Good friends, good books and a sleepy conscience: this is the ideal life.

Mark Twain

 
 
 
 
 
Tác giả: H.y.schandler
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Nguyễn Mạnh Hà
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1328 / 39
Cập nhật: 2016-07-14 17:40:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3: Những Ngày Trước Tết Năm 1968
oa Kỳ đã mở màn năm 1968 với một tâm trạng thận trọng lạc quan về đường hướng chiến tranh tại Việt Nam. Mặc dù báo chí và Quốc hội càng thêm hoài nghi quy mô và kết quả về nỗ lực của Hoa Kỳ. Tổng thống và những cố vấn chính yếu của ông vẫn lạc quan. Trong số các cố vấn thân cận của ông chỉ có Mc Namara là tỏ ra hoài nghi về đường hướng mà Hoa Kỳ đang nỗ lực theo đuổi và trong các giới cao cấp nhất của chính quyền cũng chẳng có mấy ai tán thành thái độ hoài nghi của ông (1).
Các giai đoạn mở màn cho cuộc tấn công Đông Xuân của Cộng sản đã gặp thảm bại, gây nhiều tổn thất nặng nề cho địch trong một loạt trận giao tranh ác liệt dọc biên giới Nam Việt Nam trong tháng 10 và 11-1967 (2).
Tổng thống Johnson càng thêm vững bụng với lời trấn an của một nhóm tư nhân tiếng tăm thỉnh thoảng vẫn được ông tham khảo ý kiến về chính sách đối ngoại. Nhóm này, về sau được mệnh danh là các vị "lịch duyệt", đã tập trung tại Washington ngày 2-11-1967 và đã được hàng loạt quan chức chính quyền thuyết trình về tình hình Nam Việt Nam.
Nhóm này chưa lây nhiễm mối hoài nghi của Mc Namara nên đại khái đã tỏ ra hài lòng với đường lối tiến hành chiến tranh và các thắng lợi trên phương diện quân sự của nó. Tuy nhiên cũng đã tỏ ra lo ngại về vấn đề dư luận quần chúng mà chính quyền phải đương đầu và cũng đã đề nghị nên có kế hoạch làm cho quần chúng nhận thức rõ ràng hơn về các vấn đề và về sức nỗ lực của Hoa Kỳ lại Việt Nam (3).
Để chia sẻ nỗi lạc quan của ông với đất nước, Johnson đã triệu hồi Đại tướng Westmoreland và Đại sứ Bunker về Hoa Kỳ sau này vào tháng 11. Trong những chuyến xuất hiện trình bày được các ủy ban Quốc hội và trong các chương trình truyền hình “trả lời báo chí" cả hai người đều đề cao "các tiến triển đang thực hiện được tại Việt Nam". Nhưng lần trình bày này cũng như bài thuyết trình của Westmoreland tại Câu lạc bộ báo chí quốc gia và thái độ lạc quan mà các thành viên khác trong chính quyền đã phô trương, hình như cũng làm cho người ta hi vọng rằng tối thiểu cũng có triển vọng chấm dứt chiến tranh được.
Tổng thống cũng tin tưởng vững chắc người Việt Nam đã gia tăng được phần tự tin, quyết tâm và khả năng thực hiện một chính quyền ổn định tại Sài Gòn. Tuy nhiên bản nhận định cuối năm về tình hình quân sự của Đại tướng Westmoreland lại tiết lộ rằng các thắng lợi này khá hời hợt và khá mỏng manh. Bản nhận định này được phổ biến vào ngày 26-1-1968 và không được chú ý nhiều trong không khí phấn chấn tiếp theo sau đó, đã đưa ra một hình ảnh lạc quan về tình hình quân sự nhưng lại không phấn khởi về các tiến triển chính trị.
"Chính phủ VNCH chưa phải là một đồng minh sẵn lòng và hiệu nghiệm ngay với chính dân chúng của họ. Đại tướng Westmoreland đã cho biết". Trên cơ bản, hạ tầng cơ sở Chinh phủ ấy vẫn còn nguyên vẹn và tệ nạn tham nhũng vừa xói mòn vừa lan rộng thêm ra! (4).
Nhưng không khác gì trong quá khứ, các tiến triển của Hoa Kỳ hầu như hoàn toàn tùy thuộc vào việc Hà Nội sẽ làm gì vào các tài nguyên mà Bắc Việt Nam sẽ dành cho chiến tranh và vào chiến lược mà họ sẽ tiến hành. Và Hà Nội đã từ lâu bắt đầu áp dụng một chiến lược mà chỉ nội trong vòng một tháng sau khi mở màn năm mới đã làm tiêu tan mối lạc quan của Hoa Kỳ và đã bắt buộc chính quvền Johnson và người dân Hoa Kỳ phải trải qua một cuộc kiểm điểm chính trị sâu rộng. Cuộc tấn công ồ ạt trong dịp Tết Mậu Thân vào các đô thị và thành phố Nam Việt Nam sẽ tạo nên một cuộc tranh luận khắc khoải nhất của chính quyền trong toàn bộ cuộc chiến tranh.
Khoảng tháng 12-1967. Bắc Việt Nam đã quyết định duyệt lại toàn bộ chiến lược để chuyển từ thế chiến tranh trường kỳ qua cái mà người ta mệnh danh là “tổng tấn công và nổi dậy". Theo quan điểm của Hà Nội thì chiến tranh tại miền Nam tiến hành chưa khả quan. Lực lượng của họ không thắng được một trận nào đáng kể trong hai năm qua. Hỏa lực hùng hậu của Hoa Kỳ đã làm cho dự trữ của họ về người và quân dụng bị tiêu hao khá nhiều. Hà Nội cần có một chuyển hướng quyết định để tạo các điều kiện thuận lợi về quân sự, chính trị và tâm lý trong việc phá hoại cả cái nền tảng chính trị của chính quyền Sài Gòn lẫn sự ủng hộ chính trị mà nội bộ Hoa Kỳ dành cho chiến tranh (5).
Trên phương diện hành quân, Hà Nội có kế hoạch đánh lạc hướng và phân tán lực lượng Hoa Kỳ bằng những cuộc tấn công ồ ạt tại các vùng biên giới xa các khu vực đông dân cư. Nhờ đánh lạc hướng quan tâm với những trận đánh lớn, gây nhiều thiệt hại nhưng có tính cách đánh lừa, các cuộc tấn công quan trọng sẽ nhằm vào các cơ cấu hành chính của chính quyền tại các đô thị.
Với sự sụp đổ của chính quyền và cuộc tổng nổi dậy được dự kiến của nhân dân, Hoa Kỳ sẽ phải đối phó với một việc đã rồi - một chính quyền và một quân đội đang tan vỡ tại Nam Việt Nam. Hoa Kỳ không còn chạy chữa gì được nữa ngoại trừ việc ngồi vào bàn đàm phán hòa bình để đưa đến việc thành lập một chính phủ liên hiệp và việc triệt thoái quân đội Hoa Kỳ (6).
Nên từ tháng 10, kế hoạch của Cộng sản đã được thực hiện với một loạt các trận đánh ác liệt tại các vùng xa xôi hẻo lánh dọc biên giới Nam Việt Nam. Những lực lượng mà người ta biết rõ là của Bắc Việt Nam đã tấn công căn cứ lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ tại Cồn Tiên gần khu phi quân sự. Sau đó các lực lượng Cộng sản tấn công Lộc Ninh và Sông Bé xa hơn về phía Nam dọc biên giới Campuchia.
Phát động ngày 3-11, luôn trong 22 ngày, tiếp đấy lực lượng Bắc Việt Nam tấn công mãnh liệt vào Dakto tại vùng Cao nguyên trung phần và trong tháng 12 thì chiến cuộc lan tràn xuống đồng bằng sông Cửu Long (7).
Tháng 1, địch đưa lực lượng hùng hậu đánh vào tiền đồn lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ tại Khe Sanh gần khu phi quân sự, người ta liền nhận ra có hai sư đoàn Bắc Việt Nam trong vùng kế cận đó là sư đoàn 325 và sư đoàn 304 một đơn vị ưu tú từng tham dự chiến thắng Điện Biên Phủ (8).
Đứng trước việc tăng cường ồ ạt của địch, Đại tướng Westmorland đã quyết định cố thủ Khe Sanh thay vì rứt bỏ. Ông cho rằng căn cứ này bảo vệ cho thị xã Quảng Trị và hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên của phía Bắc. Ngoài ra vì thấy quyết tâm rõ rệt của địch muốn chiếm lấy căn cứ này nên mới có chủ trương cố thủ nhằm cầm chân nhiều lực lượng Bắc Việt Nam đỡ đòn cho các vùng đông dân (cư (9).
Chiến cuộc tại vùng biên giới như thế rất hợp lý. Đại tướng Westmoreland rất muốn chiến đấu tại vùng biên giới dù sao cũng xa các vùng đông dân cư. Ông cho rằng tại các vùng này, có thể dùng sức mạnh của hỏa lực hiệu quả hơn bởi không bị gò bó vì lý do chính trị hoặc vì sự có mặt của dân thường.
Ông đã chủ trương chiến lược này trong một điện văn gửi chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân: “Khi chúng ta giao chiến với địch gần biên giới thì thường chúng ta phủ đầu các kế hoạch đánh địch, buộc phải chấp nhận giao tranh trước khi họ kịp tổ chức vị trí và có thể gây ra nguy hại. Mặc dù những chiến cuộc này rất nổi bật trên báo chí nhưng lại ít được dân chúng Nam Việt Nam chú ý vì lẽ không diễn tiến ngay trước mắt họ" (10).
Những điểm tương tự giữa Khe Sanh và Điện Biên Phủ là trên phương diện địa lý và lẫn hoạt động địch chẳng mấy chốc đã thu hút được sự chú ý của báo chí và quần chúng Hoa Kỳ. Tổng thống đã theo dõi chiến sự rất kỹ càng và đã cho lập một sa bàn khu vực chiến trường ngay trong phòng tình hình của Nhà Trắng (11).
Một khi đã quyết định bảo vệ Khe Sanh, Đại tướng Westmorland không thể xem thường để cho vị trí này bị mất. Westmoreland tuyên bố: “Vấn đề là liệu chúng ta có quân để tăng cường, có thể tiếp tế cho họ bằng đường không và đánh bại địch đông quân hơn nhiều được hay không trong khi chờ đợi thời tiết quang đãng, xây dựng các căn cứ tiền tiêu và làm các công tác chuẩn bị cho một cuộc viện binh cứu trợ bằng đường bộ. Tôi tin rằng chúng ta đủ sức làm tất cả những việc này" (12).
Lữ đoàn lính thủy đánh bộ Nam Triều Tiên đã từ phía Nam chuyển ra vùng Đà Nẵng để thế cho lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ để họ có thể chuyển về hướng Bắc nếu có nhu cầu. Chiến dịch Niagara, một kế hoạch thám sát và pháo kích để yểm trợ cho căn cứ đã được phát động với việc Westmoreland đích thân chỉ huy tác vụ ném bom của các B52 để yểm trợ tiền đồn đang bị vây hãm.
Lúc Việt cộng bắt đầu xâm nhập quy mô vào các đô thị Việt Nam, trước khi tấn công vào đấy thì đã có nhiều dấu hiệu của kế hoạch Việt cộng đã lọt vào tầm hay biết của các tổ chức Hoa Kỳ. Một bản sơ yếu tình báo được soạn thảo tại Sài Gòn ngày 8-12 đã tiên đoán chính xác sẽ có một cuộc tổng phản công và tổng nổi dậy, nhằm dụ các đơn vị đồng minh ra các vùng biên giới để cho cộng sản chi phối quân lực và chính quyền của nước này đồng thời buộc Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Nam Việt Nam trong một thời gian ngắn" (13).
Quả thật, chỉ thị tấn công ban hành cho lực lượng cộng sản đã lọt vào tay quân đội Hoa Kỳ ngày 19-11-1967. Chỉ thị này nhấn mạnh sẽ tiến hành các cuộc tiến công mạnh mẽ phối hợp với cuộc tổng nổi dậy của dân chúng để chiếm các đô thị. Tuy nhiên khi phổ biến văn kiện này cho báo chí ngày 5-1, bản tin, báo chí của Hoa Kỳ đã dè dặt lưu ý rằng đừng nên xem đấy là bằng chứng quả thực đã có chỉ thị ấy và có thể đây là chỉ là một văn kiện tuyên truyền nội bộ "nhằm kích động các bộ đội chiến đấu” (14). Các nhà nghiên cứu tình báo Hoa Kỳ có xu hướng nghĩ rằng chiến cuộc sắp đến cũng chỉ là sự tiếp diễn của chiến lược cũ của Cộng sản" (15).
Đến ngày 10-12. Đại tướng Westmoreland báo cáo về Washington ý nghĩ của ông cho rằng "Địch đã có một quyết định quan trọng dứt khoát về việc tiến hành chiến tranh. Do đó họ đã quyết định là phải tiến hành một cố gắng gia tăng trên toàn quốc, có thể là một cố gắng tối đa trong một thời gian tương đối ngắn" (16).
Tuy vậy. một số người tại các cấp chỉ huy cao hơn vẫn chưa chịu tin. Ngày 26-12 Đô đốc Sharp, Tư lệnh Thái Bình Dương báo cho Washington biết rằng "đa số những bằng chứng của chúng ta có được đều cho thấy sắp đến một giai đoạn quan trọng chứ chưa hẳn đã là chung cuộc của hoạt động địch. Có thể là địch đang nghĩ đến việc thay đổi nhiều hơn nữa lối tiến hành chiến tranh trong tương lai. Không loại bỏ hẳn khả năng một cố gắng quyết liệt trong trận tấn công Đông Xuân một ngày nào đó sau Tết nhưng vẫn phải kể là còn xa vời" (17).
Tuy nhiên Westmoreland vẫn tin chắc rằng địch sẽ dồn nỗ lực chính của họ vào 2 tỉnh phía Bắc của vùng I chiến thuật. Ngày 19-1 ông báo cáo về Washington rằng: "Thực tiễn là từ 10 đến 90% là địch sẽ mở chiến dịch đã được dự định trước Tết. Ông cho biết rằng ông đang di chuyển lữ đoàn thuộc sư đoàn 1 kỵ binh và hai tiểu đoàn dù quân đội Việt Nam cộng hòa ra vùng 1 và rằng ông dám chấp nhận một sự rủi ro có dự tính tại khu vực vùng III (18).
Đến ngày 21 ông lại xác định tin chắc rằng "địch dự tính một cuộc tấn công hiệp đồng nhằm chiếm và giữ các mục tiêu then chốt tại hai tỉnh phía Bắc".
Đến ngày 23 ông báo có bằng chứng rằng địch sẽ dùng nhiều tiểu đoàn để tấn công vào thành phố Huế và có thể từ căn cứ trong vùng rừng núi xông ra đánh vào thị xã Quảng Trị... Tôi nghĩ rằng địch sẽ cố gắng một cuộc phô trương lực lượng trên toàn quốc ngay trước Tết. Sau đó ông cho thấy rằng "như đã dự kiến ngày 25-1 đang có triển vọng hình thành ngày các hoạt động tiên công rộng lớn trước Tết của các lực lượng VC.
Tuy người ta có linh tính rằng cuộc tấn công sắp xảy ra cấp kỳ nhưng ngay lúc đầu cố vấn chỉ huy Hoa Kỳ và Nam Việt Nam không cho rằng chiến cuộc sẽ xảy ra trong những ngày nghỉ Tết.
Tết là một lễ nghỉ của Việt Nam để mừng năm mới âm lịch. Nhưng hơn thế nữa ngày ấy được kể như một ngày tưởng nhớ tất cả những vong hồn quá cố, một ngày lễ gia đình, một hội mùa xuân, một ngày lễ dân tộc, một biểu hiện tổng quát của một lối sống. Tại Bắc Việt Nam cũng như tại Nam Việt Nam, đây là một ngày lễ quan trọng và thiêng liêng nhất của cả nước, được mọi giới tôn giáo và tầng lớp xã hội đồng loạt sùng bái (19).
Tính chất độc đáo và hòa bình của ngày lễ Tết luôn luôn được nhấn mạnh xuyên suốt quá trình chiến tranh Việt nam. Bắt đầu từ 1963, Cộng sản đã từng tuyên bố những vụ đình chiến hàng năm vào các dịp lễ Giáng sinh, ngày đầu năm dương lịch, Phật đản và Tết. Chính quyền Sài Gòn và Hoa Kỳ cũng bắt chước theo, bắt đầu với lễ Giáng sinh 1965 (2o)
Những vụ đình chiến định kỳ theo những ngày lễ này chẳng mấy chốc đã trở thành điều mong muốn tại Việt Nam mặc dù Bộ tư lệnh Hoa Kỳ thường phàn nàn về việc cộng sản thường lợi dụng các thời gian đình chiến để vi phạm ồ ạt và vận chuyển tiếp tế. Không mấy người Mỹ được biết rõ ra rằng chiến công nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam là trận đánh hào hùng của Nguyễn Huệ (Quang Trung) bất thần tấn công vào quân Thanh chiếm đóng Thăng Long Tết năm 1789 (21).
Khoảng đầu tháng 1, với sự tăng cường quá rõ rệt của địch, Đại tướng Westmoreland nghĩ rằng nên hủy bỏ đình chiến ngày Tết. Nhưng người Việt Nam ngần ngừ. Quân đội cũng như cả nước đều mong muốn có cuộc nghỉ ngơi là sẽ hạn chế thời gian đình chiến chỉ còn 36 giờ (18 giờ ngày 29-1 đến 06 giờ ngày 31-1) thay vì 48 giờ như đã dự định trước đó (22).
Khoảng ngày 24 cả Đại sứ Bunker lẫn Đại tướng Westmoreland trong một điện văn chung gửi Tổng thống đã nêu lên việc bất lợi khi đình chiến tại Quảng Trị, khu phi quân sự và tối thiểu ở một phần Bắc Việt Nam (23).
Tổng thống đồng ý không áp dụng đình chiến cho vùng 1 chiến thuật. khu phi quân sự và Bắc Việt Nam từ Vinh trở vào Nam (24). Tổng thống đồng ý nhưng cho biết không công bố các điểm ngoại trừ này trước khi cuộc đình chiến bắt đầu sáu giờ đồng hồ (25)
Nhưng Việt Nam không hề công bố Sài Gòn đang trong không khí tưng bừng của những ngày trước Tết, đối với dân chúng đô thị chiến tranh có vẻ xa vời, ít ra đã có phân nửa binh sĩ QĐVNCH bỏ về nhà ăn Tết (26). Tổng thống Thiệu cũng ăn Tết tại quê vợ ở thị xã Mỹ Tho thuộc đồng bằng sông Cửu Long (27).
Theo âm lịch thì năm con khỉ sẽ bắt đầu ngày thứ ba 30-1-1968. Tuy thế trong một hành động hầu như không ai để ý, chính quyền Bắc Việt Nam loan báo sẽ ăn Tết sớm hơn một ngày. Nhờ đó các gia đình Bắc Việt Nam đã có thể mừng ngay đầu năm trong hòa bình. Trước khi có các cuộc oanh kích trả đũa của Hoa Kỳ đã được dự kiến (28)
Chú thích
(1) Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 372-378. 600-601, Air War Against North Vietnam (Chiến tranh bằng không quân chống Bắc Việt Nam) phần 4 trang 274. 343; xem cả Goulding: Continuation or Deny (Tiếp tục hay phủ nhận) trang 1068-213.
(2) Westmoreland: Report on the War in Vietnam (Phúc trình về chiến tranh tại Việt Nam) trang 138-139. Cho đến mãi sau này người ta mới ý thức được về toàn bộ chiến lược địch làm cơ sở cho những trận đánh tuy ác liệt nhưng có vẻ bất phân thắng bại này. Xem chú thích 30, chương 4.
(3) Thành phần của nhóm ấy trong phiên họp này gồm có: Dean Acheson; Georof Ball; Mc George Bundy, Clark Clifford, Douglas Dillon, Arthur Dean, Henry Cabot Lodge, Robert Murphy, Abe Fortas và các Đại tướng Omar Bradley và Maxwrell D. Taylor. Xem Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 377-378. Cả những bài trực tiếp phỏng vấn đại tướng Maxwell D.Taylor ngày 28-12-1972.
(4) Hãng truyền thanh truyền hình National Broadcasting Company: Meet the Press (Trả lời báo chí) ngày chủ nhật 19-11-1967.
Về các bình luận khác xem Public Papers of Lyndon Johnson 1967 (Tài liệu công quyền của Lyndon Johnson 1967) II trang 1045-1055. Roy Reed “Bunker yết kiến Tổng thống", tiên đoán sẽ có thắng lợi tại Sài Gòn trong năm 1968"; "Westmoreland đã có mặt tại đây và nói về các thắng lợi tại Việt Nam". Carroll Kilpatrick "Westmoreland dự kiến Hoa Kỳ thôi không cam kết vào năm 1969". Jerry Grênè "Bài thuyết trình của Westy làm cho Johnson có vẻ thỏa mãn". Peter Grese: "Westmoreland cho là chiến tranh tiêu hao là hiệu quả”; "Philip Dodd Lyndon yêu cầu thảo luận về chính sách Việt Nam"; Jamês Reston: "Washington: Tại sao Westmoreland và Bunker lại lạc quan". Jack Bell: "Đại tướng không làm cho những người bất đồng ý kiến lay chuyển được". Johnson: "Một Tổng thống tình cờ nhờ tiết lộ hay nhờ bịp tin tức". Lovis Harris: "Johnson lấy lại uy tín". Johnson: "The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 282-376.
Muốn biết về thái độ của cấp chỉ huy Hoa Kỳ tại Sài Gòn, hãy xem David: "Trở lại Việt Nam".
(5) (Sự chia sẻ quyền lực). Xem cả của Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam 1967 (Tổng kết năm 1965: một năm thắng lợi). War Relly “Chiến tranh đã đến hồi sắp kết thúc - Theo khía cạnh quân sự"; Boward Handleman: "Thời cơ đã ngả về ta".
Về các quan điểm tương phản hoặc ít lạc quan hơn. Xin xem Bernard B.Fall "Last reflection on a war" (Những cảm nghĩ cuối cùng về một cuộc chiến tranh) trang 163-171; Richard Critchifield: "The Long Charade: Political Subvertion in the Việt Nam" (Chuyện phải suy nghĩ lâu dài: Vấn đề khuynh đảo chính trị trong chiến tranh Việt Nam); Robert Shaplen: "Timeout of hand: Revolution and reaction in Southest Asia" (Không nắm vững được thời gian: Cách mạng và phản động lại Đông Nam Á) trang 394-391; William R.Corson "The Betrayal" (Sự phản bội) trang 71-82; William A.Nighswongger “Rural Pacirication in vietnam" (Bình định nông thôn Việt Nam); Dennis Bloodworth: “William trong quan điểm của các nhà báo không tương ứng với thái độ lạc quan của Hoa Kỳ"; Ward Just: “Sự khác biệt giữa tình và lý trong chiến tranh Việt Nam".
(6) Trung tá Phạm Văn Sơn: The Viet Cong Tet orfensive 1968 (Trận tấn công Tết Mậu Thân của Việt Cộng) trang 44-46. Cả của Robert J.O’neill: The Strategy of General Giáp since 1964 (Chiến lược của Đại tướng Giáp từ năm 1964) trang 15-16; Oberdorfer: Tết, trang 52-54; Streplen: Timeout of hand (Không nắm vững được thời gian) trang 391-392; Rostow: Diffusion of Power (Sự chia sẻ quyền lực) trang 460; Trung tá Dave R.Palmer “the Summons of the Trumpet: A Soldier's View of Viet Nam" (Tiếng kèn thúc quân: quan niệm của một quân nhân về Viet Nam) bản thảo chưa xuất bản. Warser “Hơn và thực tại Sài Gòn" trang 22; Joseph Aldap "Các tài liệu tịch thu được cho thấy có sự chuyển hướng quan trọng chiến lược của Cộng sản"; Charles Nohk “Chiến thắng chấm dứt chiến tranh được xem như là mục đích cố gắng của địch"; Robert Thompson "Cuộc tấn công quyết liệt của Việt cộng là một thế cờ bất hủ của Giáp"; Donglas Pi ke “Trận tấn công Tết Mậu Thân: một sự thất bại của Giáp nhưng đến mức độ nào?" trang 51-67; Donglas Pike: War. Peace and the Viet Cong (Chiến tranh, Hòa bình và Việt Cộng) trang 124-126; Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Big Victory, Great Task (Chiến thắng to, nhiệm vụ lớn).
(6) Hanson W.Balwin "Dư luận quần chúng tại Hoa Kỳ và tại Nam Việt Nam được kể như là mục tiêu chính yếu của cuộc tấn công mới đây của Việt Cộng"; Nancy Kcraev (Việt Cộng hình như có mục đích làm tăng giá trị vai trò của họ trong vụ thương thuyết"; Richard Wilson: "Hà Nội năm phần là họ có thể áp đặt một giải pháp chính trị", Pi ke: War, Peace and Việt Cong" (Chiến tranh, hòa bình và Việt Cộng) trang 127.
(7) Westmoreland: Report on the War in Việt Nam (Phuc trình về chiến tranh tại Việt Nam) trang 138, 139. 155-156. Xem cả của Oberdorfer: "Tet" trang 107-108. Palmer “the soldier's View of Vietnam" (Quan niệm của quân nhân về Việt Nam) trang 232-233. Phần lớn các điều nói về Westmoreland đều tính trong quyển Command History. 1968 (Lịch sử Bộ Tư lệnh) của Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
(8) Đại úy Mogers S.Shorn: The Battle for Khe Sanh (Trận đánh giành Khe Sanh) trang 29; Westmoreland: Report on the war in Vietnam (Phúc trình về chiến tranh tại Việt Nam) trang 182.
(9) Westmoreland: Report on the war in Vietnam: trang 163. Shorn: The Battle for Khe Sanh (Trận đánh giành Khe Sanh) trang 6; Westmoreland: A soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân) trang 335-337.
(10) Bàn vào MACV 11956 ngày 10 tháng 12-1967: Westmoreland: A soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân) trang 146.
(11) Westmorland "Report on the War in Vietnam (Phúc trình về chiến tranh tại Việt nam) trang 163. Muốn biết rõ về các điểm khác biệt nhau giữa Khe Sanh và Điện Biên Phủ và về các bình luận của báo chí, xem chú thích 37 và 38 chương 4.
(12) Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng William C Westmoreland ngày 16-9-1973. Westmoreland hướng chỉ đạo mọi cuộc ném bom của B-52 tại Việt Nam, trong trận Khe Sanh là lần đầu tiên có sự kết hợp mật thiết với các hoạt động của không quân chiến thuật. Trực tiếp phỏng vấn Trung tướng Robert N.Ginsburgh ngày 25-8-1975.
(13) Phái bộ Hoa Kỳ tại Việt Nam: Captured Document Indicates Final Phase of Revolution at Hand (Tài liệu tịch thu được cho thấy sắp đến giai đoạn cuối cùng của cách mạng).
(14) Rostow: Diffusion of Power (Sự chia sẻ quyền lực) trang 463.
(15) Văn kiện MAC 12997 của Đại tướng Westmoreland gửi Đại tướng Wheeler ngày 20-6-09Z tháng 12-1967.
(16) Đô đốc Sharp gửi Đại tướng Wheeler ngày 261858Z tháng 12 -1967.
(17) Văn kiện AC 00682 của Đại tướng Westmoreland gửi Đô đốc Sharp ngày 21-1-1968.
(18) Văn kiện MAC 01049 của Đại tướng Westmoreland gửi Đô đốc Sharp ngày 21-1-1968: Văn kiện MAC 01108 của Đại tướng Wetsmoreland gửi Đô đốc Sharp và Đại tướng Wheeler ngày 23-10-28Z tháng 1-1968; Văn kiện MAC C4218 của Đại tướng Westmoreland gửi Đô đốc Sharp ngày 251421Z của Đại tướng Westmoreland gửi Đô đốc Sharp ngày 251421Z tháng 1-1968.
(19) Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ann Caddell Crangord: Customs and Culture of Vietnam (Phong tục và văn hóa của Việt Nam) trang 189-190.
(20) Westmoreland: Report on the War in Vietnam (Phúc trình về Chiến tranh tại Viet Nam) trang 111.
(21) Command History (Lịch sử Bộ lệnh. 1968) trang 175-376.
(21) Duncanson: Government and Revolution in Vietnam (Chính quyền và cách mạng tại Việt Nam) trang 53. Nguyễn Văn Thái và Nguyễn Văn Sung: A Short History of Vietnam (Lịch sử Viet Nam vắn tắt) trang 210-211: Joseph Buttinger: The Small Dragon. A Political History of Vietnam (Con Rồng nhỏ bé. Lịch sử chính trị Việt Nam) trang 265; Helen B.Lam: Vietnamese will to Live: Resistance to Foreign Aggression From Early Times Through The Ninetenth Century (Ý chí sinh tồn của Việt nam: Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thời xa xưa cho đến hết thế kỷ XIX) trang 56.
(22) Văn kiện MAC 00338 của Đại tướng Westmoreland gửi Đô đốc Sharp ngày 090331Z tháng 1-1968: Văn kiện MAC 00764 của Đại tướng Westmoreland gửi Đô đốc Sharp ngày 0208240 tháng 1-1968; Văn kiện CINCDAC 100523 tháng 1-1968.
(23) Sài Gòn 16851 Điện văn chung của sứ quán và Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Hoa Kỳ lại Việt Nam. tháng 1-1968. Đề tài: Tet ceasefire (Hưu chiến Tết).
(24) Văn kiện Bộ Ngoại giao 104215 của Bộ trưởng Ngoại giao gửi sứ quán Hoa Kỳ Sài Gòn ngày 250109 Z tháng 1-1968; Văn kiện JCS828Z của Hội đồng Tham mưu trưởng gửi Tổng Tư lệnh Thái Bình Dương và Tổng tư lệnh Bộ tư lệnh tối cao đồng minh (CINCSAC) 261714 Z tháng 1-1968. Đề tài Tet Ceasefire (Hưu chiến Tết).
(25) Văn kiện JCS8282 tháng 1-1968.
(26) Phạm Văn Sơn: The Vietcong Tet offensive (Trận tiến công Tết Mậu Thân của Việt Cộng) trang 25-26; Westmoreland: Report on the War in Vietnam (Phúc trình về chiến tranh tại Việt Nam) trang 159; Command History 1968 (Lịch sử Bộ tư lệnh) trang 891.
(27) Oberdorfer: Tet. trang 153.
(28) Như trên. trang 73. 74.
Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam - H.y.schandler