You know you've read a good book when you turn the last page and feel a little as if you have lost a friend.

Paul Sweeney

 
 
 
 
 
Tác giả: Albert Vulliez
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Lê Thị Duyên
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Dung Nguyen
Số chương: 41
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1633 / 67
Cập nhật: 2016-03-08 20:49:24 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Cuộc Tấn Công
ô đốc Nagumo chỉ huy hạm đội này đã khởi hành từ ngày 26 tháng 11 trước với sáu hàng không mẫu hạm từ vùng biển hiu quạnh Tankan trong quần đảo Kouriles và có mặt vào lúc trước bình minh ngày 7 tháng 12 cách Hạ Uy Di 200 hải lý về phía bắc. Khi nhận được điện văn qui định trước, ông tung đoàn quân xung phong vào Trân Châu Cảng. Biển rất động. Từng khối bọt nước bắn tung tóe trong bóng đêm lờ mờ cứ mỗi lần tàu chồng chềnh gối sóng và quét sạch sàn phi cơ cất cánh được soi sáng yếu ớt, trên đó nhiều toán thủy thủ mệt nhọc kìm giữ các máy bay sắp cất cánh. Sáu chiếc chiến hạm cho cất cánh 183 phi cơ thuộc đợt tấn công đầu. Đại tá Fushida, người chỉ huy không đoàn xung phong, bay vòng hạm đội một lần chót để tập họp tùy tùng và, đúng 6 giờ 15 hướng thẳng về phía Nam.
Với cao độ 2.000 thước, đoàn phi cơ bay xuyên qua các dám mây dày bắt đầu ửng hồng ánh sáng bình minh. Không có một tiêu điểm nào để tính độ lệch, các phi đoàn trưởng lái phi cơ bắt chước theo vị Tư lệnh không đoàn.
Đến 7 giờ, khi tính rằng mới chỉ được nửa đường, Fushida ngạc nhiên thích thú khi nghe đài phát thanh Honolulu như thường lệ phát ra các điệu nhạc Hạ Uy Di. Lập tức ông điều chỉnh hướng bay theo các chỉ dẫn của máy đo góc vô tuyến. Tất cả các phi đoàn trưởng bắt chước làm theo ông.
Fushida dẫn đầu, 49 oanh tạc cơ thả bom từ trên cao bay theo sau. Cách 500 thước bên mặt và hơi thấp hơn một chút là 40 phi cơ phóng thủy lôi. Cùng khoảng cách ấy bên trái, nhưng trên cao hơn là 51 oanh tạc cơ đâm bổ. Toàn diện đội hình được 43 khu trục cơ che chở.
Cùng với giờ phút từ từ trôi qua, sự nóng nảy gia tăng dần trên các phi cơ. Phi công và quan sát viên dò xét chung quanh, giờ đây trong sáng tuyệt đối, với trạng thái căng thẳng đến nỗi đồng tử của họ trở nên đau đớn. Vị Tư lệnh không đoàn đã tiên liệu rằng phải ngờ trước sự tổn thất ít nhất cũng 50%. Ước tính này hợp lý và mỗi người nhẫn nại chịu đựng với sự khắc kỷ hoàn toàn. Sau cùng, khi đỉnh núi Oahu bị sương mù phủ một lớp trên chóp, hiện ra trước những cặp mắt mệt nhọc của họ, thì bầu trời chẳng có chiếc phi cơ nào, không một chiến hạm nào hiện ra trên mặt biển phẳng lặng như tờ. Trạng thái bất động hoàn toàn này đã chứng thực cho sự chính xác của các dự liệu của Bộ Tư lệnh tối cao. Một từng cột buồm hiện ra ngay theo các đường quanh co trong Trân Châu Cảng, các thiết giáp hạm đậu thẳng hàng như những con vịt phô bày những cái sườn trống trải cho thủy lôi, các tuần dương hạm và phóng ngư lôi hạm bỏ neo từng cặp trong bến. Lợi dụng sự yên tĩnh của một ngày Chủ nhật đẹp trời và tuyệt đối không ý thức được nguy cơ đang đe dọa, cả hạm đội Mỹ hoàn toàn buông neo.
Đúng 7 giờ 55, Fushida phát hiện tấn công. Các oanh tạc cơ đâm bổ tách khỏi đội hình và nhào xuống hai phi trường trên đảo, trong khi các phi cơ phóng thủy lôi sà xuống sát mặt nước và phóng các quả đạn ra. Riêng phần lực lượng khu trục, che chở vì không thấy có đối thủ nào xuất hiện, cũng đã đâm xuống các nhà chứa máy bay và các cơ sở của hải cảng để tấn công bằng đại liên.
Đến 03 giờ 05, hãnh diện theo dõi diễn tiến tuyệt vời của cuộc tấn công, Fushida rải ra 10 toán oanh tạc cơ bay ngang để trút xuống hạm đội địch hàng chuỗi bom không dứt. Nhiệm vụ của ông từ lúc đầu gặp khó khăn vì hỏa lực điên cuồng của một giàn cao xạ DCA đột nhiên thức tỉnh nhưng trái lại, được dễ dàng thêm sau đó nhờ các cột nước tung lên từ bên sườn các thiết giáp hạm. Gần như tất cả thủy lôi đều trúng đích và khói từ các đám cháy vạch rõ ràng các mục tiêu.
Khi chiếc oanh tạc cơ cuối cùng chấm dứt cuộc tấn công, Fushida ngắm nhìn quang cảnh bi hùng diễn ra bên dưới, rồi dùng vô tuyến điện thoại tập họp lại đội hình và ra lệnh cho tất cả quay về. Sau đó ông bay vòng núi Oahu chụp vài tấm hình và đợi đợt phi cơ thứ hai đã cất cánh lúc 8 giờ trên các mẫu hạm của Đô đốc Nagumo. 135 oanh tạc cơ khác đã hoàn tất cuộc tàn sát dưới sự che chở của 36 khu trục cơ.
Khi đợt tấn công thứ hai bay đến, hải cảng bị bao phủ bởi một màn khói dày đặc đến nỗi các phi cơ khó tìm ra mục tiêu. Fushida chỉ cho họ cứ theo ánh lóe ra từ các giàn DCA là đúng các chiến hạm còn nguyện vẹn. Trong khi cuộc tấn công thu dọn chiến trường này diễn ra, ông có sư thì giờ và rảnh trí để ước tính số lượng nạn nhân.
Tất cả các thiết giáp hạm của hạm đội Thái Bình Dương kiêu hùng theo ông đều bị loại ra khỏi vòng chiến, các hầm chứa xăng đều bị bốc cháy cũng như hầu hết các phi cơ đậu rải rác trong sáu phi trường của Lục quân và Hải quân. Lớp khói quá dày đã ngăn không cho ông thấy những gì đã xảy ra cho các tuần dương và khu trục hạm bỏ neo rải rác trong nhiều cầu tầu khác nhau, nhưng chúng chỉ là các mục tiêu phụ được ghi trong các lệnh hành quân để ghi nhớ mà thôi.
Điểm đen duy nhất trong bức tranh về cuộc săn phi thường này là không có chiếc hàng không mẫu hạm nào có mặt tại đấy cả. Sự vắng bóng của chúng đã được các điệp viên báo trước, rồi được các phi vụ thám thính xác nhận. Đô đốc đã bỏ qua. Chắc chắn ông hy vọng có thể tấn công chúng trên mặt biển trong ngày, vì lúc đó mới có 10 giờ sáng.
Phi cơ của Fushida là chiếc cuối cùng đáp xuống mẫu hạm Akagi. Vị Tư lệnh của không đoàn hỏi ngay tin tức những người vắng mặt, tổn thất đợt đầu vô nghĩa: một oanh tạc cơ đâm bổ, năm phi cơ phóng thủy lôi và một kế hoạch trục cơ. Tổn thất đợt nhì trầm trọng hơn: mười lăm oanh tạc cơ đâm bổ và sáu khu trục cơ, tổng cộng 27 phi cơ với phi hành đoàn 59 người. Người ta vẫn còn hy vọng vài người trong số đó được cứu sống nhờ các phi công phóng thủy lôi hộ tống được lệnh khám phá mặt biển xung quanh hạm đội địch. Trong thực tế, mối hy vọng này trở thành tuyệt vọng, tất cả các phi cơ vắng mặt đều bị hạ trên đảo (Tuy nhiên một phi công Nhật đã sống sót được ít lâu trên đảo nhỏ Nuhau nơi phi cơ anh ta rơi và cho ta một ví dụ điển hình về tinh thần kháng cự phi thường mà sau đó các người đồng hương của anh luôn luôn chứng tỏ. Được một người Nhật sống trên đảo cứu và săn sóc, anh ta thu hồi vũ khí và bắt được các người bản xứ tuân phục mình. Nhưng sau 8 ngày, một người Hạ Uy Di to lớn như Hercule bắt gặp thình lình anh ta sau vườn nhà nơi trú ẩn. Viên phi công nổ hết một băng đạn súng lục về phía người khổng lồ lúc đó đã ôm chặt được anh ta. Hai người lăn xuống đất trong một cuộc cận chiến man rợ, người Hạ Uy Di mặc dầu bị 2 viên đạn làm bị thương, cũng đập đầu được người Nhật vào một tảng đá đến vỡ sọ).
Khi Fushida báo cáo cho Đô đốc xong, vấn đề đặt ra là có thể tung ra một đợt tấn công mới nữa không, nhưng kết quả của hai đợt tấn công vừa qua tốt đẹp đến nỗi Đô đốc Nagumo cho rằng việc phơi bày không đoàn ra trước phản ứng của địch lâu hơn nữa là vô ích. Ông không còn được tin tức gì về các hàng không mẫu hạm của Mỹ nữa và cũng không nên coi thường mối đe dọa của tàu ngầm địch. Mặc cho ý kiến của Đại tá Genda, phụ trách hành quân, và của Fushida, người luôn luôn nhiệt tâm hành động, mong ước một chiến thắng vẹn toàn hơn nữa, Nagumo ra lệnh cho hạm đội quay về Nhật.
Quãng đường về không sinh ra chuyện gì. Cuộc tấn công vào căn cứ Hải quân nhỏ của Mỹ tại Midway, có trù liệu trong kế hoạch, bị hủy bỏ vì thời tiết xấu. Nagumo tách hai trong số các mẫu hạm của ông và hai tuần dương hạm để hợp tác tấn công đảo Wake, còn hạm đội thì tiếp tục tiến về Kuré và đến đích ngày 22 tháng 12.
Tại đấy, đoàn chiến hạm được tiếp đón bằng sự vui mừng cuồng loạn của toàn dân. Chưa bao giờ trong lịch sử một chiến thắng hải quân có tính cách quyết định như thế lại được mang về với một giá ít ỏi như thế.
Tại Trân Châu Cảng, hải cảng và thành phố bày ra quang cảnh thảm đạm nhất. Bệnh viện tràn ngập người bị thương và vô số quan tài sáng rực dưới ánh nến thắp chung quanh dồn đống ngày càng nhiều. Tại Fort Island những sườn sắt của thiết giáp hạm cháy đen vì ngọn lửa còn nhả ra từng cuộn khói. Bảng kết toán kinh khủng được thiết lập như sau: Chiếc Arizona bị nổ tung làm chết 1.100 người trong số 1.400 thủy thủ, chiếc Oklahoma bị chìm, sống tàu đưa lên không đã trải qua một cơn hấp hối ghê rợn, chiếc California và chiếc West Virginia tránh khỏi bị lật úp nhờ sự khéo léo của các thủy thủ đoàn cấp cứu, nhưng không khỏi bị chìm sâu xuống đáy biển. Chiếc Nevada, chiếc thiết giáp hạm duy nhất toan tính nhổ neo cũng không tránh khỏi thất bại nên bị chìm ngay giữa lối ra vào hải cảng. Chỉ có hai chiếc Maryland và Tennessee, được cặp vào hai chiếc trên, là khỏi bị thủy lôi nên còn nổi trên mặt nước mặc dầu bị bom làm cho hư hại nặng. Riêng chiếc Pennsylvania, soái hạm của hạm đội Thái Bình Dương, cũng bỏ neo trong vịnh với hai khu trục hạm, nó chỉ bị trúng có một quả bom trong khi hai khu trục hạm thì biến thành hai đống sắt vụn.
Chiếc Pennsylvania - cùng với chiếc Colorado lúc ấy đang được sửa chữa tại San Francisco - là thiết giáp hạm duy nhất trong số chín chiếc của hạm đội Thái Bình Dương còn sử dụng được. Bảy chiếc khác thì hoặc vĩnh viễn mất luôn, hoặc lâm vào tình trạng bất khiển dụng trong nhiều tháng trời. Do đó hạm đội Nhật được rảnh tay để bình tâm áp dụng kế hoạch chinh phục nhắm vào các quần đảo phía nam Thái Bình Dương.
Cuộc oanh tạc ngày 7 tháng 12 không những chỉ làm mất bảy thiết giáp hạm, vài tuần dương và phóng ngư lôi hạm, cùng nhiều chiến hạm cơ xưởng, nó cũng loại hẳn phần lớn phi cơ và phi trường trên đảo Oahu. Không lực của Hải quân và của Thủy quân lục chiến bị mất 196 phi cơ trên tổng số 250 chiếc. Lục quân 166 trên 231, không kể nửa tá pháo đài bay bị đánh bất ngờ khi đáp xuống. Buổi tối ngày rùng rợn đó, tại Oahu chỉ còn lại 119 phi cơ mà chỉ có một nửa là còn đôi chút tình trạng bay được.
Tổn thất về nhân mạng rất nặng nề: Hải quân có hơn 2.000 chết và 710 bị thương, Lục quân và Thủy quân lục chiến 327 chết và 433 bị thương, thêm vào đó là chừng 70 nạn nhân thường dân.
Những giây phút sững sờ đã trôi qua, công cuộc cấp cứu được tổ chức và những người đàn ông còn mạnh khỏe đã tận lực chiến đấu chống thần lửa và cấp cứu các người bị thương. Rồi các nhà chức trách bắt đầu tái lập lại công cuộc phòng thủ trên đảo, vì vô số nguồn tin trái ngược nhau đồn đại khắp nơi và ai cũng chờ đợi một cuộc đổ bộ của Nhật.
Cơn ác mộng này bị gạt bỏ mau lẹ. Ngoài các cuộc không thám của một số phi cơ còn lại bay đến nhập đoàn với các phi cơ của hàng không mẫu hạm Enterprise (Chiếc phi cơ tuần tiễu đầu tiên đã bị một giàn DCA nóng nảy bắn hạ lầm lúc nó bay đến Oahu), chiếc mẫu hạm này chở các khu trục cơ đến đảo Wake và trở về chậm trễ, cho biết không thấy chiến hạm nào của địch, tin loan báo về các cuộc đổ bộ của Nhật trên tất cả các quần đảo nam Thái Bình Dương cho các nhà cầm quyền thấy rõ rằng việc chiếm đóng Hạ Uy Di không được ghi trong kế hoạch tấn công hiện thời.
Sấm Sét Thái Bình Dương Sấm Sét Thái Bình Dương - Albert Vulliez Sấm Sét Thái Bình Dương