Làm việc cật lực mà không có tài thì đáng xấu hổ, nhưng có tài mà không làm việc cật lực thì thật là bi kịch.

Robert Half

 
 
 
 
 
Tác giả: Joe Ruelle
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Little Rain
Upload bìa: Little rain
Số chương: 64
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4166 / 80
Cập nhật: 2014-12-04 03:10:38 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chết!
gười Việt nói nhiều hơn người Tây.
Đó là kết quả bịa đặt của một dự án nghiên cứu chưa được thực hiện.
Theo kết quả tin cậy của một dự án nghiên cứu đã được thực hiện, người Mỹ nói trung bình 7.439 từ mỗi ngày. Để điều tra vấn đề này, các nhà ngôn ngữ học chọn hơn 1.000 người thuộc nhiều bộ phận xã hội, cài míc và thu âm họ từ lúc thức dậy đến lúc đi ngủ.
Tôi nghĩ với người Việt, 7.439 từ là chuyện nhỏ. Mặc dù chưa có cuộc khảo sát lớn (đề nghị các nhà ngôn ngữ học Việt Nam vào cuộc) nhưng theo những gì tôi quan sát, con số trung bình mỗi ngày ở Việt Nam phải ít nhất gấp đôi.
Người Việt đơn giản rất thích chia sẻ. Ở đâu tôi cũng thấy người Việt nói chuyện với nhau, từ các văn phòng sang trọng xuống quán cóc vỉa hè. Các cửa hàng bán lẻ luôn có mấy nhân viên ngồi tám chuyện. Các cơ quan nhà nước cũng vậy; mọi người đang tập trung làm việc rồi tư dưng có một chị mang đĩa hoa quả vào phòng, thành hội thảo ngay.
Hội thảo thì phải có chủ đề. Ở Việt Nam tôi thấy nguồn nội dung các cuộc trò chuyện ấy thường là cái trước mặt bình luận và nhận xét về những điều xung quanh. Nhìn cái nào, mô tả cái đó, diễn đạt môi trường bằng lời. Trời nóng, người Việt nói “Nóng!”. Phụ nữ cao, người Việt nói “Cao!”. Đứa trẻ cười, người Việt nói “Cười!”.
Hôm trước tôi đi xem phim ở rạp, ngồi giữa hai chị tầm ba mấy. Nhân vật chính cười, chị bên tay phải nói “Cười”. Nhân vật chính khóc, chị bên tay trái nói “Khóc”. Nhân vật chính bị công an bắn rồi ngã xuống đất, hai chị hai bên cùng nói “Chết!”. Cứ như thế đến hết bộ phim, “Cười”, “Khóc”, “Sợ”, “Chạy”, “Chết”...
Mắt thấy, miệng nói. (Ở Việt Nam “cái trước mặt” nói chung rất có quyền lực. Mặc dù ai cũng biết tiền mặt chỉ là biểu tượng nhưng nếu “biểu tượng trước mặt” bị rách thì ít người nhận đâu.) Có lần tôi đi siêu thị cùng một cô bạn là người mẫu rất cao. Siêu thị khá đông; bạn ấy đi đâu cũng có người nhìn và nói “Cao!”. Không phải nói thầm cho người bên cạnh nghe mà nói rất to, rất tự nhiên - cả tôi lẫn bạn ấy đều nghe thấy rất rõ. Buổi đó bạn ấy thu được ít nhất 30 từ “Cao”.
Tôi thường thu một từ khác: "Tây”. Đi đâu (đặc biệt các vùng nông thôn) hay có người nhìn tôi rồi tự nhiên kêu “Tây”. Kêu để kêu. Kêu cho ông trời nghe. Lúc đầu tôi bực Ở các nước phương Tây, nói về một người mà người đó vẫn nghe thấy được là hành động bất lịch sự. Nếu người đó nghe thấy được thì phải nói với họ, phải “Chị ơi, cho em hỏi chị cao bao nhiêu?”, hoặc “Xin iỗi, anh có phải là người Châu Âu không?” Chứ nói về họ sẽ tạo cảm giác như họ không thực sự tồn tại; họ là con chó chạy lon ton qua đường, không phải con người có trái tim và hai tai.
Giờ tôi đỡ bực mình hơn. Mỗi nơi một kiểu. Tôi bò qua. Tôi cười. Tôi trả lời hóm hỉnh. “Tây, Tây, Tây!”, các cô chú kêu. “Ở đâu, ở đâu, ở đâu?”, tôi nhiệt tình đáp lại, giả vờ nhìn tứ phía.
Văn hóa “nhận xét bóng gió” cũng hiện rõ ở ngoài đường. Ở Việt Nam, tiếng còi cũng có thể được xem là các câu nhận xét thuộc loại nói để nói. “Bíp, tôi đang ở đây này!”. “Bíp, tôi đang đi đằng sau bạn!” (mà lúc nào cũng có người đi đằng sau). “Bíp, tôi đang vội!” “Bíp, tôi đang vui!"
“Bíp, tôi đang tồn tại!”
Ở ngoài đường và ở trên bàn. Người Việt khi ăn cơm với nhau hay nhận xét một cách rất phong phú về các món đang ăn. Ở Canada, người thường đi ngay vào nội dung chính (“Công việc mới của chị thế nào?”), nhưng ở Việt Nam, mấy phút đầu tiên hầu như dành riêng cho các món ăn trước mặt (và trong miệng). “Ngon.” “Bình thường.” “Chỗ trong ngõ ngon hơn.”
Thời tiết nữa. Nô-en vừa rồi tôi về Canada hai tuần. Đi từ nhà tôi ở Vancouver ra sân bay, tôi cùng anh lái taxi đều ngồi im, xe cứ đi, tuyết cứ rơi. Hạ cánh ở Hà Nội xong, tôi bắt taxi về nhà thuê. Đi khoảng năm phút, trời,bắt đầu mưa.
Mưa, tôi nghĩ.
“Mưa!” Anh taxi nói.
Lúc đó tôi biết tôi đã về đến Việt Nam.
Ngược Chiều Vun Vút Ngược Chiều Vun Vút - Joe Ruelle Ngược Chiều Vun Vút