Love is like a butterfly, it settles upon you when you least expect it.

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 31
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1073 / 42
Cập nhật: 2015-09-06 20:42:48 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 12
im Thúy không ở luôn nơi đây theo lời mời của Thu Hà. Nàng cần ra mặt làm ăn đối với xóm cũ của nàng, xóm ấy là khu an toàn của nàng, có gì bất trắc nàng sẽ có nơi mà lui về.
Mỗi ngày nàng ra đi đúng giờ đi làm và rêu rao lên cho thiên hạ nghe là nàng làm cho một hãng chế tạo bình thủy.
Khổ ghê lắm. Trót khoe là nhơn viên của hãng, mua bình thủy được bớt hoa hồng ba mươi. phần trăm, thành thử nàng phải chịu lỗ tiền lu bù vì người trong xóm áp nhau gởi tiền nhờ nàng mua hộ cho, nàng đành phải mua ngoài chợ về bán lỗ lại.
Thu Hà đưa Kim Thúy đi may mặc ngay, may lấy gấp trong vòng 24 tiếng đồng hồ vì Thu Hà cho rằng muốn ăn mặc sành, phải tốn lâu ngày, chớ một bộ đồ đẹp không thể đầu hôm sớm mai rửa sạch cái vó quê mùa được, Kim Thúy phải đua với tấm lịch, tranh thủ thời gian trong việc học mặc ấy, còn học các thứ khác, mới xem thì coi bộ khó quá, nhưng lại tương đối dễ hơn học ăn mặc nhiều lắm. Sự thành công thấm nhuần vào ta rất chậm, và một cô gái lao động, mặc bi-da-ma vào, một tuần trăng vẫn chưa bỏ được phân nửa dáng điệu quê mùa.
Xong cái việc khẩn cấp ấy rồi, cô nữ sinh giả hiệu mới bắt đầu học tập.
Ôi chao là khó, Kim Thúy học vọng cổ câu nào câu nấy dài nhằn, thế mà nàng lại nhớ dễ hơn là những cái tên có vẻ man rợ, như cái tên Phơ-Răng Si-Na-Tra chẳng hạn.
Nàng lại nhột nhạt trong những thứ y phục mà Thu Hà bắt buộc nàng phải nghe dễ chịu, nói thật chớ không nói giỡn đâu, nàng phải nghe dễ chịu, nhẹ nhõm sung sướng trong những chiếc quần thật chẹt và đi đứng thế nào cho người ta thấy rõ là nàng dễ chịu với y phục đó, y như là nàng đã mặc từ thuở mới lọt lòng mẹ.
Cái nghề nữ sinh giả, khó lắm thay! Chỉ nội cái tên lớp, Thúy đã học hai ngay rồi mà vẫn cứ quên. Thay vì nói lớp Đệ tam, nàng cứ nói Đệ thất, bởi trong xóm có mấy đứa bé học lớp Đệ thất, nàng nghe mãi rồi quen tai, quen miệng.
Có khổ hạnh, Kim Thúy mới nghe nàng phục bọn ma-cộ sát đất. Bọn nầy, nàng thấy là tài tử quá và sánh với bọn nó, lũ tú bà chỉ là một lũ ngu đần dốt nát.
Hèn chi mà chúng nó ở không cả ngày vẫn có tiền tiêu xài một cách đế vương. Chúng nó bóc lột người ta thật dữ vì chúng nó chận hoa hồng nhiều hơn lũ tú bà, nhưng bù lại, chúng nó lại dạy cho nhiều mưu thần chước quỉ để đập đổ thiên hạ.
Kim Thúy rất thông minh. Đó là lời khen của Thu Hà. Mười hôm học tập đủ phủ lên người nàng một lớp nước sơn mỏng học trò.
Tuy lớp sơn nầy còn để thoáng thấy một bóng dáng quê mùa, nhưng lớp sơn càng ngày càng tự nhiên mà dày thêm. Vả lại bọn đàn ông, không phải thằng nào cũng tinh tế và hào hoa phong nhã cả đâu, và có những ông khách đần không thể tưởng tượng được, đó là những ông gia trưởng cả năm mới phiêu lưu một lần vì bị vợ mắng, nói sao các ổng tin vậy.
Hơn thế, chính ngay những kẻ thạo đời, sành điệu ăn chơi cũng tự xung phong để cho bị gạt một cách sẵn lòng. Họ mua ảo ảnh ấy mà; vẫn biết là ảo ảnh, cũng cứ mua, may ra có thứ ảo ảnh khéo tay thì họ nhờ trong giây phút, bằng ảo ảnh thô kệch vụng về quá họ cũng đỡ buồn phần nào.
Thỉnh thoảng Ngân ghé qua đây để xem Kim Thúy tập kịch. Hắn thường được xem các gánh hát tập tuồng trong đình Tân Kiểng, nhưng đây là lần đầu mà hắn hài lòng trước tiến bộ của một nữ diễn viên.
Hôm thứ mười một, hắn hỏi Kim Thúy:
- Em có cần một người chồng để làm mặt với xóm giềng hay không?
- Không.
- Nếu thiên hạ họ bàn tán về mức ăn xài của em thì em sẽ nói sao?
- Mặc em.
- Ngỡ em cần thì anh giới thiệu thằng Rắc.
- Thằng Rắc nào?
- Thì cái thằng đưa em đến đây hôm nọ ấy mà.
Kim Thúy cười ngất rồi nói:
- Ngỡ ai. Thằng bé con ấy buồn cười lắm.
- Chớ em muốn thế nào thì cứ nói, anh liệu cho.
- Em không cần.
Ngân có bổn phận tìm chỗ làm cho mấy thằng tay chơn bộ hạ của hắn mà còn thất nghiệp nên cố quảng cáo cho Rắc:
- Nó coi vậy mà có tương lai lắm em à. Nó là học trò chớ không phải lơ mơ đâu.
Kim Thúy bật cười rồi hỏi:
- Học trò thứ kiểu của em vậy hả?
- Không, học trò thứ thiệt, chánh hiệu con nai.
- Thôi đi tía nội.
- Hừ, đã bảo đừng ăn nói du côn ba đá như vậy nữa mà!
- Nói với anh chớ bộ nói với ai sao?
- Với anh cũng phải ăn nói cho đẹp, kẻo quen miệng rồi lộ chân tướng. Trưa nay bắt tay vào việc ngay nhé?
Thu Hà cười mà rằng:
- Đệ tử đã tinh thông võ nghệ và bùa phép, vậy thầy cho đệ tử hạ san đó.
Cả ba đều cười xòa.
- Hạ san, nghĩa là xuống núi, Ngân nói. Nhưng trong trường hợp Kim Thúy thì là thượng san, bởi em sẽ phải lên tầng chót của buyn-đin Mạc Cửu, từng thứ sáu. Vậy trưa nay em tới đó hồi một giờ rưỡi để thay thế cho con Ngọc Nga, nó mãn phiên gác vào đúng giờ đó.
- Ăn mặc như thế nào?
- Cố nhiên là như học trò thứ đứng đắn, nghĩa là áo dài trắng. Đồ mát của em, lát nữa anh sẽ tự tay anh mang trước vào đó, để chung một tủ với quần áo con Ngọc Nga và con Cẩm Lệ.
- Hai chị ấy cũng đều là nữ sinh thứ thiệt chánh hiệu con nai hả?
- Cố nhiên. Nhưng con Cẩm Lệ hơi già nên anh cho nó lên chức nữ sinh viên.
- Sinh viên là gì?
- Cũng là học trò, nhưng học trò các đại học, nghĩa là các trường thật cao. Vài năm nữa em cũng sẽ phải lên chức đó. Còn hễ già quá mà vẫn còn đẹp, anh sẽ cho lên mạng phụ phu nhơn, vợ của một ông bự, phải đi nhảy dù vì trót thua bạc hết số tiền mà chồng giao cho cất giữ.
- Xin anh cho biết địa chỉ bên ngoài với lại đường đi nước bước bên trong.
- Em bảo tắc xi đưa tới đường Trương Minh Ký, số nhà 916.
Cứ vào ngay cửa giữa. Đó là cửa của một phòng rộng mà trống trơn, ở trong cùng có thang máy. Một thằng bé gác thang máy ấy. Thấy em, nó sẽ hỏi:
Có phải chị là Kim Thúy hay không?
Em cứ gật đầu là nó cho thang đưa em lên tới từng chót. Nơi đó là một hành lang mà hai bên có hai dãy buồng. Em cứ gõ cửa buồng số 12. Đâu lặp lại mấy con số coi.
Kim Thúy trả bài:
- Đường Trương Minh Ký số 916, từng thứ sáu, buồng số 12
- Hoàn toàn. À, quần áo dơ em cứ gọi bồi đưa cho chúng nó giặt ủi. Chúng nó làm lẹ lắm, đưa sáng là chiều đã lấy được, miễn là cho chúng nó tiền thật hậu, cho bằng ba giá tiệm giặt. Nhưng như vậy tiện hơn vì em khỏi phải đi đâu cả, mà cũng khỏi phải sắm dư nhiều vì tiệm giặt giữ lâu.
Em sẽ "làm việc" từ hai giờ đến sáu giờ rưỡi thì con Cẩm Lệ sẽ tới thay cho em. Nó làm phiên chót cho tới 1l giờ đêm. Sáng ra, bảy giờ rưỡi, con Ngọc Nga lại bắt đầu, ba đứa thay phiên nhau, mỗi đứa bốn tiếng rưỡi đồng hồ và, giờ "làm việc� khởi đầu từ bảy giờ rưỡi sáng đến mười một giờ đêm Ngọc Nga, Kim Thúy, Cẩm Lệ, cứ luân phiên nhau mà trực như vậy mãi.
Thôi, anh đi đây hai em nhé.
Ngân đi rồi, bà giáo sư Thu Hà, chuyên dạy đóng kịch mà chỉ dạy có một vai thôi, vai học trò, dặn dò những điều tối hậu:
- Em nên nhớ rằng má em khó tánh lắm, không cho em đi đâu cả, ngoài giờ học mà em lén trốn học để tới đó.
- Tại sao phải nói láo như vậy, chị?
- Nhiều thằng ngốc hay rủ đi ăn, đi xi-nê, để le với thiên hạ rằng lũ nó có bồ đẹp. Phải nói như vậy để từ chối.
- Sao lại phải từ chối?
- Vì nguy hiểm lắm.
- Nguy hiểm làm sao?
- Về sau em sẽ biết.
Quả có nguy hiểm thật đó, nhưng chỉ nguy hiểm cho bọn ma-cô thôi. Nếu Kim Thúy may mắn được một thằng ngốc nào nó mê, nó mua nhà cho nàng ở, thì lũ ma-cạo mất hết một con gà đẻ trứng vàng. Sự thật đó không thể cho Kim Thúy biết.
Những đứa khác có chồng, nghĩa là không tự do thì Thu Hà khỏi phải dặn điều ấy vì tự nhiên là chúng nó phải nói láo như vậy.
- À, còn điều nầy nữa, Thu Hà dặn thêm, bí quyết cuối cùng: có một bọn thích gái có chồng. Đó là bọn ăn chơi thật sành điệu. Em nên coi giò coi cẳng mà đoán ý chúng nó. Gặp bọn ấy thì em không nên xưng là nữ sinh, mà phải xưng là vợ sinh viên, cả hai vợ chồng đều mồ côi, em phải làm việc để nuôi chồng em ăn học tới nơi, tới chốn.
Sau Ðêm Bố Ráp Sau Ðêm Bố Ráp - Bình Nguyên Lộc Sau Ðêm Bố Ráp