When you're young, you want to do everything together, when you're older you want to go everywhere together, and when you've been everywhere and done everything all that matters is that you're together.

Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Joe Ruelle
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Little Rain
Upload bìa: Little rain
Số chương: 64
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4166 / 80
Cập nhật: 2014-12-04 03:10:38 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Học Tiếng Việt
es is “có”. Yes is “vâng”. Yes is “ừ”.
Tôi thích đọc lại quyển vở từ những ngày đầu học tiếng Việt. Một phần để phân tích quá trình học tập của mình, hai phần để xem lại những bức xúc viết nguệch ngoạc băng tiếng Anh dưới mỗi dòng ghi chép.
Rice is “cơm”. Rice is “lúa”. Rice is “gạo”.
Why can't rice be rice? (Sao cơm không thể là cơm không?)
I is “tôi”. I is “tớ”. I is “em”. You is “bạn”. You is “ấy”. You is “cô”.
Bên dưới những đại từ nhân xưng này tôi không viết dòng tiếng Anh nào mà vẽ quái vật nhiều đầu, giống trong các phim thần thoại của Hy Lạp. Chặt một cái đầu (tức học thuộc một cách xưng hô) là ba cái đầu kinh dị hơn mọc lên; chém thịt, chém gió, quái vật mãi không chết.
Có nhiều lần tôi quyết định bỏ cuộc, không học tiếng Việt nữa. Việt Nam đã mang lại nhiều thứ cho tôi rồi.
Nhiều kỷ niệm vui, chút nước mắt - thế là đủ. Đấu tranh học ngôn ngữ để làm gì?
Nguyên nhân khiến tôi tiếp tục học tập là một số lớp học vui của Khoa Tiếng Việt, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.
Khi nhắc đến hệ thống giáo dục Việt Nam, nhất là ở bậc đại học, báo chí thường thở dài. Nào là cơ sở vật chất, nào là chất lượng giáo viên, là phương pháp giảng dạy, là sự ảnh hưởng của lối học Khổng Mạnh, của hiện tượng El Nino, của sao chổi Halley. Sự thật là giáo viên nào yêu nghề và có chút hiểu biết về tâm lý đều có thể chuyển kiến thức từ đầu mình sang đầu khác. Nhiều khi quan trọng nhất không phải mình học ở đâu mà là mình may mắn vớ được giáo viên nào.
Tôi may mắn vớ được thầy Sơn, giáo viên cùng tuổi (con ngựa), cùng loại xe (con Vespa), cùng gót chân Asin (con gái). Thầy Sơn rất biết tạo không khí, còn trong một lớp học ngoại ngữ thì không khí là tất cả. Tôi may mắn vớ được cô Chi, giáo viên miêu tả về sự thất bại của quân Nguyên với mức độ nhiệt tình của một người trẻ đang tiết lộ bí mật cho các bạn trong lớp nghe. Tôi may mắn vớ được cô Thanh, cô giáo dạy phát âm tiếng Việt như dạy Vovinam; bắt tôi phải nói đi nói lại các thanh điệu và nguyên âm đến sắp ngất...
Người đầu tiên dạy tiếng Việt cho tôi là một em sinh viên tên Hương. Em ấy đến nhà tôi mỗi tuần ba buổi. Hai tháng đầu, tôi tiến bộ nhanh. Tôi nói gì, Hương cũng hiểu. Phải đến lúc có đầy đủ can đảm để bắt chuyện với người dân ngoài đường là tôi mới phát hiện sự thật. Không phải tôi đang học tiếng Việt chuẩn của Hương mà Hương đang học tiếng Việt lởm của tôi!
“Hóa ra chỉ có mỗi em hiểu anh,” tôi than van với em ấy, ánh mắt tha thiết như hồi còn bốn tuổi.
“Yên tâm,” em Hương trả lời. “Em đang chạy trước một chút. Mấy tháng nữa các anh chị ngoài đường sẽ hiểu anh thôi.” Và em Hương đã đúng.
Cộng với các thầy cô giáo đột phá, tôi từng có một số thầy cô giáo “đột vòm”, lấy trộm nhiều thời gian, bỏ lại những kỷ niệm vui vẻ nên kể trong một hài viết như thế này.
Tôi từng có một ông thầy mỗi lần dạy từ mới thì cầm bút viết tiếng Việt ở trên, tiếng Nga dưới. Thầy đã mất mấy chục năm học tiếng Nga ở Mátxcơva, nhất quyết sử dụng kiến thức đó trong phương pháp giảng dạy. Rất tiếc, ngoài một cậu Ưkraina hay bỏ học, cả lớp không có sinh viên nào biết tiếng Nga. Mỗi lần xuất hiện các “paỉORhiìi marcyi” và “MecTOHMeHHe” trên bảng trắng, mấy sinh viên mình chỉ biết nhìn nhau và cười, Tôi gọi thầy ấy “thầy Nga”,
Tôi từng học cùng lớp với một anh người Bỉ phát âm tiếng Việt rất kém. Cô giáo dạy lớp đó ưa chuộng những phương pháp giảng dạy mới, sáng tạo, chủ động. Sau một thời gian tìm hiểu, cô ấy quyết định dạy anh ấy phát âm tiếng Việt qua hành động. Mỗi lần nói từ có đấu huyền anh ấy phải g ật đầu xuống, dấu sắc phải nâng đầu lên, dấu hỏi phải xoay đầu một vòng như cầu thủ bóng đá ngoáy cổ khởi động trước bài Quốc ca. Rất tiếc phương pháp đó đã hiệu quả. quá! Sau mấy tháng, nói bất cứ câu gì là cái đầu của anh ấy cứ đảo lên đảo xuống như mấy hình nộm chó gật gù mà các anh lái taxi hay để lên bảng đồng hồ.
Tôi từng có một ông thầy rất mê sử dụng tiếng Anh - mỗi lần dạy đến ngữ pháp mới, thầy ấy giải thích kỹ càng bằng tiếng Anh rồi hỏi: “Thầy giải thích như vậy có chuẩn không em?” Xong mỗi buổi, số từ tiếng Anh thầy học của tôi luôn nhiều hơn số từ tiếng Việt tôi học của thầy - cho dù tôi là người trả tiền và thầy là người nhận lương. Tôi gọi thầy ấy “thầy Anh”.
Tôi quan niệm rằng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài không nên dùng đến tiếng mẹ đẻ của học trò, hoặc một ngôn ngữ thứ ba nào khác. Kể cả học trò mới bắt đầu học, giáo viên phải làm sao để chuyển ý mà không chuyển dùng ngôn ngữ khác. Chỉ vào ngực nói “Tôi”. Chi vào quả cam, nói “Cam”. Giả vờ đang ăn, nói “Ăn”. Tôi ăn cam. Chỉ cần chút khả năng diễn xuất, chút thời gian chuẩn bị là giáo viên có thể dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt. Từ một câu thành hai, từ hai câu thành bốn.
Học “thầy Anh”, tôi bức xúc quá - nhưng không biết cách nào để biến cảm giác bức xúc đó thành lời khuyên tử tế. Cuối cùng tôi không chịu được nữa, cắt lời thầy và nói một cách lịch sự nhất có thể với vốn từ đã có:
“Em trân trọng yêu cầu thầy không được biết tiếng Anh.”
Ngược Chiều Vun Vút Ngược Chiều Vun Vút - Joe Ruelle Ngược Chiều Vun Vút