If you truly get in touch with a piece of carrot, you get in touch with the soil, the rain, the sunshine. You get in touch with Mother Earth and eating in such a way, you feel in touch with true life, your roots, and that is meditation. If we chew every morsel of our food in that way we become grateful and when you are grateful, you are happy.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Ichikawa Takuji
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: どこに行くの
Dịch giả: Tịnh Vân
Biên tập: Nguyễn Anh Dũng
Upload bìa: Little rain
Số chương: 35
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2781 / 67
Cập nhật: 2017-10-19 08:42:38 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8: Lenin
ến bệnh viện, đầu tiên chúng tôi phải tới quầy lễ tân để xem sẽ khám ở khoa nào.
Sàn nhà và tường bệnh viện lát bằng loại gạch kiểu mới mài bóng loáng, trông như đại sảnh của khách sạn làm chúng tôi quên mất nơi này là bệnh viện.
“Cảm giác chỗ này chẳng liên quan gì đến cái chết với cả bệnh tật ấy.”
Hai chúng tôi ngồi trên bộ sô pha giả da, nhìn mấy tấm biển treo trên bảng hướng dẫn: khoa Tiêu hóa, khoa Ngoại, khoa Hô hấp, khoa Phụ sản, khoa Tim mạch, khoa Thần kinh, khoa Gây mê, khoa Nội 1, khoa Nội 2, khoa Nội 3…
Chúng tôi dùng phép loại trừ, gạt sang bên những khoa trông có vẻ không liên quan lắm, còn lại khoa Phụ sản và khoa Nội. Nhắc đến hormone, cảm giác chắc là thuộc về khoa Phụ sản, còn khoa Nội, hình như khoa này xử lý tất cả các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể người, kể cả vấn đề hormone.
“Sao giờ?”
“Thế này thì…”
“Anh thấy chắc chắn nhất là khám khoa Nội.”
“Thế thì đi khám khoa Nội đi.” Yuko mặt cứng đờ, nhìn chằm chằm về phía trước, khẽ gật đầu.
Tôi đăng ký xong, cầm thẻ số quay lại bên cạnh em.
“Số 215.” Tôi đưa thẻ số cho Yuko.
“Tức đây là số người đăng ký khám khoa Nội ngày hôm nay, tính đến lúc này à?”
“Anh nghĩ thế.”
“Đông thật đấy.”
Tôi gật đầu. “Đúng vậy, thế giới này đầy rẫy bệnh tật.”
“Vậy sao?”
“Đúng thế, vì số lượng bệnh tật còn nhiều hơn số người ấy chứ.”
“Có chuyện này thật ạ?”
“Có mà, thế có nghĩa là, một số người đã bị viêm kết mạc rồi lại còn bị bệnh viêm tai giữa giày vò nữa.”
“Thế…thế chắc là khổ sở lắm.”
“Chắc vậy đấy.”
Nói thì nói thế, nhưng người trong phòng đợi quả thực đông đến phát ngán. Phòng đợi rộng đủ để chơi bóng rổ, nhưng toàn bộ ghế dài kê ở đó đều đã chật kín những người thân thể không khỏe mạnh.
Một tiếng sau, tôi hạ giọng cằn nhằn với Yuko bên cạnh.
“Chẳng hiểu sao, đợi ở đây anh cứ liên tưởng tới nước Nga thời chế độ cũ ấy.”
“Tại sao?”
“Để có được đồ ăn và quần áo, người Nga phải xếp thành hàng thật là dài, kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình.”
“Thế ạ?”
“Ừ, tính toán ra thì trung bình người Nga phí một nửa cuộc đời vào việc ‘chờ đợi’.”
“Anh đang đùa em phải không?”
“Không, sự thật đấy.”
Một lúc sau, Yuko nói: “Nhưng mà, chúng ta cũng chẳng kém.”
“Ý em là sao?”
“Chẳng phải chúng ta cũng phí phần lớn cuộc đời cho việc chờ đợi sao?”
“Ví dụ như là đợi đứa con chưa ra đời?”
“Vâng, chính là ý này.”
Lại mười phút nữa trôi qua. Nhìn số hiệu trên màn hình điện tử, rốt cuộc hai chúng tôi cũng qua được khoảng giữa.
“Bôn sê vích…”
“Gì cơ ạ?”
“Không có gì, bôn sê vích là gì nhỉ? Vừa nãy nói đến nước Nga, trong đầu anh cứ hiện ra cái chữ này.”
“Không rõ lắm, có phải là tên của chính đảng không? Lenin, Cách mạng tháng Mười… hình như là chuyện xảy ra thời kỳ ấy.”
Hừm.
“Môn Lịch sử thế giới của chúng ta có phải chỉ học đến cách mạng Pháp thôi không nhỉ? Những chuyện sau đó em chỉ nhớ loáng thoáng.”
“Đúng vậy, thầy giáo dạy môn Lịch sử thế giới ấy… cái ông già toàn lạc đề, lúc
giảng bài chẳng hiểu thế nào mà giảng thành khái luận văn học thời Trung cổ. Ông ấy tên là gì ấy nhỉ?”
Yuko mỉm cười thích thú.
“Em vẫn còn nhớ, nhưng mà không nói cho anh biết đâu, anh tự đi mà nghĩ.”
“Thật quá đáng…”
“Đây là muốn tốt cho anh thôi, anh cũng không muốn mắc bệnh đãng trí ngay từ bây giờ chứ?”
Tôi vội lục tìm trong ký ức, tựa như mò mẫm tìm chiếc cúc áo rơi xuống gầm tủ lạnh.
“À, hình như tên thầy ấy gợi đến một loại bệnh nào đó.”
Nghe tôi nói thế, thoạt đầu Yuko hình như không hiểu lắm. Nghĩ ngợi một lúc em mới hiểu ra ý của tôi, liền cười tít cả mắt lại, cái mũi chun chun.
“Đúng thế thật, nhưng mà liên tưởng kiểu này thật chẳng ra làm sao cả, thầy giáo đáng thương quá đi mất.”
“Vậy à?”
“Vâng.”
Tôi nhìn vào khoảng không, lại lần theo ký ức.
“Phải rồi, hình như là có dính dáng với một loại bệnh truyền nhiễm, là gì ấy nhỉ? Toàn bị mọi người đem ra làm trò cười.”
Ngay sau đó, cái tên ấy đột nhiên lóe lên.
“Kuramiya, thầy Kuramiya.”
“Đúng rồi.”
Đám bạn cùng lớp phát hiện ra, tên của ông thầy đã bốn năm chục tuổi này hơi giống với “bệnh truyền nhiễm vi khuẩn chlamydia”, suốt ngày đem ra làm trò đùa
với nhau.
“Nghe nói thầy Kuramiya mắc vi khuẩn chlamydia.”
Đúng là chẳng ra làm sao cả, thầy giáo bị đem ra làm trò cười ấy cũng rất đáng thương.
Tôi trầm ngâm giây lát về cuộc đời người đàn ông phải nhờ liên tưởng đến một loại bệnh tình dục người ta mới nhớ nổi tên ấy rồi nói với Yuko:
“Đúng rồi, thầy giáo đó có khá nhiều khuyết điểm, như là không thể giảng lịch sử thế giới sau thế kỷ 19 chẳng hạn, nhưng anh nghĩ thầy ấy là người tốt.”
“Em cũng nghĩ thế.”
Nơi Em Quay Về Có Tôi Đứng Đợi Nơi Em Quay Về Có Tôi Đứng Đợi - Ichikawa Takuji Nơi Em Quay Về Có Tôi Đứng Đợi