Tài giỏi không có nghĩa là không bao giờ phạm phải sai lầm, mà ở chỗ nhanh chóng chuyển bại thành thắng.

Bertolt Brecht

 
 
 
 
 
Tác giả: Jo Kyung Ran
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 35
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1875 / 41
Cập nhật: 2017-08-04 14:03:44 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9
háng Hai là tháng ngắn nhất trong năm, cũng là tháng thưa thớt lễ lạt hội hè, có thể coi như mùa giáp hạt đối với ngành công nghiệp nhà hàng. Nhưng không thể về sớm hoặc làm ít đi chỉ vì vắng khách. Ở Nove, tháng Hai là thời điểm chúng tôi phát triển thực đơn mới, nên đây là tháng tràn ngập xúc cảm cũng như vô cùng căng thẳng. Phải sáng tạo món mới để giới thiệu vào tháng Bảy, trong thực đơn mùa hè.
Giống như mọi điểm bất biến khác ở Nove suốt bốn năm tôi vắng mặt, Bếp trưởng vẫn duy trì việc lên thực đơn mới hai lần một năm, và cũng hai lần một năm – vào tháng Giêng và tháng Bảy – lại cử hai đầu bếp sang Ý. Họ có thể đồng hành đến một vùng thăm thú các nhà hàng tại đó hay chọn đi những hướng khác nhau, miễn là phải vòng quanh nước Ý trong mười lăm ngày, ăn và uống càng nhiều càng tốt. Nove sẽ chi trả toàn bộ phí tổn, nhiệm vụ duy nhất của các đấu bếp là báo cáo về những món đáng nhớ mà họ gặp, về cả những món mà họ muốn gợi ý cho thực đơn mới. Từ những báo cáo này, Nove tiến hành xây dựng thực đơn. Đôi lúc có người mang được hẳn công thức về, hoặc học được cách làm món ăn trong bếp của một nhà hàng nào đó. Điều này cũng tùy khả năng từng người, còn hầu hết các đầu bếp chỉ dựa vào gai vị giác để đoán ra những nguyên liệu đã được sử dụng, bởi các nhà hàng nổi tiếng hiếm khi công khai công thức của họ. Làm báo cáo như thế rất khó, dĩ nhiên rồi, nhưng không phải lúc nào cũng có cơ hội chọn nơi đi chơi và thả sức ăn uống ngủ nghê suốt mười lăm ngày liền. Có lẽ chính nhờ những cơ hội như vậy, tỉ lệ giữ chân nhân viên của Nove phải nói là rất cao.
Trong sáu năm làm việc cho Nove, tôi đã đi Ý năm lần, học được cách chế biến gan ngỗng kèm táo nướng ở Tuscany, cách làm gelato ở Bologna, làm pizza margherita ở thành phố pizza lừng danh Napoli (nhờ lao động không công suốt mười hôm liền trong bếp quán pizza nổi tiếng nhất ở dó, họ có lượng tiêu thụ kỷ lục là bốn nghìn miếng pizza margherita mỗi ngày). Không còn nơi nào thích hợp hơn nước Ý để nghĩ về thức ăn, để ăn ngày ba bữa, để uống, để ngủ nữa. Ở Ý, hễ không có gì trong miệng tức là đang đói. Và thu hoạch sau chuyến đi Ý của tôi không bao giờ chỉ có mỗi món ăn.
Khi đã hết khách, các nhân viên vừa đi du lịch ẩm thực về sẽ nán lại nhà hàng cùng với Bếp trưởng và những người đóng góp ý tưởng, để chế biến, thưởng thức và đánh giá món ăn đến tận đêm khuya. Người nào làm việc trong nhà bếp mười một tiếng mỗi ngày sẽ biết rằng thức ăn, bất kể ngon lành đến đâu, cũng không thể hấp dẫn mãi được. Nhưng tháng Hai là tháng đặc biệt. Hằng ngày, tôi đến làm lúc mười giờ sáng và ở nhà bếp tới quá nửa đêm để nấu, ăn, uống. Giả sử phân loại, thì những thức tôi ăn bây giờ không phải là thức ăn đoàn kết, không phải là lời đề nghị hòa bình, nó có xu hướng xích mích hơn, khiến tôi không muốn mở miệng mà tiếp nhận. Thực ra dù Mun Ju không tỏ lộ lo lắng về việc tôi quá gầy, thì tôi cũng cần tăng cân và chưa bao giờ muốn là một đầu bếp biếng ăn. Bước vào giai đoạn chuẩn bị thực đơn mới, tôi liền tập trung ăn. Trong khi những người khác chỉ nếm thử thì tôi luôn đánh bay cả đĩa, bất kể là món gì. Lưỡi có nhạy cảm đến đâu đi nữa, thì việc nếm mỗi một miếng rồi vội đánh giá chẳng khác gì việc nhìn thấy ai đó một lần nhưng thao thao bình luận theo kiểu đã biết mọi điều về anh ta.
Từ chối thức ăn là chướng ngại đầu tiên tôi gặp phải sau khi chia tay anh. Từ chối thức ăn về cơ bản là sự từ chối các mối quan hệ, nếu chuyển biến nặng hơn thì có thể trở thành căn bệnh đáng sợ, dẫn đến việc hủy hoại hoàn toàn mọi giao tiếp với con người. Tôi ăn suốt ngày cho đến khi kiệt sức, giống như Mun Ju mười năm về trước. Nhưng chính ngửi, chứ không phải ăn, mới là nguyên nhân làm tôi kiệt quệ. Kẻ chi phối căn bếp chật hẹp này hóa ra không phải Bếp trưởng nghiêm khắc khó tính, mà là mùi thức ăn lan tràn, cầm tù người ta trong nó.
Các khúc mắc của tôi với Paulie cũng bắt đầu từ mùi. Hồi dọn khỏi nhà Bà, tôi đã không ngờ được rằng một ngày kia mình sẽ có một con chó. Lần đầu đến chỗ anh, tôi trông thấy một ụ nâu lớn, phẳng phiu, bóng loáng ở giữa vườn, đang tắm trong ánh nắng.
Tên nó là Paulie, anh nói với tôi, như thể giới thiệu chính mình. Tôi chưa gặp ai thốt ra tên một con chó mà nghe ngọt ngào đến vậy, giả sử được hỏi tại sao lại phải lòng anh, tôi nghĩ có lẽ mình sẽ nói ngay là vì cách anh gọi, Paulie! Máu dồn ngược lên đầu – như vừa nhấp một ngụm rượu ngọt nóng – khi tôi tự hỏi gọi tên chó còn thế, không biết anh sẽ gọi tên tôi thế nào. Tôi đùa rằng con chó nằm khoanh mình mà vẫn đồ sộ đến nỗi tôi tưởng là con gấu. Anh phá lên cười và kêu, Ê, Pauiie, chào đi nào. Đáng ngạc nhiên, con chó to lớn nhổm dậy, tiến lại gẩn, dừng trước mặt tôi, lặng lẽ và lịch sự thúc cái mũi vuông vức trơn nhẵn vào đầu gối tôi. Cú thúc này về sau sẽ đồng nghĩa với câu “Chị ổn chứ?” trong ngôn ngữ bí mật của tôi với nó.
Bây giờ thì cả Paulie và tôi cùng bị ruồng rẫy. Tôi đã tin rằng chúng tôi sẽ không vấp phải bất cứ vấn đề nào, mặc dù tôi chẳng mấy khi rảnh rỗi để thực sự đánh giá tình hình. Paulie không sao hiểu được vì lẽ gì mà thi thoảng tôi bỏ bữa hoặc nhốt mình trong nhà. Cũng như tôi quên rằng Paulie cần đi dạo hằng ngày và rằng tiếng sủa qua kẽ răng của nó không phải lời đe dọa mà là một dấu hiệu phục tùng. Tôi còn quên là không được để mặc Paulie một minh cả ngày, bởi nó là một con vật trung thành, một con vật rất khổ sở khi hàng tiếng đồng hồ không có chủ ở bên.
Vào trung tuần tháng Hai, cứ phải khuya khoắt tôi mới đi làm về, thế là ngôi nhà bắt đầu tanh bành. Paulie xới tung các quyển sách, rèm cửa, quần áo. Và bất kể đã trở nên gần gũi thân thiết tới mức nào, con người và con chó vẫn không thể đi đến nhất trí vể mùi hương. Paulie và tôi thích những mùi hoàn toàn đối lập. Paulie ghét mùi nước hoa tôi dùng, trong khi tôi không thể chịu đựng được mùi nước tiểu và phân mà nó đem trét lên rèm với thảm. Paulie được huấn luyện rất tốt từ khi ra đời, nhưng sau ngày ông chủ báu ngọc bỏ đi, nó đã bắt đầu thôi vào buồng tắm, mà cứ đại tiểu tiện ở bất kỳ nơi nào nó muốn. Tôi có thể thông cảm, dĩ nhiên, vì Paulie cũng biết thông cảm khi tôi cứ ngủ li bì hoặc tình cờ đổ nước cam chứ không phải nước lọc vào bát của nó. Về đã muộn lại còn phải lau dọn căn nhà đã bị con chó cố ý phá phách là một chuyện không dễ chịu gì, nhưng cái mùi nó tạo ra mới thực sự vô phương tha thứ. Mùi phân và mùi nước tiểu cứ lưởng vưởng như trứng ung hết góc nọ đến góc kia. Không tài nào cải tạo được. Paulie cứ giở trò suốt.
Cũng giống như con người, giữa chó với nhau vẫn có sự khác biệt. Có những con chó đặc biệt khác những con còn lại. Tan làm, tôi thường nghĩ nên về nhà khẩn trương để có thể dẫn Paulie đi dạo, nhưng vể tới nơi tôi lại rúc ngay vào buồng tắm mà gội đầu xối nước hòng xả hết mùi nhà bếp trên tóc trên tai. Tắm rửa xong xuôi thì chỉ còn mỗi một ham muốn là ngủ. Bất kể ăn nhiều đến đâu, thể xác tôi vẫn hoài mệt mỏi.
Tao nghĩ là xuân sắp sang, tôi thì thầm trong lúc nằm trên xô pha, tay lơ đãng chải lông cổ Paulie. Con chó đột nhiên lắc mình, ngẩng đầu lên, và tôi lập tức ngửi thấy mùi gì đó. Tôi hít hít, lỗ mũi nở rộng. Mày làm gì đấy, Paulie? Paulie lắc đầu, lông trên mình dựng đứng. Tôi rút bàn tay đang luồn trong bờm lông Paulie, đưa lại gần mũi. Một mùi thân thuộc mà tôi biết quá rõ. Mùi ấy từ từ khuếch tán ra không khí. Tôi thọc lại tay vào lông Paulie và nó ưng thuận, cuộn mình nằm xuống như cũ.
Mùi hôi của rêu mốc mọc trên bề mặt phô mai xanh; mùi oi của tảng thịt cừu treo lâu ngày trên xà nhà; mùi chua, cũ, nồng, thoảng ra từ vùng dưới cánh tay của một chiếc sơ mi đẫm mồ hôi… Và giữa tất cả những mùi đó nổi lên một mùi mằn mặn dễ chịu, tươi mới như cá trích mùa đông, một mùi hương bản năng, đầy sức sống. Mùi của một người đàn ông. Mùi của anh.
Chó ghi nhớ con người qua những dấu chân họ để lại trên mặt đất, qua mùi của bàn tay vuốt trên lưng chúng. Đây… mùi này thì cả hai chúng tôi đều thích.
Paulie lắc đầu. Tôi nhắm mắt. Có khi mùi của anh cũng còn phảng phất đâu đó trên xô pha này. Một lượng rất nhỏ những phân tử không đáng kể. Bây giờ mùi ấy đang từ từ tản mát khỏi căn nhà và khỏi lông Paulie. Nhưng mùi không phải là thứ duy nhất tôi nhớ ở anh. Mày cũng thế, phải không Paulie?
Vào các ngày thứ Ba và Năm – ngày có tiết dạy nấu ăn – tôi sẽ ra chợ Gyeongdong hoặc đến mấy nhà kho lớn như Costco để mua nguyên liệu. Chúng tôi thường đi cùng nhau, nhưng nếu anh có kế hoạch khác thì tôi sẽ lái xe tự đi một minh. Hôm ấy, tôi vừa xách sáu túi nhựa lớn đầy ắp thực phẩm về tới cửa và đang thay dép lê để đi trong nhà thì Paulie, nhỏm dậy từ chỗ nằm trước cửa trượt trong mờ ngăn giữa tiến sảnh và phòng khách, tiến lại gần và thúc mũi vào đầu gối tôi. Khác với mọi lần, cú thúc rất mạnh, gần như thô bạo, đến nỗi tôi phải bước giật lui.
Chuyện gì vậy, Paulie?
Khi một con chó xử sự khác thường, chúng ta nên nương theo cách thức nó yêu cẩu. Mỗi lần dẫn Paulie đi dạo, tôi không thể kéo mạnh dây da ngay nếu muốn đi theo một hướng xác định. Thay vào đó tôi để tùy ý con chó chốc lát rồi khéo léo điều chỉnh về lối đi mình muốn. Còn cứ giằng mạnh dây da thì nó sẽ bướng bỉnh đòi theo hướng sai. Tôi đã học được ở anh rất nhiều vể loài chó. Paulie nôn nóng muốn ra ngoài, tôi bèn bước lùi, mềm mỏng và nhẹ nhàng cản nó lại. Đúng lúc ấy, tôi loáng thoáng nghe thấy tiếng động bên kia cánh cửa trượt. Thật bất thường vì Paulie phải nằm ngoài cửa thế này, nếu chủ nó đang ở bên trong.
Có ai đến à, Paulie?
Y như trong cảnh quay chậm, Paulie từ từ khuỵu chân trước và nằm xuống bên chân côi. Có nghĩa là, chúng ta nên ở ngoài đây với nhau.
Mày biết người đó à, Paulie?
Paulie nhăn mũi phì một tiếng, nghe gần như thở dài. Trong quá trình dạy từ ngữ cho Paulie, tôi nhận ra rằng loài chó chỉ có thể diễn đạt ý mình một cách rất hạn chế. Nhưng xét về bản chất, thông tin của chúng không bao giờ chứa đựng sự dối trá.
Tránh ra, Paulie, tôi hạ lệnh bằng một giọng thấp và đanh. Mũi Paulie cứng lên thấy rõ. Nó đang bồn chồn. Cứ đẩy mũi vào ống chân tôi.
Không sao đâu, Paulie. Lùi ra, Paulie. Mau.
Không cản được, Paulie miễn cưỡng di chuyển ra sau tôi. Tôi đưa tay đến cửa trượt, áp lòng bàn tay lên cánh cửa và vuốt nhẹ, cửa mở.
Dừng ở bên này cửa với Paulie, chỉ tích tắc thôi, mà đầu óc tôi đã suy đoán đủ mọi sự kiện xoay quanh cảnh tượng lồ lộ kia. Không có gì lạ lùng trong việc một người đàn ông và một người đàn bà trần truồng. Nó tự nhiên như hai vị khác nhau trộn lẫn trên một đĩa. Cô ta mặc đầm sa màu đào, ngoài khoác áo gió đầu thu. Tôi cùng các học viên từng phải trầm trồ vì chiếc đầm quá đẹp và hợp với cô, rồi xúm xít vây quanh để sờ xem chất vải.
Từ bên này khung cửa, tôi nghĩ đầm sa vẫn còn rất đẹp, nhưng mặc vào tháng Mười một thế này thì lạnh lắm. Hai tay cô vần vò viền gấu của cái đầm đã tốc lên đến thắt lưng, phơi bày mọi thứ, môi cô mút lấy bìu anh, nhăn nheo như quả mận khô, anh thì ở bên trên, tay luồn vào mái tóc xõa kín cả mặt cô, nhẹ nhàng và liên tục kéo đầu cô về phía mình hoặc đẩy ra.
Hồi còn nhỏ, tôi từng nghe Bà kể một câu chuyện.
Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông ngủ lâu ngày trên cây. Thời đó thế giới chưa có người, khủng long còn vè vè bay lượn. Một hôm người đàn ông tỉnh giấc. Những chùm mây nhỏ nổi trôi bổng bềnh trên trời, và gió thơm như cỏ. Không phải cỏ, anh ta nhận ra, mà là một bông hoa duyên dáng. Bông hoa đang nở rộ dưới gốc cây, chính cái cây của anh ta. Người đàn ông tụt xuống bằng đôi chân săn chắc khỏe mạnh. Giữa đóa hoa nở xòe như chiếc đĩa, có một vũng nước đọng. Người đàn ông đứng im, chằm chằm nhìn cái vũng rồi nghiêng mình xuống, chậm rãi và thành kính, bắt đầu uống.
Trông anh, tôi hình dung được dáng vẻ của người đàn ông trong truyện khi anh ta uống nước. Anh ngả cô – giờ đã khỏa thân hoàn toàn – ra xô pha, quỳ trên hai chân, nhìn xuống cô ở chỗ, hẳn đã nở bung như một quả vả mọng chín, đúng kiểu vừa bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài và lần đầu tiên trong đời ngắm nước mưa đọng vũng trên một đóa hoa. Lưng anh xoay ra ngoài, nhưng tôi biết ánh mắt anh thế nào. Tôi đã tưởng ánh mắt ấy chỉ dành riêng mình tôi.
Anh bắt đẩu, nâng niu và nhịp nhàng, đưa ngón tay chà xát, xoa nắn cô. Giạng chân rộng ra để ngón tay anh vào được sâu hơn, cô ngước nhìn mặt anh với biểu cảm như kiểu, Nhìn đi, nhìn xem của em hoàn hảo thế nào, rồi rên lên và nhắm mắt lại. Không ai vội vàng, không ai bối rối. Nghĩa là không phải lần đầu tiên họ làm tình. Giống như những người đi hái nấm, họ rất tập trung, bí mật và cẩn thận trong sự yên ả đầy căng thẳng và nôn nao, kéo và đẩy và căng và giật nhau như những chiếc lưỡi lớn, hồng, ướt, bóng loáng quấn bện làm một. Họ đã chìm đắm hoàn toàn vào ăn – như thể đang tham dự một bữa tiệc khác biệt, không phải ở món ăn, mà ở cách ăn – nhai, mút, liếm. Anh kéo mông cô, tròn và ửng như những quả đào ướp vang đỏ, lại sát mình. Rồi anh thúc vào bên dưới cô, ghì chặt hông cô bằng cả hai tay, tôi nghe anh hét tên cô, điếc cả tai. Đôi mắt tôi cũng biến thành vùng nhạy cảm thì phải, chỉ nhìn mà toàn thân đã run bắn lên. Những muốn lao vào giữa họ mà hỏi, Hương vị thế nào?
Khi ăn đào ướp vang đỏ, phải dùng cái nĩa cực nhọn mà đâm phập vào nó.
Cách duy nhất để thưởng thức đấy.
Lưỡi Lưỡi - Jo Kyung Ran Lưỡi