Giá trị thật của một người không phải ở chỗ cách anh ta xử sự lúc đang thoải mái và hưởng thụ, mà là ở chỗ lúc anh ta đối mặt với những khó khăn và thử thách.

Martin Luther King Jr.

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoàng Thu Dung
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Little rain
Số chương: 21
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 15450 / 39
Cập nhật: 2015-07-22 08:49:13 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 16 -
hục Ánh hậm hực nhìn chỗ khác, như không thèm nghe.
Thái độ của cô là Thục cũng bực, nhưng vẫn nhỏ nhẹ:
- Lúc nãy cậu ta hẹn gặp, hay em tự đến tìm cậu ta?
Thục Ánh cau có:
- Ai hẹn thì có gì quan trọng, bây giờ chị cũng như mẹ phải không? Nếu biết tôi hẹn thì bảo tôi lụy chứ gì?
Thục lắc đầu:
- Chị chỉ hỏi để biết ý cậu ta thôi.
Thục Ánh im lìm một lát, rồi bỗng khóc rức lên:
- Tại con nhỏ em chồng chị mà hắn chia tay với tôi, bây giờ chị xử sao đây.
Thục hơi giận:
- Nếu xử được thì chị đã xử lâu rồi. Em biết là chị không làm gì được mà. Nếu lúc trước em nghe chị thì sự việc không đến nỗi như vậy đâu.
- Giờ còn ngồi đây trách móc nhau nữa phải không?
- Chị không trách nhưng nói để em biết lỗi của em ở đâu.
Thục nhăn mặt:
- Đến giờ mà em còn chưa tỉnh trí ra sao? Chị bảo đảm Anh Thư không liên quan gì đến chuyện này cả, tất cả là tại em đó.
- Nếu nó không quyến rũ hắn thì làm sao có chuyện, sao chị không bắt lỗi nói, cứ đổ thừa em không vậy?
Thục điềm nhiên:
- Anh Thư có thể quyết rũ, hoặc làm hơn như vậy, nhưng nếu em cư xử tế nhị thì đã không đưa đến đổ vỡ.
- Hứ.
Thục nói một hơi dài:
- Chị không ngờ em gởi đơn đến trường cậu ta, em có biết làm vậy là chặn con đường tiến thân của người ta không, chưa kể là cậu ta bị mất uy tín với đồng nghiệp, với học trò. Con người nếu mất cái đó thì còn ra giá trị gì nữa, sao em hủy diệt người ta như vậy. Mà người ta có xúc phạm gì em đâu.
- Ai bảo phản bội em, thì em trả thù cho hết ngóc đầu lên luôn.
- Chị dám chắc sau chuyện đó, cậu ta lập tức quyết định chia tay, em tự hại em chứ không phải Anh Thư hại em đâu.
Thục Ánh vẫn khăng khăng:
- Nếu con quỷ đó không nhào vô phá hoại, thì đã không có chuyện gì, chị không thấy chuyện đó sao.
Thục thở dài ngán ngẩm:
- Chị phải nói thế nào em mới hiểu đây, vợ chồng đi nữa chưa chắc cư xử như em, huống gì em chẳng là gì cả, chỉ có cái tiếng người yêu thì đâu có đủ tư cách thưa kiện, mà Anh Thư cũng đâu có phạm luật, phải nhìn ra vấn đề chứ.
Thục Ánh ngồi yên. Ý nghĩ chuyển sang chuyện khác, rồi cô nói một các rầu rĩ:
- Em hơn ba mươi tuổi rồi, đâu còn trẻ để làm lại từ đầu, chị có hiểu bi kịch của em không? Nếu hiểu thì chị sẽ biết tại sao em làm vậy.
- Nhưng khi làm vậy, em đã tự tay đập vỡ tất cả, Khương không bỏ em vì có Anh Thư, mà chính vì em xúc phạm cậu ta, em hiểu ra chưa?
- Cho là như vậy đi, bây giờ có cứu vãn được không đây.
Cô nhìn Thục với tất cả nỗi lo canh cánh, sự hy vọng mãnh liệt:
- Theo chị thì anh có thể nghĩ lại không? Nếu bây giờ em xin lỗi, anh ta chịu bỏ qua không?
Câu hỏi đó làm Thục thấy nhói lòng, cô trả lời dịu dàng:
- Chị không biết, dù chị cũng mong như vậy.
Thục Ánh lẩm bẩm:
- Hai đứa quen nhau mấy năm, có biết bao kỷ niệm với nhau, chẳng lẽ bỏ dễ dàng vậy sao?
- Có thể.
- Xét kỹ ra, em đâu có xấu hơn Anh Thư, tuổi trẻ chưa hẳn đã là ưu điểm, phải không chị?
Thục nhìn Thục Ánh một cách thương hại nhưng vẫn lặng im.
Thục Ánh vẫn miên man với hy vọng mới:
- Bảo là Anh Thư trẻ hơn, nhưng thật ra em đâu có già đâu, em vẫn là con gái kia mà, thậm chí đẹp hơn nó, lẽ nào em thua nó.
Thục dịu dàng:
- Tại sao em đem chuyện đẹp xấu so sánh với Anh Thư? Bây giờ cái đó đâu có quan trọng.
- Sao lại không? Vì có nó anh ấy mới so sánh, em muốn tìm điểm trội hơn của mình để phát triển nó, để cho anh ta nhận ra ai hơn ai.
- Chị nghĩ Khương chưa bao giờ so sánh ngoại hình của em với Anh Thư. Vấn đề quan trọng là cách xử sự của em, em hiểu không?
Thục Ánh gật đầu:
- Vậy thì em sẽ xin, sẽ đổ tất cả cho mẹ, em sẽ bảo em làm vậy vì bị mẹ bắt buộc, mà anh ấy cũng biết chuyện đó mà, em nói vậy chắc cứu vãn được, phải không?
Thục im lặng. Sự thô thiển của Thục Ánh làm chị vừa đau lòng vừa thất vọng. Trước giờ chị luôn thua cô em gái về học vấn, tư chất thông minh, trí tuệ sắc sảo. Thục Ánh là như thế, sao bây giờ đâm ra kém tự tin đến vậy? Đến mực có những ý nghĩ ngờ nghệch.
Thục khẽ thờ dài một mình. Khi người ta gặp chuyện bất trắc mới biết được tư chất. Còn lúc bình thường thì ai cũng có thể là người thông minh cả.
Cô không giấu được vẻ thương hại khi nhìn Thục Ánh:
- Em đừng đổ thừa ai cả, cách hay nhất là nhận lỗi về phía em, và xin lỗi cậu ta.
- Nếu cần thì em sẽ làm, nhưng không biết làm vậy có thuyết phục được không, còn đổ cho mẹ thì coi như em không có lỗi gì hết, như vậy ảnh sẽ nghĩ em đứng về phía ảnh, vì ảnh đâu có ưa mẹ.
Thục xẵng giọng:
- Vậy nếu cậu ta yêu cầu bỏ mẹ, chắc em cũng bỏ phải không?
Thục Ánh đang quá rối nên không suy nghĩ được gì, cô gật đầu:
- Thì cứ giải quyết cho được việc của mình đi, sau đó tính nữa.
- Em nên bản lĩnh một chút đi, quy lụy kiểu đó cậu ta sẽ khinh em theo kiểu khác đó.
- Vậy chị muốn em phải làm sao bây giờ?
- Xin lỗi nhưng không hạ mình quá đáng, cho dù có thế nào, thì em cụng phải giữ lại lòng tự trọng, đừng có lúc thì quá hung hăng, khi không được thì quá hạ mình, đến nỗi nói xấu cả mẹ mình, không được làm như vậy.
Thục Ánh gật đầu:
- Từ đây về sau em nghe chị chứ không nghe mẹ nữa, mẹ xúi cái gì cũng bậy cả.
- Không phải chỉ toàn là mẹ quyết định, mà tại em muốn như vậy, em và mẹ đều có ý nghĩ giống nhau, mai mốt em đừng đổ lỗi cho mẹ nữa.
Thục Ánh khoát tay:
- Thôi được, thôi được, bây giờ chị nghĩ cách giúp em đi, chị có vẻ hợp với ảnh, chắc ảnh nghe chị hơn, chị khuyên ảnh phụ với em nhé.
- Chị sẽ ráng.
- Còn nhỏ Thư thì sao? Nó cứ đeo ảnh hoài, em bực mình quá, chị lo cho em hay nó đây?
- Làm sao chị lo cho người ngoài hơn em chứ, có điều em đừng gây chiến với Anh Thư nữa, không gây em sẽ có lợi hơn nhiều.
Thục Ánh nóng nảy:
- Mỗi lần nghĩ tới nó làm em muốn điên lên được.
- Cho dù là vậy thì cũng đừng tấn công người ta, cứ kiên nhẫn đi, có lẽ em phải học kiên nhẫn nhiều hơn người ta gấp đôi đó.
- Coi như em nghe lời chị, nhưng chừng nào anh ấy mới quay lại với em đây, chị phải nhanh lên đấy.
Thục lắc đầu:
- Làm đổ vỡ thì dễ, nhưng hàn gắn rất khó, kiên nhẫn chờ, chứ đừng bắt chị đem kết quả về ngay, không được đâu.
Chị nhìn đồng hồ, nói với vẻ sốt ruột:
- Chị phải về sớm, sợ bé Bo khóc, nay mai gì chị qua.
Thục Ánh không để tâm đến chuyện đó, chuyện của cô mới là quan trọng, và cô níu tay Thục lại:
- Chị Ở lại chút nữa đi, em đang cần nói chuyện với chị mà.
- Chị đã nói xong rồi đó chứ, có lẽ mai chị đến tìm cậu ta nói chuyện xem sao.
- Chị sẽ nói thế nào, nói thử xem.
Thục lắc đầu:
- Bây giờ chị phải về, để mai chị qua.
Thục Ánh sốt ruột:
- Nhà bên đó bao nhiêu người, không lẽ không giữ nổi thằng nhỏ, còn em thì đang cần chị, chuyện của em như dầu sôi lửa bỏng đây này, chị Ở đây với em đi.
- Thì nhiều người giữ, nhưng tới giờ phải cho nó bú sữa chứ, sữa chị sắp chảy rồi đây này.
- Chảy thì lau, bỏ nó một chút đâu có sao. Thế nào, theo chị thì lúc em nhận lỗi rồi, anh ấy có chịu bỏ qua không?
Thục rất bực, nhưng cũng nói nhẹ nhàng:
- Chuyện đó không biết được, em đừng hấp tấp quá, thôi chị về, mai chị qua.
Nói xong cô vội vã ra về. Mặc cho Thục Ánh níu kéo. Hình như cô có vẻ giận, nhưng sốt ruột đứt bé ở nhà nên chị không thể chiều ý cô.
Trên đường về, Thục lại nghĩ đến Thục Ánh. Bằng mọi cách chị phải cứu vãn mối quan hệ của cô. Nhưng chị cảm thấy hơi thiếu tự tin. Người ta đập phá sao dễ dàng quá, nhưng dọn dẹp lại thì khó khăn rất nhiều. Vậy mà không ai chịu khó kiên nhẫn để giữ gìn cả.
o O o
Tan buổi họp, các thầy cô trong khoa lần lượt ra khỏi hội trường. Khương vắt cây viết vào túi. Anh đứng lên đi ra cửa. Vừa lúc gặp thầy Phi cùng vừa đi tới. Hai người mỉm cười chào nhau. Thầy Phi hỏi một cách quan tâm:
- Chuyện đó tới đâu rồi, giải quyết xong chưa?
- Tương đối, nếu như bên kia rút lui thì sẽ không còn gì để nói nữa.
- Mấy hôm nay Anh Thư nghỉ học đó, anh biết chuyện đó không?
Khương hơi đứng lại:
- Sao vậy?
- Không biết, nghỉ không có lý do, thấy cô ta vắng mắt hai buổi của tôi, tôi hỏi hai cô ngồi gần thì mới biết cô ta nghỉ trước đó nữa, không biết chuyện này có liên quan đến vụ lá thư không.
Quay qua thấy khuôn mặt đăm chiêu của Khương, anh cười cười:
- Chuyện này chắc phải nhờ thầy chủ nhiệm cổ giải quyết phụ quá. Có những chuyện tế nhị mà thầy cô bình thường không thể xen vào can thiệp được.
- Anh định nhờ tôi khuyên cô bé à?
- Thầy Khương ra lệnh thử xem sao, sợ rằng cô ta không nghe lời khuyên của bất cứ ai khác, ngoài người mà cô ta thích.
- Cũng không chắc lắm, nhưng tôi cứ thử xem sao?
- Vậy thì cám ơn rất nhiều, thú thật, mấy hôm nay tôi hơi nhức đầu vì cô nầy, mình quen không bị sinh viên quậy rồi, nên có trường hợp rắc rối thì hơi ngẩn.
Khương bật cười:
- Tôi hiểu rồi, nhưng cô ta không đến nỗi khó trị đâu.
Hai người chia tay nhau ở cuối hành lang. Thầy chủ nhiệm đi lên lớp. Khương ra xe về nhà. Trên đường đi anh không ngừng nghĩ về Anh Thư. Nhớ lại những gì cô nói trong buổi tối ở nhà Anh Thư. Lúc đó anh hơi buồn cười vì nghe cô dọa nghỉ học đi bụi đời. Không ngờ cô làm thật.
Không biết Anh Thư có đi bụi như đã nói, nhưng nghỉ học thì đã làm thật, cô bé này chẳng hề biết sợ là gì, ngang bướng kinh khủng.
Khương nhìn đồng hồ. Giờ này lẽ ra là giờ học của Anh Thư. Nhưng nghỉ rồi không biết cô đi đâu. Anh lấy máy gọi thử về nhà, rất may người nghe là cô:
- Alô.
Nhận ra giọng cô, Khương thở nhẹ. Nếu là chị Thục thì có lẽ phải giải thích dài dòng rất phiền.
Anh còn đang suy nghĩ thì tiếng Anh Thư lặp lại lớn hơn:
- Alô.
Khương nói thân mật:
- Thầy đây Anh Thư, em đang làm gì vậy?
Hình như Anh Thư bị bất ngờ lắm, giọng cô thay đôi hẳn:
- Thầy gọi em chi vậy, em đã nói là không bao giờ gặp thầy mà.
- Trước khi đi đến quyết định đó, em hãy trả lời cho thầy biết, tại sao giờ này em còn ở nhà, đáng lẽ em phải ở trường đúng không?
Anh Thư nói ngang:
- Tại em không thích đi học, em đã nói thì sẽ giữ lời.
- Thôi được, bây giờ thầy sẽ đến quán café gần nhà em, em ra đó gặp thầy ngay nhé.
- Không, em không thèm đi tìm thầy đâu, em nói rồi.
- Nhưng đây là thầy gọi, chứ không phải tự em tìm thầy. Nếu em không ra gặp thì thầy sẽ đến nhà em, với tư cách là thầy chủ nhiệm đi gặp phụ huynh.
Giọng Anh Thư có vẻ hoảng:
- Thầy gặp ba mẹ em làm gì, giờ này không ai có nhà đâu, chỉ có chị Thục thôi.
Khương chợt muốn đùa:
- Nếu không có người lớn ở nhà thì thầy sẽ chờ. Thầy muốn hỏi tại sao ba mẹ để học sinh nghỉ học mà không xin phép nhà trường.
Anh Thư kêu lên:
- Thấy đừng nói giọng đó, em không phải là học sinh phổ thông.
Khương nói như ra lệnh:
- Bây giờ thầy đến đó chờ em, em ra ngay, không được để thầy chờ lâu nghe chưa.
Nói xong anh tắt máy ngay, như không để Anh Thư có lời yêu sách. Trong thâm tâm, anh tin rằng Anh Thư không bướng đến độ gan lì với anh.
Khương rẽ qua con đường đến Anh Thư. Anh ngừng xe trước quá café, đi ra phía nhà thủy tạ ngồi chờ cô.
Chiều nay mưa rất nhẹ. Khương nhìn xa ra mặt hồ. Anh chợt thấy Anh Thư từ con đường phía trước đi tới. Và lặng lẽ ngắm cô. Cô không mặc áo mưa, chỉ khoác chiếc áo có mũ trùm đầu. Quần jean xanh. Màu áo xanh da trời rất hài hòa nhau. Nhìn cô đi giữa trời mưa, anh có cảm giác rất nhẹ nhàng. Và chiều nay không gian như thơ mộng hơn.
Anh Thư bỏ áo khoác ngoài xe, đi vào quán. Cô có vẻ vừa dằn dỗi, vừa ngoan ngoãn. Môi dưới bĩu ra một cách dễ thương. Cô đến trước mặt Khương, hơi cúi đầu.
- Thưa thầy.
- Em ngồi đi. Uống café hay sữa đây?
Anh Thư tự gọi cho mình một ly trà nóng. Xong cô quay lại ngồi im, hai tay đan vào nhau, ủ giữa chân cho đỡ lạnh.
Khương nhìn cô một lúc rồi lên tiếng:
- Vì giận thầy mà em nghỉ học à? Em định nghỉ trong bao lâu? Thầy đáng để em liều lĩnh như vậy sao?
Anh Thư nguẩy đầu nhìn ra mặt hồ:
- Em ghét thầy.
Khương gật đầu:
- Thầy biết, nhưng thầy đâu còn dạy em, em đâu còn lý do để bỏ học giờ của thầy, đã một lần như vậy rồi, em nhớ không?
Anh Thư khẽ nhăn mặt:
- Em không thèm nhớ, em ghét thầy, ghét tất cả những gì liên quan đến thầy. Em sẽ xin đi làm và sẽ lấy chồng.
Khương suýt phì cười, nhưng anh vội ghìm lại:
- Lập gia đình cũng là ý tưởng hay, đến lúc nào đó em cũng phải có chồng thôi, nhưng trước khi làm việc đó, em phải lấy được bằng tốt nghiệp đã.
Anh Thư im lặng một lát, rồi hỏi một cách bất bình:
- Có phải thầy gọi em ra đây chỉ để bảo em đi học không?
Khương gật đầu, mắt không rời khỏi cô, nhưng vẫn không nói gì.
Anh Thư xụ mặt xuống:
- Nhưng em đâu có liên quan gì đến thầy. Thầy đâu còn dạy em nữa.
- Không còn dạy thì không còn là thầy sao, Anh Thư?
- Không phải em phủ nhận thầy giáo dạy mình, nhưng em đâu có còn xem thầy như một người thầy bình thường, thầy hiểu mà.
- Vì hiểu nên thầy có trách nhiệm với em, lo nghĩ về em, em không hiểu điều đó sao?
- Nhưng em không cần cách lo như vậy. Em muốn thầy nhìn em cách khác.
- Một cô sinh viên bỏ học không lý do, bây giờ bảo thầy nhìn theo cách khác, nghĩa là muốn thầy khen em ngoan chứ gì?
Anh Thư khẽ nhăn mặt phụng phịu:
- Em không có đùa mà.
- Nếu em muốn thầy nhìn cách khác thì trước hết em phải làm cách khác, đừng dùng cách này nữa. Nghĩa là hãy học lại đi.
- Thầy càng bảo em lo học, em sẽ càng bỏ học, em sẽ lấy chồng cho thầy hết coi thường em.
Khương chợt nghiêm mặt:
- Chồng đâu cho em lấy bất tử vậy, thầy không thích nghe em nói vậy đâu, hãy bỏ ngay ý nghĩ đó đi.
- Em không bỏ.
- Em trẻ con quá rồi đó Anh Thư.
Anh Thư nói ngang:
- Trẻ con thì không nghĩ đến chuyện lập gia đình một cách nghiêm túc, em sẽ lấy chồng và sẽ làm một người vợ hiền thục, cho thầty sáng mắt và thầy sẽ hối hận.
Ra là vậy, Anh Thư quyết liệt như vậy, tưởng như con nít, nhưng không hề bồng bột chút nào. Khương còn ngẩn người ngạc nhiên, thì cô nói tiếp một cách tự tin:
- Chắc chắn thầy sẽ có một bà vợ vừa hung dữ vừa đa nghi, thầy sẽ không thể nào hạnh phúc, và sẽ hối hận vì tuổi trẻ bồng bộng nhu nhược của mình.
- Tại sao em cứ gán cho thầy từ nhu nhược vậy? Em không nghĩ ra được chuyện khác sao?
Anh Thư vẫn khăng khăng:
- Nhu nhược và mù quáng, đó là tính cách đặc trưng của thầy. Rồi thầy sẽ hối hận vì đã không nghe lời khuyên của em.
Khương lắc đầu:
- Thầy chưa từng thấy cô học trò nào khuyên thầy giáo như vậy. Vậy theo em, thế nào mới là sáng suốt.
Anh Thư liếm môi, nói không cần suy nghĩ:
- Nghĩa là biết rõ người nào phù hợp với mình và mình cần một người như thế nào, em thấy ngoài tình cảm ra, thầy và chị Ánh chẳng có điểm nào tương đồng cả.
- Cụ thể?
- Tính thầy trầm lặng và thích cái gì thuộc về tinh thần, còn chị ấy thì nghiêng về vật chất, thậm chí không hiểu hết giá trị tinh thần là thế nào.
- Chỉ bao nhiêu đó thôi à?
- Còn nữa, còn nhiều lắm, nhưng thầy có can đảm nghe em nói không?
Khương cười cười:
- Thầy đã gọi em ra đây là đã có can đảm lắm rồi, em nói đi.
Anh Thư nói ngay:
- Em chắc chắn một người như thầy, sẽ không chịu được một người có các xử thô bạo như vậy, đó là chưa kể thầy sẽ gặp một bà vợ độc đoán, thích áp đặt người khác, như vậy khó chịu lắm.
- Có chuyện như vậy sao?
Anh Thư không để ý một chút trêu chọc trong cách nói đó, cô đang sốt ruột nói cho hết mình:
- Nếu một người vợ thẳng tay phá hoại công danh của chồng, khi anh ta lỡ có lỗi, thì người chồng ấy sẽ thân bại danh liệt vì vợ thôi, em sợ nhát là trong gia đình có một bà chằn lửa.
- Thầy cũng thừa nhận như vậy, chuyện đó kể cũng đáng sợ thật.
Anh Thư nói như kết luận:
- Nhưng chắc chắn thầy sẽ gặp cảnh như vậy.
Khương bật cười:
- Lần đầu tiên thầy ngồi nghe một cô học trò khuyến cáo mình, thú vị thật.
- Nhưng nếu em không nói điều đó, thì sẽ chẳng có ai nói với thầy đâu, trên đời này không ai nghĩ về thầy nhiều như em, em thề là như vậy.
- Thầy cám ơn em, Anh Thư.
Anh Thư bồn chồn:
- Tại sao thầy không chọn em chứ, em sẽ không bao giờ dồn thầy vào chân tường, và sẽ không gây cho thầy cuộc sống nặng nề bao giờ.
- Em có chắc lắm không?
- Em biết chắc là mình sẽ rất tuyệt vời khi cư xư với người mình yêu.
Khương chợt nghiêm mặt:
- Trở lại thực tế nhé, thật ra em không hề tuyệt vời dù chỉ một chút, thầy đã thấy điều đó, khi em không hề tôn trọng ý kiến của thầy.
Anh Thư mở lớn mắt:
- Sao ạ?
- Em bảo sẽ nghe lời thầy, nhưng thực tế lại bỏ học và đòi đi lấy chồng, trong khi thầy chỉ muốn em học hành nghiêm chỉnh.
Anh Thư ngẩn người ngồi im, rồi chống đỡ yếu ớt:
- Ai bảo thầy không yêu em.
- Thầy làm sao yêu mến được cô học trò không chút bản lĩnh, cô ta không hề biết quý trọng tương lại của mình thì sao coi trọng tương lại người khác.
- Nhưng em...
- Em thế nào?
- Em ghét thầy, vì thầy mù quáng.
- Vì ghét thầy mà em phá luôn tương lai của em, nổi loạn như vậy, chứng tỏ em không hề có bản lĩnh, và tình cảm của em cũng không có gì đáng tin, nói chung, em không chứng tỏ được sự trưởng thành của mình.
- Em...
- Em làm thầy thấy em giống như đứa bé ngang bướng, chỉ đòi cho được điều mà nó muốn mà thật ra nó không biết chắc là mình muốn vậy không.
- Chắc chứ, chắc chắn làm em rất yêu thầy.
- Nhưng thầy sợ là nó không sâu sắc, rồi em sẽ chán khi định được điều mình muốn thôi.
Anh Thư quýnh quáng:
- Không có đâu thầy, thầy nói vậy là coi thường tình cảm của em đó thầy biết không.
- Thầy không hề coi thường, chỉ hoài nghi, và thầy em phải chứng tỏ mình là người có bản lĩnh.
- Không phải là em rất kiên định sao? Đã hơn một năm rồi, vậy mà em có đổi ý đâu.
Khương lắc đầu:
- Em không phải chứng minh bằng cách đó, cách hay nhất là đừng nghỉ học, nếu em cứ như vậy, thầy sẽ không nhìn mặt em nữa, dứt khoát là như vậy.
- Nhưng thầy có yêu em không hả thầy?
- Đừng hỏi thầy câu đó.
Anh Thư tiu nghỉu ngồi làm thinh. Nhưng chỉ một lát sau, cô hớn hở lên:
- Không sao đâu, chỉ cần thầy trả lời là có thích em không, thầy nói thật đi.
Khương nói tránh né:
- Nếu em đừng bỏ học, thầy hứa chiều thứ bảy mỗi tuần sẽ gặp nhau một lần.
Mắt Anh Thư sáng lên:
- Thầy chắc chứ, thầy không được thất hứa nhé.
- Thầy chưa bao giờ thất hứa với em cả.
Anh Thư nói như nhắc:
- Có đấy, có một lần đấy, lần đó thầ hứa đi dự sinh nhật của câu lạc bộ, thế rồi thầy đi chơi với người yêu của thầy.
Khương nghiêm mặt:
- Nếu em nhắc chuyện đó lần nữa, thầy sẽ giận đó.
- Vâng, em sẽ không nhắc nữa, nhưng... bây giờ thầy đưa em đi chơi đi thầy.
- Lạnh thế này, em còn muốn đi đâu nữa.
- Đi Trúc Lâm nha thầy, em thích ngồi trên đồi thông nhìn xuống phía dưới, nếu còn sớm mình sẽ qua bên kia hồ, đi há thầy.
Khương lắc đầu:
- Không được, thế này cũng là đi chơi rồi.
Anh Thư nài nỉ:
- Thầy đi với em đi thầy, mấy lần bọn em đến đó, em buồn lắm.
- Tại sao buồn?
- Thầy biết lúc đó em nghĩ gì không? Em ao ước có thầy đi cùng, chỉ có thầy với em thôi.
Khương khẽ vuốt sống mũi, thấy mềm lòng đến nơi. Nhưng anh cố cứng rắn:
- Nếu em hứa ngày mai đi học bình thường, thì thứ bảy này thầy sẽ đưa em đi.
Mặt Anh Thư sáng rỡ:
- Thầy hứa chắc chứ?
- Tất nhiên.
- Vậy nghéo tay em mới tin.
Và cô vô tư đưa ngón tay ra. Khương lưỡng lự nhìn quanh, rồi làm theo ý cô. Cử chỉ của anh làm Anh Thư thích lắm, cô cười híp cả mắt:
- Vậy là thầy hứa chắc rồi nhé.
Màu Hoa Hạnh Phúc Màu Hoa Hạnh Phúc - Hoàng Thu Dung Màu Hoa Hạnh Phúc