Cái tốt đẹp nhất trong mọi cái là việc học. Tiền có thể bị mất, sức khỏe và sức mạnh có thể bị mất, nhưng những gì trong đầu bạn thì là của bạn mãi mãi.

Louis L’Amour

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Dịch giả: Hoàng Hữu Đản
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 114
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1809 / 68
Cập nhật: 2016-06-04 02:27:20 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 11: Việt Minh Gửi Một Tín Hiệu
háng 5/1944, Ủy ban Alger tìm hiểu, với một sự quan tâm rất lớn về một bức công hàm mà lãnh sự Pháp tại Côn Minh, Royère đã gửi cho ông đại sứ của Ủy ban Alger tại Trùng Khánh, tướng Pechkoff. Bức công hàm ấy có nội dung như thế này:
“Thứ bảy vừa qua 29/4, tôi có tiếp hai người Annam tên là Phạm Biết Tế và Lê Đức Linh[11]; họ đã đề nghị được gặp tôi với tư cách là phái viên của “Mặt trận Độc lập Đông Dương” mà họ sẽ là những người đại diện Trung Quốc.
“Tôi đã trao đổi ý kiến với hai người Đông Dương ấy trong khoảng một giờ đồng hồ. Họ đã phát biểu với tôi những lời tuyên bố mà nội dung có thể tóm tắt như sau:
“1. Mặt trận Độc lập Đông Dương (mà trong công hàm tôi sẽ viết tắt là LII, tập hợp tất cả các đảng phái có xu hướng dân tộc và dân chủ hiện tồn tại trên lãnh thổ Liên bang và vì thế đại diện cho tuyệt đại đa số nhân dân Đông Dương, đã có dịp tìm hiểu bản tuyên bố của CFLN (Ủy ban giải phóng dân tộc Pháp) liên quan đến quy chế của Đông Dương sau này, công bố tại Alger ngày 8/12/1943. Những người lãnh đạo của LII, đã có lần gửi thư cho những người Pháp tự do ở Đông Dương, đã quyết định một cách thích đáng sẽ gửi sang Trung Quốc hai đại biểu để liên hệ với các đại diện của Alger tại đó nhằm đi đến một thỏa thuận, nếu có thể, về những vấn đề Đông Dương.
“2. Mặt trận Độc lập Đông Dương (LII) theo đuổi hai mục đích cơ bản: - Dân chủ hóa Đông Dương ngay sau ngày giải phóng - và khôi phục nền độc lập của nó trong tương lai gần nhất.
“Với những nguyện vọng như vậy, Mặt trận Độc lập Đông Dương (LII) không thể nào nói chuyện này với người Nhật – mà kinh nghiệm đã chứng tỏ những ý đồ thật của họ là gì - hoặc với chính phủ thân Phát xít của Đô đốc Decoux - mặc dù mới đây chính phủ này có thực hiện một vài cải cách trên lĩnh vực xã hội. Trái lại, những người lãnh đạo Mặt trận Độc lập Đông Dương (LII) cho rằng cái hay nhất và lợi nhất cho sự nghiệp chung của nước Pháp và Đông Dương lúc này là ngay từ bây giờ có những cuộc tiếp xúc với CFLN, thông qua những cuộc tiếp xúc ấy mà tiến tới một sự thỏa hiệp Pháp - Đông Dương.
“3. Ủy ban chỉ đạo của LII hy vọng rằng CFLN sẽ vui lòng nghiên cứu một chương trình dân chủ hóa Đông Dương để thực hiện ngay sau khi lãnh thổ này được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của Nhật. Về nền độc lập của đất nước (Đông Dương), Ủy ban thấy rằng vấn đề phức tạp hơn nhiều và công việc trao trả đó nếu thực hiện ngay sẽ vấp phải những khó khăn rất nhiều và quan trọng. Vậy nên Ủy ban đó - mặc dù không quên rằng mục đích chủ yếu của nó là đảm bảo nền độc lập Đông Dương - sẵn sàng thảo luận và chấp nhận tạm thời tất cả mọi công thức chính trị rộng rãi lấy nguyện vọng của dân tộc Đông Dương làm căn cứ.
“4. Xét thấy rằng những cải cách đó chỉ có thể thực hiện được sau ngày giải phóng Liên bang Đông Dương, LII sẵn sàng ngay từ bây giờ cộng tác với CFLN ở bên trong cũng như ở bên ngoài Đông Dương, trong cuộc đấu tranh của nó chống Nhật. Sự hợp tác này có thể tiến hành trên mọi lĩnh vực kể cả lĩnh vực quân sự, vì Mặt trận đã đào tạo và huấn luyện được những nhóm du kích và có thể càng ngày càng có thêm nhiều nhóm như vậy.
“5. Những người lãnh đạo của LII luôn luôn theo sát tình hình quốc tế và thấy rõ rằng một số nước ngoài có ý đồ giành một vị trí lợi thế trong những cuộc hội nghị sẽ họp, sau khi chiến tranh chấm dứt, để bàn về những vấn đề liên quan đến các đế quốc thuộc địa. Thừa biết một số trong các nước đó có những ý đồ đất đai hoặc những ý đồ khác về Đông Dương, những người lãnh đạo LII mong muốn người Pháp và người Đông Dương cùng đứng vào một mặt trận chung và đề xuất một chương trình chính trị và xã hội có thể tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các cường quốc dân chủ”.
“Cuối cùng, các vị khách của tôi đã hàm ý cho tôi hiểu, một cách kín đáo nhưng rành rọt, rằng tuy Mặt trận nhiệt tình mong muốn để đi đến một thỏa thuận với CFLN, nó sẽ không ngần ngại đặt vấn đề với đại diện các nước liên hiệp khác trong trường hợp mà Alger khước từ hợp tác.
“Trong câu trả lời, tôi đã nhấn mạnh cho các vị khách đối thoại của tôi thấy lời tuyên bố của CFLN về vấn đề Đông Dương chứng minh rõ ràng nước Pháp mới đặc biệt quan tâm đến các vấn đề thuộc địa, và những người lãnh đạo ở Alger - mà khuynh hướng tự do đã bao lần bộc lộ - chắc chắc sẽ sẵn sàng nghiên cứu với tinh thần hiểu biết và có thiện ý nhất tất cả những đề nghị hợp lý xuất phát từ những tổ chức đại diện thực sự cho quần chúng nhân dân Đông Dương. Mặc dầu cá nhân tôi rất hứng thú về những ý kiến vừa được nghe - tôi đã tuyên bố sau đó - “Tôi không phải người có quyền quyết định hoặc có quyền bảo đảm gì về cái lập trường mà CFLN có thể có trước những đề nghị bước đầu của LII. Tuy nhiên tôi sẽ không quên báo cáo lại với tướng Pechkoff đại sứ Pháp tại Trùng Khánh, về nội dung cuộc hội đàm của chúng ta”.
“Tôi nói thêm rằng tôi thấy cần báo cho các vị khách của tôi ngay bây giờ rằng các nhà chức trách Pháp, khi xem xét những lời tuyên bố của họ (LII), sẽ không quên rằng họ vừa mới bị Việt Nam Quốc dân đảng (Đảng cách mạng Việt Nam tại Trung Hoa tự do) lên án gay gắt và ngoài ra họ sẽ tự hỏi xem LII có phải là đại diện đích thực cho đại đa số nhân dân Đông Dương chứ không phải chỉ là đại diện cho một bộ phận có ít nhiều quan trọng. Để kết thúc, tôi đã thông báo cho các ông Phạm Biết Tế và Lê Đức Linh rằng nếu sẽ còn phải có những cuộc hội đàm mới, thì họ cần nói rõ thêm - và điều này sẽ rất bổ ích:
a) LII nhận thấy có thể cộng tác với CFLN trên những lĩnh vực nào và trong chừng mực nào; b) Chương trình cùng nguyện vọng chính trị và xã hội của LII như thế nào?
“Ngài có thể thấy rằng tôi đã để cánh cửa ngỏ cho những cuộc hội đàm mới và nhất thời, cho những cuộc thương thuyết về việc thực hiện một vài điểm trong chương trình cộng tác do các đại diện của LII đề xuất, mà không để cho CFLN bị ràng buộc chút gì. Quả thực, tôi đã thấy được là chúng ta cần thận trọng trong tất cả mọi vấn đề có liên quan đến quan hệ của chúng ta với người Annam. Trong trường hợp trước mắt, chúng ta có thể đang liên quan hoặc với những tay chân của VNQDĐ hay cả của QDĐ Trung Hoa, hoặc nữa với những đại biểu của một đảng phái An Nam chỉ đại diện cho một nhóm rất nhỏ nào đó của nhân dân Đông Dương. Cho nên, về phần liên quan đến tôi, tôi đã chỉ thị cho ông Ramoin phải tìm đến những khu vực người Annam mà ông ta có khả năng đến được, để điều tra về các ông Phạm Biết Tế và Lê Đức Linh. Có thể về phía phòng Đại diện, họ sẽ thấy cần thiết phải yêu cầu ông Siguret hỏi Hà Nội những chỉ dẫn về những điểm dưới đây, không cần chi tiết nào khác: 1. Tầm quan trọng thực tế của LII. 2. LII tập hợp những đảng phái nào? 3. Những người lãnh đạo LII là ai?
“Trong lúc chờ đợi kết quả của cuộc điều tra này, Ngài có thể có thời giờ nghiên cứu nên tiếp nhận những đề nghị của LII đến chừng mực nào, nếu như, đây là điều chính tôi đang tin tưởng, cái Hội ấy quả là đại diện cho một lực lượng đáng chú ý.
Ký tên: J. ROYÈRE”
Bức thư đó của Royère đã được chuyển đi lập tức cho Pechkoff ở Alger và từ ngày 16/6/1944 Ủy viên phụ trách thuộc địa René Pleven đòi hỏi thêm những chỉ dẫn khác về “Mặt trận”; còn chủ nhiệm các vấn đề chính trị Henri Laurentie thì chỉ ra rằng nhiệm vụ cấp bách nhất là phải tìm hiểu đến mức tối đa về những đảng phái chính trị bản xứ hiện đang tồn tại ở Đông Dương. Vậy nhưng, Royère đã thừa nhận ngày 11/7/1944 khi người ta chất vấn ông: “Chúng tôi chẳng nhận được một chỉ dẫn nào về Mặt trận cả”.
Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947) - Philippe Devillers Paris - Saigon - Hanoi (Tài Liệu Lưu Trữ Về Cuộc Chiến Tranh 1944 - 1947)