Nghịch cảnh là thước đo giá trị của một con người. Tôi trở nên mạnh mẽ hơn sau những khủng hoảng trong cuộc sống.

Lou Holtz

 
 
 
 
 
Tác giả: Victor Segalen
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 42
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1277 / 19
Cập nhật: 2017-08-29 15:43:03 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chú Thích
[1] Chú thích của người dịch:
Thành Bắc Kinh được làm mới, mở rộng thêm từ khi Hoàng đế Vĩnh Lạc nhà Minh (tức Minh Thành tổ, ở ngôi 1403-1424) cho dời đô từ Nam Kinh (Kim Lăng) lên. Khi người Mãn Châu chinh phục được Trung Hoa, lập nên triều Thanh (1664-1911), họ cũng chọn nơi này làm kinh đô và không thay đổi gì nhiều về mặt kiến trúc. Nhưng họ dồn người tộc Hán mà họ cai trị ra ở Ngoại Thành (nên khu thành này được người phương Tây quen gọi là “Chinese City” hay “Ville chinoise”), và chỉ để cho người Mãn Châu và đồng minh tin cậy của họ là người Mông Cổ (Tatar, tức Thát Đát) ở trong Nội Thành (mà người phương Tây gọi là “Tatar hay Manchu City”, hay “Ville tartare hay mandchoue”).
Thành cổ Bắc Kinh, vào thời điểm của truyện này (1911, năm cuối cùng của Thanh triều), vẫn giữ diện mạo như xưa, vẫn được phân thành bốn vòng thành, kể từ trong ra ngoài:
- Cung Thành hay Hoàng Cung, tức Tử Cấm Thành. (Tử là màu tía, vì các bức tường cao sơn màu tía bao quanh cấm thành), do Nguyễn An, (1381-1453), một nhà kiến trúc người Việt bị nhà Minh bắt về Trung Hoa và bị thiến thành hoạn quan, vẽ kiểu và chỉ huy công trình xây cất. Nó có hình chữ nhật, rộng 72 ha, 980 cung và 8707 gian phòng. Còn gọi là Đại Nội hay Nội Cung. Ngày nay gọi là Cố cung.
- Hoàng Thành, gọi là “hoàng” vì mái các cung điện được lợp bằng ngói lưu li màu vàng, màu chỉ dành cho nhà vua, bao bọc xung quanh Tử Cấm Thành.
- Nội Thành, hình vuông, mỗi chiều dài khoảng 6 cây số, nằm bao quanh Hoàng Thành. Vào gần cuối thế kỷ 19, nhờ vũ lực, các cường quốc phương Tây (và Nhật Bản sau đó) đã thiết lập được “khu Công sứ quán” ở phía đông nam và để cho kiều dân mình đến sinh sống ở đó.
- Ngoại Thành, nằm ở phía nam Nội Thành, có hình chữ nhật, dài 8, ngang 3 cây số. Ở đây có Thiên Đàn và đàn Tiên Nông nằm gần nhau.
[2] Hoàng đế Quang Tự, tên là Tái Điềm, lên ngôi năm 1875 khi mới bốn tuổi, dưới sự nhiếp chính của Thái hậu Từ Hi. Sau cuộc cải cách chính trị “Bách nhật Duy tân” (hay “Chính biến Mậu Tuất”, 1898) thất bại, ông bị Từ Hi hạ ngục cho đến khi chết (1908).
[3] Ngày trước, tên thật của bất cứ nhà vua nào đều không được nói (hay viết) ra, nếu có là “phạm húy”, một tội nặng.
[4] Nguyên văn: Rue des Légations, là phố tập trung các sứ bộ ngoại giao nước ngoài, nằm trong Khu thành Thát Đát, về phía đông nam Tử Cấm Thành. Nó được hưởng qui chế đặc biệt là trị ngoại pháp quyền (exterritorialité). Đây là nơi tập trung nhiều người nước ngoài. Kiến trúc và tiện nghi theo kiểu phương Tây.
[5] Có lẽ tác giả muốn nói đến “yêm cát thư” (giấy chứng nhận đã bị thiến) mà những người muốn làm thái giám phải trình ra khi xin việc.
[6] Tức Thái hậu Từ Hi (1835-1908), xuất thân là một phi tần của vua Hàm Phong (trị vì 1851-61), được lên làm hoàng hậu nhờ sinh con trai. Sau khi Hàm Phong qua đời, bà trở thành thái hậu vì con trai là vua Đồng Trị nối ngôi mới có sáu tuổi. Bà “thùy liêm thính chính” (rủ màn nghe việc nước), tức là ngồi sau rèm khi họp triều để nghe các quan báo cáo, bàn cãi và quyết định các việc chính trị. Và với danh nghĩa nhiếp chính này, bà một mình thống trị Trung Quốc suốt 48 năm đầy biến động và loạn lạc, qua hai đời vua Đồng Trị và Quang Tự, cho đến khi chết lúc 73 tuổi, chỉ 5 năm trước khi Thanh triều cáo chung.
[7] Tiếng tôn xưng Từ Hi khi bà về già.
[8] Người Trung Quốc ngày trước thường nhìn người nước ngoài như “man di mọi rợ”. Người da trắng thì bị gọi là “bạch quỉ”, “ngoại di”, “ngoại quỉ”, “rợ” (barbare)...
[9] Paul Féval (1816-87), nhà văn Pháp chuyên viết truyện kiếm hiệp hay truyện lâm ly thống thiết đăng dần từng kỳ trên báo.
[10] Một loại đá bán quý có ánh lóng lánh như ngọc trai, dùng làm đồ trang sức.
[11] Colombo, thủ đô của Ceylan (tên cũ của Sri Lanka), một thuộc địa Anh vào thời điểm của truyện, và các tàu thủy trên đường từ châu Âu sang Đông Á thường ghé lại đây.
[12] Cuộc nổi loạn với danh nghĩa “phù Thanh, diệt Dương”, tìm đuổi giết người châu Âu sinh sống ở Trung Quốc và người Trung Quốc theo đạo Cơ Đốc, do Nghĩa Hòa Đoàn (một hội kín có sự giúp đỡ, xúi giục ngầm của Thái hậu Từ Hi) khởi xướng. Năm 1900, với sự hợp tác của quân triều đình, họ vây hãm các công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh trong 55 ngày. Liên quân tám nước (Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật, Áo, Nga, Ý) hợp sức kéo vào Bắc Kinh đánh bại họ, chiếm đóng và cướp phá cả Tử Cấm Thành. Một trong những hậu quả, sau khi Thanh triều ký hiệp ước đầu hàng và bồi thường nặng nề cho tám nước, là cuộc đàn áp, thanh trừng thẳng tay đối với những người dính líu xa gần đến “loạn Quyền phỉ” này.
[13] Hàm Phong ở ngôi từ 1851 đến 1862.
[14] Chế độ chính trị Pháp do Hoàng đế Napoléon thứ ba thiết lập, kéo dài từ năm 1852 đến 1870.
[15] Các đạo quân ưu tú Mãn Châu được tổ chức theo “kỳ”, với biểu trưng và giáp trụ cùng màu với lá cờ. Có tất cả tám “kỳ”, gọi là “Mãn Châu Bát Kỳ” với các màu cờ khác nhau (vàng, trắng, đỏ, xanh...) do chính Hoàng đế hay các thân vương đích thân chỉ huy. Những người Hán đi theo phục vụ Mãn Châu ngay từ đầu trong cuộc chinh phục Trung Hoa hồi thế kỷ 17 thì được gọi là “bao y” (tiếng Mãn Châu có nghĩa là nô tài), được cho nhập vào “Hán tộc Bát Kỳ”, được giao các chức vụ tin cẩn, và được phong tước quý tộc từ đời này sang đời khác dưới đời nhà Thanh.
[16] Cách gọi tên trong nguyên tác “fils de Han” (hanzi, Hán tử) thì đồng nghĩa với người Trung Quốc, hay còn gọi là Hán nhân (hanren), để phân biệt với người Mãn Châu... (S.L.)
[17] Chỉ người Mãn Châu đã chinh phục được Trung Quốc, lập ra nhà Thanh.
[18] Có lẽ tương đương với Bộ Giao thông Vận tải ngày nay, phụ trách đường bộ, đường thủy và đường xe lửa (thêm phần đúc tiền, và xây dựng công sở, cung điện, lăng tẩm,...)
[19] Nguyên văn “hu tong” - những hẻm nhỏ đặc trưng ở Bắc Kinh dẫn vào những "tụ họp viện" (nhà kiểu truyền thống với sân trong và bốn gian ở bốn góc, cùng kiểu với ngôi nhà của tác giả).
[20] Đài thiên văn này được xây từ năm 1442 thời nhà Minh (mang tên là Quan Tượng Đài), và đóng vai trò quan trọng qua hai triều đại Minh, Thanh (đổi tên thành Thiên Văn Đài). Vì vua được coi là Thiên tử nên việc theo dõi sự dịch chuyển các vì tinh tú trên bầu trời trở nên thiết yếu, các quan thiên văn phải báo cáo thường xuyên cho nhà vua. Giữa thế kỷ 17 (nhà Thanh), cha dòng Tên Ferdinand Verbiest (tên Trung Hoa là Nam Hoài Nhân), sau một cuộc tranh tài, được giao phụ trách toàn bộ công việc này. Ngày nay, nó trở thành địa điểm du lịch với tên gọi chính thức là “Bắc Kinh Cổ Quan Tượng Đài”.
[21] Một tỉnh ở miền Bắc nước Pháp.
[22] Vào thời đó, kiều dân các liệt cường Âu Mỹ, nếu phạm tội trên đất Trung Hoa thì được lãnh sự của họ xét xử, chứ không thuộc thẩm quyền tư pháp của nước sở tại; nếu họ có tranh chấp với người Trung Quốc thì lãnh sự của họ cùng xét xử với quan lại Trung Quốc. Đặc quyền này được gọi là quyền lãnh sự tài phán.
[23] Nguyên văn: Princes du Sang, trang 53. Ở đây tác giả chỉ những hoàng tử người Mãn Châu trực hệ của Nurhachi (Nỗ Nhĩ Cáp Xích, 1559-1626), người thành lập nước Mãn Châu vào đầu thế kỷ 17.
[24] Nguyên văn: “Porte de la Grande Pureté”, tác giả dịch “Đại Thanh Môn” sang tiếng
[25]... Bạch Tháp (baita) được xây dựng năm 1652 dưới đời vua Khang Hy (tại vị 16621723), vào dịp thăm viếng Bắc Kinh của đức Đạt Lai Lạt Ma thời ấy...
[26] Art Nouveau: Phong trào “Nghệ thuật mới” xuất hiện ở nhiều nước châu Âu vào cuối thế kỷ 19, nhất là trong kiến trúc và trang trí nội thất.
[27] Một dặm trên đất (lieue de terre hay lieue commune) dài khoảng 4,445 km.
[28] Thần ái tình La Mã. Thường được vẽ hay làm tượng dưới hình dạng một cậu bé trai xinh đẹp, khoảng 9, 10 tuổi, có cánh và mang cung tên.
[29] Một tỉnh ở miền Đông nước Đức, thủ phủ là Dresden.
[30] Tiếng Anh trong nguyên tác, có nghĩa “Công ty xuất nhập khẩu Leys”.
[31] Ví dụ như hai “kỳ” cao nhất trong “Bát Kỳ” là Chính Hoàng Kỳ (cờ vàng chính, không có viền màu khác) và Tương Hoàng Kỳ (cờ vàng có viền đỏ).
[32] Nguyên văn: Prince au Chapeau de Fer (Hoàng tử mũ sắt): chỉ có những hoàng tử người Mãn Châu trực hệ của Nurhachi (Nỗ Nhĩ Cáp Xích, 1559-1626), người thành lập nước Mãn Châu và dựng ra hệ thống quân đội “Bát Kỳ”, mới được mang tước hiệu cao quý này.
[33] Đến từ vùng Wallonie nói tiếng Pháp thuộc nước Bỉ.
[34] Nguyên văn: “les Palais cardinaux, chỉ các cung điện được sắp xếp theo bốn phương đông, tây, nam, bắc trong Tử Cấm Thành. “Ngài” nói ở đây là Hoàng đế Quang Tự.
[35] Tức Thuần Thân Vương (Prince Chun, 1883-1951), em vua Quang Tự, cha của vua Phổ Nghi. Được phong làm Nhiếp Chính Vương sau khi Thái hậu Từ Hi chết...
[36] Tức Phổ Nghi (Puyi), (1906-1967), thường được biết là “Hoàng đế cuối cùng” của Trung Hoa. Lên ngôi năm 1909, thoái vị năm 1912, niên hiệu là Tuyên Thống. Cha là Thuần Thân Vương nhiếp chính.
[37] Tức Viên Thế Khải (Yuan Shikai) (1859-1916): Một đại thần người Hán được Từ Hi tin cậy và trở thành một nhân vật nổi bật có ảnh hưởng quan trọng cuối đời Thanh. Năm 1907 được điều làm Quân cơ đại thần kiêm Thượng thư Bộ Ngoại vụ. Năm 1911, sau cuộc Cách mạng Tân Hợi bùng nổ, Viên chớp thời cơ, dùng thủ đoạn hai mặt: ép buộc Hoàng đế nhà Thanh thoái vị, và lợi dụng sự yếu kém của phe cách mạng, ép buộc họ giao chính quyền cho mình. Tháng 3 năm 1912, Viên thay Tôn Văn (Tôn Trung Sơn) làm Đại Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân quốc, từng bước thực hiện sự thống trị độc tài. Viên tìm cách phục hồi đế chế đầu năm 1916. Bị phản đối kịch liệt, Viên đành hủy bỏ đế chế. Ông chết đầu tháng 6-1916 sau khi làm vua được 83 ngày.
[39] Vua Quang Tự chết trước Thái hậu Từ Hi vài tiếng đồng hồ (14-11-1908). Có giả thuyết là bà đã cho người đầu tộc nhà vua đang bị giam cầm để ông không thể sống sót sau bà. Chính trong lúc nằm chờ chết, bà đã chỉ định Phổ Nghi chưa đầy bốn tuổi lên làm vua.
[40] Nguyên văn: Le Grand Conseil (Junjichu, Quân Cơ Xứ, nghĩa đen là “Văn phòng Quân sự”). Họp từ lúc rạng động, “Cơ Mật Viện” này thảo luận hàng ngày những công việc quân sự và tất cả các vấn đề dân chính quan trọng, dưới sự chủ trì của Hoàng đế. Sau đó, nó chuyển các quyết định của mình sang chính phủ để thi hành. Quân Cơ Xứ, trong thực tế, trở thành cơ quan quyết định quyền lực nhất cho tới tháng 5-1911, thời điểm nó bị bãi bỏ dưới các áp lực cải cách.
[41] Nguyên văn: “qui s’en est allé montant au char du Dragon, s’abreuver aux neuf fontaines” (lên đi xe Rồng, uống nước chín suối), trang 78.
[42] Charles Baudelaire (1821-1867), nhà thơ Pháp, nổi tiếng với tập thơ “Les Fleurs du mal”, “Những đóa hoa độc”, (1857).
[43] Kinh đô của nhà Nguyên (Mông Cổ) là Khanbalik tức Đại Đô (cùng địa điểm với Bắc Kinh ngày nay).
[44] Nguyên văn: “la Porte de l’Orient fleuri”, tác giả dịch “Đông Hoa Môn” sang tiếng Pháp.
[45] Thuộc vùng Bretagne, nằm ở cực tây nước Pháp.
[46] Almanach de Gotha là một niên giám về phả hệ và ngoại giao, xuất bản ở Gotha (một thành phố nhỏ ở Đức) bằng hai thứ tiếng Pháp và Đức, từ năm 1763 đến 1944.
[47] Chung Lâu được cho là dựng trên điểm trung tâm của thành Khanbalik (Bắc Kinh ngày nay) của Hốt Tất Liệt Hãn (nhà Nguyên)
[48] Có lẽ tác giả nhầm ở đây: Vĩnh Lạc (Minh Thành Tổ) tại vị từ năm 1403 đến 1424, và câu chuyện đang kể xảy ra vào năm 1911, vậy phải nói năm trăm năm mới chính xác hơn.
[49] Nguyên văn: Le Palais des Délices Temporelles.
[50] Các tên trong nguyên tác: “Gros à lunettes”, “Petit Neveu”, “Premier fils Historique”.
[51] Một loại rượu mạnh tạo ra bằng cách chưng cất bã nho.
[52] “Mei Gui Lu Chiew”: Mai Khôi là một loại hoa hồng dại, dùng để ướp rượu, và Lộ Tửu là rượu mùi, rượu hoa quả. Còn được gọi là Mai Quế Lộ Tửu (“Mei Kwei Lu Chiew”).
[53] Nguyên văn “Mont des Martyrs”, chỉ nơi tử đạo của Thánh Denis và các bạn đồng giáo, được biết nhiều hơn dưới tên Montmartre (một khu phố trên đồi ở Paris).
[54] “Ganbei”, có nghĩa là làm khô chén, tức cạn chén khi uống rượu.
[55] “Ordre des Templiers” là một Hội Hiệp sĩ dòng Đền vừa quân sự, vừa tôn giáo, thành lập đầu thế kỷ 12 ở Jérusalem nhằm bảo vệ những người đi hành hương nhưng sau này trở nên cực kỳ giàu có. Gần hai thế kỷ sau thì bị vua nước Pháp hợp tác với Giáo hoàng ở La Mã ra lệnh hủy diệt. Các thành viên của hội (“Templier”) không được phép “gần gũi” đàn bà. Gần hai thế kỷ sau thì bị vua nước Pháp Philippe le Bel ra lệnh hủy diệt, đúng vào ngày thứ sáu 13-10-1307 (nên về sau thì ngày này bị cho là ngày “hung” theo mê tín phương Tây). Tác giả nhắc đến họ ở đây là chỉ đến một khía cạnh đặc biệt trong đời sống riêng tư của họ: các thành viên của Hội Hiệp sĩ dòng Đền không được phép “gần gũi” đàn bà.
[56] Nguyên văn: déoccidenté.
[57] Vasco de Gama (1469-1524): nhà hàng hải Bồ Đào Nha danh tiếng, khám phá con đường biển từ châu Âu sang Ấn Độ bằng cách đi vòng mũi Hảo Vọng (Cap de Bonne Espérance, ở Nam Phi) vào năm 1497.
[58] Pierre Loti (1850-1923): nhà văn Pháp, sĩ quan hải quân, viết những tiểu thuyết ấn tượng chủ nghĩa dựa trên những kinh nghiệm đi đến những đất nước xa lạ (thời ấy) như Việt Nam, Trung Quốc... của mình
[59] Hay Tôn Trung Sơn, Tôn Văn (1866-1925), nhà tranh đấu cho độc lập và thống nhất Trung Quốc. Sáng lập ra “Hưng Trung Hội”, rồi “Quốc Dân Đảng”, và chủ nghĩa Tam Dân (dân tộc, dân chủ và dân sinh). Sau cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ông được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, nhưng sau đó phải nhượng quyền lại cho Viên Thế Khải...
[60] Lý Hồng Chương (Li Hongzhang, 1823-1901): đại thần của Thanh triều, từng thương lượng với Nhật Bản (1895), và với tám cường quốc (1901), sau những lần Trung Quốc bại trận.
[61] Nguyên văn: “Vice-Roi”, trang 119. Theo sử gia danh tiếng về lịch sử Trung Quốc, J.K.Fairbank (Đại học Harvard) thì từ “vice-roi” (hay tiếng Anh “viceroy”) là do người châu Âu dùng để gọi chức Tổng đốc, chứ ở Trung Quốc không có chức “Phó vương”.(Xem “East Asia, Tradition and Transformation”do J.K. Fairbank, E.O Reischauer và A.M. Craig biên soạn, 1978, trang 226)
[62] “Long” trong tiếng Pháp nghĩa là lâu.
[63] Câu thơ Pháp có mười hai âm tiết.
[64] Thật vậy, sân khấu ở Trung Quốc cũng như mọi nơi khác, được xem là phòng đợi của hoạt động mãi dâm. Đó là lý do tại sao từ lâu đàn bà bị cấm làm nghề ca diễn trên sân khấu. Cũng như kịch nghệ thời Nữ hoàng Elisabeth Đệ nhất bên Anh (1533-1603), các vai phụ nữ đều do đàn ông thủ diễn và họ thường bị nghi là cũng bán thân...
[65] Tên nhân vật trong vở kịch cùng tên (1601) của nhà soạn kịch vĩ đại người Anh, William Shakespeare (1564-1616). “Hamlet” là sách gối đầu giường của Segalen, và ông còn cầm nó theo khi chết bí ẩn trong buổi đi dạo trong khu rừng thời thơ ấu (21-5-1919).
[66] Léo Delibes (1836-1891): nhà soạn nhạc người Pháp. “Lakmé” là vở ca nhạc kịch có xen kẽ đối thoại (opéra-comique) của ông, ra đời năm 1883.
[67] “Louise” (ra đời năm 1900) được gọi là một tiểu thuyết âm nhạc, của nhà soạn nhạc người Pháp Gustave Charpentier (1860-1956).
[68] Theo thần thoại La Mã, Janus là một trong những vị thần xưa nhất, có vai trò giữ cửa để giám sát sự ra vào. Ông được thể hiện dưới hình thức hai khuôn mặt đối nhau để gợi lên hai mặt của cùng một cánh cửa.
[69] Tức Hoàng hậu Hiếu Định (1868-1913), vợ vua Quang Tự. Khi chồng qua đời năm 1908, bà trở thành Thái hậu Long Dụ.
[70] Tức ngày 15 tháng 7 năm 1911 dương lịch.
[71] Sadi Carnot (1837-1894), tổng thống Pháp (nền Đệ tam Cộng hòa) từ năm 1887 đến 1894 (bị ám sát bởi một người theo thuyết vô chính phủ, Caserio, ở thành phố Lyon, Pháp).
[72]... Việc sử dụng gái mại dâm cao cấp vào thời đó có vẻ phổ biến nơi những người phương Tây sống ở Trung Quốc và thành ngữ này (“cô nàng Nhật Bản dành cho ‘việc vệ sinh’”) có lẽ là một cách nói lái thông dụng mà Segalen thường vận dụng.
[73] Những buổi tế trời ở Thiên Đàn có ý nghĩa tiếp tục Thiên Mệnh và bảo đảm dòng dõi Thiên tử của triều đại đương quyền. (S.L)
[74] Marco Polo (1254-1324): nhà du hành người Venise danh tiếng; năm 1271, theo cha và chú, thương gia ở Venise, thực hiện chuyến đi Trung Quốc bằng cách xuyên qua vùng Trung Á; bốn năm sau đến được Khanbalik (Đại Đô, Bắc Kinh sau này) rồi trở thành quan chức của triều đình nhà Nguyên. Ông sống ở Trung Quốc suốt 16 năm. Về lại quê hương (1295) ông kể lại chuyến phiêu lưu của mình trong cuốn Sách của những điều kỳ diệu trên thế giới có ảnh hưởng lớn trong sự phát triển giao lưu Đông-Tây, tới nay vẫn còn được tái bản.
[75] Comprador (mại bản) là từ chỉ một thương gia Trung Quốc làm giàu nhờ buôn bán với người nước ngoài. Đó là khuôn mặt tiêu biểu ở miền Nam Trung Quốc nhưng, ở những người này, Segalen nhìn ra những khía cạnh xấu xa của chủ nghĩa trọng thương và sự mại dâm (chữ dùng của Segalen) tư tưởng trước các cường quốc. (S.L). Từ thông dụng sau này là “tư sản mại bản”.
[76] Kubilay Khan (1214-1294): Hoàng đế Mông Cổ (tại vị 1260-1294), lập ra nhà Nguyên ở Trung Hoa (miếu hiệu là Nguyên Thế Tồ), đặt kinh đô của mình ở Đại Đô (1264, Bắc Kinh sau này).
[77] Tiếng La-tinh, có nghĩa đen là “phái viên của chúa tể”, dùng để chỉ những người được nhà vua ở châu Âu thời Trung cổ gửi về làm việc hay giám sát các chính quyền địa phương, có lẽ tương tự như các viên khâm sai, khâm mệnh ở nước ta thời quân chủ...
[78] Robert Hart (1835-1911), nhân viên lãnh sự Anh, được Thanh triều phong làm Tổng Thanh tra Cục Hải quan Trung Quốc suốt 45 năm (1863-1908), đứng đầu một cơ quan, phần lớn nhân viên là người châu Âu, đem lại nguồn lợi tài chánh quan trọng cho ngân khố nhà nước nhờ hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cảng biển lớn.
[79] Quang Tự là con của em gái Từ Hi, và cũng là con của em trai chồng Từ Hi (vua Hàm Phong).
[80] Tiếng Anh trong nguyên tác, tạm gọi là “Lão Phu nhân”.
[81] Tức Hoàng hậu Hiếu Định (1868-1913), vợ cả của vua Quang Tự. Sau khi chồng chết (1908), bà trở thành Thái hậu Long Dụ. Cuối năm 1911, bà thay Thuần Thân Vương
[82] Một dân tộc ở vùng Anatolie (tức Tiểu Á, Asie mineure, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay); trở thành một đế chế hùng mạnh vào từ thế kỷ 17 đến 12 trước Công nguyên, rồi diệt vong.
[83] Nguyên văn là “Marco Millioni”: đó là tên mỉa mai mà người đương thời với Marco Polo ở Ý đặt cho ông vì ông kể chuyện là ở Trung Quốc, nhà vua thu hàng chục triệu đồng tiền vàng mỗi năm, dân chúng cũng thuộc loại “triệu phú”...nên họ không tin! Millioni là “bạc triệu”.
[84] Chim Phượng là biểu tượng của Hoàng hậu.
[85] Hồ ở phía nam Hoàng Thành.
[86] Post-Scriptum là tái bút, thường được viết tắt ở cuối thư là P.S., và như thế thì giống như hai chữ viết tắt của “Police Secrète” (Mật vụ).
[87] Nguyên văn: "Vous vous rappelez de cette concubine...". Tác giả cho René Leys mắc lỗi văn phạm thông thường (dư chữ "de") khi nói câu này.
[88] Tác giả viện dẫn Ruy Blas - vở kịch thơ ra đời năm 1838 của Victor Hugo. Đây là câu chuyện về một chàng trai bình dân được đưa vào cung theo mưu đồ trả thù Hoàng hậu của một nhà quý tộc. Anh đã chinh phục được Hoàng hậu bằng tình yêu của mình. Cuối cùng để bảo vệ Hoàng hậu, anh đã giết nhà quý tộc và tự tử bằng thuốc độc.
[89] Nguyên văn: “Veste de cheval” (magua, áo ngắn để cưỡi ngựa) có thể chỉ đồ mặc thông thường nhưng ở đây đặc biệt là phải có phép của nhà vua mới được mặc “mã quải” màu vàng. Đó là một trong những phần thưởng được ao ước nhất trong các huy chương quân đội (S.L.).
[90] Nguyên văn: “Grand Trésorier Payeur de tous les Princes du Dedans”, chức vụ này có vẻ khó hiểu vì nó có thể chỉ định chức thủ quỹ của Nội vụ Phủ (Neiwufu) phụ trách quản lý ngân quỹ và các lãnh địa của nhà vua. Thế mà Phủ Nội vụ thì chỉ do người Trung Quốc nắm giữ, lại còn phải là thái giám nữa (S.L).
[91] Tức hai tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam.
[92] Phổ Luân (Pulun) đã từng là người tranh ngôi chính với Quang Tự bởi vì ông là cháu nội của Hoàng đế Đạo Quang (tại vị 1821-1850), tuy là chi thứ, trong khi Quang Tự chỉ đơn giản là cháu trai của Từ Hi, xuất thân là một phi tần.
[93] Nguyên văn: dixième (thứ mười. Lỗi in ấn. Nếu tính từ Thuận Trị (Thanh Thế tổ), Hoàng đế nhà Thanh đầu tiên ở Trung Quốc (tại vị từ năm 1644) thì Đạo Quang là thứ sáu.
[94] Tức Jeanne d’Arc (1412-1431), nữ anh hùng nước Pháp. Còn gọi là La Pucelle d’Orléans (Trinh nữ thành Orléans). Động từ không nói ra ở đây chắc là “dépuceler” (một từ nôm na có nghĩa là “phá trinh”).
[95] Bộ Lại (hay Lại Bộ, Li-Pou) trong thực tế phụ trách việc bổ nhiệm (và cách chức, thuyên chuyển) tất cả các quan lại dân sự.
[96] Đó là loại giường gọi là kháng (kang) thường đắp đất hay xây bằng gạch, ở dưới giường đốt lửa để sưởi vào mùa lạnh.
[97] Nói chuyện bên gối; nguyên văn tiếng Pháp trong ngoặc kép là “les paroles de l’oreiller”.
[98] Kiều dân thuộc các liệt cường Âu Mỹ ở Trung Quốc thời đó được hưởng đặc quyền lãnh sự tài phán.
[99] Nguyên văn: “Fermier Général de la Gabelle du Sel” (Chức quan phụ trách việc thu thuế muối).
[100] Hẻm Xương Cừu (hay Dê)..
[101] Thành phố nằm dưới mặt đất.
[102] Hay “hoành tỉnh” (giếng ngang, giếng khô), dùng để ngụy trang hay để vứt xác sau khi giết ai đó.
[103] Tiếng Anh trong nguyên tác, có nghĩa: Ngân hàng Thiên Tân & Công ty.
[104] Đây là màn mở đầu cuộc Cách mạng Tân Hợi,1911 (gọi là “Song Thập”, tức ngày 10 tháng 10 năm 1911)...
[105] Vũ Xương (Wuchang), Hán Dương (Hanyang) và Hán Khẩu (Hankou) là ba thành phố nằm sát nhau, bên sông Dương Tử, ngay giữa nước Trung Hoa; cả ba sau này hợp thành đại đô thị Vũ Hán (Wuhan).
[106] Herbert George Wells (1866-1946), nhà văn người Anh, được mệnh danh là một trong những “cha đẻ của khoa học viễn tưởng”. “Anticipations” (Những sự dự đoán) là tên gọi tắt của một tác phẩm của ông, được bán chạy nhất khi ra đời năm 1901, dự đoán những tiến bô khoa học, kỹ thuật... của thế giới vào năm 2000.
[107] Tác giả nhắc đến câu nói nổi tiếng trong cuộc Đại Cách mạng Pháp 1789. Sau khi nhà ngục Bastille (Paris) bị dân chúng tràn vào phá bỏ (ngày 14-7-1789, sau này thành ngày quốc khánh Pháp), vua Louis thứ 16 đang trị vì hỏi: “Đó là một cuộc nổi loạn hay sao?” và Công tước De la Rochefoucault-Liancourt trả lời: “Tâu Bệ hạ, không đâu, đó là một cuộc cách mạng.” Ba năm rưỡi sau, ông vua này bị đưa lên đoạn đầu đài.
[108] Một vở tuồng nổi tiếng trong kịch mục đời nhà Nguyên, kể chuyện một người chồng trở về nhà với vợ sau hai mươi năm xa cách, nhưng muốn thử lòng chung thủy của nàng bằng cách không cho nàng biết mình là ai.
[109] Nguyên văn “K’ai-paolée” (kai bao, tức khai bảo), có nghĩa mở tã lót, tã bọc (của cô gái còn trinh)...
[110] Trong tiểu thuyết lịch sử “Salammbô” (1861) của nhà văn Pháp, Gustave Flaubert (1821-1880), “Zaimph” là cái mạng che mặt linh thiêng phủ trên bức tượng của nữ
[111] Quan Vũ (hay Quan Công, 161-219), nổi tiếng trong truyện Tam quốc với đặc điểm trung, nghĩa, vũ, dũng... hơn một ngàn năm sau bắt đầu được các triều đại khác nhau, kể cả nhà Thanh, liên tục sắc phong làm thần và dân chúng sùng bái, xây miếu thờ khắp nơi.
[112] Khanh Hữu Vi (Kang Youwei, 1858-1927): người đề xướng cùng với vua Quang Tự phong trào Duy Tân cuối thế kỷ 19, nhằm hiện đại hóa Trung Quốc nhưng thất bại (“Bách nhật Duy tân” hay Chính biến Mậu Tuất, 1898).
[113] Wolof là một dân tộc ở Sénégal...
[114] Dakar là thủ đô của Sénégal, khi đó là một thuộc địa Pháp.
[115] Một thành phố cảng ở cực bắc nước Pháp.
[116] Đại Vận Hà là con kênh đào dài gần 1800 cây số từ Bắc Kinh đến Hàng Châu mà phần cổ xưa nhất có niên đại vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nối lưu vực sông Hoàng hà với lưu vực sông Dương tử.
[117] Đi qua bằng cửa hông, tức là tôn trọng trật tự đế chế: chỉ có hoàng đế mới có quyền dùng cửa chính. (S.L).
[118] “Jardin Mystérieux” (Mi Yuan, Mật Viên) là họ Trung Hoa của Maurice Roy (một người có thật mà tác giả dựa theo để tạo ra nhân vật “René Leys”)...
[119] Tại vị từ 1862 đến 1874.
[120] Đáng lẽ phải nói một giờ năm phút, vì canh tư bắt đầu từ 1 giờ sáng.
[121] Một thứ tiếng Anh “bồi”, hổ lốn, pha lẫn tiếng Anh với tiếng bản xứ khi giao tiếp.
René Leys - Người Tình Trẻ Trong Tử Cấm Thành René Leys - Người Tình Trẻ Trong Tử Cấm Thành - Victor Segalen René Leys - Người Tình Trẻ Trong Tử Cấm Thành