Reading means borrowing.

Georg Christoph Lichtenberg, Aphorisms

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 69
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 74: Bidault Và Moutet “Hãm Phanh”
uy nhiên, ngày 12/12, Bidault, vẫn là Thủ tướng nội các trực tiếp trả lời cho Valluy:
“Qua bức điện số 1001 ngày 6/12, ông đã báo cáo cho tôi biết về tình hình ngày càng trở nên căng thẳng hơn tại Bắc Kỳ. Chính phủ sẽ gửi cho ông trong một ngày rất gần những chỉ thị về vấn đề này. Những chỉ thị này đã được nghiên cứu cùng với ông Cao ủy chính thức. Tuy nhiên tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi đã hết sức ngạc nhiên trước lời lẽ bức điện của ông nói trên, đề cập tới một tình thế bi đát mà trong các công văn thư từ trước của ông không hề gợi lên một nét nhỏ nào”.
Những chỉ thị được thông báo trên đây, do Moutet ký và đề ngày 11/12, đã được gửi đi ngay lập tức:
“Gửi Cao ủy Sài Gòn - tiếp theo điện 1001/EMHC của ông.
“Thứ nhất: Tình hình hiện tại của nước Pháp không cho phép nghĩ đến vấn đề tăng quân số. Chi phí bỏ vào việc này có thể sẽ là một trở ngại tuyệt đối cho việc phục hưng nền tài chính của đất nước, chưa nói đến những khó khăn khác thuộc phạm vi nội bộ và cả phạm vi quốc tế nữa. Tuy nhiên Chính phủ sẽ làm những gì có thể làm để giúp đỡ ông. Tuy rất hiểu rằng có được một đạo quân viễn chinh đông đảo hơn sẽ giúp ông tiến hành dễ dàng hơn một chính sách thỏa thuận, Chính phủ vẫn yêu cầu ông chỉ nên dựa trên quân số hiện tại sẵn có.
“Thứ hai: Như vậy, chính sách vẫn thi hành đối với Việt Nam không được lôi cuốn chúng ta vào những cuộc hành quân đòi hỏi phải có quân số tăng cường mới có thể đi đến kết quả.
“Thứ ba: Vả chăng, Chính phủ nắm được một cách rất chính xác cái hào hứng đầy hiểm nguy do Việt Minh phát động tại Hà Nội và tại xứ Bắc Kỳ. Nhưng Chính phủ bác bỏ bất cứ sáng kiến nào nhằm mục đích hoặc tác dụng đánh bật cá nhân Hồ Chí Minh ra khỏi mọi quyền hành. Bởi vì kết quả của việc “lật đổ” ấy sẽ là một thời kỳ tranh giành quyền bính tầm thường mà cuối cùng chỉ có lợi cho những con người không chờ đợi tương lai mình duy nhất từ tay nước Pháp. Chính phủ không thể lưu ý ông quá nhiều vào cái khía cạnh nguy hiểm này và vào sự hoán chuyển ảnh hưởng có thể phát sinh từ đó.
“Thứ tư: Tuy vậy, điều này không dẫn Chính phủ đến chỗ quan niệm rằng ông phải chịu đựng lậu hơn nữa cái tình hình đã bị tạo nên cho ông ở tại Bắc Kỳ. Việc tăng cường quân đội, việc mua lậu vũ khí và bao nhiêu sự kiện khác nữa là bấy nhiêu bằng chứng vi phạm hiệp định của phía Việt Nam và làm nên một mối nguy cơ trông thấy. Lòng tin cậy lẫn nhau mà Hà Nội đòi hỏi cho họ chưa bao giờ tỏ ra hão huyền như ngày hôm nay, và đó là do lỗi của họ.
“Thứ năm: điều đầu tiên phải làm là giao cho Sainteny trách nhiệm loan báo cho Hồ Chí Minh biết rằng tình hình không thể nào tồn tại như thế này mâi được. Nếu ông ta còn đủ uy tín để cải thiện tình hình thì ông ta hãy nên làm đi. Nếu ông ta không đủ điều kiện làm thì ông ta nên thừa nhận như vậy để chúng ta tìm cách giúp cho ông ta ra khỏi tình huống khó khăn. Nếu trong cả hai trường hợp, ông ta không xứ lý đúng lời khuyên này thì ông ta nên biết rằng sự xúc động của phần đông dư luận Pháp sẽ gây ra những điều phản ứng nặng nề không thể nào tránh khỏi. Ông ta nên hiểu rằng trên thực tế chúng ta coi như điều cơ bản để cải thiện tình hình hiện nay là loại trừ những phần tử cực đoan ra khỏi chính phủ của ông ta và cái việc này đối với chúng ta không thể nào trì hoãn được nữa.
“Thứ sáu: Chính phủ nhất thiết phải nắm được kết quả cuộc vận động này trước khi quyết định trong điều kiện và chừng mực nào chúng ta có thể phải sử dụng đến một hành động quân sự. Vậy yêu cầu ông điện cho tôi ngay khi có thể hiện được. Trong mọi tình huống, lúc này hơn bất cứ lúc nào, chúng ta cần phải hoàn toàn chỉnh đốn lại đường lối chính sách của chúng ta tại Nam Kỳ[64] theo phương hướng các chỉ thị đã ban hành và vừa được Chính phủ khẳng định bằng văn bản gửi cho ông Cao ủy...”
Người ta không biết Valluy có chuyển bản chỉ thị này cho Sainteny hay không, cũng chẳng biết ông ta có uốn nắn lại chính sách của ông ta hay không.
Tình cờ mà ngày hôm ấy, 12 tháng 12, cuộc khủng hoảng chính trị ở Pháp bỗng nhiên được cởi nút.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)