Hướng tới tương lai mà chỉ dựa vào quá khứ, chẳng khác nào lái xe mà cứ chằm chằm nhìn vào kính chiếu hậu.

Herb Brody

 
 
 
 
 
Thể loại: Khoa Học
Biên tập: Phan Thùy Quyên
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1057 / 18
Cập nhật: 2023-03-26 22:17:33 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
ỤC LỤC
NHỮNG TẬP TÍNH SINH SẢN VÀ TỒN TẠI KHÓ HIỂU Ở ĐỘNG VẬT 1
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA KIẾN 2
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ KIẾN: 7
ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA MUỖI 9
ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA GIÁN 11
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ GIÁN: 12
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA MỐI 13
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA NHỆN 15
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ LOÀI NHỆN: 16
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA RẾT 17
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA BỌ NGỰA 19
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA CÁ NGỰA 20
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA ONG 22
TẬP TÍNH CỦA CHUỒN CHUỒN 27
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ CHUỒN CHUỒN 28
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA BƯỚM 29
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA DƠI 31
NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ DƠI 32
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ ĐỘNG VẬT 33
NHỮNG TẬP TÍNH SINH SẢN VÀ TỒN TẠI KHÓ HIỂU Ở ĐỘNG VẬT
1. Chuột chũi sa mạc: thích chạy giật lùi.
Loài chũi sa mạc có diện mạo rất xấu xí với những chiếc răng to tướng thô kệch, hơn nữa, chúng còn bị mù hoàn toàn. Vậy mà chúng lại nổi tiếng với khả năng “có một không hai” là chạy giật lùi về phía sau với tốc độc rất nhanh ngay cả trong đêm tối đen đặc. Điều lạ lùng hơn nữa, là mỗi một đàn chuột chũi sa mạc này cũng có một nữ hoàng giống như các loài ong.
Chuột nữ hoàng là một con chuột cái duy nhất chịu trách nhiệm mang thai và sinh con cho cả đàn. Để đảm bảo sự độc quyền của mình trong sinh sản, nó thường chạy vòng quanh và đẩy các con cái khác khiến chúng hoảng sợ và sau đó, giải phóng hormone đặc biệt ức chế làm chúng mất khả năng sinh đẻ.
2. Chim Bowerbird: Nghệ nhân trang trí nội thất
Những chú chim Bowerbird đực có niềm đam mê đặc biệt với việc trang trí cho tổ ấm, thực chất là cái lùm cây của mình. Chúng sử dụng hoa, lông, những viên đá, các mảnh nhựa hay viên thủy tinh nhiều màu sắc mà chúng kiếm được để tô điểm cho chiếc tổ thật ấn tượng và bắt mắt, làm mồi nhử dụ dỗ những chú chim cái thích lãng mạn tới để “góp mồi đẻ con chung” với chúng.
Vào mùa sinh sản, chúng chăm chỉ làm một chiếc tổ thật đặc biệt với tất cả sự nỗ lực tuyệt vời và óc thẩm mỹ tinh tế của mình. Thậm chí, nó còn lượn xung quanh để trộm đồ và phá hoại tổ của những con chim khác, mục đích là tập trung sự chú ý của những con chim cái về phía mình. Thật là những tên tình địch xảo quyệt.
3. Chim cu: Trốn tránh nhiệm vụ nuôi con
Một hành vi lạ lùng của chim cúc cu chính là “đem con bỏ chợ”, đẻ trứng của mình vào tổ của những loài chim khác. Chúng sẽ quan sát và nhắm những chiếc tổ mà chúng ưng ý, và chờ khi con chim mẹ vắng nhà để ăn cắp những quả trứng “chính chủ” và đẻ “trộm” trứng của mình vào đó, giao trách nhiệm chăm sóc con nhỏ cho những con chim mẹ khác loài.Mỗi mùa sinh sản, những con chim cu cái lại tìm những địa điểm mới với những bà mẹ nuôi mới để gửi gắm những đứa con của mình một cách “mờ ám”.
4. Thằn lằn sừng: Đổ máu dằn mặt kẻ thù
Phản ứng tự vệ trước kẻ thù của loài thằn lằn có sừng kỳ lạ và thực sự đáng sợ. Khi gặp kẻ thù, huyết áp của xoang bên trong mắt chúng tăng mạnh cho đến khi bắn ra một dòng máu nóng từ mắt và phun thẳng vào kẻ thù. Dòng máu này có thể đạt khoảng cách 1,5 mét.
Trên thực tế thì máu này không hề có độc, nó chỉ muốn tạo ra sự hỗn loạn vấy máu để hù dọa khiến kẻ thù khiếp sợ mà thôi. Xứng đáng là những con thằn lằn lạnh lùng và quả cảm.
5. Voi: Mặc niệm những thành viên đã chết
Cách cư xử xúc động, đầy tình đồng loại này thật kỳ lạ là lại được thể hiện bởi những con voi. Khi một con voi trong đàn bị chết, những con voi còn lại sẽ ở lại bên cạnh xác của con voi xấu số, chịu đựng sự đói khát một thời gian rồi mới rời đi. Khi đi qua những con voi đã chết hoặc kể cả xương voi, chúng sẽ dành rất nhiều thời gian để thăm viếng một cách nhẹ nhàng và trật tự. Thậm chí, nhiều lúc còn rơi nước mắt đau buồn. Điều kỳ lạ là chúng có những thứ thuộc về bản năng để nhận diện được, đâu là một chiếc xương voi. Vì tập tính tốt đẹp này, mà voi luôn được xếp vào danh sách những loài vật lương thiện và đồng cảm nhất.
6. Bọ hung: Cả cuộc đời đắm mình trong phân
Trong khi hầu hết các loài đều muốn tránh xa khỏi những đống phân hôi hám, thì những con bọ hung lại bị mê hoặc đến nỗi dành cả cuộc đời của mình với những đống phân. Chúng sinh ra trong phân, sống trong phân, ăn phân, sinh sản trong phân và chết ở trong phân.
Đến kỳ sinh sản, chúng bay đi bay lại là là trên mặt đất để tìm đống phân tươi. Khi phát hiện ra một đống phân, chúng liền hạ xuống, lấy đầu tựa như cái xẻng và chân trước xúc phân ướt và đất ướt gộp lại với nhau rồi ve thành viên bi đẩy về phía trước, viên phân càng lăn càng lớn. Khi đẩy, thường thì "ông bố" ở phía trước và lấy chân sau đẩy viên phân về phía sau theo kiểu bò lùi lại, hai chân sau chổng ngược lên để đẩy, đầu thì cắm xuống đất; "bà mẹ" bám ở phía bên cục phân, để mặc cho "ông bố" đẩy viên phân.
Sau khi đã chọn được địa điểm thích hợp, chúng mới dừng lại, đào đất chỗ dưới viên phân tạo thành cái lỗ và lấp viên phân lại. Sau đó, "bà mẹ" đào một cái lỗ trên viên phân, đẻ trứng vào đó rồi cẩn thận lấp lớp đất dày sao cho cuối cùng bằng với mặt đất mới thôi. Tiếp đó chúng lại vội vàng làm viên phân thứ hai ở chỗ khác để đẻ trứng. Những viên phân chính là chất dinh dưỡng chuẩn bị cho con non sắp ra đời.
Bọ hung đẻ ra ấu trùng một thời gian sau chuyển hóa thành nhộng rồi biến thành bọ hung.
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA KIẾN
Kiến – loài công trùng có tập tính xã hội cực cao thuộc họ Formicidae, có bà con với loài ong, bộ Hymenoptera. Người ta thống kê được rằng trên toàn thế giới có khoảng 12.500 loài kiến, chủ yếu tập trung ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Hầu hết chúng có màu đen, nâu hoặc màu đất. Một vài loài có màu vàng, xanh lục, xanh dương hay tím. Có loài to đến 2.5 cm nhưng cũng có loài nhỏ cỡ 0.1 cm. Thông thường, đa số các loài kiến đều thuộc loại nhỏ. Mặc dù nhỏ bé nhưng kiến có thể khiêng một vật nặng hơn nó gấp 10 lần, có loài khoẻ đến độ khiêng vật nặng gấp 50 lần so với trọng lượng của chính nó, giả sử con người cũng có khả năng như vậy thì với trọng lượng 60 kg, người ta có thể khiêng một vật nặng đến 3 tấn!
Kiến vốn được xem là một xã hội loài người thu nhỏ, một chiếc tổ có thể là nơi trú ẩn của hàng triệu cá thể kiến. Và mỗi tập đoàn kiến thường hùng cứ cả 1 khu vực đất rộng lớn. Tuy có hàng triệu cá thể nhưng tổ kiến giống như 1 tổ chức cá nhân với nhiều cơ chế vận hành riêng biệt, tất cả hợp thành 1 thể thống nhất. Có rất ít kiến đực và chúng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn với phận sự duy nhất là giao phối với kiến chúa để duy trì nòi giống, sau đó chết đi. Như vậy, có thể nói tổ kiến toàn là các nữ kiến!
Dựa theo các tài liệu phân tích về hệ thống sinh học loài giống thì Kiến tiến hóa từ thời giữa kỷ Phấn trắng, tức tầm khoảng 130 – 180 triệu năm trước đây. Sau khi lượng cây hạt kín xuất hiện, kiến đã tách ra thành nhiều giống loài, trở thành kẻ thống trị mạnh mẽ của giới sinh vật khoảng 60 triệu năm trước. Các nhà sinh vật học đã tìm ra được nhiều hóa thạch từ kỷ Phấn trắng, chúng là lớp trung gian riêng biệt giữa kiến và loài ong, qua đó giúp có thêm bằng chứng để tìm hiểu nguồn gốc về loài ong. Theo các nhà khoa học thì kiến tiến hóa từ ong bắp cày (wasp) cách đây khoảng 100 triệu năm bởi vì cấu tạo của chúng rất giống nhau. Ðiểm khác biệt ở chỗ kiến có một nốt tròn chuyển tiếp giữa ngực và bụng hay còn gọi là eo. Kiến chúa là loại to nhất, sau đó là kiến đực và nhỏ nhất là kiến thợ.
Cấu tạo cơ thể
Cơ thể kiến có thể được chia làm 3 phần chính là đầu, ngực và bụng. Các cơ quan cảm giác của kiến tập trung nhiều nhất ở phần đầu. Ðầu của kiến có 3 đặc điểm chính là hai cần ăng-ten, mắt và miệng. Hai cần ăng-ten này chính là nơi cảm nhận mùi, vị, nghe ngóng và nhận biết khi đụng chạm vật gì. Hai cần này chuyển động không ngừng để tiếp nhận các cảm giác đó. Kiến dùng hai cần ăng-ten để định hướng, ngửi mùi trong không khí, tìm thức ăn, và nhận biết đồng loại. Vài nhà khoa học tin rằng mỗi loài kiến đều có một mùi đặc trưng khiến chúng có thể nhận ra nhau một cách dễ dàng.
Kiến có hai mắt và mắt kiến thuộc về đa tròng, tức có nhiều tròng mắt. Có loài mỗi mắt có khoảng 6 tròng nhưng cũng có loài mà mắt có hơn 1000 tròng. Thông thường mắt kiến chúa và kiến đực có nhiều tròng hơn kiến thợ. Kiến chỉ thấy một phần của vật thể trong mỗi tròng mắt này, tương tự như màn hình TV với cấu tạo điểm ảnh (pixel), sự tổng hợp các điểm ảnh tạo nên hình ảnh trên màn hình TV. Cũng nhờ vào con mắt tổng hợp này, kiến có thể thấy sự chuyển động của các vật thể một cách dễ dàng. Tuy vậy, kiến không thể nhìn xa được mà chỉ có thể nhìn rõ các vật tương đối gần. Một số loài kiến có đến 3 con mắt nhưng thuộc loại rất đơn giản vì chỉ có thể phân biệt được sáng hay tối. Một số loài kiến không có mắt, như kiến thợ Driver là loài kiến có khả năng làm việc tuyệt vời dù có biệt danh là “anh chàng mù”.
Miệng của kiến có hai hàm, hàm ngoài và hàm trong. Hàm ngoài lớn hơn hàm trong, thay vì chuyển động lên xuống giống như người, hàm ngoài của kiến chuyển động theo chiều ngang. Hàm ngoài này dùng để tha thức ăn, trứng hoặc ấu trùng (larva) và để đánh nhau với kẻ thù. Rất nhiều loài kiến dùng đôi hàm ngoài này để xây tổ như đào đất và cắt gỗ. Cặp hàm trong nằm ngay sau cặp hàm ngoài được dùng để nhai và nghiền nát thức ăn. Thức ăn sau khi nghiền nát sẽ được lưỡi đưa vào một túi nhỏ ngay sau miệng. Túi nhỏ này cấu tạo bởi các cơ, chuyển động và bóp những thức ăn đã được nghiền nát để vắt chất dịch. Kiến tiêu thụ chất dịch bổ dưỡng này trong khi phần bã được thải ra ngoài. Thức ăn của kiến bao gồm nhiều loại từ côn trùng, hoa quả cho đến cây cỏ. Cặp hàm trong của kiến có những hàng lông rất nhỏ mà công dụng như chiếc lược dùng để lau chùi hai cần ăng-ten hoặc những cặp chân.
Loài kiến không có tai nhưng chúng nó có thể nghe được bằng cơ quan gọi là chordotonal. Cơ quan này có ở trên ngực, ăng-ten, chân và đầu của kiến. Chúng cảm nhận được tiếng động lan truyền trong đất, tuy nhiên chưa ai biết chúng có thể cảm nhận được tiếng động trong không khí hay không. Có một số loài kiến có thể tự mình gây ra tiếng động nhờ vào một cơ quan ở ngay dưới bụng. Cơ quan này chia làm hai phần, một phần có hình dáng như lưỡi cưa, phần kia cứng hơn và như điểm nhọn, tiếng động được tạo ra khi hai phần cạ vào nhau. Ðôi khi tiếng động được tạo ra lớn tới độ tai người có thể nghe được. Ngực là phần giữa của thân thể kiến bao gồm cả khúc nối và phần giao tiếp của bụng. Ngực nối với đầu qua cần cổ rất nhỏ.
Kiến có ba cặp chân. Mỗi chân được chia ra làm 9 khúc nối nhau bởi những khuỷu chân. Mỗi bàn chân của kiến đều có hai cái móc. Nhờ vào hai cái móc này mà kiến có thể bám, di chuyển trên cây và các bề mặt. Kiến cũng dùng các móc này để bới đất và đào các đường hầm dưới đất. Cặp chân trước cũng có cái lược giống như hàm trong dùng để lau chùi những cặp chân khác và đôi cần ăng-ten.
Trong loài kiến, kiến chúa và kiến đực có cặp cánh dùng khi giao phối. Những nữ kiến thợ không bao giờ mọc cánh.
Bụng của kiến được chia làm hai phần, eo và bầu.Bụng kiến là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng, bao lun cả bộ phận sinh sản. Eo - như đã nói ở trên, có hình dáng tròn nhỏ như viên bi, nối ngực và bầu. Một vài loài kiến có kim chích nọc độc ở ngay đít bụng. Có loài lại có tuyến nọc ở bụng và dùng nó để phun vào kẻ thù.
Giác quan
Giác quan chính của kiến là cần ăng-ten. Loài kiến có hai cần ăng-ten ở ngay phía trước đầu. Hai cần ăng-ten này là cơ quan khứu giác, thính giác và xúc giác. Người ta có thể dễ dàng nhận biết một con kiến khoẻ mạnh bằng cách nhìn vào cần ăng-ten chuyển động một cách không ngừng nghỉ. Nhờ vào hai cần ăng-ten này mà loài kiến có thể ngửi được mùi trong không khí, kiểm tra thức ăn, giao tiếp, xác định phương hướng, tìm kiếm thức ăn và nhận biết đồng loại. Một số các nhà khoa học cho rằng trong một tổ kiến, chúng tiết ra mùi đặc trưng để nhận biết lẫn nhau. Ngoài ra, kiến còn có cơ quan xúc giác ở miệng và vài nơi khác trên thân thể. Các cơ quan này là những sợi lông nhỏ và gai.
Cấu trúc xã hội
Hầu hết mọi xã hội loài kiến đều được chia ra làm ba thành phần. Ðó là kiến chúa, kiến thợ (kiến lính) và kiến đực. Sau khi giao phối với một trong những chàng kiến đực, kiến chúa bắt đầu làm tổ và chỉ đẻ trứng trong suốt cuộc đời còn lại của mình. Kiến chúa không cai trị tổ kiến nhưng các kiến thợ luôn mang thức ăn lại nuôi như chúng nuôi lẫn nhau. Có tổ chỉ có một kiến chúa nhưng có tổ lại có nhiều kiến chúa cùng lúc.
Ngoài nhiệm vụ chăm sóc và nuôi nấng kiến chúa, đàn kiến thợ còn có nhiệm vụ xây tổ, mở mang tổ rộng hơn, sửa chữa tổ khi bị hư hại, chăm sóc ấu trùng hay trứng kiến, tìm kiếm thức ăn và chiến đấu với kẻ thù. Một nữ kiến thợ có thể chỉ làm một công việc suốt đời, nhưng cũng có thể thay đổi từ việc này qua việc khác. Hình dáng kiến thợ to nhỏ khác nhau. Thường thì kiến lính to nhất, với đầu và hàm to nhất. Ở một số loài kiến, kiến lính chỉ có nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ. Nhưng ở một số loài kiến khác, kiến lính chẳng có nhiệm vụ gì đặc biệt cả.
Trong tổ kiến, lười nhất là những chàng kiến đực, chẳng làm việc gì khác ngoài nhiệm vụ giao phối với nàng kiến chúa và có cuộc đời ngắn ngủi nhất.
Tổ kiến
Loài kiến thợ mộc (capenter ant) to lớn màu đen hay nâu thường làm tổ ở những cành cây, đôi khi chúng làm tổ ngay trên xà nhà. Loài kiến này không ăn gỗ như con mọt mà xén gỗ để làm tổ. Có nhiều loài làm tổ ở những thân cây mục hay dưới lớp vỏ cây, hoặc ở các phần rỗng của lá cây, đôi khi ở trong những gai cây. Một vài loài nhai nát lá cây hay thân cây để xây tổ.
Loài kiến đan tơ (weaver ant) cuộn, đan lá lại với nhau để làm tổ. Có những kiến thợ giữ cạnh lá lại với nhau, trong khi những kiến thợ khác tha ấu trùng nhả tơ để nối lá lại. Ấu trùng là giai đoạn tượng hình đầu tiên của kiến. Những ấu trùng này có khả năng nhả những sợi tơ trắng để giữ, nối lá lại với nhau thành tổ.
Tổ kiến có loại to, loại nhỏ. Có loại nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay, chứa khoảng từ chục con tới 2, 3 trăm con kiến. Có loại xây tổ dưới đất rộng tới cả 12 thước như loài kiến ở vùng nhiệt đới chứa hàng chục triệu con kiến. Có loài kiến xây mười mấy cái tổ nối nhau bằng những đường hầm ở dưới đất như loài kiến vùng bắc Mỹ và ở Âu Châu và rộng như một sân chơi tennis. Có tổ cao tới cả thước chứa hàng triệu con. Hầu hết các tổ kiến được xây và chia ra làm nhiều phòng. Một phòng cho kiến chúa và trứng. Nhiều phòng dùng như phòng nuôi trẻ để chứa nhộng đang tăng trưởng. Rất nhiều phòng được dùng làm chỗ tụ họp cho kiến thợ và để nghỉ ngơi. Trong một số tổ, có những nhà kho để chứa đồ ăn và nuôi nấm. Tổ sẽ được nới rộng thêm khi số kiến ngày càng đông. Ở xứ lạnh vào mùa đông, kiến sống ở khúc sâu nhất của tổ dưới lòng đất và chui ra khỏi tổ khi mùa xuân đến.
Chu kỳ sống
Kiến chúa thường đẻ trứng nở ra kiến thợ, nhưng vào một thời kỳ nhất định trong năm thì đẻ trứng nở ra kiến đực và kiến chúa tơ. Vài tuần sau khi sinh, kiến đực và kiến chúa tơ sẽ bò ra khỏi tổ, bay lên không trung để giao phối. Trong cuộc giao phối, kiến đực lưu tinh trùng trong cơ thể kiến chúa. Kiến chúa có thể giao phối với một hay nhiều chàng kiến đực. Trong mùa giao phối này, số lượng tinh trùng trong bụng kiến chúa đủ dùng trong suốt cuộc đời sinh sản của nàng.
Sau khi giao phối, kiến chúa và kiến đực đáp xuống đất. Những chàng kiến đực bò quanh quẩn rồi chết. Còn kiến chúa cắn đứt đôi cánh và bò đi kiếm chỗ làm tổ. Có trường hợp kiến chúa bò về tổ cũ và được chấp nhận. Ðôi khi kiến chúa sống nhờ ở một tổ kiến khác loài, được chúng chăm sóc và nuôi nấng cho đến khi sinh sản. Nhưng thông thường thì kiến chúa tự xây tổ mới. Sau khi sửa soạn nơi xây tổ, kiến chúa bịt kín cửa ra vào và bắt đầu đẻ trứng. Trong suốt thời gian này, kiến chúa sống bằng cách ăn cặp cánh đã trở nên vô dụng. Ðôi khi kiến chúa đói quá ăn cả những trái trứng của mình. Kiến chúa có khả năng kiểm soát để tinh trùng thụ tinh cho trứng hay không. Trứng nào không được thụ tinh sẽ trở thành kiến đực, trứng nào được thụ tinh sẽ trở thành kiến thợ hoặc kiến chúa tơ. Kiến có vòng đời gọi là “biến thái hoàn toàn” và phải trải qua các giai đoạn như trứng -> ấu trùng -> cá thể nhộng -> Kiến trưởng thành.
Trứng kiến rất nhỏ, chỉ vài ngày sau nở thành ấu trùng. Ấu trùng màu trắng, nhìn giống như con giun. Hầu hết các loại ấu trùng không tự di chuyển được. Kiến chúa phải nuôi ấu trùng bằng nước dãi của mình và đôi khi bằng chính những trái trứng khác. Giai đoạn này mất khoảng vài tuần, sau đó ấu trùng trở thành nhộng. Một số loại ấu trùng tự nhả và bọc chúng trong một cái kén trắng bạc trước khi trở thành nhộng. Nhộng là loại kiến non mình trong suốt, không ăn và bất động, sau từ 2 tới 3 tuần thì trở thành kiến.
Khởi đầu là bầy kiến thợ. Kiến thợ sau khi trưởng thành, rời tổ đi kiếm mồi mang về cho kiến chúa và đàn ấu trùng ăn, và bắt đầu phận sự chăm sóc trứng, ấu trùng và nhộng trong khi kiến chúa tiếp tục đẻ trứng. Một con kiến thợ trưởng thành sẽ mất 1 vài ngày đầu để chăm sóc cho Kiến chúa và Kiến non. Sau thời gian đó, chúng sẽ chuyển sang đào hang, tìm kiếm nguồn thức ăn, bảo vệ tổ kiến khỏi thiên địch của thiên nhiên. Việc thay đổi chức năng này có lúc sẽ diễn ra đột ngột hay được gọi là công việc thời vụ.
Tuy nhiên với 1 số loài Kiến khác, cấp độ Kiến cao hay thấp phụ thuộc vào kích cỡ. Kiến thợ sẽ tiến hóa theo các kích cỡ khác nhau: nhỏ, vừa, lớn. Thường thì các loài Kiến lớn sẽ tiến hóa không đều với chiếc đầu to, cùng 1 đôi hàm to lớn, rắn chắc. Có thể gọi chúng là Kiến lính bởi với vũ khí là cặp càng to khỏe thì sẽ giúp chúng bảo vệ tổ vững chắc hơn, dù cho nguồn gốc chúng là kiến thợ và nhiệm vụ của chúng cũng không khác biệt mấy so với kiến thợ cỡ bé hơn. Kiến chúa đẻ hàng ngàn trứng trong suốt một đời mình mà đa số chúng đều nở ra kiến thợ.
Lứa kiến thợ đời đầu thường có kích thước bé, yếu hơn so với các lứa Kiến về sau. Sau khi được sinh ra thì chúng sẽ bắt tay ngay vào công việc nới rộng tổ, săn lùng thức ăn, chăm sóc trứng, ấu trùng…Và đó cũng là cách hình thành 1 tổ Kiến. Ngoài ra cũng có 1 số loài Kiến mà có nhiều Kiến Chúa trong tổ, thì 1 trong những con Kiến Chúa cùng 1 lượng kiến thợ trung thành sẽ tách ra tổ cũ và di dời đến vị trí khác và thiết lập một đế chế mới. 1 xã hội vô cùng phức tạp như loài người.
1 tập đoàn Kiến có thể phát triển, tồn tại trong 1 thời gian khá dài. Kiến Chúa có tuổi thọ lên đến 30 năm, trong khi Kiến thợ thì tầm khoảng 1 – 3 năm. Riêng con đực thì có tuổi thọ rất ngắn ngủi, tầm 1 vài tuần và chết sau khi giao phối.
Ðể sinh tồn và chống trả những loài ăn kiến như ếch, nhện, chim, bò sát… và cả những loài kiến thù địch khác, loài kiến tự vệ bằng cách chích, cắn hay phun a-xít formic hoặc những hóa chất khác. Khoảng nửa số loài kiến có ngòi chích, chẳng hạn như kiến lửa hay loài kiến to chích vào da. Ngòi chích này tiết ra nọc gây đau rát và khó chịu. Loài không có ngòi chích thì có thể phun độc từ đít bụng.
Kiến ở tổ này thường đánh nhau với tổ khác. Có loài đánh nhau rất văn nghệ như kiến mật, chúng chỉ dùng sức đẩy nhau, không gây thương tích. Bên nào thắng thì chiếm tổ bên kia. Nhưng cũng có loài đánh nhau đến chết, cắn chân, cắn tay, cắn ăng-ten, cắn eo cho đứt bụng… Thông thường chúng hay “phân thây” bằng cách nhiều con kiến cùng bọn, cắn giữ chân, bụng, ăng-ten của kiến địch và kéo căng ra, và những con kiến khác cùng bầy dùng hàm cắt con kiến này thành từng mảnh! Bên nào thắng sẽ chiếm trứng, ấu trùng và kiến con về làm thức ăn. Có loài kiến chỉ chuyên sống bằng nghề thảo khấu như vậy.
Hình thức liên lạc
Kiến nói chuyện với nhau bằng nhiều cách. Có loài sống trên cây hay lá dùng bụng của mình đập lên vách tổ báo hiệu khi tìm được thức ăn hay kẻ thù xuất hiện. Rung động truyền qua vách tổ đến đàn kiến bên trong khiến chúng ùa ra để giúp khuân mồi hay chống đỡ kẻ thù.
Kiến cũng có thể thông tin với nhau bằng cách tiết ra hóa chất hoá gọi là pheromone. Chất này được chứa trong những hạch ở đầu, ngực hay bụng. Chúng có mùi hay vị đặc trưng rất nhạy cảm với loài kiến, mỗi loại hóa chất tiết ra đều mang một ý nghĩa riêng. Cặp râu cũng là 1 bộ phận thu thập nhiều thông tin về môi trường xung quanh cho Kiến. Với phần lớn cuộc đời tiếp xúc với bề mặt đất, nên đó cũng là vị trí thích hợp để chúng để lại dấu chân bằng pheromone giúp các cá thể Kiến có thể lần theo. Khi dấu tích dẫn đến nguồn thức ăn bị cắt khúc, Kiến sẽ chủ động tìm 1 đường đi mới dẫn đến nguồn thức ăn. Nếu thành công trong việc này, chúng sẽ ghi lại dấu vết trên con đường mới này cho các cá thể Kiến còn lại theo chân. 1 điểm thú vị khác là vị trí của tổ Kiến được Kiến xác định dựa trên trí nhớ về địa hình cũng như là dựa vào vị trí của Mặt Trời.
Pheromone cũng được Kiến áp dụng vào nhiều trường hợp khác. Nếu 1 cá thể Kiến bị thương rất nặng trong quá trình bảo vệ tổ thì sẽ tiết ra chất pheromone với nồng độ cao hơn bình thường, đây như là 1 tín hiệu cảnh báo, nhằm để các cá thể Kiến khác nhận ra được kẻ thù mà chúng đang đối mặt nguy hiểm tới nhường nào. Đặc biệt hơn, ở 1 số loài Kiến khác, chúng còn dùng pheromone nhằm mục đích gây nhiễu, khiến cho kẻ thù tự tiêu diệt lẫn nhau. Ngoài ra, pheromone cũng được ghi lại trong thức ăn nhằm hiển trị trạng thái sức khỏe của 1 cá thể kiến nào đó.
Các loài kiến
Có loài vô gia cư như kiến lê dương nay đây mai đó. Kiến lê dương đi cả đàn như đoàn quân Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn. Chúng là loài kiến săn mồi rất hung dữ, tàn sát và ăn thịt những con côn trùng nào vô phúc gặp chúng trên đường. Có loài săn mồi dưới mặt đất, đi qua những đường hầm. Mồi của chúng thường là các loài côn trùng và nhện. Nhưng đôi khi những con thú lớn cũng bị giết chết nếu chạy không kịp. Hầu hết tổ của loài kiến lê dương này chứa từ 10 ngàn cho đến nhiều triệu con. Kiến lê dương không làm tổ dưới lòng đất mà bên trên mặt đất, nhưng tổ của chúng cũng không cố định. Khi nghỉ ngơi, bầy kiến bám vào nhau thành một khối lớn. Ðôi khi là một khối treo lủng lẳng trên cành cây hay trong bọng cây. Kiến chúa cùng với trứng nằm ở giữa ổ kiến này. Một số loài kiến lê dương đi săn mồi nhiều tuần liền, xong lại nghỉ xả hơi vài tuần. Tận dụng lúc nghỉ ngơi, kiến chúa đẻ hàng ngàn trứng.
Loài kiến chủ nô đi tấn công các tổ kiến khác, bắt ấu trùng mang về tổ mình. Khi lớn lên thành kiến, số ấu trùng này coi tổ kiến như là tổ của mình và khởi công xây cất cũng như tu bổ thêm. Có loài kiến chủ nô ở Amazon, vì hàm quá cong và lớn, rất khó để xây tổ hoặc ăn uống, chúng đi bắt các loài kiến khác làm nô lệ xây tổ và nuôi chúng ăn. Những kiến chúa chủ nô sau khi giao phối, không bao giờ tự xây tổ mà đi cướp tổ của các loài kiến khác bằng cách giết kiến chúa và đuổi kiến thợ đi. Khi ấu trùng trở thành kiến, chúng phục dịch kiến chúa chủ nô này như kiến chúa cùng loài của mình, chăm sóc trứng và nuôi nấng ấu trùng do kiến chúa chủ nô này đẻ ra. Kiến lớn lên và lại đi tấn công tổ của loài kiến khác, mang ấu trùng về tổ mình và số nô lệ bành trướng thêm ra.
Loài kiến nhà nông thì đi kiếm và tha những loại hạt đem về cất trữ ở những căn phòng đặc biệt trong tổ. Chúng luôn luôn có thức ăn nên không bao giờ sợ đói. Chúng cắn rời vỏ, nhai nát nhân và hút lấy nước. Có loài ăn cả hoa, trái cây và côn trùng.
Loài kiến mật sống bằng cách đi kiếm những giọt “mật ngọt” từ côn trùng hoặc cây cỏ mang về cất trong tổ. Ðể giữ mật, chúng có những con kiến “bồn” ăn và dồn mật xuống bụng khi những con kiến thợ mang về. Bụng những con kiến bồn này sẽ nở to ra tới độ chúng đi không được mà chỉ có thể đeo bám trên trần của tổ kiến. Khi con kiến nào cần ăn, nó chỉ việc dùng ăng-ten vỗ nhẹ vào bụng một chú kiến bồn để tiết mật ra cho nó ăn. Loài kiến này thì sống ở những vùng khô và ấm.
Loài kiến sữa phụ thuộc hoàn toàn vào mật hay dịch đường. Chúng lấy dịch đường từ một số côn trùng như rệp sáp hay rầy mềm, chẳng hạn như loại rầy bám trên đốt cây mía. Loại côn trùng này hút và ăn dịch đường từ cây. Chúng hút quá nhiều và phải thải bớt dịch đường cho kiến thợ ăn. Thông thường, rệp tiết mật mỗi khi kiến thợ dùng ăng-ten vuốt nhẹ lên người chúng. Bù lại, những con rệp sẽ được loài kiến này bảo vệ khỏi kẻ thù. Một số loài kiến sữa chăm sóc và gìn giữ trứng của những con rệp này suốt mùa đông. Khi trời chuyển sang tiết xuân, trứng nở ra rệp và kiến sẽ tha chúng ra khỏi tổ, cho lên cây. Có loài kiến sữa “chăn” cả đàn rệp bám vào rễ cây mọc dưới tổ của chúng. Khi kiến chúa non rời tổ để đi xây tổ mới, kiến chúa không quên ngậm theo một nàng rệp bụng đầy trứng. Sau chuyến bay giao phối trên không, kiến chúa đi xây tổ mới cùng với “đàn” rệp giống.
Loài kiến nấm nuôi các vườn nấm ở ngay trong tổ của chúng. Chúng nuôi rất nhiều loại nấm nhỏ xíu khác nhau để ăn. Loài kiến nấm dùng lá, cuống hoa, và những phần khác của thực vật làm phân bón cho những vườn nấm của mình. Khi một kiến chúa đi xây tổ mới, nàng không quên ngậm theo một mớ nấm trong hàm để làm giống cho những vườn nấm mới. Loài kiến nấm này phân bố rộng ở vùng nhiệt đới. Loài kiến nấm nổi tiếng nhất là loài kiến cắt lá (leaf cutter ant). Chúng xây những tổ rất lớn bên dưới mặt đất, có thể chứa đến cả triệu con. Ban đêm, hàng đàn đi cắt lá tha về tổ. Chúng khiêng những mảnh lá cao qua đầu và đi thành hàng. Những mảnh lá này sẽ được nhai nát để dùng làm phân bón cho những vườn nấm của chúng. Loài này được coi là loài phá hoại mùa màng vì hay cắn lá.
Kiến bun chỉ sống ở Úc và New Caledonia, được coi là loài “cổ xưa” nhất với nhiều con kiến thợ to đến 3.5 cm. Loài kiến này rất hung dữ. Chúng có cặp ngàm và nọc chích rất mạnh. Tổ chúng làm dưới đất. Thường mỗi tổ chỉ có khoảng một trăm con kiến thợ. Ðây là loài kiến duy nhất mà kiến chúa không dấu mình trong tổ mà ra ngoài đi săn mồi để nuôi ấu trùng. Chúng thường săn các loài côn trùng khác. Loài kiến này chạy rất nhanh và thậm chí còn biết nhảy nữa.
Có một số loài cây mà kiến rất thích, hay có thể hiểu là các loài cây này thích kiến và dụ kiến đến ở trên cây. Ðể dụ kiến, các loài cây này có những cấu trúc cành hay lá đặc biệt dễ cho kiến làm tổ, hoặc tiết ra dịch đường cho kiến ăn. Một số cây có những mấu kỳ lạ nổi trên thân, chứa dưỡng chất để kiến ăn. Khi kiến đan tơ xuất hiện, chúng sẽ bảo vệ cây khỏi sâu bọ hại lá, hay thậm chí kể cả thú ăn lá nhưng sợ kiến.
Loài kiến gỗ sống trong rừng vùng bắc bán cầu. Khi đi theo hàng, chúng tiết ra pheromone lưu lại trên đường. Loài này xây tổ rất lớn bằng những nhánh cây nhỏ. Chúng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng cây khỏi sự phá hoại của sâu bọ. Ðôi khi người ta phải dời chúng từ khu rừng này sang khu rừng kia để trừ sâu. Loài kiến gỗ không có nọc chích vì vậy chúng phun a-xít formic để tấn công kẻ địch. A-xít formic xuất phát từ tiếng la-tinh “formica” nghĩa là “kiến gỗ”.
Kiến cắt lá nổi tiếng với khả năng cắt rời lá và khuân về tổ. Tuy nhiên, lá sẽ được chúng sử dụng làm phân bón chứ không phải là thức ăn như nhiều người nhầm tưởng. Kiến cắt lá tập trung tại phần đất mỏng nhất để kích thích sinh trưởng. Chúng nhai những cây nấm mọc yếu hơn rồi giữ lại enzyme tiết ra từ nấm. Tiếp theo, chúng thải các enzyme chưa được xử lý vào đất để bắt đầu quá trình phân hủy của lá, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho nấm. Tuy nhiên, phần kỳ lạ nhất chính là một số kiến cắt lá được giao nhiệm vụ đi liếm tất cả các cây nấm. Bằng cách này, chúng tiết ra vi khuẩn giết chết cây nấm có thể gây hại cho sự sinh trưởng của những cây khác.
Allomerus decemarticulatus là loài kiến sống ở vùng rừng rậm Amazon. Không như những loài kiến khác chỉ đi tìm và ăn những thứ gì chúng vô tình kiếm được, Allomerus dựng lên một chiếc bẫy để thu hút con mồi.Allomerus đặt bẫy trên thân và lá cây, khéo léo ngụy trang cửa bẫy bằng sợi thiên nhiên tận dụng từ chính chiếc cây và bắt đầu mai phục cùng 40 đồng đội khác.Khi có loài côn trùng sa chân vào cửa bẫy, Allomerus sẽ xông ra và chộp lấy một chân của nó. Sau đó, chúng gửi tín hiệu pheromone tới đồng loại và tất cả đồng loạt lao tới, túm nốt những chân còn lại của nạn nhân xấu số và ra sức kéo, tạo nên cảnh tượng phanh thây đáng sợ.
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ KIẾN:
Loài kiến với tốc độ cắn kỷ lục
Bộ hàm của chúng đóng sập lại với tốc độ hơn 100 km/giờ – kỷ lục trong tốc độ di chuyển các bộ phận cơ thể của thế giới động vật.
Áp dụng phương pháp chụp ảnh công nghệ cao dùng để quay phim những viên đạn bay, nhóm nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy bộ hàm của kiến di chuyển với tốc độ kinh hoàng. “Đây là sự cử động bộ phận cơ thể nhanh nhất từng được ghi nhận”, nhà nghiên cứu đứng đầu Sheila Patek tại Đại học California, Mỹ, nói. “Bộ hàm của chúng khá ngắn, nhưng lại tạo ra một lực cắn khủng khiếp bởi chúng tăng tốc quá nhanh”.
Kết quả cũng lý giải vì sao các con kiến đôi khi lại nhảy cẫng lên không trung khi chúng mở mồm cắn. “Nếu chúng cắn cái gì đó quá cứng hoặc bật trở lại, phản lực sẽ bắn chúng lên trên”, Andy Suarez tại Đại học Illinois nói. Hiệu ứng lò xo này đẩy kẻ xơi mồi lên một chuyến bay chớp nhoáng và hạ cánh không êm ái cách đó vài cm. Chuyến đi bát nháo như thế có vẻ không thoải mái nhưng các con kiến quá nhẹ để có thể bị tổn thương. Thực tế, Patek cho thấy đôi khi con kiến thực hiện chuyến bay một cách tình nguyện. Bằng cách cắn vào mặt đất cứng, con kiến có thể đẩy mình lên không trung khi cần thiết. Cách tân tiến này có thể giúp chúng thoát khỏi những kẻ săn mồi như thằn lằn. Hành động vọt lên đó cũng khiến kẻ thù rối trí.
Kiến có khắp mọi nơi trên trái đất!
Kiến luôn là vị khách không mời đầu tiên xuất hiện sau các bữa tiệc ngoài trời. Ở bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể gặp chúng. Thay vì khó chịu, tốt hơn chúng ta nên tìm hiểu xem tại sao kiến có thể sống ở hầu như mọi nơi trên hành tinh.
Thế giới này không phải lúc nào cũng thuộc về kiến. Các nhà khoa học cho rằng những loài kiến ngày nay mới tiến hóa khoảng 120 triệu năm trước. Nhưng những chứng tích hóa thạch cho thấy, ở giai đoạn đó, kiến không phải là côn trùng phổ biến như ngày nay. Mãi tới tận 60 triệu năm sau, khi một số loài thích nghi với môi trường sống mới – nơi thực vật có hoa xuất hiện – bằng cách đa dạng hóa nguồn thức ăn, kiến mới bắt đầu bước vào thời kỳ huy hoàng. Kể từ đó, sự thống trị về mặt sinh thái của kiến vẫn được duy trì cho tới tận bây giờ.
Theo tính toán của các nhà khoa học, hiện có khoảng 20.000 loài kiến đang bò trên bề mặt hành tinh. Con người mới biết tới hơn 11.000 loài, nhưng như thế cũng đã chiếm ít nhất 1/3 tổng số loài côn trùng trong sinh giới. Theo một nghiên cứu gần đây, tổng số cá thể kiến ở rừng Amazon của Brazil lớn gấp 4 lần tổng số cá thể các loài động vật có vú, gia cầm, bò sát và lưỡng cư ở cùng khu vực.
Kiến khác nhau từ hình dáng tới môi trường sinh sống. Có loài chỉ dài cỡ 1 mm, như Oligomyrmex atomus, nhưng cũng có loài dài tới 38 mm, như Dinoponera. Cơ thể chúng có thể có màu vàng, đỏ hoặc đen. Chúng có khả năng sống ở sa mạc, rừng nhiệt đới và đầm lầy – bất cứ đâu trừ những nơi lạnh nhất và cao nhất trên hành tinh.
Kiến cái làm tất cả mọi việc
Một tổ kiến có kiến chúa, kiến thợ và kiến lính. Mỗi con đều có dụng cụ và kỹ năng phù hợp với công việc được giao phó. Trong mỗi loài, sự phân chia lao động giữa các cá thể phụ thuộc vào tuổi và giới tính của từng con.
Những con chịu trách nhiệm nuôi ấu trùng và làm việc bên ngoài tổ có xu hướng ít tuổi, trong khi bảo vệ tổ và xâm lược tổ khác thường là những con lớn tuổi. Cũng giống như những loài côn trùng sống bầy đàn khác, kiến cái đảm nhận tất cả mọi việc. Kiến đực chỉ có mỗi nhiệm vụ là phát tán gene qua hành vi giao phối.
“Có thể coi kiến đực là những hỏa tiễn chứa đầy tinh trùng”, Alex Wild, một nhà côn trùng học tại Đại học Arizona (Mỹ), phát biểu.
Kiến là động vật có tính xã hội cao, nhưng một số loài đã phát triển thành xã hội phức tạp, trong khi nhiều loài khác vẫn chẳng khác gì tổ tiên của chúng cách đây hàng chục triệu năm. Một số loài biết cách săn mồi theo đàn thì loài kiến đầu chó ở Australia chỉ biết săn mồi riêng lẻ và sử dụng cặp mắt to tướng để tấn công con mồi, chứ không biết dùng các hóa chất độc hại như nhiều loài khác. “Tổ của chúng nhỏ. Không có nhiều khác biệt về mặt hình thái giữa kiến chúa và kiến thợ”, Wild nói về kiến đầu chó. “Chúng không phát triển nhiều đặc điểm của loài kiến hiện đại”.
Có hệ thống thông tin liên lạc hiệu quả
Không giống như ong hay một số loài có tính xã hội khác, phần lớn kiến không có cánh và đã phát triển một “kho” chất hóa học để hỗ trợ việc liên lạc trên mặt đất.
Kiến dùng các hóa chất để hẹn hò, báo động và chỉ vị trí thức ăn. Khi muốn được thụ tinh, con chúa của một số loài sẽ trèo lên một điểm cao, chĩa cái đuôi vào không trung và giải phóng một hóa chất có tác dụng thu hút sự chú ý của các con đực.
Kiến cũng tiết ra hóa chất từ khoang miệng để báo động cho nhau nếu có điều gì đó không ổn xảy ra với tổ của chúng.
“Hóa chất đó báo hiệu cho kiến biết rằng chúng phải chạy ra ngoài”, Wild nói. “Nó là hiệu lệnh để kiến cắp lấy ấu trùng và chạy trong những đường hầm dưới đất để được an toàn. Những con có trách nhiệm bảo vệ tổ bắt đầu chạy xung quanh ổ, nhe hàm răng và sẵn sàng cắn, đốt mọi thứ mà chúng gặp”.
Con người có thể ngửi được những hóa chất mà kiến tiết ra. Loài kiến xả màu vàng rực, sinh sống ở khu vực Bắc Mỹ, tiết ra một hóa chất có mùi giống như mùi vỏ cam, chanh. Tuy nhiên, không phải mọi hóa chất mà kiến tiết ra đều có mùi dễ chịu. Loài Pheidole thường tiết ra hóa chất có mùi hôi thối khi rơi vào tình thế khẩn cấp.
“Thành công của kiến bắt nguồn từ cách chúng sử dụng hành vi bầy đàn để tối đa hóa lượng thức ăn có thể kiếm được. Kiến đã phát triển được nhiều hệ thống liên lạc phức tạp, nhờ đó chúng có thể liên lạc với nhau rất nhanh. Đó là lý do tại sao bạn luôn gặp hàng vạn con kiến khi đi dã ngoại”, Wild nói.
Loài kiến “hướng dẫn” nhau như thế nào?
Sau hai năm nghiên cứu về đời sống của loài kiến, hai giáo sư Nigel Franks và Tom Richardson tại Trường đại học Bristol (Anh) đã phát hiện những bằng chứng về cách hướng dẫn, chỉ dạy lẫn nhau trong thế giới của loài vật nhỏ bé này. Theo đó, để hướng dẫn, dạy cho nhau cách thức tìm mồi, loài kiến đã áp dụng kỹ thuật chạy nối đuôi nhau – tức con kiến này hướng dẫn những con khác bò từ ổ của chúng đến nơi có thức ăn. Những con kiến đầu đàn sẽ bò chậm lại nếu những con sau bị bỏ quá xa và chúng sẽ tăng tốc dần lên nếu khoảng cách giữa chúng quá ngắn. Thông tin đường đi được lan truyền khắp cả đàn kiến khi những con theo sau trở thành “thủ lĩnh” đi đầu và quá trình hướng dẫn, chỉ dạy lại bắt đầu một lần nữa đối với cả đàn kiến. Giáo sư Nigel Franks nói: “Việc hướng dẫn, chỉ dạy lẫn nhau trong loài kiến không đơn thuần là sự bắt chước. Kiến tuy là loài động vật có bộ não nhỏ hơn của người hàng triệu lần nhưng lại rất giỏi trong “công tác” dạy và học”.
ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA MUỖI
Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, thuộc bộ hai cánh. Chúng có một đôi cánh cứng, một cái vòi dài dùng để hút máu, thân mỏng và chân dài. Kích thước thay đổi theo loài, trung bình khoảng 2-2,5 mg và có thể bay với tốc độ 1,5-2,5 km/h. Hiện nay, có khoảng 150 loài với 12 giống khác nhau, nhưng chỉ có một vài loài mang bệnh, chúng sinh trưởng trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Muỗi đực hút nhựa cây hoặc trái cây để sống, còn muỗi cái thì hút thêm máu người để bổ sung protein nuôi dưỡng trứng. Có trên 3000 loài muỗi đã được thống kê. Hình dạng, môi trường sống và tập tính của muỗi đa dạng theo loài.
Cấu tạo
Mọi loài muỗi đều có một cặp cánh vảy với một cặp cánh phụ. Chúng có thân mỏng nối với các chân dài. Mặc dù kích thước của chúng đa dạng tùy theo loài, nhưng phần lớn muỗi dài không quá 15 mm và nhẹ hơn 2.5 mg. Bề ngoài muỗi trông có vẻ mỏng manh, yếu ớt nhưng chúng là những con côn trùng cực kì “lì lợm”, muỗi cái hút máu từ rất nhiều loại động vật.
Chiều dài của muỗi trưởng thành khoảng 3 – 9 mm. Loài muỗi nhỏ nhất được biết đến có chiều dài 2 mm và loài lớn nhất khoảng 19 mm. Muỗi có trọng lượng 5 mg. Tất cả các loài muỗi đều có cơ thể mảnh khảnh với 3 phần: đầu ngực và bụng.
Đầu dùng để tiếp nhận thông tin và ăn uống. Nó có mắt và cặp râu dài, nhiều phân đoạn. Râu rất quan trọng để phát hiện mùi từ vật chủ cũng như mùi khu vực muỗi cái đẻ trứng. Trong tất cả các loài muỗi, muỗi đực thường có râu rậm rạp hơn và chứa cảm thụ thính giác để phát hiện tiếng kêu của con cái.
Ấu trùng chỉ có mắt đơn. Mắt kép ở muỗi trưởng thành phát triển ở phần riêng biệt ở đầu. Phần đầu giãn ra, nhô ra phía trước và có vòi được dùng để hút máu và 2 cặp xúc tu. Cặp xúc tu hàm trên của con đực dài hơn vòi trong khi cặp xúc tu của con cái ngắn hơn.
Ngực chuyên hóa khi di chuyển. 3 cặp chân và một cặp cánh được đính vào ngực. Cánh loài côn trùng mọc nhanh hơn bộ xương ngoài. Loài muỗi Anopheles có thể bay trong vòng 4 giờ với vận tốc 1 – 2 km/h, di chuyển đến 12 km vào ban đêm. Con đực vỗ cánh khoảng 450 – 600 lần mỗi giây.
Bụng được chuyên hóa để tiêu hóa thức ăn và giúp trứng phát triển, bụng muỗi có thể giữ gấp 3 lần trọng lương cơ thể của chúng. Phân đoạn này mở rộng đáng kể khi con cái hút máu. Máu được tiêu hóa qua thời gian, cung cấp protein cho quá trình đẻ trứng.
Muỗi thường bị nhầm với loài ruồi hạc có phần tương đồng. Ruồi hạc trưởng thành có bề ngoài trông giống như muỗi khổng lồ, người ta thường gọi chúng là muỗi cái. Trên thực tế, chúng thuộc nhóm riêng biệt với muỗi. Ruồi hạc cái không hút máu và tác hại của chúng cũng không đáng kể, chẳng hơn một mối phiền toái.
Một nhóm khác hay bị nhầm với muỗi là ruồi nhuế. Chúng có nhiều điểm tương đồng với muỗi và thường xuất hiện với số lượng khổng lồ ở các tòa nhà. Nhiều loài ruồi nhuế không hút máu, tuy nhiên, vài loài nhất định có thể đốt. Theo quy luật tự nhiên, ta có thể phân biệt muỗi nhờ lớp vảy trên thân và cánh của chúng.
Sinh sản và vòng đời
Giai đoạn phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành khác nhau giữa các loài và nó ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Một số loài muỗi có thể phát triển từ trứng sang muỗi trường thành trong khoảng 5 ngày nhưng giai đoạn phát triển điển hình ở vùng nhiệt đới thì phải mất khoảng 40 ngày hay lâu hơn đối với các loài khác. Sự khác biệt về kích thước muỗi trưởng thành phụ thuộc vào số lượng ấu trùng và lượng thức ăn cung cấp trong nước.
Muỗi đực thường giao phối trong vòng một vài ngày sau khi phát triển từ giai đoạn nhộng. Ở hầu hết các loài, con đực từ các bầy lớn, thường trú ẩn xung quanh khu vực tối và con cái bay vào trong đó để giao phối.
Con đực sống khoảng 5 – 7 ngày, ăn mật hoa và các nguồn đường khác. Sau khi muỗi cái hút máu vật chủ xong, nó sẽ nghỉ ngơi trong một vài ngày để máu được tiêu hóa và trứng phát triển. Quá trình này phụ thuộc vào nhiệt độ nhưng thường mất 2 – 3 ngày trong môi trường nhiệt đới. Khi trứng đã phát triển đầy đủ, con cái bắt đầu đẻ trứng và tiếp tục tìm kiếm vật chủ.
Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt, nhạy cảm với khí CO2 và một số mùi trong mồ hôi. Ngoài ra, muỗi có thể cảm nhận tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ dàng tìm đến động vật và chim máu nóng. Loài côn trùng này có vòng đời biến hóa hoàn toàn: trứng, ấu trùng (bọ gậy), nhộng (lăng quăng) và trưởng thành.
Muỗi đẻ trứng trên mặt nước, mất khoảng 2-3 ngày để trứng nở thành ấu trùng (bọ gậy). Sau khi nở, bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn khác nhau. Bọ gậy không có chân nhưng có đầu, bơi được trong nước. Bọ gậy rất di động, nhào xuống đáy khi chúng cảm thấy bị đe dọa hay để tìm thức ăn. Bọ gậy thường ăn tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật trong nước. Khi nghỉ Bọ gậy lên mặt nước, nằm song song với mặt nước hoặc nằm nghiêng với mặt nước tuỳ theo cấu trúc bộ phận thở.
Trong điều kiện thuận lợi, bọ gậy cần 4-7 ngày để biến đổi thành nhộng (lăng quăng), tiếp tục sống trong nước từ 1- 3 ngày. Đầu và ngực của lăng quăng phồng lên và được bao phủ bởi lớp vỏ và hai ống hô hấp. Bụng 8 đốt, cuối bụng có bộ phận hình mái dầm để bơi. Cuối giai đoạn nhộng muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi xác nhộng từ một vết nứt dọc ở ngực, đầu, chân và bụng. Những con muỗi này sẽ hoạt động trên mặt nước đến khi chúng đủ cứng cáp để bay đi. Những con muỗi trưởng thành sẽ có đầy đủ các bộ phận như: đầu, ngực, bụng, cánh, đôi mắt kép và râu.
Vòng đời của muỗi lặp đi lại cho đến khi con cái chết. Trong khi những con cái có thể sống lâu hơn trong tình trạng bị giam cầm, nhưng hầu hết chúng không sống quá 1 – 2 tuần trong tự nhiên. Tuổi đời phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm và khả năng hút máu trong khi tránh vật chủ tự vệ và các loài thiên địch.
ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA GIÁN
Gián – Loài côn trùng chuyên ăn chất thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người, cống rãnh, bãi rác,… Đêm xuống là khoản thời gian gián hoạt động mạnh nhất. Chúng sẽ lùng sục từng ngóc ngách trong tủ bếp, thùng rác, nhà vệ sinh, cống thoát nước. Gián được xem là loài côn trùng gây hại bậc nhất bởi lượng lớn vi trùng, vi khuẩn đang cư ngụ trên người chúng. Gián có mùi rất khó chịu, thường xuyên phá hoại thức ăn, gặm nhắm, cắn phá đồ vật trong nhà. Gián còn là vật chủ trung gian truyền nhiều dịch bệnh nguy hiểm như kiết lỵ, thương hàn, hen suyễn.
Đặc điểm sinh học
Gián thuộc lớp côn trùng – Insecta, bộ cánh gián – Blattodea. Gián xuất hiện hầu hết ở khắp mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ 2 vùng cực Bắc, cực Nam và các vùng núi cao trên 3.000 mét. Cơ thể gián dẹt, có cánh ôm hết phần lưng sau. Đầu ẩn dưới phần ngực tròn. Râu gián dài và có nhiều đốt. Cơ hàm gián dạng gặm, nhai. Tùy theo loài gián mà cơ thể chúng có kích thước khác nhau, có thể dài từ 3 đến 80 mm. Toàn thân gián phủ 1 màu nâu sáng, hoặc đen. Gián rất ít khi bay, bù lại chúng có tốc độ bò rất nhanh.
Theo các tài liệu nghiên cứu côn trùng học, chúng ta phát hiện được hơn 3.600 loài Gián thuộc 6 họ. Tuy nhiên, chỉ có loài gián nhà là nổi bật hơn cả bởi chúng xuất hiện nhiều hơn cả
Vòng đời của gián
Gián là loài côn trùng có vòng đời biến thái không hoàn toàn, trải qua 3 giai đoạn: trứng – thiếu trùng – gián trưởng thành. Khi đẻ, gián cái kết dính các cá thể trứng thành 1 ổ có hình dáng như quả đậu. Tùy theo loài, nhiệt độ môi trường, trứng gián có thể nở sau khoảng thời gian từ 1 – 3 tháng.
Gián con hay còn gọi là thiếu trùng, chúng không có cánh và kích thước của chúng rất nhỏ bé, tầm vài mm. Thiếu trùng sau khi mới nở sẽ mang màu trắng, nhưng chỉ 1 vài tiếng sau chúng sẽ có màu đen. Thiếu trùng sẽ phát triển thành gián trưởng thành bằng cách lột xác. Tiến trình này kéo dài từ 1 vài tháng hoặc hơn 1 năm tùy vào đặc điểm từng loài. Gián trưởng thành sẽ có hoặc không có cánh.
Sinh sản
Gián cái chỉ cần giao phối 1 lần là có thể mang thai cả đời, đẻ tới hơn 300 gián con. Gián cái có thể đẻ được 40 đến 60 con con trong mỗi kỳ sinh nở.
Nhưng điều đặc biệt là gián có thể tự mình đẻ trứng qua hình thức sinh sản vô tính. Đây là phương pháp sinh sản chỉ được áp dụng trong tình huống không có con đực và nguy cơ cả đàn bị tiêu diệt đã hiển hiện. Do chỉ là gene đơn tính, những con gián thế hệ sau sẽ chỉ là gián cái, và có tỉ lệ sống sót thấp hơn so với bình thường. Đó là lý do mà bạn đừng bao giờ nghĩ tới chuyện loài sinh vật này có thể tuyệt chủng.
Thông thường, một con gián có thể tự sinh sản vô tính sau 13,14 ngày không có "hơi giai". Nhưng cả đàn gián cái thì đẻ nhanh hơn - chỉ mất 10 ngày thôi. Theo các chuyên gia, trong một đàn chỉ toàn gián cái, chúng có khả năng đồng bộ sinh sản giữa từng cá thể, nhằm tối đa hóa số lượng gián sinh ra và tối ưu khả năng sinh tồn. Nếu là gián đực, 15 con gián nhốt chung với nhau sẽ đánh nhau đến chết. Nhưng trong một quần thể toàn cái, lũ gián tập hợp lại và bắt đầu... hỗ trợ nhau sinh sản, giúp mỗi con tạo ra số trứng nhiều hơn so với khi ở một mình.
Tập tính của gián
Gián có lợi thì ít nhưng gây hại thì nhiều, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hằng ngày của con người. Gián sinh trưởng thành bầy đàn, hoạt động mạnh nhất là vào đêm. Ban ngày chúng sẻ ấn núp ở các kẽ tường, khe tủ, hoặc những nơi kín đáo khác trong nhà bạn. Chỉ cần vô tình chúng ta bật đèn sáng ở bếp vào ban đêm thì sẽ thấy gián di chuyển loạn xạ để tìm chỗ ẩn nấp.
Loài gián sống theo đàn sẽ ra quyết định chung khi chọn nguồn thức ăn. Khi đủ số lượng cá thể tối thiểu cần thiết (đại biểu) quyết định tấn công một nguồn thức ăn, tín hiệu này cho các con gián mới đến hiểu rằng chúng nên ở đây hơn là đi tìm nguồn khác. Các mô hình toán học khác đã được phát triển để giải thích chức năng tập hợp và nhận diện đồng loại của chúng.
Quyết định dựa theo nhóm là cơ sở cho các tập tính phức tạp như phân chia tài nguyên. Trong một nghiên cứu, người ta đặt 50 con gián vào một cái dĩa có 3 ngăn với sức chứa 40 con mỗi ngăn. Chúng tự sắp xếp vào 2 ngăn với 25 con mỗi ngăn, bỏ trống ngăn thứ 3. Khi người ta thay đổi sức chứa của mỗi ngăn thành hơn 50 con, tất cả chúng tập trung vào 1 ngăn. Sự hợp tác và cạnh tranh được cân bằng trong nhóm gián ra quyết định dựa trên tập thể.
Gián hình như chỉ cần sử dụng 2 mảnh thông tin để quyết định hướng di chuyển: nơi đó có tối không và có bao nhiêu con gián khác ở đó. Một nghiên cứu từng sử dụng robot có mùi đặc biệt với kích thước và hình dạng giống như gián thật để chứng mình rằng khi đủ số lượng côn trùng tập trung tại một địa điểm với số lượng khổng lồ, gián sẽ chấp nhận quyết định chung về nơi trú ẩn, kể cả khi đó là nơi có ánh sáng, khác với bình thường.
Gián nhà thuộc loại côn trùng ăn tạp và chúng cực kỳ phàm ăn. Chúng có thể tiêu hóa hầu hết tất cả các loại thức ăn mà con người chưa, đã và đang sử dụng. Đặc biệt chúng rất hứng thú với bột, đường như sữa, bơ, đồ ngọt,… Gián cũng gặm bìa, gáy sách, ăn cả gián chết, huyết tươi/khô, phân, móng chân của con người,… chúng hầu như không bỏ qua thứ gì trong nhà bạn.
Gián là loài côn trùng gây bệnh
Mùi hôi tiết ra từ cơ thể gián sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mùi vị của nhiều loại thực phẩm của con người. Khi lượng gián tập trung ở 1 khu vực mà nhiều thì toàn bộ nơi đó sẽ bốc lên 1 mùi đặc trưng của loài gián. Rất nhiều tế bào gây bệnh, vi khuẩn cũng được phát hiện trên cơ thể gián, có thể kể đến 1 số căn bệnh do gián gây ra như kiết lỵ, thương hàn, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm,… Các loại vi khuẩn gây bệnh này ẩn mình trên chân gián, rồi bám vào thức ăn, hộp đựng thức ăn, dụng cụ múc thức ăn khi chúng đi kiếm mồi. Phân thải ra từ gián cũng chứa 1 hàm lượng chất dị ứng khó chịu với con người.
Gián mang trong mình căn bệnh hen suyễn đáng sợ. Nếu con người, đặc biệt là trẻ em hít phải mảnh vụn từ các cơ quan bị phân hủy của gián trong không khí và phân rất dễ mắc bệnh hen suyễn.
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ GIÁN:
Gián tồn tại trên Trái đất từ cách đây hàng trăm triệu năm. Chúng thậm chí xuất hiện trước cả khủng long và ngay cả khi khủng long bị tuyệt chủng, loài này vẫn sống "nhơn nhơn", chẳng có mấy thay đổi cho tới ngày nay.
Thứ hai, gián sở hữu nhiều khả năng mà ngay cả những vận động viên giỏi nhất cũng không làm nổi. Gián có thể nhịn thở dưới nước trong 40 phút đồng hồ mà chẳng hề hấn gì. Gián chạy với tốc độ 5km/h, tức là mỗi giây chúng đi được quãng đường bằng 50 lần chiều dài cơ thể. Nếu đạt được kích thước bằng con người, tốc độ của gián là cỡ 700km/h, gấp hơn 5 lần so với báo đốm.
Gián còn có biệt tài giữ thăng bằng cực tốt, mỗi giây chúng có thể đổi hướng 25 lần khi đang chạy. Trong một thí nghiệm năm 2002, người ta đặt một khẩu đại bác cực nhỏ lên lưng gián. Khi chúng chạy, đại bác bị lệch sang một bên nhưng gần như ngay lập tức, gián đã lấy lại được thăng bằng và giữ vật nặng ngay ngắn trên lưng.
Thứ ba, có thể coi gián là côn trùng "bất tử". Bạn sẽ không thể tưởng tượng khả năng sống sót tuyệt vời của loài này. Gián không chỉ có một não bộ, chúng còn có các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể giúp phản ứng trước kẻ thù cực kỳ nhạy bén. Các hạch thần kinh còn giúp chúng sống sót ngay cả khi không có đầu. Theo các nhà khoa học, ước tính gián sống được thêm 30 ngày dù mất đầu và có thể nhịn uống nước 2 tuần lễ. Nguyên nhân là vì gián không thở bằng đầu, máu của chúng cũng không làm nhiệm vụ tuần hoàn oxy nên chúng chỉ chết vì đói khát hoặc nhiễm trùng.
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA MỐI
Mối, tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.
Đôi khi người ta gọi mối là "kiến trắng" nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối từng được phân loại làm một bộ riêng là bộ Cánh bằng (Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Trên thế giới người ta đã giám định được trên 2700 loài, ở nước ta đã giám định được trên 80 loài. Giữa các loài chỉ có sự khác nhau về hình thái, về số lượng cá thể, về cấu trúc tổ… song đều có sự giống nhau là chúng sống quần thể. Mỗi quần thể đều có sự phân công theo chức năng.
Các thành phần trong một tổ mối:
Trong tổ mối trưởng thành của các loài mối điển hình bao gồm các thành phần: Mối chúa; mối cánh; mối lính; mối thợ,trứng mối. Đầu tiên là từ một đôi mối cánh (sau này gọi là mối vua và mối chúa nguyên thuỷ) chúng bắt đầu giao phối và đẻ trứng, sau đó nở thành mối non, từ mối non sau phân hoá thành hai loại hình lớn là loại hình sinh sản và loại hình không sinh sản. Ở hai loại hình này có thể phân chia thành nhiều đẳng cấp.
 Loại hình sinh sản hay còn gọi là mối sinh sản:
Đối với loại hình này thân hình tương đối lớn, nhất là mối chúa có phần bụng cực kỳ to, cơ thể chúng có cơ quan sinh sản phát dục hoàn chỉnh, nên trong quần thể mối chúa có chức năng giao phối và đẻ trứng, về nguồn gốc và hình thái trong loại hình này không giống nhau có thể chia thành 3 đẳng cấp như sau:
- Mối vua và mối chúa nguyên thuỷ: Mối cánh trưởng thành sau khi bay giao hoan, rụng cánh ghép đôi giao phối và sinh sản gọi là mối vua mối chúa nguyên thuỷ (đầu tiên). Về hình thái có màu thẫm hơn, rắn chắc hơn, có mắt kép và mắt đơn phát triển; một đặc điểm để nhận biết là mặt lưng của ngực giữa và ngực sau còn giữ lại hai đôi vảy cánh. Chúng có sức sinh sản lớn, mối vua có chức năng thụ tinh, mối chúa sinh sản.
- Mối vua mối chúa bổ xung cánh ngắn: Loại hình này có thể không phải là đẳng cấp phổ biến tồn tại. Về hình thái thì màu sắc của thân hơi nhạt và mềm hơn, có mắt kép, và có đặc điểm để nhận biết là ngực giữa và ngực sau có hai đôi cánh nhỏ, ngắn giống như cánh con cào cào còn non, sức sinh sản yếu hơn mối vua, mối chúa nguyên thuỷ. Mối vua mối chúa cánh ngắn thường xuất hiện khi mối vua và mối chúa nguyên thuỷ chết, nhưng cũng có khi tồn tại đồng thời.
- Mối vua và mối chúa không cánh: Loại hình này tồn tại không phổ biến, ít thấy, về hình thái thì màu mắc thân thể nhạt thường là màu vàng có khi là màu trắng, cơ thể mềm, không có cánh và mắt kép. Một đặc điểm nổi bật của mối vua và mối chúa không cánh là không bao giờ bay ra khỏi tổ vì không có cánh đầy đủ và không có cánh để bay giao hoan phân đàn. Loại hình này thường xuất hiện khi mối vua và mối chúa nguyên thuỷ chết.
Lượng trứng do mối chúa đẻ ngày càng tăng theo tuổi của chúng.Mối chúa có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng, khiến người ta có thể ví mối chúa như cái “máy sản xuất trứng”. Chẳng hạn như mối chúa Nasutitermes Surinamensis kích thước 24x8mm đẻ 2983 trứng trong 18 giờ. Mối chúa Bellicostitermes đẻ 3.600 trứng trong 24 giờ.
 Loại hình không sinh sản:
- Mối lính: Mối lính có bộ phận đầu và hai hàm răng phát triển. Đầu có màu nâu hồng, có hạch độc, mỗi khi chiến đấu tiết ra chất sữa mầu trắng có tính axít. Chức năng của mối lính là canh phòng, báo động, trinh sát hộ vệ mối lao động đi kiếm ăn; khi gặp những tiếng động bất thường như có tiếng động mạnh, sự thay đổi cường độ ánh sáng, mùi lạ hoặc đường mui bị phá vỡ mối lính xông ra nơi có sự cố đồng thời báo động cho quần thể. Một con báo động, những con khác truyền tiếp, tạo ra những tiếng “rào rào”, tai ta có thể nghe được. Đặc điểm này được lợi dụng để phát hiện mối đang hoạt động.
- Mối thợ: Mối thợ chia ra làm mối đực và mối cái nhưng cơ quan sinh sản phát dục không hoàn chỉnh, do vậy chúng không đẻ được. Mối thợ hay còn gọi là mối lao động cũng từ mối non trải qua 5 đến 7 lần lột xác mà thành. Mối thợ có màu trắng sữa đồng đều từ đầu đến bụng. Chúng là thành phần quan trọng trong tổ, chiếm tới trên 80% tổng số cá thể, đảm nhiệm hầu hết các công việc của tổ như: kiếm thức ăn, xây dựng tổ, nuôi mối chúa, mối non, mối lính bằng thức ăn đã được chế biến qua đường ruột. Mối thợ cũng tham gia chiến đấu, khi mối ở tổ khác xâm lấn hoặc tổ bị tấn công. Do các đặc điểm trên, đặc biệt là đặc điểm giao lưu từ trong tổ với bên ngoài nên thành phần này được lợi dụng để tiệu diệt hệ thống tổ một cách gián tiếp như đầu độc hoặc gây bệnh lây nhiễm.
Sinh sản:
Hàng năm vào cuối mùa xuân khi áp suất không khí thích hợp, nhất là vào trước các cơn mưa dông hoặc lúc hoàng hôn; thời điểm này giảm bớt các thiên địch như chim, cóc…, chúng bay ra khỏi tổ và hướng tới những nơi có ánh sáng đèn. Sau 10 – 15 phút bay, thì rụng cánh, một con đực tìm một con cái, cắn đuôi, con cái sẽ dẫn đi tìm nơi cư trú, nếu thoát được các thiên địch và tìm được vết nứt do lún hoặc một điểm thích hợp chúng sẽ tạo ra một tổ mới. Mặc dù mối sinh sản có sự tương đồng nhất định với kiến cánh, nhưng cả mối sinh sản đực và cái đều sống sót sau khi giao phối và tìm một nơi thích hợp để lập tổ, trong khi kiến cánh đực chết sau khi giao phối. Mối đực chuyên giao phối, mối hậu là mối cái chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.
Mối chúa có thể kiểm soát kích thước tổ và ngăn chặn sự hình thành của mối sinh sản thế hệ thứ hai và thứ ba bằng cách sản sinh ra pheromone. Khi tổ mối đạt đến kích thước nhất định, nó sẽ cho phép mối sinh sản thế hệ thứ hai và thứ ba phát triển. Các con mối sinh sản này sẽ lập các tổ phụ gần tổ chính và bắt đầu đẻ trứng. Khi các tổ phụ được thiết lập, tổ mối sẽ bắt đầu tăng trưởng với mức độ khủng khiếp.
Về phương diện hóa học, mối chúa nguyên thủy trong tổ có khả năng ngăn chặn sự phát triển của mối sinh sản sinh trưởng trong phạm vi tổ mối. Mối vua và/hoặc mối chúa sản sinh pheromone lan truyền khắp tổ và hạn chế sự hình thành của các con mối sinh sản khác (dự bị).
Chất pheromone ức chế sản sinh bởi mối chúa ngăn chặn sự phát triển của mối sinh sản dự bị cái. Chất này lan rộng khắp tổ thông qua giai đoạn chưa trưởng thành, vì như thường lệ chúng ăn phân của các con khác trong tổ. Khi mối chúa chết, chất pheromone ức chế này cũng ngưng sản xuất, và mối sinh sản dự bị sẽ được sinh ra.
Thức ăn của mối:
Thức ăn của mối chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật, các loại nấm được cấy trong tổ. Quá trình dinh dưỡng của mối diễn ra như sau: Thức ăn do mối thợ nuốt vào trong cơ thể sau đó mối thợ đem thể dịch thức ăn đã được tiêu hoá hoặc tiêu hoá một phần trong cơ thể ựa ra đường miệng hoặc bài tiết ra đường hậu môn để bón cho mối vua, mối lính, mối non. Mà bản thân chúng cũng không lấy được thức ăn, giữa nhứng mối thợ cũng bón cho nhau bằng miệng. Quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra như vậy là nhờ trong ruột mối có những vi sinh vật cộng sinh và những vi sinh vật này có khả năng phân huỷ Xenlulo thành monoacarit là sản phẩm mà mối có thể hấp thụ được.
Tập quán của chúng là liếm và ăn phân lẫn nhau nên vi sinh vật cộng sinh cũng chuyển từ ruột con mối này sang ruột con mối khác. Trong trường hợp những con mối thợ nuốt phải chất độc chúng lại ựa ra bón cho nhau và ăn phân của nhau chúng sẽ bị chúng độc lây truyền mà chết.
Tổ mối
- Mối sống trong gỗ: Loại tổ mối này thường làm trong gỗ hoặc trong cành cây khô không liên hệ với đất.
- Mối sống trong đất: Chúng thường dựa vào đất để làm tổ, thường ở gần phần rễ của cây hoặc trong cột gỗ chôn trong đất, tổ của nhóm mối này thường chìm trong đất hoặc nửa nổi nửa chìm trong đất.
- Mối sống trong gỗ và đất: Tổ được xây dựng trong gỗ nhưng vẫn có đường giao thông nối với đất để lấy nước.
Trong tự nhiên, loài mối được coi là những kiến trúc sư tài ba nhất. Chúng có khả năng tạo nên những tháp lớn từ đất, bùn, gỗ mục và thậm chí là từ phân với chiều cao có thể tới 7,5m, đường kính 12m và nặng đến hàng trăm tấn. Dưới những cột tháp khổng lồ đó là cả một vương quốc lớn trong lòng đất với quy mô phức tạp. Đó là vô vàn đường hầm có tác dụng như ống dẫn để điều hòa không khí, nhiệt độ - ý tưởng mà mãi sau này con người mới lưu tâm đến trong tòa nhà của mình. Ngoài ra, mối còn biết cộng sinh với vi khuẩn Streptomyces trong hệ tiêu hóa. Những vi khuẩn này cung cấp một nguồn kháng sinh trong phân của mối. Chúng sẽ sử dụng phân này để xây tổ và hoàn toàn yên tâm với "tòa lâu đài" miễn dịch với nhiều loại bệnh nguy hiểm. Do đó, tổ mối là nơi vô cùng bền vững và an toàn - có thể chịu được những tác động xấu nhất từ môi trường.
Tốc độ siêu phàm của loài Mối.
Chớp mắt và bạn sẽ trượt mất cảnh tượng này: một con mối tầm thường Termes panamensis táp bộ hàm của nó với tốc độ vượt qua mọi cử động vận hành bằng năng lượng cơ trên trái đất.
Khi quay phim bộ hàm của mối ở mức 40.000 hình/giây, Marc Seid và Jeremy Niven ở Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian ở Panama đã cho thấy chúng đạt tốc độ 70,4 mét mỗi giây - dẫu trên một khoảng cách chỉ là 1,76 milimét.
Khi bị kẻ xâm lăng đe dọa, mối khép hai hàm với nhau bằng cách sử dụng 4 bó cơ lớn đến mức chúng lấp đầy một nửa khoảng không trong đầu con vật. Lực phát ra cực mạnh phả vào mặt kẻ xâm lược, giúp mối bảo vệ được tổ của mình trong không gian chật hẹp của cái hang.
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA NHỆN
Nhện là một bộ động vật săn mồi, không xương sống thuộc lớp hình nhện; cơ thể chỉ có hai phần, tám chân, miệng không hàm nhai, không cánh - cùng lớp Arachnid với bọ cạp, ve bét....
Tất cả các loài nhện đều có khả năng làm màng nhện, một thứ sợi mỏng nhưng bền như tơ bằng chất đạm, tiết ra từ phần sau cùng của bụng. Màng nhện được dùng làm nhiều việc như tạo dây để leo trèo trên vách, làm tổ trong hốc đá, tạo nơi giữ và gói mồi, giữ trứng và giữ tinh trùng. Nhiều loài nhện dùng tính chất dính của màng nhện để bẫy mồi, trong khi một số loại khác săn mồi bằng cách rình, và tấn công phục kích.
Ngoài 150 loại nhện thuộc họ Uloboridae, Holarchaeidae,và Mesothelae, tất cả các loại khác đều có khả năng tiêm nọc độc khi cắn - hoặc do tự vệ hoặc để giết mồi. Tuy nhiên, chỉ có 200 loại có nọc độc gây hại cho con người. Nhiều loại nhện to, cắn đau nhưng không làm độc hay tử vong.
HÌNH DÁNG
Phần lớn các loài côn trùng thân mình có ba phần: đầu, ngực và bụng. Nhện khác biệt ở chỗ chỉ có hai phần: đầu-ngực vào một phần, phần kia là bụng. Ngoại lệ là giống nhện sát thủ (Eriauchenius gracilicollis) - đặc biệt vì là loại duy nhất có cổ (thực ra là phần đầu ngực được chia làm hai phần riêng biệt). Bên ngoài phần bụng của nhện không ngăn ra nhiều đoạn - trừ loài của họ Liphistiidae. Cuối phần đầu-ngực là một đoạn nối để nhện có khả năng chuyển phần bụng khắp hướng. Những loài côn trùng trong lớp Arachnida thường không có phần này.
Phần đầu ngực
Có 6 phần phụ gồm 1 đôi kìm, 1 đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò:
Nhện có bốn cặp chân hai bên phần đầu ngực. Trên mình và chân có lông lưa thưa để cảm giác sự rung động và âm thanh và mùi hương.
Mỗi bên miệng có hai ngàm dùng để kẹp mồi và bám vào bạn tình khi giao hợp. Nhện không nhai mà chỉ thò ống hút vào mồi để hút chất lỏng ra.
Nhện thường có mắt đơn, thị giác nhện có nhiều dạng - có loài chỉ phận biệt sáng tối, có loài có khả năng thấy chi tiết gần bằng mắt chim bồ câu
Phần bụng
Phần bụng nhện bao gồm: khe thở, lỗ sinh dục và núm tuyến tơ. Nhện có hai khe thở và ở giữa là lỗ sinh dục. Phía sau và dưới cùng ở phần bụng là núm tuyến tơ sinh ra tơ nhện.
Các giác quan
Nhện thường có tám mắt, bố trí theo nhiều hình thức khác nhau và hiện tượng này thường được sử dụng trong ngành phân loại các nòi giống khác nhau. Loài nhện Haplogynae có 6 mắt, một số có tám mắt (Ví dụ loài Plectreuridae), hay bốn mắt (Ví dụ Tetrablemma) và có loài chỉ có hai mắt (loài Caponiidae). Ở một số nhện, chỉ có hai mắt phát triển, còn các mắt khác rất yếu. Một số khác, như loài nhện sống trong hang tối, không có mắt. Giống nhện săn mồi, như loài nhện nhảy hay nhện sói thì mắt rất tinh tường, có loài còn thấy được màu sắc.
Tập tính
Chăng lưới: Chăng dây tơ khung, chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơn vòng, chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)
Bắt mồi: Khi rình bắt mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, nhện lấp tức hành động ngay: nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc, treo chặt mồi rồi trói vào lưới, tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi, nhện hút dịch lỏng ở con mồi.
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ LOÀI NHỆN:
Nhện có thể hô hấp bằng phổi hoặc khí quản tùy thuộc vào từng loài tương ứng. Khí quản được hình thành từ phần lõm của vỏ ngoài, độc lập với túi phổi. Những loài nhện có lông tơ thuộc loại động vật có vú, có khả năng tiết sữa. Chất dịch đặc biệt này được sản xuất từ cơ quan tạo tơ.
Nhện cái thường giết chết những con nhện đực sau khi giao phối xong vì lí do khác biệt về cấu tạo cơ thể và giới tính của đối phương.
Một túi trứng nhện có chứa lượng DNA bằng 4 người cộng lại, nếu như nhện trong trứng được sinh sản thành công thì sẽ nhiều bằng dân số cả nước Ấn Độ.
Nhện Kenyan Applecrosse với màu ngọc lục bảo ở vùng bụng và sự phát triển cấu trúc cơ thể đến hoàn hảo là một trong những loài nhện hiếm và đắt nhất trên thế giới.
Trong một số loài nhện, con đực sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ tổ khi con cái đẻ trứng (ảnh). Nhiệm vụ của con đực sẽ là hạn chế sự xâm hại các loài kiến, xây tổ và dọn sạch nấm. Các nhà khoa học cho rằng những con nhện đực chịu trách nhiệm bảo vệ tổ sẽ có cơ hội sống sót cao hơn so với những con đực khác, bởi chúng có thể thoát khỏi kẻ thù từ chất nhầy mà con cái tiết ra.
Trong thế giới loài nhện có một loài được gọi là nhện tuyết, toàn bộ cơ thể trắng hoàn toàn. Rất hiếm khi có cơ hội nhìn thấy loài nhện này. Nhện tuyết chỉ xuất hiện ở Đông Phi. Riêng loại nhện này lại tạo ra tơ màu đen để xây mạng cho mình thay vì màu trắng như những loài nhện khác.
Nhện có khả năng chịu đựng áp suất khí quyển cao đến khó tin. Chúng có thể sinh sống trong môi trường chân không, dưới nước biển hay dưới mặt đất sâu khoảng 30 dặm tới hàng trăm năm.
Loài nhện Argiope Bruennich có sự hạn chế trong giao phối. Con đực có hai cơ quan phóng tinh trùng và không thể tái sử dụng. Đặc biệt, loài nhện này khi giao phối cận huyết, những con đực nếu không nhanh chân chạy khỏi vùng đất của con cái thì sẽ dễ dàng trở thành bữa ăn tráng miệng.
Năm 1973, tại quần đảo Hawaii, một loài nhện có tên gọi Theridion được mệnh danh là loài nhện hạnh phúc bởi sắc tố và họa tiết trên cơ thể vô tình tạo thành một hình ảnh ấn tượng, khiến người khác liên tưởng tới bộ mặt cười (ảnh).
Thông thường nhện cái sẽ ăn nhện đực sau khi giao phối. Tuy nhiên, có khoảng 20% các cuộc giao phối của loài nhện Micaria sociabilis trong đó con đực thường nuốt chửng con cái. Các con đực thường ăn những con cái đã già và tha cho những con trẻ có nhiều khả năng sinh sản hơn.
Loài nhện Amblypygi thích sống cùng nhau thành nhóm như một gia đình. Khi bị tách ra riêng rẽ, các con nhện sẽ tìm cách để quay về nhóm của chúng. Các thành viên trong gia đình nhện Amblypygi thường giành thời gian để vuốt ve nhau và có hành động công kích đối với các con nhện khác. Theo các nhà khoa học, lối sống này có thể giúp chúng tránh nguy cơ bị kẻ thù tấn công và cho phép nhện mẹ bảo vệ con.
Loài nhện lớn nhất mà các nhà khoa học đã khám phá được nặng 530 pounds và dài 8 feet. Đôi chân của chúng bị tê liệt và khó cử động bởi sức nặng mang trên mình.
Nhện Orange Magma có khả nặng chịu được nhiệt độ gần 3000 độ C. Tuy nhiên, chúng lại chỉ sống tại các dòng sông băng ở Nam Cực lạnh giá.
Năm 2001 các nhà khoa học đã thử nghiệm mang lên vũ trụ một hộp chứa 300 con nhện bằng tầu con thoi Atlantis. Và các nhà khoa học đã nhận thấy rằng, trong điều kiện không trọng lực, nhện sẽ nhả tơ dưới dạng hình ống 3 chiều phức tạp chứ không phải mạng nhện phẳng như chúng ta vẫn thấy trên trái đất.
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA RẾT
Rết là tên gọi tiếng Việt của một nhóm động vật chân khớp thuộc lớp Chân môi (Chilopoda) trong phân ngành Nhiều chân (Myriapoda). Rết là loài động vật thân đốt, thon dài, mỗi đốt có một đôi chân. Số lượng chân của mỗi loài rết rất đa dạng, từ dưới 20 cho đến trên 300 chân. Số cặp chân rết luôn là số lẻ, ví dụ nó có thể có 15 hoặc 17 cặp chân (30 hoặc 34 chiếc chân) nhưng không bao giờ có 16 cặp chân (32 chân). Một đặc điểm dễ nhận thấy của rết là cặp kìm ở trước miệng có thể tiết nọc độc vào kẻ thù, được hình thành từ một cặp phần phụ miệng. Hầu hết các loài rết là động vật ăn thịt.
Mô tả
Rết có đầu tròn hoặc dẹt, mang một đôi râu ở phần trước của đầu. Chúng có một cặp hàm trên dài và hai cặp hàm dưới. Cặp hàm dưới đầu tiên mọc từ môi dưới và mang xúc tu ngắn. Cặp chân hàm đầu tiên kéo dài từ cơ thể ra phía trước để che phủ phần còn lại của miệng. Đầu chân hàm nhọn, mang ngòi độc để tiết nọc độc vào con mồi.
Rết có nhiều mắt đơn trên phần đầu và đôi khi chúng tập trung thành từng cụm để trở thành mắt kép. Mặc dù vậy, dường như rết chỉ có khả năng phân biệt được sáng/tối chứ không thể phân biệt được hình dạng đối phương hoặc sinh vật xung quanh như các loài chân lớp cùng hệ khác. Trên thực tế, nhiều loài rết thậm chí không có mắt. Một số loài rết có cặp chân cuối cùng có chức năng cảm giác tựa như râu, nhưng mọc từ trước ra sau.
Một số nhóm rết có một cơ quan cảm giác đặc biệt gọi là cơ quan Tömösvary. Nó nằm ở gốc râu và bao hàm một cấu trúc dạng đĩa với một lỗ ở trung tâm bao quanh bởi các tế bào cảm giác. Có thể chúng được sử dụng để cảm nhận rung động và thậm chí có thể được dùng như một dạng cơ quan thính giác.
Loại kìm chứa nọc độc ở của rết là cơ quan đặc trưng của các thành viên lớp Chân môi - các lớp khác của ngành Chân khớp không có đặc điểm này. Cặp kìm này chính là cặp chân đầu tiên của rết, được biến đổi trở thành phần phụ dạng kìm nằm ngay sau đầu có chức năng bắt mồi, tiêm thuốc độc và giữ mồi. Kìm độc của rết có một đường ống rỗng bên trong để bơm chất độc vào con mồi như một cái kim tiêm.
Phía sau đầu, cơ thể rết được chia thành 15 đốt hoặc có thể nhiều hơn. Mỗi đốt mang 1 cặp chân, trong đó đốt thứ nhất mang cặp chân hàm/kìm độc chĩa ra phía trước mặt, và 2 đốt cuối cùng khá nhỏ và không có chân. Mỗi cặp chân đều dài hơn cặp chân phía trước nó một chút, điều này đảm bảo việc các chân không chạm vào nhau khi di chuyển quá nhanh. Trong một số trường hợp đặc biệt, cặp chân sau cùng có thể dài gấp đôi so với cặp chân trước tiên. Đốt cuối cùng trở thành dạng trâm nhọn và mang lỗ huyệt của cơ quan sinh dục.
Chân của rết có thể tái tạo lại như bình thường sau những va chạm hoặc tổn thương thậm chí là bị đứt. Khi rết bị đối phương bao vây, ví dụ như bị kìm kẹp bởi móng vuốt của một con chim nào đó, chúng sẵn sàng hi sinh đôi chân của mình, bằng mọi giá tẩu thoát. Do vậy, dấu hiệu nhận biết 1 con rết đang trong giai đoạn thương tích là những con có đôi chân ngắn hơn do đang trong thời kì tái sinh.
Rết là động vật săn mồi và chúng sử dụng râu để dò tìm con mồi. Giống như côn trùng, rết hô hấp thông qua hệ thống khí quản, với mỗi đốt có 1 cặp lỗ thở. Việc bài tiết được thực hiện thông qua 1 cặp vi quản malpighi.
Rết ban ngày ẩn náu ở nơi ẩm ướt vì làn da của chúng không phải kitin giống côn trùng nên làm cho nó dễ dàng mất nước. Thức ăn của chúng bao gồm cả rết con, thằn lằn, tắc kè, ếch, chim, động vật gặm nhấm, côn trùng, nhện, và thậm chí cả dơi.
Loài rết khổng lồ Amazon Scolopendra gigantea là loài rết to lớn nhất hiện đang tồn tại trên thế giới, với chiều dài có thể lên tới 30 cm (12 in). Trong lịch sử tự nhiên, chi rết sống trong kỷ Permi là Euphoberia là chi rết to xác nhất với chiều dài có thể lên tới 1m.
Vòng đời và sinh sản
So với các động vật thuộc lớp chân đốt, rết là loài có tuổi thọ khá cao, sống được hơn 5 năm. Chúng luôn lột xác và tiến hóa qua từng độ tuổi chứ không dừng lại giống như các loài vật khác khi đến giai đoạn trưởng thành hết về cấu tạo và hình dạng. Rết thuộc loài sinh sản đơn tính. Không cần bất kì sự giao phối trực tiếp giữa con đực và con cái.
Con đực chỉ đơn giản tạo ra một bao tinh rồi để cho con cái tự nhặt lấy. Trong một số loài rết, bao tinh dược đặt trong một túi lưới và con đực thực hiện một điệu nhảy mang tính ve vãn nhằm thuyết phục con cái tiếp nhận bao tinh của mình. Đối với một số loài khác, các con đực tạo ra bao tinh rồi bỏ đi, để cho các con cái tự tìm lấy. Ở các khu vực ôn đới, thời gian sinh sản của rết diễn ra vào mùa xuân và hè tuy nhiên ở các khu vực cận nhiệt và ôn đới dường như các loài rết không có chu trình sinh sản theo mùa.
Đối với các bộ Lithobiomorpha và Scutigeromorpha, rết cái đào một cái hố nhỏ, đẻ trứng vào đó rồi lấp lại và bỏ đi. Số lượng trứng dao động từ 10-50 quả. Thời gian "ấp" trứng kéo dài tùy theo loài, có thể từ 1 tháng tới vài tháng. Tuổi trưởng thành sinh dục cũng không giống nhau, như loài S. coleoptera cần đến 3 năm để trưởng thành sinh dục, trong khi đó bộ Lithiobiomorpha trong điều kiện thích hợp chỉ cần 1 năm.
Rết cái thuộc các bộ Geophilomorpha và Scolopendromorpha tỏ ra quan tâm đến con hơn. Mỗi lứa rết đẻ 15-60 trứng trong một cái tổ ở một thân cây mục hay đất mùn. Sau khi đẻ, rết cái ở lại bên cạnh tổ, canh chừng trứng, liếm sạch trứng để bảo vệ chúng khỏi bị nhiễm nấm; sau khi trứng nở chúng tiếp tục canh chừng lũ con cho đến khi rết con có thể tự lập được - thời gian ở bên cạnh con có thể kéo dài tới 1 năm.Tuy nhiên trong một số trường hợp, rết mẹ có thể ăn trứng hoặc bỏ mặc cho trứng bị nhiễm nấm và chết. Một số loài rết thuộc bộ Scolopendromorpha có tập tính mẫu thực, tức là rết mẹ tự nguyện để cho lũ con mới sinh ăn thịt mình.
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA BỌ NGỰA
Bọ ngựa là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 – 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá cây nhạt hoặc nâu nhạt. Đôi chân trước có dạng lưỡi kiếm,bàn chân có 5 đốt, đốt chậu rất dài vươn ra phía trước làm gia tăng phạm vi hoạt động có lợi cho việc săn bắt mồi, đốt đùi và đốt chày được trang bị nhiều gai nhọn, mặt bụng của đốt đùi có một đường rãnh, khi đốt chày cong gập lại thì có thể nằm lọt vào rãnh của đốt đùi trông tựa như chiếc dao thợ cạo. Nhờ những bộ phận nầy mà con mồi bị kẹp và giữ lại.
Cánh trước là cánh da dài hẹp, cánh sau là cánh màng hình tam giác. Khi không bay cánh được xếp hình như mái nhà trên lưng.
Con cái thường lớn hơn con đực (Cái 48 – 76 mm; đực 40 – 61 mm). Bọ ngựa được biết đến là loài có khả năng ngụy trang rất giỏi. Chúng có thể biến màu để thích nghi và hòa lẫn với môi trường xung quanh. Một số loài có hình dáng cơ thể đặc biệt làm cho chúng trông giống như lá hoặc các nhánh, cành cây, thậm chí là một bông hoa. Đầu hình tam giác, có thể quay nhiều hướng nên tầm quan sát rất rộng. Râu đầu hình lông cứng. Mắt kép lồi to, có 2 mắt đơn ở đỉnh đầu. Mắt kép được ghép bởi nhiều tế bào thị giác khác nhau giúp chúng có thể nhìn từ khoảng cách rất xa. Chúng có thể quay đầu 180 độ, tức nửa vòng tròn mà vẫn an toàn.
Thức ăn và săn mồi
Con non và trưởng thành đều ăn thịt các loài côn trùng nhỏ khác như ruồi, bướm, ấu trùng, bọ cánh, ong, gián, v.v... Con trưởng thành thậm chí còn ăn cả chim nhỏ, thằn lằn, rắn, chuột. Bọ ngựa thường treo mình lơ lửng trên thân cây hay cành lá chờ con mồi đi ngang qua, rồi dùng hai chân trước có gai nhọn bắt và kẹp con mồi lại (hành động này diễn ra rất nhanh), con mồi sẽ không chết ngay và bọ ngựa ăn dần con mồi khi mồi vẫn còn sống. Đây cũng là điều đặc biệt của bọ ngựa, bọ ngựa không bao giờ ăn những con mồi đã chết.
Sinh sản
Bọ ngựa cái được trời phú cho tốc độ và sức mạnh. Nó cũng là kẻ săn mồi phàm ăn, hung ác đối với các côn trùng khác và thậm chí còn tàn độc hơn với bọ ngựa đực.
Bọ ngựa đực rình lúc bọ ngựa cái (thường to lớn hơn nó) đã đánh chén con mồi để giao phối. Lí do vì, ở loài sinh vật này, khi cá thể cái no bụng, nó thường cư xử tốt hơn với bạn tình. Bọ ngựa đực leo lên lưng bọ ngựa cái và bắt đầu quá trình giao phối, bơm tinh trùng vào bụng bạn tình. Trong khi đó, bọ ngựa cái chờ đợi một cách kiên nhẫn, đầy thèm thuồng sắp được chén thịt.
Trong khi đang giao phối, bọ ngựa cái đột ngột ăn ngấu nghiến đầu bọ ngựa đực. Hành vi giao phối không vì thế mà ngưng lại. Việc bọ ngựa đực sắp chết thậm chí còn gia tăng tốc độ bơm tinh trùng sang con cái.
Khi đã nhận đủ thứ mình cần, bọ ngựa cái rũ bỏ phần còn lại của bạn tình. Đối với bọ ngựa đực, cái chết này không hẳn là số phận bị đát, mà được coi là chiến thắng vẻ vang, khi các con giống của nó có cơ hội được thụ tinh. Kết quả của cuộc giao phối là sẽ là hàng trăm quả trứng được bọ ngựa cái đẻ ra và ấp nở.
Trong tự nhiên, bọ ngựa đực bị con cái ăn thịt trong khoảng 13 - 28% số lần giao phối. Vào mùa sinh sản, số con đực trở thành bữa ăn của con cái lên đến 63%. Theo kết quả nghiên cứu, bọ ngựa cái ăn thịt bạn tình đẻ nhiều trứng hơn. Hành vi này cũng góp phần tăng đáng kể sự hy sinh của bọ ngựa bố cho con non.
Các nhà khoa học sử dụng đối tượng nghiên cứu là loài bọ ngựa Tenodera sinensis. Họ cho bọ ngựa đực ăn thịt dế chứa nhiều amino axit, dưỡng chất tạo nên mọi protein trong cơ thể.
Sau đó, con đực được cho giao phối với con cái. Tình trạng ăn thịt sau khi giao phối diễn ra ở một nửa trong số 20 cặp, một nửa còn lại được các nhà khoa học can thiệp kịp thời. Nhóm nghiên cứu theo dõi lượng amino axit của con đực lưu lại trong cơ thể con cái và trứng do chúng đẻ ra.
Họ nhận thấy trứng và các mô sinh sản của con cái ăn thịt bạn tình chứa lượng amino axit cao hơn đáng kể so với con cái không thực hiện hành vi này. Khoảng 89% amino axit từ con đực bị ăn thịt tồn tại ở con cái. Những con đực may mắn sống sót chỉ truyền 25% amino axit sang con cái thông qua xuất tinh.
Lượng trứng do bọ ngựa cái đẻ ra sau khi ăn thịt bạn tình cũng tăng lên, cho thấy hành vi giúp tăng cường khả năng sinh sản. Con cái ăn thịt bạn tình đẻ trung bình hơn 88 trứng, cao hơn 2,5 lần so với con cái không thực hiện hành vi (37,5 trứng).
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA CÁ NGỰA
Đặc điểm
Cá ngựa hay còn gọi là hải mã, là động vật thường sống ở đại dương, các vùng biển nhiệt đới, chúng thường tập trung ở các vị trí vùng ven bờ, nơi có vực nước nông và trong. Đặc biệt, tại các vùng này cũng là nơi tập trung của nhiều san hô và tảo biển sinh sống. Cá ngựa có kích thước trung bình khoảng từ 1,5cm đến 3,5cm. Cá Ngựa có thân dẹp bên, cao, phần bụng phình ra. Thân có khoảng 12 đốt xương vòng có 4 cạnh. Phần đuôi thường uốn cong lên. Phần đầu hơi nghiêng hợp với trục thân thành góc nhọn hay đôi khi góc vuông. Cá có đầu giống như đầu Ngựa. Có nhiều mấu lồi và gai nhọn trên đầu và trên các vòng xương của thân và đuôi. Mõm cá hình ống và miệng rất nhỏ trước cùng, bán kính hút mồi là 1mm, cá không có răng. Vây lưng nằm gữa phần thân và phần đuôi, khá phát triển, gốc vây gồ cao. Vây ngực ngắn và rộng. Vây hậu môn rất nhỏ. Cá không có gai và tia vây không phân nhánh. Ở cá đực phía trước bụng có túi ấp trứng do hai nếp da hình thành. Miệng túi ở gần hậu môn.
Tập Tính
Tất cả các loài cá ngựa đều có tập tính sống đáy hay gần đáy. Trong trường hợp thiếu thức ăn cá mới di chuyển lên tầng mặt kiếm ăn. Cá trưởng thành thường sống đơn độc và ít di chuyển. Chúng dùng đuôi cuốn chặc nhánh cây cỏ để giữ cho thân thẳng đứng. Tuy nhiên, cá con thường di chuyển và cá ngựa nói chung có thể di cư theo mùa.
Cá ngựa là loài cá vây rộng nhiệt. Tuy nhiên khi sự thay đổi nhiệt độ nước đột ngột thì có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng, phát triển và tuổi thọ của chúng. Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tập tính sinh sản của cá. Cá ngựa cũng rất rộng muối. Chúng có thể sống trong nước biển có độ mặn dao động từ 9-37%o. Song, tuỳ từng loài và giai đoạn khác nhau mà phạm vi độ mặn thích hợp có thể thay đổi, độ mặn thích hợp mà con non có thể sống được là 15%o. Trong khi đó con trưởng thành là 6%o.
Yêu cầu về oxy của cá ngựa, cũng khá lớn nhất là trong thời gian trứng nở. Mức oxy thấp nhất là 3ppm. Tuy cá ngựa sống đáy, song, chúng cũng cần ánh sáng cho sự sinh trưởng và phát triển. Cường độ ánh sáng cực thuận trong khoảng 1.000-10.000lux. Ánh sáng quá mạnh hay quá yếu sẽ ảnh hưởng đến cá. Ví dụ: Cá sẽ bị mù nếu nuôi trong ao tối vài ngày.
Săn mồi
Cá ngựa con (2-4 tháng tuổi) rất ham ăn. Chúng có thể bắt mồi suốt ngày, ngay cả khi no, chúng cũng thường xuyên nút những con Artemia sống để sau đó nhả ra với Artemia bị nhay nữa chừng.
Phương thức bắt mồi của cá ngựa khá đa dạng bao gồm ăn nổi, ăn đáy, và ăn cả mồi bám vào cây cỏ hay thành bể. Khi phát hiện mồi, trục đầu của cá thường tạo với mồi một góc 30-45O để làm tư thế chuẩn bị bắt mồi. Sở hữu hình dạng độc đáo là đầu giống con ngựa với chiếc vòi nhỏ dài giúp chúng di chuyển mà không tạo ra gợn sóng, nhờ vậy dễ dàng tiến lại gần con mồi ở khoảng cách một milimet mà không lo bị chúng phát hiện. Lúc này, vòi cá ngựa sẽ đảm nhiệm chức năng vươn ra và hút con mồi vào trong. Thế là có thể no say đánh chén dễ dàng rồi.Nếu gặp phải con mồi không thích hợp, chúng sẽ nhả trở lại. Tần số bắt mồi của chúng khá lớn, khi cho ăn trong vòng 5 phút chúng bắt 10-15 lần. Một quan sát khác cho thấy một con cá ngựa 14 ngày tuổi có khả năng ăn 3.600 con ấu trùng Artemia trong vòng 10 giờ. Nhịp độ thải phân cũng nhanh với khoảng 25-35 phút/ lần.
Sinh sản
Cá ngựa là loài phân tính. Cá ngựa sau khoảng một năm tuổi có thể thành thục và tham gia sinh sản lần đầu trong điều kiện cực thuận, chúng có thể thành thục sau 100 ngày nuôi. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loài khác nhau mà kích cỡ của cá sinh sản lần đầu tiên cũng khác nhau.
Cá ngựa có thể đẻ quanh năm, tuy nhiên chúng cũng thường sinh sản tập trung theo mùa khác nhau tùy từng loại. Cá ngựa đen H.kuta sinh sản rộ vào tháng 9-10 và tháng 12; cá ngựa chấm H.trimaculatus từ tháng 5-11. Nói chung, vào mùa sinh sản của cá ngựa phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ nước. Nhiệt độ 26-28 OC cá sẽ sinh sản đạt đỉnh cao.
Sự phát triển của buồng trứng cá cái cũng trải qua 6 giai đoạn và đạt đến giai đoạn mà kích thước đạt tối đa, hạt trứng rời nhau, có màu đỏ cam và bên ngoài có những hạt dầu màu đỏ sáng bao bọc và kích cỡ trung bình trên 0,33mm là lúc cá sẵn sàng đẻ trứng.
Tập tính sinh sản ở cá ngựa rất đặc biệt. nếu như các loài khác con cái sẽ đảm nhiệm trọng trách sinh sản thì cá ngựa lại khác. Cá ngựa đực làm nhiệm vụ mang thai và sinh con.
Việc con đực mang thai là một quá trình phức tạp chỉ có duy nhất trong gia đình cá Syngnathidae, bao gồm cá chìa vôi, cá ngựa và rồng biển.
Sau khi thành thục, cá cái sẽ chuyển trứng sang buồng chứa trứng của cá đực ở dưới bụng để ấp. Hoạt động chuyển trứng cũng khá phức tạp và đôi khi không thàng công do cá cái chưa thành thục chín mùi hay trứng bị rơi ra ngoài trong quá trình chuyển trứng. Vào mùa sinh sản cá đực và cá cái gặp nhau, chúng sẽ gặp nhau theo trục cơ thể, cá đực sẽ dùng đuôi cuốn vào thân hay đuôi con cá cái di chuyển ngược dọc đáy bể rồi hướng thẳng lên nhiều lần nếu ở điều kiện nuôi. Thời gian tiếp xúc nhau kéo dài 30 phút đến một giờ rưỡi. Trong quá trình ấy, cả cá đực lẫn cá cái, sẽ chuyển sang màu trắng.
Cá đực sẽ uốn cong ngược thân để mở túi ấp cho cá cái chuyển sang túi chứa trứng của nó, con đực sau đó xuất tinh vào túi ấp để thụ tinh cho trứng.Sau khi con cái đẻ trứng chưa thụ tinh vào túi con đực, vỏ ngoài của trứng vỡ ra. Tinh trùng của con đực sẽ bao quanh trứng. Sau khi thụ tinh, con đực làm nhiệm vụ điều khiển môi trường sống của phôi trong túi ấp. Nó sẽ giữ máu lưu thông quanh phôi, kiểm soát nồng độ muối trong túi ấp, cung cấp ôxi và chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của con non qua một cơ quan giống nhau thai cho đến khi sinh.
Quá trình phát triển phôi trải qua 8 giai đoạn từ lúc thụ tinh đến khi nở. Tùy điều kiện nhiệt độ mà thời gian ấp trứng có thể dài hay ngắn. Trứng cá ngựa chấm, khi nhiệt độ 22,5 OC trứng sẽ nở sau 19 ngày, ở 24 OC sẽ nở sau 16 ngày và ở 28,5OC sẽ nở sau 11 ngày. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình ấp trứng là 28-30OC.
Sau khi trứng nở trong túi chứa của cá đực, cá đực bắt đầu đẻ con. Để phóng thích cá con, cá đực sẽ uốn cong thân để mở túi ấp và co thắt túi. Cùng với quá trình này, cá cũng chuyển sang màu trắng như lúc chuyển - nhận trứng. Cá không đẻ đồng loạt mà theo từng đợt 3-5 con đến 20-30 con. Thời gian cá đẻ xong trong vòng một ngày đêm. Cá con mới đẻ có hình dạng tương tự như cá trưởng thành, có khả năng bơi lội bắt mồi ngay, có tính hướng quang mạnh.
Cá ngựa là loài sống chung thủy theo đôi trong suốt một mùa sinh sản. Đối với phương thức này, nếu tỉ lệ giới tính là tương đương thì sẽ không có cạnh tranh giữa các con cái vì số lượng con đực đã đủ để kết đôi. Khi sống thành cặp, cá ngựa thường giao phối vào sáng sớm hoặc đôi khi vào chập tối để củng cố thêm mối quan hệ của chúng. Phần thời gian còn lại chúng dành cho việc tìm thức ăn.
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA ONG
Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Ong sống theo đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000 – 50.000 con, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non... và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,...
Ong, giống như kiến, là một dạng đặc biệt của ong bắp cày. Tổ tiên của ong là ong bắp cày trong họ Crabronidae, và do đó chúng là loài săn các côn trùng khác. Sự thay đổi từ con mồi côn trùng sang phấn hoa có thể là kết quả của việc tiêu thụ các con mồi côn trùng mà các con mồi này cũng có mặt trong hoa và một phần của chúng bị dính phấn hoa khi chúng làm thức ăn cho ấu trùng của ong bắp cày. Tính mới ở ong đó là "sự biệt hóa" là một nhóm chuyên làm việc thụ phấn, với những thay đổi về vật lý và ứng xử đã làm tăng khả năng thụ phấn đặc biệt của chúng, và nhìn chung chúng làm công việc này hiệu quả hơn so với bất kỳ loài côn trùng thụ phấn nào khác như bọ cánh cứng, ruồi, bướm và ong bắp cày phấn hoa.
Trong các loài ong, quan trọng nhất là Ong Mật vì chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Chủng ta hãy cùng bắt đầu tìm hiểu về loài ong mật này.
HÌNH DẠNG CỦA ONG MẬT
Cơ thể ong, giống như các loài côn trùng khác, có thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Phần bụng có chứa một bao tử đặc biệt dùng để chứa mật hoa. Toàn thân chúng có rất nhiều lông vì vậy những phấn hoa có thể bám vào cơ thể chúng rất nhiều. Màu sắc của ong mật thì từ đen tới nâu nhạt.
Phần đầu
Được cấu tạo từ 4 bộ phận nhỏ: chân trước, hàm to, hàm nhỏ, môi dưới. Ong dùng hàm trên để cắn các vật cứng khi mở rộng cửa tổ, cân nắp lỗ tổ chứa mật, vít nắp, nghiền phấn hoa. Phần môi dưới là do một đôi hàm nhỏ kết hợp lại mà thành. Lưỡi của ong như là chiếc ống hút có nhiều lông tơ dùng để hút nước, mật hoa và mật (ong) vào miệng. Chiếc lưỡi rất uyển chuyển, nằm ngoài đầu của con ong, có thể co giãn dài ngắn, di động khắp mọi phương. Ong hút mật bằng lưỡi và chuyển xuống dưới bụng qua đường miệng, nó được sử dụng ngược lại khi về tổ nhả mật ra nuôi các con ong khác. Đôi râu phía trước phần đầu của ong là một cơ quan cảm giác rất nhạy bén, dùng để phân biệt mùi vị và xác định dao động sóng trong không gian. Ong có 5 con mắt, gồm có một đôi mắt kép to thuộc lọai đa tròng, với hàng ngàn tròng, nằm ở hai góc chêch ngay hai bên mặt. Giữa hai mắt này có 3 mắt đơn nằm theo hình tam giác. Mắt kép dùng để quan sát các động tĩnh, tìm hoa, hướng bay và phân biệt màu sắc các loài hoa.
Phần ngực
Ong có hai đôi cánh, cánh trước dày và to hơn. Đôi cánh ở hai bên góc do các móc nhỏ liên kết tạo thành. Cánh ong rất phù hợp cho việc bay xa và nhanh, đồng thời nó còn có tác dụng vận chuyển “hàng hóa”. Khi chúng bay hai cặp cánh này dính lại với nhau bởi một màng móc nhỏ ngoài rìa trên cặp cánh trước. Ngoài ra, phần ngực còn có 3 đôi chân đặc biệt. Mỗi chân có năm khớp, cộng thêm những khúc nhỏ tạo thành bàn chân. Ong thợ dùng những đôi chân này để lau sạch các phấn hoa trên người và cầm giữ chất sáp. Bề ngoài của cặp chân sau có một vùng phẳng chung quanh là những sợi lông dài và cong. Vùng phẳng này được gọi là giỏ phấn, dùng để mang những phấn hoa về. Những sợi lông dài ở bề mặt trong có thể lấy phấn trên cơ thể và bỏ vào “giỏ” đem về tổ. Chân sau có rất ít các vết xước hình chữ V, dùng để làm sạch râu trên đầu. Khi con ong thợ bay về tổ, chúng đặt cặp chân sau này vào trong phòng lục giác và phủi phấn hoa vào đây, một con ong thợ khác sẽ dùng đầu để ủi những phấn hoa này xuống dưới đáy phòng.
Phần bụng
Chủ yếu là để bảo vệ các cơ quan nội tạng, gồm 6 đốt và nối với phần ngực qua đốt chuyển tiếp, riêng bụng ong đực có 7 đốt. Các đốt bụng được nối với nhau bằng các màng kitin mỏng do vậy ong có thể thay đổi được thể tích bụng, ở ong thợ đốt bụng số 2 và 3 có các lỗ thở ở bên cạnh, 4 đốt bụng cuối mỗi đốt có 1 đôi tuyến sáp. Ở giữa đốt bụng 5 và 6 có tuyến Naxonop, tuyến này tiết ra hương vị đặc trưng mỗi đàn ong. Riêng ở ong chúa, tuyến này rất phát triển và tiết ra feromol đặc trưng để điều khiển mọi hoạt động của đàn.
Ở phần cuối bụng ong thợ có cơ quan tự vệ là ngòi chích. Những hạch nhỏ trong ngòi chích này sẽ sản xuất ra một chất hóa học giống như nọc độc. Ngòi chích của những con ong thợ rất thẳng và kèm theo móc câu. Khi ngòi chích cắm vào thịt, những móc câu sẽ bám chặt vào thịt và ngòi chích sẽ bị kéo ra khỏi cơ thể con ong. Con ong thợ sẽ chết không bao lâu sau khi mất ngòi chích. Ngòi chích của ong chúa trơn láng nhưng cong cong, chỉ dùng để giết những con ong chúa khác, ong chúa không mất luôn ngòi chích như ong thợ. Ong đực không có ngòi chích. Nếu đầu châm nọc này không hoạt động thì được thu gọn trong phần bụng.
TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CỦA ONG MẬT
Ong sống trong xã hội trật tự được phân công công việc rõ ràng và tổ chức vô cùng nghiêm khắc. Là loài côn trùng có sức mạnh đòan kết lớn. Trong một tổ ong luôn có 3 loại ong được phân công việc khác nhau: Ong Chúa, Ong Thợ, Ong Đực.
Ong Chúa
Là ong cái duy nhất trong đàn ong làm nhiệm vụ sinh sản, là trung tâm lãnh đạo tối cao trong việc sắp xếp tất cả các công việc trong đàn của mình. Ong Chúa sống trong một khu riêng do Ong Thợ xây dựng. Ong Chúa là con ong lớn nhất trong tổ, dài và to hơn các ong đực, có cuộc sống kéo dài khoảng từ 3 đến 5 năm.
Ong chúa có cánh ngắn, bụng thon dài cân đối, bên trong chứa 2 buồng trứng phát triển, lưng-ngực rộng, toàn thân có màu đen hoặc nâu đen, chúa tơ có 1 lớp lông tơ mịn phủ khắp cơ thể. Khối lượng cơ thể ong chúa mới nở tỷ lệ thuận với chiều dài và số lượng ống trứng.
Sau khi nở từ trứng đã được thụ tinh, ấu trùng ong chúa được ong thợ nuôi dưỡng liên tục bằng 1 loại thức ăn đặc biệt (sữa ong chúa), ấu trùng lớn rất nhanh và mầm mấm buồng trứng trong ấu trùng cũng đã phát triển rất mạnh. Thời gian phát triển từ trứng đến khi trưởng thành của ong chúa là 16 ngày: giai đoạn trứng-3 ngày, giai đoạn ấu trùng-5 ngày, giai đoạn nhộng-5 ngày và trưởng thành.
Ong chúa mới nở cơ thể to, mập mạp nhưng sau 2-3 ngày ong chúa bị ong thợ hạn chế khẩu phần thức ăn để cơ thể giảm bớt khối lượng, thon gọn chuẩn bị cho những chuyến bay giao phối:
-Khi ong chúa nở được 1-2 ngày, ong thợ sẽ rèn luyện cơ bằng cách rung lưng, lắc cánh, đuổi cho ong chúa chạy nhiều lần.
-Từ 3-5 ngày ong chúa tập bay định hướng cửa tổ, mỗi lần bay 3-5 phút vào lúc 3-5h chiều, lúc trời lặn gió, nắng đẹp.
-Từ 5-8 ngày, ong chúa bay đi giao phối với ong đực, số lần bay từ 1-3 lần, mỗi lần bay 20-25 phút vào buổi chiều lúc trời không có gió, nắng đẹp.
Bên cạnh nhiệm vụ duy trì nòi giống thì ong chúa còn có vai trò duy trì sự ổn định và phát triển của cả đàn ong do ong chúa tiết ra một chất đặc biệt gọi là “chất chúa” mà khoa học gọi là feromol. Một con ong chúa có thể tiết ra 30 loại khác nhau phù hợp với từng mục đích khác nhau. Ví dụ như: feromol kiềm hãm sự phát triển buồng trứng ong thợ, feromol hấp dẫn ong đực, feromol kích thích ong thợ tích lũy thức ăn, ngăn cản bản năng xây mũ chúa của ong thợ….
Chất Feromol tác động theo 2 con đường:
-Tác động lên các thụ quan chuyển hóa như khứu giác, vị giác…
-Một số xâm nhập qua da, bề mặt cơ quan hô hấp, thành ống tiêu hóa…Khi ong chúa còn sung sức, feromol tiết ra nhiều, ong thợ khi chải chuốt cho ong chúa, mớm cho ong chúa ăn thì feromol được truyền từ ong chúa sang ong thợ và ong thợ đi lại cọ sát nhau, mùi chùa tỏa ra khắp tổ. Đó chính là tín hiệu báo cho cả đàn nhận ra sự có mặt của ong chúa.
Ong chúa càng già thì feromol càng giảm. Đàn ong mất chúa thì feromol không còn nữa, lúc này ong thợ sẽ xây mũ chúa cấp tạo (Khi chúa mất đột ngột, ong thợ sẽ khẩn cấp chọn những ấu trùng ong thợ dưới 3 ngày tuổi để nuôi dưỡng thành chúa, chúng sẽ cơi nới rộng những lỗ tổ đó ra và bón sữa chúa vào để bồi dục thành chúa, chúa ra đời trong hoàn cảnh này chất lượng kém). Feromol hình thành ngày cả khi ấu trùng chúa nằm trong mũ chúa vì vậy mới có sức hấp dẫn ong thợ bu đến chăm sóc.
Ong Đực
Trong đàn ong, Ong Đực chi chiếm 1-2%, to hơn Ong Thợ một chút, cơ thể màu đen, có nhiều lông dài, cánh dài, đốt bụng cuối bằng và không có vòi tiêm nọc, cũng không có túi đựng phấn hoa, sống trong đàn ong mà không làm gì cả, nhiệm vụ duy nhất của nó là giao phối với Ong Chúa. Tuy nhiên những con ong Đực này chỉ giao phối với những con ong chúa ở tổ khác chứ không phải tổ của mình. Ong đực chỉ có trong mùa hè và phải nhờ sự nuôi nấng của ong thợ vì lưỡi hút của chúng rất ngắn không thể tự nuôi thân.
“Hôn nhân” diễn ra trên không trung, những con nào bay nhanh và khỏe mới được giao phối với Ong Chúa. Sau khi giao phối Ong Đực sẽ bị chết, đời sống của Ong Đực bình quân kéo dài 3 tháng. Bầy ong chỉ cho Ong Đực sống trong tổ đến mùa thu, sau đó sẽ đuổi đi hoặc Ong Thợ sẽ giết chết Ong Đực để tiết kiệm thức ăn trong mùa đông cho đàn ong. Nói tóm lại, Ong Đực có một cuộc sống bi thương trong bầy đàn. Chỉ được coi là công cụ để duy trì nòi giống.
Trong điều kiện phải thay thế chúa gấp mà không kịp sản sinh ra ong đực thì đàn ong sẽ chăm sóc nuôi dưỡng những con ong “đực lưu” (ong đực tồn tại trong đàn quá lứa) một cách tốt nhất để có thể giao phối được.
Ong Thợ
Chiếm khoảng trên 98% số lượng trong đàn, ngoại hình nhỏ nhất, thân có màu đen, bụng nhọn có những vách khoanh màu vàng xen kẽ và có ngòi đốt. Là ong cái nhưng không thể sinh trứng, do trong giai đoạn ấu trùng chúng chỉ được ong thợ nuôi bằng “sữa ong chúa” 3 ngày đầu với số lượng rất hạn chế, sau đó chỉ nuối bằng hỗn hợp mật hoa-phấn hoa nên buồng trứng phát triển không hoàn thiện, chỉ có trong trường hợp đặc biệt mới có thể sinh trứng. Nhiệm vụ của nó là ra ngoài tìm phấn hoa và hút mật, chăm sóc ấu trùng do Ong Chúa đẻ ra. Xây tổ và chăm sóc Ong Chúa. Đồng thời còn kiêm nhiệm chức giữ gìn trật tự và luật lệ trong bầy.
Tuổi thọ của Ong Thợ thường kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Cùng với sự sinh ra rồi trưởng thành theo quy luật thì các công việc của chúng được sắp xếp và tuân thủ một các nghiêm túc theo các quy tắc. Sự phân công công việc căn cứ vào ngày sinh của chúng, gọi là “phân công công việc theo ngày tuổi”.
-Những con Ong Thợ sau khi sinh 3 ngày thì cơ thế chưa hoàn toàn trưởng thành. Chỉ có thể phụ trách các công việc nhẹ nhàng: làm vệ sinh các ô tổ mới có các ong non ra đời, đồng thời làm nhiệm vụ bảo ôn (quạt thông khí và điều hòa nhiệt độ trong tổ).
-Thời gian từ 4 ngày đến 9 ngày tuổi, các cơ quan trên phần đầu lần lượt phát triển. Lúc này đã trở thành ong tuổi “thành niên”. Từ 10 ngày đến 16 ngày, các cơ quan chức năng sinh dục và nuôi con dần biến mất và phần bụng phát triển phình ra, hạch tiết sữa phát triển, ong thợ ăn mật và phấn hoa để tạo sữa nuôi ấu trùng tuổi nhỏ và nuôi ong chúa (do đó gọi là sữa ong chúa).
-Từ 17 đến 19 ngày, tuyến sữa teo đi, ong thợ trở thành công nhân làm mật, phụ trách việc “gia công chế biến” mật hoa thành mật ong. Đồng thời tuyến sáp phát triển, lúc này ong thợ lại đảm đang việc xây cất tổ và ra ngoài tập bay, nhận diện cửa tổ để chuẩn bị làm việc bên ngoài. Ngoài ra còn phụ trách canh gác, tiếp nhận mật, phấn, và duy trì nhiệt độ bên trong tổ.
-Khi hoàn thành các công việc trong tổ, ngoài 20 ngày tuổi trở ra ong thợ phải bay ra khỏi tổ và cần mẫn tìm mật và phấn hoa. Những chú ong thợ này làm việc không biết mệt mỏi đến khi cánh bị rách rồi rơi xuống mặt đất mà chết hoặc già rồi chết đi. Cho nên ong thợ luôn là một tấm gương cho cuộc đời lao động không ngừng nghỉ.
Trứng ong
Trứng ong nhỏ như đầu kim, màu trắng và có hình dáng giống như trái lê, có đầu to nhỏ khác nhau, đầu nhỏ dính xuống đáy lỗ tổ sau phát triển thành bụng ong. Giai đoạn trứng kéo dài 3 ngày:
-Ngày đầu tiên ở tư thế đứng (gần 90o)
-Ngày thứ 2 trứng ở tư thế nghiêng (45o)
-Ngày thứ 3 trứng ở tư thế ngang và nở thành ấu trùng.
Ấu trùng ong
Có hình lưỡi liềm, càng lớn ấu trùng có hình vành khuyên. Trong 3 ngày đầu ấu trùng ong thợ được ăn sữa chúa sau đó phải ăn lương ong (mật+phấn). Trong giai đoạn này ấu trùng được ong thợ bón liên tục khoảng 1.000-1.300 lần 1 ngày đêm, trong 5 ngày ăn hết 20g thức ăn do vậy ấu trùng lớn rất nhanh. Giai đoạn này kéo dài 5 ngày và qua 4 lần lột xác, đến cuối ngày thứ 5, ong thợ vít nắp ấu trùng lại, sau khi vít nắp các cơ quan bên trong của ấu trùng chuyển hóa rất mạnh.
Nhộng ong
Thuộc loại nhộng trần. Đầu tiên nhộng có màu trắng sau biến thành màu trắng sữa rồi thành màu hồng nhạt. Ở giai đoạn này nhộng nhìn bề ngoài giống như ấu trùng nhưng bên trong lớp da của nhộng đang hình thành rõ dần các chân, phần đầu và các cơ quan bên trong. Quá trình phát triển đó được diễn ra dần dần ở trong lỗ vít nắp, trước khi nở ra khỏi lỗ vít nhộng lột xác lần nữa để thành ong trưởng thành. Giai đoạn nhộng của ong thợ kéo dài 11 ngày.
NGÔI NHÀ CỦA LOÀI ONG
Tổ ong mật thường xây ở những nơi được bao che như bọng cây hoặc hốc đá.Tổ ong được hình thành từ rất nhiều phòng nhỏ hình lục giác làm bằng sáp nằm sát nhau. Những con ong thợ cũng đi lấy một số các nhựa cây mang về để sửa những chỗ nứt ở tổ của chúng. Keo ong được ong tạo ra từ nhựa, cao thơm và mủ cây. Một số loài sử dụng keo ong để hàn trám vết nứt trong tổ. Ong ruồi đỏ sử dụng keo ong để bảo vệ chống kiến bằng cách phủ các nhánh, từ đó tổ chúng lơ lửng, tạo ra một hào kết dính.
Tổ ong do ong mật làm thành có thể kết rất dài. Ong sẽ phân ra từng khu vực để nuôi dưỡng ong nhỏ cho thế hệ sau, khu vực khác thì để lưu trữ thức ăn. Những khoang phía trên và hai bên của tổ ong là nơi lưu giữ mật. Các khoang ở giữa là để lưu trữ phấn hoa. Phòng chính giữa là nơi nuôi dưỡng các ong ấu trùng. Có một số phòng cho các ong đực ở phía chếch của tổ. Góc chếch phía dưới tổ là nơi ngự trị của ong chúa. Tùy vào thời gian các phòng nhỏ này sẽ được sử dụng ra sao, ví như trong suốt mùa xuân và mùa hè, đa số các phòng sẽ được dùng đế chứa trứng hay các ong nhỏ, nhưng khi đến mùa thu thì sự sinh sản sẽ bị ngưng trệ để có nhiều hộp chứa mật tiêu thụ cho suốt mùa đông lạnh giá.
Để bảo vệ tổ, luôn có những chú ong canh gác cẩn mật đường vào tổ, vì loài nào hầu như cũng khoái cướp số mật trong tố đó hết, ngay cả với những loại ong khác. Để nhận biết con ong nào cùng tổ, ong của mỗi tố có một mùi đặc biệt khác nhau. Những con ong canh gác trở nên rất hung dữ khi cảm thấy tổ bị kẻ thù đe dọa. Khi kẻ thù quá mạnh và chúng cần sự tiếp sức, những con ong này sẽ tiết ra một chất hóa học đặc biệt (pheromone) để báo động tới những con ong khác trong tổ bay ra ứng chiến và tiếp sức.
SINH SẢN
Cũng như các côn trùng khác trong bộ cánh màng thì ong mật thuộc loại biến thái hoàn toàn, vòng đời qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và ong trưởng thành.
Trong đời sổng xã hội của loài ong, chúng phân biệt một cách rành rọt công việc và cuộc sống của từng loại. 3 loại ong khác nhau ra đời thì có 3 nơi ở khác nhau và thức ăn cũng khác nhau. Sự phân giới tính của loài ong là một phương pháp rất đặc biệt khác thường. Sự khác nhau giữa ong đực và ong cái là do những trứng có tinh dịch và những trứng không có tinh dịch mà thành. Những trứng có tinh dịch nhả vô thì nở thành ong chúa và ong thợ (là các ong cái), những trứng không có tinh dịch thì nở ra ong đực. Tốc độ đẻ trứng của ong chúa cực kỳ nhanh, mà vị trí đẻ trứng cũng rất chính xác,một ngày có thể sinh ra từ 2000 đến 3000 trứng. Một ong chúa có thể đẻ khoảng 1 triệu trứng trong đời sống khỏang 5 năm tuổi thọ.
Vào mùa chúa tơ đi giao phối thì có rất nhiều ong đực trong cùng khu vực có bán kính 5-8km bay đến điểm “hội tụ” để giao phối. Khi chúa tơ bay đi giao phối, nhờ có feromol dẫn dụ mà lôi kéo được ong đực cùng đi, ngày bản thân ong đực cũng tiết ra feromol để hấp dẫn nhau bay đến một vùng gọi là “vùng hội tụ ong đực” tạo ra một “đám mây ong đực” có đến hàng nghìn con. Ong Chúa giao phối với những con Ong Đực bay nhanh nhất và khỏe nhất ở trên không để duy trì và bảo vệ nòi giống (khoảng 15-30 con). Khi giao tình với những con ong đực, ong chúa chứa những tinh trùng này ở một bọc trong bụng. Ong Chúa có khả năng kiểm soát bọc tinh trùng này như ý muốn. Sau những chuyến bay thành công, ong chúa về tổ mang theo dấu hiệu giao phối là ở cuối bụng có màu trắng nâu hình sợi. Sau khi giao phối từ 2-3 ngày Ong Chúa sẽ bắt đầu sinh. Vòi dẫn trứng sẽ hình thành một cái gai để thành vũ khí phòng ngự. Yết hầu của các con ong thợ lúc này sẽ tiết ra sữa để cung cấp cho ong chúa để thúc đẩy ong chúa sinh bọc trứng với số lượng nhiều. Do có quan hệ qua lại mật thiết này nên xã hội loài ong luôn làm cho con người khâm phục về tinh thần đoàn kết.
Tùy theo nhu cầu cần sinh ra ong thợ hay ong đực, các con ong thợ sẽ xây phòng chứa trứng khác nhau. Nếu cần sinh ra ong thợ, chúng sẽ xây những ô hình lục giác của ong thợ, do nơi ở của ong thợ nhỏ hơn so với phần đuôi của ong chúa, nên ong chúa bị ép bởi phần tổ ong sẽ chảy ra dịch, kết hợp với trứng để tạo thành trứng có chứa tinh dịch. Nếu ong chúa đẻ ở phần chếch phía trên tổ ong thì trứng không chứa tinh dịch vì bụng ong không bị đè nén. Những trứng này sẽ nở ra ong đực.
Khoảng ba ngày sau khi sinh thì trứng nở thành ấu trùng bé xíu (Larva). Những ong thợ sẽ tiết ra một chất sền sệt từ các hạch trên đầu gọi là sữa ong chúa để nuôi ấu trùng trong 3 ngày đầu. Sau đó ấu trùng được nuôi bằng thức ăn của ong trưởng thành là mật ong trộn với phấn hoa. Ong thợ dùng sáp để đóng kín những phòng chứa trứng nở trong vòng 5 ngày đầu, sau 5 ngày này ấu trùng sẽ biến dạng đổi hình thành những con ong non và trở thành ong. Mất khoảng 19-21 ngày để ong thợ trưởng thành và cắn vỏ sáp chui ra khỏi phòng, trong khi đó mất khoảng 23-24 ngày cho các chàng ong đực trưởng thành.
Trong điều kiện tổ ong cần một con ong chúa khác khi ong chúa đương thời trở nên già yếu hoặc chết hoặc đôi khi ong chúa đương thời vì một lý do nào đó không thích cái tổ hiện tại, bỏ đi và mang theo một số ong thợ. Các nàng ong thợ của tổ cũ bèn lựa vài con ấu trùng để nuôi thành ong chúa, bằng cách nào những ấu trùng này được lựa chọn hãy còn là một đề tài để tìm hiểu. Những ấu trùng được lựa chọn sau đó có chế độ dinh dưỡng đặc biệt bằng sữa ong chúa cho đến khi lớn cho nên sinh trưởng và phát dục nhanh chóng. Những phòng nuôi ấu trùng ong chúa được gọi là “mũ chúa”. Trong khi đó những nàng ong thợ khác thì bận rộn xây phòng mới cho nàng ong chúa tương lai. Phòng của ong chúa nhìn giống như nửa cái vỏ lạc treo tòng teng trong tổ. Mất 5 ngày rưỡi cho ấu trùng thành ong chúa non và 16 ngày để thành ong chúa trưởng thành.
Sau khi bò ra khỏi căn phòng đặc biệt, ong chúa sẽ tự ăn mật để lấy sức. Trong trường hợp có nhiều mũ chúa thì con ong chúa nào ra khỏi phòng trước sẽ đi đến những mũ chúa còn lại để tiêu diệt những con ong chúa khác giành vị trí vương quyền của mình. Sau khi giết xong kẻ giành ngôi thì nàng ong chúa mới bay ra khỏi tổ để giao tình với những chàng ong đực.
Khi các con ong trong đàn chết, ong thợ sẽ thu gom xác và làm các công việc chôn cất sau đó mang xác ra khỏi tổ. Những con ong thông thái trong tổ sẽ đảm nhiệm vai trò an ninh, loại bỏ những con ong bị ốm hay các con ong đực dư thừa khi xảy ra nạn đói. Loài ong có khả năng xác định ong bị bệnh bằng khứu giác và kịp thời loại bỏ chúng khỏi tổ. Ong chết được đưa ra ngoài và cách ly khỏi mật ong và ấu trùng. Các con ong sẽ dành cả ngày để dọn vệ sinh tổ sau khi có ong chết. Loài ong cũng không đi vệ sinh trong tổ mà thay vào đó đi vệ sinh trong khi bay.
HOẠT ĐỘNG THU MẬT - PHẤN
Việc thu hoạch thực hiện dưới sự chỉ dẫn của ong trinh sát. Ong trinh sát bay đi tìm thức ăn căn cứ vào mùi thơm, màu sắc rực rỡ của các bông hoa, Khi phát hiện ra nguồn hoa, ong trinh sát sẽ bay về tổ thông báo cho các con ong thợ khác thông qua các điệu múa của ong trinh sát. Như ong Apis cerana có các điệu múa như sau:
-Múa vòng tròn thì nguồn thức ăn cách tổ 0.5-7m.
-Múa hình lưỡi liềm thì nguồn thức ăn cách tổ trên 8m.
-Múa hình số 8 và chuyển động lắc lư thì nguồn thức ăn cách xa trên 50m. Giữa số 8 thường có một đường thẳng nhất định, đây là góc độ tương đối của bông hoa giữa mặt trời và tổ ong. Tố độ của phần đuôi thể hiện khoảng cách của các bông hoa.
Nếu nguồn hoa ở xa thì ong trinh sát múa chậm và độ lắc lư càng lớn.
Thu hoạch mật: Theo sự chỉ dẫn của ong trinh sát, ong thợ bay tới nguồn hoa dùng vòi để hút mật vào diều chứa mật. Khi mang mật về ong không trực tiếp đổ mật vào lỗ mà phải chuyển cho 2-3 ong thợ khác rồi bay đi chuyển tiếp.
Thu hoạch phấn: Quan sát ong đi làm về tổ, ta thấy 2 chân sau của ong thợ có những viên phấn có màu sắc khác nhau. Khi thu hoạch phấn ong dùng vòi và hàm trên để liếm hoặc cắn rách bao phấn hoặc lăn mình trên bao phấn để phấn dính vào các lông tơ trên cơ thể. Sau đó chúng dùng 2 chân trước chải phấn rồi chuyển phấn xuống “giỏ phấn” ở đôi chân sau. Tất cả các thao tác trên diễn ra rất nhanh và ở trên không trung. Khi lấy được phấn mang về tổ, ong thợ phải nhờ một số ong thợ khác gỡ phấn ra khỏi “giỏ” và đi tiếp. Bình thường ong đi từ 6-47 chuyến trong 1 ngày tùy theo điều kiện thời tiết và nguồn hoa. Thời gian lấy đầy giỏ phấn từ 6-10 phút, có khi tới 3h.
TẬP TÍNH CỦA CHUỒN CHUỒN
Chuồn chuồn là một bộ côn trùng với khoảng 4.500 loài hiện được biết tới, chia thành 2 nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng.
Đặc điểm
Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi đôi mắt kép lớn hai bên, các cặp chân có thể bắt mối dễ dàng khi bay. Hai cánh hai bên giống nhau, dài, mỏng và gần như trong suốt, cử động độc lập nhau. Hệ gân cánh rất dày, nhiều gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp, cuối bờ trước của cánh thường có mắt cánh là bộ phận điều chỉnh triệt tiêu rung động cơ học, đảm bảo cho cánh vững chắc. Cánh đập rất nhanh, cánh lớn đập 30 lần/s, cánh nhỏ đập 15 lần/s. Chân vừa ốm vừa có gai để bám được chắc, khi bay chúng xếp chân sát lại với thân mình.
Phần thân bụng dài. Cơ quan miệng kiểu nghiền, chân mảnh hướng về trước. Râu nhỏ, có hai đốt và một lông nhỏ dài phân đốt. Phần phụ hậu môn ở đốt bụng thứ ba, thứ tư (con đực), thứ hai (con cái); cơ quan sinh dục ở đốt thứ chín; cơ quan giao cấu thứ sinh ở đốt thứ hai (con đực).
Sinh sản, vòng đời
Chuồn chuồn là loài vắn số, chỉ sống được khoảng 4 tháng. Điều đặc biệt là loài này có thể tồn tại rất lâu ở dạng kén, tối đa là 5 năm. Vẻ đẹp của chuồn chuồn luôn là cảm hứng phổ biến trong nghệ thuật.
Chuồn chuồn là loài côn trùng biến thái không hòan toàn. Thiếu trùng chuồn chuồn sống trong nước, khi trưởng thành thì sống trên cạn. Do vậy, người ta thường thấy các con trưởng thành sống gần các đầm hay ao, hồ.
Trứng chuồn chuồn được đẻ vào mặt nước hoặc trên cành, lá thủy sinh gần ao, hồ và các khu vực ẩm ướt hoặc trong mô cây ở nước, và nở thành tiền ấu trùng sống bằng các chất dinh dưỡng có trong trứng.
Sau đó chúng tiếp tục biến thái thành thiếu trùng với khoảng 9-14 lần lột xác (ở hầu hết các loài), và trở thành loài ăn thịt tham lam đối với các loài sinh vật sống trong nước, kể cả những loài cá con. Chúng hô hấp bằng mang. Thiếu trùng biến thái và lột xác thường vào lúc chập choạng hoàng hôn và tiếp tục phát triển thành loài biết bay, tuy nhiên màu sắc vẫn chưa hình thành. Những côn trùng này sau đó biến thành những con trưởng thành có khả năng sinh sản.
Ở con cái, phần cơ quan sinh dục ngoài nằm ở cuối bụng (ta hay gọi bụng là đuôi) giống như phần lớn các loài côn trùng khác, nhưng riêng con đực còn có thêm một bộ phận thứ hai ở phía ngực. Trước mỗi lần giao phối, con đực phải cong bụng lên để đưa tinh trùng từ cuối bụng vào một túi đựng ở ngực. Khi tiếp cận con cái, lỗ sinh dục cuối bụng của con đực chỉ có nhiệm vụ giữ chặt lấy con cái nhờ một đôi phiến hình lá. Phần cuối bụng của con cái - do đó - buộc phải cong lại đẩy về phía ngực con đực để nhận tinh trùng trong lỗ sinh dục thứ hai. Nhờ đôi phiến hình lá, con đực có thể giữ chặt lấy cổ con cái trong suốt thời gian giao phối như hình ảnh các cặp đôi chuồn chuồn mà chúng ta vẫn gặp.
Con đực thường sẽ không buông rời con cái cho đến thời điểm đẻ trứng, thậm chí chịu ướt để đi cùng con cái khi nó tiếp cận mặt nước để đẻ trứng. Chuồn chuồn cái đến khi đẻ trứng thường chao liệng lên cao rồi sà xuống mặt nước, chạm nhẹ cái đuôi vào mặt hồ đang lăn tăn gợn sóng. Thời khắc chạm nước và đẻ trứng của chúng rất nhanh nhưng đã kịp thời “gửi” những quả trứng nhỏ li ti vào một mặt nước nào đó (hồ, ao).
Phân loại
Chuồn chuồn ngô: Loài này đặc trưng bởi cánh trong suốt, không cuống và không đồng đều (cặp cánh trước hẹp hơn cặp cánh sau), mắt kép lớn sát nhau, thân bụng dài, bay nhanh, ấu trùng thường tròn, không có mang (hệ thống khí thẳng).
Chuồn chuồn kim: Thường có thân hình nhỏ hơn (giống cây kim), với cặp cánh trước và cặp cánh sau giống nhau, đầu to, cặp mắt cách xa nhau. Bay kém nhanh so với chuồn chuồn ngô và khi đậu thì các cặp cánh nối nhau và dựng thẳng góc so với thân.
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ CHUỒN CHUỒN
Một loài chuồn kim có cách sinh đẻ lạ thường
Loài chuồn kim xanh có mặt khá nhiều nơi có tập tính là thường sống bên mặt nước có thể gọi là “chuồn kim nước”. Nó ưa sống ven bờ các ao hồ hay con lạch thoáng rộng nước trong. Thường bay là là trên mặt nước, đậu trên rong rêu hay lá cây ở sát với mặt nước, đây là nơi săn mồi, kết bạn tình, sinh đẻ của nó.
Cũng giống như các loài chuồn kim khác, vào mùa sinh đẻ các đôi “uyên ương” tìm đến nhau và rồi kết thành hình trái tim nó trùng hợp ngẫu nhiên với biểu tượng tình yêu của con người. Chuồn kim xanh có thể có nhiều loài, riêng có một loài thể hiện cách đẻ trứng không giống bất cứ loài bay lượn sinh sống trên cạn nào. Khi giao phối với nhau đến lúc con cái đẻ trứng con đực vẫn đính cái đuôi vào đầu con cái. Kỳ lạ thay khi đẻ trứng con cái lại lặn hẳn xuống nước bò dưới đáy để đẻ trứng. Không dừng ở đó con đực cũng “Yêu nhau mấy núi cũng trèo…” lặn theo cùng con cái, đây là điều dị thường chưa từng thấy ở mọi loài khác. Loài chuồn chuồn sở hữu bộ cánh để thích nghi với bay lượn trên không ai ngờ chuồn kim xanh lại có thể lặn xuống nước như thể cá để đẻ trứng? Đây quả là một sự thách thức bao điều kỳ diệu còn ẩn chứa trong thế giới tự nhiên.
Chuồn chuồn biết “tính toán” để săn mồi
Việc săn mồi hay bắt giữ một mục tiêu nào đó trong không trung là một việc vô cùng khó khăn, bởi để có thể làm như vậy thì kẻ đi săn phải đoán biết trước hướng đi cũng như tốc độ di chuyển của con mồi. Các công việc này thường chỉ có thể được thực hiện bởi những động vật có hệ thống thần kinh phát triển.
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra, thay vì "theo dõi" con mồi của mình cho đến khi bắt kịp với nó, chuồn chuồn sẽ “đánh chặn” chúng. Nói cách khác, chuồn chuồn đảm bảo tiêu diệt con mồi bằng cách bay thẳng đến hướng mà con mồi muốn di chuyển.
Như một “sát thủ chuyên nghiệp”, trong khoảng thời gian mili giây, chúng “tính toán” về khoảng cách của con mồi, hướng nó đang di chuyển, tốc độ bay, góc bay và phương pháp tiếp cận. Lúc này, chúng chỉ cần chờ đợi ở vị trí mà chắc chắn con mồi sẽ rơi vào và "thưởng thức" chúng.
Đôi mắt "siêu thị giác" nhạy hơn siêu nhân
Hầu hết mắt của các loài côn trùng đều rất lớn và cấu tạo bởi nhiều vật kính nhỏ ghép lại với nhau, gọi là mắt kép. Mắt chuồn chuồn được ghép bởi 300.000 vật kính (giống như thấu kính) trong mỗi con mắt. Mỗi vật kính thu nhận một hình ảnh riêng, bộ não của chuồn chuồn có 8 đôi tế bào thần kinh thị giác có nhiệm vụ kết hợp hàng nghìn hình ảnh lại với nhau để tạo nên một hình ảnh tổng thể, toàn diện nhất.
Nó có nghĩa là tầm nhìn của chuồn chuồn lên đến 360 độ và chúng có thể nhìn thấy bất kỳ vật gì đến gần chúng, ở bất cứ góc độ. Đây là “vũ khí” lợi hại của chúng trong quá trình săn mồi cũng như thoát khỏi kẻ thù. Tỉ lệ thành công trong những cuộc săn mồi của chuồn chuồn là 95%, cao hơn rất nhiều so với sư tử và cá mập. Một khi đã trở thành mục tiêu của chúng thì con mồi khó có thể chạy thoát.
Chuyển động cánh linh hoạt
Một trong những đặc điểm khác biệt nhất của chuồn chuồn là cách đôi cánh của chúng hoạt động. Bốn cánh hoạt động độc lập với nhau, cho phép chúng di chuyển một cách linh hoạt nhất. Chúng có thể bay về phía trước, phía sau, sang ngang hoặc thay đổi hướng bất cứ khi nào. Chuồn chuồn thậm chí có thể bay lộn trong những trường hợp cần thiết.
Giao phối kiểu "tàu nhanh, tàu siêu tốc"
Hầu hết các loài động vật thường có xu hướng tán tỉnh bạn tình của mình trước khi chúng giao phối, nhưng chuồn chuồn thì khác. Thông qua cách bay, con đực sẽ xác định con cái đó có cùng loài với mình hay không. Sau khi xác nhận, chuồn chuồn đực tiến hành giao phối với con cái đầu tiên mà chúng gặp.
Ấu trùng cũng biết săn mồi
Giống như nhiều loài côn trùng, chuồn chuồn bắt đầu cuộc sống với giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng chuồn chuồn, hay rầy non, sống dưới nước. Chúng di chuyển bằng cách bắn ra các tia nước từ trực tràng của mình. Một số loại chuồn chuồn phải sống dưới hình thái ấu trùng như thế này trong khoảng 5 năm, trước khi sống một cuộc sống ngắn ngủi từ 6-7 tháng như những con chuồn chuồn trưởng thành. Sống trong nước, những ấu trùng này cũng săn các côn trùng nhỏ và ấu trùng khác để làm thức ăn, đặc biệt là ấu trùng muỗi. Thậm chí có những giai đoạn ấu trùng chuồn chuồn sẽ ăn nòng nọc và cá bảy màu.
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA BƯỚM
Bướm là loài côn trùng thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera. Gồm có: Bướm ngày và Bướm đêm ( hay còn gọi là con Ngài).
Trên thế giới có khoảng 170.000 loài bướm, chúng thuộc loài côn trùng có sự đa dạng về loài thuộc loại cao so với các loài côn trùng khác. Việt Nam có gần 1.000 loài bướm,trong số đó có rất nhiều loài Bướm đặc hữu Việt Nam,nhiều loài bướm mới được phát hiện nhưng chưa được đặt tên.
Bướm ngày hoạt động vào ban ngày, sở hữu đôi cánh rực rỡ với hàng nghìn vảy nhỏ li ti xếp chồng lên nhau, đôi khi nó cũng là những hạt có màu có thể khúc xạ ánh sáng,do đó cánh bướm có màu sắc liên tục thay đổi khi chúng chuyển động.
Bướm đêm hoạt động vào ban đêm, số lượng các loài bướm đêm lớn gấp 10 lần các loại bướm ngày,bướm đêm có hình dáng đa dạng, nhiều loài trong số đó hoạt động cả ban đêm lẫn ban ngày, nhất là lúc hoàng hôn.
Cấu tạo hình thái của loài bướm:
Cũng như nhiều loài côn trùng khác, thân bướm được chia làm 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Tất cả những phần này đều được phủ một lớp lông và vảy. Đầu mang một cặp mắt kép, một đôi râu, 2 mảnh môi sờ (cơ quan cảm nhận vị giác) và một vòi hình ống để hút thức ăn. Râu bướm có 2 dạng chính: dạng hình roi và dạng răng lược. Ngực được chia làm 3 đốt, mỗi đốt mang một cặp chân, tổng cộng bướm có 6 chân. Các đốt ngực giữa và sau mang một đôi cánh có nhiều gân được phủ lớp vảy nhiều màu sắc. Hệ gân cánh và các kiểu màu sắc của cánh là những đặc điểm chủ yếu để phân loại các loài bướm.
Ở nhiều loài bướm, con đực và con cái hoàn toàn khác nhau, cũng có nhiều loài bướm thay đổi hình thái theo vùng địa lý và theo mùa. Không phải loài bướm nào cũng màu sắc lộ liễu, chúng có màu sắc hòa vào môi trường xung quanh để ngụy trang.
Vòng đời của loài bướm:
Vòng đời của bướm có 4 giai đoạn: Giai đoạn trứng >>> Giai đoạn sâu non (ấu trùng bướm) >>> Giai đoạn nhộng >>> Giai đoạn trưởng thành (Bướm).
Vào mùa sinh sản bướm đực tìm bướm cái để kết đôi, bướm ngày nhận ra nhau bằng mắt, bướm đêm tìm đến nhau bằng mùi. Nếu bị quấy rầy khi đang kết đôi. bướm bay đi, nhưng đuôi vẫn gắn chặt với nhau.
Sau khi kết đôi, không lâu sau bướm đực rời bướm cái và chết.Trong thời gian đó, bướm cái tìm chổ để đẻ trứng trên loại cây mà sau này các sâu non khi nở ra sẽ lấy cây đó làm thức ăn. Sau đó đến lượt bướm cái chết.
Khoảng 10 ngày sau sâu non chui ra khỏi trứng, khác với bố mẹ, sâu non có miệng kiểu nghiền, nó rất háu ăn và ngốn nhiều lá cây. Bữa ăn đầu tiên của sâu bướm chính là vỏ trứng của mình. Sau đó, nó sẽ dành phần lớn thời gian để ăn lá cây. Một số ít loài sâu bướm là loài ăn sâu bọ.
Khi sâu bướm đã hoàn toàn lớn, chúng ngừng ăn và bắt đầu đi tìm chỗ thích hợp để hóa nhộng và thường là ở mặt dưới của lá. Sau đó, chúng bám chặt vào thể nền, rụng lông lần cuối cùng và hóa nhộng, giai đoạn này chúng chẳng ăn chẳng uống cũng chẳng động đậy. Qua mấy ngày, lớp vỏ ngoài của kén dần trở nên trong mờ, có thể nhìn mờ mờ cấu trúc bên trong thì đó là giai đoạn nhộng đã biến đổi hoàn toàn.Bướm ở trong cọ lưng vào kén để tạo thành một lỗ thủng nhỏ và cựa mình chui ra. Nhưng ở giai đoạn này bướm chưa thể bay được vì cánh của chúng vẫn chưa mở ra hẳn.
Những con bướm mới thoát khỏi lớp kén phải dành thời gian để bơm máu vào đôi cánh của chúng và đợi cho chúng trở nên khô ráo và cứng cáp. Giai đoạn này thường phải mất 3 giờ nhưng cũng có con chỉ mất khoảng 1 giờ. Đó là lúc bướm đã “lột xác” hoàn toàn, có thể dang đôi cánh đẹp đẽ của mình và vút bay cao. Hầu hết các loài bướm ở giai đoạn trưởng thành của mình có thể sống từ một tuần đến gần một năm tùy thuộc vào loài. Chúng giao phối, đẻ trứng và lại bắt đầu một vòng đời mới.
Bướm là loài chăm chỉ kiếm ăn, một số loài bướm ăn mật hoa, một số ăn nhựa cây và hút quả, những bướm khác lại lấy chất dinh dưỡng từ các thứ mục rữa tự nhiên, hoặc các chất khoáng hút từ lòng đất.
Cuộc "hành quân" của sâu bướm
Đúng như tên gọi của mình, nơi cư ngụ của sâu bướm gỗ thông là những cánh rừng thông ở châu Âu và châu Á. Loài côn trùng tưởng chừng nhỏ bé vô tội này lại có sức hủy diệt khủng khiếp với khả năng tàn phá 73% cánh rừng thông chỉ trong vòng một thế hệ. Khi mới sinh, thức ăn của sâu bướm chỉ là lá thông nhưng một khi đã đủ lớn, chúng tập hợp lại, xếp thành hàng trật tự và bắt đầu hành quân ăn những phần khác của cây thông. Cuộc hành quân bắt đầu từ chính cây thông mà chúng sinh ra, sau khi đã “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” cây mẹ, đàn sâu bướm di chuyển xuống mặt đất và tiến tới “nạn nhân” tiếp theo. Khi đêm xuống, chúng sẽ trở về kén trên ngọn cây để ngủ và bắt đầu cuộc hành trình mới khi bình minh lên.
Tập tính di cư của bướm Monarch
Hàng năm, vào tháng 10, loài bướm Monarch có màu da cam hay màu đen tuyệt đẹp bay đến Pacific Grove, California để tránh mùa Đông giá rét.Bướm Monarch làm tổ trên những cây thông và cây bạch đàn, đúng ngay nơi mà khi xưa tổ tiên của chúng cũng di cư tới đây và làm tổ. Sự di cư của loài bướm này tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp, khi chúng bay đi, những tia sáng Mặt trời len lỏi qua cánh bướm xinh xắn tựa như ô cửa sổ tí hon tỏa sáng muôn màu.Cuộc diễu hành của bướm bắt đầu vào tháng Mười, cao điểm là tháng Mười Hai và tháng Giêng.
TẬP TÍNH SINH THÁI CỦA DƠI
Bộ Dơi (danh pháp khoa học: Chiroptera) là bộ có số lượng loài nhiều thứ 2 trong lớp Thú với khoảng 1.100 loài, chiếm 20% động vật có vú (đứng đầu là bộ Gặm nhấm chiếm 70% số loài).
Dơi là loài thú duy nhất có thể bay được. Một số loài thú khác như chồn bay, sóc bay... trông có vẻ như cũng biết bay nhưng thực ra chúng chỉ có thể lượn - trong một khoảng cách có giới hạn.
Khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài loài ăn thịt. Dơi cần thiết cho sinh thái bởi chúng đóng vai trò thụ phấn hoa hay phát tán hạt cây, sự phân tán của nhiều loài cây lệ thuộc hoàn toàn vào dơi.
Loài dơi nhỏ nhất là dơi mũi lợn Kitti chỉ dài 29–33 mm, nặng khoảng 2 gam. Loài lớn nhất là dơi quả đầu vàng lớn với sải cánh dài 1,5m và cân nặng khoảng 1,2kg.
Hóa thạch dơi
Hóa thạch loài Onychonycteris finneyi vào khoảng 52 triệu năm tuổi, thuộc thế Eocen của kỷ Paleogen trong đại Tân Sinh, được tìm thấy ở Wyoming (Mỹ) năm 2003. Loài dơi cổ này có cách bay và ngoại hình khác với loài những loài dơi ngày nay. Onychonycteris có móng trên cả 5 đầu ngón mỗi chi trước, trong khi các loài dơi hiện đại có nhiều nhất hai móng. Chúng cũng có chi sau dài hơn và cẳng tay ngắn hơn dơi ngày nay, thuận tiện cho việc bám lên cành cây. Đôi cánh ngắn, rộng không làm chúng bay nhanh và xa như dơi hiện đại. Mặc dù đập cánh nhưng Onychonycteris cũng chỉ lượn từ cây này sang cây khác, phần lớn thời gian chúng chỉ leo và bám trên cây.
Đặc điểm
Các loài trong bộ này có nhiều nét chung với thú ăn sâu bọ và có thể coi như một nhánh Thú ăn sâu bọ thích nghi với vận chuyển bay. Cơ thể thon gọn nhằm giảm bớt trọng lượng khi bay. Chi trước biến đổi thành cánh da, cấu tạo 2 chi trước của chúng giống như bàn tay con người với các ngón tay được nối liền bởi màng da và tạo thành đôi cánh (chính xác thì ở dơi cánh được tạo bởi màng da nối liền xương cánh tay và các ngón tay).Cánh da là 1 màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, xương bàn và các xương ngón với mình, chi sau và đuôi. Cơ ngực lớn. Đuôi ngắn. Bộ răng nhọn dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ.Chân yếu bám chặt vào cành cây, khi bay chỉ cần rời vật bám, buông mình từ trên cao. Chân sau vừa ngắn, vừa nhỏ, lại còn bị nối liền với màng cánh. Cho nên khi bị rơi xuống đất, dơi còn mỗi cách nằm phủ phục, thân thể và cánh đều dán trên mặt đất, không thể đứng lên được, cũng không đi lại được, càng không thể dang rộng cánh màng mà bay lên, đành lết chậm chạp từng bước nhỏ.Chính vì thế dơi chỉ thích hợp với việc trèo lên một nơi cao, treo ngược mình, khi gặp nguy hiểm mới có thể kịp thời giang rộng hai màng cánh mà bay lên, hoặc nhờ cơ hội rơi xuống để bay lên thật nhanh nhẹn.
Ngoài ra, khi gió rét đến, dơi cũng ngủ đông trong tư thế treo ngược mình, như vậy sẽ giảm được sự tiếp xúc trực tiếp với trần hang lạnh giá, hoặc có một số thì vùi đầu và thân vào trong màng cánh, cùng với bộ lông nệm mọc dày trên mình nó, có tác dụng ngăn cách hẳn với không khí lạnh bên ngoài.
Dơi dùng thính giác để định hướng và săn mồi trong đêm. Dơi phát siêu âm với tần số 50.000 - 70.000 Hz và khi tần sóng này dội lại vào tai, não của dơi tự động phân tích và sử dụng chúng như một tấm bản đồ vậy. Nhờ tiếp nhận siêu âm vào tai, dơi có thể ước lượng khoảng xa của chướng ngại vật. Tuy nhiên, bất cứ con dơi nào cũng không chỉ sử dụng duy nhất năng lực định vị thuần túy, mà còn kết hợp với sự quan sát từ đôi mắt trong khi bay lượn. Nón mắt nhạy cảm với tia UV mang lại nhiều lợi ích cho dơi, bao gồm tăng cường khả năng định hướng bằng thị giác khi chạng vạng, tránh kẻ thù ăn thịt, và phát hiện những bông hoa phản chiếu tia UV (đối với các loài dơi kiếm ăn trên mật hoa). Với loài dơi thường ăn hoa quả thì hệ thị giác của chúng rất phát triển, với vị trí ngay trên đầu. Riêng với loài ăn côn trùng lại có cặp mắt nhỏ hơn, thường được dùng để xác định cao độ so với mặt đất, nhận biết mức độ ánh sáng, phân biệt ngày đêm để chọn thời điểm đi săn thích hợp, đánh giá kích thước con mồi hay vật cản, cũng như định hướng lúc đang bay tìm mồi.
Sinh sản
Dơi thường sinh sản vào mùa xuân. Đa phần chúng chỉ đẻ một dơi con trong một lứa. Dơi con bám vào bụng dơi mẹ gần như suốt ngày, chúng bú sữa mẹ và giữ ấm cơ thể từ đó. Dơi mẹ có thể mang thai từ một đến ba lứa trong cùng một mùa sinh sản.
Dơi con thường bị rơi xuống đất khi không được chăm sóc. Tuy nhiên dơi con có thể bám vào mẹ và cùng di chuyển, dơi con phát triển nhanh nên sẽ rất khó khăn nếu dơi mẹ phải mang một lúc nhiều con. Đó là lí do tại sao 1 năm dơi mẹ chỉ sinh 1 lần. Khả năng bay là bẩm sinh, tuy nhiên khi mới sinh đôi cánh của dơi quá nhỏ để bay, các loài dơi nhỏ (thuộc phân bộ Microchiroptera) bay được khi chúng được 6 đến 8 tuần tuổi trong khi các loài dơi lớn (thuộc phân bộ Megachiroptera) phải mất 4 tháng mới biết bay. Dơi trưởng thành khi được 2 năm tuổi. Tuổi thọ trung bình của dơi là 20 năm, tuy vậy số lượng dơi không được nhiều do tỉ lệ sinh thấp.
NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ DƠI
Dơi ăn côn trùng
Khoảng 70% dơi là loài ăn côn trùng, phần còn lại ăn hoa quả và chỉ một số rất ít ăn cá hay các loài vật khác. Trong nông nghiệp, loài dơi được đánh giá là một trong những công cụ giúp người nông dân diệt trừ côn trùng gây hại cho các loại cây trồng. Trong khi phần lớn những loài này côn trùng như sâu bướm hay bọ cánh cứng đều có tác động tiêu cực đến hoạt động trồng trọt, thì thức ăn chủ yếu và ưa thích của dơi lại chính là các loài côn trùng này. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, loài dơi có thể “cứu” hàng chục tỷ USD mỗi năm cho nông dân ở Mỹ.
Dơi hút máu
Loài dơi đáng sợ chuyên hút máu, mang tên “Dơi ma cà rồng” hay “Dơi quỷ”. Dơi ma cà rồng sinh trưởng ở các vùng nhiệt đới Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ, thường hút máu bò, heo, ngựa và chim. Chúng chỉ đi săn khi trời tối. Loài dơi quỷ có 3 cơ quan cảm thụ nhiệt trên mũi, giúp chúng phát hiện đối tượng ở khoảng cách xa và cả những bộ phận có các mạch máu dễ tiếp cận nhất. Khi cắn đối tượng, nước miếng của dơi có chứa thành phần đặc biệt khiến máu khó đông, nhờ đó chúng sẽ dễ dàng hút máu hơn. Dơi quỷ không thể sống sót trong nhiều ngày nếu chúng không được hút máu.
Dơi ăn thịt
Không phải tất cả loài dơi đều hút máu và ăn côn trùng, một số loài dơi đặc biệt thích ăn thịt các loài động vật khác, trong đó có một số loài dơi có thể bắt cá. Nhờ vào khả năng định vị tiếng vang, dơi cảm nhận được các gợn sóng siêu nhỏ trên mặt hồ, rồi từ từ lao xuống và bắt những con cá trồi lên mặt nước bằng cặp chân sau có vuốt sắc.
Dơi Giả Quỷ ở Australia thích săn các động vật gặm nhấm, thằn lằn, ếch, tổ chim và thậm chí ăn thịt các loài dơi khác. Chúng săn mồi đêm, bay sát mặt đất, vòng quanh các bụi cây để tìm mồi. Khi phát hiện con mồi chúng lặng lẽ tiến lại gần, cắn vào đầu hoặc cổ con mồi và tha về tổ.
Dơi di cư
Cứ vào tháng 10 mỗi năm, những đàn dơi khổng lồ có thể lên đến 1,5 triệu con sẽ bắt đầu công cuộc di cư từ Mexico đến trung tâm thành phố Austin, Texas. Mục đích của chuyến di cư là tìm thức ăn và ước tính, mỗi đêm đàn dơi có thể tiêu thụ số lượng côn trùng lên tới 15 tấn. Cuộc di cư này còn có sự tham gia của những chú dơi con mới đẻ vài tháng. Bởi cả gia đình di cư nên những chú dơi con cũng đã phải bắt đầu chập chững tham gia vào cuộc hành trình này.
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ ĐỘNG VẬT
1.Cánh cụt là một trong những loài động vật chung thủy nhất thế giới. Sau khi hai chú chim cánh cụt đã thành đôi, chũng sẽ sống theo chế độ “1 vợ 1 chồng” với bạn đời của mình cho đến lúc chết. Ngoài ra, cách “tán tỉnh” của loài chim này cũng hết sức đặc biệt. Theo đó, món quà cầu hôn của chim đực dành cho chim mái chính là một viên sỏi.
2.Trong một đàn, những con sư tử cái gồm mẹ,chị em gái và các bà cô sẽ luôn sống cạnh nhau suốt cuộc đời của mình. Trong khi đó, những sư tử đực lại thích tìm kiếm và thống trị một bầy đàn mới cho riêng mình.
3.Vào mùa giao phối, những con hàu sẽ căn cứ trên tình hình số lượng đồng loại và điều kiện môi trường nơi nó sinh sống, rồi tự biến đổi giới tính của mình để phù hợp nhất cho quá trình sinh sản.
4.Sữa của hà mã có màu hồng.
5.Cá sấu không thể thè lưỡi của nó vì lưỡi cá sấu nằm gọn lỏn trong các cơ hàm và gần như không thể di chuyển.
6.Trong tình trạng thiếu nước, chuột túi (kangaroo) có thể chống chịu lâu hơn so với lạc đà.
7.Chó có 4 ngón trên chân sau nhưng có 5 ngón ở chân trước.
8.Gián có thể sống tới 9 ngày sau khi bị cắt lìa đầu.
9.Nếu bạn để con cá vàng trong bóng tối suốt thời gian dài, nó cuối cùng sẽ chuyển sang màu trắng.
10.Kỷ lục bay đối với 1 con gà là 13 giây.
11.Sao biển không có não, chúng cũng nằm trong số ít những loài động vật có thể lộn ngược dạ dày của mình từ trong ra ngoài.
12.Khi một hưu cao cổ con ra đời, nó rơi xuống từ độ cao 1.8m và thông thường không bị tổn thương gì.
13.Chim kền kền bay mà không cần vỗ cánh.
14.Nọc của rắn hổ mang chúa chứa độc tính cao đến mức chỉ cần 1g cũng có thể giết chết 150 người.
15.Tim chuột đập 650 lần/phút.
16.Ốc sên thở bằng chân của chúng.
17.Ở Trung Quốc, giết 1 con gấu trúc sẽ phạm vào tội xử tử.
18.Dê có âm giọng khác nhau tùy thuộc vào quê hương của chúng giống như giọng nói con người. Mắt dê có con ngươi hình chữ nhật.
19.Mèo dùng ria để xác định khoảng trống có vừa hay không để chui qua. Bộ ria giúp con vật định lượng chính xác mà không cần phải chui thử.
20.Voi là loài thú có vú duy nhất không thể nhảy.
21.Lạc đà có 3 mí mắt để bảo vệ cặp mắt khỏi bị cát bụi bay vào. Sữa của chúng không bị đông.
22.Một con gấu trưởng thành có thể chạy nhanh như một con ngựa.
23.Bọ chét cái hút lượng máu gấp 15 lần cân nặng cơ thể mỗi ngày.
24.Bò tót không phải “nổi điên” khi nhìn thấy màu đỏ: Thực tế, bò tót nhìn màu đỏ thành màu... xám. Mắt của nó không nhìn được hết các màu trong dải quang phổ ánh sáng như mắt người. Màu cao nhất trong dải quang phổ mà nó có thể nhìn được là màu cam. Nếu mắt người chỉ mở tối đa được 170 độ thì mắt bò lại có thể nhìn được góc 330 độ. Do vậy, mặc dù hai mắt của bò nằm ở hai bên nhưng nó vẫn có thể nhận biết được mọi thứ diễn ra trước mặt.
Nguyên nhân sâu xa của sự “nổi điên” nằm ở động tác ve vẩy chiếc khăn của đấu sĩ. Bò tót cực kỳ bị kích thích với động tác ve vẩy chiếc khăn của đấu sĩ, có thể nói là chúng cảm thấy bị chọc tức thì đúng hơn. Chúng bị kích động theo bản năng, nhất là khi tiếng reo hò la hét của đám đông người xem, kết hợp với sự “chọc ngoáy” liên hồi bởi các thanh kiếm trên tay đấu sĩ khiến bò tót... "phát rồ". Nó chiến đấu vì giận dữ và vì muốn bảo vệ lãnh thổ của mình mà thôi.
Tập Tính Sinh Học Của Động Vật Tập Tính Sinh Học Của Động Vật - Nhiều Tác Giả Tập Tính Sinh Học Của Động Vật