải đẹp. Anh em chúng tôi đây là phường bán vải mà.
Suman lại đỏ mặt, lát sau đã mơ màng, thiu thiu. Sóng vỗ óc ách vào mạn thuyền. Trên những con thuyền buôn cùng hướng, vang đến tiếng hò dìu dặt, tiếng mái chèo khua nước, con bìm bịp cất tiếng kêu! Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi.
Suman vùng dậy dớn dác hỏi:
- Cái gì? Cái gì kêu tôi thế? Lâm Huỳnh hả?
Tứ Hải cười ngất, bặm môi lột vỏ ba trái bưởi thanh. Mùi bưởi thơm, cay cay, ngòn ngọt khiến Suman tỉnh ngủ, chép môi: Lâm Huỳnh thèm trái này lắm, cho tôi một trái đi
- Để làm gì? Đây, muốn ăn bao nhiêu tôi lột vỏ cho, cầm theo làm gì?
- Không phải tôi ăn, mà giành phần của Lâm Huỳnh mà…
- Yên trí. Tôi sẽ biếu anh một cà-ròn bưởi, dừa, cam, quýt, vải cho Lâm Huỳnh. Nè chớ có quên ông bà Kỳ Ngoại, mẹ của Lâm Huỳnh nghe. Phong tục miền xuôi là kính trọng cha mẹ vợ lắm đấy.
Suman rụt cổ, lắc đầu ra vẻ chưa biết gì về phong tục, tập quán của xứ này: “nè anh Tứ Hải anh mà là dân buôn vải à?”
- Dân buôn vải chính cống? Sao?
- Mình không tin. Anh không phải dân buôn vải đâu. Mình biết mà. Mình không động đến việc riêng của anh đâu. Đừng giấu nữa.
- Thế Suman có chịu theo bọn mình đi nhiều nơi làm nhiều việc động trời, có khi bị bắt bị tù tội như chơi.
- Suman thì sẵn sàng. Có Lâm Kỳ theo anh, Suman không ngại. Không biết Lâm Huỳnh có chịu cho mình theo Tứ Hải không? Không sợ bị bắt. Không sợ chết đâu. Chỉ sợ xa cái sóc, xa Lâm Huỳnh thôi…
- Theo bọn mình nhưng khỏi phải đi xa, bôn ba khắp xứ xa lạ, như ông già Đồng Nai, ông Bách, ông già Quảng được không?
- Được, được mà. Mình nói được là được. Sợ đi xa vì đi xa không có ai hộ vệ dân sóc Po. Thú dữ, kẻ xấu, cướp giật…Nhiều thứ dân sóc Po cần tôi lắm. Nay có thêm Lâm Kỳ tôi cũng nhẹ gánh một phần.
- Lâm Kỳ giỏi đến thế kia à?
- Giỏi nhiều rồi. Võ công còn kém tôi chút xíu nhưng nội lực, sức mạnh trong đầu lại không kém tôi đâu. Cái gan của nó lớn lắm. Ông già Bách bảo sau này nó thay thế ông đấy, ghê chưa?
Tứ Hải lấy làm lạ về Lâm Kỳ. Mới mười tám, mười chín nhưng chú tỏ ra rất trưởng thành mọi mặt. Nhiều thú dữ quanh sóc Po lại sợ chú, tránh xa chú, mới lạ. Giống như chú bé có một vị Thần linh nào đó phò trợ vậy.
Thuở Hồng Hoang Thuở Hồng Hoang - Hoàng Văn Bổn