Có 04 bước để đạt thành tựu: lên kế hoạch một cách có mục đích, chuẩn bị kỹ lưỡng, tích cực thực hiện, và kiên trì theo đuổi.

William A. Ward

 
 
 
 
 
Tác giả: Mường Mán
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Độc Mộc Mơ
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1428 / 11
Cập nhật: 2016-05-20 19:50:22 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3
ưởng tượng trăm cánh thư mang Thiên linh chuỗi được trăm bàn tay ngà cùng lúc tung cao, cơ hồ trăm cánh bướm bay phiêu bồng qua hàng rào, nhẹ nhàng đáp xuống sân cỏ trường Quốc Học. Hình ảnh ấy đứa nào cũng cho là tuyệt vời, kiều diễm, duyên dáng tản thần. Các cu cậu Quốc Học ắt phải một phen ngẩn ngơ trước vũ điệu thả thư ướt át mùi thơ chất mộng.
Nhưng hai phút rưỡi trước khi hành động quá nửa số cô nương trong đoàn nữ binh xinh đẹp bỗng thấy chùn chân, e ngại - vì ốt dột, mắc cở. Lý do thật đơn giản và bất ngờ.
- Giờ ra chơi. "Con đường biên giới" đông đảo rứa, làm răng tụi mình khơi khơi thả thư được? Dị Òm!
- Ốt dột nổi da gà.
- Nhiều đứa sẽ lầm tưởng mình phóng thư "cua" tụi Quốc Học.
- Sức mấy.
- Thì tau ví dụ thiên hạ hiểu lầm rứa, tụi bây ăn răng nói răng với người ta?
- Ngước mặt lên trời, cười ruồi, không thèm nghe.
- Ở đó mà không thèm nghe. Không nghe cũng phải điếc tai vì nghìn lời vo ve vạn lời xuyên tạc.
- Hãy coi những lời vo ve của thiên hạ như kinh cầu nguyện, cầu an, cầu siêu.
- Ê, tụi bây coi, con Thu Thu sắp thành bồ tát rồi, nghe ai nói chi cũng ngỡ là kinh hết.
- Một cái mõ, một cái chuông và một ngôi chùa cho Thu Thu.
- Nếu Thu Thu đi tu, tau sẽ tặng cho một chai tàu vị yểu.
- Tau tặng hắn một hủ dưa cải.
- Tau tặng một xâu chuỗi hột.
- Dừng lại, đừng chọc Thu Thu nữa, ngó cặp mắt hắn đỏ au nơi rồi tề, sắp mưa tới nơi.
- Tụi bây toàn nói chuyện bá láp, lạc đề cả chục cây số rồi, mau trở lại gấp.
- Coi tề, Hạt Tiêu chỉ ngồi nhăn răng ra cười, nữ chúa chi mà cù lần rứa?
- Tụi bây cứ đối thoại chan chát nữa đi, chặp nữa tau đúc kết lấy ý kiến mô hay nhất, nữ chúa là người hạ lệnh tối hậu, bàn bạc tốn nước bọt là quyền của tụi bay.
- Mi theo luật mô mà nói rứa?
- Luật rừng.
- Đồ độc tài.
- Đồ khôn nẻ vỏ.
- Đồ ranh mương.
- Không được nhiếc mắng nữ chúa trước khi ra quân, xui tận mạng.
- Mi theo binh sách mô mà nói rữa?
- Binh sách Tôn Tử.
- Cuội Tử.
- Tầm bậy Tử.
- Thôi, trở lại vấn đề đi chớ. Làm răng để Thiên linh chuỗi tới tay tụi Quốc Học. Ôi, đó là câu hỏi nát óc.
- Mi sắp ca cải lương hay răng mà ôi với a?
- Im lặng, tau có ý kiến.
- Nói đi.
- Anh tau đi lính không quân, lái trực thăng, tau sẽ mượn anh ấy một chuyến bay đêm, thả thư xuống vòm trời Quốc Học.
Nhiều tiếng cười vỗ tay lẫn tiếng cười.
- Ệ Nhuệ Giao. Anh mi đẹp trai không?
- Anh mi có răng khểnh không?
- Anh mi cười có lúm đồng tiền không?
- Nói với anh mi cho tau tháp tùng chuyến bay đêm với nghe.
- Để chi?
- Để tau thả thư và mắt nhìn sao, vừa nhìn vửa ngủ gục.
Tiếng vỗ bàn ghế và tiếng cười ồn ào.
- Từ chừ Nhuệ Giao nên kêu Cẩm Anh làm chị dâu đi.
- Tầm bậy nờ.
- Thưa chị Cẩm Anh yêu dấu của tui.
- Chị Cẩm Anh thân mến, bay đêm xong chị làm ơn nói lại cảm tưởng cho chúng em biết với hí.
- Lại lạc đề nữa rồi. Tụi bây chi chi mô mô không à. Nếu đuổi anh con Nhuệ Giao đi chỗ khác chơi, đây là việc của mình mình làm. Việc nhỏ, vác cả chiếc trực thăng bay lui tới thêm ồn.
- Ừ, ý kiến của Nhuệ Giao coi như điểm trung bình, đứa mô có ý kiến trên điểm trung bình không?
- Ý kiến tau hay rứa, răng mi dám cho dưới điểm trung bình, hở Cẩm Lai? Thôi tụi bây bàn cãi với nhau, đây không thèm xía vô nữa mô.
- Không được nói lẫy.
- Nhuệ Giao mau mau vuốt giận làm lành.
- Đây mô có dám giận ai.
- Binh sắt Tôn Tử có nói: Trước khi dấy binh, trong quân ngũ có đứa giận lấy, chiến bại là chuyện không thể tránh khỏi.
- Nữa, lại Tôn Tử tôn tôn nữa. Yêu cầu Việ Nữ vác ông Tôn Tử di tản khỏi chỗ ni.
- Để ván hồi hòa bình, yêu cầu Cẩm Lai mi một cái đánh chụp nơi trán Nhuệ Giao để xin lỗi.
Tiếng cười hoan hỉ tạo thành hòa âm đầm ấm.
- Đứa mô có ý kién chi nữa không? Toàn là anh thư siêu việt, há chịu bó tay, không nghĩ ra kế chi cả.
- Chỉ toàn là anh thư giỏi ăn quà vặt.
- Đừng than thở nữa. Tất cả hãy lắng tai nghe tau đề nghị một cách thả thư, vừa đẹp, vừa thơ mộng.
- Cách chi rứa?
- Thả dù.
- Rồi! Nhuệ Giao có ông anh thân mến đi lính không quân, chừ tới phiên Hạt Tiêu có anh đi lính nhảy dù. Đứa mô có anh đi lính binh chủng chi, kể ra luôn đi.
- Thả dù chứ cóc phải nhảy dù.
- Dù mô mà thả?
- Thả răng?
- Dù trái sáng, chán khối chi, đứa mô có sẵn ở nhà thì mang tới, càng nhiều càng tốt.
- Có, thằng em tau có một cái, để tau về mang tới.
- Dây điện căng ngang trước mặt nhà tau có hai dù trái sáng rơi vướng mắt tòng teng, để tau về dùng sào khèo xuống.
- Bữa hôm thằng nhỏ hàng xóm tung dù qua nhà tau, tau tịch thu, để về coi còn không, hay bị mèo tha rồi...
- Có đủ rồi làm răng Hạt Tiêu?
- Dễ ợt. Buộc từng gói thư vào dù, dứng ở cửa sổ lớp mình tung qua trường Quốc Học. Tiếng vỗ tay vang lên lào rào in sóng vỗ bờ cát lún.
- Hạt Tiêu. Mi đúng là nữ chúa của tụi tau.
Câu nói sau cùng của Lan Khuê chấm dứt cuộc bàn cãi. Tôi vênh mặt hỉnh mũi nhận lời khen tặng. Cả bọn đều cho ý kiến của tôi là thần sầu quỉ khốc. Nếu chưa tìm ra cách thả dù, hẳn là cuộc bàn cãi còn kéo dài tới... khuya. Sôi nổi hơn nữa.
Điều tôi không thể ngờ là, trong đám nhỏ bạn tôi lại có đứa biết dùng cả trực thăng và trọng pháo vào việc thả thự Tuổi trẻ hôm nay ghê thế đó. Ngoài mớ kiến thức nhận từ trường học, sách vở, gia đình, còn có thứ kiến thức nhiếp dẫn từ đời sống. Một đời sống bàng bạc mùi chiến chinh trong mọi sinh hoạt.
Thời tiết có bốn mùa: đông lạnh giá, thu dịu ngọt, hạ nồng nàn, xuân hồng ấm. Mỗi mùa có hạn kỳ riêng, đổi thay theo nắng mưa trăng gió. Còn chiến chinh? Chỉ có một mùa, lê thê từ ngày này, dài tới tháng khác, từ trước những năm chúng tôi chưa sinh ra. Dù dài tới đâu, tôi tin có ngày mùa chiến chinh sẽ phải nhường bước cho mùa Hòa Bình. Mớ kiến thức hấp tự từ chiến chinh sẽ đi dần vào quen lãng. Một Nhuệ Giao bạn tôi, sẽ không còn nhớ hình dạng chiếc trực thăng thế nào. Một Tiểu Hạnh bạn tôi, không bao giờ thốt ra môi hai tiếng trọng pháo. Và tôi, sẽ quên rất chóng những chiếc dù trái sáng. Những Nhuệ Giao, những Tiểu Hạnh sẽ không còn hồi hộp, âu lo, mỗi lần nghe có đụng độ, giao tranh trong vùng anh trai mình trấn đóng.
Nhưng, tuyệt diệu hơn cả là tôi mơ ước Hòa Bình sẽ ban phép lạ nào đó để chân ba tôi hết đi cà nhắc, bước ra khỏi cần cây gậy.
Là phóng viên chiến trường, ba đã dành hết hai phần thời tuổi trẻ xông xáo khắp các trận địa, thu nhận những hình ảnh, tin tức sôi động, nóng bỏng - để rồi một ngày, nhận ba viên đạn đồng vào đùi, không biết từ phương hướng nào. Chưa đến nỗi phải cắt cụt hai chân nhưng ba buồn rầu chống nạng mất hơn sáu tháng, chập chững tập đi. Chiều chiều tôi dìu ba đi lại trong vườn cho cái chân bị thương chóng mạnh. Ngày quăng cây nạng, thay thế cây gậy, ba hân hoan tuyên bố: "sau ngày cưới mạ con, ngày ni là ngày vui tuyệt vời thứ hai trong đời ba!". Nghe ba nói, tôi cười rứa nước mắt. Chân phải cà nhắc và cây gậy không cho phép ba tiếp tục đời sống phóng viên túng giang hồ cũ. Người phóng viên già dành quãng đời còn lại để viết hồi ký, điều hòa ngân khoản gia đình bằng nghề gõ đầu trẻ ở một trường Trung học tư thục. Ba vẫn ước mong ngày nào đó được quăng nốt cây gậy, đi lại vững vàng như một người bình thường.
Ngày gió lớn
. - Nắng dậy thì vàng rộm ca múa, đuổi bắt nhau trong các lùm cây. Tiếng kiểng báo giờ ra chơi ngân vui trong bầu khí ngon buổi sáng. Lũ chim sẻ dưới mái hiên nghểnh cổ láo liên dòm vào lớp học, ríu rít. Dưới sân nắng, từng bầy chim áo trắng rủ nhau xuống "đường biên giới" lùng quà vặt, hò hẹn.
Trong lớp tôi nhốn nháo những mắt sáng, môi cười hớn hở.
Ngọc Qúy liến thoắng:
- Trời giúp mình Hạt Tiêu ơi! Mi coi tề, cây bạc hà bên vệ đường gió thổi rạp ngọn về phía trường Quốc Học.
Lan Khuê láu táu:
- Ê, sáng ni răng gió lớn rứa bây?
Tôi mỉm cười, phịa:
- Hôm qua tau lên đàn Nam Giao, bắt chước Khổng Minh lập thất tinh đàn, ăn chay, mặt áo đạo sĩ, đi chân không, xõa tóc khấn vái cầu gió động nam. Sáng ni đúng là Trời đã giúp mình, thổi gió đông nam thật. Lời cầu của tu linh ác.
Cả bọn cười rộ, giục:
- Bắt đầu đi Hạt Tiêu.
- Mau lên kẻo gió đông nam hết thổi.
Gần một trăm cánh thư mang Thiên Linh chuỗi làm thành hai mươi gói, buộc vào hai mươi chiếc dù trái sáng, mềm mại, sẵn sàng du hành.
- Một, hai, bạ A lê hấp!
Tôi dời xa khung cửa sổ hai bước lấy đà, đưa cao tay ném vụt chiếc dù thứ nhất vàolòng cơn gió. Từ hai ô cửa sổ khác, những cánh dù tiếp tục bụng cùng lúc tiếng vỗ tay, lo ó ầm rộ lan xa, lan rộng thành biển âm thanh hoan hỉ.
Rất nhiều đôi mắt ngạc nhiên ngơ ngác dưới lòng đường trông lên, rồi biển âm thanh hoan hỉ từ lầu cao vọng xuống bắt kịp hàng chuỗi cười phía dưới, tạo thành luồng dao động náo nhiệt. Bên kia đường, trong cửa sổ, những cu cậu Quốc Học nghểnh cổ tron glên ngây thơ như chim sẻ.
Gió thổi bạt những cánh dù trắng bay lang thang dưới bầu trời rực rỡ nắng. Dù mang màu trắng của mây, và những gói thư bọc giấy bảy sắc cầu vồng đỏ trắng vàng xanh lam chàm tím. Có vài cánh dù thương những đọt cây, sà xuống ngủ đậu, có cánh dù ưa phiêu lưu bềnh bồng ra tới mạn sông và phần đông những cánh dù khác lẳng lơ đáp xuống sân cỏ khuôn viên trường Quốc Học.
Thư Vân chắc lưỡi tiếc rẻ:
- Phải chi tụi mình có máy quay phim thu hình ảnh ni, mai sau tra lão tập học nhau lại chiếu ra coi, cảm động rơi lệ lộp độp là cái chắc.
Quỳnh Hương bĩu môi:
- Mai sau? Chi mà xa xôi rứa? Lúc nớ mỗi đứa một phương, đứa theo chồng con, đứa thất tình lãng quên đời trong chốn am thiền, đứa ghen tuông uống thuốc tự tử vân vân và vân vân; đánh trống thổi kèn tập họp ba ngày chưa được vài mống.
Nhuệ Giao nguýt xéo Quỳnh Hương:
- Mi vẽ vời tương lai chi đoản hậu, chi mà đen thui thủi, tối mò mò rứa?
Quỳnh Hương kịt mũi vờ cảm động:
- Mới nghĩ tới cảnh chia tay vào đầu hè, tau đã muốn mưa ngay, huống chi nói chuyện mai sau.
Ngọc Qúy ôm vai tôi:
- Ê, Hạt Tiêu ngay từ chừ tau đề nghị tụi mình nên thành lập ngay cái gọi là Hội- ái- hữu- cựu- nữ- binh- Đồng Khánh- Huế.
Nhiều đứa phụ họa:
- Phải đó mi nờ.
- Cái tên hội nghe rùng rợn ghê!
- Thành lập ngay kẻo nguội.
Tiểu Hạnh chu miệng:
- Tau đồng ý lập hội, nhưng nên đổi tên là Hội- ái- hữu- cựu- nữ- binh- tinh- quai- Đồng Khánh- Huế.
Hồng Châu cười khẩy:
- Hội- ái- hữu- cựu- ranh- con- Đồng Khánh- Huế nghe rụng rời tay chân hơn. Nhưng nè, lập hội để chi rứa?
Lan Khuê đá lông nheo:
- Chán chi việc để làm. Đứa mô có thằng chồng bay bướm quá, cần bắt ghen ta tập họp hội lại dồn địch thủ vô chân tường. Gặp địch thủ lợi hại, không thể dụng võ được, ta cũng cứ tập họp hội ta lại, vác biểu ngữ đi biểu tình, tuyệt thực dài dài.
Đưa nhảy loi choi, đứa vỗ bàn ghế, cười đau cả bụng, tái cả mặt.
Thu Vân nhìn quanh, mắt ngơ ngác in nai:
- Đứa mô làm hội trưởng?
Cả bọn nhao nhao ngó tôi:
- Hạt Tiêu chứ ai nữa. Răng cái mặt ngó buồn tàn thu rứa Hạt Tiêu?
Tôi chớp chớp mắt:
- Tụi bây bàn chuyện mai sau tau vừa buồn vừa buồn cười vừa buồn khóc.
Việt Nữ hãy tôi:
- Dỡ khóc dở cười là người vô duyên ỏm. Trời đã cho mi chiếc răng khểnh là ý muốn bảo mi phải cười hoài không được mếu.
- Tôi âu yếm ngắm nghĩa những khuôn mặt than quen vây quanh và nghị ngợi mông lung: mai sau? Bên ngoài cổng trường, cặp sách vùi quên ở xó xỉnh nào đó. Những sớm nắng mưa trưa chiều khắc hẳn. Thứ khí hậu của người lớn. Trò đùa nghịch ngợm, các món quà vặt, những hoa lá ngắt hái dọc đường bay biến, mất tăm. Áo trắng mờ dần, đổi thay các màu áo khác. Áo màu này phải thoa son môi thứ gì cho hợp, áo màu nọ phải bôi phấn màu gì để tôn nhan sắc thêm vài nét ngộ nghĩnh đáng yêu (?). Mùi mồ hôi mình nên xài loại nước hoa nào (?). Xa hơn tí nữa, lúc cảm thấy hơi nhàm chán vẻ mặt mình, vội mua thêm vài thứ phụ tùng của lông mi giả, bút chì kẽ mắt hoặc đi xẻ mắt xẻ mũi, biến dạng thành mắt mũi khác. Đó hình như là tiếng trình chung, tôi nhìnt hấy được ở các chị lớn, những người nữ thành phố, chiều chiều, sơm sớm lượm lờ quanh quẩn bầy âm binh rực rỡ.
Mai sau? Cái mai sau ấy còn xa lạ hay đã đuổi sát tới lưng rồi? Trong đám bạn bè tôi, nhiều đứa đã "còm măng" trước cho mình giấc mộng lớn mai sau. Tiểu Hạnh mơ học thành Dược sĩ, lấy ông chồng Bác sĩ, tậu cái nhà hai tầng, tầng dưới mở tiệm thuố tây, tầng trên mở phòng mặt. Nhuệ Giao có giọng hát khá, mơ được đám đông ngưỡng mộ nó như Thái Thanh, Khánh Ly... Ngọc Qúy mơ làm cô giáo, tha hồ tặng hột vịt cho những đứa học trò không học bài để trả thù những hột vịt nó "lãnh thưởng" hôm lơ đãng quên học bài hiện tại. Năm mười ba tuổi, Cẩm Anh bị cắt ruột thừa, nó dọa sẽ gắp học thành Bác sĩ giải phẫu để mổ xẻ người khác cho sướng tay vân vân. Nhiều nữa. Nhung có lẽ tôi thấy mơ ước của Lan Khuê là dễ thương hơn cả, nó ước sẽ là một bà nội trợ giỏi. Còn tôi? Mai sau tôi sẽ làm thống chế gì? Tụi nó bảo, tôi chỉ cười cười, vì nghĩ nát óc không biết nên làm cái gì chọ. kinh khủng. Và bây giờ, tôi nhủ thầm tôi: Hạt Tiêu, đừng nghĩ ngợi lung tung lang tang nữa. Cóc cần mai sau. Mai sau tới biết liền.
Hồi kiểng báo hết giờ ra chơi vang trong những tiếng cười rộn rã. Đoàn nữ binh vụt mất hết vẻ nữ binh, cô nào cũng vào chỗ ngồi với nét mặt hiền ngoan, ngây thơ đến ghét.
Hai giờ cuối buổi học thường rất dễ nản, nhất là phải húc dầu vào toán, lý, hóa. Nhưng bữa nay, vừa qua cơn vui thả dù, lại sắp được gặp thầy Cát, chưởng môn "phái" sử địa, không khí có phần đỡ nặng. Món sử địa, rất dễ xui bọn trẻ nít buồn ngủ. Nhưng với thầy Cát, món ấy do thầy xào nấu khá ngon lành, nên chúng tôi thường vẫn tỉnh như sáo. Thầy trọng tuổi, vui tính, hiền từ... Thầy luôn luôn dành 15 phút đầu giờ để nói về các chuyện hoa học lạ lùng, đã và đang xảy ra trên thế giới, chuyện được thầy ưa theo dõi, đề cập tới là các chương trình không gian của Hoa Kỳ. Bọn trẻ ranh chúng tôi bèn âu yếm tặng thầy biệt danh: Ông ià Apollo.
Ông già Apollo vào lớp với đôi mục kính và chồng sách như thường lệ, khẽ đưa tay ra dấu cho chúng tôi ngồi xuống. Nhìn lướt qua mọi khuôn mặt, rồi mỉm cười.
Lan Khuê bấm nhẹ tay tôi:
- Ê mi, phi thuyền sắp rời mặt đất!
Ngoài dự đoán của Lan Khuệ Ông già Apollo đàng hắng:
- Hồi nãy các chị lớp này chơi trò ném dù trái sáng sang trường Quốc Học phải không?
Chúng tôi thinh lặng nhìn nhau... Bỗng Việt Nữ ngồi cuối lớp lên tiếng:
- Thưa thầy đẹp không ạ!
Ông già Apollo vẫn giữ nét cười điềm đạm:
- Nhất quỉ nhì ma, thứ ba là các chị lớp này. Các chị gửi gì cho mấy cậu Quốc Học thế?
Tiểu Hạnh liếng thoáng:
- Dạ, sữa Guigoz và Sma để mấy chú bé Quốc Học uống cho mau lớn, thưa thầy.
Cả lớp cười ồ. Ông già Apollo lắc đầu:
- Học trò thời đại phi thuyền không gian có khác. Hồi xưa học trò hiền lắm cơ!
Vài ba đứa nhao nhao:
- Học trò hồi xưa răng thầy?
- Hồi xưa răng, thầy kể cho tụi con nghe với.
- Hồi xưa tôi học Quốc Học, thấy học trò Đồng Khánh đứng tụm năm tụm ba ở chỗ nào là không lai vãng tới. Có mượn sách vở thì cũng đợi về nhà, không bao giờ nói chuyện tay đôi ngoài đường, chứ đừng nói chuyện chọ quê nhau như bây giờ.
Con ma tinh nghịch trong tôi thức dậy. Tôi anh dũng phịa:
- Dạ thưa thầy, con nghe nói rồi xưa học trò Đồng Khánh - Quốc Học tới trường, ai cũng mang theo cau trầu trong cặp sách để ăn phải không ạ?
Tiếng cười nổi lên từng cụm, rồi tràn lan. Ông già Apollo nhướm mắt ngạc nhiên, đôi mục kính im sững lưng chừng sống mũi:
- Làm gì có?
- Dạ, con nghe ba con nói rứa. Hồi xưa, ba con học Quốc Học, mạ con học Đồng Khánh. Một hôm trời mưa, hai người vào trú dưới gốc mẹ Ba thu hết cam đảm, đánh bạo mời mạ con miếng cau trầu. Cau trầu duyên quá, mặn mòi quá, mạ lỡ ăn rồi không quên ba được, về nhà bệnh lên bệnh xuống đúng ba tháng mười ngày. Ba nghe tin mạ đau gan teo ruột héo, bèn chọn một ngày mưa đẹp, thu hết can đảm đến thăm. Ngoại con nghe chuyện trầu cau mời nhua hạnh ngô nớ, cảm động, cho hai người lấy nhau.
Trận cười vỡ lớp. Ông già Apollo cười muốn rơi mục kính xuống đất.
- Hạnh Tiên, chị phịa chuyện giỏi lắm, chắc học bài cũng giỏi, mời lên bảng đọc bài đi.
Cả lớp về phe thầy, tía lia:
- Ê! Hạt Tiêu, lên thầy cho ăn hột vịt.
- Lên đọc bài lẹ đi, e lệ chi nữa.
- Đọc bài thuộc, thầy cho lên phi thuyền thăm cung trăng...
Bài sử thế giớm đêm qua tôi chỉ học lõm bõm, giờ lên đọc vấp váp "quê" là cái chắc.
- Thầy con con khất lại lần sau đi. Thật tình bữa ni con không thuộc, bởi hồi hôm ba con lại đem chuyệm miếng cau trầu hạnh ngộ nớ ra kể, con cảm động quá, quên cả học bài.
Ông già Apollo là người bao dung nhất thiên hạ. Ông kẽ gật đầu mỉm cười rồi nghiêm giọng:
- Nào, bắt đầu học bài mới. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu các chi tiết quan trọng trong thế giới đại chiến lần thứ hai.
Giọng ông già Apollo trầm đều vang trong hơi nắng phù trầm, từ ngoài tản mạn vào khắp phòng. Những cuốn vở mở rộng trên bàn, những cây bút hý hoáy ghi chép...
Tiếng kiểng báo giờ ra chơi từ trường Quốc Học vọng sang, làm vài khuôn mặt đang nghiêng cúi chăm chú, chợt ngẩng lên. Lát sau, tiếng thua néo, cười đùa từ dưới "đường biên giới" chấp chới bay lên.
Miếng giấy nháp chuyền từ Thu Vân (ngồi gần kề cửa sổ ngó xuống đường) qua Ngọc Quý, qua Lan Khuê rồi tới tay tôi. Tôi cúi mở miếng giấy kê lên đùi đọc:
Tin kinh khủng: Bọn Quốc Học đang diệu võ dương oai dưới đường, tay mỗi đứa cầmmột thư Thiên linh chuỗi múa may quan cuồng, ngửa mặt cười hô hố, trông rất quái dị. Chuyền tay nhau đọc tin kinh khủng này, nghe!
Thu Vân quả là có đôi mắt thần, hắn chỉ cần liếc xéo xuống đường một cái đã nhận rõ tình hình "địch" dưới đó. Miếng giấy nháp mang tin kinh khủng bí mật luân lưu dưới gầm bàn, phút chốc Lại chuyển nhanh, nhanh hơn cả điện tính. Những cặp mắt hai mí, một mí rưỡi của nữ binh không hẹn nhưng cùng hướng về những ô cửa sổ, mím miệng cười thích thú. Lời giảng bài của ông già Apollo nghe loáng thoáng tựa heo mây từ thiên cổ nào thổi về, mù mù, nhạt loãng.
Nhiều gịo.ng ồ ề của đám học trò Quốc Học cưỡi gió tung mây, bay lọt vào cửa:
- Nghe đây! Nghe đây!
Chủ nhật, giờ ngọ, ngày rằm
Quốc Học giận Đồng Khánh
Thổi trăm trận gió cuồng.
Nghìn trận mưa băng giá
Quét sạch mặt đất
Biển đau bụng quặn ruột
Dâng són gthần cao 10 thước 7 tấc 9 phân 6 ly 5
Khủng khiếp gấp 1001 lần trận gió đại hồng thủy ghi trong thánh kinh
Sau thời sáng thế.
Phố xá...
Ôn già Apollo ngạc nhiên ngơ ngác, ông đưa hai tay lên trời, điệu dàng y hệt người vừa từ hành tinh nào khác rơi xuống.
- Không hiểu nổi, không hiểu nổi. Bọn nó la hét gì dưới đường vậy?
Nhuệ Giao láu táu:
- Bọn Quốc Học bị ma ám đó thầy!
Nhiều đứa được thể đùa dai:
- Thưa thầy, bọn Quốc Học ăn nhằm ngải độc, bùa mê.
- Thưa thầy, bọn Quốc Học điên rồi, khùng rồi!
Cứ thế, từ vo ve, xầm xì đến nói lớn. Ông già Apollo gõ thước kẻ lên bàn, yêu cầu vãn hồi trật tự, vặn nhỏ "volume miệng" lại. Cảnh hào hứng dưới đường thu hút những cô ngồi gần cửa sổ. Các cô quên bẵng đôi mắt kiểm soát của thầy, nghiêng đầu dòm xuống, nhăn mặt, nheo mắt, thè lưỡi chế giễu đám đông bên dưới.
Có lẽ qua bao năm hành ghề gõ đầu trẻ, ông già Apollo đáng yêu và đáng kính chưa bao giờ rơi vào trạng huống tương tự hiện tại. Mặt ông đỏ ngay rồi tái mét. Chiếc thước kẻ đập liên tiếp mấy cái trên mặt bàn lấm bụi phấn, làm nẩy lên vài âm thanh gầy đét, khô khan ông quát:
- Các chị muốn tiếp tục học hay xuống đường nhập bọn với lũ quỉ dưới ấy thì bảo?
Im lặng tức khắc ngự trị cùng khắcp. Những mái tóc xinh xắn nghiêng ngoài cửa sổ rút về vị trí ngay ngắn; những mắt nhìn thẳng băng hoặc cúi gầm xuống trang vở mở trước mặt, những bàn tay thu dưới gầm bàn kẽ tìm nhau bấm véo như thầm bảo: Ông già Apollo nổi giận, ngó mặt ông đễ sợ chưa tề!
Bài học tiếp tục trong sự nhão mỏi lười biếng. Tiếng ồn náo dưới đường theo hơi nóng xế trưa đùn cao, rồi mất hút tiếng kiểng báo hết giờ ra chơi từ lòng trường Quốc Học ngâng xa, lặng lẽ.
Tan trường. Từng dòng nắng trôi theo từng vòng bánh xe đạp quaỵ Nắng trôi phấp phới những tà lụa trắng, nón nghiêng làm chết đuối những bày lá me vừa rời cánh, chấp chới về theo những bước chân thả bộ, dọc đường. Áo trắng ngược xuôi lưng dòng nắng chảy. Chim trên mái cây thi nhau hót. Lũ áo trắng đua nhau nói. Miệng vỡ thành hoa cười, chuyện kể kết thành chuỗi lời vui.
Xe đạp nối hai hàng, hàng bạ Chân bước dàn hàng ngang hàng dọc. Công viên, dòng sông, gạch lát lề đường như cùng đập chung nhịp tim thơ trẻ. Những cái tên bỗng vuột tới từ môi nào đó gọi nhau. Lời đùa nghịc bỗngn làm vài ba đôi mắt nhẹ nhàng háy nguýt, trộn lẫn thành thứ âm thanh trong veo vọng suốt lòng trưa.
Trong màu nắng sáng ấy, có Quốc Học. Trong âm thanh ríu rít, có Đồng Khánh cùng đi, cùng về. Song song trên một đọan đường, hoặc ngẩn ngơ trước một rẽ ngoặc. Mắt vời trông hút bóng bạn khuất sau một ngõ hoa, hay qua sông mải mê mệt một dáng người, giữa chừng quay phắt lại, lúng túng nhận ra mình lầm đường lạc lối.
Gặp nhau. Theo nhau. Lạc Nhau. Những Đồng Khánh và những Quốc Học phả hơi thở mình bàng bạc trong hơi thở Huế thân yêu. Dù đứng chen giữa muôn ức học trò trường khác, những Quốc Học, những Đồng Khánh vẫn đặc dị qua dáng dấp, màu sắc riêng tây, người ta không thể nhìn lầm đi được. Và trưa nay, trên những quãng đường quen, xuôi ngược, những Đồng Khánh và những Quốc Học vừa có một ngôn ngữ mới để trao nhau, dù chỉ để ghẹo chọc, nhưng hình như cũng có sự đồng tình, hợp ý mơ hồi, làm cho mắt thêm sáng, nụ cười thêm vui. Đó là ngôn ngữ thốt từ Thiên linh chuỗi.
- Ê, ấy cho mình hỏi chút xíu, lớp mô bên Đồng Khánh chơi chò thả dù rứa?
- Thiên linh chuỗi có thật không?
- Răng ông già nhân từ chỉ ho có một nghìn chín trăm bảy mươi ba tiếng, không ho tới hàng vạn hàng ức tiếng cho lủng phổi luông?
Hai ba giọng cười con trai đồng xướng. Tôi ép xe đạp vào gần Lan Khuê.
Lan Khuê nháy tôi, thỏ thẻ:
- Hạt Tiêu, sau lưng mình khi không lại mọc hai cái đuôi, kỳ ghê!
Tôi lập lại:
- Ừ, hai cái đuôi quê 2 cục.
Phía sau, một chàng trả đũa:
- Chắc là chép Thiên linh chuỗi không đủ một nghìn chín trăm bảy mươi ba bản, nên chừ mọc đuôi.
Lan Khuê cóc ngán, hắn cao giọng:
- Một cái đuôi biết nói.
- Còn cái đuôi tê câm?
"Cái đuôi tê" bỗng lên tiếng:
- Sức mấy câm! Mấy bữa ni răng không thấy Hạt Tiêu mỗi tối ra sân than thẩn hát sao tua chín cái nằm kề, thương anh từ thủa mạ về với cha?
Tôi thót tim nhè nhẹ, kêu nhỏ:
- Ạ Té ra anh chàng chùi bụi.
Lan Khuê ngơ ngác:
- Anh chàng chùi bụi mô?
Tôi trầm giọng để chị một mình Lan Khuê nghe:
- Anh chàng mỗi đêm thường vác giầy đi lui đi tới, chùi bụi trên con đường băng ngang trước mặt nhà tau. Tau và chị Hải Cát thân ái tặng anh chàng biệt danh: Anh chàng chùi bụi.
Lan Khuê cười dòn. Chiếc xe lắc lư như con tàu say rượu muốn té. Tiếng cười làm giật mình hàng trăm chiếc lá me vòm cây trên đầu lả tả bay xuống.
Tôi len lén ngoái cổ lui, định thu vào trí nhớ dung nhan anh chàng chùi bụi để về tả lại cho chị Hải Cát nghe, nhưng hai anh chàng đã phú tỉnh từ hồi nào. Tôi tiêng tiếc, lúc nãy mãi ngượng ngùng, mải làm mặt nghiêm, mải lo tìm lời tình ý nghịc tinh trả đũa, đã bỏ lỡ cơ hội xem anh chàng mặt tam giác, hình vuông, hình thoi; da trắng, da xanh, da vàng, da đỏ thế nào. Tiếc đứt tóc.
Trưa tỏa thêm độ nồng. Nắng lênh đênh mặt sông lóa trắng.
- Anh chàng chùi bụi chưa hay, phải kêu là cây si di động mới đúng.
- Cây si?
Lan Khuê liếc xéo tôi, tia nhìn giễu cợt:
- Chớ chi nữa. Cây si trái tim đầy ắp hình ảnh Hạt Tiêu, hai lá phổi viết đầy tên Hạt Tiêu, ruột non ruột già cũng kêu thét Hạt Tiêu: Hạt Tiêu vạn tuế!
Những vòng quay tuyệt mù cuốn gió. Xe lăn giữa lòng trưa êm đềm. Và, trên vòm trời biếc lồng lộng mây, tôi vừa đi vừa ngước nhìn, loáng thoáng sau mành cây cúi thấp, dường như tôi thấy đôi mắt ngan ngát của Bính Khê mênh mang gầm xuống. Tôi đi như bơi trong màu mắt người thi sĩ tôi yêu. Lòng thắc mắc nhè nhẹ: Anh chàng chùi bụi có phải là tác giả Thiên linh chuỗi không?
Một Chút Mưa Thơm Một Chút Mưa Thơm - Mường Mán Một Chút Mưa Thơm