Books are the glass of council to dress ourselves by.

Bulstrode Whitlock

 
 
 
 
 
Tác giả: H.y.schandler
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Nguyễn Mạnh Hà
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1328 / 39
Cập nhật: 2016-07-14 17:40:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7: Nhóm Đặc Nhiệm Clifford: Từ A Đến Z
Ông Clifrord không phải là người xa lạ đối với cơ quan chính quyền hoặc cả với những cuộc tranh luận về chính sách tại Việt Nam. Ông phục vụ tại Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Truman từ tháng 5-1945 đến tháng 2-1950 với tư cách là một cố vấn đặc biệt hãy còn trẻ tuổi. Rời chính quyền. Ông hành nghề luật sư tư tại Washington. Khôn ngoan về chính trị, hùng biện và giao thiệp rộng với chính quyền, tất cả đã giúp ông thành công mỹ mãn trong nghề nghiệp và sau đó không lâu. Ông nổi danh là người kiếm được nhiều thù lao nhất trong giới chuyên nghiệp trong cả nước.
Năm 1950 Clifford được Tổng thống đắc cử Kennedy giao phó cho nhiệm vụ đặt kế hoạch và liên lạc trong thời kỳ chuyển tiếp với chính phủ từ lúc bầu cử đến ngày lễ nhậm chức Tổng thống. Sau đó, Kennedy bổ nhiệm ông làm thành viên và kế sau đó là Chủ tịch hội đồng tư vấn tình báo đối ngoại (1).
Mặc dù ông đã không muốn phục vụ công quyền nữa, nhưng nhờ những sự giao thiệp rộng rãi của ông với các nhà kinh doanh lớn của Hoa Kỳ cũng như sự nhạy bén về chính trị của ông. Ông đã được ông Kennedy đánh giá cao và tín nhiệm. Ông Lyndon Johnson tiếp tục tín nhiệm ông sau khi Tổng thống Kcnnedy bị ám sát.
Cả hai Tổng thống thườg nhờ ông Clifford thăm dò ý kiến của giới điều khiển kinh doanh về chính sách của chính phủ. Vì không phải là thành viên của chính phủ nên ông Clifford có thể nhận xét về những chính sách ấy một cách vô tư và đưa ra được những khuyến nghị chín chắn dựa theo nhưng hiểu biết của ông về những nhận xét mà phần lớn các nhà kinh doanh và tài phiệt có uy thế trong nước có thể đã có đối với các chính sách ấy (2).
Đặc biệt Johnson đã đánh giá cao khuyến nghị của ông Clifford về mọi vấn đề. Ông trở thành một “người bạn lâu năm và đáng tin cậy và lời khuyến nghị của ông lúc nào cũng có sức thuyết phục, rõ ràng và có kết quả" (3).
Năm 1966, ông tháp tùng Johnson đi dự hội nghị Manila. Tổng thống mời ông giữ chức Bộ trưởng, nhưng ông thích độc lập và hành nghề luật sư hơn, quan hệ của ông với Johnson là một quan hệ bình đẳng, đó có thể là điều duy nhất đã xảy ra trong thời kỳ chính phủ Johnson: “tổng thống và tôi có mối quan hệ thẳng thắn từ đầu đến cuối”, ông Clilford xác nhận như vậy. "Tôi chả cần gì của Tổng thống cả. Tôi lớn tuổi hơn ông ấy. Mối quan hệ của chúng tôi đặt trên một căn bản hoàn toàn khác biệt với một số các cố vấn khác" (4).
Sau khi rời chức vụ Johnson xác nhận là ông Clifford (cùng với Abe Portan) đã được hỏi ý kiến về mọi quyết định quan trọng trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông. Thực vậy, Tổng thống rất hãnh diện là ông Clifford bằng lòng nhận chức Bộ trưởng Quốc phòng vào đầu năm 1968. Tổng thống coi ông như một chỗ dựa vững chắc để ủng hộ cho chính sách của Tổng thống sau khi có sự bất đồng với ông Mc Namara (5). Ông Clifford đã giải thích tại sao ông đã quyết định phục vụ cho chính quyền Johnson như sau:
“Trước kia tôi đã được Tổng thống Johnson mời giữ nhiều chức vụ trong chính phủ, một trong những chức vụ đó là chức Bộ trưởng. Lập trường của tôi là thực ra những chức vụ đó không thuộc vào những sở trường của tôi, vả lại tôi cũng không thành thạo lắm. Tôi nghĩ rằng chả dại gì mà dấn thân vào.
Một trong những chức vụ là Bộ trưởng Tư pháp. Tôi không muốn giữ chức vụ này, tôi có nói là có lẽ nên để tôi phục vụ trong những lĩnh vực mà tôi thích thú và thành thạo. Tôi đã dùng lý lẽ nào để từ chối những chức vụ khác trong chính phủ. Tôi nghĩ rằng tôi có thể góp phần trong những lĩnh vực chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia.
Tôi vẫn giữ vững lập trường đó. Nó quả là một lập trường cứng rắn của tôi. Tuy nhiên, trong thời gian này, Tổng thống vời tôi vào mời ngồi và bảo là ông muốn tôi giữ Bộ quốc phòng. Quả vậy ông đã đặt tôi vào thế "gậy ông đập lưng ông". Tôi đã có lần nói với ông đó là lĩnh vực mà tôi muốn hoạt động. Ông nói đó chính là lĩnh vực của tôi và đó cũng là cơ hội tốt để phục vụ đắc lực cho tổ quốc! Tôi lâm vào thế không thể nào cưỡng lại được.
Vả lại tôi cũng có một số kiến thức về quốc phòng. Một trong những công việc đầu tiên tôi được giao phó dưới thời kỳ Tổng thống Truman, vào năm 1945 trước kia là vấn đề thống nhất các binh chủng. Tôi phụ trách công việc này đến 4 hoặc 5 năm. Tôi góp phần soạn thảo Đạo luật Thống nhất năm 1947 và các luật lệ kế tiếp vào năm 1949. Đó thực sự là những thành tựu tốt.
Năm 1960, Tổng thống Kennedy bổ nhiệm một nhóm phụ trách đặt kế hoạch thống nhất các lực lượng vũ trang nhiều hơn nữa. Tôi là một thành viên của nhóm này. Cho nên vấn đề quốc phòng đối với tôi chính đã là một mối quan tâm liên tục trong suốt nhiều năm. Buổi đầu tiên Tổng thống Johnson đề cập với tôi vấn đề này, tôi đã đồng ý ngay. Chúng tôi đã thỏa thuận về nhiệm vụ của tôi ngay từ buổi chiều hôm ấy" (6).
Ông Clifford nhận chức Bộ trưởng Quốc phòng làm cho Tổng thống hài lòng, nhưng các giới chức dân sự cao cấp của Lầu Năm Góc đón nhận ông không nhiệt tình lắm. Họ là người của ông McNamara và không một ai có thể là, trừ ông Cyrus Vance ra, thực sự lại sẽ có thể được hoan nghênh để kế nhiệm cho ông McNamara.
Ông Clifford được các viên chức dân sự cao cấp này xem như là một bạn chí thân của Tổng thống, được tiến cử vì có quan hệ chính trị chứ không phải vì hiểu biết về các lĩnh vực quốc phòng, một người chưa khi nào nắm quyền điều khiển một tổ chức nào cả trừ một văn phòng luật nhỏ bé. Những tay chân của ông McNamara tại Lầu Năm Góc không muốn có chính khách tài tử, một ông Smooth nào đó, nổi tiếng là thích tiền bạc và phè phỡn ăn diện.
Đặc biệt họ không muốn có một người cứng rắn, một người từng nổi tiếng ủng hộ việc ném bom Bắc Việt coi đó như là một giải đáp cho cuộc chiến tranh. Hơn thế nữa, họ sợ là ông chỉ được bổ nhiệm xử lý thường vụ trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhất của ông Johnson, cốt để xoa dịu quốc hội và quần chúng cho đến khi bầu cử Tổng thống xong (7).
Những phụ tá dân sự chính yếu trong phục vụ dưới thời kỳ ông McNamara tại Bộ quốc phòng đã cùng chia sẻ với ông và thực sự cũng đã giúp ông hình thành một quan niệm về sự dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam khác hẳn với quan niệm của giới quân sự cũng như của Bộ Ngoại giao. Quan niệm này đã được trình bày trong bị vong lục của ông McNamara gửi Tổng thống ngày 1 tháng 11 năm 1967.
Khi ông Clifford được bổ nhiệm rồi thì nhiều người trong số các viên chức cao cấp này đã dự tính muốn nghỉ việc, họ không hoan nghênh sự bổ nhiệm cũng như hướng tâm họ không thể cho phép họ phục vụ một vị bộ trưởng mà quan điểm hoàn toàn khác biệt với quan điểm của họ, một vị bộ trưởng đặt tin tưởng vào cái mà họ nghĩ là chính sách như thế chấp nhận được, chính sách ném bom Bắc Việt, coi đó như là một giải pháp cho cuộc chiến.
Lối thoát cho những viên chức này, mà đa số đã phục vụ nhiều hơn và đã giúp tạo nên chính sách của chúng ta về Việt Nam, là hoặc có thể tiếp tục cộng tác với vị Bộ trưởng mới hoặc có thể làm chuyển biến quan điểm của Bộ trưởng cho phù hợp với quan điểm của họ.
Paul Warnke, Trợ lý Bộ trưởng quốc phòng về các vấn đề an ninh quốc tế, có lẽ là viên chức gần gũi nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất đối với ông tân Bộ trưởng. Có lẽ ông đã thường gặp ông Clifrord nhiều hơn các người khác. Còn những người khác cũng có tiếng nói quan trọng và thường gặp được ông Clifford thì gồm có Paul Nitze. Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng về những vấn đề công cộng.
Những cuộc họp hàng ngày của ông Clifford với các viên chức này có thể là quan trọng hơn là các cuộc họp với nhóm đặc nhiệm chính thức để làm sáng tỏ quan điểm của ông Bộ trưởng về chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong những ngày đầu ông mới đảm nhiệm chức vụ.
Ông Nitze là viên chức vừa có kinh nghiệm vừa có tư tưởng độc lập. Ông kiên quyết cho rằng những cố gắng của chúng ta tại Việt Nam đã làm sai lệch chính sách của Hoa Kỳ tại các khu vực quan trọng khác trên thế giới. Ông đã nhận định tình hình như sau:
"Hồi ấy đối với tôi, dường như rõ ràng là chúng ta đang gặp phải nhiều khó khăn to lớn ở những khu vực ngoài Việt Nam, có liên quan đến chính sách của chúng ta cũng như toàn bộ chính sách đối với các đồng minh thuộc khối Bắc Đại Dương, để những lực lượng thuộc chương trình 1 và quan trọng hơn hết là liên quan đến sự ủng hộ ở trong nước Hoa Kỳ, đối với một chính sách ngoại giao hướng ra thế giới bên ngoài. Người ta không nên coi việc loại cuộc chiến tranh lật đổ tại Việt Nam bầng nỗ lực là một mục tiêu tuyệt đối. Rõ ràng đó là một mục tiêu quan trọng, nhưng cần phải được xem xét trong khuôn khổ tương quan với toàn bộ những mục tiêu và chính sách khác của chúng ta” (8).
Ông Nitze nghĩ rằng chúng ta chưa định rõ được một liên hệ giữa các mục tiêu của chúng ta ở Việt Nam và những mục tiêu khác của đất nước. Rõ ràng phải có giới hạn cho những lực lượng có thể gửi đi và thời gian hoạt động tại đó, nhưng những giới hạn này đã không được xác định dứt khoát.
Theo ông những mục tiêu của chúng ta về Việt Nam như đã được công bố, đã đưa đón sự dính líu không hạn định và lịch sử của cuộc dính líu vào Việt Nam chỉ là diễn lại vấn đề tăng cường sự yếu kém để khỏi phải “chịu nhục phải thương lượng để đạt những kết quả ít hơn là các mục tiêu của chúng ta đã đề ra". Nhưng ông nghĩ rằng, bây giờ đã đến lúc phải duyệt xét lại chính sách ở Việt Nam trong khuôn khổ toàn bộ chiến lược về chính trị và quân sự của chúng ta" (9).
Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Hải quân, ông Nitze đã đinh ninh rằng dội bom Bắc Việt Nam có thể sẽ không buộc được Hà Nội phải đến bàn hội nghị, cũng như sẽ không cắt đứt được nguồn tiếp tế ít ỏi và chuyển lực lượng cần thiết để nuôi dưỡng chiến tranh miền Nam. Ngoài ra, dội bom Bắc Việt sẽ gây hiểm họa leo thang xa hơn nữa. Ông có nhắc lại:
“Khi tôi giữ chức Bộ trưởng Hải quân và Harold Brown, Bộ trưởng Không quân, Ông Mc Namara yêu cầu chúng tôi xem xét đến hiệu quả của một cuộc tấn công bằng không quân tại Bắc Việt Nam để ngăn chặn nguồn tiếp tế vào miền Nam Việt Nam, và nếu cần thì sẽ có thể làm được gì để tăng thêm hiệu quả cho cuộc không kích ấy trong phạm vi đó. Tôi họp Bộ Tham mưu hải quân. Ông Harold Brown họp Bộ Tham mưu không quân. Kết quả các cuộc nghiên cứu cho thấy dù làm cách gì đi nữa thực sự không có thể nào tăng hiệu quả cuộc oanh kích tới mức độ mà Bắc Việt không còn có thể tiếp tế đủ cho những nỗ lực của họ ở miền Nam nữa trừ phi phải không kích gây áp lực cho toàn bộ miền Bắc. Mãi đến khi tôi giữ chức Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng tôi cũng vẫn giữ quan điểm đó về vấn đề này” (10).
Vì thế cho nên ông Nitze nghĩ rằng chúng ta nên ngưng hoàn toàn ném bom tại Bắc Việt và nhờ đó sẽ giảm được hiểm họa leo thang. Làm như thế, ông nghĩ rằng chúng ta sẽ nhận được sự cam kết của Bắc Việt Nam sẽ không vi phạm vĩ tuyến 17 bằng pháo hoặc chuyển lực lượng vào nữa (11). Đây là một quan điểm mà sau này ông Clifford nhận thấy rất là hấp dẫn.
Cùng với việc hạn chế về tiềm lực kinh tế và quân sự được đưa vào Nam Việt Nam và việc ngưng ném bom miền Bắc, ông Nitze thấy còn phải ban hành một chỉ đạo chiến lược mới cho vị tư lệnh tại Nam Việt Nam. Nói chung, chỉ đạo này sẽ chỉ thị vị tư lệnh tập trung vào việc giúp đỡ chính phủ Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa khôi phục lại hiệu lực của họ như lúc trước Tết, trong khi vẫn phải bảo vệ an ninh tối đa cho các khu vực đông dân tại Nam Việt Nam. Điều này tất nhiên đòi hỏi phải bớt chú trọng đến việc cấp những phương tiện dành cho việc phòng thủ biên giới, cũng như giảm bớt các cuộc hành quân tìm diệt địch tại những vùng hẻo lánh (12).
Ông Nitze nghĩ rằng vấn đề then chốt ở Việt Nam trong thời gian trước mắt là xem "ai là người sẽ rút ra khỏi được vũng lầy này trước" và do đó những việc gì có thể làm được ngay sẽ là vấn đề tối ư quan trọng. Điều này khiến ông tin tưởng là cần phải gửi thêm 50.000 quân cho Đại tướng Westmoreland trước tháng 6 "để đáp ứng sự củng cố rất cần thiết cho những nỗ lực của chính quyền Nam Việt Nam".
Ông cũng nhận thấy cần gọi nhập ngũ lực lượng dự bị chiến lược. "Tôi nghĩ rằng thực là thiển cận nếu tiếp tục rút bớt lực lượng dự bị chiến lược ở Hoa Kỳ khiến ta không còn khả năng linh hoạt để tăng cường nữa” (13).
Ông Paul Warnke, Trợ lý bộ trưởng quốc phòng về các vấn đề an ninh quốc tế, có nhiều quan điểm khác xa với ông Nitze nhưng vì nhiều vấn đề chủ yếu lại có cùng một ý kiến như nhau. Ông Warnke cho rằng Hoa Kỳ đã phạm lỗi lầm, là đã dính líu trước tiên vào Việt Nam. Ông có cảm tưởng rằng những lời tuyên bố về những tiến bộ do các tư lệnh chiến trường dựa chỉ là hão huyền và chúng ta chỉ đi tới chỗ bế tắc mà thôi.
Về tình hình quân sự đến cuối năm 1967, ông có nói: "Theo ý kiến riêng tôi, về căn bản tình hình đó không thích đáng bởi vì chúng ta chẳng thực hiện được bất cứ một tiến bộ nào về chính trị cả. Tôi tưởng như là chúng ta chỉ đang tập trung vào một việc làm sai trái. Tôi cũng tưởng như là chúng ta đang thắng, chúng ta có thể tiếp tục thắng, chúng ta có thể thắng hàng năm nhưng có lẽ tình thế cuối cùng sẽ chẳng có gì thay đổi, trừ phi là chúng ta thực hiện được những tiến bộ về chính trị. Tôi vẫn phán đoán là vào cuối một năm, chúng ta cũng sẽ vẫn dậm chân tại chỗ, ngoại trừ là lại mất thêm 10.000 người Mỹ thương vong nữa" (14).
Ông Warnke lúc đó đã giúp thuyết phục ông McNamara là cần có một chiến lược mới cho Việt Nam. Căn bản chiến lược mà tôi nghĩ là cần phải theo đuổi đã được trình bày trong bị vong lục mà Bộ trưởng McNamara đã gửi Tổng thống Johnson hồi tháng 11.
Trong giai đoạn đó, chúng tôi nghĩ là cần phải giảm bớt sự tham dự của Hoa Kỳ, phải xuống thang dội bom, phải cố gắng đi vào thương lượng và, nếu thất bại thì phải ở trong tư thế nên duy trì mức chiến đấu thấp cho một thời kỳ dài hơn (15).
Lúc đó vào đầu tháng 3, ông Warnke nghĩ rằng nhiệm vụ ông phải đương đầu là làm sao chuyển biến được ông Clifford, một diều hâu từ lâu nổi tiếng đã ủng hộ việc dội bom ồ ạt tại Bắc Việt để ông này thuận theo quan điểm của ông, ông cũng biết rõ là nếu ông Bộ trưởng mới chấp nhận những đề nghị của các tướng Wheeler, Westmoreland thì hầu hết những hạn chế và hạn định mà ông và ông McNamara đã dày công tranh đấu để ấn định cho các cuộc hành quân tại Đông Dương sẽ chẳng mấy chốc mà bị hủy bỏ.
Như ông Warnke khẳng định tình hình: "Mối quan tâm của tôi là vấn đề liệu tôi có thể làm việc hay không với ông Bộ trưởng quốc phòng đặc biệt này, liệu chính sách và đường lối của ông ấy phù hợp với tôi hay không. Trong trường hợp ông thì rõ ràng là rất ăn ý với nhau. Trường hợp ông Clark tôi hi vọng cũng sẽ như vậy Nếu không được như vậy chắc chắn tôi sẽ không đả kích, có lẽ tôi sẽ nghỉ việc" (16).
Ông Clifford không có một quan niệm chiến lược thâm sâu và bao quát về vai trò của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Nhận định của ông và lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở phần đất này của thế giới, đã được hình thành trong thời kỳ chuyển tiếp giữa nhiệm kỳ Eisenhower và Kennedy.
Trong buổi gặp mặt cuối cùng giữa Tổng thống ra đi và Tổng thống mới đến, ông Clifrord có mặt lúc ấy, Eisenhower đã nhấn mạnh với tân Tổng thống về tầm quan trọng của nước Lào trong việc phòng thủ Đông Nam Á. Ông Clifford đã đồng quan điểm như vậy, ông cũng đã ủng hộ ông Kennedy đang bắt đầu tin rằng Việt Nạm là rất quan trọng đối với việc phòng thủ Đông Nam Á (17).
Ông được Tổng thống Johnson hỏi ý kiến về việc tăng quân Mỹ tham chiến tại Nam Việt Nam hồi 1965. Ông tỏ ra không nhiệt tình về hành động này, nhưng một khi mà quân Mỹ đã tham chiến thì ông Clifford đã cương quyết chống đối việc tạm ngưng ném bom từ Noen 1965 đến Tết Dương lịch 1969 (18).
Đến cuối tháng 11 năm 1967, bình luận với Tổng thống về đề nghị ngưng ném bom của ông McNamara, ông Clifford đã nói rõ những lời phản đối của ông: "Việc ngưng ném bom không điều kiện mà không có cố gắng nào để đòi hỏi một sự đáp ứng tương xứng, liệu có làm cho Hà Nội tin rằng chúng ta đủ kiên quyết và không nhân nhượng trong niềm tin bắt buộc họ phải từ bỏ những ý đồ xâm lược không? Câu trả lời lớn tiếng và đanh thép sẽ là "không". Hà Nội có thể giải thích sự kiện ấy như là:
a) Bằng chứng cho thấy chúng ta đã chán nản và thất vọng.
b) Chúng ta đã thừa nhận sai lầm và vô nhân đạo khi ném bom miền Bắc.
c) Bước đầu cho việc sau này chúng ta sẽ phải rút hoàn toàn khỏi cuộc chiến tranh" (19).
Về sau này ông Clifford cũng đã đưa ra những lý lẽ đó để bảo vệ cho lập trường của ông:
"Tôi ủng hộ Tổng thống Johnson về vấn đề Việt Nam. Tôi tin tưởng ở chính sách của chúng ta. Tôi thừa nhận thuyết đôminô như thuyết này đã được đưa ra lúc ban đầu mô tả thuyết này cũng đơn giản thôi và tôi nghĩ rằng chúng ta phải chống lại. Tôi đã hiểu rõ thế nào là đường lối bành trướng xâm lược của Liên Xô trong thời gian tôi làm việc với chính quyền Truman. Tôi so sánh sự việc đó với tình hình hiện nay ở Đông Nam Á.
Chính sách của chúng ta dường như là đang đưa chúng ta ra khỏi nơi mà chúng ta muốn rút khỏi. Chừng nào tôi còn nghĩ rằng chúng ta đã thực hiện được tiến bộ và chúng ta rút khỏi được những nơi mà chúng ta muốn rút thì chừng đó tôi còn ủng hộ chính sách. Người ta có thể thấy rõ điều này trong một buổi họp giữa những vị được mệnh danh là những Nhà lão thành với Tổng thống vào tháng 11 năm 1967. Hội nghị đều nhất trí không có bất đồng quan điểm, có lẽ chỉ trừ ông George Ball là không đồng ý đối với chính sách của Tổng thống. Chúng tôi nói với Tổng thống là ông đang đi đúng đường và Tổng thống rất hài lòng. Chúng tôi cảm thấy như vậy là vì chúng ta đang thực hiện được những tiến bộ để đi đến những mục tiêu đã được đề ra. Chúng ta đang thắng cuộc và không nên thay đổi. Dường như chúng ta sẽ chiếm ưu thế, do đó nên duy trì áp lực” (20)
Những hoài nghi đã bắt đầu đến với ông Clifford. Vào cuối hè năm 1967, theo yêu cầu của Tổng thống, ông và Đại tướng Taylor đã tới châu Á để thuyết phục các chính phủ liên hệ về khả năng sẽ tham chiến hoặc tăng quân của họ ở Việt Nam. Điều người ta đã thấy rõ ràng, là các quốc gia này cũng quan tâm như Hoa Kỳ đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Như Clifford nhắc lại: “tôi trở về với nhiều sự nghi ngờ. Thật bực mình khi thảo luận về thuyết, tôi nhận thấy về phía các nhà lãnh đạo các nước mà chúng tôi đến thăm đều có cùng chung một quan điểm là họ không chấp nhận thuyết đó, điều này đã xảy ra nhiều sự ngờ vực nhưng những sự ngờ vực này vẫn chưa đủ để làm thay đổi ý nghĩ của tôi cũng như không làm thay đổi được quan điểm căn bản của tôi. Tôi vẫn ủng hộ chính sách của Tổng thống" (21).
Cảm nghĩ của ông Clifford đã được biểu lộ trong buổi điều trần xác nhận của ông trước Thượng Viện. Ngày 29 tháng 9 năm 1967, trong diễn văn đọc tại San Antonio, Tổng thống Johnson đã đưa ra một cơ sở mới cho việc ngưng dội bom Bắc Việt, một cơ sở với ít điều kiện và kém nghiêm khắc hơn so với bất kỳ đề nghị nào trước đó đã được đưa ra cho Hà Nội:
“Như tôi đã nói với Hà Nội lần trước, lần qua và lần này nữa, trọng tâm của vấn đề là thế này: “Hoa Kỳ sẵn sàng ngưng mọi cuộc oanh tạc của không quân và của hải quân tại Bắc Việt, khi mà việc này sẽ đưa đến nhanh chóng những cuộc hột đàm có ích. Dĩ nhiên, chúng tôi cho rằng trong khi tiến hành hội đàm, Bắc Việt sẽ chẳng nên lợi dụng việc ngưng hoặc hạn chế ném bom" (22).
Đề nghị này đã được nhắc tới như là "công thức San Antonio” và cũng đã được giải thích theo nhiều cách trong nội bộ chính phủ Hoa Kỳ. Ông Dan Rusk nói rằng công thức được để lững lờ cố ý để cho mơ hồ như cốt để muốn moi một câu trả lời nào đó của Hà Nội (23).
Ông Cliìford, trong buổi thuyết trình tại Bộ ngoại giao trước buổi điều trần xác nhận của ông tại Quốc hội đã tỏ ra nản chí khi được biết rằng công thức San Antonio đã được Bộ ngoại giao giải thích như là: đáp lại việc tạm ngưng ném bom miền Bắc, Bắc Việt phải chấm dứt đưa người và dụng cụ chiến tranh vào Nam Việt Nam. Ông Clifford thấy là sự giải thích như vậy đã làm cho công thức San Antonio trở thành gần như vô nghĩa, không thể đưa đến con đường đàm phán, bởi vì thật là hoàn toàn không thực tế, nếu người ta mong đợi Bắc Việt sẽ bỏ rơi người của họ tại miền Nam và không cung cấp áo quần, thực phẩm, đạn dược và các nguồn tiếp tế khác cho những người này (24).
Vì thế, trong lời xác nhận trước ủy ban quốc phòng Thượng viện, ông Clifford đã trình bày lối giải thích rộng rãi của riêng ông về công thức San Antonio, một lối giải thích mà ông chỉ cho là thực tế hơn và có thể đưa ra điều kiện thích hợp để đàm phán. Phần chính yếu ở lời xác nhận ấy như sau:
Thượng nghị sĩ Thurmond:
- Khi ông nói đến đàm phán và trong trường hợp như vậy, có lẽ ông cũng muốn có sự chấm dứt ném bom, tôi nghĩ rằng có lẽ ông cũng dự tính là họ cũng sẽ ngừng một hoạt động quân sự để đáp lại việc ngừng ném bom chứ.
Ông Clifford:
- Không, tôi không nói như vậy. Tôi không mong rằng họ chấm dứt mọi hoạt động quân sự. Tôi hi vọng là chỉ nói theo lời của Tổng thống. Khi ông nói rằng nếu họ đồng ý bắt đầu đàm phán nhanh chóng và không lợi dụng thời gian tạm ngừng ném bom...
Thượng nghị sĩ Thurmond:
- Ý ông muốn nói gì về lợi dụng? Nếu họ vẫn tiếp tục những hoạt động quân sự.
Ông Clifford:
- Tôi cho rằng những hoạt động quân sự của họ vẫn sẽ tiếp diễn tại Nam Việt Nam cho đến khi thỏa thuận được ngừng bắn. Tôi thừa nhận là họ vẫn tiếp tục vận chuyền số lượng thực phẩm, đạn dược và người vào Nam Việt Nam như bình thường. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ tiếp tục duy trì lực lượng Hoa Kỳ và yểm trợ lực lượng của chúng ta trong thời gian đó. Vậy nên điều mà tôi đề nghị theo đúng như ngôn từ của Tổng thống là Tổng thống có lẽ đã nhấn mạnh là Bắc Việt không được lợi dụng sự ngừng oanh tạc (26).
Nhiều ngày sau đó, lời xác nhận của ông Clifford mặc dầu có nhiều mong đợi về tác dụng của nó, đã được Bộ ngoại giao xác nhận như là lập trường của chính phủ Hoa Kỳ. Trong khi sự kiện trên đã đem lại được một sự xoa dịu đáng kể, thì việc ngưng ném bom vô điều kiện là một điều kiện mà Bắc Việt đang đòi hỏi vẫn chưa được thực hiện.
Việc rắc rối này chính đã là đầu mối cho tâm trạng mà ông Clifford đã mang theo không đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng quốc phòng: “Sự việc đã xảy ra như vậy, Bộ ngoại giao đã nhượng bộ theo quan điểm của tôi thay vì đặt thêm vấn đề, họ đã chịu theo. Nhưng có cái gì thôi thúc trong tôi cho thấy là tôi đang tìm kiếm một giải pháp thương lượng" ông Clifrord đã nhận ra được rằng giữa quan điểm và nhận định của vị cố vấn ở bên ngoài và của người cầm quyền cai trị và người làm chính sách có trách nhiệm đã khác biệt nhau biết bao nhiêu.
Nếu chỉ là một nông dân thường. Ông chả cần phải nghiên cứu sâu sắc để biện hộ cho những chính sách của chúng ta tại Việt Nam. Với cương vị Bộ trưởng quốc phòng, ông đã phải hoàn toàn và bù đầu ngay với những quyết định chua xót khó khăn và phức tạp do báo cáo của Đại tướng Wheeler đòi hỏi phải ban hành.
Ngay trước khi nhậm chức, khi nói chuyện với McNamara ông Clifford đã được biết là ông McNamara không tin tưởng vào chiến dịch ném bom (27). Ông Nitze cũng đã muốn thuyết phục ông bộ trưởng nói theo những quan điểm cua ông ta và ông Roopes, Thứ trưởng Bộ không quân đã viết thư riêng gửi ông Clifford đề nghị tạm ngưng ném bom cũng như khi áp dụng chiến lược giảm tiến công trên bộ đã gây ít thương vong hơn.
Ông Clifford lắng nghe và đọc kỹ nhưng chưa tỏ dấu hiệu là ông đã nhất trí việc ông tìm hiểu thông tin và những hậu quả vô cùng phức tạp của cuộc chiến tranh Việt Nam xét về mặt chiến lược và chính trị chỉ mới bắt đầu từ lúc ấy.
Sự hiểu biết này đã tăng lên nhanh chóng. Buổi chiều ngày 28-2, ông Clifford đã chủ tọa một buổi họp đầu tiên với nhóm người đã được cử ra để giúp ông nghiên cứu những đề nghị của Đại tướng Wheeler. Tham dự buổi họp, ngoài ông Clifford ra còn có các bộ trưởng Rusk, McNamara và ông Fowler, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nitze, ông Richard Helms thuộc Cục tình báo trung ương, ông Walt Rostow và Đại tướng Maxwell Taylor. Đại tướng Wheeler không có mặt trong buổi họp. vì Tổng thống yêu cầu ông báo cáo với hội đồng chính phủ về kết quả chuyến đi Sài Gòn của ông (28).
Tại buổi họp đầu tiên này ông Clirford trình bày với nhóm trên đây. sau này được gọi là "nhóm đặc nhiệm Clifford” nhận thức của ông về trách nhiệm mà Tổng thống đã giao phó cho họ. Trong số những người tham dự buổi họp đã có một vài khác biệt liên quan đến mục đích của những chỉ thị đã được Tổng thống gửi cho ông Clifford.
Ngày 28-2, Tổng thống nói rõ là căn cứ trên những ý kiến của ông, ông Rostow sẽ soạn một bản hướng dẫn cho nhóm đặc nhiệm làm việc. Bản hướng dẫn này là bản dự thảo theo đề nghị của ông McNamara, có thể thay đổi khi việc nghiên cứu diễn tiến, và được gửi đến những thành viên của Nhóm đặc nhiệm để hướng dẫn công việc. Khi nhóm đặc nhiệm hoàn tất công việc, bản phúc trình được ký tên và gửi đến ông Clifford và ông Rusk để lưu hồ sơ. Chỉ thị của Tổng thống như ông còn nhớ, đã yêu cầu phân tích thật rộng rãi, đề cập đến nhiều sự lựa chọn. Chỉ thị nêu rõ:
“Như tôi đã nói rõ trong buổi điểm tâm sáng nay. Tôi mong muốn đến sáng thứ hai, ngày 1 tháng 3, quí vị sẽ trình bày cho tôi những khuyến nghị để đối phó với tình hình do Đại tướng Wheeler nêu ra cũng như đối với những đề nghị sơ khởi của ông. Tôi mong rằng những giải pháp để cho chúng ta lựa chọn sẽ được nghiên cứu và càng tốt nếu nhất trí đưa được những khuyến nghị khả dĩ dung hòa được những khó khăn về các mặt quân sự, ngoại giao, kinh tế, quốc hội, dư luận đó liên quan đến việc này. Đặc biệt trong số các vấn đề này, tôi mong muốn quí vị xem xét đến những vấn đề đặc biệt sau đây:
- Vì mục tiêu quân sự gì hay vì những mục tiêu nào khác ở Việt Nam mà cần phải tăng thêm lực lượng Hoa Kỳ?
- Việc tăng quân, dự trù muốn tránh được những nguy cơ đặc biệt nào?
- Việc tăng quân, nếu có đề nghị, sẽ cốt để thực hiện những mục tiêu đặc biệt nào trong vòng 6 tháng tới hay trong năm tới?
- Quý vị dự kiến là Cộng sản sẽ có thể có những phản ứng như thế nào liên quan đến mỗi giải pháp quí vị đang xem xét?
- Nói chung, chúng ta phải đưa ra những lập trường đàm phán như thế nào?
- Quý vị có thể đề nghị những thay đổi gì, nếu có liên quan đến công thức San Antonio?
- Có thể dự kiến được những khó khăn chính yếu nào về phía quốc hội và nên giải quyết ra sao?
- Có thể dự kiến được những khó khăn gì về phía dư luận ở Hoa Kỳ và nên đối phó ra sao?
Quí vị có thể thoải mái tham khảo ý kiến với các viên chức có những hiểu biết nhất trong chính phủ, để nghiên cứu các khía cạnh đặc biệt của vấn đề để lập báo cáo, tuy nhiên quí vị cần phải đảm bảo giữ bí mật đến mức cao độ nhất cho đến khi nào quyết định của Tổng thống về các vấn đề trên đã được công bố'' (29).
Tuy nhiên, ông Clifford có ghi lại là ông không hiểu biết gì và cũng không hề nhận được chỉ thị đó. Theo sự hiểu biết của ông thì mục tiêu của ông là "Xác định xem nhu cầu mới này có thể thỏa mãn bằng cách nào. Chúng tôi không nhận được chỉ thị phải ước định nhu cầu tăng thêm một số quan trọng về người và phương tiện vật chất là bao nhiêu, chúng tôi chỉ nghĩ cách tìm ra những phương tiện để cung cấp được số lượng đó mà thôi” (30).
“Khi nhóm đặc nhiệm bắt tay vào việc, tôi bảo đảm là không có chỉ thị gì cả. Tôi hoàn toàn không thấy có chỉ thị nào". Ông Clifford nhắc lại như vậy. "Chúng tôi nhớ thật rõ là chúng tôi không nhận được chỉ thị viết nào cả. Cho đến khi hoàn thành nghiên cứu và nộp báo cáo, chúng tôi cũng không nhận được gì cả. Thường thường khi đệ trình một báo cáo thì phải tham chiếu chỉ thị theo đó công việc đã được tiến hành. Đó là cơ sở để tham khảo của báo cáo. Vậy mà trong báo cáo gửi Tổng thống tôi không có tham chiếu chỉ thị nào cả" (31).
Bầu không khí chính trị tại Nhà trắng trong những ngày tiếp theo vụ tấn công Tết càng khiến Clifford nhận định là nhiệm vụ của ông chỉ là làm thế nào để cung cấp quân cho Đại tướng Westmoreland theo như ông này yêu cầu. Như ông Clifford đã nhắc lại việc ấy:
"Từ khi địch bắt đầu tấn công vào dịp Tết, đã có hàng loạt những buổi họp với giới quân sự. Tổng thống luôn luôn hỏi họ có chắc là họ đã có tất cả những gì cần thiết để ngăn chặn khỏi thua trận chưa. Trong thời gian đó, Tổng thống thường nhắc đến Lincoln và Mc Cellan. Nói đến việc ông Mc Cellan đã thưa là ông không được cung cấp đủ phương tiện để hoàn thành các nhiệm vụ quân sự.
Không còn nghi ngờ gì nữa. Tổng thống đã cho chúng tôi biết có thể là ông sẽ cấp cho Đại tướng Westmoreland những gì cần đến. Tâm trí tôi không cần ngần ngại gì nữa, rõ ràng ý muốn của Tổng thống là chúng tôi cần phải xem Đại tướng Westmoreland đã có mọi thứ ông cần chưa và chúng tôi phải làm sao để có thể gửi tới ông những gì đã được yêu cầu và phải xem việc đó sẽ có thể gây ra những hậu quả gì đối với chính phủ và đất nước. Nhưng toàn bộ việc phải làm là: “chúng ta phải làm gì để gửi cho Đại tướng Westmoreland những gì ông cần" (31).
Thực vậy, sau này Tổng thống đã có phản ánh thái độ ấy như sau:
"Đầu năm 1965, tôi lo lắng chúng ta có thể đóng góp gì nhiều hơn nữa cho Việt Nam. Thêm người, thêm thiết bị, thêm tiền. Nếu Tướng Westmoreland cố nài rằng chỉ có lực lượng tăng viện đông đảo mới ngăn chặn được mối nguy hiểm đối với binh sĩ của ông thì có thể tôi đã cố xoay sở để tìm cho được rồi" (32).
Rõ ràng là thực sự chỉ thị của Tổng thống có được gửi đến Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng. Tuy nhiên, dường như chỉ thị này không ra lệnh phải ước định lại toàn bộ những chiến lược có thể được lựa chọn đối với vấn đề Việt Nam, cũng như không hề ảnh hưởng đến phương hướng hoạt động của nhóm đặc nhiệm Clifford.
Ông William Bundy sẽ căn cứ vào một chỉ thị của Tổng thống trong bản bị vong lục do ông viết để vạch ra nét chính cho các tài liệu đặc biệt để Nhóm đặc nhiệm Clifrord sẽ soạn thảo. Bị vong lục này nêu rõ:
"Bộ trưởng quốc phòng và Bộ trưởng ngoại giao trong khi chờ đợi sẽ nghiên cứu trước bản thảo chỉ thị của Nhà trắng. Chỉ thị sẽ phải được soạn thảo lại trước buổi họp ngày thứ bảy, để thích ứng với đường hướng mà Nhóm đặc nhiệm đang làm việc" (33).
Nhưng bây giờ ông Bundy không còn nhớ gì về chỉ thị ấy, ông có nhắc lại: "Tôi không nghĩ rằng có người nào trong buổi họp nêu lên chỉ thị của chúng ta là gì? Chỉ thị của chúng ta là phải xem xét thấu đáo đề nghị ấy. Chiều hướng rõ ràng của buổi họp là xem xét đầu tiên và trước nhất đến số 206.000 quân và những lực lượng đề nghị tăng thêm và cân nhắc kỹ lưỡng, tôi không nói là xem xét đề nghị ấy với ý tốt. Nhưng ít ra, ngay lúc đầu cũng nên coi đó như là một kiến nghị trước tòa án, ngày đầu người ta có cảm tưởng là có thể sự việc sẽ được tiến triển theo chiều hướng đó” (34).
Theo ông Morton Halperin, Trợ lý Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng và là một trong người phụ tá chính của ông Warnke, thì sự việc là như sau:
“Tôi nghĩ, hầu như đúng là có một chỉ thị nhưng chỉ thị này không chi phối Nhóm đặc nhiệm. Chỉ thị không hề khai chiếu đến buổi họp nào của Nhóm đặc nhiệm. Chỉ thị không gắn liền với tài liệu, đó là thủ tục thông thường nếu ta làm việc trên chỉ thị của Tổng thống. Tôi nghĩ rằng, cơ bản mà nói điều mà ông Clifford nghĩ rằng ông đang làm chỉ là để phân tích yêu cầu của ông Westmoreland xem có thể thực hiện toàn bộ hay một phần nhu cầu ấy.
Nếu ta nhìn vào chỉ thị thì tôi nghĩ ràng chỉ thị này phù hợp với vấn đề là phải lựa chọn các giải pháp, tức là lựa chọn xem sẽ gửi cho ông Westmoreland bao nhiêu quân. Trong hồi ký, Tổng thống không đề cập đến vấn đề hoặc trong chỉ thị ông cũng không có hàm ý muốn tìm kiếm một sự tái ước định căn bản về chính sách của chúng ta.
Như vậy tôi nghĩ rằng trong một chiều hướng nào đó, ông Clifford có lý khi ông nói rằng nhiệm vụ của chúng ta là xem xét cách nào đó để thi hành, tức là hoặc đáp ứng toàn bộ nhu cầu hoặc một phần của nhu cầu. Tổng thống nói đúng khi ông nói rằng ông không bảo ông Clifford thi hành mà Tổng thống chỉ thị cho ông ta xem xét các giải pháp để lựa chọn mà thôi” (35).
Vì thế đối với những viên chức dân chính trong Bộ Quốc phòng, rất thành thạo về những cuộc tranh luận và mức số quân phải đưa vào Nam Việt Nam, việc Tổng thống yêu cầu tìm ra những giải pháp để lựa chọn cũng chỉ là yêu cầu nghiên cứu như những lần xin tăng quân trước đây mà thôi, nghĩa là sẽ có thể định mức cho nhu cầu xin tăng quân dựa vào những gì có thể có sẵn mà không cần gọi nhập ngũ các lực lượng dự bị.
Con số này sẽ do Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân chuyển đến cho vị tư lệnh chiến trường. Sau đó nhu cầu của vị tư lệnh chiến trường sẽ được gửi đi để cho phù hợp với số lượng có thể thỏa mãn được và như vậy sẽ cho phép Tổng thống thật sự xác nhận theo đúng sự thật là ông đã thỏa mãn được mọi đề nghị của vị tư lệnh chiến trường. Đó là thủ tục áp dụng trong quá khứ, với chương trình lực lượng số 4 năm 1966 và cả với nhu cầu của chương trình lực lượng số 5 năm 1967. Đó là thủ tục mà giới quân sự mong muốn sẽ được áp dụng trong trường hợp này.
Ông Warnke còn xem đề nghị của ông Wheeler như là một nhu cầu về số quân theo như thường lệ và có thể được giải quyết theo cùng một thể thức như trong quá khứ. Ông có nhắc lại việc này:
“Sự hướng dẫn mà chúng tôi nhận của ông Clifford là phải xem xét đề nghị của ông Westmoreland, và xác định phương thức nên thỏa mãn như thế nào. Tôi nghĩ rằng ấy việc cũng giống như công việc mà ông Mc Namara vẫn cùng giải quyết với ông Westmoreland. Ông Westmoreland gửi đề nghị, đề nghị đó được xem xét sắp xếp chu đáo và rồi được McNamara và ông Westmoreland sẽ có thể nhất trí số lượng nào đó, bao giờ cũng ít hơn là số lượng do ông westmoreland đã xin, nhưng luôn luôn là nhu cầu được thỏa mãn.
Những cái gì mà ông ấy nêu xin trong nhu cầu hiện nay thì đó chính là số lượng đã bị cắt giảm của đề nghị cũ. Như vậy là đã thỏa mãn được hoàn toàn nhu cầu như đã được xin trước. Tôi không coi đó là một tình trạng khẩn cấp và tôi nghĩ rằng cũng chẳng thể có ai trong giới lãnh đạo dân chính ở Lầu Năm góc lại coi đó như là một tình trạng khẩn cấp. Hầu hết chúng tôi đều đã làm việc tại Lầu Năm góc trước thời gian này và đều coi đó không có gì khác hơn là đã thỏa mãn một nhu cầu đã được xin trước, chẳng khác gì việc mà ông Westmoreland và Wheeler đã xin từ lâu nay" (36).
Tuy nhiên. có một số khác biệt giữa nhu cầu xin thêm quân lần này với các lần khác trước đó đã được Lầu Năm góc xem xét đến. Tất cả những nhu cầu về số quân trước đó luôn luôn chỉ xoay quanh vấn đề quan trọng là phải lấy lực lượng nào để tăng cường yểm trợ mà không cần phải động viên đến các lực lượng dự bị.
Nhưng chính là để chống lại sự hạn chế nội bộ này mà ông Chủ tịch lẫn Hội đồng tham mưu trưởng liên quân muốn tranh đấu. Ông đã lợi dụng sự chấn động do cuộc tấn công dịp Tết gây ra, để cố gắng một lần nữa xóa bỏ những cản trở của vấn đề động viên, nhờ đó các chỉ huy trưởng quân sự sẽ có thể thành lập được lực lượng dự bị chiến lược và cuối cùng sẽ có thể tiến hành chiến tranh theo đường lối mà họ nghĩ là tốt nhất.
Sự khác biệt thứ nhì là lần này lại có một ông Bộ trưởng quốc phòng mới. Vì không quen với phương pháp làm việc do Bộ trưởng Mc Namara và giới quân sự đề lập ra và cũng không quen với sự kiện là chính mức độ động viên, chưa kể đến một luận cứ nào khác về các quan niệm chiến lược đi nữa, đã vạch ra chính sách chiến tranh của Hoa Kỳ nên ông Clifford tưởng rằng nhiệm vụ của ông không phải là nghiên cứu nhu cầu tăng quân mà chỉ là tìm kiếm phương tiện để thỏa mãn nhu cầu ấy mà thôi.
Trong buổi họp đầu tiên, buổi họp duy nhất của nhóm đặc nhiệm có ông Dan Rusk tham dự, cả ông Walt Rostow và Bộ trưởng ngân khố Henry đều chủ trương chấp thuận một vài phần đề nghị của ông Wheeler. Ông Rostow nhấn mạnh cần phân biệt rõ giữa số quân có thể có sẵn ngay cho ông Westmoreland và số quân chỉ có thể được cung cấp trong tương lai. Ông Rostow lập luận là nên cung cấp lực lượng có sẵn, trong khi lực lượng dự trù sẽ thành lập phải được nghiên cứu thật kỹ lưỡng, để tìm hiểu những hậu quả do việc ấy gây ra.
Như ông Rostow đã nhắc lại: "Một việc mà tôi đã đóng góp rất có chất lượng là đã nêu rõ tầm quan trọng là phải phân biệt khi ước tính các lực lượng, và phải chia thành hai phần, xem lực lượng nào có thể được gửi cho ông Westmoreland, khoảng tháng 6, để đáp ứng cho chiến trường hiện nay và lực lượng nào sẽ chỉ được gửi tới vào cuối năm và sẽ được sử dụng về lâu về dài" (37).
Bộ trưởng Fowler đã trình bày rất rõ những tổn phí nghiêm trọng về mặt kinh tế có liên hệ với việc đáp ứng những nhu cầu tăng quân của ông Wheeler và sự đánh giá thẳng thắn về các phí tổn này đã trấn tĩnh được các đồng nghiệp của ông. Nhu cầu tăng những chi phí quân sự trong những năm tài chính 1968 và 1969 kết hợp với việc đáp ứng nhu cầu tăng quân của ông Wheeler, ông Bộ trưởng nêu rõ, chỉ có thể giải quyết được bằng cách lấy tiền thuế để cung ứng vào đó hoặc bằng cách thi hành ngân sách để tránh hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế trong nước và giữ vững được giá trị đồng đô la.
Để cho đạo luật dự thảo về thuế của Tổng thống được thông qua, ông Fowler cho biết, Quốc hội có thể sẽ nhấn mạnh là ít nhất từ 25% đến 30% chi phí phụ trội quân sự phải do tiền cắt giảm từ các chương trình trong nước, hoặc từ các chi phí khác về quốc phòng, và có thể cả từ các khoản viện trợ cho nước ngoài nữa. Ông Bộ trưởng cần nghi ngờ rằng ngay cả trong những điều kiện này đi nữa, chưa chắc đã có thể tăng đủ thuế để đài thọ các chi phí phụ trội đó.
Như vậy trong bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ có những ảnh hưởng tai hại đáng kể đối với nền kinh tế và đồng đô la. Hơn thế nữa, ông Fowler cũng không tin rằng Quốc hội lại chịu ngừng việc cắt giảm ở mức 25% đến 30% mà chính quyền có thể vui vẻ chấp nhận được. Ông cũng còn dự kiến được cả những hành động sau đây của Quốc hội hứa:
Các chương trình trứng nước chủ yếu quan trọng đối với chương trình xã hội vĩ đại, những vấn đề về nghèo đói và các thành thị sẽ bị cắt bớt, mặc dầu có thể ít hơn, ngân sách viện trợ cho bên ngoài thực sự sẽ bị sút giảm 50% hoặc hơn nữa. Ông Fowler khẳng định rằng chỉ có một "hành động thiện chí của cả nước" trong năm bầu cử là mới có thể tránh được những hậu quả này mà thôi. Ông kết luận là sự việc dù được trình bày khéo léo cách nào đi nữa cũng không chắc gì sẽ được đáp ứng bằng một hành động như vậy (38)
Buổi họp đầu tiên này của nhóm đặc nhiệm, do đó, đã nêu nhiều vấn đề cơ bản ngay từ lúc đầu. Có thể có đủ quân để gửi đến Việt Nam trong kỳ hạn hợp lý để làm nghiêng thế cân bằng lực lượng không? Nền kinh tế có thể đứng vững do hậu quả của sự động viên quan trọng không? Lấy nhân lực ở đâu ra? Những mục tiêu chính trị thiết yếu của chúng ta ở Việt Nam là gì? Lực lượng tăng thêm có thể giúp thực hiện các mục tiêu đó như thế nào? Lực lượng này có thể thực hiện được những mục tiêu gì trong sáu tháng tới, trong năm tới? Quần chúng sẽ có phản ứng gì đối với việc tăng quân quan trọng tại Việt Nam đi đôi với việc động viên và những biện pháp kiểm soát kinh tế? Có một giới hạn rõ rệt nào cho sự dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam không?
Sự tìm hiểu của ông Clifford còn tiếp tục. Như ông đã nhắc lại sau đó: "Cho mãi đến khi có các buổi họp kéo dài suốt ngày hồi tháng 3, tôi vẫn chưa hề có cơ hội để phân tích sâu sắc và tìm hiểu rõ các sự kiện thực tế. Bây giờ những người am hiểu nhiều nhất về vấn đề đã thúc đẩy tôi phải nhận định thẳng thắn và dứt khoát về tình hình, làm công việc này, chúng tôi phải dừng lại nghiên cứu đó, tìm ra những phương tiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu của giới quân sự và những câu hỏi chủ yếu đã bắt đầu nêu lên nhiều lần" (39).
Phản ứng của ông Clifford là cả một đột biến. Do các viên chức trong Bộ quốc phòng thúc đẩy, hỏi về công tác nghiên cứu của ông, ông đã bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi cơ bản, mà nhiều năm trước đó chưa hề được đặt ra, những câu hỏi không dễ gì có câu trả lời. Như ông có nhắc lại, toàn bộ đối tượng của công tác nghiên cứu tìm hiểu đã bắt đầu thay đổi.
Khi chúng tôi bắt đầu nói đến ảnh hưởng của việc gửi 206.000 quân, đến việc gọi nhập ngũ lực lượng dự bị cần thiết, đến tính cách bấp bênh của đồng đô la, chúng tôi thấy là đang đứng trước sự kiện là hậu quả của việc ấy đối với đất nước sẽ thực là vô cùng to lớn. Chỉ riêng các vấn đề tài chính đã là khủng khiếp rồi. Khi chúng tôi đi vào các cuộc thảo luận và thấy nhiều khó khăn phức tạp xuất hiện thì câu hỏi nêu lên đã được nhanh chóng đổi từ "Chúng ta có thể gửi quân cho ông Westmorland như thế nào?" thành "Điều gì là thông minh nhất phải làm để phục vụ cho tổ quốc?” (40).
Thế nên, đến khi nhóm đặc nhiệm họp lại ngày 29 tháng 2, trọng tâm hoạt động đã được thay đổi. Tới lúc đó, vấn đề thực sự cần phải giải quyết không phải là làm cách nào để gửi được 206.000 quân nữa hay không? Trả lời cho những câu hỏi này và đưa ra một công thức cho phương pháp hành động cho Hoa Kỳ lựa chọn, giờ này đã trở thành điểm trọng tâm sơ khởi cho việc xem xét lại.
Ông Clifford cho biết là một số giải pháp quân sự cũng cần được xem xét đến. Những giải pháp này bao gồm từ việc tăng thêm 206.000 quân và bãi bỏ hạn chế những việc hành quân trên bộ và trên không đến việc không thay đổi mức tổng số lực lượng đã chấp thuận (41).
Ông Clifford còn yêu cầu Đại tướng Wheeler yêu cầu Đại tướng Westmoreland trả lời hàng loạt những câu hỏi mà trong cuộc thảo luận ngày hôm trước, đã chưa được trả lời thích đáng. Những câu hỏi này được điện đến cho Đại tướng Westmoreland vào hôm đó, gồm có:
1. Các lực lượng xin tăng thêm nhằm mục đích tiến hành mục tiêu quân sự gì và các mục tiêu gì khác?
2. Gửi lực lượng tăng cường đến Nam Việt Nam sẽ tránh được những hiểm họa đặc biệt nào và nếu được nhóm đặc nhiệm đề nghị, thì lực lượng tăng cường ấy nhằm thực hiện những mục tiêu đặc biệt nào trong vòng 6 tháng tới, trong năm tới?
3. Cần có sự thay đổi gì trong các mục tiêu chính trị của chúng ta ở Nam Việt Nam?
4. Ông Habib tuyên bố là ông Thiệu tin rằng quân lực Việt Nam có thể mở rộng trong năm tăng thêm 30.000 quân nhiều hơn số 65.000 hiện được ghi trong chương trình của Đại tướng, điều đó có thực hiện được không?
5. Đại tướng có thành công trong việc yêu cầu chính phủ Nam Việt Nam tung quân lực Việt Nam Cộng hòa từ các khu vực thành thị ra vùng nông thôn để tấn công địch không?
6. Freduy Weyane và tướng Khánh đã có khả năng bắt đầu kế hoạch hoạt động phối hợp chống các đơn vị địch triển khai đến xung quanh Sài Gòn chưa?
7. Đại tướng có thể chấp nhận và thực hiện sự lựa chọn về các chiến lược quân sự này với chương trình các lực lượng số 5, cộng với 6 tiểu đoàn vừa mới triển khai thêm, để sức phòng thủ khu vực trọng yếu và đông dân cư tại Nam Việt Nam.
8. Nếu rút Khe Sanh và thành lập tuyến phòng thủ xa về hướng đông thì sẽ làm tốt hơn lên hoặc làm xấu hơn tình hình quân sự phía Bắc vùng 1 chiến thuật, không kể đến các yếu tố chính trị khác?
9. Có thể giao cho quân đội Nam Việt Nam càn quét về phòng thủ trọn vẹn đồng bằng sông Cửu Long không? (42)
Nhiều tài liệu do nhóm đặc nhiệm hoàn thành và thảo luận ngày thứ bảy, mồng 2 tháng 3 đã được phân công trong buổi họp này. Sự phân công tổng quát và nét đại cương về các đề tài đem ra nghiên cứu đã được ông William Bundy ghi trên biên bản như sau:
a) Hoa Kỳ có thể lựa chọn đường lối hành động nào? Phân công cho: Bộ quốc phòng - Đại tướng Taylor, Bộ ngoại giao (Bộ trưởng).
b) Địch có thể theo đuổi quá trình diễn biến nào? Phân công cho: Bộ quốc phòng và Cục tình báo trung ương.
c) Phân tích những hậu quả do việc đề nghị của ông Westmoreland xin thêm quân sẽ gây ra.
Hàng loạt các tài liệu như sau:
- Hậu quả quân sự - Hội đồng tham mưu trưởng liên quân.
- Hậu quả chính trị - Bộ ngoại giao.
(Những hậu quả về chính trị ảnh hưởng rộng rãi trong nước và ở nước ngoài kể cả những khó khăn nội bộ của Nam Việt Nam).
- Những kết quà về ngân sách: Bộ quốc phòng.
- Những hậu quả về kinh tế: Bộ Ngân khố.
- Những hậu quả đối với Quốc hội: Bộ quốc phòng.
- Những hậu quả đối với dư luận - trong nước và trên trường quốc tế: Bộ Ngoại giao (43).
Công việc chính yếu soạn thảo tài liệu để ông Bộ trưởng Clifford trình Tổng thống là do Bộ quốc phòng phải tiến hành. Về các tài liệu khác soạn thảo ngoài phạm vi Lầu Năm góc chỉ có những tài liệu và đàm phán về các chính sách nội bộ của miền Nam Việt Nam do ông Bundy và ông Habib thuộc Bộ ngoại giao soạn thảo cùng vấn đề lựa chọn chiến lược do Đại tướng Taylor soạn thảo là được gửi thẳng đến Nhà Trắng mà thôi.
Những tài liệu khác do Cục tình báo trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ ngân khố và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đóng góp, bổ túc cho quá trình thảo luận của Lầu Năm Góc, chứ không kể như là tài liệu riêng biệt của bản đúc kết cuối cùng. Thế nên, tiếng nói có ảnh hưởng lớn, trong việc xem xét những giải pháp để lựa chọn trong khi xúc tiến việc tái nhận định tình hình là thuộc về các giới chức dân chính trong Bộ quốc phòng.
Ông Clifford đã được các vị phụ tá của ông đưa ra một nhận định bi quan và chán chường về tình hình cùng những triển vọng về Việt Nam rất khác biệt với nhận thức của ông trước khi ông giữ chức Bộ trưởng quốc phòng.
Mặc dù những tài liệu này không lọt ra khỏi Lầu Năm Góc và có nhiều tài liệu không được trình cho các thành viên cao cấp của nhóm đặc nhiệm biết, trừ ông Clifford, nhưng những tài liệu ấy càng tạo nên hình ảnh thất bại đen tối của Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã tác động sâu sắc đến suy nghĩ sau này của ông, đến những mục tiêu và chính sách của Hoa Kỳ.
Chiều hướng chính của những tài liệu tại Bộ Quốc phòng là nhằm cho thấy rằng nếu cứ càng tiếp tục nhiều hơn nữa như vậy tại Việt Nam thì có thể cũng sẽ chẳng đạt được kết quả quyết định nào cả và đúng ra chỉ sẽ tốn kém quá nhiều cho Hoa Kỳ mà thôi nên một chính sách như vậy không thể nào tồn tại được.
Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng về phân tích các hệ thống, trong khi xem xét các mục tiêu của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, ông Alaln Enthoven đã phác họa cho các ông bộ trưởng thấy một hình ảnh thất bại đen tối.
Lúc đầu vào năm 1965, từ khi lực lượng Hoa Kỳ đưa quân vào ồ ạt những mục tiêu đã được công bố của chúng ta
1. Gây khó khăn và tốn kém càng nhiều càng tốt cho Bắc Việt nếu họ muốn tiếp tục yểm trợ có hiệu quả cho Việt cộng và buộc Bắc Việt phải chấm dứt việc chỉ đạo cuộc nổi dậy của Việt cộng.
Trong khi chúng ta buộc Bắc Việt Nam phải trả giá đắt hơn về hành vi xâm lược và việc họ yểm trợ cho Việt cộng, thì người ta vẫn thấy là họ không thiếu khả năng chỉ để đối chọi với mỗi lần leo thang mới của Hoa Kỳ. Chiến lược "tiêu hao" của chúng ta đã không hiệu nghiệm. Gửi thêm 206.000 quân Mỹ vào lực lượng 525.000, 17 tiểu đoàn và 70 máy bay chiến đấu rõ ràng phí thêm cho Hoa Kỳ là 10 tỷ đô la mỗi năm, sự kiện đó sẽ nêu lên câu hỏi là ai sẽ gây tốn kém cho ai.
2. Mở rộng uy quyền sự điều khiển và kiểm soát toàn cõi Nam Việt Nam của chính phủ Việt Nam.
Mục tiêu này chỉ có thể do chính phủ Việt Nam thực hiện qua các tiến triển về chính trị và kinh tế với sự yểm trợ cần thiết của một quân lực Việt Nam Cộng hòa có khả năng. Cuộc tấn công vào dịp Tết không những đã chứng minh là Hoa Kỳ không bảo vệ được một cách hữu hiệu mà còn chứng nhận rằng chính phủ và quân lực Việt Nam Cộng hòa không thực hiện được những tiến bộ thực sự trong công tác bình định bước đầu thiết yếu trên con đường mở rộng uy quyền, sự điều khiển và kiểm soát của chính phủ Việt Nam.
3. Đánh bại Việt cộng và các lực lượng Bắc Việt ở Nam Việt Nam và bắt buộc họ phải rút lui.
Cuộc tấn công vào dịp Tết chứng tỏ rằng chúng ta còn ở xa đích hơn là chúng ta tưởng. Còn xa bao nhiêu thì đó là điều cần phải xem xét đến.
4. Ngăn chặn Trung Quốc can thiệp trực tiếp vào Đông Nam Á.
Điều này đến nay chúng ta đã thành công, tuy nhiên trong trường hợp lực lượng Hoa Kỳ quá nhiều, có thể đưa đến kết quả trái ngược.
Mặc dù ồ ạt đưa vào 500.000 quân Hoa Kỳ, 1,2 triệu tấn bom mỗi năm, 400.000 phi xuất hàng năm, 200.000 quân địch thương vong trong 3 năm và Hoa Kỳ tử thương 20.000 v v, nhưng chúng ta biết là sự kiểm soát của chúng ta ở nông thôn và việc phòng thủ ở các khu vực thành thị trong lúc này lại chủ yếu ở mức trước tháng 8 năm 1965. Càng dính líu sâu chúng ta chỉ đã đi đến chỗ bế tắc mà thôi. Vậy phải tìm kiếm một chiến lược mới (44).
Trong khi xem xét nhiều chiến lược, đã xác định chiến lược nào, nếu có, có thể đem lại nhiều thắng lợi nhất trong tương lai, ông Enthoven và bộ tham mưu của ông chỉ tìm ra được có một, khả dĩ mang lại nhiều hứa hẹn:
1. Không thay đổi gì nhưng tăng thêm tiềm lực.
Giải pháp chiến lược này nằm trong các đề nghị của Bộ Tư lệnh viện trợ Hoa Kỳ và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân. Nói vắn tắt, những khuyến nghị này gồm việc tăng thêm lực lượng để chiếm lại đất đai bị mất kể từ tháng giêng năm 1968. Không hề đề cập đến việc có nên tăng thêm lực lượng Hoa Kỳ để hoàn thành nhiệm vụ hay không sẽ phải chi phí thêm nữa cho việc dính líu không giới hạn này.
2. Mở rộng chiến tranh.
Nếu chọn lựa giải pháp này, sẽ có thêm nhiều lực lượng hơn là mức đang nghiên cứu và sẽ đem lại hiểm họa là đẩy Trung Quốc và Liên Xô vào vòng chiến. Chiều hướng các diễn tiến đã xảy ra có thể đưa đến giải pháp này, tăng cường lực lượng Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam, chắc chắn sẽ làm tăng thêm các khả năng đó.
3. Rút khỏi cuộc chiến.
Cái giá của sự “chạy làng" bây giờ sẽ đưa đến sự phá sản các vụ cam kết khác của chúng ta trên toàn cầu, sẽ là một chia rẽ cay đắng trong nước và có thể làm cho những tham vọng bành trướng lãnh thổ tích cực của Trung Quốc - Liên Xô được phục hồi lại. Trước vụ Tết, chúng ta có thể làm việc này với ít hiểm họa hơn là bây giờ.
4. Làm sống lại chính phủ Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Lựa chọn giải pháp này tức là trở lại quan niệm chiến tranh là của Việt Nam với sự trợ giúp của Hoa Kỳ thay vì như tình hình hiện tại là cuộc chiến của Hoa Kỳ với sự trợ giúp không đáng tin cậy của chính phủ Nam Việt Nam. Lựa chọn giải pháp này để đòi hỏi phải:
a) Cương quyết triển khai lực lượng Hoa Kỳ đến mức tối đa ấn định. Số quân triển khai phải được thông báo cho các cấp cao nhất của chính phủ và quân đội Việt Nam Cộng hòa và các vị lãnh đạo quân sự của chúng ta.
b) Phải ước định khôn khéo đúng mức dư luận Hoa Kỳ và thế giới về sự cam kết có giới hạn của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam về quyền rút lui của chúng ta nếu chính phủ và quân đội Việt Nam cộng hòa tỏ ra thiếu quyết tâm và không đạt được thành quả.
c) Phải tuyên bố mục tiêu của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam là phát triển khả năng của chính quyền Nam Việt Nam và đánh bại Việt cộng và lực lượng quân đội Bắc Việt tại Nam Việt Nam và buộc họ phải rút lui (45).
Vì vậy các nhà phân tích này kết luận ràng ưu tiên hàng đầu là "phải giúp cho quân đội Việt Nam Cộng hòa phát triển được, đặc biệt hơn cả là phải trang bị các vũ khí mới", việc hiện đại hóa quân lực Việt Nam Cộng hòa còn được thực hiện trước cả việc trang bị cho tất cả lực lượng triển khai đến các vùng có chiến sự" (46).
Những tài liệu phân tích của các hệ thống khác cho thấy rằng "Các cuộc tấn công của địch hiện nay cho thấy chương trình bình định đã dứt khoát thất bại" về những thống kê trích dẫn đã chứng tỏ, trong quá khứ, là Bắc Việt có khả năng tăng lực lượng để đối phó vớt việc Hoa Kỳ tăng quân ở Nam Việt Nam”.
“Các thống kê cũng đều được dùng để ước định những tổn thất mà Hoa Kỳ phải chịu về thương vong tùy theo những lựa chọn trong việc triển khai quân khác nhau và các chiến lược khác nhau trên đất liền gây ra. Những đề án này cho thấy rằng việc chuyển sang chiến lược nhằm kiểm soát dân, không phải đối đầu với địch, sẽ có thể ổn định được mức độ thương vong của Hoa Kỳ" (47).
Ông Phin. G. Goulding, Trợ lý Bộ trưởng quốc phòng về các vấn đề công cộng, nhấn mạnh với ông Clifford rằng dường như không có hành động nào khả dĩ thống nhất được ý chí của đất nước. Về phản ứng của quần chúng, ông cảm thấy, câu hỏi cần phải trả lời là sự lựa chọn nào sẽ có hiệu lực nhất để đoàn kết những người từng ủng hộ những việc làm của Tổng thống tại Việt Nam, và cô lập được phe chống đối. Trong khi phân tích các sự lựa chọn khác nhau. Ông Goulding chia quần chúng thành diều hâu, bồ câu và những người ôn hòa.
Ông cảm thấy chương trình do Đại tướng Wheeler đề nghị, hoặc một hình thức đã được sửa đổi của chương trình này, về tăng thêm quân đến Việt Nam, kéo theo việc gọi nhập ngũ lực lượng dự bị, các chi phí trội và tăng thuế, sẽ gặp phải một phản ứng vô cùng tiêu cực của mọi thành phần kể trên. Những biện pháp đó, ông tuyên bố:
"… Sẽ làm cho giới bồ câu bất mãn vì chúng ta sẽ càng ngày càng vướng sâu vào chiến tranh. Những biện pháp đó sẽ làm cho giới diều hâu bất mãn bởi vì chúng ta vẫn bị ngăn cản không phô trương được các giới quân sự của chúng ta, đặc biệt tại miền Bắc Việt Nam. Và giới ôn hòa, về căn bản đã ủng hộ Tổng thống vì tin tưởng và vì lòng yêu nước, họ sẽ bất mãn bởi vì thấy cứ đổ quân vào nhiều bằng nhiều cách mà không cho biết thời hạn nào mới đạt được thắng lợi, cũng như không biết được hoặc một lập luận nào mà họ có thể chấp nhận được đã nghĩ rằng tất cả những sự kiện này đều là nhằm mưu cầu lợi ích quốc gia, (rồi đây, họ sẽ được đọc những mục bất đồng quan điểm và những bài xã luận cho là từ nay đến 18 tháng nữa, khi Bắc Việt tăng thêm được 38.000 quân, rồi thì chúng ta sẽ trở lại mức như lúc khởi đầu)" (48).
Thế nhưng, theo ông Goulding, quyết định triển khai thêm quân với bắt cứ số lượng đáng kể nào đều phải kèm theo vài "chuyển biến" mới. Có thể xem xét đến hai chuyển biến mới là hoặc triển khai lực lượng cộng với mở rộng ném bom ở miền Bắc hoặc là triển khai lực lượng cộng với một chiến dịch hòa bình rõ ràng, dựa trên sự ngừng ném bom miền Bắc.
Ông Goulding cho biết, chiều hướng thứ hai có thể giúp đoàn kết được quần chúng. Theo ông nếu lựa chọn "chiến dịch hòa bình" thì sẽ được cả nước đón nhận thuận lợi hơn là triển khai leo thang miền Bắc. Bởi vì theo suy nghĩ của quần chúng, điều này sẽ đưa đến nhiều triển vọng hơn cho một giải pháp chấm dứt được cuộc chiến tranh.
Theo ông Goulding, sự lựa chọn thứ tư, nghĩa là từ chối yêu cầu của Tướng Westmoreland và tiếp tục cuộc chiến tranh như "hiện trạng” sẽ không làm vừa lòng ai cả. "Phe diều hâu (về giới quân sự) sẽ phản đối kịch liệt. Họ sẽ không được hài lòng mấy về phe bồ câu vì sự từ chối này tạo điều kiện cho nhiều sáng kiến mới dẫn đến hòa bình" (49).
Những thuận lợi của sự lựa chọn thứ 5, từ chối những yêu cầu của Đại tướng Westmoreland và thay đổi chiến lược ở Nam Việt Nam, theo quan điểm của Goulding, thì đó là tốt hơn hết, và tài liệu kết luận:
“Sẽ có thể không còn phải khổ tâm vì phải triển khai thêm lực lượng, gọi nhập ngũ lực lượng dự bị, tăng thương vong và kéo dài nhiệm kỳ phục vụ của binh sĩ. Những nguy cơ leo thang oanh tạc cũng có thể được loại trừ. Những mối đe dọa của việc ngưng ném bom sẽ không còn nữa. Nỗi thất vọng chán nản vì cứ phải hành động thêm nữa, thêm nữa và thêm nữa một cách vô tận sẽ chấm dứt.
Điều mà dân chúng mong mỏi hơn hết là làm sao có được vài dấu hiệu cho thấy là chúng đang đạt tiến bộ, là có thể tìm ra được một lối chấm dứt nào đó. Không nhất thiết là cần phải có tiến bộ nhưng sự việc đã cho thấy là có thay đổi rồi. Vấn đề cho thấy là người ta đang tìm kiếm những cách giải quyết mới... và sẽ ngăn cản được không cho phe ôn hòa theo phe bồ câu.
Giới bồ câu muốn tạm ngưng chiến, nhưng tôi nghĩ rằng họ thích tình trạng này hơn là phải triển khai lực lượng, động viên thêm và cộng với việc tạm ngưng chiến. Trong khi giới diều hâu muốn leo thang ra miền Bắc. nhưng hầu hết (chứ không phải toàn thể) cũng muốn chấm dứt việc tăng lực lượng trên bộ ở Nam Việt Nam. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công thuyết phục được những thành viên trong quốc hội sẽ lên tiếng để ủng hộ giải pháp này” (50).
Nói tóm lại, bài thuyết trình của ông Goulding đã đi đến kết luận là cách lựa chọn thứ năm bao gồm việc không triển khai thêm quân nhưng phải thay đổi chiến lược một cách nào đó chưa được nói rõ (mặc dù không phải là một cuộc leo thang ném bom hoặc là một cuộc tạm ngừng ném bom) sẽ rất có thể được quần chúng Mỹ chấp nhận và có thể sẽ củng cố được tình đoàn kết, thống nhất đất nước.
Điều cũng có thể được quần chúng chấp nhận, nhưng theo ý ông thì cũng chẳng nên mong mỏi lắm, sẽ là một sự triển khai thêm quân đi đôi với một sáng kiến hòa bình mới có thể là một cuộc tạm ngưng ném bom miền Bắc.
Mặc dù cả ông Enthoven lẫn Goulding đều đã chủ trương một sự thay đổi chiến lược nào đó ở Việt Nam, nhưng chính tại văn phòng phụ trách an ninh quốc tế của ông Warnke người ta lại mới chú ý rất nhiều đến một chiến lược đổi mới như thế và chiến lược này đang được soạn thảo rất tỉ mỉ.
Ông Warnke đã không đồng ý với tâm trạng bi quan của những viên chức quốc phòng khác cho rằng ông Clifford có lẽ là một kẻ hiếu chiến không thể nào có thể sửa đổi được. Một trong những Phó trợ lý Bộ trưởng của ông Warnke là ông Richard Steadman, người đã tháp tùng ông Clifford và Tướng Taylor trong chuyến đi của hai ông này sang Viễn Đông vào mùa hè 1967 cũng có thuật lại những hoài nghi của ông Clifford sau chuyến đi này.
Ông Warnke cũng đã giải thích những nhận xét của ông Clifford liên quan đến công thức San Antonio trong các buổi điều trần xác nhận có ý như muốn để cho người ta tùy ý lựa chọn đường lối hành động đối với chiến dịch ném bom miền Bắc. Ông đã nhắc lại như sau:
“Tôi công nhận ông ta là một người thông minh và đã có một vài nghi ngờ nào đó về chính sách Việt Nam của chúng ta. Điều mà tôi thấy được khá rõ ràng là sau những buổi họp khai mạc, tôi đã coi ông Clark như là một đồng minh thật sự. Vấn đề không phải là làm cho ông ta nghe theo chúng tôi mà là vấn đề phải cung cấp cho ông những lý lẽ và sự kiện để làm công việc mà tất cả chúng tôi nghi rằng cần phải làm" (51)
Ông Warnke đã tập hợp được một nhóm viên chức trẻ tuổi có kinh nghiệm rộng rãi và đa dạng về Việt Nam. Hầu hết những người này đều ở cấp thấp ít thâm niên nhưng họ hiểu biết sâu sắc về tình hình chính trị và quân sự ở Việt Nam dựa trên cơ sở đã từng phục vụ lâu năm tại đó.
Từ lâu họ đã cảm thấy thất vọng vì người ta đã chú trọng quá nhiều đến mặt quân sự trong các chương trình của Hoa Kỳ. Họ cảm thấy là quá chú trọng đến vai trò quân sự, theo nhận xét của họ sẽ làm thiệt hại và quả vậy có thể cản trở mọi tiến bộ, trong các lãnh vực chính trị không phải là quân sự mà những lãnh vực này cũng không kém phần quan trọng ở Việt Nam.
Làm việc dưới quyền nơi Phó trợ lý bộ trưởng của ông Warnke là các ông Morton Halperin và Richard Steadman, nhóm chuyên viên này đã soạn một dự thảo bị vong lục trình lên Tổng thống trong đó họ đã xem xét đến những chiến lược có thể được lựa chọn để áp dụng tại Việt Nam khả dĩ đem lại được những thắng lợi lớn hơn trong tương lai.
Làm việc trực tiếp dưới quyền ông, quyền giám đốc Bộ tham mưu đặt kế hoạch về chính sách vào các lúc ấy nhón này gồm có các ông Franks Seatton, Richard. Như vậy ông Halperin và những người cùng cộng tác với ông đã nhận thấy chính công việc này đã đem lại cho họ một cơ hội mà ta đã tìm kiếm từ lâu. Theo họ nhận định về tình hình, thì vào lúc đó đã có rất ít hoặc hầu như không có một hạn chế nào đối với việc xem xét lại toàn bộ chính sách Việt Nam của Hoa Kỳ.
Sau này ông Halperin đã nhắc lại như sau: "Chúng tôi từng làm việc dưới quyền ông McNamara, và chúng tôi đã đặt tin tưởng vào những gì mà ông McNamara đang làm dở và vấn đề cần phải quyết định là liệu chúng tôi có thể thật sự cùng làm việc được với ông Clifford hay không. Thật sự, chúng tôi cần phải - không phải là giáo dục ông ta mà là làm cho ông ta phải thay đổi hẳn quan điểm. Và điều này hẳn là phải suy tính kỹ.
Ông Cliìrord quả vậy đã ném cho chúng tôi đang sắp sửa phải viết lên những gì mà chúng tôi đã suy nghĩ dù cho điều đó có nghĩa là tất cả chúng tôi sẽ bị mất việc. Tôi nghĩ là hầu hết chúng lôi đều cảm thấy rằng nếu ông Clifford không muốn để cho chúng tôi tiếp tục đấu tranh theo như đường lối chúng tôi đã đề ra từ trước tới nay thì trong trường hợp ấy không còn lý do gì để chúng tôi ở lại nữa. Bản báo cáo của chúng tôi là bị vong lục đầu tiên được chuyển đến khắp các cơ quan trong chính phủ và thật sự đã công kích những động cơ cơ bản trong cuộc chiến tranh Việt Nam và phía quân đội đã không đáp lại" (52).
Tài liệu được những người trẻ tuổi nêu lên soạn thảo và được ông Warnke phê chuẩn đã đưa ra một nhận xét bi quan về tình hình Nam Việt Nam cùng một nhận định đen tối về việc gì sẽ có thể xảy ra, nếu cứ phải tiếp tục tiến hành chiến lược hiện nay của chúng ta. Chiến lược hiện hành của chúng ta sẽ không giúp cho Hoa Kỳ đánh đuổi được quân địch ra khỏi Nam Việt Nam hoặc tiêu diệt họ, dù cho có tăng thêm các lực lượng Mỹ đi chăng nữa, địch quân có thể sẽ gia tăng lực lượng của họ để đáp ứng lại.
Vì thế, tài liệu đã đi đến kết luận như sau: "Như vậy chiến lược hiện nay đang áp dụng không thể hứa hẹn sớm chấm dứt cuộc chiến tranh cũng như không đem lại bất cứ một kết quả nào nhằm tiêu hao địch hoặc làm xói mòn ý chí chiến đấu của Hà Nội. Hơn nữa, chiến lược này sẽ gây ra những tổn phí lớn lao ở Nam Việt Nam, ở Hoa Kỳ và tại các nơi khác trên thế giới".
Những tồn phí lớn lao nêu trên quả thực có thể sẽ gây cản trở khiến không thể đạt được những mục tiêu của Hoa Kỳ. Ở Nam Việt Nam, sự có mặt của trên 700.000 quân nhân Mỹ không thể có nghĩa gì khác hơn là việc Mỹ hóa toàn bộ cuộc chiến tranh. Không có dấu hiệu nào cho thấy là quân đội Việt Nam cộng hòa sẽ gia tăng hiệu lực và cũng sẽ không có một áp lực nào từ phía Hoa Kỳ hoặc chính phủ Việt Nam để buộc Quân đội Việt Nam cộng hòa phải có hiệu lực, nếu như Hoa Kỳ vẫn tỏ ra muốn gia tăng thêm mức số quân của họ đủ để duy trì một tình trạng không có lối thoát tại nước này".
Tại Hoa Kỳ những hậu quả của sự kiện trên đây sẽ không kém phần tai hại:
Chúng ta sẽ bắt buộc phải gọi động viên quân dự bị, tăng ngân sách của chúng ta lên hàng tỷ đô la và sẽ thấy số thương vong của Hoa Kỳ tăng lên 1.300 - 1.400 mỗi tháng. Cán cân chi phí của chúng ta sẽ càng trở nên tồi tệ và chúng ta sẽ phải tăng thuế nhiều hơn nữa - phải chứng minh đó là thuế chiến tranh, nay là phải áp dụng những biện pháp kiểm soát tiền lương và giá cả...
Sẽ khó mà thuyết phục được những người chỉ trích khi đưa ra lý lẽ rằng chúng ta không phải chỉ tàn phá Nam Việt Nam để "cứu vớt" nước này mà thực tình chúng ta còn hoặc muốn đi đến đàm phán hòa bình nữa. Sự bất mãn mỗi lúc một tăng thêm sẽ đi liền với - chắc chắn là như vậy - việc bất chấp lệnh gọi nhập ngũ và tâm trạng hoang mang dao động tại các thành phố vì người ta cho rằng chúng ta đang xao lãng những vấn đề ở trong nước, sự bất mãn ấy có nguy cơ to lớn sẽ gây nên một cuộc khủng hoảng trong nước trên với quy mô lớn lao chưa từng thấy.
Như thế, nếu chiến lược hiện nay của chúng ta ngay cả với việc triển khai thêm quân đi nữa cũng sẽ không thể hứa hẹn kết thúc sớm được cuộc chiến tranh thì liệu chúng ta còn có những đường lối nào khác để lựa chọn không? Không một chiến lược trên bộ nào cũng như không nửa số quân Hoa Kỳ nào lại có thể đơn phương hoàn thành được mục tiêu của chúng ta tại Nam Việt Nam.
Bản dự thảo bị vong lục đã nói rõ như sau: “Chúng ta chỉ có thể đạt được mục tiêu của chúng ta nếu chính phủ Nam Việt Nam bắt đầu đưa ra được những biện pháp càn thiết để tranh thủ niềm tin của nhân dân và tạo được khả năng lãnh đạo có hiệu quả cho mọi phe nhóm trong dân chúng. Quân đội Việt Nam cộng hòa cũng cần phải được cải biến để trở thành một lực lượng chiến đấu giỏi. Nếu chúng ta không thực hiện nổi những mục tiêu này thì một chiến thắng quân sự đánh bại những lực lượng chủ lực của Bác Việt Nam và Việt Cộng rồi kèm theo việc rút quân Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, sẽ chỉ là để dọn đường cho một sự tiếp quản của Mặt trận Giải phóng miền Nam mà thôi”.
‘Sự có mặt về quân sự của chúng ta ở Nam Việt Nam phải nhằm kéo thêm thời gian để cho quân đội Việt Nam cộng hòa và chính phủ Nam Việt Nam có thể phát triển khả năng thật sự của họ, để có thể thực hiện được việc này, chúng ta cần phải ngăn cản không để cho địch tới gần những khu vực đông dân cư trong nước và không để cho họ đạt được những mục tiêu của họ nhằm kiểm soát dân chúng và tiêu diệt chính phủ Nam Việt Nam”.
Bị vong lục đã đi đến kết luận rằng Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam cần phải được lưu ý là nhiệm vụ của cơ quan này là bảo đảm an ninh cho các khu vực đông dân cư và ngăn chặn không để cho địch tới gần dân chúng, ngoài ra họ không nên tìm cách để tiêu diệt địch và đánh đuổi địch ra khỏi đất nước. Cần phải yêu cầu Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam đề nghị một chiến lược thích hợp và xác định những nhu cầu về lực lượng để thực hiện mục tiêu này với số thương vong càng ít càng tốt (53).
Tuy nhiên, trong đoạn kế tiếp của bị vong lục, các tác giả đã làm nhẹ bớt trách nhiệm cho Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam và đã phác họa ra một chiến lược có thể được đem áp dụng (lẽ dĩ nhiên là một chiến lược được họ ưa thích hơn cả) và khả dĩ tiến hành được “mà không cần phải gia tăng đáng kể mức số quân của chúng ta ở Nam Việt Nam, và như thế sẽ tránh được nhưng hậu quả bất lợi ở trong nước và ở nước ngoài như đã được phác họa ở trên".
Chiến lược mà những nét chính được vạch ra trong bị vong lục là nhằm mục đích đạt thế chủ động dọc theo ranh giới nhân khẩu (Demographic frontier). Nội dung như sau: Những lực lượng hiện thời đang đóng vị trí ở trong hoặc gồm những khu vực đông dân cư dọc theo bờ biển phải ở lại tại chỗ.
Những lực lượng hiện nay đang đóng vị trí dọc theo biên giới nhân khẩu (54) phải tiếp tục hoạt động từ những vị trí ấy, không phải đã thực hiện những nhiệm vụ tìm diệt dài hạn mà là để yểm trợ cho vùng biên giới. Từ tám đến mười tiểu đoàn đóng tại vùng phi quân sự sẽ được bố trí lại và trở thành lực lượng dự bị chiến lược ở vùng I. 6 tiểu đoàn đóng ở bên trong lãnh thổ vùng II sẽ được bố trí lại ở tỉnh Bình Định, lực lượng này được coi là lực lượng dự bị chiến lược để bảo vệ những tỉnh lỵ của các tỉnh trên vùng cao nguyên. Khi an ninh đã được phục hồi lại những khu vực đông dân cư của vùng bờ biển Việt Nam trước đây từng bị xao lãng thì các tiểu đoàn Hoa Kỳ bổ sung sẽ di chuyển đến vùng biên giới nhân khẩu..
Đóng căn cứ ở ngay bên ngoài những khu vực đông dân cư, các lực lượng tại vùng biên giới sẽ tiến hành những cuộc đột kích phá hoại, những cuộc tuần tra trinh sát dài ngày và một khi đã xác định được vị trí của những mục tiêu thích đáng thì sẽ mở những cuộc hành quân tìm diệt tại vùng hoạt động của địch ở những khu vực không có dân cư giữa những ranh giới nhân khẩu và chính trị.
Những lực lượng này sẽ sẵn sàng được sẻ dụng như là một lực lượng phản ứng nhanh để yểm trợ cho quân lực Việt Nam cộng hòa khi lực lượng này bị tấn công ở trong vùng đông dân cư. Ở nơi nào mà hoạt động tuần tra của quân lực Việt Nam cộng hòa tại khu vực đông dân cư xét thấy không được đầy đủ thì các lực lượng Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng có thể yểm trợ cho họ.
Những thuận lợi của chiến lược nhân khẩu nhằm đem lại an ninh cho dân chúng được xem là gồm có nhiều mặt:
1. Chiến lược này có thể luôn luôn đặt các lực lượng Việt cộng và Bắc Việt Nam vào một tình trạng mất thăng bằng tại vùng hoạt động hiện nay của họ. Hiện nay vùng này trên quy mô lớn đang được họ sử dụng để vận động và tập trung quân, hành quân tới đây từ bất cứ một thành phố quan trọng nào ở phía Bắc Sài Gòn thì không mất quá một ngày đường.
2. Chiến lược nếu kéo dài các tuyến giao thông của địch từ những khu đất thánh của họ ở Lào và Campuchia. Các căn cứ địa và tuyến giao thông nằm trong lãnh thổ Nam Việt Nam sẽ dễ bị tấn công và phá vỡ mà không cần phải mở rộng chiến tranh sang các nước láng giềng.
3. Quân lực Việt Nam cộng hòa. một khi biết được các lực lượng phản ứng của Hoa Kỳ có khả năng yểm trợ họ, có thể sẽ thi hành nhiệm vụ một cách hăng hái hơn.
4. Việc này sẽ cho phép giao việc tuần tra và bảo vệ an ninh những khu vực đông dân cư để chủ yếu cho các lực lượng Nam Việt Nam phụ trách.
5. Các lực lượng Hoa Kỳ sẽ luôn luôn hoạt động được tích cực trong khu vực mà hiện nay là vùng hoạt động của địch quân, không còn giữ những vị trí cố định để cho địch có thể tập trung quân và tấn công. Việc này cộng thêm với những khó khăn gia tăng của địch về hậu cần sẽ làm giảm bớt số thương vong của Hoa Kỳ, trong khi đó thì số thương vong của địch sẽ tăng lên. Thực vậy. chúng ta sẽ có thể buộc địch phải xuất đầu lộ diện, phải giao chiến trên địa thế do chúng ta chọn.
6. Việc tăng cường tuần tra vùng đông dân cư do quân lực Việt Nam cộng hòa phụ trách cũng kết hợp với những hành động của Hoa Kỳ tại vùng hoạt động của địch sẽ gây khó khăn hơn cho địch quân để có thể tập trung quân chống lại hoặc tấn công những mục tiêu nằm trong những khu vực đông dân cư. Việc này sẽ làm giảm bớt số thương vong thường dân và sẽ không còn gây ra nhiều những vụ tỵ nạn nữa.
7. Việc đóng quân của các lực lượng Hoa Kỳ sát cạnh quân lực Việt Nam cộng hòa sẽ làm cho những cuộc hành quân hỗn hợp được dễ dàng ở cấp vận động (tiểu đoàn, đại đội), thêm nữa việc này sẽ làm tăng thêm tinh thần hăng say chiến đấu của quân lực Việt Nam cộng hòa.
8. Với việc Quân lực Việt Nam cộng hòa được các lực lượng Hoa Kỳ yểm trợ như thế, người ta có thể hi vọng là họ sẽ vẫn ở lại trong quân ngũ và mở những cuộc hành quân chừng nào họ vẫn còn được trả lương và được nuôi ăn (55).
Trong bị vong lục người ta đã không ghi nhận một bất lợi nào trong chiến lược này. Việc bố trí quân với đầy đủ chi tiết cần để thực hiện đầy đủ chiến lược này đã được liệt kê theo từng vùng chiến thuật (56).
Căn cứ vào lối tự phân tích này về những nhược điểm của chiến lược hiện nay của chúng ta và niềm mong muốn có một chiến lược nhằm bảo vệ vùng biên giới nhân khẩu, tài liệu trên đây đã khuyến cáo Tổng thống nên có những hành động như sau:
1) Tuyên bố rõ mục tiêu chính trị của chúng ta là tìm kiếm một nền hòa bình để giúp cho nhân dân Nam Việt Nam tự mình hình thành những thể chế chính trị của họ, và vai trò chủ yếu của các lực lượng quân sự Hoa Kỳ là lo bảo đảm an ninh tại những vùng đông dân cư ở Nam Việt Nam thay vì tiêu diệt các lực lượng Việt cộng và Bắc Việt Nam hoặc đánh đuổi họ ra khỏi Nam Việt Nam. Chúng ta cần phải đặt kế hoạch để có thể duy trì tư thế cần thiết nhằm đạt được mục tiêu này trong thời gian lâu dài.
2) Chấp thuận việc gởi ngay thêm 10.500 nhân viên quân sự sang Nam Việt Nam.
3) Chấp thuận một chương trình được đẩy mạnh và mở rộng nhằm tăng thêm hỏa lực và tính cơ động cho quân đội Việt Nam cộng hòa và những thành phần khác của lực lượng vũ trang Chính phủ Nam Việt Nam.
4) Phái tướng Taylor đi Sài Gòn để giải thích cho Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam và chính phủ Nam Việt Nam hiểu rõ chiến lược và yêu cầu Tướng Westmoreland phải triển khai một chiến lược cùng những nhu cầu về số quân để thực hiện đầy đủ những mục tiêu quân sự được nói rõ trên.
5) Phái một hoặc hai viên chức dân sự cấp cao đi Sài Gòn với Tướng Taylor để khuyến nghị chính phủ Nam Việt Nam yêu cầu họ phải được ủng hộ rộng rãi hơn nữa về mặt chính trị (nguyên văn) chấm dứt cuộc cãi vã nội bộ, thanh trừng những sĩ quan và viên chức tham nhũng thối nát và tiến tới phát triển một chính quyền có khả năng và những lực lượng có hiệu lực. Ngoài ra, họ nên bắt đầu thảo luận về vấn đề đàm phán, cùng lúc sẽ thông báo cho chính phủ Nam Việt Nam rõ về việc quân đội Việt Nam cộng hòa sẽ được Mỹ yểm trợ thêm cho họ.
6) Tổng thống cũng sẽ đọc một bài diễn văn trước công chúng Mỹ để giải thích chiến lược mới của chúng ta xuất phát từ các chiến thuật mới của địch.
Như thế nói tóm lại, theo sự đánh giá lại chiến lược của chúng ta ở Nam Việt Nam thì không có một chiến lược trên bộ nào và không có một sự tăng thêm mức số quân nào của Mỹ lại có thể đơn phương chấm dứt sớm cuộc chiến tranh được. Chỉ có thể thực hiện được điều đó nếu chính phủ Nam Việt Nam tiến hành được những biện pháp cần thiết để tạo được một khả năng lãnh đạo quân sự và chính trị có hiệu quả đối với nhân dân của họ.
Để có thể đẩy mạnh quá trình tiến hành việc này, bị vong lục đã đề nghị thực hiện một sự thay đổi bao quát chiến lược trên bộ của Mỹ căn cứ vào quyết định không tăng thêm các lực lượng Hoa Kỳ một cách đáng kể như Tướng Westmoreland và các tham mưu trưởng trong Hội đồng tham mưu trưởng liên quân mong muốn.
Hoa Kỳ sẽ hạn chế cho những mục tiêu của họ ở Nam Việt Nam và chấp nhận thực hiện một chiến lược bảo đảm an ninh cho dân chúng dọc theo vùng biên giới nhân khẩu, thôi không mở những cuộc hành quân tìm và diệt rất tốn kém tại những vùng hẻo lánh nữa. Việc này sẽ giúp cho chính phủ Nam Việt Nam có đủ thời gian để tổ chức và phát triển những thể chế dân chủ và sẽ tạo cho quân lực Việt Nam cộng hòa có đủ thời gian để lớn mạnh thêm và hữu hiệu hơn, trong khi đó các lực lượng Hoa Kỳ sẽ là một lá chắn bảo vệ được những khu vực đông dân cư, mà chỉ tốn kém rất ít về tài nguyên và số thương vong.
Tài liệu trên đây đã tác động mạnh đến Bộ trưởng Clifford và đã gây thêm nhiều thắc mắc trong tâm trí ông mà trước kia các cấp chỉ huy quân sự của đất nước đã không giải thích cho ông rõ. Những vấn đề mà trước đây được ông Mc Namara đã nêu lên có liên quan đến vấn đề liệu có thể gửi bao nhiêu quân sang Việt Nam mà sẽ không gây xáo trộn cho nền kinh tế và cũng không cần phải gọi nhập ngũ quân dự bị.
Nhưng bây giờ những vấn đề cơ bản hơn đã được nêu lên và toàn bộ chiến lược đã được các quan chức dân sự trong bộ quốc phòng đưa ra để tranh luận. Việc tăng thêm lực lượng sẽ đem lại hiệu quả như thế nào đối với cuộc chiến tranh ở Nam Việt Nam. Liệu những lực lượng gia tăng này có thể giúp cho đạt được chiến thắng hơn không? Cần bao nhiêu thời gian để đạt được những kết quả dứt khoát? Cuối cùng sẽ phải cần đến bao nhiêu quân mới đủ?
Những vấn đề được nêu lên trong tài liệu của ông Warnke đã được thảo luận trong buổi họp 9 giờ 30 tại văn phòng Bộ trưởng Clifford ngày 1-3. Chính là trong những buổi họp hàng ngày này, thay vì trong những buổi họp phức tạp hơn của nhóm đặc nhiệm, ông Clifford đã duyệt xét lại với bộ tham mưu của ông những vấn đề quan trọng nhất là ông phải đương đầu mỗi ngày.
Thường thường có mặt tại những buổi họp này là các ông Nitze, Warnke.... một phụ tá đặc biệt của ông Clifford và Đại tá Roberl Purslay, sĩ quan tùy tùng của ông Clifford. Buổi họp ngày 1-3 Tướng Wheeler cũng đã có mặt. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã tỏ ra kinh ngạc trước sự việc người ta đã đương nhiên bác bỏ chính sách quân sự của Mỹ ở Nam Việt Nam như nội dung bị vong lục đã ghi rõ điều đó. Ông đã phát hiện ra hai sai lầm tai hại trong chiến lược bảo đảm an ninh cho dân chúng như sau:
1. Áp dụng chiến lược được đề nghị, sẽ có nghĩa là chiến đấu sẽ gia tăng ở bên trong hoặc ở sát cạnh những trung tâm dân cư và vì lý do đó, sẽ đưa đến hậu quả làm tăng thêm số thương vong trong dân chúng.
2. Nếu chấp nhận tư thế phòng thủ tĩnh, chúng ta sẽ cho phép quân địch có thêm khả năng tập trung quân gồm các trung tâm dân cư, đặc biệt là phía bắc Sài Gòn.
Tướng Wheeler cũng đã không kém phần kinh ngạc trước lời phát biểu nói rằng Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam không nêu rõ họ sẽ sử dụng số quân tăng thêm do họ yêu cầu như thế nào trừ việc họ chỉ trình bày sơ qua là số quân xin thêm ấy sẽ cung cấp cho họ một lực lượng dự bị ở chiến trường và một khả năng tiến công. Theo ông, chính là khả năng tiến công này mới rất là cần thiết và ông đã nêu rõ điểm này trong báo cáo trình lên Tổng thống để khôi phục lại an ninh ở Nam Việt Nam và để lợi dụng những thiệt hại nặng nề của quân địch.
Cuộc tranh luận tiếp tục diễn ra trong văn phòng của ông Clifford vào ngày hôm sau. Ông Warnke đã đưa ra lời giải đáp Tướng Wheeler đối với hai sai lầm tai hại trong chiến lược kiểm soát dân như sau:
1. Vấn đề làm gia tăng chiến đấu trong các thành phố:
Tướng Wheeler đã quan tâm đến điều cho rằng chiến lược được để nghị sẽ có nghĩa là làm cho chiến sự gia tăng ở bên trong hoặc sát cạnh những trung tâm dân cư và do đó sẽ gây hậu quả làm cho số thương vong của thường dân tăng thêm... Nếu địch quân tiếp tục chọn sự đụng độ nhau trong các thành phố, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác hơn là giao chiến với họ trong những khu vực ấy dù phải chịu trả giá với những thương vong của thường dân.
Chiến lược được đề xuất thật sự có thể làm giảm bớt số thương vong của thường dân nếu chúng ta có thể thành công trong việc tấn công các nơi tập trung quân của địch trước khi đối phương có thể tấn công các thành phố... Bằng cách rút những lực lượng hiện nay đang giao chiến dọc theo khu phi quân sự và tại những vùng cao nguyên ít dân cư ra khỏi các vùng này, để tiến hành những hoạt động tấn công gần các trung tâm dân cư, chúng ta sẽ làm cho nỗ lực của địch chống các thành phố sẽ ít có hiệu quả hơn.
2. Khả năng của địch tập trung quân gần các trung tâm dân cư.
Tướng Wheeler tỏ ra lo lắng là theo như chiến lược được đề xuất địch quân sẽ có nhiều khả năng tập trung quân gần các trung tâm dân cư ở phía Bắc Sài Gòn hơn, đây là điều khó có thể hiệu được. Trên thực tế, trước vụ tết, vì chúng ta đang hoạt động chủ yếu dọc theo bờ biển, dọc theo khu phi quân sự và tại vùng cao nguyên, chúng ta sẽ cho giúp địch tập trung quân dọc theo đường biên giới nhân khẩu như họ đã làm trước khi xảy ra vụ tấn công Tết.
Thực tế là, một trong những thuận lợi của chiến lược mới là chúng ta sẽ có thể làm cho địch bị mất tháng bằng trong khu vực này.
Tướng Wheeler có thể cho rằng chúng ta chủ trương một thế phòng thủ. Điều này không đúng. Trong chiến lược được phác họa trong tài liệu một trong những nhiệm vụ chủ yếu của các lực lượng Hoa Kỳ sẽ là mở các cuộc hành quân trong khu vực này, vẫn duy trì tính cơ động ở mức độ cao và thực hiện những cuộc tấn công vào những nơi bị nghi ngờ là căn cứ đóng quân của địch.
Tướng Wheeler đã phản kích lại với những lý lẽ đã được nêu trong hai tài liệu. Tài liệu thứ nhất là một bức công điện của Tướng Westmoreland trả lời những câu hỏi riêng biệt được đặt ra cho ông vào ngày 29-2 về kế hoạch sử dụng số quân xin tăng thêm. Câu hỏi thứ nhất có liên quan đến mục tiêu quân sự và các mục tiêu khác mà số quân xin gia tăng sẽ được sử dụng để đạt tới được. Thực ra, Tướng Westmoreland đã tỏ ra có quá nhiều tham vọng và đã tuyên bố rằng những mục tiêu này là:
1. Đánh bại và đẩy lui những đơn vị mới xâm nhập của quân đội Bắc Việt Nam hiện nay đang có mặt ở phía tây tỉnh Quảng Trị và ở khu vực giữa tỉnh Thừa Thiên kể cả thung lũng A Sầu và các căn cứ địa 131 và 114, ra khỏi Nam Việt Nam.
2. Duy trì quyền kiểm soát có hiệu quả của chính phủ và quân đội đối với các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên đặc biệt là các khu vực đông dân cư tại các vùng duyên hải và khu phi quân sự. Sẵn sàng chặn đứng hoặc ngăn chặn các đường xâm nhập, xâm lược từ Bắc Việt Nam đi qua ngả Lào.
3. Tiêu diệt các đơn vị chủ lực Việt cộng, quân đội Bắc Việt Nam và các căn cứ địa tại phần còn lại của vùng I chiến thuật. tại miền duyên hải về hướng Đông Bắc và tại vùng biên giới ở phía Tây Bắc vùng II chiến thuật.
4. Giảm bớt "nguy cơ được dự tính trước" mà chúng ta phải chấp nhận để tiết kiệm lực lượng của chúng ta đang đóng ở vùng II và III chiến thuật tạo thêm tính linh hoạt và "sức mạnh" với một trung đoàn ky binh thiết giáp.
5. Tiến hành những cuộc tấn công dũng mãnh và liên tục tại khắp vùng duyên hải của vùng II chiến thuật và vào tận những căn cứ địa và những khu đất thánh của địch trong vùng III chiến thuật dọc theo biên giới Campuchia đặc biệt là tại chiến khu "C" và "D". Phục hồi lại đà tiến công và bình định đã phải ngừng do hậu quả của cuộc tấn công Tết của địch quân và cần phải chuyển sư đoàn 101 không vận đến vùng 1 chiến thuật để ngăn chặn sự đột nhập của quân đội Bắc Việt Nam vào tỉnh Quảng Trị.
6. Sẵn sàng để tham gia nhưng cuộc hành quân bất ngờ nếu xét cần.
Câu hỏi thứ hai được Tướng Wheeler yêu cầu giải đáp là: "Việc gửi thêm quân tăng viện sang Nam Việt Nam là để nhằm mục đích tránh những nguy cơ riêng biệt nào? Và với số lực lượng tăng thêm là cốt để giành được những mục tiêu riêng biệt nào, trong thời gian sáu tháng tới? trong năm tới?"
Trong công điện giải đáp, Tướng Westmoreland đã trình bày dài dòng và có phần mập mờ đối với những nhiệm vụ có tính cách riêng biệt được dự trù giao cho những lực lượng này như:
Lực lượng được cấp thêm sẽ dùng để chặn trước khỏi xảy ra những sự bại trận tại địa phương do sự thoái hóa về mặt chiến thuật hoặc sự tan rã tạm thời của một số đơn vị quân đội Việt Nam cộng hòa gây ra, trong trường hợp xảy ra một cuộc Tổng tấn công khác của địch đi đôi với một cuộc xâm lược ồ ạt qua khu phi quân sự.
Sự cần thiết phải sẵn sàng yểm trợ hoặc tăng cường cho các đơn vị quân đội Việt Nam cộng hòa bị bất ngờ trước tính chất và cường độ của các trận tấn công của Việt cộng và quân đội Bắc Việt Nam, đã được nhận rõ trong cuộc tấn công quyết liệt vào dịp Tết của quân địch và cần phải ghi rõ điều có trong các kế hoạch lập nhu cầu số quân và triển khai lực lượng trong tương lai có thể dự kiến được...
Việc cung cấp thêm lực lượng cần ngay trước mắt sẽ có thể giúp gây được sức ép liên tục tới một mức độ nào đó tại tất cả các vùng chiến thuật và như vậy có thể làm giảm bớt nguy cơ không cho địch có cơ hội vận động dân chúng cung cấp tiếp tế cho họ, không cho họ có cơ hội để tổ chức lại, trang bị lại và bổ sung số thương vong, nhờ vậy có thể sớm đưa lại chiến trường những đơn vị đã được phục hồi sức mạnh, dù cho đã bị những thiệt hại nặng nề trong cuộc tấn công Tết. Các lực lượng này còn có thể vẫn duy trì được mức linh hoạt và sẵn sàng phản ứng nhanh chóng, rất cần thiết để đối phó với chiến thuật mới quá rõ ràng của địch đang nhằm phát hiện những điểm yếu kém trong cơ cấu tổ chức hoặc dàn lực lượng của chúng ta, để mở những trận tấn công ồ ạt bằng lối đánh biển người...
Trong năm tới lực lượng được cấp thêm sẽ có thể giúp để:
A. Tăng thêm dần dần từ Bắc đến Nam hàng loạt những trận tấn công, đánh những đòn thật nặng và liên tục để tràn vào các căn cứ địa, ngăn chặn và cắt đứt các đường xâm nhập và tiêu diệt hoặc đẩy các lực lượng Việt cộng/quân đội Bắc Việt Nam ra khỏi Nam Việt Nam.
B. Đồng thời, lực lượng khai thác có tính cơ động rất cao (hai sư đoàn) sẵn có được dùng để chống lại sự xâm lược của địch, hoặc để khai thác mọi cơ hội, nhằm đạt những thắng lợi chiến thuật ở bất cứ nơi nào ở Nam Việt Nam, mở lại không phải giảm bớt số lực tượng tối thiểu cần thiết để bảo đảm duy trì an ninh trong những khu vực và tại đó nhưng cuộc hành quân thắng lợi sẽ được tiến hành rồi...
C. Với tổng số lực lượng chiến đấu tăng thêm theo lời yêu cầu số quân này sẽ giúp để có thể đương đầu với quân xâm lược từ miền Bắc xuống và cho phép đối phó để chống lại với một niềm tin tưởng mạnh mẽ hơn, mối đe dọa tiềm tàng của xe tăng, rốc két và không quân chiến thuật cũng như đối phó với khả năng thường xuyên của đối phương có thể được tăng cường thêm những thành phần mới thuộc bộ đội địa phương của họ.
Tài liệu thứ hai được Tướng Wheeler sử dụng là một bản phân tích của Bộ tham mưu liên quân về những hệ quả quân sự của việc triển khai những mức số quân khác nhau của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Các lựa chọn này là những lựa chọn mà Bộ trưởng quốc phòng đã cho biết và cần phải được đem ra trình bày trong buổi họp của Nhóm đặc biệt vào ngày 29-2.
Tuy nhiên lại một lần nữa, những kết luận của Bộ tham mưu liên quân vẫn mập mờ và không chính xác. Bộ tham mưu liên quân cho biết là nếu gửi thêm cho Tướng Westmorland khoảng 206.000 quân và hạn chế các cuộc hành quân ở Campuchia, Lào và Bắc Việt Nam thì sẽ có thể thực hiện được những điều như sau:
a) Giả thử không bố trí thêm quân nữa, sẽ bẻ gãy được cuộc tấn công của địch và cho phép tiến hành sớm những cuộc hành quân kéo dài nhằm chống quân địch.
b) Sẽ cho phép mở cùng lúc những cuộc hành quân chống lực lượng chủ lực, những căn cứ địa của địch và những khu đất thánh của họ ở vùng biên giới.
c) Sẽ cho phép tiếp tục trở lại các chương trình nhằm phát triển hiệu lực của quân lực Việt Nam cộng hòa.
d) Sẽ cho phép sử dụng nhiều hơn khả năng quý giá của không quân để tiến hành các cuộc không kích mở rộng chống Bắc Việt Nam, Lào, Campuchia.
Trong trường hợp nếu gửi số quân sang ít hơn con số yêu cầu và nếu không giảm bớt những hạn chế hành quân thì việc này có thể sẽ làm cho đà tiến bộ chậm đi. Nếu chỉ cấp thêm 50.000 quân thì số này có lẽ chỉ sẽ cho phép bảo vệ an ninh cho các thành phố và sẽ không đủ để phục hồi an ninh tại nông thôn. Nếu không cấp thêm một lực lượng nào cả thì việc này sẽ có nghĩa là các lực lượng đồng minh sẽ vẫn ở trong tư thế phòng ngự và sẽ không thể nào đạt được các mục tiêu của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam" (57).
Ông Bộ trưởng Clifford đã bị bối rối trước tính chất mập mờ và thiếu chính xác của các kế hoạch của Tướng Westmoreland và thiếu chính xác của và Tướng Wheeler. Ông đã nhắc lại sự việc như sau:
“Tôi không tài nào nắm được một kế hoạch để chiến thắng, đã không có một kế hoạch nào để chiến thắng cả. Tôi cảm thấy giống như ánh thủy ngân vậy. Nếu nhặt một quả bóng lên thì lại sẽ có hai ba quả khác nảy lên chung quanh rồi. Kế hoạch của chúng ta hình như là cứ gây tiêu hao liên tục như vậy sẽ có cơ hội buộc địch vào một thời điểm nào đó không rõ trong tương lai phải đi tới chỗ thỏa thuận. Nhưng khi tôi cố tìm hiểu sẽ phải cần bao nhiêu thời gian để đạt được mục tiêu của chúng ta thì không một ai đã giải đáp được. Khi tôi hỏi cần thêm bao nhiêu quân nữa, liệu 260.000 quân có thể hoàn thành nhiệm vụ không thì sẽ không một ai có thể dám đoan chắc cả. Tôi đã không sao biết nổi là phải cần thêm bao nhiêu khẩu pháo và máy bay nữa và còn cần phải thêm bao nhiêu thời gian nữa. Thật là một tình trạng không có lối thoát” (58).
Những thành viên cao cấp trong Nhóm đặc nhiệm Clifford đã họp trở lại vào ngày 2 và 3 tháng Ba. Các buổi họp này, theo như Tướng Taylor nhớ lại "đúng ra chỉ là những lời phát biểu ý kiến cá nhân, loạn xạ và mất trật tự" (59).
Ông Nitze đã nhắc lại các buổi họp này như sau: "Mỗi người trong chúng tôi đã viết những quan điểm của chúng tôi lên giấy và tôi nghĩ rằng chúng tôi đã có 15 mảnh giấy do các thành viên của Nhóm đặc nhiệm hoặc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân phác thảo ý kiến. Nhưng trong những mảnh giấy này các tác giả đã cố gắng hết sức để trình bày càng rõ ràng càng tốt các quan điểm của họ đồng thời cũng đưa ra những luận chứng cho những quan điểm ấy" (60).
Ông Bộ trưởng Fowler vẫn tiếp tục tỏ ra cứng rắn khi ông nêu ra những hệ quả về tài chính do một sự gia tăng những chi phí quân sự gây ra. Trong bị vong lục của ông, ông đã vạch rõ là những biện pháp quân sự nhằm đáp ứng với tình hình sẽ gây ra một sự tăng thêm chi tiêu ngân sách 2.5 tỷ đô la trong năm tài chính 1968 và 10 tỷ đô la trong năm tài chính 1969 cùng với ảnh hưởng bất lợi đối với cán cân chi phí, thiếu hụt khoảng 500 triệu đô la.
Như vậy, nếu tiến hành một chương trình quốc phòng loại này thì tất nhiên cũng sẽ phải đưa ra những nhận định phải mong sao ổn định được nền kinh tế kể luôn cả việc cần phải ban hành những biện pháp kiểm soát tín dụng hạn định tạm thời tiền công, tiền lương và giá cả (61).
Trong một bị vong lục được gửi thẳng cho Nhà Trắng cũng như cho Nhóm đặc nhiệm, Tướng Taylor đã lặp lại quan điểm của ông là cần phải gửi 25.000 quân cho Tướng Westmoreland, cần phải thành lập lại lực lượng dự bị chiến lược và theo ông, Tướng Westmoreland cũng cần nhận được chỉ đạo mới về chiến lược “để giúp ông ta ấn định những ưu tiên cho mọi nỗ lực của ông, rất cần để hoàn thành nhiệm vụ trong khuôn khổ khả năng các lực lượng mà ông được cấp thêm".
Tướng Taylor đã cho rằng sự chỉ đạo mới này “cần phải nói thật rõ là nhiệm vụ của Tướng Westmoreland chủ yếu là triệt hẳn những tấn công vào các thành phố, lập lại trật tự tại những khu vực bị tấn công hồi tết và thành lập một lực lượng dự bị cơ động sẵn sàng chuyển sang thế tiến công mãnh liệt khi thời tiết thuận lợi trở lại vào mùa xuân" (62).
Sau này ông Rostow có nhắc lại là ông đã kinh ngạc trước tài liệu của ông Warnke và xem đó là quá ư bi quan. Ông như cảm thấy là tài liệu đã phản ánh khá nhiều giọng điệu và lời lẽ của một tài liệu không thuộc loại mật được ông Daniel Ellsberg, một cựu quan chức Bộ quốc phòng thảo và đã phổ biến trong phạm vi chính phủ. “Thật là trơ tráo, họ dùng ngôn ngữ đã được dùng trong bị vong lục của Ellsberg". Ông đã nhắc lại như thế và Ellsberg cũng thừa nhận là đã “không tham khảo được những tin tức chính thức" (63).
Trong khi những cuộc bàn cãi của Nhóm đặc nhiệm tiếp diễn thì đã không hề ngạc thấy một lời phản đối nào chống lại việc gửi lập tức sang cho Tướng Westmoreland 25.000 quân và cũng rất ít hoặc chẳng còn ai hăng hái muốn gửi số 206.000 quân cho Tướng Wheeler yêu cầu nữa. Cuộc bàn cãi thật sự đã đề cập đến việc đưa ra đường lối chỉ đạo chiến lược mới cho Tướng Westmoreland và chiều hướng mà sự chỉ đạo này cần phải theo.
Không một ai vào lúc này đã thật sự quan tâm đến việc mở rộng quyền hạn cho giới quân sự và cho phép mở những cuộc hành quân ở Lào, Campuchia và Bắc Việt Nam. Mặc dù ông Rostow vẫn đinh ninh rằng cuộc chiến tranh chỉ có thể được rút ngắn một cách cụ thể bằng cách đưa những lực lượng trên bộ đáng kể của Hoa Kỳ vượt qua Đường mòn Hồ Chí Minh tiến vào Lào hoặc tiến vào phần đất phía Nam của Bắc Việt Nam, nhưng ông đã không nhấn mạnh đến quan điểm này (64).
Hầu hết các thành viên của Nhóm đặc nhiệm đều cảm thấy rằng bất cứ một sự chỉ đạo chiến lược mới nào cũng sẽ phải tiến tới một chiến lược kiểm soát dân, việc này sẽ đòi hỏi thêm một số ít lực lượng Mỹ, sẽ cần nâng cao hơn nữa vai trò của quân đội Nam Việt Nam và sẽ phải ở lại trong một thời gian lâu dài.
Tướng Wheeler thấy là một điều chẳng lành và đã gợi ý khác về chiến lược này với Tướng Westmoreland, báo cho ông này biết là Ủy ban đã có một cuộc thảo luận dài về tình trạng hiện nay của quân đội Nam Việt Nam. Ông yêu cầu Tướng Westmoreland hãy cung cấp cho ông những tài liệu sẵn có và có ý nghĩa về vấn đề này càng nhiều càng tốt và gửi ngay lập tức (65).
Ông Clifìord nhận thấy là bản dự thảo của ông Warnke “quả là quá đúng" và ông thấy nôn nóng cần phải đưa ra đường lối chỉ đạo chiến lược mới cho Tướng Westmoreland. Ông cũng đã nhận ra được rằng chiến lược hiện đang được áp dụng vào thời ấy và chiến lược mới đang được phía quân đội chủ trương có thể sẽ dẫn đến việc phải đem quân tham chiến không biết đến bao giờ và sẽ đẩy xa hơn nữa việc chính Hoa Kỳ phải gánh lấy chiến tranh, và vì thế ông đã phải nói lên sự quan tâm của ông về vấn đề này.
Nhưng những nghi ngờ của ông Clifford vào lúc ấy chỉ mới được biểu lộ ra một cách nhẹ nhàng. Ông nghĩ rằng báo cáo của ông trình lên Tổng thống không nên quá bi thảm, nhưng lời lẽ cần phải khéo léo để tỏ rõ được những hoài nghi ban đầu, khả dĩ có thể thay đổi sau này được (66).
Tướng Taylor mặc dù đã bênh vực cho sự chỉ đạo chiến lược mới nhưng đã nghi ngại không hiểu rằng một sự chỉ đạo như thế có thể được công bố vào lúc ấy mà lại không gây tai hại nghiêm trọng về mặt quân sự và tâm lý cho đất nước ấy không.
Ông Rostow đã cho rằng bất cứ một thay đổi nào trong đường lối chỉ đạo chiến lược đều đòi hỏi phải duyệt xét lại mọi khía cạnh của tình hình với Tướng Westmoreland và ông cũng nghi ngờ chẳng biết vấn đề an ninh của dân chúng có thật sự đòi hỏi phải có một sự thay đổi về chiến lược hay không (67).
Cuộc thảo luận vẫn tiếp diễn nhưng đã không đạt được một sự nhất trí nổi bật nào về hình thức chỉ đạo chiến lược tốt nhất mà hầu hết những người tham dự buổi họp đều cho thấy là cần thiết. Sau cùng, vào cuối buổi họp đã kéo quá dài, ông William Bundy đề nghị phải có một người nào đó để tóm lược những kết luận đã đạt được trong cuộc thảo luận và viết thành một báo cáo trình lên Tổng thống. Ông và ông Warnke đã đảm nhiệm công việc này (68).
Trong lúc ấy, lời bàn tán về nội dung những cuộc bàn cãi của Nhóm đặc nhiệm đã đến tai "Các bộ tư lệnh quân sự ở Thái Bình Dương" và các tư lệnh quân sự cao cấp đã cố gắng đưa ra những đề nghị vào giờ chót để bênh vực cho các lý lẽ của họ muốn đưa ra một chiến lược mạnh chủ động hơn.
Đô đốc Sharp, Tư lệnh Thái Bình Dương đã luôn luôn chủ trương một chiến dịch không kích mạnh hơn chống Bắc Việt Nam, việc này thuộc phần trách nhiệm đặc biệt của ông. Ngày 1 tháng 3 ông lại đưa ra một yêu cầu xin bỏ mọi kiềm chế đối với chiến dịch này, những kiềm chế này đã "cản trở không cho các lực lượng chúng ta đạt được đầy đủ hiệu quả".
Ông đã trình bày lời thỉnh cầu này căn cứ vào sự đánh giá lại toàn bộ chiến lược bỏ Việt Nam và đã phát biểu như sau:
"Cho phép địch tiến hành cuộc chiến tranh theo đường lối của họ tức là cho phép địch thực hiện thế tiến công chiến lược trong khi đó thì các lực lượng Hoa Kỳ và Thế giới tự do vẫn ở thế phòng thủ chiến lược…”.
Chiến dịch Sấm Rền là phương tiện duy nhất mà các lực lượng Hoa Kỳ có thể áp dụng đề tiến hành một cuộc tấn công chiến lược chống lại những kẻ mà chúng ta phải thừa nhận là một kẻ thù có quyết tâm cao. “Đô đốc đã mạnh mẽ đề nghị tất cả những sự kiềm chế đối với các hoạt động không quân trên lãnh thổ Bắc Việt Nam trừ những hoạt động chống các tàu hàng hải nước ngoài, các nhà thương, trường học và dân chúng cần phải được bãi bỏ" (69).
Ngày 2 tháng 3, Tướng Westmoreland một lần nữa lại đã cố gắng nài xin cho các lực lượng Hoa Kỳ được phép đánh vào đất Lào để cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh ngay khi có đầy đủ các lực lượng cần thiết. Ngày hôm sau ông đã báo cáo là hoạt động của cộng sản ở Lào đã đạt đến điểm rất đáng lo ngại và xin nghiên cứu đúng đắn kế hoạch cho phép lực lượng Hoa Kỳ can thiệp xuyên qua ngả Thái Lan và dựa vào danh nghĩa của Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) (70).
Ngày 1 tháng 3, Đô đốc Sharp lại đưa ra một lần nữa những lựa chọn như ông đã quan niệm: "Tôi có cảm tưởng là chúng ta đang ở một ngã ba đường. Chúng ta có thể lựa chọn đường lối dùng sức mạnh quân sự của chúng ta đem lại hiệu quả lối đa với điều kiện là phải cung cấp đầy đủ các lực lượng cần thiết, hoặc là chúng ta có thể tiếp tục tiến hành một chiến dịch tăng dần dần từng nấc và chấp nhận một trận giao tranh kéo dài, hoặc là chúng ta có thể phải bại trận rút ra khỏi vùng Đông Nam Á và để mặc cho các Đồng minh của chúng ta phải đơn độc đương đầu với Cộng sản"
Dường như đối với Đô đốc Sharp, sự lựa chọn này quả là điều hiển nhiên. Tôi đề nghị là chúng ta cần phải suy nghĩ và hành động một cách xông xáo, kiên quyết và trong thế tiến công. Bây giờ chúng ta cần phải tỏ ra cứng rắn trong lời nói cũng như trong việc làm, đó là chính sách duy nhất làm cho Cộng sản hiểu được.
“Đô đốc Sharp đã đề nghị được phép thực hiện một chiến dịch phối hợp đổ bộ và không quân đánh vào Bắc Việt Nam và chiến dịch này sẽ được tiến hành, khi nào thời tiết và tình hình hiện nay cho phép" (71).
Nhưng những đòi hỏi của phe quân sự cần phải có một chiến lược mạnh và mở rộng vào lúc đó đã đi ngược lại trào lưu dư luận ở Washington. Nhưng tất cả những kế hoạch này lại đòi hỏi phải có một quyết định chính trị cho mở rộng cuộc chiến tranh và gia tăng các lực lượng Mỹ và lúc đó lại là lúc mà hầu hết các viên chức đã tham dự những buổi họp kín tại Lầu Năm Góc, đã đều nhận thấy rằng sự cam kết của Mỹ đã vượt quá mức các lợi ích dân tộc của chúng ta.
Bản báo cáo chính thức của Nhóm đặc nhiệm Clifford đã được sửa đổi cho gọn gàng và tế nhị hơn tại Lầu Năm Góc. Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống do ông Warnke và ông Bundy soạn thảo đã khác biệt rất nhiều về lời lẽ so với bị vong lục đầu tiên trình cho nhóm Clifford vào đầu tuần.
Bất cứ một cuộc thảo luận nào về chiến lược lớn cũng đều bị loại bỏ hết. Bị vong lục đã tóm tắt lại lời yêu cầu xin tăng thêm quân và nói rõ là Tướng Wheeler cho rằng nên thỏa mãn lời yêu cầu này và cũng cần đưa ra biện pháp để gia tăng và cải thiện lực lượng dự bị chiến lược tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, để có thể đạt được những mục tiêu này, sẽ cần phải tăng lực lượng vũ trang lên khoảng 511.000 người vào 30 tháng sáu 1969. Có thể thực hiện việc này được nếu gọi nhập ngũ 262.000 quân dự bị, gọi động viên thêm các thanh niên đến tuổi thi hành quân dịch và gia hạn thêm thời hạn phục vụ (72).
Trong một bị vong lục trình Tổng thống, Bộ trưởng quốc phòng đã khuyến nghị nên:
1. Quyết định ngay việc triển khai sang Việt Nam một tổng số ước chừng 22.000 nhân viên quân sự để tăng thêm lực lượng (khoảng 50% trong số này sẽ là quân tác chiến). Quyết định ngay việc triển khai ba phi đoàn máy bay chiến đấu chiến thuật đã bị trì hoãn thuộc chương trình 5 (khoảng một nghìn người). Như vậy sẽ phải vượt quá và trên bốn tiểu đoàn (khoảng 3.700 người) như đã dự trù triển khai vào tháng tư, với tất cả số này chúng ta sẽ vượt quá một chút mức số quân được phép thực hiện là 525.000.
2. Hoặc qua Đại sứ Bunker, hoặc qua một chuyến đi thăm vào ngày gần đây của Bộ trưởng Clifford sẽ tiếp xúc mật thiết với chính phủ Nam Việt Nam (Thiệu và Kỳ) để biết chắc được họ sẽ chủ yếu cam kết những gì nhằm cải thiện tình hình để kết hợp với cố gắng gia tăng của chính chúng ta và với việc Hoa Kỳ tăng thêm yểm trợ cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa...
3. Sớm chấp thuận động viên quân dự bị và gia tăng số quân cuối cùng đủ để đáp ứng với số quân mà Tướng Westmoreland yêu cầu và khôi phục lại lực lượng dự bị chiến lược tại Hoa Kỳ, đủ để đối phó với những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra trên toàn thế giới... (Khoảng 245.000 người).
4. Hạn chế quyết định cho thỏa mãn đầy đủ lời yêu cầu của Tướng Westmoreland. Trong lúc chúng ta có thể phải nghiên cứu để thực hiện việc triển khai thêm quân thì quyết định được đưa ra trong tương lai nhằm hoàn thành việc ấy còn tùy thuộc vào:
a) Việc hàng tuần phải xem xét lại để quyết định có nên triển khai thêm quân nữa hay không, theo sự diễn biến của tình hình.
b) Các thành quả chính trị của chính phủ Nam Việt Nam góp phần gia tăng và tích cực các hoạt động quân sự của quân đội Việt Nam cộng hòa.
c) Kết quả của việc nghiên cứu theo chiều sâu và cần phải được tiến hành ngay, để có thể đưa ra đường lối chỉ đạo chính trị và chiến lược mới hầu hướng dẫn những hoạt động của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam và chính sách Việt Nam của chúng ta trong khuôn khổ của chiến lược chính trị và quân sự toàn cầu của chúng ta...
5. Không đưa ra sáng kiến hoà bình mới về Việt Nam. Lập lại lời tuyên bố của chúng ta về những điều kiện để đi đến hòa bình và tiến hành một số hành động ngoại giao hạn chế nào đó để nói lên tính chất nghiêm trọng của vấn đề Lào và để mọi người phải chú ý đến mối đe dọa toàn bộ đối với Đông Nam Á...
6. Một quyết định chung về chính sách ném bom không loại bỏ việc có thể thay đổi trong tương lai nhưng đủ để tạo thành cơ sở để thảo luận với Quốc hội về khía cạnh chủ yếu này. Ở điểm này các cố vấn của Tổng thống đã có những ý kiến bất đồng:
a) Tướng Wheeler và nhiều người khác có lẽ đã chủ trương mở rộng nhiều hơn nữa những mục tiêu và quyền hạn ở ngay bên trong và gần Hà Nội, Hải Phòng, thả mìn cảng Hải Phòng.
b) Còn những người khác có lẽ đã chủ trương đẩy mạnh các hoạt động theo từng mùa suốt mùa Xuân, nhưng lại không chủ trương áp dụng thêm các biện pháp nêu trên (73).
Đính kèm bản báo cáo ấy là 8 phụ lục ghi chép đầy đủ chi tiết về những lý lẽ đã dẫn đến những khuyến nghị này. Bảng A đã duyệt xét lại việc chứng minh tại sao phải gửi ngay thêm một số lực lượng sang Việt Nam. Nhu cầu quả là cấp bách, như đã được nêu rõ, vừa về mặt thực tế, và về mặt tâm lý cần phải gửi số lực lượng như có thể tìm kiếm được để cho sang Việt Nam đúng lúc hầu như tác động đến tình hình trong vòng bốn hoặc năm tháng sắp tới (74).
Bảng B đề cập đến việc gì sẽ cần phải làm để tăng thêm hiệu lực cho các cố gắng của phía Nam Việt Nam đi đôi với việc gia tăng quân của Hoa Kỳ. Có thể dự kiến được hai phản ứng của chính phủ Nam Việt Nam đối với việc triển khai thêm các lực lượng Hoa Kỳ. Sự khẳng định lại lời cam kết của Mỹ có thể sẽ được hoan nghênh sẽ làm tăng thêm niềm tin và có thể làm cho chính phủ Nam Việt Nam củng cố thêm được quyết tâm vào lúc mà "họ phải đương đầu với những nhiệm vụ quả là khá lớn lao".
Mặt khác, cũng luôn luôn có nguy cơ là người Việt Nam sẽ có thể có xu hướng buông lơi, ỷ vào sức mạnh của Hoa Kỳ và nỗi lo âu cũng như tình hình khẩn trương do cuộc tấn công tết gây ra có thể không còn giữ được trọn vẹn ý nghĩa nữa.
Tuy nhiên bị vong lục có nêu rõ là chính phủ Nam Việt Nam đã có đủ khả năng để tiến hành những hoạt động dân sự và quân sự khả dĩ cải thiện được một cách cụ thể bầu không khí chính trị và ý niệm về an ninh trong phạm vi Nam Việt Nam, cũng như làm cho hình ảnh của họ được hoan nghênh hơn tại Hoa Kỳ. Có lẽ Hoa Kỳ sẽ cần phải sẵn sàng đưa ra những đòi hỏi đặc biệt để yêu cầu chính phủ Nam Việt Nam ban hành những quyết định và những biện pháp gồm đủ các loại.
Một bản liệt kê những đòi hỏi đặc biệt và cứng rắn, từ vấn đề động viên cho đến việc cấp lãnh đạo phải thay đổi cơ bản về thái độ và tinh thần phục vụ đều đã được bao gồm trong đó. Bản phụ lục cũng khuyến nghị nên đưa một phái bộ cấp cao, trưởng phái đoàn có thể là ông Bộ trưởng quốc phòng sang Sài Gòn để nhấn mạnh với Việt Nam là vấn đề cải thiện các hoạt động của chính phủ là điều tối cần thiết, nói cho họ hiểu là bất cứ một sự tăng thêm yểm trợ nào của Hoa Kỳ cũng cần phải được đáp ứng bằng hành động tương xứng của phía Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ làm bất cứ việc gì xét thấy cần thiết để cải thiện khả năng của quân lực Việt Nam cộng hòa (75)
Bảng C là bản chứng minh vắn tắt cho việc tăng thêm lực lượng dự bị chiến lược. Lý lẽ cơ bản là có như vậy chúng ta mới sẽ có thể sẵn sàng cung cấp được lực lượng trên bộ, trên biển và trên không do Tướng Westmoreland xin thêm trong trường hợp tình hình quân sự đòi hỏi. Thêm nữa, tình hình không ổn định tại nhiều vùng trên thế giới hiện nay lại càng làm cho việc tăng số quân này trở thành "một việc làm phải hết sức thận trọng, hoàn toàn không liên hệ gì đến những trường hợp bất trắc có thể xảy ra tại Việt Nam" (76).
Bảng D đã được dành riêng cho việc nêu lên những cố gắng lớn lao của Nhóm đặc nhiệm đã đưa ra những lý lẽ tại sao lại cần một cuộc nghiên cứu về sự cần thiết phải có sự thay đổi trong việc chỉ đạo chiến lược cho Tướng Westmoreland. Phụ lục này phản ánh quan điểm của ông Warnke và đã dứt khoát bác bỏ những khuyến nghị của phía quân sự chủ trương tăng quân ồ ạt và mở rộng cuộc chiến tranh.
Kế hoạch ấy, theo tài liệu của Nhóm đặc nhiệm, đã chẳng đưa ra được một giải đáp nào thỏa đáng cho vấn đề ở Việt Nam: “Không thể có một bảo đảm chắc chắn nào là việc triển khai thêm số quân lớn lao này lại có thể, trong vòng một năm đạt được, đặt chúng ta vào một tư thế quân sự thuận lợi hơn. Chỉ có thể nói được là với số quân tăng thêm như vậy sẽ cho phép chúng ta diệt thêm được nhiều địch hơn và sẽ củng cố được an ninh nếu địch không bổ sung nổi số thương vong với số quân tăng cường ít hơn của họ.
Không có dấu hiệu nào cho thấy là số quân tăng viện sẽ đem lại một giải pháp nhanh chóng cho Việt Nam, và trong trường hợp nếu chính phủ Nam Việt Nam và quân đội Việt Nam cộng hòa không hoàn toàn tốt hơn nữa nhiệm vụ của họ, thì việc tăng thêm sức hủy diệt và đẩy mạnh thêm việc Mỹ hóa cuộc chiến tranh, trên thực tế sẽ có thể trở nên bất lợi" (77).
Cũng còn có nhiều lý do khác khiến phải tiến hành một cuộc nghiên cứu về chính sách Việt Nam của chúng ta trong khuôn khổ chiến lược chính trị và quân sự toàn cầu của Hoa Kỳ. Không cần biết kết quả ở Việt Nam là như thế nào, nhưng chúng ta sẽ không đạt được mục đích của chúng ta, bị vong lục đã khẳng định như vậy, nếu:
a. Cuộc chiến tranh Việt Nam lan rộng tới mức mà một cuộc xung đột quan trọng có thể dẫn tới cuộc chạm trán quân sự trực tiếp với Liên Xô hoặc Trung Quốc.
b. Cuộc chiến tranh Việt Nam lan rộng tới mức mà chúng ta phải mất quá nhiều về tài nguyên khiến cho các cam kết khác của chúng ta trên khắp thế giới đặc biệt là NATO không còn được người ta tin tưởng nữa.
c. Thái độ của người Mỹ đối với vấn đề sẽ “còn thêm nhiều Việt Nam nữa" khiến người ta phải xét lại những cam kết khác của chúng ta được coi đó như là vấn đề ý chí của Hoa Kỳ
d. Các nước khác sẽ chẳng còn mong muốn có được sự cam kết của Hoa Kỳ vì sợ rằng họ sẽ phải chuốc lấy những hậu quả để trở thành một bãi chiến trường giữa Đông và Tây.
Mặc dù bị vong lục trình bày là hiện nay khó có thể nói trước được là bản chất chính xác của đường lối chủ dạo chiến lược sẽ được chấp nhận và thực hiện sẽ như thế nào, những văn kiện nào đã có chiều hướng lưu ý tới một chiến lược nhằm bảo đảm an ninh cho dân chúng, và nói rõ là không thể hy vọng có một giải pháp quân sự nhanh chóng đối với cuộc xâm lược ở Nam Việt Nam và nghiên cứu về vấn đề này có thể cho thấy là người ta chẳng nên mong Đại tướng Westmoreland có thể tiêu diệt được các lực lượng địch hoặc đánh đuổi địch hoàn toàn ra khỏi Nam Việt Nam. Thậm chí Mỹ phải cam kết không giới hạn như thế nào để đạt được những mục tiêu quân sự nêu trên, điều đó cũng khó có thể ước tính được (78).
Vì thế chiến lược hiện nay nhằm “tiêu diệt các lực lượng địch ở Nam Việt Nam" và chiến lược mới chủ trương sẽ mở rộng những giới hạn địa lý của cuộc chiến tranh rõ ràng là đã bị bác bỏ vì đã phải cần đến những tài nguyên vượt quá khả năng, hoặc đã vượt quá mức mà Hoa Kỳ có thể cam kết được. Lần đầu tiên người ta đã kiên quyết ấn định một mức cao nhất cho số quân Mỹ được đưa sang tham chiến ở Việt Nam.
Bảng B đã được ông William Bundy soạn thảo và đã bàn về những lực lượng chọn trong cuộc đàm phán và những hành động ngoại giao có thể được tiến hành đi đôi với sự tăng cường các lực lượng Hoa Kỳ. Đây là một lý luận dài dòng chủ trương sẽ không làm bất cứ việc gì nếu trước đó đã chưa làm. Tài liệu đã trình bày là công thức San Antonio đã là “mức thấp nhát" được coi như điều kiện để ngừng ném bom và bắt đầu tiến hành đàm phán.
Lập trường này đã tiêu biểu cho niềm tin tưởng của dư luận rộng rãi vào lúc mà các cuộc thương lượng mặc dù đang có những cuộc tiếp xúc liên tục thông qua các phía thứ ba, vẫn chưa thực hiện được. Ngay sau những trận tấn công tàn bạo ở Nam Việt Nam, mà đưa ra những sáng kiến nói sẽ chỉ có thể làm cho Hà Nội tin đó là bằng chứng tỏ rõ sự yếu kém của phía đồng minh và “đó sẽ là hết sức thiếu khôn ngoan vào lúc này". Dù đó đã không hề có một sáng kiến mới nào được đề nghị (79).
Bảng F gồm có hai quan điểm đối địch nhau liên quan đến chiến dịch ném bom chống Bắc Việt Nam. Như đã nhận thấy ở trên, Nhóm đặc nhiệm của ông Clifford đã chia rẽ về chính sách ném bom. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân như họ thường hay làm trước đây đã khuyến nghị tiến hành "một chiến dịch không quân phối hợp và kéo dài" chống Bắc Việt Nam gồm cả việc phong tỏa cảng Hải Phòng. Nhưng Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã thận trọng tránh không trả lời thẳng là có thể hy vọng đạt được những kết quả như thế nào, và cũng nói rõ là trong nhiều tháng tới thời tiết xấu sẽ phần nào cản trở việc tiến hành những biện pháp mới.
Tài liệu thứ hai do ông Warnke thảo ra đã bác bỏ một cách ngắn gọn và dứt khoát tất cả các khuyến nghị của hội đồng tham mưu trưởng liên quân đòi mở rộng chiến tranh bằng không quân, ông Warnkc đã lý luận rằng một chiếu dịch mở rộng sẽ không có hiệu quả về mặt quân sự và sẽ còn có thể gây thêm những nguy cơ chính trị không thể chấp nhận được. Thay vì làm như vậy, ông đã dùng lý lẽ để nêu lên một cách lạc quan giá trị chính trị của các cuộc tấn công nếu triệt phá được những mục tiêu quân sự và kinh tế thực sự quan trọng mà không gây thiệt hại quá đáng cho dân chúng" (8()).
Căn cứ vào những diễn biến xảy ra sau này, điều đáng chú ý là không một phe nào đã xem xét đến vấn đề giảm ném bom một phần, tạm ngừng hoặc ngừng hẳn ném bom miền Bắc. Công thức San Antonio đã được xem như là rất hợp lý và người ta đã coi việc Bắc Việt Nam đã không đáp ứng chỉ là bằng chứng cho thấy nói chung họ chưa muốn thương thuyết vào lúc ấy.
Do vậy mà suy ra, vì lẽ việc hứa ngừng ném bom hoàn toàn đã được thực hiện rồi nếu những điều kiện được đề ra trong công thức San Antonio đã được thi hành, nên người ta đã có cảm tưởng là một việc làm nào đó kém quan trọng hơn là một cuộc ngưng ném bom hoàn toàn, tất sẽ cũng chẳng đem lại hiệu quả gì để đưa Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán.
Hai bảng cuối cùng trong bị vong lục của ông Clifford, bảng C. và B. đã bao gồm phần phân tích của ông Goulding về điều mà phản ứng của công chúng đã biểu lộ đối với việc đưa thêm quân tham chiến và việc gọi động viên các lực lượng dự bị (81).
Như vậy bị vong lục được Bộ trưởng quốc phòng chuyển đến Tổng thống, kết quả của một giai đoạn tham khảo rầm rộ, biên soạn và đánh giá lại, về nhiều mặt, vẫn lại chỉ giống như tất cả những công trình nghiên cứu khác do nhu cầu tăng viện cua Tư lệnh chiến trường ở Việt Nam gây nên. Giọng điệu có vẻ rất quen thuộc: “chúng tôi sẽ cung cấp những gì mà hiện nay chúng tôi có thể cung cấp được mà không làm gián đoạn đời sống chính trị và kinh tế của đất nước, trong khi đó chúng tôi vẫn nghiên cứu tình hình theo các diễn biến xảy ra".
Những lý do khác khiến không thể đáp ứng được tất cả những yêu cầu của Tướng Westmoreland cũng đã được viện dẫn và chứng minh rõ. Tình hình ở Nam Việt Nam quả là không rõ ràng. Liệu chính phủ và quân đội có thể thoát khỏi cơn nguy nan và cải thiện được hay không, điều nay đã được đặt thành vấn đề nghiêm trọng.
Người ta đã không thấy là Hoa Kỳ có thể đạt được những mục tiêu của họ ở Nam Việt Nam bằng sức mạnh quân sự dù bất cứ với số lượng nào. Vì thế bản báo cáo của Nhóm đặc nhiệm hình như đã khuyến nghị là chúng ta cứ nên tiếp tục chập choạng theo con đường cũ, đồng thời cũng cần tham khảo bản đồ thường xuyên và tỉ mỉ hơn nữa, để biết chắc chắn là chúng ta đang đi đúng đường.
Nhưng lần này đã có một sự khác biệt, mặc dù đã khuyến nghị một chiến lược mới, nhưng lần đầu tiên người ta đã thừa nhận và dứt khoát nêu rõ là cần phải đưa ra một đường lối chỉ đạo chiến lược, phải có một sự đánh giá lại chiến lược của chúng ta ở Việt Nam và phải ấn định một giới hạn cho sự dính líu của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam và phải khẳng định rằng dù bất cứ một số quân Mỹ nào chăng nữa cũng không thể đạt được các mục tiêu của chúng ta, nếu không có sự cải thiện quan trọng khả năng của chính phủ Nam Việt Nam nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng và đấu tranh hăng hái cho nền an ninh của chính họ.
Được sự yêu cầu xác định xem có thể chọn mức số quân tăng cường nào đó gửi sang Việt Nam, các quan chức cao cấp, những người đã soạn thảo và tán thành bị vong lục ngày 4 tháng 5 đã lại đi đến một vấn đề cơ bản hơn nhiều. Thực vậy, vấn đề cơ bản đước nêu lên là số quân mà các cấp tư lệnh quân sự xin tăng thêm sẽ thực sự đem lại sự khác biệt gì trong cuộc chiến tranh, và sẽ đạt được tiến bộ như thế nào để đi đến chiến thắng?
Các nhà lãnh đạo dân sự đã sẵn sàng tìm đủ mọi cách nhằm đáp ứng lời yêu cầu của phía quân đội xin tăng thêm quân và xin gọi động viên một phần hầu có thể đối phó được với những trường hợp bất ngờ khác có thể xảy ra. Tuy nhiên có điều quan trọng hơn nữa là các quan chức này cuối cùng đã nhận được ra rằng không có một chiến lược quân sự nào lại có thể đạt được thắng lợi trừ phi có được sự kiện chính trị và quân sự là Nam Việt Nam đã có thể tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân họ.
Vì thế đây là lần đầu tiên, cần phải đặt các cố gắng của Hoa Kỳ tùy thuộc vào những cải cách mà người Nam Việt Nam có thể thực hiện được và Hoa Kỳ cần phải dùng thế đòn bẩy để thúc đẩy việc thực hiện những cải cách ấy. Cũng cần phải thông báo trước cho Nam Việt Nam biết là.... sự cam kết của Hoa Kỳ cũng đã gần tới mức rồi.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã nhận thấy có những sai lầm tai hại trong chiến lược này. Ông không thể chấp nhận lời chỉ trích ngụ ý trong đề nghị đối với chiến lược đã được áp dụng trước đây và cho rằng các quan chức dân sự trong Bộ quốc phòng không nên dính dáng đến việc ban hành đường lối chỉ đạo riêng biệt cho tư lệnh chiến trường là một giới quân nhân và ông đã ủng hộ lời yêu cầu của vị tư lệnh chiến trường xin thêm quân khả dĩ giúp cho vị này giành lại được thế chủ động.
Dĩ nhiên sự thỏa hiệp đã đạt được là mặc dù việc chỉ đạo chiến lược mới là cần thiết, nhưng quyết định về đường lối chỉ đạo này cần phải được hoãn lại trong khi chờ đợi một sự đánh giá lại về mặt chính trị và quân sự toàn bộ chiến lược và các mục tiêu của Hoa Kỳ tại Việt Nam, trong khuôn khổ những cam kết của chúng ta trên toàn thế giới.
Ông William Bundy đã nhận thấy mục đích của bản báo cáo như sau:
"Chúng tôi nghĩ là chúng tôi chỉ nên đưa ra những lởi khuyến nghị phải chăng với đầy đủ những lời lưu ý trước và những phụ lục như thế để cho quan niệm được thông suốt và không nên đưa ra một quyết định nào trước khi quan niệm này được hiểu một cách thấu đáo...
Những vấn đề lớn vẫn còn y nguyên. Đã có nhiều dấu chấm - dấu lưu ý cần thận trọng - trên toàn thể bản dự thảo hoàn toàn đều là có cố ý. Chúng tôi đã hoàn thành sứ mệnh đã ủy thác cho chúng tôi nhưng vẫn còn tồn tại đủ mọi loại vấn đề… Bất cứ ai cũng có thể thấy rất rõ việc này tức là không một Tổng thống nào lại có thể quyết định đưa vào những khuyến nghị này được" (82).
Những khuyến nghị thật sự chỉ đã chiếm được một phần nhỏ trong bản báo cáo ông Warnke có nhắc lại như thế và phần còn lại của bản báo cáo đã là cả một cố gắng để các Tổng thống phải chú ý, làm cho ông tập trung vào những vấn đề rộng lớn hơn (83).
Một điều nữa không kém phần quan trọng là mầm mống nghi ngờ liên quan đến chiến lược và sự chỉ đạo của Hoa Kỳ ở Việt Nam đã được gieo vào tâm trí ông Clifford. Mầm mống ấy sẽ phát triển nhanh chóng trong những tuần kế tiếp.
Chú thích
(1) Joseph C.Goulden, Những luật sư thượng thặng, thế giới nhỏ và đáy quyền lực của văn phòng luật sư lớn tại Washington. Clifford “tái nhận định tình hình ở Việt Nam".
(2) Goulden, Những luật sư thượng thặng, tr.90-100, 102-104. Trực tiếp phỏng vấn ông Harry C.Mcpherson Jr. ngày 21-12-1972.
(3) Johnson “Vị trí ưu thế” tr.325-237.
(4) Trực tiếp phỏng vấn Clark ngày 16 tháng 11 năm 1972
(5) Trực tiếp phỏng vấn ông Harry C.Mcpherson Jr. ngày 21 thá ng 12 năm 1972.
(6) Trực tiếp phỏng vấn ông Clark Clifford ngày 28-11-72
(7) Goulding "Xác nhận hay đính chính". John "Clifford phủ nhận ông chỉ là xử lý thường vụ”.
(8) Trực tiếp phỏng vấn ông Paul Nitze.
(9) Trực tiếp phỏng vấn ông Paul Nitze. Xem “Bị vong lục và sự hướng dẫn chiến lược" của Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng.
(10) Trực tiếp phỏng vấn ông Paul Nitze ngày 6-10-72.
(11) Như trên.
(12) Như trên, và xem thêm Bị vong lục của Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng tr.1-3.
(13) Trực tiếp phỏng vấn ông Paul Nitzé ngày 6-10-72.
(14) Trực tiếp phỏng vấn ông Paul Warnke ngày 17-11-72.
(15) Trực tiếp phỏng vấn ông Paul Wamke ngày 17-11-72.
(16) Trực tiếp phỏng vấn ông Paul Warnke ngày 17-11-72.
(17) Clifford: Một sự nhận định mới về Việt Nam, tr.603604. D.Eisenhower "Những năm ở Nhà Trắng: Tiến hành hòa bình 1956-1961". tr.607-612.
(18) Johnson “Vị trí ưu thế”: tr. 148-149. 256-257. Xem thêm Clifrord “Sự nhận định mới về Việt Nam".
(19) Johns "Vị trí ưu thế” tr.375.
(20) Trực tiếp phỏng vấn ông Clark Clirford ngày 16-11-72.
(21) Trực tiếp phỏng vấn ông Clark Clirford ngày 16-11-72; xem thêm Clark Clifford “Sự nhận định mới về Việt Nam" tr.606-607. Để có cái nhìn lạc quan hơn, xem Taylor “Thanh kiếm và lưỡi cày" tr.375-376.
(22) Tài liệu công quyền của Lyndon Johnson. 1967 II. tr.879; xem thêm Johnson “Vị trí ưu thế” tr.267-268. "Những quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam" IVC (7)(b) tr.101-103.
(23) Trực tiếp phỏng vấn ông Dan Rusk ngày 22-1-1973.
(24) Clifford “Sự nhận định mới về Việt Nam" tr.608.
(25) Ủy ban quốc phòng, Thượng viện, Quốc hội Hoa Kỳ bổ nhiệm ông Clifford làm Bộ trưởng quốc phòng. tr.50-21; xem thêm Chalmer M.Robert “Công thức của ông Clifford định nghĩa về thời gian ngừng ném bom".
(26) Trực tiếp phỏng vấn ông Clark Clifford. Tuy nhiên, theo tướng hai sao, Tổng thống không hài lòng về lời giải thích của ông Clifford. Tổng thống biết là ông bị mắc kẹt. Ông không thể không công nhận vị Bộ trưởng quốc phòng do ông chỉ định nhưng sự thất vọng của Tổng thống đối với ông Clark Clifford bắt đầu từ đây. Trực tiếp phỏng vấn tướng Robert...
(27) "Xác nhận hoặc đính chính".
(28) Johnson "Vị trí ưu thế” tr.395.
(29) Hãng thông tấn và truyền hình CBB phỏng vấn L B.Johnson tr.17019. Về bản văn của dự thảo chỉ thị, xem Johnson "Vị trí ưu thế” tr.397.
(30) Trực tiếp phỏng vấn ông Clark Clifford ngày 16-11-72. Xem thêm Hoopes "Sự đánh giá của ông Johnson" tháng 3 năm 1968.
(31) Trực tiếp phỏng vấn ông Clark Clifford tháng 11.72.
(32) Johnson "Vị trí ưu thế”, tr.415-432.
(33) Nghiên cứu về Đại cương các đề tài và phân công nghiên cứu công tác tại Việt Nam: Bị vong lục của ông William Bundy gửi Nhóm đặc nhiệm Clifford ngày 29-8-68. Trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c), tr.16-17.
(34) Trực tiếp phỏng vấn ông William Bundy.
(35) Trực tiếp phỏng vấn ông Morton H.Halperin, 27-12-72.
(36) Trực tiếp phỏng vấn Paul Warnke ngày 17-11-1972.
(37) Trực tiếp phỏng vấn ông Walt Rostow ngày 1-12-1972. "Sự chia sẻ quyền lực” tr.502. 702-704.
(38) Ghi chú viết tay của ông William Bundy ngày 10-1-68. Rostow: "Sự chia sẻ quyền lực".
(39) Clifford "Sự nhận định mới về Việt Nam" tr.609-610.
(40) Trực tiếp phỏng vấn ông Clark Clifford ngày 10-11-72.
(41) Ghi chú viết tay của ông nhân cuộc đàm thoại với ông Paul, năm 1968, trích dẫn trong “Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam” IVC ( 6)(c) tr. 16. 17.
(42) Văn kiện của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân số 02430, 292339Z tháng -1968 của Đại tướng Wheeler gửi Đại tướng Westmoreland.
(43) Bị vong lục của ông William gửi Nhóm đặc nhiệm.
(44) Văn phòng trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng/các vấn đề an ninh, bản thảo bị vong lục, đề tài: Sự lựa chọn về chiến lược ngày 29-2-68, trích dẫn "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c). tr. 27-28.
(45) Như trên.
(46) Văn phòng trợ lý Bộ trưởng quốc phòng/về các vấn đề an ninh, bản thảo bị vong lục, đề tài: tình trạng quân lực Việt Nam cộng hòa, không đề ngày tháng, trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c). tr.22-29.
(47) Văn phòng trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng/về các vấn đề an ninh, không đề ngày tháng, trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c). tr.26.
(48) Phin. G.Goulding, bản thảo bị vong lục, đề tài: Có thể có những phản ứng của quần chúng về nhiều giải pháp khác nhau, không đề ngày tháng trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c). tr.30-32.
(49) Như trên.
(50) Như trên.
(51) Phỏng vấn riêng ông Paul Warnke ngày 17-11-1972.
(52) Phỏng vấn riêng ông Morton Halperin. 27-12-1972.
(53) Bản dự thảo bị vong lục trình Tổng thống. Đề mục: Những chiến lược để lựa chọn ở Nam Việt Nam, dự thảo thứ ba 1-3-68. Phụ lục II những đường lối hành động quân sự được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam". IVC (6)(c) tr36-37...
(54) Biên giới này chạy dọc theo chân núi phía đông của dãy núi Trường Sơn từ tỉnh Quảng Trị đến Phan Thiết ở Bình Thuận, cắt ngang Việt Nam dọc theo ranh giới phía Bắc của vùng đồng bằng từ Phước Tuy đến biên giới Campuchta ở Tây Ninh. Những vị trí đóng quân sẽ được thiết lập như ở Bằng Sơn và An Khê.
(55) Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống ngày 1-3-1968, phụ bản III. Vấn đề an ninh của dân chúng, được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam” IVC (6)(c), tr.38-39.
(56) Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống ngày 1-3-1968, phụ lục chiến lược theo từng vùng chiến thuật được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)© tr.39-41.
(57) Tổ chức Hội đồng TETIS. Nha kế hoạch và chính sách, Sở kế hoạch ngắn hạn, phòng 5, đề mục: Phân tích của TL Bộ TL viện trợ Hoa Kỳ ở Việt Nam về nhu cầu số quân và các đường lối hành động để lựa chọn. 1-2-68 được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam” IVC (6)(c) tr48, 49.
(58) Phỏng vấn riêng ông Clark Clirrord ngày 18- 11-72. Tham khảo cả Clifford "Sự nhận định mới về Việt Nam" tr.510-512.
(59) Taylor “Thanh kiếm và lưỡi cày" tr.88.
(60) Phỏng vấn riêng ông Paul Nitze ngày 6-10-1972.
(61) Phỏng vấn riêng ông Henry Fowler 28-10-72.
(62) Bị vong lục không đề ngày, đề mục “những đường lối hành động để lựa chọn" ký tên M.J.T. được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" ICV (6)(c) tr.22-24. Xem cả Taylor "Thanh kiếm và lưỡi cày" tr.377-389.
(63) Phỏng vấn riêng ông Walt W.Rostow ngày 1-12-72. Đọc cả Rostow "Sự chia sẻ quyền lực", tr.495-519-580-700-702 và Daniel Ellsberg. bị vong lục để ghi hồ sơ: Đề mục: "Hậu quả của cuộc tấn công Đông Xuân" 28-2-68. Bản dự thảo của Cơ quan an ninh quốc tế quả đã có sử dụng một vài lời lẽ trong bị vong lục của Ellsberg để diễn tả tình hình đang diễn ra ở Việt Nam và đã nghiên cứu kỹ cuộc tấn công Tết hơn là như các quan sát viên khác đã ghi nhận.
Đoạn sau đây trong tài liệu của Cơ quan an ninh quốc tế đã được trích nguyên văn từ trang 4 của bị vong lục do ông Ellsberg thảo:
“Không chắc chính phủ Nam Việt Nam sẽ có đủ khả năng đối phó với sự thách thức. Chính phủ này sẽ không hành động theo chiều hướng Chính phủ đoàn kết quốc gia. Những cuộc bắt bớ những người đối lập càng cô lập và làm mất uy tín chính phủ này và có lẽ báo trước việc Quốc hội sẽ suy yếu đi và sẽ làm cho những diễn biến chính trị đầy hứa hẹn của năm trước phải tiêu ma.
Hơn nữa, rất có thể là cuộc tấn công vừa xảy ra này đã được tiến hành dễ dàng chính là vì dân thành thị đã có một thái độ mới hoặc thân thiện hoặc thờ ơ và cũng vì cơ sở tổ chức rộng rãi ở cấp thấp đã sẵn sàng cộng tác mà trước đây chưa từng thấy ở một quy mô lớn như vậy.
Nếu trên thực tế, những trận tấn công cho thấy rõ những cơ hội và khả năng mới của Việt Cộng trong các thành phố thì như vậy hậu quả của chính những trận tấn công này, sức phản ứng quân sự tại khắp nơi và phản ứng yếu kém về mặt chính trị của chính phủ Nam Việt Nam có thể vẫn sẽ làm cho Việt Cộng nắm được chính nghĩa hơn tại các thành phố cũng như ở vùng nông thôn, mà dù cho nỗ lực chính trị của chính phủ Nam Việt Nam có thay đổi để cải thiện chăng nữa, nhưng rất có thể là sự xâm nhập của Việt Cộng tại các thành phố như họ đã thực hiện hay thậm chí còn có thể tiến xa hơn nữa sẽ không còn cho phép mở rộng được nữa cuộc vận động chính trị thật sự phi Cộng sản.
Đọc "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.31.
Tuy nhiên ông Rostow đã sai khi ông xác nhận là phần kết luận của cả hai tài liệu giống nhau. Bị vong lục của ông Ellsberg đã dự đoán một kết luận tai hại cho các mục tiêu của Hoa Kỳ. Bị vong lục này đã nói ró là "sự việc sẽ còn trở nên tệ hại hơn nhiều và rồi sẽ chẳng bao giờ tốt được... Tôi nghĩ rằng cuộc chiến tranh được coi như đã kết thúc".
Mặt khác, tài liệu của cơ quan an ninh quốc tế (XSA) đã nhấn mạnh đến những mặt không phải là quân sự của chúng ta và đã đi đến kết luận là chúng ta đã lâm vào tình trạng bế tắc ở Việt Nam. nhưng chúng ta có thể "đạt được mục tiêu... nếu Chính phủ Nam Việt Nam bắt đầu tiến hành được những biện pháp cần thiết để tranh thủ sự tin cậy của nhân dân và tạo được khả năng lãnh đạo có hiệu quả đối với các phe nhóm trong nhân dân.
Đọc "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.370.
Ngoài ra, "Phỏng vấn riêng ông Perlie Belb ngày 5-l-73". Về những ý kiến khác trong kết luận bi quan của ông Ellsberg, đọc John P.Roche "Những ký ức của Ellsberg".
(64) Rostow “Sự chia sẻ quyền lực" tr.704; Walt W.Rostow "Hậu quả: thua to. một sự trả lời" tr.110; "Phỏng vấn riêng ông Walt W. Rostow" ngày 4-12-72. Đọc cả "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam " IVC (3) tr. 131-133.
(65) Công điện JOS 02506Z tháng Ba 1968 của Tướng Wheeler gửi Tướng Westmoreland.
(66) Phỏng vấn riêng ông Clark Clifford ngày 19-11-72.
(67) William Bundy, "Những ghi chép viết tay ngày 2-3-68”
(68) Phỏng vấn riêng ông William Bundy, 11-10-1972.
(69) Công điện của Tư lệnh Thái Bình Dương gửi Hội đồng tham mưu trưởng liên quân 010823Z tháng 3-1968. Đề mục "Chiến dịch không quân Sấm Rền ở Bắc Việt Nam, suốt từ tháng 4 đến tháng 9-1968; đọc cả Oberdorfer "Tet", tr.288.
(70) Oberdorfer "Tet" tr.288.
(71) Công điện của Tư lệnh Thái Bình Dương gửi Tướng Wheeler tháng 3-1968, xem cả Oberdorfer "Tet" tr.100.
(72) Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống ngày 1-3-68 được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.52-53.
(73) Như trên.
(74) Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống ngày 4-3-68. Bảng A chứng minh cho việc tăng thêm lực lượng ngay ở Nam Việt Nam được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.53-54.
(75) Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống ngày 4-3-68. Bảng B, làm tăng hiệu lực của những cố gắng của người Việt Nam đi đôi với việc tăng thêm quân của Hoa Kỳ, được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.56-58. Những đoạn được xét đi trong sách in của Chính phủ có thể tìm thấy trong "Tài liệu Lầu Năm Góc" sách in của Gravel IV tr.578-579.
(76) Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống ngày 4-3-68. Bảng C, chứng minh việc gia tăng việc gia tăng LL dự bị chiến lược được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.58.
(77) Dự thảo bị vong lục trình Tổng thống ngày 4-3-68. Bảng D sự cần thiết có một cuộc nghiên cứu theo chiều sâu chính sách Việt Nam và sự chỉ đạo chiến lược, được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.58-60. Những đoạn bị xén bỏ xuất hiện trong "Tài liệu Lầu Năm Góc" ấn bản của Gravel IV tr.58.
(78) Như trên.
(79) Dự thảo Bị vong lục trình Tổng thống 4-3-68. Những lựa chọn về tư thế đàm phán và những hành động ngoại giao có thể được áp dụng, được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (b) tr.171-172.
(80) Dự thảo Bị vong lục trình Tồng thống 4-3-68. Hành động quân sự chống Bắc Việt Nam, bảng F-1 chiến dịch chống Bắc Việt Nam, được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.62. Đọc cả "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (7)(b) tr.169-170, 173-180.
(81) Dự thảo Bị vong lục trình Tổng thống ngày 4-3-68 bảng B: những khó khăn và những nhân tố tiêu cực trong đường lối hành động, bảng B: những vấn đề chúng ta có thể dự đoán trước trong dư luận quần chúng Hoa Kỳ, được trích dẫn trong "Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam" IVC (6)(c) tr.62-63.
(82) Phỏng vấn riêng ông William Bundy ngày 11-10-1972.
(83) Phỏng vấn riêng ông Paul Warnke ngày 17-11-1972.
Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam - H.y.schandler