Kẻ nào chưa một lần thất bại trong quá trình trưởng thành, tức kẻ đó không có gan thực hiện những điều mới mẻ.

Woody Allen

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 25: Một Sự Bình Đẳng Tuyệt Đối Giữa Người Pháp Và Người Đông Dương Phải Ngự Trị Trong Hành Chính.
hưng sự giải phóng hành chính phải đi xa hơn... Nó phải hướng tới việc tổ chức các chính phủ địa phương thuần túy Đông Dương và bằng cách đó chuẩn bị dần cho người Đông Dương từng bước tiến dần lên những chức vụ cao nhất của chính phủ liên bang. Ngoài ra, quá trình đi lên về chính trị này dường như đáp ứng những điểm cơ bản trong các nguyện vọng do chính đảng Việt Minh phát biểu? Chẳng phải là Việt Minh đã tuyên bố rằng trước mắt Việt Minh chưa có khả năng một mình lãnh đạo Chính phủ Việt Minh và cai trị cả đất nước Đại Nam mà họ đang đòi lại sao? Chẳng phải Việt Minh đã dự kiến một thời kỳ quá độ trong đó một sự giúp đỡ của bên ngoài sẽ là cần thiết; và về các nước bên ngoài thì họ đã ưu tiên chọn nước Pháp đó sao?”[23]
Trước mắt, Cao ủy tiếp tục chỉ thị:
“Không nên nói quá sớm đến vấn đề hòa hợp làm một Bắc Kỳ - Trung Kỳ và Nam Kỳ, vì chưa chắc gì cái quan niệm về một nước Đại Nam ấy đã phù hợp với nguyện vọng của những người Annam tại Nam Kỳ. Vấn đề thống nhất các thành phần nhân dân Việt Nam chỉ có thể xem xét không những sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng khỏi quân Nhật Bản mà cả sau khi các đạo quân chiếm đóng của Đồng minh đã rút đi và trật tự được lập lại trong toàn cõi liên bang. Chỉ lúc đó mới là lúc cần phải thiết lập một Quốc hội tư vấn tiêu biểu rộng rãi cho dư luận của quần chúng nhân dân. Một trong các vai trò cơ bản của Quốc hội tư vấn ấy của Đông Dương chủ yếu sẽ là chỉ rõ các phương thức thiết lập việc trưng cầu dân ý hoàn thiện hơn và dân chủ hơn....
“Chúng ta phải tránh sự chậm trễ cũng như sự vội vàng. Chúng ta sẽ không thể làm được việc gì lớn lao và lâu dài nếu không có sự tự do trình bày nguyện vọng mình của nhân dân Đông Dương... Chúng ta không thể quyết định về tương lai quá sớm và hy sinh sự tiến bộ của quảng đại quần chúng cho những yêu sách của một phe phái ngổ ngáo nhất cho họ.
Ký tên: D’ARGENLIEU”
Người ta không thấy có trong tài liệu đề ngày 8/9 này bóng dáng một ý kiến nào về sự thành lập một “chính phủ lâm thời” của Việt Nam tại Hà Nội (27/8) hoặc về bản tuyên ngôn của một nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” độc lập ngày 2/9 cả, tức là hai sự kiện lớn lao nhất từ đây sẽ chi phối hoàn toàn vấn đề Việt Nam. Việt Minh trước con mắt của ông đô đốc chỉ là một trong các đảng phái Annam và là phe phái “ngổ ngáo nhất của dân chúng”.
Sau khi đã hội ý, tại Kandy, với các nhà chức trách Anh, ông đô đốc ngay từ ngày 12/9, đã đến đóng tại Chandernagor (kề Calcutta) và chờ đợi phương tiện đi Sài Gòn ngay khi có cơ hội, như tướng De Gaulle đã khuyến khích ông.
Hôm sau, 13/9, tại Paris, Henri Laurentie[24] vụ trưởng vụ các vấn đề chính trị của bộ Thuộc địa, trong một cuộc họp báo, khuyến cáo nên giải thích một cách rộng rãi hơn lập trường của tướng De Gaulle về vấn đề Đông Dương. “Cái điều ước mong của người dân Đông Dương là cuối cùng nước Pháp coi Đông Dương không phải là một thuộc địa nữa”. Ông ta nói rõ rằng
“Chính phủ đã phát biểu quan điểm rõ ràng của mình là những mối quan hệ giữa Pháp và Đông Dương sẽ không phải là mối quan hệ chính quốc với thuộc địa mà tiến tới là quan hệ bình đẳng. Chính sách của Pháp nhằm làm cho ba dân tộc hợp thành Liên bang Đông Dương ngày càng phát triển phồn vinh”...
Ngày 14/9, Laurentie khẳng định với chủ bút các báo: “Điều cơ bản là chúng ta hiểu hoàn toàn đâu là cái nguyện vọng dân tộc chính đáng trong luận thuyết của Việt Minh”.
Dầu sao, Đông Dương vẫn không chấp nhận hướng giải thích rộng rãi ấy. Laurentie sẽ kể lại rằng hôm sau, bộ trưởng của ông ta, Giacobbi, đã nói với ông ta: “Nếu De Gaulle đã không cách chức anh là hoàn toàn vì lý do tình bạn và lòng tốt của ông ta; thực ra thì ông ta đã giận điên lên”. Quả có như vậy. Ngay từ hôm 16/9, trong một bức thư gửi d’Argenlieu, De Gaulle có viết[25]:
“… Việc đầu tiên cần thực hiện cho được là Alessandri và quân đội biệt phái của ông ta đến Hà Nội. Tôi có cảm giác rằng người Trung Quốc muốn bán cả cái điều đó cho chúng ta để đổi lấy những điều có lợi cho bọn thực dân của họ và những đặc quyền về con đường sắt của chúng ta.
“Tôi chẳng tin tưởng người Anh chút nào. Họ chọn và duy trì một thái độ đạo đức giả. Họ say sưa được đến Đông Dương như những kẻ mạnh và kẻ lãnh đạo, với những người Pháp trong túi hành lý của họ. Vậy Ngài chớ nên một giây phút nào để cho Mountbatten lòe bịp... Tuy nhiên, chúng ta sẽ mang quân đội chúng ta đến, và nhất định sẽ có một lúc nào đó mà Ngài sẽ là kẻ mạnh nhất.
“Trong lúc chờ đợi, phải có mặt ngay tại chỗ ngay khi có điều kiện, nghĩa là Leclerc thì có mặt ngay tức khắc, còn ông thì vào cuối tháng 10.
“Đừng cam kết và đừng để ai cam kết bất cứ một điều gì đối với người của Việt Minh. Ông có thể chấp nhận một vài cuộc hội kiến với điều kiện là những cuộc hội kiến trực tiếp và không cần đến một trung gian nào, cả Anh, Trung Quốc hay Mỹ. Về phía Đồng Minh, người ta sẽ đề nghị “giúp đỡ” ông: hãy từ chối một cách dứt khoát. Chúng ta không xử lý với những người lệ thuộc của ta qua bàn tay trung gian. Nếu không, chúng ta sẽ thấy tái diễn tại Đông Dương cái trò chơi bỉ ổi của Anh tại Xyrie.
“Nội dung lợi ích của nước Pháp là không giải quyết bất cứ chuyện gì liên quan đến các chính phủ địa phương tại Đông Dương chừng nào mà chúng ta chưa cần giải quyết. Thà một trăm lần cứ để tình hình nguyên vẹn như vậy cho đến lúc đó, dù có bất lợi cho ta, còn hơn là nhận một sự dàn xếp từ ít (tạm thời) đến nhiều, trong đó nước ngoài sẽ là một bên đương sự do đó mà trở thành tai hại.
“Bản thân tôi sẽ làm tất cả để kịp gửi sang cho ông các phương tiện, nhân viên và thiết bị. Nhưng công việc này sẽ kéo dài lâu ngày”...
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)