I divide all readers into two classes; those who read to remember and those who read to forget.

William Lyon Phelps

 
 
 
 
 
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Thien Huy
Số chương: 7
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 953 / 6
Cập nhật: 2016-10-31 23:30:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2: Nguồn Gốc Của Vương Quyền
.1. Các giai đoạn phát triển của xã hội loài người:
Lịch sử loài người trải qua rất nhiều giai đoạn, cùng với mỗi thời kỳ lại hình thành nên những giai cấp khác nhau. Bản chất của phân chia giai cấp phụ thuộc chủ yếu vào kinh tế. Bộ phận nào trong xã hội nắm giữ về các công cụ sản xuất thì sẽ có sức mạnh về kinh tế và cũng đồng thời là giai cấp thống trị trong xã hội đó.
- Thời kỳ đồ đá: Khi loài người chuyển sang phương thức sống "săn bắn-hái lượm" thì bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo và bước đầu có sự phân chia giai cấp. Những người đứng đầu các bộ lạc, thị tộc là những người quản lý và dưới họ là các thành viên của thị tộc, bộ lạc cùng những nô lệ là tù binh chiến tranh.
- Thời kỳ đồ đá mới: Khi nông nghiệp phát triển và chiếm giữ vai trò chủ đạo trong xã hội thì 1 bộ phận nhỏ những người chiếm hữu được nhiều đất đai sẽ trở thành địa chủ còn những người không có đất thì sẽ trở thành những người làm thuê (được gọi chung là giai cấp bị trị hoặc bị chiếm hữu). Giai cấp bị trị này còn được hình thành thêm thông qua nhiều con đường như tù binh chiến tranh... Giai cấp thống trị ngoài các địa chủ còn có thể là những người đứng đầu các tôn giáo...Như vậy có thể thấy giai đoạn này tầng lớp thống trị có thể tạm chia thành: Vua, quý tộc, địa chủ và một số người đứng đầu các giáo phái còn tầng lớp bị trị là người làm thuê, nô lệ, người lao động tự do, binh lính, trí thức nghèo...
- Thời kỳ văn minh: được đánh dấu bởi sự phát triển của nền Công nghiệp thế giới và những tiến bộ của khoa học.
-Thời kỳ Tư Bản Chủ Nghĩa: Trong xã hội lúc bắt đầu xuất hiện những nhà máy, công xưởng. Một bộ phận những người nông dân lúc này trở thành công nhân. Do đó, xã hội lúc này được chia thành các giai cấp như sau: giai cấp thống trị bao gồm một số ít những nhà tư sản và tiểu tư sản còn lại là giai cấp bị trị, bao gồm công nhân, nông dân, binh lính, trí thức nghèo, thương nhân nhỏ...
-Trong xã hội XHCN về lý thuyết thì Công-Nông-Binh làm chủ.
2.2. Nguồn gốc của quốc gia:
Theo quan điểm Phật giáo, nguồn gốc của loài người và nguồn gốc hình thành Quốc gia đều xuất phát từ lòng dục. “Do lòng dục sinh khởi quá mạnh mà có quốc gia. Quốc gia hay chính phủ là quyền thống trị được quy định bởi kết quả của dân ước, trong đó mỗi người dân đều muốn được bảo vệ quyền lợi và tài sản tư hữu của mình” Như vậy chúng ta có thể bàn đến phương pháp lấy dục làm trung tâm mà hạn chế tư dục để trù mưu cuộc chung sống, chung hưởng trong một quốc gia.
- Chính trị quan Phật giáo Đạo phật vốn không có chủ trương làm chính trị, chính trị và đạo Phật hai lối đi khác nhau. Đạo Phật chủ trương giải quyết vấn đề khổ đau, hướng đến giải thoát sanh tử luân hồi của kiếp nhân sinh, còn chính trị là những hoạt động gìn, giữ, sử dụng quyền lực của một đảng phái hay một đất nước, nghiêng về đấu tranh và dùng các thủ đoạn.
Có một quy định Tỳ kheo: “Không nên thân cận quốc vương, nếu không có thể xảy ra 10 vấn đề bất lợi cho Tỳ- kheo và phương hại đến giáo đoàn”, Kinh Trung A-hàm, quyển 49, kinh Đại Không, quy định rằng, “Sa-môn không nên bàn luận việc quốc vương, và đấu tranh…”
Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 43, phẩm Thiện Ác, Phật bảo các Tỳ-kheo rằng: “Các vị không nên khen hay chê việc trị quốc của vua, và không nên bàn luận thắng liệt của vua.”
Đức Phật còn nêu ra bảy điều kiện thịnh suy của một quốc gia như sau:
1. Người trong nước thường gặp gỡ và tụ họp đông đảo với nhau
2. Người trong nước tụ họp trong tinh thần đoàn kết, giải tán trong tinh thần đoàn kết; làm việc trong tinh thần đoàn kết và thực hiện nhiệm vụ trong tinh thần đoàn kết, phát triển trong tinh thần đoàn kết.
3. Không ban hành những đạo luật mới mẻ chưa từng được ban hành (do không có phát sinh thêm những loại hình phạm tội, những vấn nạn xã hội); không hủy bỏ những đạo luật sẵn có (tinh thần thượng tôn pháp luật, không phá hỏng nền nếp, kỷ cương, phép tắc đã có), và sống thích hợp với những quy tắc cổ truyền (tôn trọng và giữ gìn những truyền thống quý báu).
4. Người trong nước tôn sùng, kính trọng các bậc trưởng thượng trong xứ, các bậc cao niên lão thành, những người có công đức với nhân dân, những người có tài năng và đức độ, có tâm huyết đối với sự nghiệp phát triển đất nước, nghe những lời dạy thích nghi của những vị này.
5. Không có những hiện tượng bất công (áp bức, bóc lột, xem thường đạo đức, pháp luật) và người phụ nữ được tôn trọng (tinh thần bình đẳng giới).
6. Bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống. Gìn giữ và tôn trọng, kính nể, làm vẻ vang tôn miếu, những nơi thờ phụng, ghi nhớ công đức Tổ tiên, những bậc tiền hiền, những người có công với nhân dân, với đất nước.
7. Cung kính, hộ trì, noi gương các bậc Thánh, những người hiền đức, nhiệt thành ủng hộ, bảo trợ những hoạt động vì lợi ích số đông, vì hạnh phúc của nhân dân, đất nước, của nhân loại, chúng sinh. Đó là những yếu tố làm nên sự hưng thịnh của một quốc gia, giúp quốc gia phát triển lâu dài, vững mạnh (Theo kinhTăng Chi Bộ III, chương Bảy pháp, phẩm Vajji) và kinh Đại bát Niết bàn thuộc Trường Bộ kinh I).
2.3. Chính trị quan phật giáo:
Đạo phật vốn không có chủ trương làm chính trị, chính trị và đạo Phật hai lối đi khác nhau. Đạo Phật chủ trương giải quyết vấn đề khổ đau, hướng đến giải thoát sanh tử luân hồi của kiếp nhân sinh, còn chính trị là những hoạt động gìn, giữ, sử dụng quyền lực của một đảng phái hay một đất nước, nghiêng về đấu tranh và dùng các thủ đoạn. Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, phẩm Kết Cấm, quyển 42, có một quy định Tỳ-kheo không nên thân cận quốc vương, nếu không có thể xảy ra 10 vấn đề bất lợi cho Tỳ-kheo và phương hại đến giáo đoàn (Đ.2.775c). Kinh Trung A-hàm, quyển 49, kinh Đại Không, quy định rằng, “Sa-môn không nên bàn luận việc quốc vương, và đấu tranh…” (Đ.1.739a26-27). Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 43, phẩm Thiện Ác, Phật bảo các Tỳ-kheo rằng: “Các vị không nên khen hay chê việc trị quốc của vua, và không nên bàn luận thắng liệt của vua.” (Đ.2.782c5). Bởi vì, Phật giáo không có biên giới, không đảng phái, không tham dự đấu tranh chính trị.
Mặc dù chính trị không phải là mối quan tâm của Đức Phật, nhưng Đức Phật quan tâm đến sự bình an và hạnh phúc của tha nhân, nghĩa là quan tâm đến sự thịnh trị hay biến loạn của quốc gia nên hẳn nhiên Ngài đã đưa ra các phương pháp làm chính trị như thế nào để nhân dân được ấm no hạnh phúc, đất nước thái bình thịnh vượng. Hơn thế nữa chúng ta hiểu lý do vì sao mà trong kinh tạng Đức Phật đề cập đến chính trị, vì sao Đức Phật đưa ra nhiều phương pháp trị nước cho các vị vua đến tham vấn. Để hiểu được điều này, chúng ta phải hiểu qua thực trạng quốc gia và chính trị của Ấn Độ thời đại Đức Phật như thế nào.
Ấn Độ vào thời đại Đức Phật (thế kỷ thứ năm trước Tây lịch) chia ra mười mấy nước, trong đó những nước lớn mạnh thường muốn thôn tính những nước nhỏ yếu, nên tình trạng giữa các nước rất rối ren. Những nước nhược tiểu tìm đủ mọi biện pháp chống trả để bảo vệ sự sống còn, có khi liên minh với các nước nhỏ khác để tạo thành liên bang cho đủ sức mạnh đối địch lại với các cường quốc. Nhưng trong tổ chức liên minh ấy nước nào có thế lực hơn thì dành quyền làm bá chủ, thành thử giữa các nước nhỏ cũng lại tranh chấp nhau không dứt. Tình trạng Ấn Độ vào thời kỳ này thật có nhiều điểm tương tự như tình hình Trung Hoa ở thời Xuân Thu Chiến Quốc của Trung Quốc vậy. Nếu nói về tình hình nội chính thì trong hơn mười tiểu quốc đó, có nước là vương quốc, có nước là cộng hòa, chính thể tuy khác nhau nhưng người nắm quyền chính trị thì đai khái là những người thuộc giai cấp Sát-đế-lị. Những người này vì muốn nắm lấy cơ hội biến động để quật khởi nên một mặt muốn được sự tin tưởng của giai cấp Bà-la-môn, mặt khác lại muốn mua chuộc lòng tin cậy của giai cấp Phệ Xá và giai cấp Thủ -đà-la, đó là một việc không phải dễ dàng, nếu vô ý một chút sẽ bị quần chúng oán thán, do đó mà uy quyền sẽ giảm. Vì công việc nội chính và ngoại giao phức tạp như thế nên các nhà làm chính trị thường mong đợi ở một nhà làm tôn giáo danh tiếng giúp ý kiến để vượt qua những khó khăn ấy. Đức Phật là một trong những vị đạo sư danh tiếng thời bấy giờ, cho nên người ta không lấy làm lạ khi thấy Đức Phật cũng được hỏi ý kiến liên quan đến những vấn đề chính trị. Và chính trị vì để giải đáp những vấn đề thực tế đó mà Đức Phật đã phát biểu quan niệm chính trị của Ngài. Trong số đệ tử hoặc tín đồ của Phật vì có nhiều quốc vương, đại thần đến tham vấn Ngài nên Ngài có nhiều cơ hội để trả lời những câu hỏi của họ về đạo giải thoát cũng như các vấn đề chính trị chủ yếu. Do đó mà Phật giáo có nhiều chính trị quan một cách ngẫu nhiên như vậy.
Chính trị quan của Phật giáo như đã nói ở trên, chủ yếu là những lời giải đáp của Phật về những câu hỏi của các nhà chính trị, đặc biệt là những người lãnh đạo quốc gia. Điểm quy kết là lấy việc vua tôi hòa thuận, trên dưới một lòng làm trọng điểm cho chính trị.
Nhà nước như một cơ thể. Để cơ thể khỏe mạnh thì cần phải ngăn ngừa và loại trừ những nguy cơ bệnh tật. Có vài hạn chế thường phát sinh trong bộ máy nhà nước cần phải nhận thức thấu đáo, để cho bộ máy lãnh đạo được trong sạch, nghiêm minh, hầu đem lại lợi ích cho bản thân nhà lãnh đạo và số đông dân chúng.
Một trong những hạn chế thường gặp đầu tiên là vấn đề tham nhũng. Tham nhũng là cơn bệnh trầm kha xuất hiện rất sớm trong bộ máy lãnh đạo nhà nước. Trong kinh Tiểu bộ đã ghi nhận trường hợp đầu tiên về việc tham nhũng của vua Kosala khi nhận của đút lót một trăm ngàn đồng từ một giáo phái. Biết được điều này, Đức Phật đã tận tình khuyên bảo: Thưa Ðại vương, các vua thuở trước đã nhận của hối lộ, do đó gây ra sự đấu tranh giữa các vị có giới đức, nên đã mất chủ quyền nước mình và gặp đại nạn.
Khi có quyền thế trong tay nhưng tâm tư dung dưỡng tư dục, thì giới quan chức thường nhũng nhiễu công dân để mưu cầu tài lợi. Theo kinh Bại vong, đó là con đường sớm nhất dẫn đến suy kiệt, tiêu vong: Ðàn bà, hay đàn ông/ Rượu chè, tiêu hoang phí/ Ðược địa vị quyền thế/ Chính cửa vào bại vong.
Trong sự vận hành của bộ máy nhà nước, khi uy quyền được sử dụng đúng chỗ và đúng lúc thì tạo nên sự bình an và vững chãi cho xã hội. Trong một số trường hợp, uy quyền bị lạm dụng nhằm thực hiện cho một ý đồ riêng tư nào đó thì sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ. Đây cũng là một hạn chế thường gặp trong bộ máy công quyền.
Cuối cùng, đoàn kết nội bộ, nhất là đoàn kết trong tầng lớp lãnh đạo có ý nghĩa tồn vong cho quốc gia, dân tộc. Họp mặt trong đoàn kết và chia tay trong đoàn kết là dấu hiệu của một cơ thể nhà nước sung mãn. Đây là một trong bảy pháp quan trọng mà từ xưa Đức Phật đã dạy cho dân Vajji để được sung mãn và cường thịnh. Không biết đoàn kết nội bộ sẽ tạo ra những ẩn họa nguy hiểm từ bên trong. Khi bên trong không đoàn kết, khi giai tầng lãnh đạo chia rẽ rã rời, thì dù không có bất cứ sự tác động nào từ bên ngoài, tổ chức ấy cũng tự mình đi đến suy vong.
Có thể nói, tham nhũng, lạm quyền và mất đoàn kết nội bộ là ba nguy cơ làm suy giảm khả năng lãnh đạo của quân vương, của nhà nước. Thấy rõ những nguy cơ này và hoàn thiện tổ chức, là tiền đề dẫn đến mọi sự thành tựu trong công việc quản lý và điều hành quốc gia.
2.4. Nhà nước bảo hộ các quyền cơ bản của công dân
Phật giáo là một trong những tổ chức khá sớm đề cập về các giá trị quan trọng liên quan đến lãnh vực chính trị xã hội cũng như các quyền cơ bản của con người. Đơn cử như vấn đề tự do. Trong Phật giáo, tự do được thể hiện ở mức cao nhất là giác ngộ. Giác ngộ là sự thể hiện mức độ tự do trọn vẹn của con người.Theo công trình nghiên cứu của Phramahachanya Khongchinda, và Kancha Ilaiah, thì tổ chức Tăng đoàn của Đức Phật, là hình mẫu căn bản trong việc xây dựng một số chuẩn mực lý tưởng của quốc gia như dân chủ, công bằng, trách nhiệm. Theo nghiên cứu của Kancha Ilaiah, thì ngay cả Mao Trạch Đông cũng đã khéo léo tiếp thu những giá trị tích cực từ cách thức tổ chức của Tăng-già.
Có thể có một vài khác biệt hoặc trong cách thức diễn đạt hoặc không đồng nhất về nội hàm của một vài khái niệm; mặc dù vậy, khảo sát từ cơ sở kinh, luật Phật giáo, đã phản ánh khá đầy đủ những quyền cơ bản của con người, cũng như trách vụ của quân vương, trong việc đảm bảo thực thi các quyền ấy.
a) Quyền tự do mưu sinh và quyền thừa kế
Là công dân trong nước, họ có thể làm bất cứ việc gì, hoặc nghề nông, hoặc đi buôn, hoặc nuôi bò, hoặc làm người bắn cung, hoặc làm việc cho vua, hoặc bất cứ nghề g thì được nhà nước bảo hộ và xã hội tán thán. Miễn làm sao, các nghề mưu sinh đó không phải là những nghề rắc rối, tức là không can dự vào những phương cách mưu sinh phi pháp. Được tự do mưu sinh, khi có được một số tài sản thì được quyền trao lại của thừa tự cho con. Và như vậy, trong thời Phật, quyền thừa kế đã xuất hiện và được nhà nước bảo hộ. Câu chuyện một lão phú ông chết đột ngột, do không có con nên toàn bộ tài sản được sung vào công quỹ của nhà vua, điều đó cho thấy đã xuất hiện các quy định chi tiết về quyền thừa kế trong thời Phật.
b) Quyền phụ nữ và trẻ em
Quyền của phụ nữ và trẻ em đã được phát hiện rất sớm trong kinh điển Phật giáo. Đó là những lưu ý quan trọng trong bảy pháp đặc thù mà Đức Phật đã dạy cho người dân Vajji. Theo Đức Phật, nếu như người dân Vajji không có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ Vajjì phải sống với mình, thì dân Vajji sẽ cường thịnh. Sự ghi nhận đó đã chứng tỏ quyền của phụ nữ và trẻ em đã xuất hiện và được pháp luật bảo hộ. Trong kinh Saleyyakacòn nêu rõ, nếu như thực hiện quan hệ tính dục với hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở … thì bị coi là tội phạm.
Không phải đợi đến ngày nay quyền phụ nữ và trẻ em mới được công nhận mà ngay từ thuở xưa, Đức Phật đã đề cập và tán thán về các quyền nhân bản này.
c) Quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận
Trong lịch sử phát triển của các tôn giáo trên thế giới, chưa ở đâu như ở Ấn Độ, khi cùng tồn tại nhiều tôn giáo, sinh hoạt trong ôn hòa và được pháp luật bảo hộ. Trong bảy pháp bất thối của dân Vajji, nội dung liên quan đến sinh hoạt tôn giáo chiếm đến hai điều: 1. Dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajjì và nghe theo lời dạy của những vị này, thời dân Vajjì sẽ được cường thịnh; 2. Dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp.
Có thể sự bảo hộ tôn giáo trong hai điều vừa nêu mang ý nghĩa là sự bảo hộ đạo đức, nhưng ít ra qua đó đã cho thấy ý thức của các bậc quân vương trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đã manh nha từ rất sớm.
Không những thế, việc tranh luận giữa các trường phái triết học, tôn giáo, cũng như công dân được quyền tranh luận với giới công quyền luôn được đảm bảo và diễn ra sôi nổi. Ngay như bản thân đức vua Pasenadi cũng từng than thở với Đức Phật: Bạch Thế Tôn, khi con ngồi xử kiện, có người đôi khi nói ngắt lời của con. Và con không có dịp để nói: “Này quý vị, chớ có ngắt lời nói của ta, khi ta đang ngồi xử kiện. Quý vị hãy chờ cho đến khi ta nói xong”. Sự thú nhận đó đã minh chứng rằng, việc tự do ngôn luận đã có mặt và thể hiện rất thông thoáng ngay trong thời Phật.
Trong kinh điển Phật giáo còn đề cập đến nhiều quyền cơ bản của con người. Những quyền vừa nêu tuy mang tính sơ khai nhưng xét riêng về thời điểm lịch sử, thì mang tính tiên phong trong lịch sử tư tưởng chính trị xã hội. Điều đáng lưu ý là những quyền cơ bản của con người vừa phân tích ở trên, đều có mặt trong hiến pháp của các quốc gia trên thế giới và ngay cả của Việt Nam.
Nhà Nước Theo Goc Nhìn Phật Giáo Nhà Nước Theo Goc Nhìn Phật Giáo - Thiên Huy Chủ Biên