Anyone who says they have only one life to live must not know how to read a book.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: H.y.schandler
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Nguyễn Mạnh Hà
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1328 / 39
Cập nhật: 2016-07-14 17:40:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13: Tìm Kiếm Một Chiến Lược
Ông Clark Clirford đã phải bối rối. Trước đây ông đã đi đến kết luận là cố gắng của Mỹ ở Việt Nam đã thật sự được hưởng đạt chiến thắng quân sự, một mục tiêu mà bây giờ chắc chắn là không thể nào đạt được. Ông đã thật sự tin là không thể thắng nổi cuộc chiến tranh. Ông cảm thấy cần phải làm việc gì đó để đưa đón tiến hành đàm phán, nhưng ông đã không có được một chiến lược ở trong óc để lựa chọn. Như ông đã nhận thấy:
"Vấn đề quan trọng thật sự là không hiểu chúng ta có nên tiếp tục tiến tới cho được cái mà thực ra mỗi người điều hiểu là một chiến thắng quân sự không, hay là có thể tìm cách nào khác để kết thúc cuộc chiến tranh. Tôi đã đi đến kết luận là không thể nào đạt được một chiến thắng quân sự trong khi vẫn cứ phải tôn trọng những hạn chế vào lúc đó, đó là thái độ của quần chúng, sự tổn phí, những quan niệm đạo đức của chúng ta và những thực tế chính trị trong thời gian ấy”. (1).
Nhưng không cần phải đề nghị một chính sách nào đó thay chiều hướng cuộc chiến tranh và bước đầu nên thực hiện như thế nào? Những nhân vật ở Lầu Năm Góc mà ông Clifford đã chủ yếu nghe theo như ông Nitze và ông Warnke, cả hai ông này đều chống lại gay gắt đề nghị này đã làm giảm bớt giá trị của công thức San Antonio (2), các vị cố vấn này đã bày tỏ với ông Clifford là Bắc Việt Nam sẽ không đáp lại một đề nghị như thế và việc này sẽ chỉ là hành động có lợi cho những người đang mong muốn thấy một hành động tỏ thiện ý để rồi không đạt được yêu cầu.
Tất cả đề nghị này sẽ có thể thực hiện được. Ông Clifford tin chắc như thế và nếu việc này được sắp xếp để mở đường cho một sự leo thang chiến tranh trở lại khi cần (3). Như ông Clifford đá nhớ lại quan điểm của ông về việc ông Rusk đề nghị tạm ngừng ném bom. phát biểu như sau:
"Trong thời gian ấy tôi đã không hề ý thức được là ông Rusk đã đi chệch chính sách. Quan niệm của ông ta về một cuộc tạm ngừng ném bom được đặt cơ sở trên sự kiện thời tiết xấu sẽ cho phép chúng ta giảm bớt ném bom, coi đó như một hành động để tỏ thiện chí và một hành động như thế sẽ không gây thiệt hại bao nhiêu. Rồi nếu phe bên kia không có hành động gì đáp ứng lại, lúc đó ta có thể đánh quỵ họ.
Đề nghị tạm ngừng ném bom của ông Rusk theo tôi nghĩ có vẻ nhằm mục đích tạo cơ sở cho sức ép lớn hơn trong tương lai, đến chừng mực mà tôi có thể nói, việc này đã không tạo thành một cố gắng tỏ thiện chí để làm cho cuộc đàm phán có thể được tiến hành. Đây là quan điểm của riêng tôi.
Tôi hiểu đề nghị này như một phương cách được đưa ra mà không gây thiệt hại gì về mặt quân sự vì nhờ yếu tố thời tiết, nhưng người ta đã dự đoán trước là đề nghị này sẽ bị bác bỏ và sự kiện này sẽ là cơ sở mở rộng cuộc tấn công có hiệu quả hơn và có ảnh hưởng sâu rộng vào Bắc Việt Nam. Vào lúc ấy tôi không có cảm tưởng là đã có một sự tương đồng về đường lối giải quyết giữa ông Rusk và tôi" (4).
Ông Clifford đã chú ý nhiều đến một sự đánh giá lại cơ bản hơn là đối với chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Ông nói: "Điều mà tôi đang cố thuyết phục là một sự cố gắng thực sự đã bắt đầu tiến hành đàm phán. Tôi đang thúc giục thực hiện một sự thay đổi về đường lối. Để thay cho đường lối áp dụng biện pháp tăng thêm lực lượng, tôi muốn thực hiện cái gì xét ra cần để đưa đến việc khởi sự đàm phán (5).
Các cố vấn của ông Clifford, chỉ có riêng họ trong chính phủ, đã đồng ý là Bắc Việt Nam đã biểu lộ sự chấp nhận của họ đối với công thức San Antonio và đã tỏ ra rất mềm dẻo trong lời phát biểu quan niệm của họ về một sự hòa giải bằng đường lối thương lượng (6).
Nhưng Tổng thống đã bày tỏ ý kiến rất rõ trong lúc thảo luận đề nghị của ông Goldberg và trong cả những buổi họp khác, là một sự ngừng ném bom hoàn toàn không phải là một lựa chọn mà ông sẽ chấp nhận trong khi các lực lượng Mỹ tại các tỉnh phía Bắc Nam Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi số lượng rất lớn quân chính quy Bắc Việt Nam. Như thế cho nên chúng tôi thật sự đã không hiểu cần phải đề nghị cái gì khác hơn để thay cho việc đừng gửi thêm quân nữa", đây là lời mà ông Halperin đã nhắc lại (7).
Tuy thế ông Clifford đã thúc giục Tổng thống chấp nhận quan điểm của ông là không thể nào đạt dược một chiến thắng quân sự ở Việt Nam, cần phải có một sự thay đổi chiều hướng đối với chính sách của Mỹ ở Việt Nam và cần phải thành thực đưa ra một đề nghị thương lượng. Lúc đó ông sẵn sàng mạo hiểm tình bè bạn của ông với Tổng thống Johnson vì lợi ích làm cho quan điểm của ông thắng thế. Như ông Clifford nhớ lại:
“Tôi trình bày quan điểm của tôi với Tổng thống, chủ yếu như sau: “Thay vì cứ đi theo con đường mà chúng ta đang theo đuổi, thay vì gởi thêm 200.000 quân sang Việt Nam, chúng ta hãy phát tín hiệu bằng một cách nào đó cho Hà Nội biết là chúng ta mong muốn tìm cơ sở cho việc đàm phán”.
Tôi đã phát biểu theo lời lẽ như sau rất nhiều lần: "Đứa bé phải biết bò trước khi biết đi. Nếu chúng ta có thể đưa tín hiệu bằng cách nào đó, nói là đứa bé phải biết bò đã. Và khi chúng ta nhận được tín hiệu lừ Hà Nội đáp ứng lại, lúc đó có lẽ chúng ta có thể đỡ đứa bé đứng dậy và nó có thể đi được vài bước. Khi ấy ta có thể phát tín hiệu và đứa bé có thể đi thêm mấy bước nữa. Cứ tiến hành từng giai đoạn như thế, chúng ta có thể kết thúc ở điểm nào mà chúng ta muốn kết thúc với một cuộc dàn xếp theo đường lối thương lượng”.
Nhưng ông Clifford đang biện hộ cho một sự thay đổi chính sách mà ông đã không có một ý kiến rõ rệt làm thế nào để hoàn thành một sự thay đổi như thế và bước đầu phải tiến hành như thế nào. Ông Rostow nhớ lại quan điềm này như sau:
“Ông Clifford đã tỏ ra rất mơ hồ. Ông thuyết trình cho tất cả chúng tôi nghe về sự thể không thể đạt được một chiến thắng quân sự, nhưng ông đã không biện hộ được cho bất cứ một đường lối nào có thể đưa ra áp dụng. Ông đã nói đến những điều mà thực chất không thể thực hành được. Ông đã không đưa ra được một giải pháp nào khác, điều đã làm cho Tổng thống Johnson sửng sốt là ông đã không hiểu ông Clifford muốn gì. Tổng thống sẽ không mở rộng cuộc chiến tranh nhưng ông sẽ duy trì ở mức độ hiện nay.
Tuy nhiên, về mặt điều hành, ông đã gặp rắc rối khi yêu cầu ông Clifford tập trung một đề nghị hòa bình rõ ràng. Ông Clifford đã có ý định trái ngược với Tổng thống, không phải về những hành động riêng biệt liên quan đến chính sách mà vì đã không ấn định rõ những lựa chọn hoạt động một cách sáng suốt" (8).
Và ông Harry Mc Pherson có mặt trong nhiều buổi họp đã nhớ lại: “Ông Clifford đã nói theo kiểu mà dường như đã không đặt chúng tôi trên một hướng đi rõ ràng nhưng đồng thời ông đã tỏ vẻ nghi ngờ đối với con đường chúng tôi đang đi (9)
Ông Clifford tới một chừng mực nào đó, đã đồng ý về sự phân tích này. Như ông nhớ lại:
“Thật là tốt đẹp nếu có thể phác họa kỹ lưỡng một kế hoạch tỉ mỉ xuất phát từ trong suy nghĩ của tôi và được vũ trang đầy đủ, nhưng như trong hầu hết các sự việc, vấn đề này đã không được rõ ràng như thế, tôi cảm nghĩ là chúng ta phải thực hiện một số biện pháp nhỏ, rồi sẽ đáp ứng và cứ tiến hành như thế.
Tôi đang thúc giục thực hiện một số biện pháp nhỏ, rồi sẽ đáp ứng và cứ tiến hành như thế.. Tôi đang thúc giục thực hiện một sự thay đổi chính sách. Thay vì được thực hiện chính sách trước đây áp dụng biện pháp tăng thêm lực lượng, tôi muốn thực hiện việc gì xét ra cần để làm cho cuộc đàm phán có thể khởi sự" (10).
Từ nhiều năm nay ông Clifford đã là một cố vấn của Tổng thống rất đắc lực, trung thành và có năng lực. Tổng thống Johnson tỏ ra kính nể, coi trọng ý kiến và lời khuyên của vị cố vấn này. Ông đã đưa ông Clifford vào chính quyền năm 1968 với rất nhiều tự hào. Những cuộc tiếp xúc của ông Clifford trong tòa nhà Quốc hội rất xuất sắc. Ông đã tỏ ra có tài thuyết phục, ông đã học hỏi rất nhanh. Ông trở thành pháo đài Gilbratar bảo vệ chính sách của chính quyền trong Lầu Năm Góc. Như ông Mc Pherson nhớ lại:
“Một hôm Tổng thống nói với ông ta rằng ông Clifford có lẽ là người duy nhất ở Mỹ có thu nhập cả triệu đô la tiền thù lao về nghề luật sư trong một năm và ông đã có thể thuyết phục được ông ta tham gia chính quyền trong một giai đoạn ác liệt. Thật chẳng có gì khó khăn nếu nghĩ đưa ông ta vào chính quyền năm 1965 khi mà tất cả đều là hy vọng về chiến thắng và mỗi ngày lại thấy có những thắng lợi mới. Nhưng tham gia chính phủ vào lúc cuối của một chính quyền trong một giai đoạn đầy rẫy rối loạn thì thật là một điều đáng chú ý” (11)
Nhưng cá nhân ông Clifford đã nhanh chóng thật sự nghi ngờ không hiểu những mục tiêu ở Việt Nam có thể đạt được không nếu cứ đi theo con đường chúng ta đang theo đuổi và ông đã liên tục thúc ép Tổng thống nghe theo quan điểm của sự thay đổi thái độ của ông. Tổng thống thường hay cho thấy cảm tưởng là đã làm cho ông Clifford thay đổi và ông này đã tỏ ra lễ độ quá mức đối với ông. Ông Clifford nhắc lại mối quan hệ giữa hai người trong giai đoạn này như sau:
“Trong khi tôi đang tiến hành thay đổi ý kiến, việc này đã gây va chạm với Tổng thống và gây bối rối cho ông, ông cho là khi tôi tham gia chính quyền, tôi sẽ là một người đảng viên tốt, kiên quyết, ủng hộ tích cực hiện trạng của tình hình. Vì tôi thay đổi quan điểm cho nên đã gây bối rối cho ông. Ông đã phát cáu với tôi. Thật là khó cho một Tổng thống khi hai cố vấn cao cấp của mình bất đồng ý kiến với nhau.
Sự kiện Bộ trưởng Rusk và tôi bắt đầu có lập trường khác nhau đã làm cho ông phải bối rối và lo ngại. Tổng thống đã nhìn thấy rất lo những mối bất đồng của chúng tôi. Ông tỏ ra khó chịu về tôi. Thời kỳ tươi đẹp đã không còn nữa trong mối quan hệ giữa chúng tôi. Tôi đang thay đổi quan điểm nhưng ông Rusk thì lại không. Ông ấy tỏ ra kiến định hơn, ba lần trong tiến trình những buổi họp của chúng tôi.
Tổng thống thường ám chỉ kế hoạch của tôi như "đường lối giải quyết của ông Clifford". Vào những ngày đầu tháng ba, Tổng thống đã bị quấy rầy và làm nhụt nhiệt khí vì thế nên ông đã dùng một từ như vậy, được xem như một lời lẽ có tính cách phỉ báng. Ông đã đánh giá thấp giá trị của kế hoạch này và những kết quả có thể đạt được” (12).
Không một Tổng thống nào, thật vậy không một ai lại thích nghe người ta bảo chính sách cơ bản của mình là sai, là không còn kiểm soát được tình hình và không thể thành công. Và những cố vấn cẩn thận nhất và tin cậy nhất của mình đang hướng dẫn mình đi sai đường và đang đưa mình càng đi sâu thêm vào thảm họa, dù cho tất cả những điều nhận xét này là của một người bạn thân nói cho biết. Vì thế, thỉnh thoảng ông Clifford đã bị Tổng thống cự tuyệt và một đôi khi ông đã không được mời tham dự các buổi họp.
Nhưng ông vẫn mạnh mẽ trình bày quan điểm của ông và Tổng thống tiếp tục tôn trọng những ý kiến của ông và nghe theo ông. Ông Mc Pherson mô tả mối quan hệ của ông Clifford với Tổng thống trong thời gian này theo kiểu như sau: “Hãy để tôi cố diễn tả trong chốc lát câu chuyện này với tư cách là một người viết tiểu thuyết thay vì một nhà viết sử để có thể đúc kết được những ý nghĩ trong thâm tâm của ông Lyndon Johnson mà chúng ta không thể hiểu được".
Clifford đã từng là một cố vấn rất có năng lực, trung thành và rất đắc lực của Tổng thống trong nhiều năm. Tổng thống đã coi trọng lời khuyên của ông này. Nhưng Clifford bắt đầu thật sự đặt thành vấn đề là chúng ta đang làm gì trên cơ sở có thể đạt được cái gì và vấn đề này dường như bắt đầu làm cho ông ta cảm thấy hết sức không cân bằng. Và ông ấy trình với Tổng thống là con đường chúng ta đang đi theo là con đường tự hủy diệt và chúng ta không thể nào thắng theo kiểu này được.
Tổng thống đã làm việc với ông Rusk và ông Rostow. Họ đã bị bối rối bởi thái độ và quan điểm của ông Mc Namara trong suốt năm qua. Vì vậy đã xảy ra tình trạng nhóm ba người bị bao vây, gồm có Tổng thống, Bộ trưởng ngoại giao và Cố vấn an ninh quốc gia. Và bây giờ lại chính người mà Tổng thống đã đem vào để thay thế ông Mc Namara đang bắt đầu tỏ dấu hiệu cho thấy là không hoàn toàn đồng ý với vấn đề này. Vì ông Clifford là người được Tổng thống rất kính, rất nể và rất tự hào và là người bạn rất cần thiết thỉnh thoảng ông vẫn được mời vào để tham khảo ý kiến hoặc Tổng thống từng gọi điện thoại nói chuyện cả giờ với ông ta.
Tổng thống có thể đã kiên nhẫn giải thích cho ông ta rõ điều mà ông không hiểu vì ông đã không ở trong chính phủ, chẳng hạn như chúng ta đã thực hiện những cuộc tạm ngừng ném bom và đưa ra những sáng kiến ngoại giao, những biện pháp này đã tỏ cho thấy Bắc Việt Nam không sẵn sàng thương lượng hòa bình. Và ông ta đã đáp ngay lại với giọng nói của một luật sư trong luật sư đoàn và nói như sau: "Thưa Tồng thống việc này sẽ không xong và tôi thật sự cho rằng vì lợi ích của Tổng thống và vì lợi ích của Hoa Kỳ, chúng ta phải rút ra khỏi cuộc chiến tranh".
Như thể đấy, nếu ai ở địa vị lãnh đạo đất nước và nếu ai có trách nhiệm và đã đưa đất nước lâm vào cuộc chiến tranh và đã để thiệt hại 25.000 hoặc 30.000 nhân mạng và đã phải giảm bớt việc tài trợ cho toàn bộ chương trình xã hội vĩ đại và tất cả cái gì hi vọng thực hiện ở đây, ở trong nước, người đó không thể dễ gì nói: "Đúng lắm, tôi đã phạm sai lầm về điều đó".
Như thế việc này có nghĩa là trong buổi họp kế tiếp trong hai hoặc ba ngày sau. Ông Clifford lại được tín nhiệm trở lại và ý kiến của ông lại được nghe theo. Với tư cách một người viết chuyện tiểu thuyết, đấy là điều tôi đã nhận xét thấy trong câu chuyện này. Tôi khá thân với Tổng thống Johnson và tôi chỉ có thể cảm thấy đó là sự việc đã xảy ra (13).
Trong khi đang tìm kiếm những đồng minh ngoài bộ quốc phòng. ông Clifford trước đó đã đến thăm ông Mc Pherson tại Nhà Trắng. Ông Mc Pherson đã nhớ lại cuộc nói chuyện giữa hai người như sau:
“Ông ấy đã hỏi tôi về lập trường của tôi đối với cuộc chiến tranh như thế nào, tôi đã trả lời là tôi đang hết sức bực dọc, và đã bắt đầu thật sự có nhiều ngờ vực cơ bản về cuộc chiến tranh này. Ông ấy cũng thừa nhận như vậy và nói chúng ta cần phải làm việc chặt chẽ với nhau. Và tôi đã trở thành tai mắt của ông ta trong Nhà Trắng.
Đã từng làm việc trong Nhà Trắng, chắc chắn ông ta đã biết rõ giá trị có được một người nào đó ở tại chỗ để quan sát và nghe ngóng, và tôi tin chắc là ông ấy đã thấy được là nếu đem vấn đề này bàn với những người chung quanh thì ông ấy sẽ phải đương đầu với sự chống đối có tổ chức chặt chẽ của ông Rostow và Bộ tham mưu hội đồng an ninh quốc gia.
Trong thời gian mười ngày cuối cùng của tháng Ba, chúng tôi đã bàn luận với nhau hầu như hàng ngày và tôi bắt đầu càng ngày càng cảm thấy rằng ông Clifford thật sự nhất quyết muốn đưa vấn đề này ra bàn với những người chung quanh. Theo cách ông diễn đạt thì việc làm của ông có mục đích là "Chúng ta sẽ phải đưa người bạn của chúng ta ra khỏi tình trạng này" (14).
Trong khi đang tìm kiếm một chiến lược, ông Clifford và các cố vấn của ông trong Bộ quốc phòng cuối cùng đã quyết định là biện pháp đầu tiên được coi như một tín hiệu cho Hà Nội sẽ gồm có việc cắt bớt chương trình ném bom Bắc Việt Nam nhưng không mong gì việc này đưa đến đàm phán. Nếu Hà Nội đáp lại bằng một hành động thì việc này cho thấy ý định của họ và sau đó chúng ta sẽ thực hiện thêm những bước mới.
Bộ tham mưu của ông Clifford đã đưa ra những thí dụ về loại biện pháp mà Hà Nội có thể thực hiện để đáp lại việc giảm bớt ném bom như công bố những bảo đảm là họ sẽ không tấn công vượt qua khu phi quân sự hoặc là đã sẽ không tấn công những thành phố ở Nam Việt Nam (5).
Ông Clifford đã nhìn thấy diễn biến này theo kiểu như sau: "Dĩ nhiên biện pháp nhằm đưa ra tín hiệu đầu tiên là việc giảm bớt ném bom. Vấn đề ném bom là một đề tài có thể gây ra tranh luận sôi nổi. Đề nghị của tôi là hãy giảm bớt và duy trì việc giảm bớt như thế để xem chúng ta sẽ đạt được kết quả gì, sẽ nhận được tín hiệu gì từ phía đối phương. Lúc đó chúng ta có thể tiến hành bước xuống thang kế tiếp. Chúng ta có thể sẽ thực hiện bước loạng choạng đầu tiên với hi vọng là chúng ta có thể nhận được một sự đáp lại nào đó của họ để hướng chúng ta đi bước kế tiếp" (16).
Việc ông Clifford có ý muốn tiếp nhận một sự “bảo đảm" nào đó của Hà Nội trong khi việc ném bom được giảm bớt, đã được ông Rusk coi như buộc những điều kiện cho việc ngừng ném bom nhưng điều kiện mà Bắc Việt Nam có thể sẽ lên án và sẽ gây trở ngại cho việc đưa đến tiến hành đàm phán.
Phản ứng của Tổng thống Johsnon đối với những sức ép đang đè nặng lên ông là khẳng định lại công khai những chính sách của ông về Việt Nam. Ngày 17 và 18 tháng Ba, trong khi đọc hai bài diễn văn với lời lẽ nói thẳng thừng trước Liên minh quốc gia các nhà kinh doanh và hội nghị Hiệp hội nông dân toàn quốc, Tổng thống đã tuyên bố như sau:
"Chúng ta phải đáp ứng những cam kết của chúng ta trên thế giới và ở Việt Nam. Chúng ta nhất định sẽ và chúng ta sắp chiến thắng!... Trong ít ngày gần đây chính quyền sẽ phải quyết định về những lựa chọn hóc búa. Một số chương trình chúng ta mong muốn thực hiện có ưu tiên thấp hơn sẽ phải hoãn lại” (17).
Tổng thống đã công kích thẳng những người chỉ trích chính sách của ông về Việt Nam. Ông nói: "Chúng ta nhất quyết không để cho đối phương tranh thủ được cái gì ở Washington mà nó không thể kiếm được ở Huế, tại quân đoàn I hoặc ở Khe Sanh và chúng ta sẽ không để cho họ thực hiện điều đó".
Tổng thống đã miêu tả ông như đang đi theo một con đường thận trọng đứng giữa phe "cho rằng chúng ta phải làm việc ấy cho xong bằng một cuộc chiến tranh lớn hơn thế” và phe cho rằng “tổng thống có thể tranh thủ được hòa bình bằng cách bàn về hòa bình, mong muốn thực hiện hòa bình, nói rõ là Tổng thống muốn đi đến hòa bình và điều mà Tổng thống cần làm hơn hết là rút lui về các thành phố”. Ông tuyên bố thêm là “tôi không trù tính để người ta thúc đẩy chúng ta, gây sức ép với chúng ta và buộc chúng ta chia rẽ dân tộc chúng ta trong lúc lâm nguy" (18).
Ảnh hưởng chính trị của những bài diễn vãn này đã được ông James B.Rowe Jr, Cố vấn chính trị của Tổng thống trình cho ông rõ trong một bị vong lục đề ngày 19 tháng Ba như sau:
“Tổng thống cần phải thay đổi chiến thuật đối với đường lối cứng rắn. Tôi đã bị chấn động bởi số lượng cú điện thoại kêu tôi ngày hôm nay để phản kháng bài diễn văn của Tổng thống đọc ở Minneapolis. Những người thuộc phe chúng ta ở vị trí hàng đầu tại bang Wisconsin nói là bài nói chuyện ấy đã gây rất nhiều thiệt hại cho chúng ta.
Một số "bồ câu” đã gọi điện thoại nói cho tôi biết là họ đã chống lại Tồng thống vì chính sách Việt Nam của Tổng thống nhưng họ đã không bực bội và chua cay cho đến khi nghe bài diễn văn đọc ở Minneapolis gọi họ là những kẻ phản bội. Họ nói là Tổng thống phải thừa nhận sự thật và nhận thấy đất nước đang bị chia rẽ về vấn đề Việt Nam và việc công kích tinh thần yêu nước của họ, như họ nhận thấy trong bài diễn văn, chỉ làm cho họ bực tức đến tột độ. Một số người ủng hộ chính sách Việt Nam của Tổng thống đã điện thoại nói là họ nghĩ rằng bài diễn văn đã gây thiệt hại cho phía chúng ta rất nhiều.
Bài diễn văn ở Mineapolis đã đề cập đến "chiến thắng"... Sự thật là hầu như không có ai ngày nay chú trọng đến chiến thắng. Mọi người mong muốn rút chân ra và vấn đề duy nhất là làm thế nào để rút ra (19).
Ông Rowe cũng đã nói với ông Clifford, yêu cầu ông này đưa những nhận xét về tình hình chính trị trong nước của ông "vào máy tính điện tử để cho biết quyết định". Ông đã bày tỏ cho ông Clifford biết là "từ leo thang" đã hiển nhiên trở thành từ bẩn thỉu nhất trong các từ dơ bẩn... Bất cứ một kiểu leo thang như thế nào... sẽ chỉ gây thiệt hại rất lớn cho chúng ta thôi (20).
Khi nghe những tài liệu diễn văn trên, ông Clifford đã có cảm nghĩ là Tổng thống đã làm hại uy tín của ông với đường lối tiếp tục theo đuổi chính sách cứng rắn ở Việt Nam và vị trí của ông đã bị suy sụp nhiều trong khi ông đang cố gắng thay đổi chính sách Hoa Kỳ:
"Tôi đã không được xem các bài diễn văn của Tổng thống trước khi đọc. Tôi nhận thấy các bài diễn văn này có lời lẽ cứng rắn và châm chọc. Tổng thống đã biểu lộ là chúng ta sẽ vẫn theo con đường cũ và chúng ta sẽ không thụt lùi” (21).
Sau Tết, Tổng thống đã quyết định là ông sẽ phải đọc một bài diễn văn cho nhân dân Mỹ để giải thích những hành động và những ý quyết định của ông về sự cố gắng của đất nước ở Việt Nam. Ông Mc Pherson, người viết bài diễn văn cho Tổng thống, đã mất nhiều tuần để thảo bài diễn văn nhưng sự lộn xộn trong những ngày đầu của tháng Hai đối với việc cái gì cần phải làm đã gây trở ngại cho việc hoàn thành bài diễn văn (22).
Tổng thống Johnson đã đưa ra rất nhiều ý kiến cho bài diễn văn này. Ông đã trù tính thảo luận về tình hình Việt Nam, làm sáng tỏ cái gì mà người Việt Nam đang làm, giải thích những kế hoạch của ông nhằm tăng thêm vừa phải lực lượng Mỹ ở Việt Nam và cuối cùng đưa ra một đề nghị hòa bình thật sự (23).
Tài liệu để làm nền tảng cho bài diễn văn đã được Bộ ngoại giao gửi đến ngày 20 tháng Ba, tài liệu này gồm có đề nghị mà ông Rusk đã đưa ra hai tuần trước đây về một cuộc tạm ngừng ném bom ở phía Bắc vĩ tuyến 20. Tổng thống đã họp với các cố vấn của ông trong những ngày 20 và 22 tháng ba để thảo luận về bài diễn văn này. Có mặt trong buổi họp ngày 20 tháng Ba người ta thấy có Phó Tổng thống, ông Arthur Goldberg, ông Mc George Bundy cùng các cố vấn quen thuộc của Tổng thống (24).
Trong lúc cuộc thảo luận diễn ra chung quanh phòng họp, điều thấy rõ là không một cố vấn nào của Tổng thống cho là đề nghị của ông Rusk sẽ thật sự tiến hành đàm phán với Bắc Việt Nam. Ông Rusk đã lập lại đề nghị của ông và phát biểu "Trừ phi chúng ta sẵn sàng làm một việc gì đó về ném bom, chúng ta không cần phải đưa ra một đề nghị nào cả" (25).
Ông Clifford tin chắc là đề nghị của ông Rusk đã không đủ đi tới xa và sẽ không dẫn đến đàm phán. Như ông ta đã nhận thấy: "Ông Rusk đã cho rằng bất cứ một cử chỉ tỏ thái độ hòa giải nào sẽ bị phía bên kia hiểu sai. Ông cảm nghĩ là chúng ta phải duy trì sức ép đối với họ. Ông ta thật sự đã không có trong tâm trí ý nghĩ cắt giảm ném bom.
Ông ấy nghĩ rằng chúng ta có thể lợi dụng thời gian thời tiết xấu ở Bắc Việt Nam để có thể làm rất nhiều việc về tạm ngừng ném bom. Việc này sẽ không gây thiệt hại bao nhiêu và đặt giả thuyết là phía bên kia bác bỏ đề nghị, lúc đó chúng ta có thể đẩy mạnh việc dùng vũ lực chống lại họ. Theo tôi nghĩ thì hình như đề nghị tạm ngừng ném bom của ông Rusk chỉ là ý đồ tạo cơ sở cho sức ép lớn hơn trong tương lai" (26).
Ông Wilham Bundy xác nhận quan điểm của ông Clifford. Như ông đã nhớ lại các cuộc thảo luận, lý do căn bản cho một cuộc tạm ngừng ném bom không phải ở chỗ có giá trị làm cho cuộc đàm phán tiến hành mà công dụng của nó là cốt để tạm thời xoa dịu dư luận quần chúng Hoa Kỳ.
"Trong tất cả các cuộc thảo luận mà tôi đã tham dự, sự nhất trí chung xem công dụng của cuộc tạm ngừng ném bom như nằm trong vấn đề thuyết phục nhân dân Hoa Kỳ là chúng tôi đã thật sự quan tâm đến hòa bình. Người ta đã nghĩ rằng đề nghị trên sẽ giúp đưa sự bất đồng quan điểm xuống tới một mức có thể điều khiển được. Nếu đề nghị này bị bác bỏ như chúng tôi đã dự đoán, lúc đó chúng tôi có thể tiếp tục tiến hành ném bom và vẫn hi vọng có thể đạt được những mục tiêu của chúng tôi" (27).
Đến đây ông Clifford nhắc lại đề xuất của ông tiến hành việc cắt giảm ném bom coi đó như biện pháp đầu tiên, biện pháp này có lẽ sẽ đưa đến việc quân địch thôi không bắn hỏa tiễn và pháo từ phía khu phi quân sự hoặc có thể họ sẽ thỏa thuận rút các lực lượng của họ khỏi khu phi quân sự. Ông nói:
"Tôi cảm nghĩ rằng chúng ta nhất định phải thực hiện một bước để bắt đầu tiến hành đàm phán. Tôi thiết nghĩ chúng ta phải đưa ra một sự thay đổi nhỏ nào đó đối với công thức mà chúng la đề nghị với Hà Nội để xem liệu chúng ta có thể làm cho cuộc đàm phán khởi sự không.
Một điều tôi gợi ý là đưa ra đề nghị về ném bom, giảm bớt ném bom tới một chừng mực nào đó để xem họ có thể thực hiện biện pháp nào đó không. Có thể là họ sẽ ngừng pháo kích các thành phố ở miền Nam chăng. Lúc đó chúng ta phải nắm ngay lấy và thực hiện một loạt những biện pháp có tính chất hòa giải hoặc xuống thang để xem liệu việc này nó sẽ đưa đến đàm phán không. Trên đây là những đáp ứng mà họ có thể thực hiện chứ không phải những điều kiện để đòi ngừng hẳn ném bom!" (28).
Nhưng ông Rusk đã nhận thấy ý kiến này như áp đặt những điều kiện với Hà Nội và cho rằng họ sẽ không chấp nhận. Ông nói: “Tôi cảm thấy chúng ta chỉ cần ngừng ném bom mà không nên áp đặt những điều kiện và để sự lựa chọn mở rộng cho họ” (29). Ông Clifford nhắc lại và vì bực dọc, cuộc bàn cãi giữa ông và ông Rusk đã trở nên khá gay gắt. Ông nói:
"Nói theo kiểu quân tử, gay gắt đang bắt đầu trở nên rõ ràng. Ý đồ của chúng tôi đã khác hẳn nhau và chúng tôi muốn có một cuộc tạm ngừng ném bom vì những lý do hoàn toàn khác. Lúc đó điều chúng tôi đang tranh cãi là cần thực hiện một cố gắng thực sự để đến khởi sự đàm phán. Tôi đang thúc giục việc thực hiện một sự thay đổi về chính sách. Thay vì tiếp tục thi hành chính sách trước đây là áp dụng biện pháp tăng thêm lực lượng, tôi muốn thực hiện cái gì xét ra cần thiết để có thể bắt đầu tiến hành đàm phán" (30).
Cuộc thảo luận được tiến hành chung quanh bàn họp đi từ người này sang người khác. Ông William Bundy đã đóng góp ý kiến cho rằng đề nghị của ông Rusk sẽ không đem lại kết quả. Ông nói:
“Đề nghị này có thể coi như là một vật thể rắn khó uống và một mảnh đất khó cày vậy. Ông Bundy đi đến kết luận là sự nhất trí của nhóm hình như đã cho rằng một sự giảm bớt ném bom không khác gì gây được một sự hưởng ứng ở phía bên kia mặc dầu nó có thể đem lại những thuận lợi đáng kể như thể hiện sự quyết tâm của Hoa Kỳ thực hiện bước tiến hướng về hòa bình và như thể nhằm củng cố thêm sự ủng hộ ở trong nước".
Như ông Mc Pherson nhớ lại buổi họp nêu trên sự nhất trí đã tập trung vào sự việc một cuộc ngừng ném bom ở phần đất trên vĩ tuyến 20 sẽ không dẫn đến đàm phán và chúng ta sẽ không thể nào ngừng ném bom hoàn toàn mà không làm nguy hại đến các binh sĩ của chúng ta ở quân đoàn 1. Và Tổng thống nói: “Thế đấy, điều đó có vẻ là tình trạng xảy ra như thế đó. Lúc đó tôi đã cảm tưởng là tín hiệu mà tất cả chúng tôi nhận được và có vẻ như nói lên là chúng ta sẽ không thực hiện việc ấy. Tôi đã không hề nhận được chỉ thị đưa vấn đề ngừng ném bom vào bài diễn văn hoặc xem xét đứng đắn vấn đề này” (31).
Tổng thống đã lắng nghe cuộc bàn cãi và một quan niệm về việc gì phải làm rõ ràng đã bắt đầu thành hình trong tâm trí ông. Sau đó ông đã cho biết là vào lúc này ông cảm thấy chắc chắn là đề nghị hòa bình mà ông sắp đưa ra thể hiện dưới hình thức cắt bớt ném bom trên vĩ tuyến 20 như ông Rusk đã đề nghị trước tiên (32).
Tổng thống đã lắng nghe cuộc bàn cãi và một quan niệm về việc gì phải làm rõ ràng đã bắt đầu thành hình trong tâm trí ông. Sau đó ông đã cho biết là vào lúc này ông cảm thấy chắc chắn là đề nghị hòa bình mà ông sắp đưa ra thể hiện dưới hình thức cắt bớt ném bom trên vĩ tuyến 20 nhờ ông Rusk đã đề nghị trước tiên (33).
Nhưng, theo lối làm việc của ông, Tổng thống Johnson muốn thăm dò mọi khả năng và đạt được sự nhất trí của tất cả các cố vấn của ông trước khi công bố một quyết định như thế. Ngoài ra, bị cắn rứt về tin tức bị tiết lộ ra cho báo chí, Tổng thống đã quyết định không cho phép để lộ quá sớm. Việc này sẽ làm suy yếu hoặc có thể phá hoại nhưng hi vọng thành công về cái mà ông nhận thấy là một sáng kiến hòa bình quan trọng. Ông Rusk nói:
"Tổng thống đã không muốn cái gì ông đang có trong tâm trí bị làm giảm sút hiệu lực và làm cho ông bị mất tự do hành động. Tổng thống không muốn thấy những việc gì vừa được thảo trên giấy tờ nhưng ngay sau đó lại đọc thấy trên các báo" (34).
Vì vậy khi buổi họp kết thúc. Tổng thống Johnson rõ ràng đồng ý với các cố vấn của ông là một cuộc tạm ngừng ném bom không chắc gì có thể làm cho Bắc Việt Nam chịu tiến hành đàm phán… vì thế cho nên ông đã chỉ thị đưa một sáng kiến hòa bình ra khỏi bài diễn văn và nghiên cứu riêng biệt. Nhưng bản thảo bài diễn văn sau đó đã không bao gồm vấn đề này hoặc bất cứ một đề nghị hòa bình nào khác.
Ông Clifford và Mc Pherson cả hai người đã tỏ ra chán nản về kết quả của buổi họp. Ngày hôm sau ông Mc Pherson đã gửi đến Tổng thống một bị vong lục ngắn của chính ông đề nghị một loạt liên tiếp những bước để đi đến đàm phán giống như đề nghị của ông Clifford. Theo kế hoạch của ông thì Hoa Kỳ sẽ công bố việc ngừng ném bom phần đất ở phía Bắc vĩ tuyến 20 và Hoa Kỳ đã gửi những đại diện đến Genève và Rangoon để chờ đợi gặp đại diện Bắc Việt Nam. Như thế diễn tiến của sự việc theo đề nghị của ông Mc Pherson theo sát diễn tiến mà ông Clifford đã đưa ra mặc dù nó kết thúc theo kiểu mà ông Rusk đã dự đoán trước:
"Họ sẽ nói là chưa đủ. Chúng ta phải ngừng hoàn toàn ném bom kia. Chúng ta sẽ nói cho họ biết là chúng ta không thể làm như vậy được chừng nào mà binh lính và đồ tiếp tế của họ vẫn cứ tiếp tục tuồn vào đường mòn, nhưng chúng ta sẽ nói là chúng ta sẽ ngưng ném bom hoàn toàn nếu trong tương lai họ không mở những trận tấn công vào các thành phố ở quân đoàn I hoặc vào Sài Gòn, và nếu họ ngưng bắn pháo từ khu phi quân sự vào Nam Việt Nam. Họ có thể sẽ nói họ không chịu việc đặt điều kiện, chúng ta phải ngưng hết việc ném bom. Chúng ta sẽ bày tỏ rất lấy làm tiếc là họ đã đáp ứng theo kiểu không khoan nhượng như trước đây" (35).
Mặc dù việc này sẽ không đưa đến đàm phán, ông Mc Pherson biểu lộ ý kiến: “Tôi nghĩ rằng việc này sẽ cho nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân các nước khác thấy là chúng ta đang thực sự tìm kiếm con đường đưa đến đàm phán". Tổng thống đã chuyển đề nghị của ông Mc Pherson cho ông Rusk để xem phản ứng của ông này ra sao. Phản ứng này đã được thấy hai ngày sau và đã có thể đoán trước.
Kế hoạch ngừng ném bom phần đất trên vĩ tuyến 20 dĩ nhiên là điều mà ông Rusk đã biện hộ từ gần một tháng nay. Nhưng ông Bộ trưởng ngoại giao không quan tâm đến việc gửi các đại diện của Hoa Kỳ đến các thủ đô khác để chờ các đại diện Bắc Việt Nam xuất hiện. Ông bày tỏ ý kiến điều ông ưa thích hơn là yêu cầu hai Đồng Chủ tịch hội nghị Genève (Vương quốc Anh và Liên Xô) và có thể cả các thành viên của ủy ban quốc tế sẵn sàng để nói chuyện bất cứ bên nào quan tâm đến những khả năng về một cuộc dàn xếp hòa bình “Nhưng ông Rusk vẫn duy trì quan điểm của ông cho rằng không nên buộc thêm những điều kiện vào việc tạm ngừng bắn” (36).
Ông Clifford và những bạn đồng sự của ông trong bộ quốc phòng đã nản chí đến tuyệt vọng. Là một luật sư xét xử có tiếng, ông Clifford đã đi đến kết luận là trường hợp của Tổng thống không thể nào thắng nổi bằng những biện pháp đang theo đuổi. Ông đã hoàn thành công việc khó khăn nhất mà một luật sư phải đương đầu, đó là nói thẳng cho khách hàng của ông biết là họ bị trái lý không thể thắng kiện được và họ phải thương lượng dàn xếp cách nào tốt nhất thì hơn.
Nhưng ông Clifford đã không thấy được một sự thay đổi nào trong thời gian sắp tới trong chính sách chiến tranh mà ông cảm thấy sẽ đưa Tổng thống Johnson đến thảm bại. Ông đã nói chuyện với nhiều bạn của ông trong giới kinh doanh và cảm thấy những sự ngờ vực cũng đã được thể hiện trong thái độ của họ đối với cuộc chiến tranh. Ông đã đi đến kết luận như sau:
"Tôi đã không nghĩ rằng công chúng sẵn sàng ủng hộ chính sách mà chúng ta đã và đang theo đuổi. Lúc đó tôi đã có cảm nghĩ là chúng ta đang ở một giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành quyết định. Tôi đã cho rằng sẽ cần phải làm cái gì có ý nghĩa lắm mới thuyết phục được Tổng thống thay đồi thái độ. Tôi cần một liều thuốc mạnh nào đó để mang về nhà cho Tổng thống thấy cái gì đang xảy ra trên đất nước" (37).
Để tạo nên liều thuốc mạnh này, ông Clifford đã đề nghị với Tổng thống trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, Tổng thống nên tham khảo ý kiến những bậc lão thành, nhóm người lỗi lạc đã từng ủng hộ và khuyến khích ông trong tháng 11.
Ông Clillỏrd trước đó đã nhận được những dấu hiệu cho thấy quan điểm của nhiều người trong số này có thể để thay đổi sau những ngày ồn ào trong tháng Một và tháng Hai và ông muốn để Tổng thống thấy được sự thay đổi quan điểm ấy. Tổng thống Johnson hoan nghênh đề xuất của ông Cliffford và chỉ thị cho ông Rostow tổ chức một buổi họp (38).
Chú thích
(1) Phỏng vấn riêng ông Clark Clifford, ngày 15-2-1973.
(2) Phỏng vấn riêng ông Paul Warnke ngày 17-11-1972.
(3) Phỏng vấn riêng ông Morton Halperin ngày 24-12-1972.
(4) Phỏng vấn riêng ông Clark... ngày 16-11-1972 và 13-2-1972.
(5) Như chú thích (4).
(6) "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IC (7)(b) tr.186-189 ngoài ra còn phỏng vấn riêng ông Paul Warnke ngày 17-11-1972.
(7) Phỏng vấn riêng ông Morton Halperin ngày 27-12-1972
(8) Phỏng vấn riêng ông Clark Clifford ngày 15-2-1973. Đọc cả Clifford, “Một sự đánh giá lại vấn đề Việt Nam". Tr.61. Christian "Tổng thống rút lui". Tr.78-115.
(9) Phỏng vấn riêng ông Harry C.Mcharson ngày 1-1-72.
(10) Phỏng vấn riêng ông Clark Clifford ngày 15-2-1975.
(11) Phỏng vấn riêng ông Harry C.Mc Pherson Jr, ngày 21-12-72
(12) Phỏng vấn riêng ông Clark Clifford ngày 12-12-72 và 15-2-1973.
(13) Phỏng vấn riêng ông Harry C.Mc Pherson Jr. ngày 31-12-72.
(14) Như trên. Tham khảo thêm Mc Pherson. "Một sự giáo dục chính trị". Tr.431.
(15) "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam", IVC (7)(b) tr.187-190.
(16) Phỏng vấn riêng ông Clark Clifford ngày 15-3-1973.
(17) Những tài liệu công khai của Tổng thống Lyndon Johnson 1966- 69, I, tr.402-413.
(18) Như trên, tr.412.
(19) Bị vong lục gửi Tổng thống "Hòa bình trong danh dự ở Việt Nam" ngày 13-3-78, ký tên James Rowe.
(20) Như trên: ngoài ra còn phỏng vấn riêng ông Jammes H.Rowe Jr. ngày 29-12-1975.
(21) Phỏng vấn riêng ông Clark Clifford ngày 13-11-1972.
(22) Mc Pherson "Một sự giáo dục chính trị" tr.127.
(23) Johnson “Vị trí ưu thế” tr.410.
(24) Như trên, tr.411-413.
(25) Như trên, tr.412.
(26) Phỏng vấn ông Clark Clifford ngày 16 tháng Mười Một và 23-11-1972.
(27) Phỏng vấn ông William Bundy ngày 5-3-1973.
(28) Phỏng vấn ông Clark Clifford ngày 16-11 và ngày 28-11-72.
(29) Phỏng vấn riêng ông Dan Rusk ngày 22-1-1973.
(30) Phỏng vấn riêng ông Clark Clifford ngày 16-11-72. Không một ai trong số những người khác đã tham dự buổi họp này mà tôi đã nói chuyện với họ đã nhớ lại sự gay gắt này. Đọc Christian "Tổng thống rút lui" tr. 115.
(31) Phỏng vấn riêng ông Henrry C.Mc Pherson ngày 21-1-72.
(32) Phỏng vấn riêng ông Harry C.Mc Pherson ngày 21-12-72
(33) Tổng thống Johnson "Vị trí ưu thế” tr.415.
(34) Phỏng vấn riêng ông Dan Rusk ngày 22-1-1975, đọc cả Johnson "Vị trí ưu thế” tr.413.
(35) Mc Pherson "Một sự giáo dục chính trị" tr.432-43.
(36) Phỏng vấn riêng ông Clark Clifford ngày 22-11-72.
(37) Phỏng vấn riêng ông Clark Clifford ngày 22-11-72.
(38) Như trên, đọc cả Johnson "Vị trí ưu thế” tr.409.
Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam - H.y.schandler