Far more seemly were it for thee to have thy study full of books, than thy purse full of money.

John Lyly

 
 
 
 
 
Tác giả: H.y.schandler
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Nguyễn Mạnh Hà
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1328 / 39
Cập nhật: 2016-07-14 17:40:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8: Tổng Thống Đắn Đo
ản báo cáo của ông Clifford đã được trình lên Tổng thống tại buổi họp ở Nhà trắng vào buổi tối ngày 4 tháng 3. Bản sao báo cáo đã được phân phát cho mỗi người tham dự (1). Ông Clifford đã vạch ra rằng bản báo cáo của ông đã phân biệt rõ ràng giữa những nhu cầu hiện nay về vấn đề xa hơn nữa của toàn bộ chiến lược và vị thế quân sự, ông cảm thấy là những đề nghị ngắn hạn của ông là nhu cầu cấp bách để đáp ứng tình hình trước mắt ở Việt Nam, cũng như những trường hợp bất trắc khác có thể xảy ra tại đó và ở một nơi nào khác. Nhưng ông hiểu rõ là trong thời gian dài hơn, sẽ còn có nhiều khó khăn, ông cảm nghĩ rằng Tổng thống cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thêm những biện pháp mới (2).
Ông Walt Rostow vẫn khó chịu với những viên chức dân sự trong Bộ quốc phòng, những người đã soạn thảo hầu hết bản báo cáo và ông đã vạch ra cho thấy tính chất cực kỳ bi thảm của một số đoạn trong bản báo cáo. Sau đó, Tổng thống đã công nhận là thật sự ông đã phát hiện thấy một cảm giác bi quan sâu sắc không những chỉ trong bản báo cáo mà còn cả trong số những người ngồi chung quanh bàn họp nữa.
Tổng thống nói: “tôi chưa hề bao giờ thấy một số những người kiên quyết ủng hộ hoạt động của chúng ta ở Washington nhằm đối phó với chiến trường Đông Nam Á lại có thể chán nản đến như thế sau vụ Tết" (3).
Nhưng chính ông lại đã cảm thấy phấn khởi do tin tức chi tiết mà ông đã nhận được hàng ngày của các đại diện của ông ở Sài Gòn. Thực vậy, ngày chủ nhật 24 tháng 2, một ngày sau khi Tướng Wheeler rời Sài Gòn, Tướng Westmoreland trong một cuộc phỏng vấn có tính chất bao quát dành cho Wes Callagher của hãng Associated Press đã so sánh cuộc tấn công của quân địch với trận Bulg trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II và đã phát biểu ý kiến cho rằng địch quân đã bị đánh bại về mặt quân sự. Hình ảnh đáng khuyến khích này đã được nhắc lại trong nhiều báo cáo khác và đã lên đến điểm cao nhất trong một điện văn ngày 3 tháng 3, trong đó tư lệnh chiến trường đã báo cáo là tại khắp nơi ở Việt Nam, các lực lượng Hoa Kỳ đang chuyển sang thế Tổng tấn công" (4).
Cuộc thảo luận liên quan đến vấn đề chiến lược trên lộ vẫn tiếp diễn trong bữa ăn trưa ngày thứ Ba ở Nhà Trắng vào ngày hôm sau (5). Cuộc đàm luận đã xoay quanh vấn đề liệu có nên hành động phần nào tỏ ra cương quyết và dứt khoát lúc ban đầu mới xảy ra cuộc khủng hoảng, như giới quân sự đã biện hộ không, hay là nên đối phó với tình hình từng bước một.
Ông Rostow đã hối thúc Tổng thống nên thăm mọi miền đất nước để vận động và kêu gọi mọi người hãy dồn nỗ lực tối đa để đối phó lại những cuộc tấn công của quân địch, để thúc đẩy sớm đi đến chấm dứt chiến tranh.
Những cuộc thăm dò ý kiến quần chúng đã cho thấy có một sự gia tăng rõ rệt đối vớt việc quần chúng ủng hộ chiến tranh sau sự kích động mạnh của những vụ tấn công vào dịp Tết.
Ông Rostow cảm nghĩ rằng tác động của sự tập họp nhiều người lại này đối với dư luận quần chúng sẽ phải tiếp tục tiến hành. Quan niệm này cho là đa số những công dân có chiều hướng sẵn sàng ủng hộ những người lãnh đạo của đất nước, không cần biết lý do. Như thế ông Rostow có cảm tưởng là dư luận quần chúng đáng chú ý này chỉ có thể được hình thành khi nào Tổng thống đã tỏ rõ lập trường. Khi đó quần chúng sẽ bị ảnh hưởng sâu xa và có khuynh hướng ủng hộ lập trường ấy.
Như ông Rostow đã nhận thấy: “ta không thể có bất cứ một dư luận quần chúng nào đối với một vấn đề cho đến khi Tổng thống nói rõ điều mà ông muốn làm. Nếu Tổng thống chứng minh được việc làm của ông là đúng thì quần chúng sẽ tán thành. Đáng lẽ Tổng thống đã có thể tranh thủ được sự ủng hộ của quần chúng đối với vấn đề gọi nhập ngũ quân dự bị vào lúc đó, nhưng với thời gian sự ủng hộ này đã giảm bớt” (6).
Nhưng Tổng thống đã không sẵn sàng đưa ra bất cứ một hành động mạnh mẽ nào trong lúc này. Trong khi duyệt xét lại cuộc thảo luận kéo dài ngày hôm trước, Tổng thống Johnson đã biểu lộ là ông "sắp sửa phải thực hiện một sự thay đổi cơ bản trong chiến lược hiện nay". Tổng thống đã nhìn nhận là hiện nay Hoa Kỳ đang thực hiện thêm sự cam kết đối với Việt Nam, vấn đề này tùy thuộc vào những cố gắng hơn nữa của chính người Việt Nam.
Rõ ràng là ông đã chấp nhận hướng đi mới này và chỉ khi ông Clifford đưa ra bất cứ những biện pháp nào xét thấy cần thiết để làm tăng thêm hiệu năng của quân đội cộng hòa Việt Nam, cung cấp cho họ thêm các máy bay trực thăng, súng trường M-16 và thiết bị khác. "Hãy đưa cho Nam Việt Nam dụng cụ tốt nhất mà chúng ta có thể cung cấp cho họ". Tổng thống đã nói như thế.
"Như mọi người trong chúng ta đã thấy nó...". Ông Rostow nhắc lại lời của Tổng thống... “là chúng ta không thể gởi thêm người Mỹ được trang bị bằng súng trường M-16 sang Việt Nam mà chính người Việt Nam không có được súng M-16 do họ làm ra. Chúng ta phải làm sao sản xuất đủ những súng trường M-16 để gởi cho người Việt Nam sử dụng hơn là gửi quân của chúng ta sang đó”
Trong khi buổi họp đi đến kết thúc, Tổng thống chỉ thị Tướng Wheeler thông báo cho Tướng Westmoreland "hãy quên con số 100.000 quân đi (nguyên văn). Nói với ông ta 22.000 là con số tối đa chúng ta có thể chấp thuận cho ông ta trong lúc này".
Tuy nhiên, có bằng chứng chắc chắn là Tổng thống thật sự chưa xác định dứt khoát vấn đề xin thêm quân. Rõ ràng là đã không có một điện tín nào được gửi cho Tướng Westmoreland để thông báo rõ về quyết định này.
Những cuộc thảo luận tiếp theo sau giữa những cố vấn của Tổng thống ở Nhà Trắng và trong những cuộc thăm dò dư luận tại Tòa nhà quốc hội hình như cho thấy vấn đề gửi thêm số quân lớn hơn sang tiếp Việt Nam vẫn còn đang tranh luận.
Tuy thế, sự nghi ngờ nào đó đã được reo rắc trong tâm trí của Tổng thống Johnson về hiệu lực và sự cần thiết về việc tăng cường thêm một số lượng quân to lớn ở Việt Nam. Sau này Tổng thống Johnson đã nói với những cố vấn của ông là họ đã làm giảm bớt tính quyết liệt và quyết định của ông trong buổi họp ngày 4-3:
“Khi ấy tôi đã hầu như sẵn sàng cho gọi nhập ngũ một số lớn quân dự bị không phải chỉ để thỏa mãn nhu cầu ở Việt Nam mà thôi mà còn để củng cố toàn bộ tư thế quân sự của chúng ta, đồng thời yêu cầu Quốc hội cho phép gọi nhập ngũ thêm những quân trừ bị chọn lọc và vẫn tiếp tục đẩy mạnh dự luật tăng thêm thuế trên cơ sở ấy. Tôi đã thay đổi ý kiến sau khi đã nghe báo cáo của các cố vấn và tôi đã thấy được những gì đang xảy ra trên bộ ở Việt Nam".
Đường lối giải quyết hoàn toàn tiêu cực trong bản báo cáo của ông Clifford đối với bất cứ sáng kiến thương lượng mới nào đã làm cho Tổng thống bối rối. Tuy nhiên, trong khi thảo luận đề tài này gởi các cố vấn của ông.... Ông đã lại không được làm.
Ông Philip Habib, đại diện Bộ ngoại giao, người đã tháp tùng Tướng Wheeler đi Sài Gòn đã báo cáo cho ông Bộ trưởng ngoại giao đó là dư luận chung ở Sài Gòn dường như cho rằng Hoa Kỳ sẽ phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng lớn, xét về môi trường ở Nam Việt Nam sau cuộc tấn công Tết, nếu Hà Nội chịu chấp nhận công thức San Antonio và tiến hành việc tiến hành việc thương lượng với chúng ta vào lúc ấy.
Kể từ đầu năm ấy. các ông Nitze, Katzenhach và Rostow đã làm việc trong một ủy ban đặc biệt ở cấp thứ trưởng chuyên về việc triển khai những vấn đề khác, lập trường về thương lượng của Mỹ trong trường hợp cuộc đàm phán thật sự bắt đầu Theo ông Nitze, nhóm này đã đi đến kết luận là sáng kiến hòa bình có thể thực hiện được sau khi cuộc tấn công đông xuân của địch quân đã bị đánh bại. "chậm lắm là vào tháng 5 hoặc tháng 6".
Kể từ đầu mùa xuân 1965, Mỹ đã biểu lộ ý định sẵn sàng tiến hành những cuộc đàm phán hoặc thương lượng với phe địch. Nhưng sự sẵn sàng thương lượng này đã luôn luôn được cân nhắc với sự cần thương lượng trên thế mạnh. Mặc dù một số ý kiến đã được đề xuất để phác ra một chiến lược thương lượng nhưng đã không đạt được sự đồng ý đáng kể về những vấn đề thương lượng then chốt. Vì thế những nỗ lực nhằm đưa Mỹ và Bắc Việt Nam ngồi vào bàn hội nghị đã luôn luôn bị chìm đi vì nguyên do hiểu lầm, ngoan cố, thiếu phối hợp, không tin nhau hoặc biểu lộ sự thiếu thiện chí qua việc duy trì sự chủ động về quân sự (8).
Ông Dan Ruck đã bị chỉ trích vì đã quan niệm vấn đề Việt Nam như chủ yếu là một vấn đề quân sự. Không có gì nghi ngờ là những mặt quân sự của cuộc đấu tranh ở Việt Nam được công nhận là chủ yếu, nếu không phải là được chú ý đặc biệt. Tuy nhiên điều này đã không làm cho ông Rusk phải áy náy. Ông đã diễn tả vai trò của ông như sau:
"Trước kia Tổng thống Johnson thường nói rằng Bộ trưởng Mc Namara là cánh tay phải của ông trên phương diện ngăn chặn không để cho Bắc Việt Nam có khả năng chiếm Nam Việt Nam và trên cơ sở đó tôi là cánh tay trái của ông, cố tìm cách đưa vấn đề này đến chỗ kết thúc bằng những phương pháp chính trị".
Ruck đã tự coi ông như vị cố vấn riêng của Tổng thống thay vì là người sáng tạo và biện hộ cho một chính sách đặc biệt. Ông có chiều hướng thiên hơn về việc đưa ra nhung đường lối hành động có thể lựa chọn để Tổng thống quyết định rồi sau đó theo dõi việc thi hành quyết định của Tổng thống.
Ông Ruck chỉ tham dự buổi họp đầu tiên của nhóm công tác đặc biệt của ông Clifford tại Lầu Năm Góc và đã không trở lại dự những buổi họp kế tiếp. Ông đã đưa ra lời đề nghị của ông cho một người mà ông quan tâm, đó là Tổng thống Lyndon Johnson. Bộ trưởng ngoại giao đã chống lại việc quân đội xin tăng thêm nhiều lực lượng Mỹ sẽ làm cho Việt Nam viện lẽ để tránh việc đưa ra những biện pháp cần thiết để phục hồi lại sinh lực cho bộ máy chính quyền và quân sự. Như ông Ruck đã nhận định tình hình:
"Tôi cảm thấy chúng ta có đủ lực lượng ở Việt Nam lúc đó để làm việc gì cần phải làm. Cảm tưởng của tôi là chúng ta sẽ tạo nên được một thế quân sự ở Nam Việt Nam vào cuối năm 1967, do đó Bắc Việt Nam không tài nào có thể tràn ngập bằng hành động quân sự. Tôi nghĩ rằng ở Hà Nội đã nhận thấy điều đó, cuộc tấn công tết năm 1968 đã chứng minh cho thấy".
Ông Ruck đã cho rằng Tổng thống đã hành động sai khi hỏi Tướng Weslmoreland có cần thêm quân không. Lẽ tất nhiên bản chất của quân đội là luôn luôn xin thêm quân. Trước kia Tướng Marghell thường nói với tôi như sau: "Hãy cấp cho các tướng lãnh một nửa số quân mà họ xin và sau đó tăng gấp đôi nhiệm vụ phải thi hành”.
Ông Rusk cũng hiểu rõ tình trạng lực lượng dự bị chiến lược bị cạn sạch nhưng ông đã đưa ra một quan điểm thực tế như sau: "Đã có sự quan tâm về lực lượng dự bị chiến lược tại đất nước này, vì thế tôi có thể hiểu được những ai muốn xây dựng lại lực lượng này. Nhưng ngay cả về điểm này tôi tuyệt đối không đồng ý với những ai quan tâm đến việc cần phải thực hiện ngay tức thì. Về một ý nghĩa nào đó, những lực lượng ở Việt Nam khi ấy đã là lực lượng Tổng dự bị nếu cần đến nó tại một địa điểm có ưu tiên cao hơn. Vì thế cho nên tôi đã không quan tâm mấy về lực lường Tổng dự bị" (9).
Ông Rusk cũng đã không cho việc Tướng Wheeler yêu cầu tăng thêm quân là một biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn ngừa một thảm họa ở Việt Nam. Ông nói: “tôi thật sự đã không nghi ngờ về khả năng đối phó với tình hình của các lực lượng của ta" (10). Những lực lượng của Nam Việt Nam, Mỹ và những lực lượng chủ yếu khác của các đồng minh ở Nam Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn và có đủ khả năng khôi phục lại tình hình (11).
Ông Rusk đã nhận thấy số 206.000 quân do quân đội yêu cầu là một con số để đối phó với tình hình bất ngờ xảy ra, một phầân có liên quan đến lực lượng Tổng dự bị. "Trong hoàn cảnh nào đó, chúng ta có thể cần đến một lực lượng to lớn ấy, song tôi thiết nghĩ những trường hợp xảy ra bất ngờ khi đó đã không còn đáng ngại nữa" (12). Hai nữa ông Rusk đã tin rằng những cuộc thương lượng chỉ có thể đạt được kết quả chừng nào mà những hoạt động "quân sự của Mỹ và Nam Việt Nam đã cho Bắc Việt Nam thấy khá rõ là họ không thể thắng được bằng quân sự” (13).
Nhưng ông đã thừa nhận là mặc dù cuộc tấn công Tết đã là một sự thất bại về quân sự theo quan điểm của Bắc Việt Nam, song hậu quả của nó đã có thể gây nên những thay đổi quan trọng ở Mỹ, ảnh hưởng chính trị và tâm lý đã rất khác ở Mỹ. Nó chỉ có thể đưa đến kết luận là cuộc tấn công Tết đã là một thành công xuất sắc theo quan điểm của Bắc Việt Nam. Rủi ro thay những mối bất đồng ở ngay trong nước Mỹ hầu như đã khuyến khích Hà Nội cứ kiên gan tiếp tục cuộc chiến tranh với hy vọng được về mặt quân sự (14).
Vì thế ông Rusk cảm thấy rằng cách duy nhất để loại bỏ khó khăn đi từ "bãi chiến trường đến bàn hội nghị" là phải làm sao tranh thủ trở lại niềm tin của quần chúng, có như thế Mỹ mới có thể tiếp tục gây sức ép quân sự với Bắc Việt Nam. Ông nhận thấy việc gây sức ép quân sự này là một tiền đề cần thiết cho những cuộc thương lượng, và ông phát biểu như sau:
“Trong một giai đoạn họ tỏ ra ít mong muốn thương thuyết vì họ nghĩ rằng họ đang đi đến chiến thắng về mặt quân sự. Trong phần còn lại của một giai đoạn họ đã tỏ ra ít khích lệ đi đến thương thuyết vì họ cho rằng những sự chia rẽ bên trong nước Mỹ làm cho họ xét thấy không cần thiết phải tiến hành việc thương thuyết" (15).
Như vậy theo quan điểm của ông Rusk, những cuộc thương lượng với Hà Nội có thể sẽ không đem lại kết quả trong tình huống đang diễn ra lúc ấy, Bắc Việt Nam đã tỏ ra ít mong muốn thương thuyết tiếp theo sự chấn động mạnh về tâm lý của cuộc tấn công Tết đối với nhân dân Mỹ và như đã trình bày sơ qua ở trên, việc khởi đầu những cuộc thương thuyết trong hoàn cảnh hiện nay có thể tỏ ra tai hại cho chính phủ Nam Việt Nam trong khi họ đang cố gắng tập họp trở lại nhân dân của họ. Nhưng xét thấy cần phải đưa ra một sáng kiến nào đó để phục hồi niềm tin vào chính quyền và bằng cách ấy làm cho trong nước còn có thể chịu để cho cuộc chiến tranh cứ tiếp diễn cho đến khi quân địch nhận thức được là họ không thể chiếm ưu thế về quân sự.
Ông Rusk nhận thấy là ý nghĩ của ông được phản ánh trong một bài báo do một nhóm trí thức Anh đã soạn thảo trong đó có Barbara Ward, người đã được Đại sứ Anh ở Washington, Patrick Dean giới thiệu đến gặp ông. Bài báo đã cố gắng mô tả một đường lối giải quyết bằng cách hoặc Hoa Kỳ rút lui khỏi Nam Việt Nam hoặc tiến hành một cuộc xâm lược ồ ạt vào miền Bắc và cho biết là những người cộng sản đã phát sinh ra một lối giải quyết mà người Mỹ cần phải chấp nhận và thực hiện:
“Đường lối ấy được gọi là "vừa đánh vừa đàm", đến một thời điểm thuận tiện nào đó trong mùa xuân này, Mỹ phải tiến hành hai việc cùng một lúc, ngừng ném bom và động viên thêm binh lính gửi sang Việt Nam. Họ cần phải công bố là họ sẵn sàng đàm phán bất cứ lúc nào, đề cử những người có nhiệm vụ điều đình làm cho dư luận thế giới chú ý, nhắc nhở Hà Nội những đề nghị đàm phán và tiến hành một cuộc tấn công hòa bình quan trọng, đồng thời họ sẽ phải tăng cường các lực lượng vũ trang của họ ở Nam Việt Nam và tiếp tục bàn về "công cuộc bình định" (16).
Ông Rusk đã chuyển bài báo này lên Tồng thống vào ngày 1-3, trước khi bản báo cáo của Nhóm công tác đặc biệt của ông Clifford được trình cho Tổng thống. Việc làm này tự nó đã là một việc trái với thông lệ, do đó Tổng thống hiểu được là bài báo đã được ông Rusk thật sự quan tâm.
Trong khi cuộc thảo luận đang tiếp diễn ngày 1-3, ông Rusk đã đề nghị với Tổng thống là hầu hết các vụ ném bom ở Bắc Việt Nam có thể ngừng tiến hành trong mùa mưa mà không gây nguy hiểm lớn về mặt quân sự.. Tổng thống đã hiểu được là ông Rusk đã có ý nghĩ gì khi đưa ra ý kiến này. Vì không thấy có đề nghị thương thuyết nào khác, Tổng thống đã chộp lấy khả năng này. Ông đã nói với ông Rusk: "Hãy thực sự tiến hành việc đó đi" (17).
Ngày hôm sau trong buổi họp lúc ăn trưa. Ông Rusk đã đề nghị đoạn văn sau đây được đưa vào bài diễn văn mà Tổng thống sẽ đọc về Việt Nam trong tương lai gần, đoạn văn ấy như sau:
"Sau khi tham khảo ý kiến các đồng minh của chúng ta, tôi đã chỉ thị là những cuộc tấn công ném bom của Mỹ vào Bắc Việt Nam phải được giới hạn trong phạm vi những vùng nào được dính liền với khu vực chiến trường. Không một người yểm trợ tối đa cho các binh sĩ của chúng ta đang chiến đấu Không hiểu biện pháp mà tôi vừa đưa ra có thể là một bước đưa đến hòa bình hay không, điều ấy để Hà Nội xác định. Chúng ta sẽ theo dõi tình hình một cách thận trọng" (18).
Sau đó ông Rusk đọc một bị vong lục do ông đã soạn thảo, nội dung triển khai và làm sáng tỏ thêm đề nghị tạm ngừng ném bom nói trên. Ông đã quan niệm việc ngừng ném bom cục bộ như một đường lối hành động thay cho việc gửi thêm quân sang Việt Nam. Ông đề nghị là hành động này phải được công bố không điều kiện.
Việc này sẽ làm cho đề nghị hấp dẫn hơn về hai phương diện. Trước hết, nếu Hà Nội bác bỏ thái độ tỏ thiện ý, lúc đó với sự ủng hộ gia tăng thêm của quần chúng, Hoa Kỳ sẽ rảnh tay tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh như trước kia. Thứ hai là nếu Hà Nội bày tỏ bất cứ một phản ứng tích cực đối với đề nghị của Mỹ, việc này ông Rusk nghi ngờ đã xảy ra. Lúc đó việc đưa ra một đề nghị được tuyên bố không điều kiện sẽ có nhiều khả năng dẫn đến đàm phán hơn.
Vì thế, ông Rusk đưa ra ý kiến nên chọn đề nghị của ông thay thế cho công thức San Antonio, với những chỗ bắt chẹt rắc rối là “không được lợi dụng" và phải "đi ngay đến cuộc đàm phán thiết thực". Ông Bộ trưởng ngoại giao đã cố gắng thuyết phục nên tránh những cuộc “tranh cãi cao xa về từ ngữ". Thay vì thế, vấn đề cần được đặt ở mức độ hành động trên thực tế. Ông nói thầm, điều quan trọng là đừng thêu dệt lời phát biểu bằng đủ thứ "điều kiện" hoặc “giả thuyết", "chỉ cần chấp nhận hành động". Ông nói "và hãy xem liệu có ai có khả năng làm được gì với đề nghị trên không" (19).
Tuy nhiên, bị vong lục của ông Rusk đã đưa ra một điều kiện được hiểu ngầm đối với việc duy trì bất cứ một sự tạm ngưng ném bom như thế. Một cuộc tạm ngừng ném bom mà chỉ có thể là lật "sáng kiến hòa bình" nếu phía bên kia đáp ứng lại, quyết định tái ném bom sẽ chỉ được ban hành sau khi đã thấy rõ ý định của Hà Nội. Nếu Bắc Việt Nam không chịu đáp ứng lại đề nghị bằng cách hoặc đề nghị tiến hành cuộc đàm phán về hòa bình hoặc đáp lại bằng hành động quân sự thì cuộc ném bom lại được tiếp tục trở lại. Vì thế, phản ứng của phía bên kia sẽ không bị vội đánh giá. Hoa Kỳ sẽ chờ và xem xét trước khi quyết định tái ném bom (20).
Bị vong lục của ông Rusk đã phát biểu rõ ràng là mục đích của sự cắt xén bớt cuộc ném bom hạn chế là để bù lại sự chống đối cuộc chiến tranh của quần chúng không ngừng gia tăng, nhưng việc này cũng có thể đưa đến phản ứng thuận lợi nào đó của Hà Nội. Trong bất cứ tình huống nào, theo lý lẽ của bị vong lục đưa ra, một sự ngừng ném bom cục bộ sẽ không đưa đến những mối nguy hiểm vào thời gian đó trong năm.
Trong bất cứ tình huống nào, điều kiện thời tiết cũng gây nên một sự giảm bớt ném bom. Ông Rusk cảm thấy là mùa có gió mùa đông bắc là một thời điểm tốt để thực hiện việc tỏ thiện ý này. Việc ngừng ném bom cục bộ sẽ không có nghĩa là một sự hy sinh lớn về quân sự vì trong mùa mưa hầu hết những lần xuất kích của máy bay đều được tập trung vào phần đất phía Nam của Bắc Việt Nam. Việc hướng nỗ lực ném bom của Hoa Kỳ trở lại Lào vào giai đoạn này đã được Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân cho là điều tất nhiên (21).
Thêm nữa, ông Bộ trưởng ngoại giao đã tính đến hai điều kiện, theo đó chiến dịch ném bom của Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành lại ngay tức khắc: như là một cuộc tấn công lớn của địch quân vào Khe Sanh hoặc một làn sóng tấn công thứ hai vào các thành phố ở Nam Việt Nam. Ông Rusk đã diễn tả những ý nghĩ của ông như sau:
"Tôi phải thú nhận là tôi đã cho rằng việc ném bom ở khu vực xa về hướng bắc có thể gác sang một bên được, đứng trên quan điểm quân sự mà nói tôi đã không tin là tỷ lệ 5% những lần xuất kích của các máy bay được tập trung vào vùng đó có thể tạo nên những hiệu quả có thể so sánh được trên chiến trường so với cái giá phải trả" (22).
Nhưng ông Rusk cũng giống như Tổng thống, đã chống lại một cuộc ngừng ném bom toàn bộ. "Chúng tôi đã ý thức bổn phận đối với người chiến hữu hoạt động trên bộ và không lấy đi phương tiện yểm trợ họ ở trên bộ, ở khu phi quân sự hoặc trên đường mòn Hồ Chí Minh. Trong trường hợp Hà Nội không tỏ ra có dấu hiệu đúng đắn nào muốn điều đình thì một việc ngừng ném bom hoàn toàn sẽ gây cho các chiến hữu hoạt động trên bộ Nam Việt Nam nhiều gian khổ. Vì vậy, tôi đã chỉ tán thành một cuộc ngừng ném bom cục bộ mà thôi, chứ không ngừng hoàn toàn" (23)
Ông Clifford rõ ràng đã không chống lại đề nghị của ông Rusk. Tuy nhiên, ông cảm thấy là những điều kiện để tái ném bom cần phải nêu rõ và công bố cho mọi người biết. Nhưng ông Rusk đã tỏ ra cứng rắn, “điều đó không thể đem lại kết quả, sự trao đổi điều kiện đáp ứng sẽ không thực hiện được”, ông nói thế (24).
Quan niệm một cuộc tạm ngừng ném bom cục bộ như một phương cách đưa đến thương thuyết dĩ nhiên không phải là một điều mới mẻ trong chính quyền. Những vụ ngừng ném bom trong những ngày trước đây đã được tiếp nối bằng những đề nghị kéo dài thêm nếu Hà Nội tỏ rõ thiện chí sẵn sàng điều đình. Cuộc tạm ngừng ném bom trong tháng 12.1965 và tháng 1.1966 đã được tiếp nối bởi một nỗ lực ngoại giao ồ ạt để đưa Bắc Việt Nam đến chỗ tiến hành đàm phán.
Những nỗ lực tương tự kể cả một lá thư của Tổng thống Johnson gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu ông hãy biểu lộ xem Hoa Kỳ có thể mong chờ một sự đáp ứng như thế nào đối với một cuộc ngừng ném bom đã được thực hiện trong thời gian ngừng bắn vào dịp Tết 1967 (25).
Gần đây hơn, trong tháng 5.1967, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và cả ông Walt Rostow đã biện hộ trước Tổng thống một cuộc ngừng ném bom ở khu vực Bắc vĩ tuyến 20 (26). Và vào tháng 11.1967, ông McNamara đã chính thức đề nghị với Tổng thống một cuộc ngừng ném bom Bắc Việt Nam vào cuối năm. Những lý do của ông đưa ra tương tự với những lý do mà ông Rusk đã trình lên Tổng thống trong tháng ba.
Ông McNamara đã viết như sau: “cuộc ngừng ném bom sẽ nhằm hai mục tiêu. Chúng tôi hy vọng sẽ có thể đạt được một sự phản ứng của Hà Nội, bằng cách tiến hành một sự giảm bớt phần nào hoạt động tiến công, bằng một hành động hướng về đàm phán, hoặc thực hiện cả hai. Tối thiểu, nếu Hà Nội không có một phản ứng nào, điều này sẽ chứng tỏ là tại Bắc Việt Nam chứ không phải tại Mỹ đã ngăn chặn một cuộc dàn xếp hòa bình" (27).
Mặc dù ông Rusk lúc đầu đã chống lại cuộc ngừng ném bom tháng 12-1965, ông đã nhanh chóng đi đến kết luận là những cuộc tạm ngừng ném bom như thế xét ra có ích. Trong năm 1965 ông đã cho biết là mối quan tâm trước hết của ông là có thể chứng minh cho nhân dân Mỹ hiểu là chúng ta đã làm đủ mọi cách chúng ta có thể làm được để tìm con đường đi đến một cuộc dàn xếp hòa bình.
Thứ hai, ông nói “mục đích quốc gia sâu sắc nhất của chúng ta là làm thế nào đạt được những mục tiêu của chúng ta bằng hòa bình chứ không phải bằng chiến tranh. Nếu có một dịp may trong mười hoặc hai mươi cơ hội mà một biện pháp đã giải quyết như thể có thể đưa đến một cuộc dàn xếp... thì tôi sẽ nắm lấy ngay”.
Sau hết, ông đã cho rằng những cuộc ngừng ném bom sẽ giúp cho việc đặt trách nhiệm tiếp tục cuộc chiến tranh vào đúng chỗ, vì cuộc ném bom miền Bắc của chúng ta mà hòa bình bị cản trở (28).
Ông Rusk vẫn tiếp tục giữ lập trường này trong những năm kế tiếp. Ông đã cho rằng vai trò của ông là tìm đến một giải pháp bằng đường lối ngoại giao cho cuộc chiến tranh. Những quan điểm cuối cùng của ông đối với vấn đề ném bom Bắc Việt Nam đã được nêu lên với Tổng thống đã phản ứng lại bị vong lục ngày 1.11 của ông McNamara.
Vào lúc ấy, ông Rusk đã tỏ sự không hài lòng của ông về việc đặt vấn đề ném bom như một phương cách để đi đến hòa bình. Ông đã đề nghị Hoa Kỳ cần phải thực hiện vừa đủ việc ném bom khu vực phía Bắc vĩ tuyến 20 để ngăn cản không để cho Bắc Việt Nam di chuyển những pháo phòng không xuống phía Nam và giam chân một số lớn những nhân lực bận rộn với việc sửa chữa những chỗ hư hỏng và duy trì giao thông liên lạc như thế để họ không được gửi xuống miền Nam tham gia chiến đấu
Tuy nhiên ông đã cảm thấy là chúng ta cần phải “đưa tấn tuồng ra khỏi vấn đề ném bom" bằng cách bỏ bớt những hạn chế tấn công ở khu vực Hải Phòng - Hà Nội. Ông Rusk đã không cho rằng chúng ta lại có thể cho phép dành ra một khi đất thánh hoàn toàn không đụng tới tại phần đất phía bắc của Bắc Việt Nam và việc này có tác dụng loại bỏ sự thúc đẩy đi đến hòa bình".
Vì thế ông đã tỏ ra hoài nghi là một cuộc tạm ngừng ném bom kéo dài như ông McNamara đã đề nghị sẽ có thể dẫn đến thương thuyết. Thái độ của ông đối với một vụ tạm ngừng ném bom nào (nghĩa là không có tính cách vĩnh viễn) đều được xem như một tối hậu thư. Chúng tôi hiểu rõ chiến lược "vừa đánh vừa đàm của họ. Đối với những người ở ngoài cuộc từng hối thúc việc ngừng ném bom đều cho rằng cho đến nay thời gian tạm ngừng ném bom vẫn hãy còn chưa đủ” (29).
Đối với Tổng thống Johnson, một cuộc tạm ngừng ném bom không phải là một đề nghị hòa bình có sức hấp dẫn. Kinh nghiệm về vụ tạm ngừng ném bom 37 ngày và những sáng kiến ngoại giao tiếp theo đó trong tháng 12.1965 - tháng 1.1966 đã tác động đến ông trong phần còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống của ông. Hai người bạn tâm tình chí thân và là những cố vấn không chính thức, ông Portas và Clifford, theo sự thuật lại đã nói với ông là cuộc tạm ngừng ném bom trong tháng một là "sự sai lầm tệ hại nhất" của ông trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần những nỗ lực ngoại giao không đem lại kết quả vào đầu năm 1966, vừa nói riêng vừa nói công khai, bất cứ lúc nào một cuộc tạm ngừng hoặc ngừng hẳn ném bom đã được đề nghị (30).
Tổng thống đã giải thích vấn đề này như sau: “chúng ta đã ngừng ném bom không phải một hoặc hai lần mà tất cả tám lần khác nhau từ 1965 đến đầu năm 1966. Năm lần khác chúng tôi đã loại bỏ những cuộc tấn công và những mục tiêu quân sự ở bên trong hoặc chung quanh Hà Nội và Hải Phòng với từng thời gian kéo dài, kết quả thật sự của tất cả những vụ tạm ngừng ném bom đã là một con số 0 đối với chúng tôi, bởi vì quân địch đã lợi dụng các cuộc tạm ngừng ném bom để củng cố vị trí của họ, vội vã tuồn người, hàng tiếp tế và đồ thiết bị từ Bắc Việt Nam để đưa xâm nhập ồ ạt vào miền Nam" (31).
Như thế thì tại sao Tổng thống Johnson lại chú trọng đặc biệt đề nghị của ông Rusk vào lúc ấy, dường như có hai lý do:
“Trước hết, đó là đề nghị hòa bình duy nhất được trình cho ông. Nhóm công tác đặc biệt của ông Clifford trước sự chán ngán của Tổng thống, đã không đưa ra được những sáng kiến hòa bình mới mẻ nào. Một cuộc ngừng ném bom hoàn toàn dường như không phải là một đường lối hành động có thể đứng vững được xét về tình hình quân sự ở Khe Sanh và ở phán đất phía Bắc của Nam Việt Nam nằm sát ngay khu phi quân sự.
Mặc dù một cuộc tạm ngừng ném bom đã tỏ ra không phải là một đề nghị hấp dẫn đối với Bắc Việt Nam vì Hà Nội không ngừng khăng khăng đòi cho được một cuộc ngừng ném bom hoàn toàn, coi đó như điều kiện để đi đến đàm phán, việc này có lẽ có thể được xem như một đề nghị hòa bình nếu Hà Nội đã thật sự bị thiệt hại nặng nề do cuộc tấn công Tết của họ, những vị chỉ huy quân sự của Tổng thống Johnson đã khẳng định.
Trong bất cứ tình huống nào, một cuộc tạm ngừng ném bom vùng phía Bắc vĩ tuyến 20 sẽ không gây nguy hiểm mấy về mặt quân sự trong mùa mưa và có thể có tác dụng ngăn chặn tình trạng quần chúng ủng hộ cuộc chiến tranh đang trở nên xấu hơn.
Thứ hai là đề nghị trên đã do ông Rusk soạn thảo. Ông Rusk đã không có thói quen viết tay bị vong lục trừ phi ông chú trọng rất nhiều về một vấn đề sắp tới. Ông đã phát biểu lý do căn bản như sau: “tôi đã không viết nhiều bị vong lục để lưu hành theo thông lệ trong chính phủ. Tôi đã không cho lưu hành khắp nơi trong chính phủ thật nhiều bị vong lục có tính chất giả thuyết vì tôi không muốn đặt ra một kế hoạch và trong phạm vi nào đó hạn chế bớt nguyên tắc tự do thảo luận mà tôi cho rằng cần phải được tiếp diễn trong chính phủ trước khi đưa ra những quyết định" (32).
Vì vậy Tổng thống đã nhận thấy rõ theo cách thức ông Rusk đã đệ trình đề nghị của ông và qua sự kiện ông soạn thảo một bị vong lục viết tay về vấn đề trên, điều đó cho thấy ông Rusk không phải chỉ đang suy tính mà thôi. Như Tổng thống nhận xét về ông ta:
"Ông là một người biết đắn đo cân nhắc, sáng suốt và cẩn thận. Và ông đã không tiến hành hấp tấp các công việc như tôi đã làm đối với một số việc" (33).
Vì thế, mỗi buổi họp kết thúc, ông Rusk đã trao một bản sao đề nghị của ông cho ông Clifford để ông này có thể nghiên cứu trong phạm vi quốc phòng. Ngày hôm sau, ông William Bundy đã soạn thảo một công điện gửi Đại sứ Bunker diễn tả đề nghị đã được thảo luận và yêu cầu ông Bunker cho biết ý kiến liệu đề nghị trên có thể thuyết phục được Nam Việt Nam tán thành không. Nhưng Tổng thống đã quyết định đừng gửi công điện này. Ông lo là đề nghị có thể được phổ biến quá rộng và làm một hiệu lực trước khi trải qua một sự thử nghiệm chính đáng (34).
Những lý do khác có lẽ cũng quan trọng đối với Tổng thống. Nam Việt Nam rất có khả năng bác bỏ đề nghị. Ngoài ra ông Bộ trưởng Rusk đã được yêu cầu ra điều trần trước ủy ban đối ngoại Thượng viện trong một buổi họp công khai. Tổng thống Johnson có ý kiến là ông muốn bảo vệ Bộ trưởng ngoại giao của ông để không phải tiết lộ khả năng về một lựa chọn như trên khi bị những nghị sĩ ít có thiện cảm chất vấn. Việc này sẽ khó lòng thực hiện nếu một đề nghị chính thức được gửi đi trước để nghiên cứu (35).
Đề nghị của ông Rusk đã không được hoan hô nhiệt tình trong Bộ quốc phòng. Đặc biệt là ông Warnke. Ông này đã chỉ trích gay gắt. Có lẽ ông Warnke là người duy nhất trong chính phủ đã cảm thấy công thức San Antonio đã được Bắc Việt Nam đáp ứng và một cuộc ngừng ném bom cần phải được ra lệnh trên căn bản đó. Việc cắt xén một phần trong kế hoạch ném bom như ông Rusk đã đề nghị “là một sự đi thụt lùi so với công thức San Antonio và làm suy yếu công thức này", đó là điều mà ông Warnke cảm thấy.
“Cũng vì thế mà tôi đã chống lại đề nghị ấy" (36). Ông Warnke cảm nghĩ là đề nghị của ông Rusk chỉ là một cử chỉ tỏ thiện ý nhằm mục đích tập họp dư luận quần chúng Mỹ và trên thế giới.
Ông Warnke cảm thấy là một cử chỉ tỏ thiện ý như thế rất có thể tranh thủ trở lại sự ủng hộ đối với Tổng thống trên mặt trận trong nước, nhưng sẽ không đủ để đưa Bắc Việt Nam ngồi vào bàn đàm phán và có thể làm hỏng cơ hội về những sáng kiến hòa bình khác thời gian lâu dài trong tương lai.
Ông cho là trường hợp Hà Nội không có phản ứng đối với đề nghị thì việc này sẽ làm tăng thêm sức ép của phe diều hâu đối với Tồng thống để đòi tái ném bom như vậy chỉ làm cho ông phải theo đuổi mãi một chính sách cũ mà ông đã từ lâu cảm thấy là một chính sách đã bị phá sản (37).
Ông Clifford đang trải qua một thời kỳ học hỏi và đào sâu suy nghĩ, ông đã bắt đầu nhận thức thấy tiến trình quân sự đang được Hoa Kỳ theo đuổi ở Việt Nam là vô tận và tuyệt vọng và sẽ không dẫn đến chiến thắng cũng như hòa hình. Ông cảm thấy đề nghị của ông Rusk không có tính chất hòa giải và sẽ không dẫn đến thương thuyết. Nó sẽ chỉ có ý nghĩa là tăng thêm sử dụng vũ lực chống Bắc Việt Nam khi họ bác bỏ đề nghị (38).
Tuy vậy. chỉ một ngày trước đó, ông Clifford thông qua nhóm công tác đặc biệt của ông đã đề nghị một sự “tăng cường ném bom Bắc Việt tùy theo từng mùa". Quan niệm chiến lược đủ có thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này và đặt đất nước trên con đường đi đến hòa bình là ở chỗ nào? Việc tìm kiếm một quan niệm như thế của ông Clifford vẫn tiếp tục.
Chú thích
(1) Johnson “Vị trí ưu thế”” tr 586-587.
(2) Phỏng vấn riêng ông Clifford, 12-11-1972. Johnson: “Vị trí ưu thế”” tr.537.
(3) Phỏng vấn riêng ông Walt W.Rostow 4-12-72. Johnson: Vị trí ưu thế”, tr.330; cuộc phỏng vấn Tổng thống Lyndon Johnson của hãng truyền hình CBS.
(4) Johnson “Vị trí ưu thế” tr.396; phỏng vấn riêng ông Walt W.Rostow, ngày 4-1 2-72; Wes Callagher với bài “Kẻ thù không thể chịu đựng một trận chiến tranh lâu dài... Triển vọng trong tương lai theo sự đánh giá của tướng Westmoreland".
(5) Là các bộ trường Rusk và Cliírord, các tướng Wheeler và Taylor, Cục trưởng CIA Relms, ông Walt W.Rostow, ông George Christian và Tom Johnson; Tổng thống Johnson: “Vị trí ưu thế, tr.399.
(6) Cuộc phỏng vấn riêng ông Walt W.Roslow ngày 4-12-72. Xem cả Walt W.Rostow "Hoa Kỳ trên vũ đài thế giới" tr.511-515; Rostow "Sự chia sẻ quyền lực" tr.310.
(7) Johnson. “Vị trí ưu thế”, tr.398: đọc Card Philip C Habib, Bị vong lục gửi Bộ trưởng ngoại giao, đề mục: “những nhận xét về tình hình ở Việt Nam". 26-2-1968.
(8) Cooper: “Cuộc vận động thất bại" chương 11-14.
(9) Cuộc phỏng vấn riêng ông Dan Rusk. 21-1-1973.
(10) Như trên.
(11) Như trên.
(12) Như trên.
(13) Cuộc phỏng vấn ông Dean Rusk "Nhìn lại vấn đề Việt Nam".
(14) Cuộc phòng vấn riêng ông Dean Rusk, 22-1-1973.
(15) ông Dean Rusk "Nhìn lại vấn đề Việt Nam".
(16) Johnson “Vị trí ưu thế”.
(17) Như trên. xem Dean Rusk "Nhìn lại vấn đề Việt Nam".
(18) Johnson “Vị trí ưu thế” tr.400.
(19) Như trên, đọc cả "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (7)(b), tr.181.
(20) Cuộc phỏng vấn riêng Tướng G.Wheeler ngày 8-11-1972, tham khảo cả Johnson “Vị trí ưu thế”, tr.400.
(21) Cuộc phỏng vấn (nt).
(22) Cuộc phỏng vấn tháng 1-1973.
(23) Như trên.
(24) Cuộc phỏng vấn Tổng thống của hãng truyền hình BBC
(25) Johnson “Vị trí ưu thế”. tr.251-156. Cooper "Cuộc vận động thất bại” tr.252-260. "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (7)(b) tr.3-8. Về căn bản của những lá thư, xem Johnson “Vị trí ưu thế” tr.582-596.
(26) "Hà Nội với vấn đề chiến tranh và hòa bình" của Johnson R.Boctiger, nhà sưu tầm tài liệu "Việt Nam và chính sách đối ngoại của Mỹ". tr.62.
(27) Johnson: “Vị trí ưu thế; "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (7)(b). tr.-53.
(28) Johnson “Vị trí ưu thế.
(29) Johnson "Vị trí ưu thế” tr.376-377.
(30) Cooper: “Cuộc vận động lớn thất bại". tr.95-96.
(31) Johnson “Vị trí ưu thế” tr. 11. Về liệt kê những cuộc tạm ngừng ném bom.
(32) Ông Rusk “Nhìn lại vấn đề Việt Nam".
(33) Cuộc phỏng vấn Tổng thống Lyndon của hãng truyền hình CBS.
(34) Johnson “Vị trí ưu thế” tr.101*
(35) Cuộc phỏng vấn Tổng thống Lyndon Johnson.
(36) Cuộc phỏng vấn riêng ông Paul Warnke 17-11-1972.
(37) Như trên.
(38) Cuộc phỏng vấn ông Clark Clifford, 18-11-1972.
Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam - H.y.schandler