Every breath we take, every step we make, can be filled with peace, joy and serenity.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: H.y.schandler
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Nguyễn Mạnh Hà
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1328 / 39
Cập nhật: 2016-07-14 17:40:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10: Vấn Đề Chính Trị Và Vấn Đề Kinh Tế
ổng thống Johnson đã thành công xuất sắc trong việc giữ cho cuộc chiến tranh Việt Nam "Vượt lên trên mọi chính kiến". Ông đã không ngừng nuôi dưỡng sự ủng hộ của hai đảng đối với chiến tranh và sử dụng mọi phương tiện sẵn có để chứng minh rằng các quyết định của ông và Việt Nam chỉ là một sự tiếp tục những chính sách và hành động những tiền nhiệm của ông trong Nhà Trắng (1).
Đạt được sự nhất trí là một kỹ thuật cai trị và lãnh đạo của ông. Ông đã tốn rất nhiều công sức để bảo đảm quyết định Vịnh Bắc Bộ 1964 được sự ủng hộ của cả hai đảng, tranh thủ được Tướng Dwight D. Eisenhower, người đảng viên đảng Cộng hòa được hâm mộ nhất lên tiếng bày tỏ công khai sự tán thành của ông đối với quyết định trên (2).
Sự lớn tiếng chống đối chiến tranh Việt Nam cho đến 1968 đã xuất phát từ những nhóm không hoạt động chính trị trên quy mô lớn, không liên kết với bất cứ đảng phái chính trị nào hoặc là xuất phát từ một số nhỏ nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ.
Về phía bên kia, thỉnh thoảng những sự phàn nàn của phe chính trị thiên hữu nói rằng Tổng thống đã chấp nhận và thực hiện một "chính sách không đánh thắng ở Việt Nam" đã bị cắt đứt bởi những lời phát biểu công khai của Tướng Westmoreland - một người được phái hữu rất kính nể - ông luôn luôn khẳng định là ông đang nhận được tất cả những quân lính và phương tiện yểm trợ mà ông đã xin Tổng thống và những gì ông xin đang đến đáp ứng nhu cầu đúng lúc hoặc có thể được sử dụng hết.
Tổng thống Johnson đã thừa nhận tầm quan trọng của sự ủng hộ hết mình của vị Tư lệnh chiến trường do ông chỉ định. Tại hội nghị Honolulu được tổ chức trong tháng hai 1966. Ông đã nói với Tướng Westmorland như sau “Này Đại tướng, tôi đặt nhiều tin tưởng vào đại tướng... Tôi hi vọng đại tướng đừng để xảy ra một vụ Mac Arthur nữa" (3).
Một sự bất mãn về chiến tranh đang dâng lên bắt đầu hình thành rõ rệt trong phong trào sinh viên. Tuy nhiên, sự bất mãn này đã không được tổ chức tốt, không có người lãnh đạo và có vẻ nhỏ, không ở vào thế có thể ngăn chặn nổi việc đề cử một Tổng thống đương nhiệm ra ứng cử trước sự khéo léo và quyền thế chính trị của ông Johnson.
Tuy nhiên, một nhân vật đã lần hồi đi đển kết luận dù sự chênh lệch có tuyệt vọng như thế nào đi nữa thì người ta cũng cần phải xem xét lại đối với chính vị Tổng thống đương nhiệm, cũng như đối với những chính sách chiến tranh của ông.
30-11-1967, Thượng nghị sĩ Eugene Mc Carthy công bố ra ứng cử để được đảng dân chủ đề cử ra tranh cử trước Tổng thống và như thế ông đã trở thành người cầm đầu một cuộc nổi dậy với hậu quả là gây chia rẽ trầm trọng trong đảng Dân chủ
(4). Ông Mc Carthy đã quyết định thách thức lập trường của Tổng thống do việc công bố gần đây của chính quyền và những kế hoạch tiếp tục leo thang và tăng cường chiến tranh ở Việt Nam và... không có một dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy... sẽ đi đển một sự thỏa hiệp hoặc một cuộc dàn xếp chính trị bằng thương lượng" (5).
Nhưng cuộc vận động của ông Mc Carthy trong những ngày đầu có vẻ bị rối loạn, không sôi nổi và hình như cho thấy gián tiếp sự ủng hộ đối với lập trường bồ câu về vấn đề Việt Nam chẳng có bao nhiêu. Ông Mc Carthy đã được thuyết phục một cách bất đắc dĩ để ông ghi tên tham dự hội nghị sơ bộ chọn ứng cử viên Tổng thống của đảng được tổ chức ở New Hampshire đã tập hợp sự ủng hộ Tới chừng mực mà sự ủng hộ này có thể tranh thủ được, nhưng mối đe dọa đối với ông Johnson có vẻ xa vời (6).
Đối với những người bất đồng quan điểm thuộc Đảng dân chủ, ông Robert Kennedy dường như là người ứng cứ đương nhiên cầm cờ đi đầu đại diện cho họ. Ông này có một cơ sở quyền thế rộng lớn, ông lại có cái tên Kennedy và ông đã tách hẳn ra khỏi lập trường của chính quyền về Việt Nam.
Trong một thời gian nào đó, ông Kennedy đã bị gây sức ép để thách thức Tổng thống bằng cách ra tranh cử chức này, nhưng những nhà chuyên nghiệp chính trị được ông tin cậy nhất đã khuyên là ông không thể thắng được cuộc tranh cử này và nếu ông quyết tâm thì sẽ làm tan rã đảng Dân Chủ.
Vì thế tại buổi họp mặt ăn sáng ở Câu lạc bộ báo chí quốc gia sáng ngày 30-1-68, ngay trước khi xảy ra vụ Tết. Ông đã đích thân tuyên bố rút lui khỏi cuộc chạy đua tranh chức Tổng thống “trong bất cứ tình huống nào có thể được".
Tuy nhiên, cuộc tấn công Tết đã hợp pháp hóa cuộc chiến tranh Việt Nam như một vấn đề chính trị. Trước hết, hình như nó đã tạo nên một bằng chứng bi thảm là chính phủ, chính quyền Johnson, đã lừa dối nhân dân và do đó không thể tin cậy được.
Thứ hai, vụ Tết đã giải phóng những nhà hoạt động chính trị, những nhà báo và những nhà bình luận khỏi những ràng buộc trước đây của họ với chiến tranh. Tình hình hiện nay đã thay đồi một cách thê thảm và dường như người ta đòi hỏi phải có những giải pháp mới, những đường lối giải quyết khác.
Thứ ba, đòn tâm lý đau đớn ở Việt Nam đã làm cho việc tìm kiếm những đường lối hành động để chọn lựa trở thành chính đảng và thật là cần thiết. Đó là một dịp để đánh giá lại những mục đích và những chính sách của Mỹ ở Việt Nam không những chỉ ở bên trong chính quyền mà thôi mà cả ở bên trong toàn bộ quá trình chính trị của đất nước nữa.
Toàn thể nước Mỹ có vẻ mong mỏi có một giải pháp kỳ diệu, con đường đi đến hòa binh trong danh dự. Những cuộc thăm dò dư luận quần chúng tuy đã cho thấy sự ủng hộ của quần chúng đối với cuộc chiến tranh nhưng đã không làm cho Tổng thống Johnson được yên lòng: các cuộc thăm dò dư luận cũng biểu lộ là sự tin tưởng vào sự chỉ đạo cuộc chiến tranh của Tổng thống đã tụt lại đàng sau xa so với sự ủng hộ của quần chúng đối với ngay cả cuộc chiến tranh và đang suy sụp (7).
Rồi không bao lâu sau vụ Tết những đối thủ thách thức Tổng thống trong cả hai đảng bắt đầu phát biểu quan điểm của mình. Chiến tranh Việt Nam và đặc biệt là sự chỉ đạo chiến tranh của chính quyền Johnson đã trở thành vấn đề chính trị chủ yếu trong cuộc vận động bầu cử Tổng thống vẫn còn trong thời kỳ phôi thai. Vấn đề này đã át hẳn tất cả những mối quan tâm khác của quan chúng.
Tổng thống Johnson đã đứng tách rời khỏi cuộc đấu đá chính trị. Với tư cách là một Tổng thống đương nhiệm đang phải đương đầu với một loạt những cuộc khủng hoảng trên trường quốc tế và ở trong nước, và đang đứng trước một gánh nặng đánh giá lại những chính sách quốc gia ở Việt Nam. Ông đã từ chối không tham dự những cuộc tranh cãi sơ khởi, ngoài những cuộc tranh luận trong đó với tư cách là một ứng cử viên, buộc ông phải ra mắt cho hợp pháp để có tên trên phiếu bầu cử (8). Ông biết rõ tâm trạng của dân tộc và ông cảm thấy ông Mc Carthy hoặc ông Kennedy sẽ không phải là một mối đe dọa đối với ông. Những cố vấn chính trị của ông đã khẳng định là ông sẽ là người được chỉ định ra tranh cử chức Tổng thống của đảng Dân chủ (9).
Vì thế những kết quả của hội nghị sơ khởi tuyển lựa ứng cử viên tổ chức ở New Hampshire, hội nghị đầu tiên trên đất nước, được tổ chức vào ngày 12 tháng Ba, đúng ngày mà ông Rusk hoàn thành cuộc điều trần của ông trước ủy ban Fulbright, đã làm mọi người sửng sốt (10). Ông Mc Carthy ứng cử viên chủ trương hòa bình đã thực hiện một sự phô trương thanh thế mạnh mẽ làm mọi người ngạc nhiên tại hội nghị sơ bộ chọn ứng cử viên của đảng Dân chủ mà ông đã ghi danh một cách miễn cưởng, một phần vì cứ đinh ninh rằng cử tri New Hampshire thiên về lập trường hiếu chiến.
Trên thực tế khi việc kiểm phiếu viết tên bỏ phiếu cho người ra ứng cử của đảng vào cuối tuần, ong Mc Carthy đã đạt tới trong khoảng mấy trăm phiếu là có thể đánh bại đương kim Tổng thống trong một cuộc bầu cử phổ thông (11). Mặc dù Tổng thống không có tên trên lá phiếu, tổ chức đảng Dân chủ đã nói rõ là họ mong đợi một cuộc vận động to lớn viết tên ông vào lá phiếu để bày tỏ sự nhiệt tình của những người bỏ phiếu đối với Tổng thống.
Phản ứng trên toàn thể đất nước, đối với cuộc bỏ phiếu ở New Hampshire rất sâu sắc. Mặc dù cuộc bầu cử ít quan trọng trên phương diện khả năng bỏ phiếu cuối cùng, tuy thế đó đã có những hệ quả tâm lý rộng lớn. Rõ ràng là ông Johnson, nhà chính trị lão thành đã bị thách thức thành công không phải bởi một người tranh phiếu hấp dẫn và có sức lôi cuốn mà bởi một ứng cử viên yếu hơn, ít hấp dẫn hơn nhưng đã có thể động viên và tập trung tư tưởng vào sự bất mãn và sự vỡ mộng do cuộc chiến tranh gây nên.
Cuộc bầu cử đã báo trước một cách rộng rãi như biểu hiện một sự không thừa nhận chính quyền và những chính sách của chính quyền về Việt Nam và cổ vũ niềm hi vọng của những người chỉ trích Tống thống trong cả hai đảng. Cuộc phân tích sau này đã làm sáng tỏ hơn những động cơ thúc đẩy những người bỏ phiếu ở New Hampshire và đã làm nảy sinh ra sự nghi ngờ cho rằng rất có thể việc bầu cho ông Mc Carthy biểu hiện bỏ phiếu cho lập trường hòa bình.
Có điều chắc chắn là những người đã bỏ phiếu cho ông Mc Carthy tại hội nghị sơ bộ chọn ứng cứ viên đã rất bất mãn về các chính sách của Tổng thống Johnson về Việt Nam, số người này đã vượt hẳn số người đã bỏ cho ông Johnson nhiều. Nhưng trong số những người không hài lòng vì ông Mc Carlhy, những người không hài lòng vì ông Johnson đã không theo đuổi một đường lối cứng rắn hẳn ở Việt Nam đã vượt hẳn số những người mong muốn rút lui khỏi Việt Nam. Tới một sự chính lệch là ba trên hai.
Thật vậy những cuộc nghiên cứu đã cho thấy là những người đã ủng hộ ông Mc Carthy trước khi có hội nghị. Đảng dân chủ và sau đó, vào tháng mười một, đã xoay sang ủng hộ một ứng cử viên khác, số lớn đã quay sang ủng hộ Wallace (12).
Tuy thế những kết quả ở hội nghị New Hampshire đã đặt thành một vấn đề nan giải sâu sắc cho ông Robert Kennedy. Trước tình hình Tổng thống đã bị đánh bại về vấn đề Việt Nam như đã thấy rõ, liệu ông Kennedy, người đối thủ chính trị hàng đầu của ông về vấn đề này và những vấn đề khác, lúc này có quyết định leo lên vũ đài không? Ông Kenncdy đã hội ý riêng với các cố vấn của ông trong bốn ngày tiếp theo hội nghị tuyển lựa ứng cừ viên Tổng thống ở New Hampshire. Ông vẫn nghĩ rằng nếu ông có thể xoay chính sách Việt Nam đi theo hướng khác, giá mà ông có thể buộc chính quyền tích cực đi tìm con đường hòa bình thực sự thì ông chẳng cần ra ứng cử chống lại ông Johnson.
Ông Kenneđy đã nhờ ông Clifford chuyển đến Tổng thống đề xuất của ông là nên triệu tập một hội đồng gồm những người Mỹ có danh tiếng trên toàn quốc được đề cử với nhiệm vụ đánh giá lại chính sách Việt Nam với ý đồ tìm kiếm một con đường đi đến Hòa Bình. Việc đơn giản và không nói ra là nếu Tổng thống đưa ra lời hứa sẽ thay đổi chính sách của ông đối với cuộc chiến tranh thì ông Kennedy sẽ thuận không ra ứng cử Tổng thống nữa.
Nhưng Tổng thống Johnson đã bác bỏ đề nghị này và ngày 16 tháng Ba. Ông Kennedy sau hai thông báo Tổng thống Johnson và thượng nghị sĩ Mccarthy sẽ công bố là ông sẽ ghi tên ứng cử tranh ghế Tổng thống do đảng Dân chủ tuyển chọn (13)
Bây giờ mối đe dọa thực sự đến với Tổng thống Johnson. Về phần ông Mc Carthy, dù cho đang trên đà thắng thế ở Hội nghị New Hampshire. Ông không mong gì trên cơ sở lẽ phải có thể hạ bệ được vị Tổng thống đương nhiệm. Nhưng ông Kennedy thì lại là một vấn đề khác. Việc ông ra ứng cử đã tạo được cho phong trào hòa bình một sự nể nang ngay tức khắc.
Lúc này Tổng thống phải đương đầu với trển vọng một trận đấu đá có tính cách lâu dài và gây chia rẽ ngay trong đảng của ông để giành được sự đắc cử ra ứng cử chức Tổng thống chống lại một đối thủ rất mạnh thế, với cái tròng một cuộc chiến tranh không được quần chúng ưa thích treo quanh cổ ông. Khích lệ trước sự việc những người bỏ phiếu ở hội nghị New Hampshire đã biểu lộ một sự bất mãn của đông đảo quần chúng đối với việc chỉ đạo chiến tranh của Tổng thống, 19 thành viên Hạ viện đã kết hợp với nhau ngày 18 tháng Ba để ủng hộ một nghị quyết đòi Quốc hội phải tiến hành ngay một cuộc xem xét lại chính sách của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á (14).
Tại bữa cơm trưa hàng tuần được tổ chức vào ngày 19 tháng Ba của những người hoạt động cho cuộc vận động bầu cử của Tổng thống, vấn đề khả năng rõ rệt về một sự thất cử của Tổng thống Johnson tại hội nghị tuyển lựa ứng cử viên của đảng ở Wisconsin sắp tới đã được thảo luận. Ông James L.Rowe Jr. người đứng đầu nhóm này đã bày tỏ ý kiến là ông cho rằng người nào đó cần phải nói thẳng cho Tổng thống biết" (15).
Trong một bị vong lục gửi Tổng thống cùng trong ngày. Ông Rowe đã biểu lộ là ông “đã viết với lòng thành thật mà tôi nghĩ rằng đã được thực hiện giữa chúng ta”.Trong khi đánh giá hậu quả của vụ Tết trên quan điểm hoàn toàn chính trị. Ông Rowe viết:
“Tổng thống cần phải làm một việc gì gây được ấn tượng sâu sắc (chứ không phải là mánh lới nhằm mục đích tuyên truyền trước khi có hội nghị tuyển lựa ứng cử viên ở Wisconsin...) Bằng cách này hoặc cách khác, ở một nơi nào đó hoặc ở chỗ nào khác hình ảnh của một Tổng thống như một người sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ cái gì để cố hết sức tìm kiếm hòa bình đã không còn nữa.
Ông Mc Carthy và ông Kennedy là những ứng cử viên với chủ trương hòa bình và Tổng thống đã trở thành ứng cử viên theo đuổi con đường chiến tranh. Ông cần phải làm một việc gì có tính chất kích thích và gây cảm xúc mạnh để giành lại hòa bình" (16). Ông Johnson đã trở thành một Tổng thống thời chiến và lúc này đất nước đang thiết tha và quả thực dường như đòi hỏi phải có một hành động hướng về. hòa binh ơ Việt Nam.
Trong những ngày náo nhiệt này của tháng ba đã xảy ra một cuộc khủng hoảng to lớn khác, cuộc khủng hoảng này có tính chất kinh tế, cũng đã đòi hỏi sự chú ý của Tổng thống. Cuộc khủng hoảng tiền tệ này xuất phát từ một quyết định cơ bản đã được ban hành vào năm 1965 khi mà việc tăng cường lực lượng ở Việt Nam mới bắt đầu, sự việc là đất nước có đủ khả năng tiến hành được chiến tranh với hai mặt trận, mặt trận ở Việt Nam và mặt trận ở trong nước chống nghèo nàn mà không cần phải áp dụng các biện pháp kiểm soát kinh tế và không tăng thuế má.
Đề tài này đã được đề cập ra trong thông điệp về ngân sách 1968 của Tổng thống: “Quốc gia chúng ta giàu có và chúng ta có thể thực hiện những tiến bộ ở trong nước, trong khi đó vẫn có thể đáp ứng những nghĩa vụ ở ngoài nước, thực tế là chúng ta không thể đi theo một con đường nào khác nếu chúng ta vẫn phải duy trì thế mạnh. Vì lý do đó tôi đã không ngăn cản sự tiến bộ trong các chương trình xã hội vĩ đại có tính cách to lớn và rất cần thiết để tài trợ cho những nỗ lực của chúng ta ở Đông Nam Á".
Nhưng công việc đã không tiến hành tốt như đã dự tính, chủ yếu vì những chi tiêu cần thiết cho cuộc chiến tranh đã được ước tính quá thấp. Vì vậy vào năm 1966 đã chứng kiến một sự lạm phát giá cả nhanh chóng nhất ở Hoa Kỳ kể từ chiến tranh Triều Tiên.
Để đáp ứng tình hình, trong thông điệp đọc trước Quốc hội năm 1967, Tổng thống đã yêu cầu Quốc hội ban hành một đạo luật cho phép đánh thêm 6% (sau này đã tăng lên 10.5%) thuế cá nhân và đoàn thể, có hiệu lực kể từ 1-7-1967 và kéo dài trong hai năm hoặc là “chừng nào mà những chi tiêu bất thường liên hệ tới những nỗ lực ở Việt Nam của chúng ta vẫn tiếp tục cần đến".
Đề nghị của Tổng thống đã được đón nhận một cách lạnh nhạt trong Quốc hội. Nghị sĩ Chủ tịch có thế lực của ủy ban kế sách của hạ viện đã cho rằng việc chấp thuận cho tăng thuế sẽ biểu lộ sự ủng hộ chính sách tiếp tục thực hiện các chương trình xã hội vĩ đại của Tổng thống nhưng đồng thời cũng ủng hộ việc tiếp tục tiến hành chiến tranh Việt Nam của ông nữa. Do đó. Ông Wille cảm nghĩ rằng bất cứ một sự tăng thêm thuế nào cần phải được đi đôi với một sự giảm bớt những khoản chi tiêu mới được. Nhưng Tổng thống Johnson thì không sẵn sàng đề nghị bất cứ một sự cắt giảm nào đối với các chương trình xã hội vĩ đại của ông.
Sự bế tắc này, mà cuối cùng ông Wille đã thắng, đã đưa đến hậu quả là Quốc hội cứ ì ra không đẩ mạnh dự luật tăng thuế cho đến khi cuối cùng dự luật này đã được thông qua và trở thành đạo luật ngày 28-6-1968. Trong khi đó chi tiêu về quốc phòng và trong nước vẫn tiếp tục ở mức cao, do đó không ngăn cản nổi tình trạng lạm phát. Số tiền thặng dư của Hoa Kỳ trong cán cân chi phí quốc tế đã giảm xuống nhanh chóng trong những tháng cuối của năm 1967 với hậu quả bị thiếu hụt 7 tỷ đô la trong quý 4 của năm ấy.
Sự thiếu hụt này cùng với sự sụt giá của đồng bảng Anh trong tháng 11-1967 đã gây nên nhiều bất trắc nghiêm trọng trên thị trường tiền tệ quốc tế và làm cho đồng đô la đặc biệt đã bị tấn công. Hậu quả là hoàn cảnh nội bộ ở Hoa Kỳ đã bị toàn thể thế giới xem xét rất kỹ lưỡng.
Cuộc tấn công Tết và hậu quả của nó đã được báo chí loan báo với triền vọng gia tăng trên quy mô lớn lực lượng Mỹ ở Việt Nam và do đó gây nên một sự gia tăng thêm to lớn về chi tiêu, kèm theo một sự bế tắc tiếp tục về tăng thuế, những sự kiện này đã đủ để phát động một sự bùng nổ nghiêm trọng một cơn sốt theo sự ước đoán.
Trong tuần đầu của tháng 3 Hoa Kỳ đã phải bán khoảng 300 triệu đô la bằng vàng. Sang tuần thứ hai, việc đầu cơ tích trữ hầu như không còn kiểm soát được nữa. Các ngân hàng trung ương thế giới đã phải cung cấp khoảng 1 tỷ đô la bằng vàng để đáp ứng yêu cầu. Hoa Kỳ đã thiệt hại 327 triệu đô la vào tay những kẻ đầu cơ tích trữ vào 11 tháng 3 và Tổng thống đã phải ra tay hành động.
Thị trường vàng ở Luân Đôn đã phải đóng cửa ngày 16-3 để kiểm tra sự hao hụt to lớn. Trong dịp nghỉ cuối tuần, các Bộ trưởng tài chính và Giám đốc các ngân hàng trung ương của 7 nước đã vội vã nhóm họp và bí mật gặp nhau ở Washington. Họ đã thiết lập một phương thức trao đổi vàng mới hai tầng trên trường quốc tế theo đó thì không còn có thể mua vàng trên thị trường tự do nữa.
Cuộc khủng hoảng đã bị ngăn chặn nhưng vấn đề cơ bản đã gây nên cuộc khủng hoảng thì chưa được giải quyết. Các giám đốc ngân hàng trung ương thế giới có thể hiểu được là họ vẫn bực dọc về sự ổn định của đồng đô la và về khả năng và ý muốn của Hoa Kỳ mong ổn định lại tlình hình tài chính ở trong nước họ.
Bất cứ một sự gia tăng nào về chi phí quốc phòng của Hoa Kỳ ở Việt Nam mà không giảm bớt những khoản chi tiêu dành cho chương trình xã hội vĩ đại hoặc không tăng thêm thuế có thể nhanh chóng đưa đến sự tái diễn đầu cơ tích trữ, sự sụt giá của đồng đô la và một cuộc khủng hoảng tài chính quy mô to lớn trên trường quốc tế. Các nền kinh tế quốc gia và thế giới đã được Tổng Thống Johnson rất đặc biệt lưu tâm trong khi ông cân nhắc con đường của ông đang theo đuổi ở Việt Nam.
Chú thích
(1) Trandon “Xé sự sai lầm" tr.31. Rouston Johnson “Anh tôi, Lyndon". Kennedy và Lyndon Baines Johnson: "Ảnh hưởng của nhân cách đối với vấn đề chính trị" tr.198-206. Johnson: "Vị trí ưu thế” tr.448-468. "Một nhiệm kỳ Tổng thống rất cá biệt: Tổng thống L.B.Johnson trong Nhà Trắng" tr.70-88.
(2) Johnson "Vị trí ưu thế".
(3) Westmorland "Tường trình của một quân nhân" tr.159; Sidey "Một nhiệm kỳ Tổng thống rất cá biệt" tr.82.
(4) Eugene J.Mc Carthy "Năm của nhân dân" tr. 266-267; đọc cả Theodore R.White “Việc gây dựng một Tổng thống" 1968 tr.79-80; Richard C.Stout "Nhân dân" tr.67-77.
(5) Mc Carthy "Năm của nhân dân” tr.285
(6) David “Cuộc phiêu lưu nửa chừng của Robert".
(7) Chỉ dấu dư luận của viện Gallup “Sự hâm mộ của quần chúng đối với Tổng thống Johnson" tr.2. Được phép sử dụng xem cả George Gallup “Sự đánh giá ông Johnson trong cuộc thăm dò dư luận đạt mức thấp". "Sự đánh giá ông Johnson về Việt Nam xụt xuống". George E.Reedy “Thời kỳ tranh tối tranh sáng của nhiệm kỳ Tổng thống" tr.68.
(8) John Nerbers “Ông Johnson khước từ những cuộc tranh luận sơ khởi". “Ông Johnson ngăn cách sự thách thức".
(9) Sam Houston Johnson “Anh tôi, Lyndon” tr.237-238. Tổng thống Johnson: “Vị trí ưu thế”. tr.538.
(10) Sam Houston Johnson “Anh tôi, Lyndon". tr.238.
(11) Chester và những người khác “Một tấn thảm kịch mê - lo của Mỹ" tr.72-81. Theodore H.White “Việc gây dựng một Tổng thống" 1968. tr.83-89. Những lời giải thích trực tiếp về cuộc vận động bầu cử ở New Hamshirt đã được ông Mc Carthy giải bày”. “Năm của nhân dân” tr.67-87. “Nhân dân".tr.116-162. Jeremy Larner “Không ai biết những ý nghĩ về cuộc vận động của ông Mc Carthy năm 1968". Nerzog "Mc Carthy ứng cử Tổng thống" tr.85-88.
(12) Xem Philip E.Converse, Miller, Jerold C.Rusk và Arthur S.Wolre “Sự liên lạc và thay đổi trong nền chính trị Hoa Kỳ: Các đảng và những vấn đề trong cuộc bầu cử".
(13) Theodor H. White "Việc gây dựng một Tổng thống 1968" tr. 167- 168.
(14) John W.Finney: “139 nghị sĩ ở Hạ viện ủng hộ việc đẩy mạnh việc xem xét lại chính sách ở Việt Nam".
(15) Phỏng vấn riêng ông James L.Rowe Jr ngày 29-12-1975. Cũng có mặt trong cuộc phỏng vấn là các ông Robert Burkharat, Wilham Connell, Richard Naguire, Chrrord, Carter, Lawrence “O'brian và Nartin Priedman, Mervin Watson đại diện cho Nhà Trắng". Xem cả Stenen V.Roberts. “Ông Mc Carthy kêu gọi rộng rãi ở Bang Wisconsin".
(16) Bị vong lục gửi Tổng thống "Hòa bình trong danh dự ở Việt Nam”, 19 tháng Ba 1968, ký tên James Rowe. Ngoài ra còn phỏng vấn riêng ông James Rowc Jr Ngày 29 tháng 12-1975.
Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam - H.y.schandler