Within you, I lose myself. Without you,

I find myself wanting to be lost again.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Joe Ruelle
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Little Rain
Upload bìa: Little rain
Số chương: 64
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4166 / 80
Cập nhật: 2014-12-04 03:10:38 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Em Làm Bên Finance
iếng Việt. Tiếng Việt. Tiếng Anh. Tiếng Việt. Đôi khi nghe người Việt ở tuổi phát triển sự nghiệp nói chuyện với nhau, tôi có cảm giác như tôi vẫn đang ăn trưa ở khu người Việt tại Vancouver.
“Em làm bên finance.” “Chị sẵn sàng settle down.” “Cái đó rất là fix.” “Cậu ấy rất passive.” “Cái background của em ấy là gì?” “Chị ấy hơi pessimistic.” “Tao có advice cho mày.” “Như thế là không tum around được.” “Phải có skill, chứ!” “Có lẽ em sẽ làm finance” “Lương của em sẽ perform- ance based.” “Cô đã nhận passport chưa?” “Như vậy scale sẽ rất cao.” “Lớp em boring lắm!” “Trường đó teaching method tốt chứ!” “Em chưa give up đâu!”
Trước hết phải chia các từ tiếng Anh “ghép vào” thành hai ioại - loại có từ tiếng Việt thay thế và loại không. Bắt đầu với loại có. Passive là bị động. Fix là cố định. Advice là lời khuyên. Boring là chán. Teaching method là phương pháp giảng dạy, etc. (là v.v...). ít ai có thể bảo vệ quan điểm “skill” rõ nghĩa hơn “kỹ năng”, “advice” rõ nghĩa hơn "lời khuyên" (còn tôi rất tò mò muốn biết Bacardi “mix" với Coca khác Bacardi “pha” với Coca như thế nào).
Rồi đến với loại “Netbook” - loại không có lựa chọn địa phương thay thế, hoặc có nhưng đó là cụm từ vừa dài vừa mất phần ý nghĩa quan trọng. Mặc dù “Netbook” và “Note- book” khác nhau về mặt công nghệ nhưng tiếng Việt chỉ có từ “máy tính xách tay” dùng cho cả hai. Muốn nhấn mạnh chất “Net” bằng tiếng Việt thì phải hít sâu vào và nói dài: “Máy tính xách tay vừa nhỏ vừa rẻ cấu hình thấp nhưng pin chạy được lâu, dùng chủ yếu để vào mạng và làm những việc không quá tốn kém về mặt..
Tuy nhiên “Netbook” là trường hợp ngoại laệ. Đa số lần xuất hiện từ tiếng Anh trong câu nói người Việt trẻ thì có từ tiếng Việt thay thế, giống loại, giống chức năng, giống ý nghĩa. Vậy câu hỏi tiếp theo là “Why?”. Nếu không phải đế làm rõ nghĩa thì dùng những từ tiếng Anh đó để làm gì?
Để làm to. Để làm oách. Để chứng tỏ rằng mình là người có hiểu biết về thế giới (khác bọn nhà quê). Sự mong muốn ấy người Việt hay đặt tên là “tính sính ngoại”.
Điều thú vị với tôi là tính sính “ngoại” của người Việt có chất rất “nội”. Tôi thấy nhiều người chọn dùng “đồ Tây” chủ yếu để được sự ngưỡng mộ của ta. Bản chất các sản phẩm nhập khẩu đó có nhiều lợi thế. Nhưng nếu không ai biết mình đang dùng thì chưa chắc mình đã mua đâu. Mua chiếc bút của Thụy Sĩ không phải để ghi chữ mà để ghi điểm. Đến với Tây để khoe với Ta.
Nếu đo “nhu cầu được ngưỡng mộ” của một xã hội bằng “mức độ sính ngoại” của xã hội đó thì “nhu cầu được ngưỡng mộ” của xã hội Việt Nam cao lắm. Khỏi phải nói, đó là sự ngưỡng mộ của nhau. Người Việt (đặc biệt là người Hà Nội) có vẻ rất cần tình cảm từ phía xã hội. Làm người tốt bụng hoặc thành đạt thì chưa đủ - phải được mọi người công nhận là người tốt bụng, nhất trí là người thành đạt. Nhu cầu đó hay được thể hiện bằng cách... thể hiện.
Một lý do nữa có thể để trốn áp lực văn hóa. Từ “love” đang rất phổ biến ở Việt Nam. Rất nhiều em đang “love” rất nhiều anh. Mặc dù “I love you” và “Em yêu anh” cùng một giá trị cơ bản nhưng với nhiều người Việt trẻ, “Em yêu anh” bị tính tiền thuế, còn “I love you” được mua “duty free”. Tiền thuế ấy (chỉ áp dụng với giao dịch trong nước) là các cảm giác ngại ngùng, gượng gạo và “củ chuối” mà người trẻ đành phải chịu khi đùng tiếng Việt để mô tả các feeling “khó nói”.
“Ổn định” đồng nghĩa với “Settle down” nhưng bị tính tiền thuế là mẹ chồng. “Tài chính” đồng nghĩa với “Fia nance” nhưng bị tính tiền thuế là chất mơ hồ trong các hệ thống quản lý tiền tại Việt Nam. (Những ẩn số vàng.) Trong nhiều trường hợp, việc dùng từ tiếng Anh không phải để làm rõ nghĩa mà để làm nhẹ người.
Cũng có trường hợp các em du học sinh “làm quen” với một khái niệm bằng tiếng Anh (lần đầu tiên họ biến khái niệm đó thành lời). Khi về Việt Nam họ không muốn “làm quen lại”, Ví dụ từ “abstract”. Đó là từ các em dưới 18 tuổi
ít gặp ngoài phố. Rất có the một em du học sinh phải ở nước ngoài mấy năm mới bắt đầu dùng nó, bắt đầu cảm nhận khái niệm sâu sắc từng ý nghĩa của nó. Khi về Việt Nam em ấy sẽ không quay lại đùng từ “trừu tượng” dùng đâu mà quay lại.
“Tôi chẳng sính ngoại, chẳng trốn áp lực gì, cũng chưa đi du học ở đâu. Tôi chỉ dùng mấy từ tiếng Anh đó vì chúng nó... nghe hay.” Tôi đoán đó cũng là quan điểm phố biến. “Mix” tiếng Anh không vì lý do nào ngoài một cảm giác “hay hay”. Just for fun. Tuy nhiên, nhìn kỹ vào cảm giác “hay hay” đó, chắc sẽ thấy nhiều cảm giác “sâu sâu” và “sắc sắc” thuộc loại vừa miêu tả trên.
Thêm một lý do nữa là “chơi tiếng Anh” không phải vì muốn nổi bật mà vì không muốn nổi bật. “Mấy anh chị trong nghề toàn nói như thế, còn tôi muốn professional giống họ.”
Rồi đến với lý do đơn giản nhất: ham hiểu biết. Mix tiếng Anh đơn giản vì thích học hỏi và áp dụng kiến thức mới.
Có những đất nước ở Châu Á như Singapore và Philip' pines nói tiếng Anh song song với tiếng mẹ đẻ. Cho dù có sự pha lẫn nhất định nhưng chủ yếu đó là hai ngôn ngữ riêng biệt. Ở Việt Nam đang có nguy cơ thành hai trong một. Tiếng Vietnamese. Không hẳn Tây, cũng không hẳn Ta.,
Tôi không muốn tỏ ra quá bức xúc vì chuyện này. Là người nói tiếng Anh mẹ đẻ nên tôi dễ bị so sánh với nhân vật chính trong phim Avatar-người da trắng che chở dân a xanh khỏi bị nguy hiểm trước sự đe dọa xuất phát từ chính dân tộc da trắng mình. Tôi không muốn đóng vai đó (mặc dù đọc kịch bản thấy cũng “hay hay”).
Hơn nữa, tôi quá hiểu về sức hấp dẫn của ngôn ngữ xa lạ. Khi ngồi buôn chuyện cùng nhau, người Tây sống lâu tại Việt Nam mình hay phát ra những câu như: “She’s a lit' tle bit béo”, “Let’s go for some chân gà”, “Call me back later nhé”. Thậm chí lúc về Vancouver tôi cũng thinh thoảng “vô tình” ghép vài từ tiếng Việt vào các câu tiếng Anh.
“I don’t know, I think she’s a bit điệu.”
“Cái gì?” bạn tôi hỏi bằng tiếng Anh.
“Xin lỗi,” tôi trả lời. “Thỉnh thoảng tao vẫn nghĩ bằng tiếng Việt nên các từ đó cứ rỉ xuống câu làm sao ấy.”
“Ôi mày biết tiếng Việt à?”
“Một chút thôi.”
“Trời ơi, giỏi quá!”
Ngược Chiều Vun Vút Ngược Chiều Vun Vút - Joe Ruelle Ngược Chiều Vun Vút