Bi kịch trong cuộc đời không phải là ở chỗ không đạt được mục tiêu, mà là ở chỗ không có mục tiêu để vươn tới.

Benjamin Mays

 
 
 
 
 
Tác giả: H.y.schandler
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Nguyễn Mạnh Hà
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1328 / 39
Cập nhật: 2016-07-14 17:40:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5: Tăng Quân Khẩn Cấp
hản ứng quân sự đầu tiên của Washington sau cuộc tấn công vào dịp Tết đã chủ yếu nhằm vào việc tăng cường những phương tiện cho cuộc chiến tranh trên không. Ngày 3 tháng 2, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân nhắc lại một đề nghị cũ liên quan đến việc thu hẹp các vùng hạn chế xung quanh Hà Nội và Hải Phòng (1).
Tuy nhiên đối với Tổng thống đề nghị của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân dường như không giúp đỡ gì cấp thời cho Đại tướng Westmoreland cả. Mặc dầu Bộ trưởng Rusk và ông Clark Clifford ủng hộ tăng áp lực ở miền Bắc. Tổng thống vẫn quyết định tại buổi họp tại Nhà Trắng ngày 13-2. không tăng thêm hoạt động gì chống Bắc Việt Nam cả (2).
Tập trung sự chú ý vào Khe Sanh, vào khả năng quân đội Mỹ có thể bị thua trận ở đó. Tổng thống quyết định thỏa mãn mọi nhu cầu lực lượng mà Tướng Westmoreland đã xin để ngăn chặn một cuộc thất trận.
Ngày 3-2, Tướng Wheeler thông báo với Tướng Westmoreland "Tổng thống hỏi tôi có gì để tăng cường hoặc giúp đỡ Đại tướng không". Westmoreland tin tưởng là có thể nắm vững được tình hình ở Khe Sanh, nhưng lại lo lắng về việc phải tăng cường yểm trợ cho các lực lượng Hoa Kỳ tại vùng I chiến thuật, nên đã trả lời là nhu cầu chính của ông là cần có thêm 1 phi đoàn máy bay chở hàng C130 và một số thiết bị nặng để thả từ máy bay, ông cũng xin cấp phát thay thế gấp máy bay lên thẳng.
Trong một điện văn sau đó. Đại tướng Westmoreland ghi rõ nhu cầu quân dụng xin thêm "để trả lời theo gợi ý giúp đỡ của Tổng thống" (4).
Vào khoảng ngày 8 tháng 2, Bộ tham mưu của Đại tướng Westmoreland bắt tay vào việc nghiên cứu kỹ lưỡng đề xác định thêm nhu cầu cần cho năm tới. Trong điện văn gửi Đại tướng Wheeler, thông báo kết quả nghiên cứu. Đại tướng Westmoreland cho biết ưu tiên số 1 để hiện đại hóa nhanh chóng quân đội Việt Nam Cộng hòa để họ có thể đảm trách một phần gánh nặng lớn hơn trong cuộc chiến tranh. Đại tướng Westmoreland cũng dự kiến ần phải có thêm 1 sư đoàn Hoa Kỳ và 1 sư đoàn Nam Triều Tiên. vào cuối năm 1968, “đặc biệt nếu các cuộc hành quân tại Lào được phép tiến hành" (5).
Mặc dầu bản nghiên cứu này cho biết về căn bản. các nhu cầu về quân số của Sài Gòn để được gửi về vào cuối tháng, nhưng vào thời điểm này, Washington lại không quan tâm đến các nhu cầu dài hạn. Khe Sanh và khả năng mở các cuộc tấn công của địch đợt hai vương vấn trong đầu óc của các người làm kế hoạch tại Washington.
Tâm trạng khác biệt giữa Washington về Sài Gòn biểu hiện qua lời phúc đáp có phần như bực bội của đại tướng Wheeler gửi Đại tướng Westmoreland, liên quan đến những nhu cầu dài hạn này. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân nói về nhu cầu dài hạn phải đình chỉ đến cuối năm nhấn mạnh rằng "Chúng tôi chỉ giải quyết được một lúc một khó khăn chính mà thôi".
“Tướng Wheeler lưu ý Tướng Westmoreland rằng ông e ngại cho đến khi chúng tôi đã sắp xếp và thỏa mãn được những nhu cầu tức thời của Đại tướng, phát xuất từ tình hình hiện tại ở Việt Nam, sự thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu ấy có thể sẽ bị nguy hại nếu Đại tướng lại đưa thêm các nhu cầu dài hạn khác trong thời điểm đặc biệt này" (6).
Nhu cầu trước mắt, dĩ nhiên là ngăn chặn Khe Sanh khỏi bị thất thủ. Trong đêm 5 tháng 2. căn cứ chiến đấu Khe Sanh bị hỏa tiễn pháo và cối pháo kích nặng nề. Một đợt xung phong của địch vào căn cứ bị đẩy lui (7).
Gần rạng sáng 7 tháng 2, lần đầu tiên Bộ đội Bắc Việt sử dụng chiến xa tràn ngập trại lực lượng đặc biệt làng Vây, cách Khe Sanh 5 dặm về phía tây Nam. Trong đêm 7 tháng 2, lực lượng địch cũng tiếp tục tiến quân về Đà Nẵng, trong khi đó giao tranh khốc liệt tiếp diễn ở Huế (8).
Đại tướng Westmoreland đã tiên liệu cần phải có thêm lực lượng Hoa Kỳ tại vùng I chiến thuật để đương đầu với mối đe dọa của địch. Một bộ chỉ huy tiền phương của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt nam đã được thiết lập tại Phú Bài (cách Huế không xa về phía Nam) ngày 9-2, một lữ đoàn của Sư đoàn 101 dù cũng được điều động từ khu vực Sài Gòn đã được phối tới để yểm trợ cho lực lượng tăng viện khi họ di chuyển đến khu vực (9).
Đại tướng Westmoreland làm một việc mạo hiểm có tính toán khi ông phân tán mỏng lực lượng Mỹ khắp miền Nam Việt Nam khả dĩ đối phó với mối đe dọa chính của địch tại 2 tỉnh phía cực Bắc, theo như ông nhận thấy nhưng ông cảm thấy sự mạo hiểm này không đáng lo ngại. Như Đại tướng Westmoreland nhận định: “Về phương diện quân sự, sự điều quân tài giỏi nhất là cách chuyển lực lượng để đối phó với mọi đột biến. Chúng ta chuyển lực lượng quân sự đúng lúc đến một số khu vực mà không để cho địch có lợi thế ở các khu vực khác”.
“Khi địch tham chiến ở một khu vực và bị thua trận, chúng ta có thể tái triển khai lực lượng để tiếp tục phản công và bảo vệ an ninh tối đa cho khu vực đó. Yếu tố thời gian phải được ấn định kỹ lưỡng đề có thể vận dụng được tối đa lợi thế của lực lượng chúng ta” (10).
Nhưng Washington không tin tưởng là Đại tướng Westmoreland có thể nắm vững được tình hình với lực lượng ông hiện có trong tay. Nếu sự vây hãm Khe Sanh nhằm mục đích buộc các lực lượng Mỹ phải phân tán mỏng để Việt Cộng có thể mở những cuộc tấn công đợt II vào các thị trấn thì rất có thể quân lực Việt Nam Cộng hòa sẽ bị tan rã và một chính phủ liên hiệp có cơ sở được hình thành.
Đại tướng Wheeler bày tỏ những mối lo âu đó với Đại tướng Westmoreland ngày 2 tháng 2 như sau: “Có một thuyết có thể là hợp lý là toàn bộ chiến lược của địch là tấn công và làm tiêu hao nhân lực Việt Nam Cộng hòa, như vậy sẽ tiêu diệt được họ và cuối cùng dân chúng sẽ chấp nhận một chính phủ liên hiệp và chính phủ này sẽ đòi quân đội Hoa Kỳ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Nói cách khác, tập trung quân đe dọa Khe Sanh tức là họ đã lựa chọn tạo mối đe doạ để buộc ta phải đưa quân từ miền Nam ra tăng viện, do đó giảm khả năng bảo vệ an ninh cho dân chúng và tạo cho địch có cơ hội để tiêu diệt các đơn vị quân đội Việt Nam cộng hòa. Ngoài ra. chiến lược rồi cũng có thể tạo cơ hội cho địch mở các cuộc tấn công với qui mô lớn dọc theo khu phi quân sự nếu Đại tướng không đáp ứng bằng cách tăng lực lượng quân sự ở phía Bắc vùng I chiến thuật (11).
Trong đoạn kết của công điện, Đại tướng Wheeler đã đưa ra những lời khuyên thẳng thắn cho thấy Washinglon đã rất lo ngại về tình hình chính phủ Hoa Kỳ không chuẩn bị để chấp nhận thua trận ở Nam Việt Nam. Tóm lại. nếu Đại tướng cần thêm quân cứ xin”
Rồi bắt đầu những bước tiến thoái về quân sự làm rõ nét một lần nữa quan điểm khác biệt giữa Sài Gòn và Washington đối với tình hình ở Nam Việt Nam. Bây giờ, Đại tướng Westmoreland tin tưởng hơn nữa vào khả năng đối đầu với bất cứ cuộc tấn công mới của Cộng sản, dù lực lượng của ông ta đã phân tán mỏng. Ông chỉ còn lo ngại chủ yếu về khả năng hậu cần để yểm trợ cho lực lượng Hoa Kỳ đông đảo tại phía Bắc Nam Việt Nam.
Mặt khác, Tổng thống không lạc quan lắm. Một sự thua trận ở Nam Việt Nam để tại Khe Sanh hay tại những thị trấn nào khác, cũng sẽ gây âm vang to lớn, mà theo Tổng thống thì không thể chấp nhận được (12). Tổng thống Johnson quyết định gửi đến tướng Tư lệnh Chiến trường của ông những phương tiện gì để tùy nghi sử dụng ngăn chặn khỏi xảy ra một sự thua trận như thế.
Đáp lại công điện của Đại tướng Wheeler, Đại tướng Westmoreland trình bày mặc dầu ông cảm thấy có thể giữ vững được Khe Sanh nhưng ông cũng nghĩ rằng Khe Sanh có thể bị thất thủ và đã cần phải được chiếm lại. Một cuộc hành quân tái chiếm sẽ khó khăn và đắt giá. “Chỉ cần thận trọng dự trù cho những trường hợp bất ngờ tai hại nhất trong trường hợp đã dứt khoát là tôi cần đến tăng viện... Những đơn vị tăng viện đó sẽ rất cần thiết, đặt giả thuyết chúng ta bị thất bại tại các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên”
Tại khu vực này chắc hẳn là sự thất bại không có khả năng xảy ra, tuy nhiên cũng vẫn có thể nghĩ đến điều đó được (13). Tiếp đó, Đại tướng Westmoreland nói rõ, hiện tại ông chưa cần đến những lực lượng này, tuy nhiên cũng cần có kế hoạch triển khai các lực lượng đó trong trường hợp không chắc gì là sẽ xảy ra, là ông bị thua trận.
Trong trường hợp như thế, ông đề nghị là sư đoàn 82 dù và một nửa sư đoàn lính thủy đánh bộ, những đơn vị mà Đại tướng Wheeler đã đề nghị cho ông, sẽ đổ bộ lên bờ trong những điều kiện sóng biển cho phép, có thể là vào khoảng tháng 4 (14).
Nhưng Tổng thống không quan tâm đến việc gửi quân vào tháng 4 để tái chiếm Khe Sanh. Trong công điện tiếp theo, Đại tướng Wheeler nêu rõ khó khăn của Tông thống: “Về quan điểm chính trị và tâm lý, sẽ rất khó khăn cho những ai quan tâm đến, nếu Việt Cộng củng cố được sự kiểm soát lâu dài để cho ra mắt dù chỉ một vài tổ chức được gọi là liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ hòa bình đi nữa. Lại xét đến khả năng có thể có một số đơn vị quân đội Việt Nam cộng hòa sẽ bị dao động, thì có lẽ điều đó dường như sẽ đặt thêm nhu cầu cần phải sử dụng đến lực lượng quân sự Hoa Kỳ" (15).
Vì vậy Đại tướng Wheeler gợi ý "Tốt hơn nên triển khai thêm lực lượng trước tháng 4 "xin hiểu rằng tôi không cố gắng thuyết phục đại tướng triển khai thêm lực lượng, điều đó trong mọi trường hợp, tôi không bảo đảm được. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ thì giai đoạn nghiêm trọng của cuộc chiến tranh tùy thuộc ở chúng ta và tôi không tin rằng đại tướng lại phải tự kiềm chế không cho xin những gì mà Đại tướng thấy cần thiết trong những hoàn cảnh hiện nay" (16).
Tới lúc đó, Đại tướng Westmoreland đã bắt đầu hoan nghênh lập luận của Washington. Ông có nhắc lại "Theo tôi dường như vì những lý do chính trị hay gì gì khác, Tổng thống và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân rất lo lắng muốn gởi quân tăng cường cho tôi. Chúng tôi đã thảo luận qua. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là không muốn xin gì hết, nhưng những lệnh từ Washington đã được gửi tới càng lúc càng quyết liệt hơn" (17).
Vì vậy phúc đáp của Đại tướng Westmortland ngày 8 tháng 2 đã dứt khoát hơn: ‘khỏi phải nói, tôi rất hoan nghênh lực lượng tăng cường bất cứ lúc nào có thể gửi đến được". Đại tướng Westmoreland dự kiến rằng có thêm quân, ông sẽ có khả năng mở các cuộc tấn công ngay sau khi các cuộc tấn công của địch bị đánh bại.
Có thể nghĩ rằng ông viết tiếp: “Nếu được tăng, phải cho các đơn vị có trong vòng 6 tháng thì tình hình sẽ có thể đảo ngược khiến cho địch phải mở mắt ra, chúng ta có thể đẩy họ trở về… Tóm lại thì không thích thả mồi bắt bóng" (18).
Đến ngày 10-2, Đại tướng Westmoreland báo cáo về Washington là quân tăng cường có thể sẽ được sử dụng tại khu mà chính quyền lo lắng nhất đó là Khe Sanh và 2 tỉnh cực Bắc. Đại tướng Westmoreland cho đại tướng Wheeler biết là “Quân tăng cường từ lục địa Hoa Kỳ tới sẽ giúp chúng ta nhiều để ổn định nhanh chóng tình hình hiện nay... Địch tăng quân ở phía Bắc gây đe dọa lớn cho Nam Việt Nam, để đương đầu với mối đe dọa lớn đó, cần phải tăng lực lượng tương đương và đáng kể tại hai tỉnh phía Bắc. Hiện tại chúng tôi đang triển khai lực lượng đến vùng đó... Tuy nhiên, xét thấy địch tiếp tục mở rộng các cuộc tấn công vào các tỉnh lỵ, các trung tâm dân cư và các vị trí then chốt trong phần còn lại của đất nước, nên rút thêm lực lượng bạn khỏi các khu vực này là một sự mạo hiểm mà tôi chưa đủ chuẩn bị để chấp nhận trong lúc này" (19).
Những công điện của Đại tướng Westmoreland được đem ra thảo luận rất lâu tại Nhà Trắng vào buổi chiều ngày 11-2 (20).
Như Đại tướng Wheeler tiết lộ, điện văn của Đại tướng Westmoreland đã được giải thích như có nội dung sau đây: ‘Đại tướng có thể sử dụng thêm các đơn vị quân sự Mỹ nhưng Đại tướng không cho rằng những đơn vị này là nhu cầu thiết yếu, tóm lại, Đại tướng sợ bị thua trận nếu không được tăng cường. Tăng thêm lực lượng Đại tướng sẽ tăng khả năng nắm lại thế chủ động và tiếp tục mở các cuộc tấn công vào thời gian thuận lợi" (21).
Theo sự thúc đẩy khéo léo của Đại tướng Wheeler, phúc đáp của Đại tướng Westmoreland ngày 12-2 đã có tính chất kiên quyết và thẳng thắn: "Tôi trình bày nhu cầu tăng quân không phải bởi vì tôi sợ thua trận nếu không được tăng cường. Nhưng bởi lẽ tôi không cảm thấy có thể hoàn toàn nắm thế chủ động bởi vì địch vừa mới tăng cường lực lượng của họ. Mặt khác một sự thất bại có thể xảy ra nếu tôi không được tăng cường lực lượng và rất có thể chúng ta sẽ bị lấn chiếm ở các khu vực khác nếu tôi buộc phải thực sự tăng quân vào vùng 1 chiến thuật" (22).
Cũng ngày hôm đó, tức là 12-2, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân gửi kế hoạch tăng cường lực lượng lên Bộ trưởng Quốc phòng. Hội đồng nhấn mạnh rằng sự triển khai sư đoàn 82 và 2/3 sư đoàn lính thủy đánh bộ phi đội, mà không gọi nhập ngũ ngay khoảng 128.000 quân dự bị thuộc lục quân và thủy quân lục chiến, thì sẻ làm vơi trầm trọng lực lượng tác chiến có sẵn của chúng ta.
Tuy nhiên, Đại tướng Wheeler lo nghĩ không phải chỉ riêng cho Việt Nam. Ông thấy đấy là cơ hội để phục hồi khả năng quân sự Hoa Kỳ để đối phó với những đột biến có thể xảy ra ở các nơi khác, không phải ở Việt Nam.
Thay vì trình lên sự đánh giá tình hình của Đại tướng Westmoreland mà Đại tướng Wheeler đã phải khôn khéo vận động lắm mới có được, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã trình lên Bộ trưởng quốc phòng sự đánh giá tình hình của riêng Hội đồng:
“Vào thời điểm này, không rõ địch có khả năng mở và duy trì hàng loạt các cuộc tấn công quan trọng đợt II trong khắp cả nước hay không, cũng không rõ quân đội Việt Nam cộng hòa có khả năng đương đầu với hàng loạt các cuộc tấn công đó ra sao, nếu việc đó xảy ra. Trước những điều chưa được xác định đó, một sự nhận định chính xác hơn của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam về nhu cầu thủy quân nếu có sẽ phải chờ những tiến triển thêm nữa của tình hình. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân không loại trừ khả năng là những tiến triển thêm của tình hình sẽ có thể đòi hỏi phải triển khai thêm lực lượng nữa".
Căn cứ trên sự nhận định tình hình đó. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đề nghị:
a) Quyết định triển khai lực lượng tăng cường đến Việt Nam phải hoãn lại trong thời điểm này.
b) Cần có ngay biện pháp để chuẩn bị cho sư đoàn dù và 1/3 sư đoàn lính thủy đánh bộ với phi đội để làm triển khai đến Việt Nam.
c) Vấn đề nên dự phòng là gọi nhập ngũ thêm một đơn vị dự bị ngay từ bây giờ. Triển khai lực lượng tăng cường khẩn cấp đến Nam Việt Nam không nên thực hiện khi không gọi nhập ngũ lực lượng dự bị đầy đủ, ít ra, đủ để thay thế lực lượng đã triển khai và bổ sung quân số theo nhu cầu cơ sở của mọi quân binh chủng. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ số quân cho các đơn vị dự bị được lựa chọn và tăng tình trạng sẵn sàng chiến đấu cho những đơn vị này (23).
Như vậy, có thể nói là lần đầu tiên trong lịch sử ở Hoa Kỳ dính líu vào Việt Nam, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân không đề nghị triển khai quân ngay tức khắc theo đề nghị của vị Tư lệnh chiến trường, một đề nghị mà Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đã cẩn thận khuyến dụ mới nhận được.
Trong nhiều năm, những sự triển khai đến Nam Việt Nam không căn cứ vào nhu cầu quân sự của tình hình mà căn cứ vào lực lượng có sẵn của Hoa Kỳ, không nhất thiết phải gọi nhập ngũ quân dự bị vì e ngại sẽ có tác dụng nghiêm trọng đến chính trị. Sự kiện này gây ảnh hưởng to lớn không những Tổng lực lượng dự bị chiến lược trên lục địa Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng đến lực lượng Mỹ đã triển khai khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt tại Nam Triều Tiên và tại châu Âu. Phải rút ra bớt một số cấp chỉ huy và binh sĩ có năng lực đặc biệt của các đơn vị trên đây, để bổ sung cho lực lượng Mỹ tham chiến tại Nam Việt Nam (24).
Tổng thống lo lắng về việc gửi thêm bất cứ lực lượng gì mà vị tư lệnh chiến trường của ông ở Nam Việt Nam cần đến để ngăn chặn một sự thất bại nguy hại đến chính trị. Trước sự kiện này cùng với các mối đe dọa của Cộng sản tại Triều Tiên, Beclin và có thể tại một nơi nào khác trên thế giới nữa; sau cùng Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đã phải khẳng định là các tài nguyên đang bị hao mòn. Nếu Tổng thống muốn gửi lực lượng nếu ông cảm thấy các vị Tư lệnh chiến trường cần lực lượng, thì đó sẽ là lúc thuận lợi bắt buộc phải quyết định gọi nhập ngũ quân dự bị.
Đại tướng Wheeler và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân coi cuộc tấn công của địch vào dịp Tết là một cơ hội để buộc Tổng thống phải ký lệnh gọi quân dự bị, đó chính là mục tiêu họ vẫn từng mong đạt được đã từ lâu rồi. Họ đã khó nhọc nài xin một nhu cầu “khẩn cấp" về tăng quân cho vị Tư lệnh chiến trường, xem như là bị vây hãm và bây giờ chỉ còn tùy thuộc vào Tổng thống để cung cấp lực lượng nhằm đối phó với tình trạng khẩn cấp của chiến trường, cũng như để đối phó với những tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Tuy nhiên, Tổng thống lại chưa sẵn sàng để ra quyết định và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân phải lâm vào ngõ bí. Trong một cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 12-2. hội nghị đã “nhất trí" mở ngay cho Đại tướng Westmoreland một lữ đoàn của Sư đoàn 22 dù và 1 trung đoàn đổ bộ của lính thủy đánh bộ. Dĩ nhiên là Đại tướng Wheelcr ủng hộ, còn Bộ trưởng McNamara thì chống đối. Tổng thống chỉ thị không nghiên cứu vấn đề kỹ lưỡng và cùng thảo luận để trình lên một đề nghị (25).
Lực lượng được chấp thuận để triển khai đã nhận được ngay chỉ thị của Hột đồng tham mưu trưởng liên quân và sự kiện này được loan báo công khai. Lữ đoàn thuộc Sư đoàn 82 dù, quân số khoảng 4.000 được bắt đầu chuyển bằng máy bay đến ngày 14-2, và lữ đoàn phải được đưa đến Việt Nam hạn cuối cùng là ngày 20-2-1968.
Trung đoàn lính thủy đánh bộ cũng phải đưa đến Nam Việt Nam, hạn cuối cùng là ngày 26 tháng 2-1968. Trung đoàn (tăng cường) trừ 1 tiểu đoàn, quân số khoảng 3.000 người được triển khai bằng đường không từ bang California. Một tiểu đoàn (tăng cường) quân số khoảng 1600 người được triển khai bằng tầu thủy cùng với các bộ phận yểm trợ hậu cần cho cả 2 lực lượng nâng Tổng số lực lượng triển khai lên đến 10.500 quân (26).
Hội đồng tham mưu trưởng liên quân hầu như đã phản ứng ngay tức khắc trước quyết định của Tổng thống về việc triển khai các lực lượng này mà lại không đồng thời gọi nhập ngũ các lực lượng dự bị.
Ngày 13 tháng 2 năm 1968. Hội đồng Tham mưu. trưởng liên quân gửi Bộ trưởng quốc phòng đề nghị gọi nhập ngũ ngay khoảng 46.000 quân dự bị và đặt khoảng 140.000 quân dự bị khác ở tình trạng sẵn sàng cao để nhập ngũ tức khác "để có thế đáp ứng nhu cầu tăng thêm quân nữa của Tư lệnh Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam... Trước đó, vị tư lệnh này đã có trình bày là có thể sẽ phải cần đến các đơn vị dự bị" (27).
Mặt khác Hội đồng tham mưu trưởng liên quân cũng bày tỏ mong muốn nên ban hành pháp chế để kéo dài hạn kỳ phục vụ của chuyên viên có kỹ năng đặc biệt, kéo dài thời gian tòng quân bắt buộc của một hạ sĩ quan và binh sĩ và quân đội có thể gọi nhập ngũ quân nhân dự bị được lựa chọn.
Việc gọi nhập ngũ lực lượng dự bị lại được đem ra thảo luận tại Nhà Trắng ngày 13-2, đã không thuyết phục được Tổng thống vì ông nhớ lại dư luận phàn nàn về lệnh gọi nhập ngũ quân dự bị khi xảy ra vụ khủng hoảng Béc-ln dưới thời kỳ Tổng thống Kennedy và gần đây nhất, những lời phàn nàn về sự thất bại trong vấn đề sử dụng có hiệu quả quân dự bị gọi nhập ngũ trong vụ khủng hoảng tàu Tueblo hồi tháng giêng.
Tổng thống hỏi: "Tại sao gọi nhập ngũ các đơn vị quân dự bị trong lúc này là cần thiết? Nếu chúng ta quyết định gọi nhập ngũ, phải gọi bao nhiêu? Có thể giảm quân số lấy từ lực lượng đóng tại châu Âu hay Nam Triều Tiên không? Chúng ta liệu có thể tránh được việc này nếu chúng ta rút hết lực lượng ở châu Âu và Nam Triều Tiên. Liệu có thể nào tránh được hay ít ra cũng dời lại được việc gọi nhập ngũ quân nhân dự bị hay không? Nếu gọi nhập ngũ lực lượng dự bị sẽ biên chế họ ở đâu? Họ phải làm nghĩa vụ bao nhiêu lâu? ảnh hưởng đến ngân sách ra làm sao? Hành động của Quốc hội có cần thiết không?”
Tổng thống nói sẽ không làm gì đến khi nào ông nhận được những câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi này và còn nhiều câu hỏi khác nữa. Như vậy, vấn đề gọi nhập ngũ quân dự bị lại trì hoãn nữa.
Hội đồng tham mưu trưởng liên quân nghĩ rằng sự trì hoãn làm suy yếu trầm trọng khả năng của Hội đồng trong việc điều khiển cuộc chiến tranh ở Việt Nam và gây khó khăn nếu không nói là không thể làm được trong việc đương đầu với những đột biến quân sự trên các khu vực khác của thế giới đó là một vấn đề cần phải thảo luận lại.
Với quyết định tăng quân “khẩn cấp" cho Đại tướng Westmoreland, quá trình làm chính sách ở Washington lại kéo dài thêm đối với các binh sĩ mà ông đã cho lệnh đến Việt Nam. Để nói lời tạm biệt với từng người một, thoạt tiên ông đến căn cứ Bragg bang Bắc Carolina, để thăm lính dù của sư đoàn 82 dù ngày 17-2. Từ đấy, ông đáp máy bay đến El Tore, bang California để thăm lính thủy đánh bộ sắp sang Việt Nam và sau đó nghỉ đêm trên tàu sân bay Constellation vừa trở về sau một thời hạn định kỳ phục vụ lần thứ hai ở ngoài khơi Việt Nam về. Ông cũng đến thăm Đại tướng Eisenhower tại bang California.
Cuộc đến thăm căn cứ Bragg cho Tổng thống thấy đấy là một cuộc đến thăm gây đau lòng và xúc động nhiều nhất trong một cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ông nói chuyện với binh sĩ và cố bắt tay từng người, càng nhiều càng tốt. Lính dù phần đông vừa mới trở về sau thời hạn định kỳ chiến đấu ở Việt Nam, nét mặt cương quyết.
Những đoạn phim quay Tổng thống bắt tay những người lính dù nghiêm nghị nhưng cương quyết tại chân cầu thang máy bay chở họ đã cho thấy Tổng thống đang vô cùng bối rối. Ông chạm trán với những người mà ông đòi hỏi họ phải hi sinh, và họ đã tỏ ra không nhiệt tình (28);
"Những cuộc viếng thăm của quân nhân dũng cảm phải kể đó là trong số những cuộc tiếp xúc cá nhân đau thương nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của tôi". Ông Johnson sau đó đã thú nhận như vậy!
Những người mà tôi nói chuyện và bắt tay đều cường tráng và nghiêm nghị. Tôi nói với họ là tôi hối tiếc có lẽ hơn là họ tưởng về sự cần thiết phải ra lệnh cho họ đến Việt Nam. Tôi nói chuyện với từng người, càng được nhiều càng tốt. Tôi còn nhớ một câu chuyện tôi đã nói với một binh sĩ. Tôi hỏi anh ta, trước đó đã phục vụ tại Việt Nam chưa? Anh trả lời: “thưa ngài có, đã 3 lần rồi". Tôi hỏi anh có vợ chưa. Anh đáp: “thưa ngài có rồi". Anh có con chưa? – “thưa ngài một con”. Trai hay gái? -"Thưa ngài trai". Con anh bao nhiêu tuổi?. “Thưa ngài con tôi mới sinh sáng hôm qua". Anh nói một cách bình thản. Đó là câu cuối cùng tôi hỏi anh ta. Tim tôi đau nhói vì phải gửi lại chiến trường một binh sĩ vừa mới sinh đứa con đầu lòng (29).
Rất có thể những quyết định đến dồn dập trong vòng một tháng rưỡi tiếp theo đó đã được hình thành theo ảnh hưởng của các cuộc tiếp xúc dao động đầy băn khoăn này.
Chú thích
(1) Bị vong lục của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân ngày 05-02-1968 nêu vấn đề quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam IVC (7) tr. 144-145.
(2) Bị vong lục của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân ngày 3-2-1968 nêu vấn đề quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam IVC (7) tr.144-145.
(3) Văn kiện của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự số 01560.
(4) Văn kiện của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự số 01717-070236 Z
(5) Văn kiện của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự số 01812, 081557 Z tháng 2 -1968 của Đại tướng Westmoreland gửi Đại tướng Wheeler.
(6) Văn kiện của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân số 01598. 090020 Z tháng 2-1968 của Tướng Wheeler gửi Tướng Westmoreland. Văn bản đã xác nhận của Tướng Westmoreland, Bộ tư lệnh viện trợ quân sự số 01810, 091220 Z tháng 2-68 của Tướng Westmoreland gửi Tướng Wheeler.
(7) Zhore “trận chiến cho Khe Sanh" tr.63-66.
(8) Lịch sử Bộ chỉ huy 1968. tr.885-887.
(9) Như trên tr.378. Cũng như trực tiếp phòng vấn Đại tướng William C.Westmoreland ngày 16-81973
(10) Phỏng vấn trực tiếp Đại tướng Westmoreland ngày 16 9-73.
(11) Văn kiện của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân tháng 2-1968 của Đại tướng Wheeler gửi Đại tướng Westmoreland lệnh của “N" Việt cộng ở Miền Nam phổ biến ngày 1-2, sau đó sư đoàn 9 Hoa Kỳ tịch thu được cho biết chiến lược của Việt cộng gần giống như "lập luận" của Tướng Wheeler.
Tài liệu phân tích sự triển khai trong ngày đầu và chỉ thị tiếp tục tấn công theo chiến lược 2 phần.
Phần thứ nhất, địch gây áp lực tại nhiều thị trấn. (Khe Sanh, Huế, Đắc Tô, Sài Gòn). Nếu quân đội Mỹ đưa quân tham chiến vào một khu vực, địch sẽ tấn công vào khu vực khác. Hay là địch tấn công vào một khu vực với cố gắng dụ quân đội Mỹ đến tham chiến cả rồi chuẩn bị phương án tấn công ở các điểm khác.
Phần thứ hai của chiến lược, nhằm tận dụng áp lực tâm lý đối với quân lực Việt Nam Cộng hòa là dẫn chứng bằng cách khai quân đến gần thị trấn và tỉnh lị rồi tấn công bằng hỏa tiễn và pháo và thăm dò địa thế.
Như vậy, những tấn công đợt II không ấn định rõ thời gian, nhưng tùy thuộc vào sự phát triển tình hình.
Tài liệu được tóm tắt số 02701 và số 260731 Z của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự tháng 2-1968 của Tướng Westmoreland gửi Đô đốc Sharp. Bản văn của tài liệu phổ biến tại Sài Gòn dưới số 20925, tòa đại sứ Hoa Kỳ Sài Gòn gửi Bộ trưởng ngoại giao ngày 1 tháng 3-1968. Đề tài "R" ở Nam, 1 tháng 2, nhận định tình hình.
(12) Rostow “Sự chia sẻ quyền lực" tr.19.
(13) Văn kiện của BTL viện trợ quân sự số 01810 và 081340Z tháng 2-1968 của Đại tướng Westmoreland gửi Đại tướng Wheeler.
(14) Như trên.
(15) Điều này đã xảy ra tại Huế, khi Việt cộng chiếm đóng nơi đây kéo dài khoảng 26 ngày. Liên minh dân tộc, dân chủ và hòa bình, ngày 2-2-1968, qua đài phát thanh Giải phóng đã kêu gọi dân chúng Huế nổi dậy chống Mỹ và tay sai đã lâm vào đường cùng rồi. Pike “Chiến tranh hòa bình và Việt cộng" tr.22. Xem thêm R.N.Shackford “Hà Nội Tổng tấn công chính trị".
(16) Văn kiện Hội đồng tham mưu trưởng liên quân số 01590, 09002 Z tháng 2-1968 của Đại tướng Wheeler gửi Đại tướng Westmoreland.
(17) Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng Westmoreland 16-9-1973.
(18) Văn kiện của Bộ tư lệnh Viện trợ số 01858-091533Z tháng 2-68 của Đại tướng Westmoreland gửi Đại tướng Wheeler.
(19) Văn kiện của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự số 01921, 110308Z tháng 1-1968 của Đại tướng Weslmoreland gửi Đại tướng Wheeler.
(20) Những viên chức tham dự gồm có các Bộ trưởng Rusk và Mc Namara, Richard Helns, các Đại tướng Taylor và Wheeler. Ông Clark Clifford và Walt Rostow; Johnson: “Vị trí ưu thế” tr. 386-387.
(21) Văn kiện của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân số 01645, 120108Z tháng 2-1968 của Đại tướng Wheeler gửi Đại tướng Westmoreland.
(22) Văn kiện của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự số 02018, 121823Z tháng 2 năm 1968, của Đại tướng Westmoreland gửi Đại tướng Wheeler.
(23) Bị vong lục của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân 91 ngày 12-2-1968, đề tài: Tăng quân khẩn cấp của tư lệnh. Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam, trích trong quan hệ Mỹ - Việt Nam, IVC (6) (c) tr.2-6.
(24) Trung tá John D.Bruan "ảnh hưởng của quyết định động viên vì chiến tranh Việt Nam"; Hanson W.Beldin "Một trường hợp để động viên"; Juan Camerca "Quân lực miễn cưỡng làm nhiệm vụ”. tr. 17-174; Harison K.Balowin "Chiến lược cho ngày mai" tr.11-21; Harison J.Baldwin “nhân lực Hoa Kỳ cần cho chiến tranh".
(25) Johnson "Vị trí ưu thế” tr.360.
(26) Văn kiện Hội đồng tham mưu trưởng liên quân số 01724, 1210172 tháng 2-1968, của Đại tướng Wheeler gửi Đô đốc Sharp. Văn kiện của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân số 9911, 1218202 tháng 2-1968. đề tài: Triển khai lực lượng lục quân và lính thủy đánh bộ đến Nam Việt Nam.
(27) Bị vong lục của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân 13-2-1968, đề tài: Tăng quân nổi bật của Tư lệnh Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam trích trong “quan hệ Hoa Kỳ -Việt Nam" IVC (5)(c). tr.6-12.
(28) Luận điệu cho rằng Tổng thống Johnson đã tiếp xúc tại căn cứ Bragg những binh sĩ đã được thế vào chỗ những binh sĩ thực sự sẽ được đưa đến Việt Nam, đang bận dự tiệc rượu chia tay vì thông báo gấp, không đến kịp được. Do đó người ta khẳng định là Tổng thống đã bị "lừa" đến chia tay với những binh sĩ khác, không được dự trù đưa đến Việt Nam. Xem Benjanen F.Fchermer "Ngày Tổng thống bị lừa".
Về câu chuyện này, tướng một sao Donald D.Blackburn đã tuyên bố: "Không có ý định đánh lừa Tổng thống", chúng tôi thay thế và bổ khuyết đầy đủ binh sĩ để trình diễn đẹp mặt. Vì thế, chúng tôi đã đưa một tiểu đoàn lấp khoảng trống. Họ là những binh sĩ đại diện xứng đáng. Tất cả những binh sĩ có mặt trên thực tế đã đến phục vụ tại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Về phía binh sĩ, không hề có dấu hiệu là họ không đáp ứng, họ đều rất có tinh thần. Trực tiếp phỏng vấn tướng một sao Donald D.Blackburn, ngày 9-3-1976.
Xem Fred S.Maffma "ông Lyndon Johnson không bị lừa bịp tại căn cứ Bragg". Don Airst: "ông Lyndon Johnson có bị bịp tại căn cứ Bragg không?"; Phin Stevens: "Thay đổi binh sĩ? Câu chuyện vô lý”
(29) Johnson "Vị trí ưu thế” tr.387-388 và Tài liệu công quyền của Lyndon Johnson 1968-69, 1 tr.316-317.
Về phản ứng của binh sĩ trên tàu bay Constellatlon, xem Mc Pherson: “Một sự giáo dục chính trị" tr.126-127.
Về bài nói của Tổng thống tại căn cứ Bagg, Eltore và trên tàu sân bay Constellation, xem tài liệu Công quyền của Tổng thống Lyndon Johnson 1968-1969. 1 tr.238-243.
Về bài nói của Rostow tại cuộc họp báo ở California, xem: Quốc hội Hoa Kỳ. Hồ sơ Quốc hội, tập 114. phần 3, tr.3760-3761.
Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam - H.y.schandler