If you only read the books that everyone else is reading, you can only think what everyone else is thinking.

Haruki Murakami, Norwegian Wood

 
 
 
 
 
Tác giả: H.y.schandler
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Nguyễn Mạnh Hà
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1328 / 39
Cập nhật: 2016-07-14 17:40:51 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2: Thời Kỳ Đi Tìm Kiếm Một Quan Niệm Chiến Lược 1965-1967
ặc dù Đại tướng Westmorsland đã đề ra một quan niệm chiến thuật hành quân để áp dụng cho các lực lượng sắp được triển khai tại Nam Việt Nam, người ta thấy cần phải có một kế hoạch chiến lược toàn diện để làm rõ ý nghĩa các chủ định và mục tiêu quốc gia sắp cần đến về việc tăng quân này.
Trong thông điệp gửi nhân dân Hoa Kỳ, Tổng thống Johnson đã nói rõ rằng các lực lượng này sẽ được dùng vào việc chống lại việc xâm lược tại Nam Việt Nam. "Và" để làm cho Cộng sản thấy rằng chúng ta không thể bị đánh bại bằng vũ lực hay thế lực mạnh hơn, Đại tướng Westmoreland, như đã từng được đề cập, còn nhắm vào mục tiêu đầy cao vọng hơn, đó là việc đánh bại và tiêu diệt lực lượng địch tại Nam Việt Nam.
Do đó, trên tổng quát nhằm đề ra một cơ sở cho các nhu cầu tăng quân trong tương lai và cho việc tiến hành chiến tranh trên bộ, các giới lãnh đạo quân sự đã phát động việc triển khai một quan niệm chiến lược để áp dụng cho các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á.
Đến cuối tháng 8-1965 họ đã triển khai được một quan niệm bao hàm đủ các dự kiến và mục đích cơ bản và họ đã nhất quán nài ép giới lãnh đạo dân sự chấp nhận quan niệm này trong những năm sắp đến.
Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã hình dung có ba công tác quân sự quan trọng ngang nhau cần phải thực hiện được tại Việt Nam:
(1) Phải làm cho VNDCCH ngừng lãnh đạo và yểm trợ cho công cuộc nổi dậy của Việt Cộng.
(2) Đánh bại Việt Cộng và mở rộng quyền kiểm soát của Chính phủ VNCH ra toàn cõi Nam Việt Nam.
(3) Ngăn ngừa Trung Cộng trực tiếp can thiệp và đánh bại sự can thiệp ấy nếu có xảy ra.
Mục tiêu thứ ba này, ngăn ngừa sự can thiệp trực tiếp của Trung Cộng là một đường hướng từng được đề cập trong suốt cuộc thảo luận về việc ném bom Bắc Việt Nam hồi 1965. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân luôn luôn nhắc đến khả năng Trung Cộng trực tiếp can thiệp để tăng thêm lý do cho việc triển khai các lực lượng tại Việt Nam và để làm một lý do quan trọng cho việc gọi nhập ngũ quân nhân dự bị nhằm bổ sung lực lượng dự bị chiến lược của Hoa Kỳ sau khi tiến hành các việc triển khai này.
Tổng thống và các cố vấn dân sự của ông lại luôn viện lý do khả năng này để giới hạn các hoạt động quân sự chống Bắc Việt Nam. Các bản ước tính tình báo quốc gia cũng luôn luôn không tin tưởng sẽ có khả năng một cuộc can thiệp như vậy (1).
Các hành động quân sự được Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đề nghị để thực hiện các mục tiêu do họ tự đưa ra rất bao quát, vượt hẳn ra ngoài những điều đã được Đại tướng Westmoreland đề nghị. Các giới cầm quân nói rằng các hoạt động quân sự tiến công và trường kỳ sẽ giúp cho Hoa Kỳ nắm được thế chủ động tại cả Bắc lẫn Nam Việt Nam. Khả năng yểm trợ chiến tranh của Bắc Việt Nam sẽ dần dần bị tiêu diệt và Việt Cộng sẽ bị đánh bại. Để đạt được việc này, họ hình dung sẽ cần đến các hoạt động quân sự như sau:
…Tăng cường áp lực quân sự đối với VNDCCH bằng không quân và hải quân, tiêu diệt các mục tiêu quân sự đáng kể của VNDCCH, cản trở các tuyến đường giao thông tiếp tế tại VNDCCH, ngăn chặn các đường xâm nhập và tiếp tế vào VNCH, gia tăng khả năng tác chiến của QLVNCH, xây dựng và bảo vệ các căn cứ, làm giảm bớt việc tăng viện của địch, đánh bại Việt Cộng
... Cần phải làm giảm bớt khả năng vật chất của VNDCCH trong việc di chuyển người và hàng tiếp tế theo hành lang Lào, dọc theo bờ biển, xuyên qua khu phi quân sự và xuyên qua Campuchia... bằng các hoạt động của các lực lượng hải quân, lục quân và không quân... cuối cùng... phải có một sự tăng cường lực lượng tại Thái Lan nhằm xây dựng cho Hoa Kỳ và Thái Lan có đủ tư thế ngăn chặn sự tấn công của Trung Cộng và tạo điều kiện cho lực lượng Hoa Kỳ ở vào thế thuận lợi về hậu cần nếu vạn nhất xảy ra một cuộc tấn công như vậy.
Dĩ nhiên là Bộ trưởng Quốc phòng không chấp thuận một chương trình quá nhiều tham vọng như vậy, gây thêm nhiều vấn đề mâu thuẫn về chính sách và có ảnh hưởng sâu rộng như kiểu phong tỏa Bắc Việt Nam, dùng đến lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ tại Lào và Campuchia và tăng cường lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Lan. Nhưng ông cũng không bác bỏ hẳn chương trình này và thấy rõ ràng không cần phải có một sự chấp thuận trên toàn bộ ngay trong lúc ấy, ông Bộ trưởng chỉ đồng ý đại khái rằng cần đưa ra những đề xuất cho các hoạt động trong tương lai tại Đông Nam Á khi có dịp cần đến" (2).
Không được các cấp trên của họ phía dân sự giúp thêm ý kiến chỉ đạo Hội đồng tham mưu trưởng liên quân vẫn tiếp tục đưa ra những đề xuất cho các hoạt động trong tương lai cũng trên các đường hướng tương tự. Suốt thời kỳ chiến tranh các đề xuất của họ cũng vẫn tiếp tục được đưa ra dưới hình thức xin Hoa Kỳ tăng thêm quân tại Nam Việt Nam và xin được nới rộng thẩm quyền hoạt động ra ngoài phạm vi Nam Việt Nam.
Vì lẽ Bộ trưởng Mc.Namara hoặc các giới chức dân sự cấp cao hơn khác, đã không giúp cho họ thấy thêm được những mục tiêu và nhiệm vụ quốc gia hoặc các quan niệm chiến lược nào khác hơn là những chuyện quá tổng quát như là chống lại xâm lăng hoặc giữ cho được Nam Việt Nam không thành Cộng sản. Các giới lãnh đạo quân sự hầu như bị bắt buộc phải tự tạo cho mình một quan niệm riêng trong việc tiến hành chiến tranh và cố nài ép để được chuẩn y.
Đến tháng 9-1965 các đơn vị từ Bắc Việt Nam đã xâm nhập một cách đáng kể và đã vượt hơn sức tăng cường của các lực lượng Hoa Kỳ. Hơn nữa, với những lực lượng đã được gia tăng của họ, địch càng tỏ ra sẵn sàng chấp nhận giao tranh trong những trận đánh qui mô lớn. Các lực lượng mới đến của Hoa Kỳ càng thấy rõ hơn về các hệ quả trong tương lai của việc địch tăng cường lực lượng.
Đã có trận đánh ác liệt trong thung lũng Ia Drang vào giữa tháng 11, trong đó có hơn 300 lính Mỹ tử trận.
Ngày 22-11-1965. Đại tướng Westmoreland đã vạch cho Washington thấy rằng địch đã tăng cường lực lượng gấp đôi mức dự trù cho lực lượng Hoa Kỳ trong giai đoạn II. Ông yêu cầu được tăng thêm quân đã được dự trù vì cho đấy là thiết yếu để đối phó với nguy cơ cấp bách và cho thấy rằng ngay với số lượng ông đang yêu cầu (sẽ nâng tổng số lực lượng giai đoạn II lên đến khoảng 154.000 người và đưa tổng số lính Mỹ tại Việt Nam lên gần 375.000 người vào giữa năm 1967) cũng không đuổi kịp sự tăng cường của địch. Theo Đại tướng Westmoreland, nếu muốn có một mức độ lực lượng đủ sức tiến qua thế công, chắc là cuối cùng sẽ cần phải triển khai thêm nhiều hơn nữa (3).
Do đó điều bất lợi của chính sách được chính quyền áp dụng hồi tháng 7-1965 đã được Bắc Việt Nam làm nổi bật lên trong tháng 11. Sẵn sàng đuổi kịp hoặc vượt qua sự tăng cường của Hoa Kỳ. Bắc Việt Nam đã chứng tỏ rõ ràng cho các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thấy rằng việc đưa quân vào Nam Việt Nam của Hoa Kỳ đã phát động bằng cách tham dự vào cuộc chiến tranh trên bộ, hiện có tính cách bất tận không biết đến đâu là hết.
Đứng trước thế tiến thoát lưỡng nan này, Tổng thống phái Bộ trưởng Mc. Namara sang Sài Gòn để nghiên cứu tình hình. Mc Namara đã ở lại Sài Gòn hai ngày 28 đến 30-11-1965 và đã trở về đề trình lên Tổng thống những nhận xét bi quan của ông. Ông nói rằng các kế hoạch hiện tại về việc triển khai các lực lượng giai đoạn I và giai đoạn II chắc cũng chưa đủ.
Nhằm cung cấp đủ số lính và vũ khí cần thiết... để thực hiện đúng các mục tiêu chúng ta đã đề ra, Mc.Namara đề nghị triển khai thêm quân để làm cho tổng số các tiểu đoàn cơ động Hoa Kỳ lên đến số 74 và tổng số nhân viên Hoa Kỳ tại Việt Nam lên khoảng 400.000 vào cuối 1966 với triển vọng có thể tăng thêm 200.000 nữa năm 1967 (4).
Ông Bộ trưởng đã cảnh cáo rằng ngay với các việc triển khai này cũng không chắc gì bảo đảm được thắng lợi. Ngược lại ông còn dự kiến rằng ngay với các việc triển khai được đề nghị, chúng ta sẽ phải đương đầu vào đầu năm 1967 với một sự bế tắc về quân sự ở mức độ cao hơn nhiều với công cuộc bình định vẫn bị đình đốn và với viễn cảnh không dễ gì chiến thắng vì triển vọng là Trung cộng sẽ ra mặt can thiệp" (5).
Tương lai mà Tổng thống đang phải đối phó không phải là một viễn cảnh thuận lợi. Trước khi phê chuẩn việc sử dụng nhiều quân như vậy của lực lượng Hoa Kỳ, Johnson lại tìm kiếm thêm các giải pháp thay thế khác như đã đề cập trước mùa hè 1965 việc ném bom Bắc Việt Nam đã bị loại vào hàng thứ yếu trong chiến lược quân sự của Hoa Kỳ.
Từ lúc Tổng thống có quyết định hồi tháng 7 phái thêm quân sang tham chiến ở Nam Việt Nam, chiến dịch Sấm Rền tại miền Bắc được xem như có ích và cần thiết nhưng chỉ là một việc hỗ trợ chứ không phải để thay thế cho các hoạt động tại Việt Nam. Nhưng việc ném bom cũng được xem như là một giải pháp để thương thuyết, một điều kiện để mặc cả vì có thể bãi bỏ để đánh đổi lấy việc Bắc Việt Nam giảm bớt hay ngưng các nỗ lực quân sự tại miền Nam.
Hồi tháng 5-1965 đã có một cuộc ngừng ném bom 5 ngày để xem liệu chính quyền Bắc Việt Nam sẽ có một hành động đáp ứng nào không. Song việc ngưng ném bom này đã được sắp xếp quá vội và không kịp loan báo sâu rộng trước khi phát động nên trong lĩnh vực ngoại giao không có sự chuẩn bị thích ứng. Hơn nữa khoảng cách thời gian của nó quá ngắn ngủi (13 đến 18-5) không thuận lợi cho một phản ứng có ý nghĩa.
Hồi tháng 7 Mc.Namara đã từng gợi ý cho Tổng thống thấy rằng tiếp theo việc triển khai các lực lượng Hoa Kỳ dự định trong giai đoạn I, một cuộc ngưng ném bom khác lâu hơn có lẽ sẽ rất thích hợp. Bây giờ Mc.Namara lại nhắc đến vấn đề ấy nữa, nói rằng biết đâu một cuộc ngưng ném bom trong 3 hay 4 tuần lễ sẽ có lợi trước khi có một cuộc triển khai thêm rất nhiều quân ở Việt Nam (6).
Tổng thống Johnson lúc đầu hoàn toàn không tin tưởng vào hiệu quả của đề nghị ấy và Dan Rusk, Mc Georgc Bundy, Đại sứ Lodge (vừa mới thay thế Taylor hồi tháng 7) và các giới chỉ huy quân sự cùng quan điểm hoài nghi ấy. Tuy nhiên đứng trước viễn ảnh cần triển khai thêm nhiều quân, dư luận dần dần ngả về phía chủ trương cho việc ngưng ném bom là đáng giá.
Cuộc ngưng ném bom vì vậy đã kéo dài 37 ngày từ 25-12-1965 đến 31-1-1966 và đã được tiếp nối bằng một cuộc vận động ngoại giao sâu rộng của Hoa Kỳ để thuyết phục Hà Nội đáp ứng bằng một hành động nào đó để tiến đến hòa bình. Song cuộc ngưng ném bom còn có một mục tiêu khác không nói ra, đó là việc tạo cho quần chúng thấy rằng Hoa Kỳ sẵn sàng dùng đến những việc ngoài khuôn khổ trong công cuộc tìm kiếm một giải pháp hòa bình tại Nam Việt Nam trước khi gia tăng việc sử dụng quân đội tại Nam Việt Nam.
Theo như lởi Bộ trưởng Ngoại giao Rusk đã thành thật nói trong một điện văn gửi Đại sứ Lodge: “viễn cảnh tăng cường đại qui mô quân số và gia tăng ngân sách quân sự khoảng gần hai chục tỷ cho thời gian 18 tháng sắp đến đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ lưỡng tinh thần quần chúng Hoa Kỳ. Điều cực kỳ cần thiết trong việc này là chúng ta phải chứng minh được rõ là chúng ta đã tìm đủ mọi giải pháp nhưng quân địch đã không dễ cho ta làm được cách gì khác hơn nữa" (7).
Tuy nhiên các sáng kiến ngoại giao của Hoa Kỳ cũng chẳng được việc và Hà Nội đã lợi dụng lúc ngưng ném bom để tuồn lính và quân dụng vào Nam Việt Nam, đến ngày 31-1 Tổng thống đã chỉ thị ném bom trở lại.
Bây giờ là lúc đã phải nghĩ đến việc quyết định triển khai thêm rất nhiều quân Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trong khi các cố vấn quân sự của ông đang tính toán lại các nhu cầu về binh lính, Tổng thống Johnson đã hội kiến lần đầu tiên với các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Nam Việt Nam ngày 7 - 8-2-1966 tại Honolulu. Tại đây cuộc thảo luận đã chú trọng chính yếu vào công cuộc bình định và các biện pháp phi quân sự có triển vọng được xúc tiến lại Nam Việt Nam. Tổng thống Johnson tỏ ý muốn thấy các chương trình này đem lại nhiều kết quả. Muốn thấy các kết quả cụ thể nắm chắc trong tay" (8)
Lúc đầu việc tăng cường các lực lượng Hoa Kỳ đã bị gò bó vì không kịp chuẩn bị cho các đơn vị sẵn sàng lên đường và tại Việt Nam chưa có đủ các phương tiện tiếp nhận và yểm trợ các đơn vị này. Một khi đã vượt qua được các khó khăn này, một việc mà người ta đã làm được vào đầu năm 1966 (9) lại đến lúc gặp trở ngại hoặc trong mức độ số lượng quân dự bị phải gọi nhập ngũ hoặc trong thời gian cần thiết để thành lập và huấn luyện các đơn vị mới.
Nhu cầu về các đơn vị mới càng thêm thúc bách hơn khi các yêu cầu của Tướng Westmoreland về số lượng binh lính và về nhịp độ triển khai vượt quá khả năng của các ngành phụ trách lấy từ trong các lực lượng hiện ra để cung ứng.
Nhưng Tổng thống Johnson vì đặt nặng vấn đề duy trì bầu không khí bình thường và vì e ngại không muốn đặt đất nước vào tình trạng thời chiến nên đã chống lại việc gọi quân dự bị nhập ngũ. Vì thế vấn đề này đã trở thành mối quan tâm chính yếu của các giới lãnh đạo quân sự và chính trị trong thời gian hai năm sau đó về sự can thiệp của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Sau cuộc hội kiến tại Honolulu, đã có một phương thức trù hoạch được phát động nhằm tính toán lại các yêu cầu về số lượng binh lính Hoa Kỳ hầu có thể cung ứng các lực lượng cần thiết mà khỏi phải gọi các quân dự bị nhập ngũ. Phương thức trù hoạch này đã được áp dụng trong cả việc xem xét triển khai thêm quân Hoa Kỳ tiếp theo sau:
"Tôi thường dự thảo các kế hoạch để xin thêm binh lính mà tôi cho là cần thiết căn cứ trên các ước tính tình hình của tôi. Việc này thường được thực hiện trên cơ sở từng năm một của niên lịch. Yêu cầu này đã được Bộ Quốc phòng, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và các quân chủng nghiên cứu, phân tích và đánh giá.
Sau khi đã qua được thủ tục này thì luôn luôn có một cuộc hội kiến trực tiếp giữa Bộ trưởng Mc Namara và tôi, trong đó chúng lôi đã đem vấn đề ra thảo luận tỉ mỉ, nghiên cứu đủ các đường lối hành động và đã đi đến chỗ nhất trí về số lượng binh lính cần phải tổ chức và chuẩn bị triển khai. Rồi vấn đề sẽ được chúng tôi đưa ra thảo luận với Tổng thống là người sẽ đưa ra quyết định (10).
Phương thức trù hoạch và tính toán này vẫn tiếp diễn trong suốt thời gian phần còn lại của năm ấy và đặc biệt lưu ý nhất là vấn đề khả năng đài thọ các việc triển khai thêm mà không phải gọi thêm quân dự bị nhập ngũ. Đến ngày 10-4-1966, Tổng thống Johnson đã phê chuẩn kế hoạch tăng cường quân số các lực lượng Hoa Kỳ sau đó mà không đòi hỏi phải gọi thêm quân dự bị nhập ngũ.
Kế hoạch này dự tính đến cuối năm 1968 lực lượng Hoa Kỳ lại Nam Việt Nam sẽ có 70 tiểu đoàn tổng cộng 583.500 người. Đến cuối tháng 6-1967 tổng số lực lượng Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam được dự trù là 425.000 người.
Trong thời kỳ 3 tháng tiếp theo sau đó sẽ có sự sắp xếp lại trong các khả năng triển khai và nhờ đó đã đưa tổng số lên 79 tiểu đoàn cơ động vào cuối năm 1966 và 82 tiểu đoàn vào tháng 6-1967. Tuy kế hoạch này được mệnh danh là chương trình 3 (xin đừng lầm lẫn với giai đoạn III) đầy tham vọng nhưng cũng vẫn dùng đến ít quân hơn là các đề nghị của Tướng Westmoreland lúc đầu.
Ngay cả trước khi Bộ Quốc phòng công bố các số liệu này, các vị chỉ huy quân đội (ngày 8-1966) coi các lực lượng tăng thêm như là những “lực lượng bổ túc" để có thêm khả năng cân xứng. Trong trường hợp yêu cầu này được thỏa mãn, quân số tại Việt Nam sẽ tăng lên 90 tiểu đoàn cơ động và 542.589 quân vào cuối năm 1967 (11).
Lại phát động thủ tục trù hoạch và tính toán, Bộ trưởng Mc Namara không thắc mắc về các nhu cầu mới này. Ông đã đưa ra những lời hướng dẫn như sau cho Hội đồng tham mưu trưởng liên quân:
"Như các ông đã biết, chính sách của chúng ta là cung cấp binh lính, vũ khí và tiếp liệu do Đại tướng Weslmoteland yêu cầu đúng vào thời điểm ông ta muốn tới mức tối đa khả năng của chúng ta. Các nhu cầu của TTL/TBD (Tổng tư lệnh/Thái Bình Dương) đã được duyệt xét mới đây nhất... cũng phải được thỏa mãn tương tự. Các yêu cầu chính đáng cho Nam Việt Nam phải được cố gắng triển khai cho đúng tối đa theo nhịp độ TTL/TBD. Tư lệnh viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam yêu cầu. Tuy thế tôi vẫn muốn và hi vọng sẽ có một sự nghiên cứu tỉ mỉ từng chi tiết một của các yêu cầu này để xác định từng món thật sự cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch chiến tranh của chúng ta" (12).
Dĩ nhiên, khi đề cập đến kế hoạch chiến tranh của chúng ta, Mc Namara muốn nói đến các kế hoạch chiến tranh do Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và các vị chỉ huy quân sự này, vì không được các giới có thẩm quyền cao cấp hơn hướng dẫn, đã tự đặt ra một chiến lược Hoa Kỳ tại Việt Nam và đã tự ấn định các nhu cầu về lực lượng.
Bộ trưởng Quốc phòng đã hạn chế vai trò của ông và bộ của ông vào việc chỉ duyệt xét các yêu cầu của các vị chỉ huy quân sự để biết chắc rằng họ không đòi hỏi quá đáng và có thể thỏa mãn được khi cần gọi quân dự bị nhập ngũ.
Cho đến giờ phút ấy, các giới chức dân sự Bộ Quốc phòng đã từ bỏ khá nhiều, không dự một tí nào trong việc chỉ đạo về chiến lược hoặc chính sách của chiến tranh và trên thực tế đã phó mặc cho các vị chỉ huy quân sự toàn quyền giành chiến thắng theo quan niệm riêng của họ trong giới hạn địa lý đã được đề ra để tránh sự can thiệp của Trung Quốc hay của Liên Xô.
Nhưng bây giờ đã có nhiều tý do khác bắt đầu xen vào để chẳng mấy chốc buộc Bộ trưởng Quốc phòng và các cố vấn của ông ta phải xem xét kỹ lưỡng các yêu cầu của lực lượng này và bắt đầu thắc mắc về kế hoạch chiến tranh của Hoa Kỳ.
Các chi phí của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam đầu mùa thu năm 1966 đã gây lạm phát nghiêm trọng tại nước này. Theo tường trình của Tòa đại sứ thì trong năm tài chính 1966, chỉ số giá sinh hoạt của giới lao động Sài Gòn đã tăng 92%. Một số vụ phá giá đồng bạc đã ổn định được tình hình, nhưng như Đại sứ Lodge cho biết thì “các chi phí dự trù của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam cho đến hết 1967 sẽ gặp khó khăn cho nỗ lực ổn định và sẽ làm cho vụ lạm phát gia tăng nhanh chóng chặn đường các tiến bộ chính trị và quân sự của chúng ta" (1).
Để giải quyết vấn đề này, Đại sứ Lodge đề nghị nên có một giới hạn tối đa cho các chi phí quân sự của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam đến hết năm 1967. Khuyến cáo này sẽ có tác dụng quan trọng vào việc quyết định để triển khai thêm quân trong năm 1967. Như lời Đại tướng Westmoreland đã nêu ra khi phản kháng khuyến cáo của Lodge, nếu giới hạn tối đa e chi phí này được chấp thuận thì sẽ có nghĩa là việc triển khai quân theo chương trình 3 của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam sẽ phải đình chỉ vào khoảng giữa tháng 12-1966.
Còn một yếu tố khác nữa ảnh hưởng vào chiến lược của Hoa Kỳ, đó là vấn đề phân vân do dự liệu có nên gọi quân dự bị nhập ngũ để thỏa mãn việc triển khai quân được đề nghị của Hoa Kỳ và, như Hội đồng tham mưu trưởng liên quân quan niệm, cũng không kém phần quan trọng để tái lập khối dự bị chiến lược đã bị hao hụt trầm trọng vì vụ tăng quân tại Việt Nam.
Các giới chỉ huy quân sự trong khi duyệt xét tình hình nhu cầu quân số năm 1967 đã phân tích cho Bộ trưởng Quốc phòng thấy về tình hình quân sự của Hoa Kỳ trên toàn cầu nếu phải thỏa mãn các yêu cầu số quân này. Đặt giả thuyết rằng sẽ không gọi các quân dự bị nhập ngũ, đồng thời sẽ không thay đổi trong chính sách luân phiên (nhiệm kỳ một năm đối với thành phần người Mỹ) và sẽ lấy người trong cơ cấu lực lượng thường trực để thỏa mãn các yêu cầu tăng quân thì sẽ thấy việc thỏa mãn yêu cầu tăng quân năm 1967 sẽ có một hậu quả tai hại.
Theo như Hội đồng tham mưu trưởng liên quân cho thấy, nếu không có việc gọi quân dự bị nhập ngũ vào các quân chủng thì khó lòng đáp ứng đúng kỳ hạn các yêu cầu quân số được đề ra. Trên thực tế, nếu chậm trễ trong việc cung ứng số quân này sẽ làm suy yếu thêm tư thế quân sự và khả năng của Hoa Kỳ trong việc duy trì việc triển khai quân ra phía trước để ngăn chặn các cuộc xâm lược trên khắp thế giới. Nó còn làm giảm bớt rất nhiều về khả năng nhanh chóng tăng cường cho NATO, tăng cường lực lượng đáp ứng các vụ bất trắc khác và duy trì được một cơ sở luân phiên và huấn luyện đầy đủ.
Đặc biệt đáng lưu ý trong trường hợp lục quân, việc rút bớt các quân dụng của các thành phần quân dự bị sẽ làm suy yếu các cơ cấu dự bị của lục quân rất đáng kể". Chung qui hình như đến đây Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đang nói cho Bộ trưởng Quốc phòng biết rằng đã đến lúc không còn có thể tiến hành chiến tranh ở Việt Nam đúng theo chiến lược của họ nữa, nếu không đồng thời gọi khá nhiều quân dự bị nhập ngũ.
Ý thức được vững vàng các sự kiện và khuyến cáo này, Bộ trưởng Mc Namara lại phải sang Sài Gòn đã thảo luận với vị tư lệnh chiến trường và để biết rõ hơn về những gì thật sự cần đến. Sau khi trở về ngày 10-8-1966. Mc Namara đã nói một cách đáng kinh ngạc rằng theo ông thấy các điều kiện mà dựa theo đó Hoa Kỳ đã phải sử dụng các lực lượng chiến đấu quan trọng sẽ không còn vững chắc nữa.
Trong bản báo cáo trình Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng đồng ý rằng tình hình quân sự đã có phần sáng sủa hơn năm 1965 nhưng trong tương lai lâu dài thì không có gì đáng lạc quan. Quả thật Mc Namara có vẻ có phần chán nản khi ông cho biết rằng ông không thể thấy có cách gì hợp lý để sớm kết thúc được chiến tranh (14).
Căn cứ vào các nhận xét, ông Bộ trưởng liền đề nghị nên thay đổi trọng tâm của chiến lược Hoa Kỳ. Thay vì đánh bại địch quân bằng các hoạt động tiến công như các vị tư lệnh quân sự thường kiên trì đề nghị, Mc Namara chủ trương giải pháp nên trở về một tư thế có phần là thế thủ bằng cách thu xếp cho chúng ta vào một tư thế quân sự có thể tin rằng chúng ta có thể duy trì vô hạn định - một tư thế có thể làm cho Bắc Việt Nam/Việt Cộng thấy việc ngồi chờ cho chúng ta chán và bỏ đi không còn hấp dẫn nữa.
Để đạt được việc này. Ông Bộ trưởng đã đề nghị một chương trình 5 điểm khác hẳn kế hoạch chiến tranh do các vị tư lệnh quân sự của ông đưa ra:
1) Loại trừ trường hợp chiến tranh đột biến, chúng ta nên... thôi đừng vượt quá tổng số 470.000 quân (lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ)
2) Nên dựng một hàng rào chống xâm lược ngang vùng eo biển Nam Việt Nam gần vĩ độ 17 và chặn ngang các đường mòn xâm nhập ở Lào.
3) Giữ nguyên chương trình Sấm Rền đánh miền Bắc ở mức độ hiện tại.
4) Xúc tiến một chương trình bình định tích cực.
5) Gia tăng các triển vọng đàm phán chấm dứt chiến tranh (ở đây Mc Namara đã đưa ra nhiều giải pháp có thể sử dụng được).
Tuy nhiên, theo như Mc Namara dự kiến thì dù cho có áp dụng các giải pháp này, cũng khó có triển vọng thắng lợi ngay trong tương lai gần đây. Theo như ông hình dung được lúc bấy giờ, chỉ có cách là chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến tranh lâu dài hơn nhằm chứng minh rõ ràng rằng đối với nhân dân Hoa Kỳ, các phí tổn và nguy cơ kéo dài vẫn còn trong giới hạn chấp nhận được đã có giải pháp để thắng lợi và việc kết thúc chiến tranh chỉ là một vấn đề thời gian mà thôi (15).
Tài liệu khá đen tối và bi quan này rốt cuộc đã trả lời cho các đòi hỏi của các vị tư lệnh quân sự muốn có một quan niệm chiến lược được chuẩn y cho các hoạt động của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tuy nhiên câu trả lời này rõ ràng là một sự từ chối hẳn các đề nghị của họ muốn đánh bại các lực lượng Bắc Việt Nam bằng cách gia tăng mạnh mẽ cho các lực lượng Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam và bằng cách nới rộng việc ném bom miền Bắc. Nhưng không phải chỉ từ chối suông, quan niệm của Mc Namara còn đưa thêm một chiến lược và một tiêu chuẩn khác để chiến thắng cùng với nhiều khái niệm mới và ý nghĩa của việc chiến thắng để lấy đó làm tiêu chuẩn cho các đề nghị khác trong tương lai của giới quân sự.
Sau khi các giải pháp thay thế này đã được đặt ra, thủ tục trù hoạch và chọn lọc đã được tiếp tục trên một cơ sở mới. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đúng như dự kiến, không đồng ý với giải pháp chiến lược thay thế của Mc Namara. Họ lại đưa ra một lần nữa quan niệm chiến lược đã được triển khai trước đây nhưng không được chuẩn y về việc gây sức ép tối đa cho đối phương ở bất cứ chỗ nào, không bị gò bó về chính trị nhằm có thể thực hiện được các mục tiêu của Hoa Kỳ trong thời gian ngắn nhất mà ít tổn hao nhân mạng nhất (16).
Họ chứng minh có hai lý do để gọi nhập ngũ quân dự bị: thứ nhất chúng ta không thể đáp ứng các yêu cầu thêm quân tại Việt Nam và đồng thời làm tròn bổn phận của chúng ta trong việc giúp quân cho NATO và các nơi khác bị uy hiếp mà không gọi quân dự bị nhập ngũ; thứ hai việc thực hiện được các mục tiêu chiến tranh của Hoa Kỳ không thể nào thành hình được mà không gọi quân dự bị nhập ngũ.
Luôn luôn bị ám ảnh vì việc gọi quân dự bị nhập ngũ, Tổng thống không thấy đắc ý với viễn cảnh phải gia tăng nhiều quân rất tốn kém. Sau một loạt các lần thảo luận với Tổng thống, Mc Namara đã chính thức thông báo Hội đồng tham mưu trường liên quân ngày 11-11-1966 rằng một chương trình triển khai thêm quân. Chương trình 4 đã được chuẩn y để đưa lực lượng Hoa Kỳ lên đến số 470.000 quân là mức cao nhất, phải thực hiện được vào tháng 6-1968 (với nhu cầu đầu tiên xin khoảng 542.000 quân vào cuối năm 1967).
Khi giải thích cái lập luận đưa đón các quyết định chương trình 4, Mc Namara đã nêu lên mối phân vân về chiến lược cuối cùng có vẻ đã giải quyết được như sau:
Bây giờ chúng ta phải lựa chọn giữa hai đường lối giải quyết mối đe dọa của các lực lượng chính quy BVN/VC. Theo đường lối thứ nhất thì trong năm 1967 cứ tiếp tục gia tăng lực lượng bạn càng nhanh càng tốt và không hạn chế đồng thời chủ yếu sử dụng các lực lượng ấy một cách đại quy mô trong các cuộc hành quân "tìm và diệt" để tiêu diệt các đơn vị chủ lực VC/BVN...
Theo đường lối thứ hai thì cũng xúc tiến một chiến lược chủ động “tìm và diệt" tương tự nhưng chỉ tăng cường các lực lượng bạn đến mức độ cần thiết để phân tán các đơn vị định tại Bộ Quốc phòng đã bắt đầu nghi ngờ hiệu quả của khái niệm do các vị cầm đầu quân đội đề ra, một khái niệm đã từng đưa đến các chương trình càng ngày càng hao tổn thêm mà lại không tạo được lấy một kết quả nào. Ảo tưởng chiến thắng một cách nhanh chóng đã tan biến khá mạnh mà rồi đến lúc ấy cũng chẳng có việc thắc mắc hoặc đánh giá lại toàn bộ các mục tiêu Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.
Khái niệm chiến lược lúc đầu đã phát xuất từ ước tính cơ bản là tình hình quân sự và chính trị tại Nam Việt Nam trong mùa xuân và đầu mùa hè 1965 kể như thất bại vô phương cứu chữa, nếu Hoa Kỳ đưa thêm nhiều lực lượng tác chiến nữa vào và nếu có cách gì thuyết phục Hà Nội ngưng yểm trợ Việt Cộng.
Các nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ không thấy cách gì khác hơn là Mỹ hóa chiến tranh và đánh bại địch ngay trên bộ. Muốn làm được việc này, đúng như thông lệ thì phải dùng sức mạnh tối ưu tác động vào đối phương và vào khả năng tiến hành chiến tranh của họ. Nhưng các nhà lãnh đạo dân sự Hoa Kỳ, mặc dù không chê trách gì chiến lược này hoặc công khai chủ trương một chiến lược khác, vẫn cố gắng hạn chế sự can dự của Hoa Kỳ.
Cho nên giới quân sự đã bị triệt mất các phương tiện trong việc sử dụng tối đa sức mạnh để nhanh chóng khống chế đối phương tại Bắc và Nam Việt Nam, tạo điều kiện trong tương lai cho họ có lý do chỉ trích “chủ trương dần dần từng mức độ và các gò bó chính trị" cản đường chiến thắng.
Nhưng ngay cả việc sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ theo lối dần dần từng mức độ, một đường lối đã cản trở ý muốn đạt được những kết quả nhanh chóng với quyết định của giới quân sự, chẳng bao lâu cũng tỏ ra quá hao tốn đối với một chính phủ quyết tâm duy trì nền kinh tế trong tư thế thời bình và nhất quyết không gọi nhập ngũ quân dự bị. Hơn nữa chiến lược này khi phải đương đầu với một sự tăng cường tương ứng của Bắc Việt Nam không thể đem lại những kết quả cụ thể cho một Tổng thống cứ muốn có những kết quả cụ thể “nắm chắc trong tay”.
Cho nên trong thời kỳ này, người ta đã cố tìm những giải pháp thay thế để có thể làm giảm bớt sức ép đòi hỏi các tài nguyên của Hoa Kỳ, nhất là về nhân lực, trong khi vẫn giúp sức cho nỗ lực quân sự. Trong số các giải pháp, người ta thấy gồm có một kế hoạch làm hàng rào ngăn chặn theo đề xuất của Mc Namara, các cuộc vận động các nước trong “thế giới tự do" đổ thêm quân để bổ sung cho lực lượng Hoa Kỳ và các hoạt động gia tăng về ngoại giao nhằm vào việc lôi cuốn Bắc Việt Nam đi đến chỗ thương thuyết (18).
Sắp bước sang năm mới mà cuộc tranh luận về đường lối của các chiến thuật cơ bản của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam vẫn tiếp diễn trong khi người ta càng thấy rõ thêm rằng tính chất các mục tiêu của chúng ta, các cơ sở chính trị trong quyết tâm của chúng ta, tầm vóc thiết ứng của sự hiện diện của chúng ta và các chiến lược trên bộ và trên không cần xúc tiến vẫn chưa thành hình được, hoặc được xác định cẩn thận trong nội bộ chính quyền.
Giới dân sự trong Bộ Quốc phòng vẫn tiếp tục nhấn mạnh lập luận cần thiết lập an ninh và ổn định mức độ quân số và ném bom trong thời gian lâu dài. Các giới chức quân sự vẫn tiếp tục khẳng định khái niệm chiến lược của họ nhằm "đánh bại hoạt động lật đổ và tấn công của Cộng sản được bên ngoài chỉ đạo và yểm trợ”. Họ đả kích điều kiện tiên quyết cho rằng việc phục hồi tình trạng ổn định về kinh tế tại Nam Việt Nam là điều quan trọng hàng đầu và cho rằng giới hạn tối đa là 470.000 quân là không thích ứng và quá gò bó.
Cho nên, Bộ trưởng Quốc phòng, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và tư lệnh chiến trường vẫn chưa nhất trí được trong việc quan niệm về chiến lược và về các mục tiêu của đất nước tại Nam Việt Nam. Sự kiện này có khuynh hướng không những tăng thêm phần gay gắt trong vấn đề cảm thông vẫn luôn luôn gây trở ngại trong việc thiết kế chính trị - quân sự mà còn đặt giới quân sự vào thế thụ động.
Mối bất đồng giữa chính sách của Washington và việc chỉ đạo chiến tranh về mặt quân sự, trước khi được xóa bỏ cũng đã có một thời rất quan trọng. Tuy nhiên lúc bấy giờ tình trạng nhập nhằng và mơ hồ cứ vẫn tiếp diễn, Tổng thống hình như nghĩ rằng muốn duy trì được hòa hợp và lôi cuốn các lãnh đạo quân sự của ông liên tục ủng hộ thì tốt hơn hết là cứ giữ cho khái niệm chiến lược tiếp tục nhập nhằng hoặc không rõ rệt.
Tính chất cơ bản của mối bất đồng này về khái niệm chiến lược đã được cả báo chí lẫn quốc hội đề cập khi quần chúng bắt đầu bớt ảo tưởng về lối tiến hành chiến tranh. Việc quần chúng bớt ảo tưởng này gồm cả diều hâu lẫn bồ câu đã nói lên được sự tranh chấp trong nội bộ chính quyền.
Về phía diều hâu, những nhân vật chính trị có truyền thống thiện cảm đối với giới quân sự đã được lôi cuốn lên tiếng đả kích việc hạn chế ném bom và hạn chế số lượng binh khí.
Thượng nghị sĩ Stennis. Chủ tịch ủy ban Quân lực tuyên bố rằng phải thỏa mãn các yêu cầu thêm quân của Tướng Westmoreland dù rằng phải động viên gọi nhập ngũ hoặc động viên gọi nhập ngũ từng phần. Stennis sau này còn lên án thêm rằng “các vị tư lệnh quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam không được cung ứng đầy đủ quân lính cần thiết và việc ném bom miền Bắc lại bị hạn chế quá đáng".
Và Chủ tịch Menden Rivers của Ủy ban Quân lực Hạ nghị viện còn kêu gọi Hoa Kỳ "nên đánh tan Hà Nội nếu cần, bất chấp dư luận thế giới".
Về mặt trái của vấn đề, “khủng hoảng tín nhiệm" giữa các lời tuyên bố của chính quyền và các hành động tại hiện trường ở Việt Nam ngày càng thêm sâu rộng. Một loạt các bài báo tường thuật các thương vong do việc Hoa Kỳ ném bom gây ra trong đám thường dân của Harrison Salisbury, phóng viên tờ New York Times từ Hà Nội gửi về, đã gây ra một loạt tranh cãi về vấn đề đạo đức và hiệu quả của chiến dịch đánh Bắc Việt Nam bằng không quân.
Các thủ lĩnh sinh viên ôn hòa trong một bức thư gửi Tổng thống đã ghi nhận - có sự khác biệt giữa các lời tuyên bố của Hoa Kỳ về Việt Nam và những hành động của Hoa Kỳ tại đây, cho thấy có sự lầm lẫn trong các mục đích cơ bản của Hoa Kỳ và cảnh giác đề phòng chiều hướng "đi từ chỗ lầm lẫn qua chỗ chống đối".
Quần chúng và báo chí càng ngày càng cảnh giác thận trọng đối với các thống kê và các lời tuyên bố do Washington đưa ra. Trong tháng 5-1967, một cuộc thăm dò dư luận của viện Harris cho thấy quần chúng có vẻ trách cứ Hoa Kỳ vi phạm đình chiến không khác gì đối phương. Hồi đầu tháng Lầu Năm Góc đã nhìn nhận tổn thất 1.800 máy bay tại Việt Nam so với số 622 "máy bay chiến đấu” họ đã thông báo trước đấy
Ngay như tờ Chicago Tribune (Diễn đàn Chicago) cũng đã ước đoán rằng hoặc các số liệu về Việt Nam không đúng hoặc Lầu Năm Góc muốn đánh lạc hướng. Tờ báo đã nhắc lại một cuộc họp báo liên bộ của các Bộ trưởng Mc Namara và Rusk trong đó họ loan báo các lực lượng quân sự Cộng sản tại Việt Nam đã bị nhiều tổn thất nặng nề trong vài tháng vừa qua, do đó đã mất đi khá nhiều hiệu quả, nhưng trong câu sau đó lại loan báo rằng nhiều hoạt động quan trọng của Cộng sản tại Nam Việt Nam đã gia tăng đáng kể và ngay Bob Hoe cũng đã nhìn nhận rằng vài diễn viên đã từ chối không muốn tham gia chuyến đi biểu diễn hằng năm của ông trong dịp Giáng sinh để giúp vui cho binh sĩ tại vùng chiến tranh, lý do họ không tán thành chính sách của Hoa Kỳ (20).
Các chi phí chiến tranh cũng đã được đưa ra trước dư luận quần chúng Hoa Kỳ với sự quan tâm ngày càng gia tăng. Hồi giữa tháng 5, Ủy ban chuẩn chi Hạ nghị viện đã chấp thuận một đạo luật chuẩn chi bổ túc 12 tỷ đô la cho quốc phòng và một tuần lễ sau, Thượng nghị viện với đa số áp đảo đã chấp thuận chuẩn chi 20.8 tỷ đô la để mua sắm quân dụng.
Tổn thất của Hoa Kỳ được loan báo ngày 10-3-1967 là sự tổn thất nặng nề nhất của Hoa Kỳ trong một tuần của bất cứ thời nào trong chiến tranh... tử trận 1.381 và bị thương lẫn mất tích trong khi chiến đấu, tổng cộng 1.617. Người ta càng nhận thức thêm rằng chiến tranh chắc sẽ kéo dài và sẽ rất tốn kém.
Mối tranh chấp cơ bản trong nội bộ Lầu Năm Góc về chiến lược để tiến hành tại Việt Nam chẳng mấy chốc đã được đưa ra công khai trở lại. Ngày 18-3-1967 Đại tướng Westmoreland đã đệ trình Tổng tư lệnh Thái Bình Dương một bản danh sách nhu cầu tăng thêm quân của ông được dự liệu đến hết tháng 6-1967, Westmoreland cho biết mặc dù ông đã không thẳng thắn phản đối giới hạn 470.000 quân được ấn định trước đây, nhưng việc nhận định lại tình hình đã cho thấy rõ ràng lực lượng này tuy có thể giúp cho Hoa Kỳ nắm được thế chủ động song vẫn không tạo được khả năng tiến hành các hoạt động bền bỉ với quy mô và cường độ cần thiết để tránh một cuộc chiến tranh kéo dài không hợp lý.
Do đó Tướng Westmoreland cho thấy lực lượng tối thiểu cần thiết để khai thác các thắng lợi và nắm quyền kiểm soát thực sự trên các khu vực đã thanh toán hết ảnh hưởng của địch cần phải có thêm hai sư đoàn và 1/3 nữa, tổng cộng là 21 tiểu đoàn cơ động. Ông cho rằng lực lượng cần đến tốt nhất sẽ là bốn sư đoàn và 2/3, cộng với các lực lượng yểm trợ sẽ lên đến tổng số khoảng 220.000 quân, sẽ được tăng thêm vào mức tối đa 470.000 quân năm 1967 (21).
Sau khi triển khai thêm nhiều chứng minh chi tiết cho các số liệu này. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã trình lên Bộ trưởng Quốc phòng ngày 20-4-1967 cần có thêm lực lượng nữa để thực hiện các mục tiêu mà họ nghĩ rằng Hoa Kỳ đang theo đuổi tại Việt Nam.
Lời yêu cầu của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã tái xác nhận các mục tiêu và chiến lược cơ bản đã từng được đề cập trong những lần yêu cầu thêm quân từ năm 1965, nhưng đã trở thành vấn đề tranh chấp trong nội bộ chính quyền. Các nhà lãnh đạo quân sự đã lập lại quan niệm của họ cho rằng mục tiêu quốc gia của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam vẫn là việc xây dựng được một chính quyền ổn định, độc lập và chống Cộng.
Họ cho thấy các nhiệm vụ chính yếu của quân đội để thực hiện mục tiêu này là:
a) Gây khó khăn và hao tổn càng nhiều càng tốt cho quân đội Bắc Việt trong việc yểm trợ có hiệu quả cho Việt Cộng (VC), và làm cho Bắc Việt Nam (BVN) thôi chỉ đạo cuộc nổi dậy của VC.
b) Đánh bại quân đội VC/BVN và buộc các lực lượng quân đội Bắc Việt phải rút lui.
c) Khuếch trương quyền lực, quyền lãnh đạo và kiểm soát của chính phủ.
d) Ngăn chặn không để Trung Cộng can thiệp trực tiếp tại Đông Nam Á (29)
Rồi họ đề ra ba lĩnh vực tổng quát cần phải phấn đấu trong nỗ lực quân sự nhằm thực hiện được những nhiệm vụ này:
1. Hoạt động chống các lực lượng quân đội VC/BVN tại Nam Việt Nam đồng thời với việc trợ giúp chính quyền Nam Việt Nam trong nỗ lực xây dựng quốc gia của họ.
2. Hoạt động để chặn đứng và làm giảm bớt nguồn xâm nhập binh lính và quân dụng từ Bắc Việt Nam vào Nam Việt
3. Hoạt động để chặn đứng và làm giảm bớt việc nhập khẩu vật dụng nuôi dưỡng chiến tranh vào Bắc Việt Nam (22).
Các giới lãnh đạo quân sự nghĩ rằng nỗ lực trong từng lĩnh vực này chưa được thích ứng. Tại Nam Việt Nam vì thiếu lực lượng nên chưa tạo được một môi trường an toàn cho dân chúng. Tại Bắc Việt Nam cần phải mở rộng chiến dịch ném bom để làm giâm bớt sự xâm nhập người và đồ tiếp tế vào miền Nam và trong lĩnh vực thứ ba, nhưng nỗ lực tương đối đã bị hạn chế.
Do đó ngoài việc triển khai thêm quân cho lực lượng trên bộ tại Nam Việt Nam, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đề nghị gia tăng nỗ lực chống các đường tiếp tế chiến lược vào Bác Việt Nam. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân một lần nữa lại cho thấy họ nghĩ rằng việc gọi nhập ngũ quân dự bị và việc gia hạn nhiệm kỳ nghĩa vụ quân sự là những việc có thể làm được để đáp ứng các nhu cầu thêm trong năm tài chính 1968, đúng trong khuôn khổ thời hạn quy định và trong một lời yêu cầu khác muốn có một chiến lược được chấp nhận trong việc liến hành chiến tranh, một việc mà họ đã từng vận động ngay từ khi mới triển khai quân lần đầu tiên năm 1965, các giới lãnh đạo quân sự đề nghị chiến lược quân sự của họ trong việc tiến hành chiến tranh tại Đông Nam Á cần được chấp thuận trên nguyên tắc (23).
Vì thế các vấn đề đã được thẳng thắn đặt ra với Tổng thống và quả thật trong trường hợp này ông có vẻ như đã tham gia vào việc dự trù khá sớm hơn các loạt dự trù lực lượng trước đây.
Ngày 25-4-1967, Đại tướng Westmoreland trở về Hoa Kỳ bề ngoài có vẻ là để thuyết trình trong đại hội hàng năm của thông tấn xã Associated, đã hội kiến với Tổng thống ngày 27-4. Westmoreland đã nói cho Tổng thống biết rằng nếu yêu cầu tăng quân của ông không được đáp ứng, không nhất thiết phải thua trận, nhưng chắc chắn là sẽ không tiến triển nhanh chóng được.
Ông cũng nhìn nhận rằng chắc chắn có thể địch cũng sẽ tăng thêm quân mặc dù ông cho rằng chúng ta đã đạt được mức độ làm cho địch tăng quân không kịp bù trừ sự tiêu hao. Đại tướng Westmoreland kết luận rằng nếu dự trù với 565.000 quân, chiến tranh rất có thể tiếp diễn trên 3 năm, song nếu có được tổng số 665.000 như ông đã yêu cầu, rất có thể kể... trong vòng 2 năm. Đại tướng Wheeler nhắc lại... không thấy mối lo ngại của ông về khả năng các nguy cơ quân sự tại các nơi khác trên thế giới (24).
Trong khi ấy tại Bộ Quốc phòng, người ta đã tích cực cố gắng tìm cách giải quyết yêu cầu tăng quân của Westmoreland. Quan niệm chiến lược làm cơ sở cho yêu cầu tăng quân này đã gặp phải sự chống đối trực tiếp của các viên chức dân sự quốc phòng. Các viên chức này thiên nhiều hơn về chiến lược đã được Mc Nạmara đề ra hồi tháng 11-1966. Họ chủ trương cần phải quy định một giới hạn cho số lượng binh sĩ Hoa Kỳ, nhờ đó ổn định được cuộc chiến tranh trên bộ.
Dĩ nhiên Hội đồng tham mưu trưởng liên quân phản đối, tuyên bố rằng tình trạng này sẽ làm cho không dễ gì kết thúc chiến tranh trong điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ, sẽ ít có khả năng để phát động thêm các hoạt động mới hoặc duy trì được thế đang lên và tiêu biểu cho một đường hướng đáng ngại trong việc Hoa Kỳ thay đổi chiều hướng của mình trong các mục tiêu và ý định tại Đông Nam Á (25).
Các cuộc tranh luận về chiến lược vẫn tiếp diễn suốt mùa hè. Nhưng lại một lần nữa, đáng lý phải là một cuộc tranh luận cơ bản về các mục tiêu của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam thì nay chỉ còn là một vấn đề bàn luận duy nhất về cách thức thỏa mãn nhu cầu tăng quân như thế nào để khỏi gọi quân dự bị nhập ngũ.
Vấn đề này đã xuất hiện công khai ngày 23-6-1967 trước khi Bộ trưởng Mc Namara sắp đi một chuyến khác qua Sài Gòn. Trên tờ báo Washington News (Tin tức Washington) Jim Lucas nhận xét rằng đang có nạn thiếu hụt nhân lực tại Việt Nam và khó lòng đáp ứng được yêu cầu mới nhất của Đại tướng Westmoreland xin thêm quân mà đại khái không có gọi nhập ngũ quân dự bị. Lucas còn thêm rằng người ta thấy rất rõ ràng việc Nhà trắng cố làm hết sức để khỏi gọi nhập ngũ quân dự bị nếu có thể được trước cuộc bầu cử năm sắp tới. Bài báo đã nêu lên tình trạng thiếu hụt quân số hiện có trong các đơn vị trên bộ của Lục quân và Lính thủy đánh bộ và còn nói thêm là các đơn vị này hiện đang hoạt động với một số quân dưới mức chấp nhận được.
Một bài báo tương tự của Weil Sherman trong tờ báo New York Times (Thời báo New York) ngày 3-7-1967 đã tường thuật chính xác về các yêu cầu tối thiểu và trong điều kiện thuận lợi nhất. Đại tướng Westmordand xin thêm quân đã cho thấy chính quyền không thể đáp ứng yêu cầu tăng quân của tư lệnh chiến trường mà không phải gọi nhập ngũ từng phần quân dự bị và gia tăng đáng kể trong chi phí chiến tranh và đã nêu lên tình trạng quân số thiếu hụt trầm trọng gây ra trong các đơn vị lục quân khắp thế giới để đáp ứng các yêu cầu hiện thời của chiến trường Việt Nam.
Việc tìm kiếm các biện pháp thay thế vẫn liếp tục diễn ra. Vào khoảng giữa tháng 7, Tổng thống phái Maxwell Taylor và Clark Clifford qua Viễn Đông hình như để tiếp xúc với các đồng minh và để trình bày về chính sách của Hoa Kỳ, mục đích thực sự của họ để đốc thúc các nước đã từng cung cấp tượng trưng lực lượng tác chiến trên bộ cho nỗ lực tại Việt Nam bây giờ phải đưa thêm quân không còn là chuyện bí mật nữa.
Cố gắng của họ, mà báo chí coi như là một việc có tính cách bức bách, các đồng minh không sẵn lòng, kể như đã thất bại. Tổng thống Marcos của Philippine (26) từ chối không gặp các đại diện của Tổng thống Hoa Kỳ. Thái độ của Nam Triều Tiên, Ôxtrâylia, Niu Dilân và của Thái Lan miễn cưỡng như thể không muốn quan tâm nhiều về tình hình Việt Nam đã tác động mạnh mẽ vào Clifford. Sau này ông nói rằng chuyến đi với phản ứng của các nước này đã làm cho ông phải bắt đầu nghi ngờ về chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Trong khi ấy các chuyên gia nghiên cứu đã kết luận có thể đưa ra triển khai thêm tại Việt Nam một tổng số 51.249 quân trong các tiểu đoàn cơ động mà không cần thay đổi nhiệm kỳ một năm phục vụ tại Việt Nam, không cần động viên quân dự bị và không cần triển khai đến các đơn vị tăng cường NATO hiện đang ở Hoa Kỳ.
Trong bức thông điệp ngân sách gửi Quốc hội ngày 3-8-1967, Tổng thống Johnson đã tiết lộ dự kiến "phải thêm tối thiểu là 45.000 quân nữa sang Nam Việt Nam trong năm tài chính này để nâng tổng số quân Hoa Kỳ được phép tại khu vực chiến trường lên đến 525.000 quân” (26). Đây là chương trình chính thức được Bộ Quốc phòng công bố ngày 14-8.
Báo chí và quần chúng đã đón nhận lởi loan báo này với một thái độ khá nhẫn nhục gần như hờ hững. Ngày 7-8-1967 trong một bài báo dài từ Sài Gòn gửi về, John Apple của tờ New york Times nói sở dĩ cứ thường xuyên xin tăng thêm quân là vì Hoa Kỳ đã thất bại trong việc đào tạo một quân đội có hiệu lực cho Nam Việt Nam. Ông coi là chiến tranh đã lâm vào tình trạng “bế tắc" và cho thấy không thể nào chiến thắng được "trừ phi biến đổi được sự kiện chính yếu trong nỗ lực chiến tranh của đồng minh - tình trạng xã hội Nam Việt Nam quá thờ ơ một cách nguy kịch trong việc phấn đấu cho sự sống còn của mình".
Cũng trong ngày ấy, Đại tướng Harold M.Johnson, Tham mưu trưởng lục quân hình như đã tuyên bố tại Sài Gòn rằng tại khắp các khu vực chính yếu của chiến trường nơi nào cũng có khả năng thắng lợi. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược, càng khó biết tin ai và quần chúng Hoa Kỳ thường có vẻ dễ ngả theo quan điểm bi quan hơn.
Các mâu thuẫn về chính sách trong nội bộ chính quyền đã được phơi bày với những chi tiết chua cay trong các buổi điều trần về chiến tranh bằng không quân tại Bắc Việt trước tiểu ban điều tra về tình trạng sẵn sàng chiến đấu của Thượng nghị sĩ Stennis thuộc ủy ban Quân lực Thượng viện trong tháng 5-1967.
Các thành viên của tiểu ban, nổi tiếng có cảm tình tốt với giới quân đội, rất lo ngại các hạn chế về việc ném bom tại miền Bắc là không cần thiết, đi ngược lại ý kiến của quân đội và đang làm cho chiến tranh càng thêm kéo dài.
Các viên chức dân sự Bộ Quốc phòng chủ yếu là Bộ trưởng Quốc phòng, người đã quy định những hạn chế này đi ngược lại ý kiến hợp lý của quân đội quả là chủ đích của cuộc điều tra này. "Vấn đề thực sự là liệu chúng ta có đang làm những gì chúng ta có thể làm và phải làm theo như quan niệm các chuyên gia quân sự của chúng ta (nhất định về điểm này) để đánh địch bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào và bằng bất cứ cách nào để có thể kết thúc chiến tranh một cách mau chóng nhất và để nhờ đó đỡ tổn hại sinh mạng lính Mỹ" (27).
Tiểu ban để cho các giới chỉ huy quân sự có trách nhiệm trong chiến tranh bằng không quân điều trần trước tiên. Họ đều chủ trương rằng việc ném bom còn có thể hiệu nghiệm hơn hiện nay rất nhiều - và chuyện này vẫn có thể làm được - nếu các nhà lãnh đạo dân sự chịu nghe lời khuyến cáo của giới quân sự và giải tỏa các quyền kiểm soát quá gò bó.
Lúc Bộ trưởng Mc Namara ra điều trần trước Tiểu ban ngày 25-8, ông trực tiếp chống đối quan niệm này. Ông đã biện hộ cho chiến dịch ném bom, cho rằng chiến dịch này đã được trù hoạch thận trọng rất phù hợp với các mục đích hạn chế của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á. Ông Bộ trưởng chủ trương rằng những người chỉ trích tính chất hạn chế của việc ném bom đang chạy theo những mục đích không thực tế như là việc bẻ gãy ý chí của Bắc Việt Nam và cắt đứt đường xâm nhập vật dụng chiến tranh vào miền Nam. Ông Bộ trưởng quả quyết rằng không thể lấy chiến tranh bằng không quân để thay thế cho cuộc chiến tranh gay go đang được tiến hành tại miền Nam" (28).
Ngày 31-8-1967 Tiểu ban đã công bố bản phúc trình đúng như người ta đã tiên đoán trong đó tán thành hầu hết tất cả những điều chỉ trích của giới quân sự và khuyên chính quyền rằng "Lôgic và khôn ngoan bắt buộc là nên quyết định theo ảnh hưởng của nhận định nhất trí của giới quân sự nhà nghề".
Phúc trình Stennis đã công khai vạch trần mối rạn nứt về đường lối trong nội bộ chính quyền. Trong một cuộc họp báo ngày 1-9-1967, phần lớn dành để đề cập đến vấn đề ném bom, Tổng thống đã đề cao ý kiến mà các nhà lãnh đạo quân đội đã giúp ông (29).
Ấy thế mà Mc Namara còn sẽ phải nhức nhối với cái quyết định ném bom về sau này hơn là vụ gần như là chối bỏ này. Chẳng hạn ngày 10-9-1967 hải cảng thứ ba của Bắc Việt Nam ở Cẩm Phả, một mục tiêu mà Mc Namara đã khuyên đừng ném bom và đã đặc biệt trình bày trong lời điều trần đã bị ném bom lần đầu tiên (30). Hình như đang có sự xung đột giữa Bộ trưởng quốc phòng và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân mà Tổng thống có vẻ như muốn thiên vị các cố vấn quân sự của mình.
Tuy nhiên như đã nói. nội dung của cuộc tranh cãi gay gắt trong nội bộ chính quyền năm 1967 là vấn đề phương thức tiến hành cuộc chiến tranh trên bộ và cuộc tranh cãi này quy tụ vào một điểm chính yếu - vấn đề động viên. Khi nào Tổng thống bắt đầu nghĩ đến vấn đề khó nắm vững được như là vấn đề sự hao tổn của chiến tranh Việt Nam đã vượt quá mức chịu đựng được của quần chúng Hoa Kỳ là luôn luôn ông gặp phải vấn đề động viên, trong đó có chuyện phải gọi nhập ngũ quân dự bị để yểm trợ một cuộc chiến tranh đang bắt đầu càng ngày càng đáng chán ghét đối với quần chúng Hoa Kỳ.
Chính điểm ức chế này cùng với các ảnh hưởng chính trị và xã hội của nó chứ chẳng phải bất cứ một lý lẽ nào cả của các quan niệm chiến lược hoặc triết lý chiến tranh, đã chi phối chính sách chiến tranh của Hoa Kỳ. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân lại thất bại trong việc làm cho người ta chấp nhận được quan niệm chiến lược trong việc tiến hành chiến tranh.
Thật ra ngay như một sự thay đổi trong quan niệm cũng như trong các mục tiêu cũng không thấy đề cập trong quyết định phân phối thêm một số quân hạn chế lực lượng tác chiến trên bộ cho chiến tranh. Nhưng với số quân được phân phối ít hơn nhiều so với số lượng có thể là cần thiết cho quân dội thực hiện quan niệm chiến thuật của họ, chắc bắt buộc sẽ phải có một sự thay đổi trong phương thức tiến hành chiến tranh tại chiến trường.
Nhân cơ hội này Bộ trưởng Mc Namara có vẻ càng tin tưởng một cách mạnh mẽ hơn trong quá khứ rằng đường lối chiến tranh tại Việt Nam cần phải được cấp cao nhất duyệt lại và phê chuẩn. Bộ trưởng Quốc phòng đã trực tiếp trình lên Tổng thống một bị vong lục đề ngày 1-11-1967 nói lên cảm nghĩ của ông ta cho rằng “nếu cứ tiếp diễn đường lối hành động hiện nay tại Việt Nam thì sẽ nguy hại, tổn hao và không đúng ý đối với nhân dân ta".
Trong bản bị vong lục, Mc Namara đã đề nghị các biện pháp thay thế hướng về việc ổn định các hoạt động quân sự của chúng ta tại miền Nam... và các hoạt động không quân của chúng ta tại miền Bắc đồng thời với việc chứng tỏ rằng các cuộc tấn công miền Bắc bằng không quân không gây trở ngại cho việc thương thuyết để đi đến một sự giải hòa".
Mc Mamara đã kết luận bị vong lục bất thường của ông ta với ba đề nghị tương tự kỳ lạ với những đề nghị ông đã đưa ra hồi tháng 8-1966. Thứ nhất ông đề nghị Hoa Kỳ nên loan báo rằng họ sẽ không nới rộng thêm các hoạt động không quân tại miền Bắc hoặc quy mô các lực lượng tác chiến tại miền Nam quá mức hiện đã được dự liệu. Thứ hai, Mc Namara đề nghị nên ngừng ném bom trước khi kết thúc năm 1967. Cuối cùng ông chủ trương nên nghiên cứu lại hoạt động quân sự tại miền Nam nhằm làm giảm bớt số thương vong của Hoa Kỳ và làm cho Nam Việt Nam phải đảm nhận thêm nhiều trách nhiệm hơn nữa việc tự bảo vệ an ninh cho chính họ" (31).
Tổng thống Johnson đã nghiên cứu bị vong lục của Mc Namara khá lâu và khá kỹ lưỡng. Ông đã cho áp dụng chiến lược thay thế do Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đề xướng. Trong một bữa ăn trưa tại Nhà Trắng ngày 12-9, Tổng thống đã yêu cầu các cố vấn quân sự của ông đề nghị thêm những hoạt động mà trong khuôn khổ có hạn chế của đường lối hiện hành có thể gia tăng sức ép đối với Bắc Việt Nam và xúc tiến nhanh chóng việc thực hiện các mục tiêu của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.
Tuy nhiên ở đây các tướng chỉ huy quân sự cũng chẳng có gì là tỏ ra linh hoạt và sáng tạo. Trong lời phúc đáp của họ ngày 17-10-1967. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã cho thấy với một luận điệu có phần ẩn nhẫn rằng họ cảm thấy công việc đã và đang tiến triển chậm chạp phần lớn là do sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ đã bị gò bó đến mức đã làm mất đi khá nhiều tác dụng và hiệu quả của nó. Họ chủ trương rằng các hoạt động quân sự đã gặp trở ngại với 4 trường hợp sau đây:
a) Việc tấn công vào các mục tiêu quân sự của địch đã được thực hiện theo kiểu kéo dài và chừng mực nên địch đã kịp thích ứng trên phương diện tâm lý, kinh tế và quân sự nghĩa là đã làm quen với khó khăn và gian khổ do chiến tranh đem lại, đã phân tán được hệ thống hậu cần yểm trợ của họ và đã mở được các đường vận chuyển thay thế và một hệ thống phòng không đáng kể.
b) Các khu vực đất thánh an toàn bao gồm nhiều mục tiêu quân sự quan trọng đã được dành cho địch.
c) Các hoạt động biệt kích tại Campuchia và Lào đã bị hạn chế.
d) Nhiều vụ nhập khẩu để tiếp tế quan trọng bằng đường biển vào Bắc Việt Nam đã được thực hiện không bị trở ngại
Với một giọng bi quan, Hội đồng tham mưu trường liên quân đã cho thấy rằng chừng nào còn tiếp tục gò bó các hoạt động quân sự trong khuôn khổ các hạn chế này thì vẫn không thể nào có tiến triển nhanh chóng được.
Hồi lúc ấy, các nhà lãnh đạo quân sự đã kể ra một loạt các biện pháp mà họ cho rằng cần phải áp dụng. Những đề nghị của họ bao gồm những việc như giải tỏa các hạn chế đối với chiến dịch không quân, đánh phá tất cả các mục tiêu quân sự đáng kể tại Bắc Việt Nam, gài thủy lôi vào tất cả các cảng biển sâu, các đường sông nội địa và các cửa sông của Bắc Việt Nam trên vĩ độ 20 Bắc, nới rộng các hoạt động trên mặt biển lên quá vĩ độ 20 Bắc, gia tăng các hoạt động ngăn chặn của không quân tại Lào và dọc biên giới Bắc Việt Nam, nới rộng và chuyển hướng các chương trình hoạt động biệt kích tại Bắc Việt Nam.
Tổng thống duyệt lại các khuyến cáo của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân nhưng đã cho thấy rằng một số các khuyến cáo ấy đã từng bị bác bỏ trước đây và bây giờ không thể chuẩn y được (32).
Rốt cuộc người ta đã thấy rằng các nhà lãnh đạo quân sự đã phải chấp nhận các hạn chế chính trị mà vị tổng tư lệnh đã áp đặt cho họ. Đến ngày 27- 11-1967, đáp ứng một lời kêu gọi khác của Tổng thống yêu cầu giúp thêm ý kiến trong việc hành quân tại Đông Nam Á trong 4 tháng tới, các nhà lãnh đạo quân sự đã nhắc lại bản phân tích bi quan của họ.
Trong khuôn khổ các đường lối chỉ đạo của chính sách hiện hành không thể nào tiến hành được các kế hoạch mới để có thể tạo được một sự gia tăng nhanh chóng hay đáng kể có thể thấy được trong mức độ tiến triển trong tương lai gần đây (33) Do đó Tổng thống càng ý thức được khoảng cách sâu rộng giữa các đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng và các khuyến cáo của các nhà lãnh đạo quân sự của ông.
Tuy thế cũng khá ngạc nhiên là các giới lãnh đạo quân sự không có vẻ gì đe dọa, ngay cả nghĩ đến sẽ từ chức để làm nổi bật sự bất đồng ý kiến và sự chống đối của họ đối với các hạn chế trong việc tiến hành chiến tranh mà Tổng thống cùng với các cố vấn dân sự cứ nhất định muốn có (34).
Tổng thống Johnson cũng đã ý thức được về những hậu quả chính trị có thể có của một cuộc rút lui như vậy của phe quân sự và ông đã biết dung hòa phần tránh đẩy các nhà lãnh đạo quân sự của mình vào thế bất đắc dĩ như vậy. Tuy ông chưa bao giờ phê chuẩn chiến lược mà Hội đồng tham mưu trưởng liên quân cứ tiếp tục khuyến cáo song ông cũng chưa bao giờ bác bỏ hẳn.
Ông đã để cho các nhà lãnh đạo quân sự được gia tăng dần dần trong các lực lượng tác chiến của họ nhưng lại không để cho họ có khả năng nới rộng thêm sức mạnh tác chiến trong tương lai. Ông đã thành công trong việc vạch ra các gò bó chính trị làm cho ông không thể thỏa mãn lời yêu cầu của họ và kết cuộc vẫn tránh được việc bãi bỏ các yêu cầu ấy
Nhưng bây giờ con đường lựa chọn đã lóe ra rõ ràng. Tổng thống Johnson cân nhắc về các đề nghị của Mc Namara trong mấy tuần sau đó cùng với việc tham khảo ý kiến các quan chức chính quyền, bạn bè thân thiết và các nghị sĩ quốc hội.
Chiếu vào biến chuyển sau này, thiết tưởng nay cũng nên biết về phản ứng của một số người đã cố vấn cho Tổng thống. Dan Rusk đồng ý với các đề nghị của Mc Namara trong việc giữ nguyên nỗ lực của chúng ta và để cho Nam Việt Nam gánh vác nhiều hơn nữa trong trách nhiệm tự bảo vệ nền an ninh của họ, nhưng ông lại nghi ngờ hiệu quả của việc kéo dài việc ngưng ném bom.
Tuy nhiên ông cho rằng chúng ta nên "làm giảm bớt tính chất quan trọng trong cuộc ném bom của chúng ta" bằng cách giảm bớt các hoạt động tại vùng Hà Nội, Hải Phòng. Mặt khác Clark Clifford lại nghĩ rằng kế hoạch của Mc Namara có thể trì hoãn khả năng kết thúc chiến tranh hơn là làm cho nó xúc tiến nhanh hơn; ông nghĩ rằng các đề nghị của Mc Namara có thể làm cho Hà Nội coi đây như là "một cố gắng nhịn nhục và chán nản để tìm cách rút chân ra khỏi cuộc xung đột mà chúng ta đã mất hết ý chí và hăng say".
Walt Rostow, bấy giờ là Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống tán thành việc duy trì số lượng binh lính ở mức độ đã được phê chuẩn nhưng lại chống đối việc ngừng ném bom vô điều kiện vì đấy là một ghi nhận yếu kém đốt với Hà Nội và cho cả nhân dân Hoa Kỳ (35).
Trong một hành động hầu như chưa từng có, Tổng thống ngày 11-1-1967 đã đích thân soạn thảo một bị vong lục dành cho hồ sơ lịch sử giải thích quan niệm của ông về các đề nghị của Mc Namara. Tổng thống đã kết luận rằng một cuộc đơn phương ngưng ném bom sẽ được "cả Hà Nội lẫn Hoa Kỳ xem như một biểu hiện suy yếu ý chí", mặc dù ông đồng ý với Rusk là chúng ta cần "cố gắng làm cho giảm bớt tính chất quan trọng và sự chú ý của quần chúng đối với cuộc ném bom Bắc Việt Nam".
Tổng thống đã đắn đo khá lâu rồi mới cho áp dụng quan niệm chiến lược trên bộ của Mc Namara. Mặc dù ông cho rằng việc loan báo một đường lối đại khái không tăng không giảm cường độ chiến tranh như vậy sẽ có nhiều hậu quả chính trị bất lợi. Ông cũng cho thấy rằng trong lúc này chưa có cơ sở tăng cường lực lượng Hoa Kỳ lên trên mức độ được phê chuẩn.
Rốt cuộc Tổng thống đã chuẩn y đề nghị của Mc Namara là chúng ta sẽ nghiên cứu các hoạt động quân sự của chúng ta tại Nam Việt Nam trong chiều hướng để giảm bớt thương vong cho Hoa Kỳ và để nhanh chóng xúc tiến việc chuyển bớt trách nhiệm cho chính phủ VNCH (36).
Trước đó không lâu, Johnson đã loan báo Mc Namara sắp rời bỏ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng và sẽ được bồ nhiệm làm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên quyết định thay thế Mc Namara đã có từ trước khá lâu. Theo lời Trung tướng Robert N.Ginsburgh: “Việc Mc Namara bị thay thế không phải là do cái bị vong lục của ông ta. Tổng thống đã quyết định việc phải thay thế Mc Namara hồi tháng 8 ngay khi Mc Namara điều trần trước Tiểu ban Hạ viện. Lúc ấy Mc Namara và Hột đồng tham mưu trưởng liên quân đang trực tiếp tranh chấp về cuộc ném bom của chúng ta tại Bắc Việt Nam. Tổng thống rất bất bình. Ông ta quyết định ủng hộ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và bỏ rơi Mc Namara" (37).
Nhưng đến đây trong tháng 12, Tổng thống lại không ủng hộ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân. Mặc dù họ có thể đã được vừa ý với sự thay thế Mc Namara và đang hi vọng chiến lược của họ chắc sẽ được người kế nhiệm ông chấp nhận. Tổng thống đã đồng ý phần lớn với chiến lược trên bộ do Mc Namara đề nghị.
Tổng thống đã có thảo luận các đề nghị của Mc Namara với nhiều người và đặc biệt với Đại tướng Westmoreland, Tư lệnh trên bộ tại Việt Nam được triệu hồi cùng một lúc với Đại sứ Bunker để trình bày trên truyền hình và trước quốc hội nhằm nhấn mạnh về tiến triển đã thực hiện được tại Việt Nam.
Westmorcland đã tự thấy mình bắt đầu lo ngại về triển vọng một cuộc chiến tranh kéo dài dai dẳng. Đối với Westmoreland, việc từ chối không thỏa mãn một phân lớn số quân mới xin lần sau cùng có vẻ như đã cho thấy Tổng thống đã chọn đường lối ấy và ông đã bắt đầu hình dung một quan niệm để tiến hành được một cuộc chiến tranh có thể dễ được nhân dân Hoa Kỳ chấp nhận và trong dài hạn có triển vọng đem lại nhiều kết quả khả quan.
Theo như lời Westmoreland “nếu chúng ta không gọi nhập ngũ quân dự bị thì sẽ có giới hạn dứt khoát về số lượng binh lính có thể cung ứng cho chiến trường Việt Nam. Tôi đã bằng lòng với con số đại khái là 500.000 trên dưới 10%. Tôi đã thảo luận với Mc Namara về việc này và tôi cũng đã tham khảo ý kiến Đại tướng Johnson, Tham mưu trưởng lục quân trong nỗ lực dứt khoát về cái có thể gọi là số lượng tối đa có thể cung ứng nếu trường hợp không thay đổi đường lối" (38).
Westmoreland đã trình bày chiến lược của ông cho Tổng thống khi ông trở về Hoa Kỳ hồi tháng 11 và theo lệnh của Tổng thống giải thích quan niệm của ông với Thượng viện và Hạ viện (39). Trong một bài thuyết trình quan trọng tại Câu lạc bộ Báo chí quốc gia ngày 21-11-1967, Westmoreland giải thích chiến lược của ông trước tiên cho quần chúng. Khi trình bày nỗ lực của Hoa Kỳ tại Việt Nam ông cho biết rằng:
"Công cuộc sắp đến hồi kết thúc, giai đoạn cuối cùng của chiến tranh sẽ là giai đoạn chúng ta hoàn tất kế hoạch làm suy yếu địch và củng cố đồng minh của chúng ta đến mức không còn cần đến chúng ta nữa".
Đáp lại một câu chất vấn, Westmoreland con nói thêm: “tôi cũng sẽ hình dung rằng trong vòng 2 năm nữa hoặc ít hơn, rất có thể chúng tôi sẽ giảm bớt được mức độ tham chiến của chúng ta và sẽ chuyền bớt gánh nặng chiến tranh nhiều hơn nữa cho quân lực Việt Nam Cộng hòa đang được cải tiến và tôi nghĩ rằng họ sắp sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm nặng nề hơn này" (40).
Westmoreland còn nói lại thêm rằng: “đấy là chiến lược duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra, tạm dùng được nếu không có thay đổi trong đường lối, nếu chúng ta sẽ không phải nới rộng chiến tranh và nếu chúng ta sẽ không phản đối quân dự bị nhập ngũ.
Một trong những điều làm cho tôi lo nghĩ là việc tôi đã kết luận rằng chiến lược này đã đem lại một cuộc chiến tranh lâu dài và số thương vong tại chiến trường chắc sẽ phải nặng nề. Đấy là chiến lược của tôi và tôi hình dung nó như vậy. Chính quyền hoàn toàn không gắn bó với việc ấy. Họ tự ý ngần ngừ, nhưng không phản đối hẳn. Họ chỉ lắng nghe rồi không làm gì cả” (41).
Do đó Tổng thống có vẻ đồng ý nghiên cứu chuyển thêm gánh nặng chiến đấu cho người Việt Nam trong khi không phái lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ sang Việt Nam thêm nữa và với lời tuyên bố đặc biệt và công khai của Đại tướng Westmoreland về chính sách "Việt Nam hóa" chiến tranh như thế đấy, cuộc tranh luận về các quan niệm chiến lược trong nội bộ chính quyền có vẻ như đã kết thúc.
Số lượng binh lính Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ nằm yên ở đó 525.000 và người Việt Nam sẽ đảm trách một phần lớn hơn trong gánh nặng chiến tranh. Chiến lược này đã cho thấy có triển vọng giới hạn số lượng binh lính Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, đồng thời đặt nặng vấn đề vai trò thiết yếu của người Việt Nam trong công tác bảo vệ đất nước của họ.
Lời tiên đoán của Đại tướng Westmoreland đã tỏ ra khá xác đáng. Tuy có nhiều hoàn cảnh khác biệt khá nhiều với những điều ông đã dự kiến. những binh sĩ Hoa Kỳ đầu tiên đã bắt đầu rút khỏi Việt Nam khoảng hai mươi tháng sau khi ông thuyết trình.
Chú thích
1. Bị vong lục số 652-65 ngày 27-8-1965 của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân. Đề tài quan niệm cho Việt Nam đề trong US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IV.C (6) (a) tr.14.
2. US. Viet Nam Relations IVC (6) (a) trang 15.
3. Command History 1965 (Lịch sử Bộ tư lệnh) đề cập trong US - Viet Nam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVC (6) (a) trang 18-19.
4. US - Vietnam Relations IVC (6) (a) trang 21-22. Westmoreland: Report on the war in Vietnam (Tường trình về chiến tranh tại Việt Nam) trang 100.
5. US - Vietnam Relations IVC (6) (a) trang 24-25.
6. Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 253, 234 - 522 cả "US - Việtnam Relations" (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVC (7) (a) trang 20-57.
7. "US - Vietnam Relations" (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVC (7) (a) trang 3.
8. Weslmoreland: A Soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân) trang 159-160.
9. Muốn biết các chi tiết việc tăng cường hậu cần nên xem: Việt Nam Studies: Logistic Support (Nghiên cứu về Việt Nam: Việc yểm trợ hậu cần) trang - 34 của Thượng tướng Joseph M.Heiser.
10. Trực tiếp phỏng vấn, Đại tướng William C. Westmoreland ngày 15-9-1973.
11. "US Vietnam Relations" (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVC (6) (a) trang 46-50.
12. Như trên, trang 70
13. Như trên, trang 80-81
14. Như trên, trang 83-88
15. Như trên, trang 93
16. Như trên, trang 93-100
17. Như trên, trang 108-110.
18. Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 250-256.
Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 375-376.
Cooper: The Lost Crusade (Cuộc Thập tự chinh thất bại) trang 320-368.
Kraslow Locry: The Beout Search for Peace in Vietnam (Cuộc vận động bí mật cho hòa bình tại Việt Nam).
Westmoreland: A soldier's Reports (Tường trình của một quân nhân) trang 200.
19. Các bài báo của Salisbury đã được sưu tập trong tài liệu của Harrison E.Salisbury: Behind the Lines Hanoi December 23, 1966, 7-7-1967), xem cả của Terence Smith "Thủ lĩnh sinh viên lưu ý Tổng thống về nghi vấn về Việt Nam”; James Hashins: The War and the Protest: Việt Nam (Chiến tranh và sự phản đối: Việt Nam).
Muốn biết về phản ứng đối với tác phẩm của Salisbury, hãy xem James Arenson: The Press and the Cold war (Báo chí và Chiến tranh lạnh) trang 181-245. Các trang tư liệu này cũng đã được đăng tải dưới nhan đề "Làm giảm giá trị của giải thưởng Pulitser" trong nguyệt san The Washingtonian Monthly.
20. Tom Buckley "Hope nói có vài diễn viên từ chối không tham gia chuyến đi biểu diễn tại Việt Nam".
21. US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVC (6) (b) trang 61-64.
22. Như trên, trang 74.
23. Như trên, trang 76.
24. Như trên, trang 82-86.
25. Như trên, trang 77-78. 105-136, 146-165, 178, 214.
26. Taylor: Swords and Plowshares (Thanh kiếm và lưỡi cày) trang 375-376.
Muốn biết về các phần tham gia của đồng minh vào chiến tranh xin xem: Việt Nam Studies: Allied Participation in Vietnam (Nghiên cứu chiến trường Việt Nam, sự tham gia của các đồng minh tại Việt Nam). Tướng Stanley R. Larsen. Thiếu tướng James L.Collins Jr. và N.Scott Thom son: Unequal Partners: Philippines and Thai Relations with the United States 1966-1976 (Lực lượng đồng minh không đồng đều: Quan hệ giữa Philippines và Thái Lan với Hoa Kỳ 1966-1976) trang 75-112.
27. Ủy ban quân lực, Quốc hội Hoa Kỳ: Air War Against North Vietnam (Chiến tranh bằng không quân chống Bắc Việt Nam) phần I trang 3 (Từ đây về sau sẽ đề cập dưới nhan đề Chiến tranh bằng không quân chống Bắc Việt Nam).
28. Như trên, phần 4.
29. Public papers of Lyndon Johnson 1967 (Tài liệu công quyền của L.Johnson) trang 816-825.
30. Air War Against North Vietnam (Chiến tranh bằng không quân chống Bắc Việt Nam) phần 4 trang 279-282. US - Vietnam Relations (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVC (7) (b) trang 101.
31. Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 32. "US - Vietnam Relations" (Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam) IVC (6) (b) trang 222-223.
33. Như trên, trang 225-226
34. Một nhà bình luận đã phong thanh cho biết có tin đồn rằng vài thành phần trong Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã hăm dọa từ chức trong thời kỳ có cuộc điều trần về không lực hồi tháng 5?. Xem Hooper: The Limit of Intervention (Giới hạn của việc can thiệp) trang 50.
35. Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 573-377
36. Như trên trang 377-378, 600-601
37. Trực tiếp phỏng vấn Trung tướng Robert N.Cinsburgh ngày 25-8-1975. Xem cả Kearus: Lyndon Johnson and the American Dream (L.Johnson và giấc mơ của người Mỹ) trang 320-321; Charles W.Corddry: Mc Namara sẽ nhận chức tại Ngân hàng Thế giới khi dứt khoát ngân sách quốc phòng; Max Frankel: "Mc Namara nhận nhiệm vụ tại Ngân hàng Thế giới: không có chuyển hướng trong chiến tranh"; Glayton Fritchey: "Một kinh nghiệm về nội các trong vụ của Mc Namara": "Lối thoát kiểu Mc Namara".
38. Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng William C. Westmoreland ngày 16-9-73.
39. Johnson: The Vantage Point (Vị trí ưu thế) trang 376. Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng William C. Westmoreland ngày 15-9-1973.
40. Thuyết trình của Đại tướng William C.Westmoreland lại Câu lạc bộ báo chí quốc gia; Chalmers M. Roberts: "Đại tướng đâu có chương trình chiến thắng sau cuộc bầu cử 1968". George C.Wilson “Đại tướng đang có kế hoạch vĩ đại: Binh sĩ Nam Việt Nam sẽ tham gia chiến đấu tại Khu phi quân sự".
41. Trực tiếp phỏng vấn Đại tướng William C. Westmoreland ngày 16-9-1973. Xem cả Westmoreland "A Soldier's Reports" (Tường trình của một quân nhân) trang 235.
Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - L.johnson Và Việt Nam - H.y.schandler