The pure and simple truth is rarely pure and never simple.

Oscar Wilde

 
 
 
 
 
Tác giả: Trần Thanh Vân
Thể loại: Kiếm Hiệp
Nguyên tác: Lưỡng Thủ Quái Nhân
Biên tập: Buusan Nguyen
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 62
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 8477 / 50
Cập nhật: 2018-02-01 21:41:59 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7: Hai Nhỏ Ngây Thơ Mới Gặp Nhau - Sư Phụ Ngoan Cố Định Rẽ Duyên
hiên Tứ là người rất hiền hậu và hiệp nghĩa, đừng nói đối phương là sư phụ của Thiến Thiến mà dù là một người lạ mặt ‎ cũng không bao giờ chiếm phần hơn cả, vì y biết mình đã được đả thông huyền quan tiến bộ rất nhanh chóng.
Còn Mai Hoa Tiên Cô tuy võ công siêu tuyệt, hai bên Thái Dương gồ cao thực nhưng thấy y thị tóc bạc da mồi như thế, Thiên Tứ biết đối phương chưa luyện tới mức công lực Cửu Chuyển đả thông Sinh Tử huyền quan. Như vậy dù đối phương có lợi hại đến đâu đi chăng nữa cũng không làm gì nổi mình. Cho nên y mới chắp tay chào và nói:
"Tiên cô đã lớn tuổi xin ra tay tấn công trước đi."
Thiến Thiến nghe thấy Thiên Tứ nói như vậy vừa lo âu vừa thắc mắc trong bụng lại tưởng Thiên Tứ trúng phải tà ma bằng không rõ ràng thấy sư phụ của mình công lực đã luyện tới mức khiến tóc dựng ngược được mà tại sao lại còn coi thường, nhường cho sư phụ mình ra tay đánh trước như thế.
Nàng đang suy nghĩ và lo âu thì bỗng nhiên phía sau có một luồng gió Bắc thổi tới giá lạnh thấu xương nên nàng rùng mình đến thót một cái. Nhưng vì xưa nay nàng vốn rất sợ sư phụ dù có biết thế mà cũng không dám lên tiếng cảnh cáo cho Thiên Tứ hay. Lúc này nàng chỉ còn một cách là dùng mắt ra hiệu thôi.
Mai Hoa Tiên Tử thấy Thiên Tứ mời mình ra tay tấn công trước ngạc nhiên vô cùng, bụng bảo dạ rằng:
"Có lẽ thằng nhỏ này điên chắc, hay nó là một tên ngốc tử? Bằng không sao nó lại không nhận thấy võ công của ta lợi hại đến như thế này… hay là có tài ba đặc biệt gì nên mới không hãi sợ ta chăng?".
Nghĩ như vậy y thị ngắm nhìn Thiên Tứ lần nữa thấy đối phương mặt còn non choẹt mặc bộ quần áo vải mỏng, chân đi đôi giầy vải mà không có vớ trông không khác gì một thằng bé chăn bò ở trong chốn thôn quê, nhưng có một điều lạ đối phương ăn mặc mỏng manh như thể đứng ở trên đất tuyết gió lạnh như vậy mà không thấy sắc mặt y thay đổi chút nào? Ngoài ra vẻ mặt của y rất hiên ngang trông rất oai nghi khiến ai trông thấy cũng phải kiêng nể, nên y thị cũng phải khen ngợi thầm:
"Thằng nhỏ này không phải là tay tầm thường đâu?"
Tuy vậy y thị vẫn giận dữ chỉ tay vào mặt Thiên Tứ nói tiếp:
"Tiểu tử tự phụ lắm, mi không coi ai vào đâu, khinh thị cả bổn tiên cô như vậy. Chắc mi phải thị ở cái gì nhưng tiên cô này có coi mi vào đâu? Có giỏi thì hãy tiếp thế chưởng này của bổn tiên cô trước."
Nói xong y thị bỗng giơ bàn tay phải đen nhánh lên nhằm ngực và bụng đối phương tấn công luôn.
Thiên Tứ không biết luật lệ của võ lâm gì cả và cũng không biết đối phương nói tiếp một chưởng như thế là bảo mình dùng chưởng chống đỡ. Nên y không chuẩn bị gì cả và thấy tiên cô vừa nói xong đã ra tay tấn công luôn nhanh như điện chớp. Chỉ thoáng cái chưởng phong đã lấn át tới trước ngực mình rồi. Y hoảng sợ vô cùng, cuống cả chân tay lên vì y cùng một lúc luyện ba môn thanà công khác nhau, tuy Đại Năng Thần Công với Thiên La Thần Cong đều là nội công cả nhưng tính chất rất khác nhau.
Cho nên tuy y đã luyện thành công cả hai môn thần công ấy rồi nhưng chưa biết cách sử dụng hai môn cùng một lúc. Lại thêm y chưa hề đấu với ai bao giờ khiến kinh nghiệm lâm trận nên dù y có võ công cái thế đi chăng nữa nhưng vì sự thể xẩy ra một cách đột ngột nhất thời cuống cả chân tay lên không biết nên dùng môn thần công nào để chống đỡ kẻ địch mới thích hợp.
Chưởng lực của Mai Hoa Tiên Cô rất hùng hậu và ra tay lại nhanh nhẹn khôn tả chỉ thoáng cái đã tấn công tới trước ngực Thiên Tứ ngay.
Lúc này Thiên Tứ mới biết vận nội công lên để bảo vệ lấy yếu huyệt tuy nhờ vậy y không sợ bị thương nữa nhưng vì hạ bàn của y chưa được kiên cố còn bị chưởng lực của đối phương đánh trúng kêu đến bùng một tiếng, người y đã bị chưởng phong của Mai Hoa Tiên Cô đẩy bắn ra ngoài xa hơn trượng, loạng choạng mấy bước mới đứng vững được.
Thiến Thiến thấy vậy lo âu vô cùng, tuy chưa thất thanh kêu la nhưng đã động lòng thương ứa nước mắt ra và hai hàng lệ cứ nhỏ ròng xuống hai bên má.
Mai Hoa Tiên Cô tấn công xong chưởng đó cũng phải giật mình kinh hãi, tuy y thị đã đánh được Thiên Tứ bắn ra ngoài xa nhưng cũng phải kinh hoảng thầm vì y thị cảm thấy người của đối phương hình như có một luồng sức phản chấn ngầm và rất mạnh đẩy tay mình dội trở lại.
Như vậy dù đối phương chưa luyện tới mức Bất Hoại Thân Pháp nhưng ít ra đối phương cũng đã luyện thành công được một môn Cương Khí để bảo vệ lấy bản thân rồi. Y thị chưa nghĩ xong đã thấy Thiên Tứ rớt xuống chỗ cách xa mình hơn trượng. Y thị đưa mắt nhìn kỹ, trong lòng lại càng kinh hãi thêm vì thấy mặt địch thủ không hề biến sắc chút nào, nên y thị vừa kinh ngạc vừa thắc mắc bụng bảo dạ rằng:
"Có lẽ ngày hôm nay ta gặp ma chăng?"
Thiên Tứ đứng yên xong lại lướt trở về chỗ cũ, thấy mình không bị suy chuyển gì hết trong lòng y mới bớt sợ nên y lại nhìn Mai Hoa Tiên Cô vừa lớn tiếng nói:
"Tiên cô, bây giờ đến lượt tiểu tử đánh tiên cô phải chuẩn bị đấy nhé?"
Vừa rồi Thiến Thiến thấy Thiên Tứ bị đánh bắn ra ngoài xa cứ yên trí chàng ta đã bị thương nặng nên cứ cúi đầu ứa nước mắt ra khóc thầm hoài. Bây giờ bỗng nghe thấy Thiên Tứ lên tiếng nói như thế nàng vội ngửng đầu lên thấy chàng ta vẫn bình yên vô sự đứng ở chỗ cũ, lúc này nàng mới yên tâm mặt lại lộ vẻ tươi cười ngay.
Mai Hoa Tiên Cô thấy đối phương nói như vậy lại tưởng đối phương có ý chế nhạo mình vừa rồi ra tay tấn công trong lúc người ta chưa hề chuẩn bị nên y thị dùng giọng mũi hừ một tiếng rồi giận dữ đáp:
"Tiểu tử đừng có nhiều lời, mau ra tay tấn công đi?"
Thiên Tứ lớn tiếng nói câu "Được" rồi chàng giơ hữu chưởng lên đang định tấn công thì bỗng trông thấy Thiến Thiến tươi như hoa mở hai mắt nhìn mình đầy vẻ tình tứ, y liền động lòng và nghĩ bụng.
"Thiến Thiến tử tế với ta như vậy sao ta lại đang tấn công sư phụ của nàng được…"
Nghĩ như vậy y lại từ từ buông tay xuống và đáp:
"Tôi không đánh nữa tiên cô về đi."
Tiên cô không hiểu y nói như thế có ý nghĩa gì lại tưởng đối phương cố ý giễu cợt mình. Y thị là người có tên tuổi trên giang hồ như vậy khi nào chịu đựng nổi nên thét lớn một tiếng và quát mắng lại rằng:
"Tiểu tử! Mi đừng có ngông cuồng như thế! Nếu mi không ra đấu với bổn tiên cô thì mi đừng có hòng rời khỏi nơi đây…"
Thiên Tứ thấy đối phương nói như thế ngạc nhiên vô cùng nghĩ bụng.
"Lão tiên cô này thật là vô lý quá, mình không muốn đánh nữa cũng không được thế là nghĩa lý gì?"
Nghĩ đoạn y liền đáp:
"Thôi được! Tiên cô đừng có giận dữ nữa, hãy coi chưởng của tôi đây!"
Nói xong y nhẹ nhàng tấn công luôn một chưởng. Chưởng này của y vô thanh vô hình tựa như y không phải dùng một chút hơi sức nào hết. Mai Hoa Tiên Cô lại tưởng y cố ý làm như vậy nên càng tức giận thêm, vội giơ chưởng lên bổ luôn một thế mồm thì mắng chưởi:
"Tiểu tử mi còn dám đùa…"
Y thị chưa kịp nói nốt đã thấy một luồng kình phong lấn át tới chỗ cách mình không đầy ba thước mà người mình đã run động mạnh, bàn tay phải còn nóng hổi chưa kịp vận khí lấy tấn đã bị đẩy lui về phía sau ba bước tức thì.
Mai Hoa Tiên Cô kinh hãi vô cùng, mặt liền biến sắc và trống ngực đập mạnh vì nếu y thị không nổi giận ra chưởng phản công ngay thì chưởng lực vô hình vô thanh của Thiên Tứ đã đánh trúng vào người thị rồi và cũng không hiểu chưởng lực đó nhằm chỗ nào ở trên người mình tấn cong mà vận hơi để bảo vệ?
Như vậy có phải là mình đã bị thương nặng không? Bị thương nặng tiên cô cũng không ngại nhưng chỉ sợ vì thế mà mất hết tên tuổi thôi. Nhưng dù y thị đã ra chưởng phản công lại mà vẫn còn bị chưởng phong ra tay như đùa giỡn đẩy lui mình ba bước liền, như vậy có khác gì mình đã thua cho thằng nhỏ này rồi không?
Vì những lý lẽ trên Mai Hoa Tiên Cô càng tức giận thêm, thét lớn một tiếng múa tít song chưởng xông lại tấn công Thiên Tứ tiếp.
Thiên Tứ thấy vậy cho đối phương là người ngông cuồng một cách vô lý nhưng vì nể mặt Thiến Thiến y vẫn không muốn ra tay tấn công thực sự. Nếu không đợi chờ đối phương tới gần thân hình của y đã biến thành mấy cái bóng người và y còn rú lên một tiếng thực dài bảo con bò kia rằng:
"A Ngân chúng ta đi thôi!"
Khinh công của y nhanh vô cùng, tiếng nói của y hãy còn văng vẳng bên tai, thầy trò Thiến Thiến mà hình bóng của y đã mất dạng lúc nào rồi.
Cả hai con bò lớn bò nhỏ cũng mất dạng theo.
Thiến Thiến dứng ngẩn người ra nhìn theo, trong lòng vừa mừng rỡ vừa hâm mộ nhưng cũng không kém gì đau đớn. Còn Mai Hoa Tiên Cô cảm thấy thân pháp của đối phương nhanh nhẹn và quái dị như vậy, y thị rầu rĩ đứng ngẩn người ra nhìn về phía xa cho tới khi mưa tuyết đổ xuống y thị mới hậm hực dậm chân một cái rồi bảo Thiến Thiến quay trở về luôn.
oOo
Nơi cốc khẩu của Thanh Tùng cốc đang có một quái nhân hai đầu đang đứng ngẩn người ra nhìn về phía xa, hình như đang đợi chờ gì thì phải? Đột nhiên cúi đầu bên trái hậm hực nói:
"Khốn nạn thực! Tiểu quả Tứ nhi đến giờ cũng chưa dẫn thân về. Trời đã sắp tối rồi chờ lát nữa trời tối hẳn thế nào nó cũng bị lạc lối."
Thích Hữu giơ tay lên vuốt bộ râu bạc, chỉ nhìn thẳng về phía trước thôi chứ không nói năng gì hết.
Thích Tả vừa mắng chửi tới đó đã câm miệng liền nên Thích Hữu đoán chắc thế nào cũng có chuyện gì xảy ra! Ông ta vội đưa mắt nhìn về phía Thích Tả đang nhìn, quả thấy Thiên Tứ cưỡi con bò bạc, chỉ thoáng cái Thiên Tứ đã tiến tới ngay.
Thiên Tứ cưỡi trên lưng con bò, xa xa đã trông thấy hai vị sư phụ liền lớn tiếng kêu gọi:
"Đại sư phụ, nhị sư phụ, thử xem này!"
Thích Hữu, Thích Tả đã gặp con bò bạc này mấy lần, muốn bắt nó nhưng lần nào cũng để cho nó chạy thoát hết. Bây giờ hai người thấy Thiên Tứ không những cưỡi con bò ấy về mà phía sau còn có một con bò con đi theo, nên cả hai đều mừng rỡ khôn tả.
Thích Tả vừa tủm tỉm cười, lại làm ra vẻ lạnh lùng và mắng chửi ngay:
"Tên vô dụng kia, trông có khác gì mọt con quỷ không? Không ngờ ngươi còn biết dẫn xác đến đây nữa. Ngươi có biết bây giờ là giờ gì không?"
Thiên Tứ bị mắng chửi như một chậu nước lạnh dội vào đầu, nhưng sau y thấy Thích Hữu không nổi giận, mới biếc việc này không sao đâu nên y cười khì đáp:
"Nhị sư phụ mắng chửi Tứ nhi như thế! Nếu hôm nay Tứ nhi không đào tẩu nhanh thì đã bị người ta giữ lại và chưa biết chừng còn mất cả tính mạng nữa là khác."
Hai con bò trông thấy quái nhân lạ lùng như vậy đều ngơ ngác nhìn, là con bò nhỏ có vẻ hãi sợ vội kêu "bò" một tiếng nhưng rồi chỉ thoáng cái thôi nó đã vẫy đuôi đi tới cạnh quái nhân ngay.
Thích Hữu khoái trí cười ha hả giơ tay ra rờ cái sừng nho nhỏ của nó. Con bò bèn dùng lưỡi liếm bàn tay ông ta, nhột quá chịu không nổi ông ta cứ cười ha hả hoài. Còn Thích Tả không thèm để ý đến hai con bò mà chỉ trợn mắt hỏi Thiên Tứ tiếp:
"Người đó là ai? Ai táo gan dám giữ ngươi ở lại như thế? Ngươi nói mau để ta với lão đại đi kiếm thử xem tài ba của người ấy."
Thiên Tứ ngửng đầu lên nhìn thấy mưa tuyết vẫn chưa tạnh liền cười đáp:
"Nhị sư phụ trời đã tối và lại mưa tuyết, nếu sư phụ lạc lối thì biết đâu mà tìm kiếm sư phụ? Theo ý con thì chúng ta hãy về ăn cơm đã rồi sáng may hãy định liệu sau. Đại sư phụ bảo có phải không?"
Thích Tả thấy y vừa cười vừa nói nên vừa bực mình vừa tức cười, liền quát mắng tiếp:
"Tiểu tử ngươi lại ngứa đít muốn sư phụ chữa cho phải không?"
Thiên Tứ thấy thế vội cầu khẩn Thích Hữu:
"Đại sư phụ xem kìa! Nhị sư phụ định đánh con đấy!"
Thích Hữu mới nín cười quay lại bảo Thích Tả rằng:
"Sao lão nhị nóng tính đến thế? Thôi hãy đi về trước rồi hãy tính sau. Tứ nhi nó đi cả ngày như vậy chắc đã đói rồi lão nhị muốn đánh nó cũng phải để cho nó ăn no đã."
Thích Tả thấy lão đại bênh vực thằng nhỏ như vậy đành phải dẹp chuyện đó sang một bên nhưng trong lòng vẫn tấm tức lẩm bẩm nói:
"Lão đại già nua như thế mà vẫn còn tính nết trẻ con, hơi tý là bênh vực thằng nhỏ. Cả chuyện nó đi ra bên ngoài làm bêu xấu chúng ta mà lão đại cũng không thèm hỏi han tới."
Tuy y nói như thế nhưng vẫn phải nghe lời lão đại xoay chân trái lại hợp với chân phải của Thích Hữu tiến thẳng vào trong Thanh Tùng Cốc.
Con Ngân ngưu nhìn vào trong sơn cốc rồi quay đầu lại nhìn Thiên Tứ kêu "boò" một tiếng Thiên Tứ biết ngay khẽ vỗ cổ nó mấy cái và an ủi rằng:
"A Ngân ta ở trong đó đây! Ngươi vào trong đó sẽ cảm thấy thích thú ngay."
Con bò lại kêu "boò" một tiếng rồi theo y đi thẳng vào trong sơn cốc tức thì.
Con bò con từ từ theo sau không dám xa mẹ nó nửa bước.
Khi vào tới bên trong, Thiên Tứ nghe thấy tiếng đại sư phụ nói:
"Lão nhị đừng có coi thường Tứ nhi, tuy nó chưa học những môn kiếm chưởng và các thứ tuyệt học khác thực nhưng chỉ một môn khinh công Bách Biến Quỷ Ảnh của nó với pho Thiên La Chưởng Pháp cũng đủ giữ gìn thân thể của nó và không sợ bị thiệt thòi với ai rồi. Hơn nữa ở đây nùi Kỳ Liên này ngoài mụ già Mai Hoa năm trước dọn đến Lộc cốc ở ra thì không còn người nào khác lạ có thể làm khó dễ được nó. Theo sự ước đoán của mỗ chắc mụ già Mai Hoa đã về tới nhà."
Nói tới đó ông ta quay đầu lại hỏi Thiên Tứ:
"Có phải thế không Tứ nhi!"
Thiên Tứ khẽ gật đầu vâng lời nhưng trong đầu óc của y cũng đã có hình bóng của Thiến Thiến hiện lên luôn, nên y chỉ mãi để ý đến hình bóng nàng ta mà quên cả trả lời câu hỏi của sư phụ.
Thích Tả thấy thế vội thúc giục:
"Tiểu tử có đúng như thế không? Sao không thấy ngươi lên tiếng nói gì cả thế?"
Thiên Tứ giật mình kinh hãi như người nằm mơ mới thức tỉnh vội đáp:
"Vâng chính thế. Ngoài mụ già ấy ra thì còn ai vào đó nữa? Đại sư phụ nói không sai chút nào, nếu con không nể mặt đồ đệ của bà ta chưởng đó con chỉ dùng có năm thành chưởng lực thì bà ta còn bị đấy bắn ra xa chứ có lui ba bước như thế thôi đâu."
Thích Tả nghe y nói tới đó liền kêu ủa một tiếng lại hỏi tiếp:
"Có thực ngươi đã đấu chưởng với mụ ta không?"
Thiên Tứ đáp:
"Đúng thế! Vị tiên cô ấy vô lý lắm đánh con một chưởng, con không ra tay chống đỡ nên bị đánh bắn ra ngoài xa một trượng. Sau tiên cô lại còn muốn đánh con nữa nên con mới phải chống cự lại. Ngờ đâu con vừa ra chưởng tấn công thì tiên cô đã đỡ trúng nhưng vẫn bị con đẩy lùi ba bước. Sau tiên cô hổ thẹn quá hóa tức giận nhất định đòi đấu chí mạng với con vì vậy con đành phải đào tẩu ngay."
Thích Tả cười ha hả mấy tiếng rồi nói tiếp:
"Tiểu tử khá lắm! Như vậy ngươi vẫn chưa bôi nhọ hai sư phụ ngươi. Nhưng ngươi đã mê đồ đệ của mụ già Mai Hoa…"
Thiên Tứ thấy nhị vị sư phụ nói như thế mặt đỏ bừng, vội đỡ lời:
"Ai bảo cho nhị vị sư phụ biết con mê đồ đệ của tiên cô? Con không thích nghe…"
Thích Hữu cười ha hả xen lời nói:
"Thế mà lão nhị lại còn nói mỗ. Chính lão nhị cũng không biết tự trọng…"
Thích Tả giả bộ nổi giận đáp:
"Đó là đệ bắt chước lão đại đấy chứ…"
Hai anh em vừa nói chuyện vừa đi tới dưới gốc cây thông rồi cả hai cùng đi vào trong nhà.
Thiên Tứ lớn tiếng nói:
"Đại sư phụ với nhị sư phụ hãy ăn cơm trước đi, con còn phải kiếm chỗ ở cho A Ngân với Tiểu Ngân đã. Lúc nữa con sẽ về ăn sau."
Nói xong y vỗ vào cổ con bò một cái rồi cưỡi nó phi thẳng ra ngoài rừng thông.
Đến một bãi cỏ lơ thơ mấy cây rất sai y liền nhẩy xuống đất và nói:
"A Ngân ngươi có bằng lòng ở nơi đây không? Ở đây có trái cây, có cỏ tươi tốt một năm bốn mùa không mùa nào cây cỏ bị héo cả, còn ngày mai ta sẽ họp một căn nhà cho mẹ con ngươi ở. Nếu ngươi bằng lòng ở lại đây ta cam đoan ngươi sẽ được sung sướng và dễ chịu lắm."
Con Ngân ngưu trợn to đôi mắt nhìn bốn chung quanh một lượt rồi lại nhìn Thiên Tứ kêu "bò" một tiếng tỏ vẻ bằng lòng ở lại nơi đây
Thiên Tứ thấy thế mừng rỡ khôn tả vừa ôm cổ con bò vừa nhẩy nhót mồm thì kêu la…
"A Ngân ngoan lắm! A Ngân ngoan lắm!"
Con Tiểu Ngân theo sau thấy thế cũng bắt chước y nhẩy nhót và kêu "bò bò" luôn mồm.
Ngày hôm sau Thiên Tứ vẫn theo thường lệ ở trong rừng luyện tập Thiên Lôi Thần Công. Thích Tả đứng cạnh dạy bảo còn Thích Hữu thấy mình nhàn rỗi liền kiếm một cuốn sách giở ra ngân nga chứ không để ý đến việc tập tành của Thiên Tứ vì pho võ công đó là sở trường của Thích Tả.
Luyện tập mãi cho đến khi mặt trời đã mọc lên đỉnh đầu Thích Tả mới ra lệnh cho Thiên Tứ nghỉ ngơi.
Chiều hôm đó Thiên Tứ xin phép Thích Hữu nghỉ nửa ngày để lợp nhà cho mẹ con Ngân ngưu. Không những anh em Thích Hữu cho phép mà còn giúp y một tay để lợp căn nhà lá đó.
Chỉ một buổi chiều ba thầy trò đã lợp xong căn nhà, nhà này chỉ có ba bức tường với cái nóc thôi còn một mặt thì bỏ trống. Lợp xong Thiên Tứ dắt Ngân ngưu với Tiểu Ngân vào ở, hai mẹ con bò ấy cảm thấy rất hài lòng cùng kêu "bòo bòo" một hồi và gật đầu lia lịa."
oOo
Thời gian trôi chẩy rất nhanh chóng, thoáng cái đã qua được ba năm. Lúc ấy Thiên Tứ đã được mười ba tuổi. Ngoài quần áo cũ kỹ và rách rưới ra thì người y không thay đổi mấy, nhưng trong ba năm đó nội công của chàng ta đã tiến bộ rất nhanh, và pho Thiên Lôi Thần Công cũng luyện thành công rồi.
Trong thời gian đó chàng có đi kiếm Thiến Thiến một lần, nhưng lần đó chàng đã đau đớn và thất vọng vô cùng vì Thiến Thiến với sư phụ của nàng đã dọn đi nơi khác rồi, Lộc cốc vẫn còn chỉ thiếu có mấy lớp nhà lá với đàn hươu béo mập thôi.
Cũng vì thế mà chàng nhất tâm nhất trí ở trong sơn cốc khổ luyện võ công, lúc nào rỗi lại ra huấn luyện Ngân ngưu với Tiểu Ngân.
Bây giờ Tiểu Ngân cũng đã to lớn bằng A Ngân rồi, tính nó không thuần bằng A Ngân thỉnh thoảng lại nổi khùng không chịu nghe lời Thiên Tứ chỉ huy, nhưng nó được Thiên Tứ huấn luyện từ hồi còn nhỏ nên không những biết nghe tiếng nói của người mà còn biết tính nết cùng tập quán của người nên Thiên Tứ dạy nó làm những động tác khó làm mà nó cũng làm được hết.
Vì vậy Thiên Tứ rất thương nó, không những lúc chàng rỗi đùa giỡn với nó và còn dạy nó vài thân pháp kỳ diệu thoát thai ở hai pho Thiên La Chưởng và Thiên Lôi Chưởng. Vì Thiên Tứ đã quyết định sau này mình hành hiệp giang hồ đem Tiểu Ngân đi theo cho nên chàng mới chịu khó dạy bảo và huấn luyện Tiểu Ngân như thế.
Không bao lâu Tiểu Ngân đã học hỏi được rất nhiều và còn biết phân biệt người tốt người xấu, người tốt nên giúp đỡ, người xấu thì phải trừng trị… vân vân…
oOo
Một buổi trưa mùa hạ nọ, khí hậu ở trong Thiên Tòng Cốc vẫn mát dịu như thường nhưng không hiểu tại sao Thiên Tứ lại cảm thấy nóng lòng sốt ruột vô cùng, chàng liền nhẩy xuống dưới đất gọi mẹ con Ngân ngưu đi theo mình ra ngoài suối tắm.
Suối đó chỉ rộng hơn trượng thôi nhưng mấy trượng nước của suối phần nhiều là băng tuyết bị tan chẩy xuống, nên tuy là mùa hè mà nước vẫn giá lạnh vô cùng.
Lúc này Thiên Tứ đã luyện tới mức mùa hè không thấy nóng, mùa lạnh không thấy rét rồi. Vừa ra tới cạnh suối chàng cởi hết quần áo ra nhảy xuống dưới suối bơi lội và đùa giỡn với hai con bò.
Đang chơi đùa chàng sực nghĩ tới một việc như sau:
"Không hiểu nguổn gốc của con suối này ở đâu? Nhân lúc nhàn rỗi này ta thử tìm kiếm nguồn gốc của nó xem sao?"
Nghĩ vậy chàng liền bơi ngược trở lên. Hai mắt của chàng đã luyện tới mức trong đêm có thể trông thấy rõ mọi việc như lúc ban ngày và ở dưới đáy nước cũng có thể nhìn thấy mọi vật. Chàng bơi đến chỗ tận cùng thấy sức nước trôi chẩy rất mạnh, nếu không vận công chống đỡ thì thế nào cũng bị nước đẩy lui ngay.
Tính của Thiên Tứ càng thấy cái gì kỳ lạ càng muốn tìm tòi cho ra manh mối, càng thấy việc gì nguy hiểm thì lại càng mạo hiểm nên chàng vội vận Đại Năng Thần Công ra chân lực đã bao vây quanh người rồi cứ thế mà bơi ngược lên, khi tới chỗ tận cùng quả tấy đằng trước có một cái hang sâu rộng chừng năm thước, nước ở trong hang đó chảy ra. Chàng không sợ nguy hiểm bơi ngay vào trong hang. Ngờ đâu nước ở trong hang đó lại quay tít, chàng vừa bơi vào trong xoáy nước đã bị nước lôi cuốn vào trong hang ngay.
Thiên Tứ cả kinh vội định thần nhìn kỹ thấy bên trong rất sâu còn rộng nên chàng cứ để mặc dòng nước lôi mình vào bên trong. Càng vào sâu bao nhiêu, nước càng xoáy mạnh bấy nhiêu và chàng thấy dòng nước càng xoáy vào càng thăng lên cao. Chỉ trong nháy mắt chàng đã bị lôi lên cao đến ba trượng và đầu sắp va phải đỉnh hang.
Lúc này chàng đã trông thấy rõ hang hình như cái bát ép ngược, bốn bên vách bóng nhoáng và bên trên có rất nhiều hang nhỏ rộng độ hơn thước trông không khác gì tổ ong vậy. Cái xuyên ra xuyên vào những cái hang nhỏ ấy rất dễ dãi không bị ảnh hưởng bởi sức nước hút nào.
Nơi chính giữa cái hang đó còn có một cái hang nhỏ đường kính dài độ ba thước. Xoáy nước lôi kéo chàng vào trong cái hang ấy nhưng chàng không sợ hãi chút nào, cứ để mặc cho dòng nước lôi mình vào trong đó.
Một lát sau khi đã lên cao thêm ba trượng nữa thì sức mạnh đã yếu dần. Chàng thấy chưa lên tới chót đỉnh giòng nước đã đuối sức rồi, chàng vội vận nội công vào cánh tay đẩy mạnh một cái thân hình của chàng lại lên cao thêm hơn trượng nữa.
Một lát sau chàng lại vươn lên được hơn hai trượng nữa và đã ra khỏi mặt nước rồi và thấy chỗ trên đỉnh đầu cách mặt nước hơn trượng bỗng có ánh sáng ló xuống.
Chàng vội đập mạnh hai tay xuống nước một cái, người của chàng đã bắn ra khỏi cái hang ấy ngay. Chàng mừng rỡ khôn tả.
Thì ra chỗ chàng đứng là một cái thạch thất rộng chừng hai trượng. Thấy có nồi xiêu bát đĩa và lò lửa vân vân, chàng mới hay cái phòng này là cái bếp. Và chỗ chàng vừa nhô lên lại là cái giếng của lão bếp ấy.
Thiên Tứ đứng ngẩn ra nhìn địa thế một hồi đoán chắc cái bếp này thế nào cũng có liên can với phòng ngủ của Bách Thú Tiên Ông. Ba năm trước vì chàng lỡ va chạm phải cái nút cơ quan máy móc khiến lối đi bị bịt kín nên chàng rất ân hận. Nhất là từ khi theo Thích Hữu văn học của chàng đã tiến bộ hơn trước rất nhiều, chàng chỉ muốn được đọc nhiều sách vở, những phòng sách của anh em Thích Hữu chỉ có một ít sách thôi và chàng đã đọc hết rồi. Vì thế lúc nào chàng cũng muốn làm cách gì để phá được vách đá, để vào được trong phòng sách của Bách Thú Tiên Ông mà lấy thêm những sách trong đó để đọc thỏa trí một phen mới hả dạ.
Hôm nay ngẫu nhiên vào tới trong bếp của Bách Thú Tiên Ông, chàng không mừng rỡ sao được?
Lúc ấy chàng ngẩng hìn lại cái bếp thấy rất vuông vắn tuy không lớn rộng lắm nhưng đồ đạc bày biện và xếp đặt rất ngăn nắp. Trên đỉnh bếp bốn góc vách đều có khảm bốn hạt minh châu rất lớn, sáng như bốn ngọn đèn. Những bát đĩa tuy bị bụi phủ kín nhưng trông rất cao quí cổ nhã, chàng chưa hề thấy bao giờ.
Trên vách, trước mặt có một cánh cửa bằng đá trông rất dày và nặng nề đang đóng kín nên chàng không biết cửa đó thông sang đâu?
Thiên Tứ bước tới trước cửa, dùng một chưởng đẩy thử nhưng không thấy chúng hé mở chút nào. Chàng xem xét khung cửa thấy không có khe hở gì hết liền nghĩ bụng:
"Có lẽ cánh cửa này khảm chặt vào trong vách cũng nên!"
Chàng lại dùng hai tay dí vào cửa vận công đẩy sang trái một cái, thấy cánh cửa vẫn không nhúc nhích lại kéo sang phải, quả nhiên cánh cửa đã kêu "kèn kẹt" và thuận tay mở toang ngay. Chàng mừng rỡ khôn tả vì thấy bên trong là một đường hầm đúng như sự ước định của mình.
Ba năm trước, Thiên Tứ ở trong đường hầm đó đã tìm qua một lượt nhưng chàng hãy còn ít tuổi đầu óc hãy còn thơ dại, hơn nữa cảnh kỳ lạ ở trong động làm cho kinh ngạc. Đồng thời chàng lại nhất tâm nhất trí luyện tập Đại Năng Thần Công, nên mới không chịu khó lục soát. Như vậy làm sao mà tìm ra được cánh cửa này?
Thiên Tứ nhận thấy đường hầm này quen thuộc lắm nên chàng khỏi cần suy nghĩ và tìm kiếm gì hết vội tiến thẳng về phía trước để vào thạch thất. Ngờ đâu chàng vừa rẽ ngang lại thấy có một lớp cửa ngõ khác. Chàng ngó đầu nhìn vào trong cửa thoạt tiên hơi kinh ngạc nhưng nhận xét kỹ lại thản nhiên ngay.
Thì ra bên trong là một thạch thất bày biện rất xa hoa. Trên bàn trên sập đều phủ thảm bằng gấm và có khảm châu báu còn trên vách và mặt đất thì treo và giải rất nhiều da thú. Sở dĩ chàng kinh ngạc là vì thấy hai chiếc quan tài bằng đá đặt ở hai đầu cuối vách. Hai chiếc quan tài ấy hình như khoét vách núi mà khảm quan tài vào bên trong mấy thước vậy.
Sau khi định thần rồi, Thiên Tứ thủng thẳng bước tới trước hai quan tài đá. Chàng thấy nắp quan tài bên trái có đề mấy chữ như sau "Bách Thú Tiên Ông chi quan". Còn quan tài bên phải thì đề "Kim Thượng sứ giả chi mộ".
Thiên Tứ vội quỳ xuống vái mỗi quan tài ba lạy rồi mới quay trở ra đi đến thạch thất ở chỗ cuối đường hầm.
Vào tới nơi, chàng giơ tay ra cầm cái đỉnh đá lôi sang phải một cái. Đỉnh đá ấy tự động quay luôn ba vòng tiếp theo có tiếng kêu "kèn kẹt", giá sách ở vách bên phía nam tự động lui sang hai bên, trên vách đá, ở sau giá sách liền hiện ra một cái khe rộng chừng hai thước.
Thiên Tứ thấy vậy cả mừng nóng lòng muốn báo cho sư phụ hay, chàng không vào trong đó nữa mà vội quay ra bên ngoài đến chỗ cửa bếp, nơi đó có con đường duy nhất thông tới Thanh Tùng Cốc. Lần này chàng đã có kinh nghiệm rồi không dám dẫm lên cái nút máy móc ở trước bực cửa rồi lẹ làng đi tới cánh cửa nhìn xuống bên dưới: Cảnh vật ở Thanh Tùng cốc đều thấy rõ mồn ột. Từ chỗ chàng đứng xuống tới dưới đất, cao chừng mười lăm trượng.
Chàng nhìn sang phía bên phải, thấy hai con bò đang lăn lộn trong suối, mồm kêu "bò bò" hoài. Hình như chúng mất mát cái gì tìm kiếm không thấy mà cất tiếng kêu rất bi đát vậy!
Thoạt tiên chàng không hiểu hai con bò ấy mất cái gì mà tìm kiếm hoài như thế? Sau chàng mới nghĩ ra chúng không thấy mình nên mới kiếm như vậy. Chàng cảm động vô cùng, rú lên một tiếng thật dài rồi từ trên cao nhảy xuống như một con đại bàng, lượn tới gần con Ngân ngưu mới đâm bổ xuống.
Ngờ đâu chàng chưa xuống tới mặt đất đã thấy hai con bò vui vẻ kều bò luôn mồm và tiếp theo đó lại còn thấy trong nước suối có hai cái đầu nhô lên. Chàng vừa xuống tới đất đã lên tiếng kêu gọi:
"Sư phụ…"
Anh em Thích Hữu vội vàng nhảy lên. Thích Tả không nhịn được liền lớn tiếng mắng ngay:
"Thằng khốn nạn này! Mi ẩn núp ở đâu? Làm cho ta với lão đại tìm kiếm hoài…"
Thiên Tứ thấy sư phụ hai vị nhấn ướt như chuột lột, vẻ mặt hai người khác nhau người thì ân cần, người thì giận dữ trông rất tức cười.
Thiên Tứ được quái nhân hai đầu nuôi nấng dạy bảo ba năm không bao giờ dám chê cười sư phụ mình quái dị và xấu xí, nhưng hôm nay chàng tìm ra được đường lối vào trong hang động bí mật trong lòng rất mừng rỡ liền lớn tiếng cười nói:
"Sư phụ đừng có mắng chửi con! Con đã tìm ra đường lối vào hang động rồi."
Nói xong chàng đưa tay lên chỉ về phía tây một cái. Thích Hữu nhìn theo về phía đó quả thấy trên vách đá chỗ cách mặt đất chừng mười lăm trượng có một cửa hang mở toang, trong lòng cả mừng vội khen ngợi.
"Tứ nhi giỏi lắm…"
Ngờ đâu Thích Tả vội chỉ tay vào mặt Thiên Tứ mắng tiếp:
"Tiểu tử này càng lớn càng vô lễ phép! Ngươi để hở cả đít ra như thế kia mà không biết xấu hổ! Ăn nói hồ đồ không đầu không đuôi…"
Thiên Tứ nghe nói sực nhớ đã quên cả mặc quần áo nên hổ thẹn vô cùng, vội chạy ra đống quần áo cầm lên mặc luôn.
Không riêng gì Thích Hữu cả Thích Tả thấy thái độ luống cuống cũng phải đổi giận thành cười.
Thích Hữu lại nói tiếp:
"Lão nhị xem động phủ của Bách Thú Tiên Ông gì đó đã bị Tứ nhi mở được cửa đông rồi, chúng ta lên trên đó coi xem đi!"
Thiên Tứ mặc quần áo xong chạy lại ôm lấy cổ hai con bò tỏ vẻ cảm ơn chúng đã lo âu và tìm kiếm mình, rồi chàng lại dắt hai con bò đến gần sư phụ vừa cười vừa nói:
"Sư phụ! Vừa rồi con lặn xuống đáy suối phát hiện một cái hang sâu. Con chui ngay vào bên trong không những có rất nhiều cá mà còn lớn rộng khôn tả, sức nước lại rất mạnh và xoáy chong chóng hoài. Trên đỉnh hang có một cái động, con liền lên trên đó xem xét mới hay nơi đó là cái bếp của động phủ…"
Anh em Thích Hữu ngạc nhiên hết sức. Thích Tả vội hỏi:
"Cái gì? Nơi đó có bếp kia? Trước kia…"
Thiên Tứ cướp lời đáp:
"Vâng trước kia con chỉ phát hiện có một căn thôi. Ngờ đâu lần này con vào trong đó không những thấy cái bếp mà còn tìm thấy một căn phòng nữa bên trong bày biện rất xa hoa và treo nhiều da thú. Nơi chính giữa lại có hai cỗ quan tài bằng đá của Bách Thú Tiên Ông với Kim Trượng Sứ Giả."
Anh em quái nhân tuổi tuy ngót trăm nhưng tính hãy còn thơ ngây như trẻ con, nghe đồ đệ nói như vậy. Thích Tả đã vội xen lời nói:
"Tiểu tử đừng kể nữa! Mau dẫn đường đưa ta với lão đại đi xem đi!"
Thiên Tứ hân hoan vâng lời buông hai con bò ra lẹ làng đi tới chỗ chân vách đá ở bên phía tây. Chỉ thấy y tung mình nhảy lên một cái người đã vào trong động mất dạng liền.
Anh em Thích Hữu thấy thân pháp của y nhanh nhẹn như vậy nhìn nhau hân hoan cười, rồi cũng phi thân lên trên động ngay.
Thiên Tứ vừa đi vừa chỉ trỏ giới thiệu các căn phòng trong động phủ cho sư phụ hay rồi lại đưa hai người vào trong thư phòng và nói:
"Sư phụ ở đây xem sách để con vào trong kia thăm con trâu lớn nhé!"
Thích Tả thấy trên vách đá có khắc đồ hình của môn Đại Năng Thần Công và Thập Nhị Cầm Chưởng, y liền cau mày lại suy nghĩ thì Thích Hữu đã gật đầu đáp:
"Cũng được. Nhưng con phải mau quay trở lại đây nhé."
Thiên Tứ gật đầu vâng lời rồi tiến vào trong khe vách ấy chỉ rộng hơn trước thôi nhưng đã bị đá vụn bịt kín không có lối đi nữa. Chàng ngạc nhiên vô cùng, bất đắc dĩ phải lui trở ra.
Thích Hữu thấy vậy đang định hỏi "tại sao"? Thì Thích Tả đã lên tiếng nói:
"Lão đại! Bách Thú Tiên Ông kể cũng khá tài ba đấy. Lão đại thử xem Đại Năng Thần Công với Thập Nhị Cầm Chưởng của ông ta có huyền diệu không?"
Thích Hữu nghe thấy Thích Tả nói như vậy vội ngửng đầu lên xem những chữ và hình khắc ở trên vách một hồi mới đáp:
"Lão nhị nói rất có lý. Đại Năng Thần Công này không những khác Đại La Thần Công của mỗ mà cách luyện nội gia cương khí cũng trái ngược hẳn với cách luyện tập của các môn phái khác nên khi luyện tập môn này không có bản tâm định lực và phẩm chất khác người thì không những khó mà thành công, đồng thời chỉ sai một ly cũng bị tẩu hỏa nhập ma ngay…"
Thiên Tứ có vẻ không tin vội hỏi:
"Đại sư phụ nói như vậy con không tin. Lần trước con ở trong hang động này mới có năm sáu ngày thôi mà đã học thành công pho Đại Năng Thần Công này rồi còn Thập Nhị Cầm Chưởng thì xem không hiểu…"
Chàng vừa nói vừa để ý nhìn lên vách đá thấy thấy những hình vẽ rất linh động liền giác ngộ ngay không nói tiếp nữa mà chỉ ngẩn người ra suy nghĩ thôi.
Thế là anh em quái nhân với Thiên Tứ sáu con mắt đều nhìn cả vào trên vách cau mày lại suy nghĩ những thế võ khác nhau ở trên đó để xem có thể hiểu được không?
oOo
Thấm thoát lại được ba năm nữa. Năm đó Thiên Tứ đã mười sáu tuổi. Ba năm sau này vì Thiên Tứ tìm được lối vào trong động phủ nên ba thầy trò cùng dọn vào trong động phủ ở.
Tục ngữ có câu: "Sống đến già, học đến già."
Anh em Thích Hữu tuổi đã gần trăm nhưng từ khi dọn vào trong động phủ phát hiện những bí lục của Bách Thú Tiên Ông và rất nhiều sách cổ, càng học hỏi bao nhiêu càng nhận thấy những cái mình học hỏi được trước kia rất nghèo nàn. Nhưng tính nết của hai anh em khác nhau nên hứng thú cũng khác nhau nốt. Tuy anh em ông ta với Thiên Tứ cùng học hỏi một lúc nhưng mỗi người thành công riêng một thứ.
Thích Hữu là người nhân từ chán nản danh lợi tư dục cho nên ông ta chỉ chăm chú nghiên cứu y học với bói toán, hai môn. Trong ba năm đó ông ta đã thành công tới mức tiểu thành.
Thích Tả tính nóng nảy và nhận thấy người đời đối xử với mình bất công cho nên lúc nào ông ta cũng muốn cho những người đó một bài học. Vì vậy ông ta chỉ chăm chú học Đại Năng Thần Công với Thập Nhị Cầm Chưởng thôi.
Thập Nhị Cầm Chưởng mới thoáng trông chỉ là hình thù của mười hai thứ chim nhưng để ý nhận xét kỹ mới hay đó là một pho chưởng pháp tuyệt diệu có công thủ, biến hóa vô cùng. Cái hay của nó là kình lực không bao giờ bị giảm mất và ra tay rất nhanh, thật lợi hại vô cùng. Còn Đại Năng Thần Công thì Bách Thú Tiên Ông đã biết rõ nên luyện thành công môn thần công này dù không thành tiên Tiên thành Phật cũng sẽ trường thọ.
Vì thế Thích Tả nhất tâm luyện tập hai môn đó. Đồng thời còn bắt Thích Hữu cùng luyện chung với mình một lúc. Trong ba năm, ông ta luyện pho Thập Nhị Cầm Chưởng đã tới mức độ huyền diệu, riêng có Đại Năng Thần Công thì vẫn còn ngừng ở giai đoạn thứ hai vì chưa đả thông Sinh Tử Huyền Quan.
Không phải là tại anh em ông ta không chịu khó luyện tập mà chỉ vì tuổi của hai người đã ngoài chín mươi mà Sinh Tử Huyền Quan của hai người mới luyện tới mức như thông mà chưa được thông hẳn. Như vậy mới luyện tập Đại Năng Thần Công làm sao thành công được nhanh chóng như thế?
Còn Thiên Tứ sở dĩ chàng chỉ học có mấy ngày đã luyện thành công ngay là vì nhờ dược ăn Thạch Chung Nhũ mà nên.
Nếu chàng không may mắn gặp được con trăn lớn và được ăn nhiều Thạch Chung Nhũ như thế thì dù tư chất của chàng tốt đến đâu cũng không thể nào trong một thời gian ngắn ngủi như vậy, mà đã luyện thành pho võ công cái thế ấy. Thiên Tứ là người rất chất phác làm việc gì cũng tuần tự mà tiến. Từ khi chàng ăn được Thạch Chung Nhũ, nhờ linh khí của loạt đá báu ấy mới đả thông được Huyền Quan và trí óc cũng thông minh lạ thường.
Tuy vậy chàng vẫn không chịu thay đổi bổn tính làm việc hay tập võ công đều thủng thẳng mà tiến không nóng nảy, không hấp tấp. Trong ba năm qua chàng học hỏi được pho Thập Nhị Cầm Chưởng lại còn học thêm được toàn bộ võ học của Thích Tả học hỏi được trong một cuốn sách bằng da. Pho võ công này lợi hại lắm mỗi một thế thức đều có oai lực có thể giết chết được người. Nhưng có một điểm rất kỳ lạ là thế nào với thức nào không liên tiếp với nhau tựa như là bao quát tất cả tinh hoa của chỉ chưởng và kiếm pháp của các môn phái trên thiên hạ vậy.
Thiên Tứ luyện xong chỉ chưởng lại bẻ cành làm kiếm luyện kiếm pháp của cuốn sách bằng da ấy. Không đầy hai năm chàng học thành công luôn, còn năm cuối cùng anh em Thích Hữu một mặt bắt chàng ôn tập lại những võ công mà chàng đã học hỏi được, một mặt lại cho phép chàng đi làm những việc mà chàng thích làm.
Nhờ có nhiều thì giờ tự do như thế, Thiên Tứ đã lợi dụng để học y thuật với đọc những sách cổ. Trong một năm trời đó y thuật của chàng cũng đã khá cao siêu và chàng đã đọc được già nửa số sách ở trong thạch thất.
Anh em Thích Hữu thấy Thiên Tứ đã thành người lớn, công lực cũng đã cao khôn lường, muốn cho chàng hạ sơn vào đời để thâu lượm kinh nghiệm nhưng chàng không muốn và yêu cầu sư phụ cho phép ở lại thêm nửa năm để đọc hết số sách ở trong thạch thất đã.
Trong nửa năm đó, chàng ngẫu nhiên đọc đến một cuốn nhạc khúc nhập môn và một tờ Bách Thú nhạc phổ chủ yếu do Kim Trượng sứ giả sáng tác. Chàng mừng rỡ khôn tả vì chàng được cây Bách Thú Lệnh và Bách Thú nhạc phổ đã bẩy tám năm rồi, trong bẩy tám năm đó chàng cứ giữ một cuốn sách với một cây sáo ở trong người mà không biết cách sử dụng. Bây giờ đã tìm thấy cuốn sách chỉ điểm học hỏi như vậy thì làm sao mà không thích thú được? Nhưng khi xem kỹ chàng lại thất vọng hết sức.
Thì ra trong tờ giấy Kim Trượng sứ giả có viết: "Bách Thú Lệnh là một vật báu, năm xưa Bách Thú Thần Quân dùng sừng tê giác, gân cốt của rồng hổ, tinh huyết của phượng hoàng hóa luyện thành cao mà chế thành nên nó không những vừa mềm vừa cứng dao kiếm chém không dứt, khi thổi lên như tiếng long ngân hổ tiếu và còn có thể sai khiến được bách thú."
Nếu dùng nội gia chân khí để thổi thì có thể chế địch chí thắng hay làm mê hoăc tâm trí của người hay thú dữ và cũng có thể dùng tiếng kêu của nó làm cho nội phủ của người hay thú dữ bị hư nát. Nhưng chính Kim Trượng sứ giả phải tự nhận là tuy mình được vào trong bí thất, được đọc kỳ phổ nhưng không sao đả thông được Huyền Quan để luyện tập những khúc trong phổ.
Cuối cùng ông ta còn viết: "Nếu ai đã đả thông được Sinh Tử Huyền Quan và lại được Bách Thú nhạc phổ thì có thể dùng chân khí thổi theo lôi động tiêu mà thổi cây Bách Thú lệnh và theo nhạc phổ học tập lâu ngày sẽ thăng công liền."
Thiên Tứ không biết cách thổi tiêu thì làm sao mà học tập được nên chàng mới nản chí như vậy.
Ngờ đâu trong cuốn nhạc phổ lại có kèm theo một tờ giấy dạy thổi cách tiêu sáo và dạy đánh đờn. Nhờ vậy mà Thiên Tứ mới cố công học tập. Ít ngày sau chàng đã xem hiểu Bách Thú nhạc phổ, đồng thời Huyền Quan của chàng đã đả thông nên chàng cứ theo nhạc phổ mà luyện tập.
Mấy tháng sau chàng đã học thuộc Bách Thú nhạc phổ, riêng trong đó có một bản Tiêu Dao dẫn là chàng học tập luôn luôn thôi, còn Tàn Chi Dẫn, Mê Hồn Dẫn thì chàng không dám tập vì sợ đúng như lời của Kim Trượng sứ giả để lại thì sư phụ của mình với hai con bò sẽ bị ảnh hưởng trước.
Người Hai Đầu Người Hai Đầu - Trần Thanh Vân Người Hai Đầu