No entertainment is so cheap as reading, nor any pleasure so lasting.

Mary Wortley Montagu

 
 
 
 
 
Tác giả: Thạch Hà
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 748 / 2
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 14 -
e à ! Chắc là Ba không thương con! Ba hay gắt với con lắm. Hay là me đưa con về Huế ở với ông ngoại đi me !
Tiếng thằng Tùng thỏ thẻ với Hường ở nhà sau vô tình đập vào tai Tân. Hường mắng con :
- Con chỉ nói bậy ! Ba đời nào mà ghét con. Tại vì Ba buồn nên Ba gắt đó thôi. Đến đây me lau mặt cho rồi lên chơi với Bạ Con ít chơi với Ba rồi con tưởng Ba ghét con đó.
Tân nghe rõ câu chuyện giữa hai mẹ con, lòng bỗng nhiên như thắt lại. Tân thả rơi tờ báo hằng ngày đang đọc dở, nhắm nghiền đôi mắt để đuổi những giọt nước mắt vừa chớm đọng. Tân bảo thầm :
- Ừ, mình thật là vô lý !
Tân ôn lại khoảng thời gian từ ngày được trả tự do lần thứ hai để trở về gia đình. Tân sống như một kẻ chán đời không lý tưởng.
- Mình đã nhiệt thành trốn trở về tìm một chính phủ quốc gia để phục vụ nhưng không may cho mình đã mắc vào vòng lao lý. Khi thóat được vòng nầy thì mình như mang một vết đen suốt đời để bị bạc đãi khắp nơi !
Tân so sánh với những người bạn khác trở về trước hay sau Tân đều được may mắn thâu nhận làm việc hay được tự do xuất ngoại để tiếp tục học.
Tân không mong gì tiếp tục đi học vì Tân còn cả gánh nặng gia đình cần phải đài thọ. Nhưng chỉ mỗi một chuyện kiếm việc làm chắc chắn để bảo đãm đời sống mà cũng bị từ chối huống gì là xin xuất dương du học.
Nghĩ đến đứa con thứ hai sắp ra đời và biết đâu đứa thứ ba rồi đứa thứ tư sẽ tiếp tục đến, Tân lo sợ. Tân muốn kiếm một việc chắc chắn để làm căn bản rồi sẽ đi dạy học thêm ban đêm kiếm tiền.
Hường tiếp tục lãnh áo len về đan để trợ cấp thêm. Những việc làm phụ ấy tăng giảm rất bất thường, cho nên thế nào cũng cần phải có một cái gì chính thức để bảo đảm.
Khi Tân nhận thấy rằng mình bị nghi kỵ và xua đuổi ở khắp nơi, Tân cảm thấy lạc loài ghẻ lạnh, Tân đâm ra buồn chán gắt gỏng vô lý. Tân không nhớ rõ thái độ của mình đối với vợ con ra thế nào mà đến thằng bé con bốn tuổi đầu cũng phải than vãn.
Tiếng chân rụt rè của Tùng làm cho Tân mở mắt. Tân nhìn con với vẻ trìu mến khác hẳn mọi ngày. Tân mỉm cười âu yếm hỏi Tùng :
- Con làm gì đó?
- Mẹ bảo con lên chơi với Ba.
- Ừ, sao con không nói chuyện với Ba để cho Ba vui.
Tân tự nhận thấy mình đã dối với mình. Chính Tân đã làm cho Tùng xa lánh Tân. Niềm ân hận dày xéo trí óc như đưa đến cho Tân những tia sáng hướng dẫn cuộc đời qua một nẻo quanh mới. Tân vuốt tóc con :
- Hôm nao ba đi làm có tiền, Ba sẽ mua sách vở cho con. Con sẽ đi học cho chóng giỏi nghe không?
- Dạ ! Mà con biết viết chữ "i" chữ "o " rồi ! Ba dạy con học nghe Ba ?
- Ừ Ba dạy con nhiều môn chữ cơ ! Con gắng học cho giỏi, thật giỏi nghe không ?
Tân muốn nói nhiều với con nhưng sợ khối óc non nớt của Tùng chưa có thể hiểu được. Tân tự thấy mình không biết nói chuyện với con và không biết sống với gia đình, nhưng Tân lại tự bảo :
- Nếu mình biết là mình thiếu sót thì có thể bổ khuyết được !
Tân cảm thấy thương con vô hạn. Tân bồng Tùng đưa lên cao và xoay tròn sung sướng.
Hường mang đĩa mực khô vừa nướng xong, lên đến cửa, phải đứng lại nhìn hai cha con. Niềm sung sướng của Tân lan tràn qua Hường và có lẽ đến tận tâm hồn thằng bé Tùng nữa. Hường đưa tay áo lau giọt
nước mắt cảm đng vì sung sướng :
- Mời anh ăn mực nướng của Ba vừa gởi vào. Mực cửa Thuận đấy, ngon lắm !
Kéo ghế ngồi bên chồng Hường cảm thấy quên hết bao nhiêu nỗi khổ của quá khứ. Tùng chạy qua mẹ. Hường bảo con :
- Sao con không ngồi với Ba ? Con ngồi trên bụng mẹ không sợ em ngạt thở à !
Tùng vuốt bụng mẹ như để xin lỗi :
- Con quên đi mất !
Tân ôm Tùng vào lòng :
- Con sắp có em rồi. Hãy để mẹ cưng em. Con lớn thì phải theo Ba nghe không ?
Hường bàn với Tân về chương trình sinh sống :
- Nếu không kiếm được việc làm ở công sở thì anh sẽ kiếm mt chỗ dạy tại trường tự Mỗi tuần dạy chừng mười lăm, hai mươi giờ cũng đủ sống chán !
- Ừ may ra thì trường tư còn dung nạp nếu họ không cùng nghĩ như các trường công về thành tích quá khứ của mình.
Hường kéo ghế tránh ngọn nắng chiều đang soi dần vào hành lang và hạ thấp bức rèm trẹ Tân nhìn tia nắng, chép miệng :
- Đời mình sao không tránh được cái ngọn nắng chiều em nhỉ ? Cất đầu không nỗi cũng vì nó. Đi đâu nó cũng đi theo như cố tình ám ảnh hoài !
- Anh chỉ nghĩ bậy ! Mà phải nhà gì của mình. Qúy hồ anh chị Cư cho ở rẻ là tốt. Đừng nói vậy mất lòng họ !
Tân nghĩ đến Cự Hai vợ chồng buôn bán khá giả, tự nhiên cho Tân dọn đến ở căn phố nầy, không có một điều kiện gì, không giấy tờ, không một chữ ký. Bàn ghế vật dụng trong nhà đều có sẵn. Ngay cả đến những đồ nghề Tân cần dùng để nhận sửa máy móc tại nhà cũng được Cư trang bị cho đầy đủ.
Tân đã phải ngạc nhiên trước cái lòng tốt quá đ ấy ! Tân bảo với Hường :
- Em ạ ! Tại sao ở đời lại còn có người tốt đến thế ? Mình có gì cho họ trông mong lấy lợi để đền đáp tấm lòng tốt của họ ?
- Anh sao bi quan quá ! Bộ anh cho rằng ai tốt với ai cũng chỉ mong lợi lộc cả hay sao ?
- Thì xưa nay anh vẫn tin như thế và nhất là sau khi ở tù ra anh lại càng tin hơn nữa !
- Tại sao anh không đi tìm cái khía cạnh tốt của cuộc đời và hưởng lấy cho nó đẹp hơn. Tại sao anh cứ trông thấy mãi màu đen của điểm đen trong khi điểm đen ấy chỉ là một điểm nhỏ nằm trên một phông trắng tinh bao la rộng lớn : đó là bức ảnh của cuộc đời!
Tân nhìn vợ ngạc nhiên trước cái lý luận mới ấy và im lặng suy nghĩ :
- Đời đã làm hỏng mình từ thể xác đến tinh thần và tư tưởng. Hỏng cho đến nỗi con phải phê bình vợ phải chỉ trích.
Tân hỏi vợ :
- Anh có xứng đáng là chồng em nữa không ? Em có còn trông thấy nơi anh điểm gì đáng mến phục nữa không ?
- Sao anh lại hỏi thế ?
- Bởi vì khi một người chồng không còn gì cho vợ phục mến nữa thì hạnh phúc gia đình cũng không bền được !
- Thế thì em cho anh biết nhưng anh đừng tự phụ nhé ! Những năm gian khổ của anh đã rèn luyện cho anh thành một "người" xứng đáng với danh nghĩa người. Anh sẽ có một lòng khoan dung rộng rãi, sẽ hiểu thấu nỗi khổ của kẻ khác khi tiếp xúc với họ, anh sẽ cao thượng và biết suy tưởng sâu xa chứ không sống nông cạn. Em thương hại cho ai chưa biết đau khổ mà đã lăn vào trường đời !
- Tại vì chúng mình vận mạng đen như mực tàu từ đầu đến cuối, chứ chán gì người vào cuc đời bằng cửa Tam quan huy hoàng rực rỡ, suốt đời lên xe xuống ngựa và bước ra cuộc đời trên cổ xe tang thượng hạng với hàng vạn người đưa tiễn.
- Ít có lắm ! Có chăng cũng chỉ là những "tai nạn" thất thường, những ngoại lệ. Người nào cũng có sướng và khổ. Mà em thích khổ trước rồi sẽ sướng sau hơn. Thôi anh sửa soạn đi làm việc, không có lại trễ giờ.
*
Nhìn năm chục trẻ em đang chăm chú nghe mình giảng bài, Tân cảm thấy sung sướng và tự hào vì lớp học ngoan ngoãn của mình.
Tân say sưa nói với một giọng hùng hồn, tưởng tượng được tư tưởng của mình đang truyền dần vào những khối óc non trẻ kia. Thỉnh thoảng Tân xen vào một câu hỏi và sung sướng được hầu hết cả lớp hăng hái trả lời.
Có tiếng gõ cửa. Cả lớp nhìn theo người tùy phái vừa bước vào. Sự im lặng đột ngột như báo trước một điều gì sắp đến.
Người tùy phái trao một cánh thiếp đỏ và nhận chữ ký của Tân. Tân cầm tấm thiếp ấy cố trấn tĩnh để khỏi run. Học sinh ngồi bàn đầu liếc nhìn hàng chữ to tướng "Lệnh động viên" và xì xầm bàn tán.
Tân xem đồng hồ rồi quay về lớp học :
- Còn năm phút nữa !Thôi, hôm nay cho các em về sớm.
Cái tin thầy Tân bị độg viên chỉ trong chốc lát lan tràn ra khắp lớp, khắp trường và rồi khắp cả các thành phố bé nhỏ Tân đang ở.
Tân cố phân tích những ý nghĩ và cảm xúc của mình nhưng khó nhận thấy đặc điểm gì cho rõ rệt trước một cái tin mà dư luận thiên hạ cho là động trời như vậy.
Tân không vui mà cũng không buồn. Cả Hường cũng vậy. Hai vợ chồng dửng dưng và chờ đợi ngày lên đường.
Tuy chưa nhận thức được động viên là gì đời sống sẽ ra sao, tương lai sẽ đi đến đâu, nhưng cả hai đều tin tưởng rằng cái chuyện xấu xa khổ sở nhất là ở tù mà đã nếm qua rồi thì bất cứ chuyện gì xảy ra cũng không đến nỗi nào.
Cô Vân người bạn hàng xóm đến chia buồn nói :
- Tội nghiệp anh chị Tân. Anh vừa ở tù ra làm ăn chưa yên đã bị động viên !
Hường tức mình đáp lại :
- Sao chị lại so sánh động viên với ở tù ? Sao chị lại cho là "bị" động viên ? Chị không xứng đáng là một người vợ một công chức của chính phủ. Đáng lẽ chị phải an ủi nhà tôi bằng cách khác và cổ võ cho chúng tôi hăng hái tin tưởng thêm chứ.
Hường nói xong tự cho mình dối mình. Nhưng Tân cho là lắm lúc mình cũng phải cần tự dối mình để mà sống.
Một vài người bạn khác bi quan hơn :
- Anh Tân ạ ! Kiếm cách mà chạy để xin miễn dịch đi ! Tôi nghe nói có người chịu tốn hai chục ngàn và được hoãn dịch sáu tháng.
Tân dứt khoát :
- Thứ nhất tôi không có đủ tiền để mỗi sáu tháng lại đi tốn hai chục ngàn được. Thứ hai là dù có tôi cũng để tiền làm việc khác ích lợi hơn và tôi sẵn sàng đi làm bổn phận công dân.
- Anh nói đi lính cho Tây là làm bổn phận công dân à ?
- Sao anh lại bảo là đi lính cho Tây ?
- Thì anh chẳng thấy chung quanh anh toàn Tây là Tây sao ?
- Bộ anh tưởng Tây ở lại đây mãi à ?
- Thì anh đi vào đấy mà đuổi bọn chúng đi.
Tân càng xao xuyến, thắc mắc khi càng tiếp xúc với nhiều bạn bè, nhiều giới. Những người bạn công chức bỏ tiền ra vận động, những bạn tư chức thì nhịn đói cho gầy ốm và giả vờ bệnh.
Hường cũng phải nao núng vì thấy và nghe nhiều quá. Tân biện luận để an ủi :
- Anh tin là anh không đi đâu. Người ta sẽ không chọn anh đâu, khi là một chân giáo sư chẳng ai thèm nhận huống gì là đi ra làm sĩ quan ! Mà dù cho anh có đi thì có lẽ cũng không sai đường đâu.
Âu cũng là một khúc quanh của đời chúng mình em ạ. Một sự thay đổi trong cuộc đời thì thế nào cũng có cái hay cái dở. Đối với quảng đời trước của chúng mình đã chẳng ra gì thì chắc là khúc quanh nầy sẽ đưa đến nhiều chuyện hay hơn là dở.
Ông Giám đốc làm tiệc, các bạn bè giáo sư thay nhau mời, học sinh tổ chức lễ tiễn chân thầy.
Hình ảnh buổi tiệc của học sinh làm cho Tân cảm động nhất và ghi nhớ suốt đời. Tân đã được nghe những lời nói êm dịu thân ái nhất, nhìn những giọt lệ chân thành nhất từ những khóe mắt ngây thơ chất phát của các em bé học sinh. Nếu trong đời Tân được nghe khúc hát chia tay nào cảm động nhất thì có lẽ khúc hát chiều hôm ấy là một. Âm điệu hồn nhiên hòa hợp với lời ca não lòng gieo rắc và tận tâm hồn Tân những kỷ niệm tê tái nhất.
Tân so sánh cái thành thật cảm động trong sự tổ chức đơn giản ấy với sự linh đình của Tòa Thị Chính tổ chức hôm tiễn chân toán người xuống tàu.
Tân đã khóc trước các em học sinh nhưng lại dững dưng trước đám người không quen biết tụ tập ở bến tàu. Có lẽ vì Tân vẫn chưa phân tích được hành động của mình trước cảnh ngộ lạ lùng ấy.
Khi tàu nhổ neo rời bến, Tân mới bắt đầu thấy một nỗi buồn ngấm dần vào tim não.
Đôi mắt Tân bỗng đập vào hàng chữ của một ai đã ghi lại trên trần ngay đỉnh đầu giường Tân nằm:
" Kỷ niệm ngày... đoàn tù bị đày ra Côn đảo ".
Tự nhiên Tân thấy buồn và chán. Lời nói của cô Vân hàng xóm như vang dậy trong đầu óc Tân:
- Tội nghiệp anh Tân vừa ở tù ra...
Tân lảng vảng trên boong tìm khí trời trong sạch và một niềm an ủi của biển cả.
Đám lính đủ màu sắc của quân đội Viễn Chinh Pháp bị thương ở các mặt trận Bắc Việt tản cư vào Nam chiếm hết cả sân thượng nằm la liệt.
Những bó thạch cao, những nạn gỗ, bầu huyết thanh lũng lẳng bên giường, những hình thù quái gỡ gây một ấn tượng bi đát không an ủi tí nào bọn người như Tân đang sắp bước chân vào cuộc đời binh sĩ. Tân thầm nhủ:
- Có lẽ mấy bạn của mình bảo đúng đấy!
Tự nhiên Tân cảm thấy nhớ đến gia đình. Gió trùng dương thổi mạnh. Tân cảm thấy lạnh ở gò má vội lấy tay lau dòng nước mắt.
Nắng chiều in bóng con tàu vĩ đại lên mặt biển xanh gợn sóng. Những con hải âu bay lượn tìm mồi vết sóng tàu.
Tân tưởng tượng:
- Biết đâu thuyền trưởng đang nhận được điện văn yêu cầu quay tàu về bến để Tân trở lui.
Trong đám đông hơn hai trăm người, Tân sẽ từ từ bước ra khi nghe tiếng loa gọi đến tên mình. Tay xách vali Tân sẽ một mình bước xuống cầu thang trước hàng trăm con mắt ngạc nhiên.
Chính Tân cũng ngạc nhiên:
- Giá có phút đó thì cuộc đời Tân không biết sẽ xoay về đâu.
Tân cố xua đuổi ý nghĩ đó. Nhưng một ý nghĩ khác đến xâm chiếm ngay:
- Có thể người ta đợi đến khi cập bến Saigon sẽ báo cho Tân cái tin miễn dịch đặt biệt và ngạc nhiên ấy.
Trăm ngàn ý khác chập chờn xuất hiện trong đầu óc Tân như những cánh hải âu thoáng qua tầm mắt.
Nhưng mái đồi Tăng Nhơn Phú vẫn hiện ra và cỗng trường huấn luyện Sĩ Quan mở rộng chào đón Tân, không thành kiến, không thiên vị và rất vô tư để cho Tân làm lại cuộc đời.
Hết
Mặt Trời Chiều Mặt Trời Chiều - Thạch Hà