You carry Mother Earth within you. She is not outside of you. Mother Earth is not just your environment. In that insight of inter-being, it is possible to have real communication with the Earth, which is the highest form of prayer.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 16
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 8289 / 16
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 4 -
ng Sinh bực bội kêu lên:
- Còn không đồng ý để Vân Sam sang ở nhà cô Thịnh với má
Bà Năm dài giọng:
- Nhưng đó ý thằng Nghiêm. Nó muốn như thế
Ông Sinh cười nhạt:
- Hai Nghiêm chả có quyền gì trong vấn đề này hết, đừng có mà chỉ đạo từ xa.
Bà Năm nói:
- Nó chỉ muốn con bé sướng thôi
- Thế sống với con, nó cực khổ lắm sao? Mẹ thật ích kỹ và bất công khi muốn bắt con Sam theo mình
Mặt bà Năm đỏ bừng:
- Mày mắng cả tao đấy à?
Ông Sinh nhún vai:
- Con chỉ nói những gì mình nghĩ
- Thế may có nghĩ tại sao tao muốn đưa con Sam về ở cùng không?
Lúc ông Sinh còn ấp úng, bà Năm đã nói tiếp:
- Vợ mày dạo này vắng nhà luôn, con Ánh cũng vậy. Tao không muốn con Sam bị lối sống của chúng nó làm ảnh hưởng
Ông Sinh cau mày:
- Vắng nhà luôn là sao? Con không hiểu má muốn ám chỉ gì
Bà Năm cười khẩy:
- Rờ lên đầu xem đã mọc sừng chưa?
Mặt ông Sinh tái mét rồi đỏ ửng. Ông ngồi chết trân trên ghế lâu lắm mới thốt lên vài ba chữ rời rạc:
- Ngân... Ngân không phải hạng người đó
Bà Năm nói một hơi:
- Nó đánh bài, hẹn hò với đàn ông ở nhà hàng, chổ nó làm việc, ai cũng biết trừ mày
Ông Sinh trấn tĩnh lại:
- Chỉ là giải trí thôi mà má
- Giải trí! Hừ! Tao chả thèm can thiệp chuyện vợ chồng bây. Nhưng dứt khoát con Sam về ở với tao. Con bé đó biết nghe lời người lớn, chớ không cứng đầu như Vân Ánh
Ông Sinh khó chịu:
- Cũng đều là cháu, sao mẹ lại đứa thương đứa ghét?
Bà Năm hất hàm:
- Vợ chồng bây có đối xử công bằng với chúng nó đâu mà trách tao
Ông Sinh cương quyết:
- Nhưng dầu gì con cũng không để Vân Sam sang bên đó. Nếu má thương nó quá, thì trở về ở với vợ chồng con. Đây mới thật là nhà của má mà
Bà Năm chỉ chiết:
- Mô phật! ĐÓ còn là nhà của tao sao?
Ông Sinh nhăn nhó:
- Má làm ơn đừng đay nghiến con cháu nữa
Bà Năm giẫy nảy lên:
- Mày đay nghiến tao thì có, gọi con Sam ra đây
Ông Sinh cương quyết:
- Dứt khoát con không cho nó theo má. Nó là con của con mà
Bà Năm nói:
- Từ nhỏ tao đã nuôi nấng, chăm sóc nó, không có nó, tao nhớ lắm
Ông Sinh hạ giọng:
- Nhớ thì má về đây với vợ chồng con. Tánh Ngân vó hơi nhiều lời, nhưng vẫn là dâu tốt. Ngân đã chăm sóc mẹ bao nhiêu năm rồi
Bà Năm bỉu môi:
- Xí! Chuyện đó cần xét lại à
Rồi bà gọi to:
- Sam... Sam ơi!
Dưới bếp, Vân Sam hấp tấp chạy lên. Bà Năm ra lệnh:
- Vào sửa soạn quần ao về bên cô Thịn ở với nội
Vân Sam nhìn ông Sinh trân trối. Cô ấp úng:
- Con không đi đâu
Ông Sinh thở phào:
- Đó mà nghe chưa? Con nhỏ không muốn đi mà
Bà Năm giậm chân làm trận làm thượng
- Con cháu thời nay bất hiếu như vậy đó. Bây muốn tao chết sớm phải không?
Sam khổ sở:
- Ngày nào con cũng qua thăm nội. Nhưng con không ở luôn bên đó được
Bà Năm giận dỗi:
- Không cần phải phân buạ Từ giờ trở đi, mày khỏi qua nhà cô Thịnh nữa. Tao không cần. Hừ! Coi như tao vô phúc không có đứa cháu nội nào hết
Đứng dậy, bà te te bước ra đường, nơi chiếc xích lô quen vẫn còn neo đợi bà về
Ông Sinh và Sam vội chạy theo. Bà Năm quát:
- Vào đi! Tao đã nói là không có con cháu như vậy mà
Ông Sinh chắt lưỡi:
- Khổ quá là khổ với các bà lão
Vân Sam quay vào trước. Cô không hiểu sao bà nội cứ đòi cô phải sang đó. Rồi bác Hai Nghiêm cũng vậy. Ở tận đất Mỹ xa xôi, ông biết gì về giai đình bên này mà yêu cầu ba phải cho cô sống với nội. Bộ bác Hai không biết ép con xa cha mẹ là ác hay sao chứ? Dù mỗi tháng bác cho Sam năm trăm đi nữa, cô cũng không thể sống ở nhà cô Thịnh
Ông Sinh bảo:
- Ngồi xuống, ba có chuyện muốn hỏi
Vân Sam chợt dè dặt khi nghĩ tới mẹ. Cô Thịnh không ưa mẹ nên hay thẽ thọt với bà nội những gì liên quan tới mẹ và Vân Ánh. Dễ gì lần này cô Thinh để yên khi nghe đâu "vụ" mẹ bị đánh ghen đã được loan truyền trong công ty mẹ đang làm việc. Đúng là tiếng dữ đồn xa, Sam không hiểu sao mọi người lại biết chuyện của mẹ, nhưng hôm gặp Mai Cúc, con bé đã rỉ tai với Sam rằng bà Kim Em đã ra quán phở nhà nó nói xấu mẹ cô với bà Điểm. Thế mới biết sòng bài là nơi người ra sát phạt nhau đủ mọi mặt, mà có lẽ mặt nào mẹ Sam cũng thua trắng
Ông Sinh nhìn xoay vào mặt Sam:
- Đã xảy ra chuyện gì khi ba vắng nhà?
Vân Sam cố giữ tự nhiên:
- Đâu có gì đâu a.
- Con không cần phải nói láo
Sam ậm ự:
- Thỉnh thoảng mẹ có đánh bài thật, nhưng chỉ chơi cho vui thôi. Dạo này mẹ Ở nhà không hà
Ông Sinh bực dọc:
- Nghĩa là trước đây mẹ con thường vắng nhà?
Vân Sam im lặng, cô không biết phải nói sao để ba mẹ không gây gổ với nhau. Mỗi tháng ba về nhà một lần, cô và Vân Ánh đâu muốn trong gia đình có chuyện lục đục
Ông Sinh phất tay:
- Vào trong đi!
Vân Sam lặng lẽ bước, lòng nặng như đeo đá. Một lát mẹ về, chắc chắn sẽ nổ ra chiến tranh. Sam rầu rĩ nhặt cọng rau héo úa ra khỏi rỗ. Cho tất cả vào thau, cô mở rôbinê cho nước chảy, khoa? tay vào nước, Sam tĩnh tá đôi chút, nhưng không sao vui được. Kể từ buổi tối hôm đó, ba mẹ con cô như ba chiếc bóng ở cạnh nhau. Mẹ không biện minh gì cho mình. Vân Ánh lầm lầm lì lì đi chơi cả ngày lẫn đêm, chả cần xin phép, thưa gởi như trước kia. Sam biết nó buồn và thất vọng vì mẹ lắm. Nó đi như để phản kháng, trong khi cô chỉ biết trút hết lòng mình vào những trang nhật ký. Sam có thể giam mình suốt ngày ở nhà. Ra đường, cô cảm giác bị dòm ngó soi mói, nhột nhạt vô cùng, nên Sam cứ ru rú trong phòng với quyển sách trên taỵ Đọc truyện ngắn, ngẵm nghĩ một bài thơ chính là cách để quên. Dần dà, Sam cũng bình tâm trở lại khi đọc thấy bao nhiêu là số phận bi thẩm hơn cô được các nhà văn thể hiện trên từng trang giấy. So với họ, chuyện lục đục tí chút ớ gia đình cô chả thấm vào đâu.
Nhưng mỗi gia đình, mỗi người đều có những buồn vui riêng. Đâu thế nói buồn nào ít khổ hơn buồn nào cơ chứ.
Có tiếng chuông ngoài cổng, chắc là mẹ về. Vân Sam thắc thỏm chíu tay vào tạp dề. Cô định ra mở cữa nhưng nghe tiếng ông Sinh quát:
- Mày đi đâu từ sáng tới giờ?
Rồi giọng Vân Ánh hết sức tỉnh táo:
- Con đi chơi chớ ở nhà biết làm chi cho hết ngày
Ông Sinh đấm tay xuống bàn:
- Đúng là hết nói nổi. Nạnh mẹ mẹ đi, nạnh con con đi. Bảo sao không thành đứa hư hỏng. Đưa chì khoá xe đây. Bắt đầu ngày mai, cấm mày động vào chiếc xe này. Ớ nhà giặt giũ, nấu cơm cho ta sẽ thấy hết ngày ngay.
Vân Ánh nói:
- Vâng. Nếu ba nghĩ thế là đã giữ được con. Rồi ba lại đi, đâu lại vào đấy
Ông Sinh hét:
- Đồ mất dạy!
Mặc cho ông hét, Vân Ánh đi nhanh xuống bếp. Tránh mắt của Sam, nó nói:
- Đừng nhìn em như vậy. Mà sao tự nhiên hôm nay ba... sung thế. Đã có ai…méc moi gì rồi phải không?
Vân Sam giận lắm, cô nói:
- Lúc nào mày cũng muốn cha mẹ phải khổ, mày mới vừa lòng
Mở tủ lạnh, câm chai nước tu một hơi như một đứa con trai vô giáo dục, Vân Ánh gằn:
- Thôi đi... bà. Đừng lên gân nữa. Tôi chán lắm rồi đây. Cha mẹ với con cái, ai làm khổ ai, chưa biết á
Rồi nó hạ giọng:
- Bà nội mới đây về đúng không? Chắc này giờ nội chửi mẹ và em đã đời...
Vân Sam lầm bầm:
- Nếu không làm điều gì sai thì sợ gì chuyện bị chửi
Vân Anh hất hàm:
- Em làm gì sai? Chị nói đi! Hừm!
Môi mím lại, nó hỏi:
- Lúc nãy đi uống cà phê em... đụng với Thúy Hà. Chị biết nó ngồi với ai không?
Vân Sam tò mò:
- Với ai?
- Với con quỷ mắng mẹ tối hôm đó ấy
Sam cũng bất ngờ:
- Thiệt hả?
Ánh cười nhạt:
- Em bịa ra làm gì. Nó đúng là đồ hạ cấp. Vừa trông thấy em là nó lồng lộn lên liền
Vân Sam hỏi tới:
- Nó làm gì em?
Vân ÁNh gọn lớn:
- Chửi! Y như đang đánh ghen. Tụi bạn không can là con nhỏ đó tàn đời với em rồi. Tức nhất là Thúy Hà lơ như không biết em là ai, nó không hề ngăn con kia mà ngồi tỉnh như nó với em là ngương dưng nước lã.
Vân Sam nhếch môi:
- Đã bao giờ nó coi mình là người nhà đâu.
- Thế mà ngày nào chị cũng sang bên đó
- Chỉ vì bà nội thôi. Lúc nãy nội bắt chị Ở cùng, chị không chịu thế là nghe mắng
Vân Ánh bất mãn:
- Nội buồn cười thật. Bắt chị về bển để làm con hầu cho nhà cô Thịnh chắc...
- Đừng nên nói như vậy.
- Chớ phải nói sao? Nói tại nội sợ chị Ở đây phải đi chợ nấu cơm cực hả?
Vân Sam nhăn mặt:
- Sao mày chua ngoa quá vậy?
- Vậy mà còn sống hổng nổi với đời. Ngờ nghệch như bà thì thiên hạ nuốt trọng
- Điều đó thì chưa chắc
Rồi Sam chợt nhớ ra:
- À! Cái gã hôm trước kè em về nhà vừa gọi điện tới tìm em nữa đó
Vân Ánh không giấu vẽ thích thú:
- Buồn cười thật! Anh ta muốn gì ở một đứa chả ra thể thống nào ngay cả buổi đầu gặp gỡ như em nhỉ? Tới bây giờ em vẫn chưa nhớ nổi anh ta mặt tròn mặt vuông ra sao, vậy mà cứ điện thoại tìm hoài
- Em không nhớ mặt thật à?
Ánh lim dim:
- Hôm đó say khướt, làm làm sao em nhớ được. Thế anh ta có đẹp... chai không?
Vân San nhún vai:
- Chắc là đep, trông lại chững chạc đàng hoàng chớ không lóc chóc, khoe mê như mấy thằng nhóc tỳ bạn em.
- Vậy chắc anh ta thuộc hàng... cụ rồi. Em không chơi với những tay đạo đức giả đâu
- Chưa tiếp xúc với người ta, lại đánh giá là đạo đức gia?
Điện thoại reo, Sam nói ngay:
- Chắc anh ta gọi nữa đó
- Chị bảo em không có ở nhà
- Nói như vậy hoài, bộ không biết ngượng à? Chị không nói
Vân Ánh tĩnh queo:
- Vậy cứ để chuông reo thoải mái
- Ba mắng cho mà xem
Sam vừa dứt lời thì nghe ông Sinh gọi ầm:
- Sam! Điên thoại!
Vân Ánh xoá cằm:
- Ai gọi chị thế nhỉ?
Vân Sam liếc con nhỏ:
- Tò mò!
Cô cầm ống nghe lên, giọng Mai Cúc nheo nhéo:
- Có một công ty đang tuyển nhân viên tiếp thị. Mày muốn thử việc thì đi với tao
- Chừng nào?
- Ngày mai.
Rồi giọng Mai Cúc chợt nhỏ xuống:
- Nè! Ba mày về rồi phải không?
- Ờ...
- Cả nhà vẫn... bình yên chớ?
- Ờ
- Vậy thì tao mừng. Thôi nghen.
Vân Sam chưa kịp nói gì thêm, Cúc đã gác máy. Sam trở xuống bếp, không thấy Ánh đâu. Chắc nó đã về phòng của mình. Sam buông tiếng thở dài. Cô không đoán được chuyện gì sẽ đến khi mẹ về và cô thấy ngột ngạt quá mức
Thay quần áo, Sam tới phòng Ánh gõ vào cửa
- Chị đi đây một chút
Vân Ánh hỏi gặng:
- Đi đây là đi đâu?
Sam nói:
- Nếu ba mẹ hỏi, cứ bảo chị tới chổ Mai Cúc
Vân Ánh nhìn cô:
- Mẹ chã ưa bà dì ghẻ của chị Cúc đâu.
Sam lầu bầu:
- Chị cũng có ưa đâu. Nhưng chã lẽ vì ghét dì Điểm rồi không chơi với Mai Cúc? Tụi chị đang tìm việc làm, hy vọng mau sớm tự nuôi lấy mình
Dắt xe ra, Vân Sam đạp loanh quanh. Giờ này không nên ghé Mai Cúc, nó không rảnh đâu. Nghe cách nó gọi điện gấp rút là đủ hiểu rồi. Sam vì muốn thoát khỏi sự nặng nề đang phủ lên nhà mình nên mới đi như vậy, và bây giờ cô chưa biết sẽ tới đâu đây. Sam không có thói quen thổ lộ buồn vui với bạn nào khác Mai Cúc. Với cô, có một người bạn thân đã đủ rồi! Tiếc rằng đứa bạn thân ấy lúc nào cũng bận rộn, nên không được bao nhiêu thời gian dành cho Sam. Hỵ vọng tìm được việc làm, Mai Cúc sẽ không suốt ngày đứng bên thùn nước lèo bán phở cho bà mẹ kế nữa
Vân Sam chạy xe vào hẻm rồi ngừng trước chùa. Mai Cúc từng nói cửa chùa là nơi thanh tịnh, lúc nào cũng rộng mở với tất cả mọi người. Có buồn phiền cỡ nào vào chùa nghe kinh kệ cũng vơi hết
Sam từng vào chùa với tâm hồn vô tư, là cần một chỗ để học bài, cô không nghĩ có ngày nào cô phải tới đây để trút bỏ ư phiền
Tới gốc cây thường ngồi, Sam lặng lẽ trầm tư khi chuông chùa vang tiếng công phụ Cô cầu xin sao cho gia đình mình qua cơn sóng gió này, cô cầu xin cho Vân Ánh đằm tính lại. Mai Cúc tìm được việc làm. Sam cầu bà nội mạnh khỏe và đừng giân ba mẹ cô nữa
Cô có quá tham không khi xin nhiều thứ đến thế? Vân Sam tự cười mình. Cô không phải là tính đồ, chưa quy y, nhắm những lời cầu xin của cô có tợi tận Bồ Tát không?
Vân Sam mở bừng mắt khi có người gọi:
- Chị gì ơi...
Một chú tiểu bé xíu, tóc còn để chỏm đang chăm chú nhìn cô.
Chú nói:
- Lâu quá không thấy chị tới học bài
Sam mỉm cười:
- Chị đã thi xong rồi
- Nghĩa là không phải học nữa?
Sam gật đầu. Chú tiểu nói tiếp:
- Có người tìm chị đó chị Sam
Vân Sam ngạc nhiên nhìn quanh:
- Ai tìm chị đâu?
- Anh kia kìa! Nhưng mà về rồi. Ảnh hỏi thăm "Cô bé ngồi học bài dưới gốc cây xoài". Em bảo không biết. Ảnh hỏi mấy lần luôn. Ảnh gởi lá thư này bảo em giữ, nếu gặp chị thì đưa tận tay
Nhìn phong thư trắng trên tay chú tiểu, Sam từ chối:
- Chị đâu biết anh ấy là ai, sao dám nhận thư?
- Ảnh nói chị biết ảnh. Nhận thư đi vì thư này ghi tên chị mà
Vân Sam đành cầm lá thự Cô thấy tên mình được viết thật đẹp ở một góc
Ngần ngừ một chút, Sam mở phong thư ra. Tờ thư được viết giấy trắng, khổ A4, bằng nét thật hay
Sài Gòn, ngày 01.08 năm...
Gởi Vân Sam,
Tôi là Vũ Dy, hy vọng em chưa quên người mang tên này. Tôi có vào chùa tìm Sam tất cả ba lần và lần nào cũng không gặp. Ức một nỗi là cả ba lần về nhà tôi đều bị bà nội mình mắng...
Số là bà rất quý Vân Sam và rất muốn gặp lại em nên "ra lệnh" cho tôi đi tìm em.
Không biết người xưa ngậm ngãi tìm trầm khó khăn thế nào chớ tôi đi tìm em khó quá. Thôi thì gởi lá thư này nhờ nhà chùa trao lại Vân Sam, nếu em có trở lại chốn này.
Nếu hữu duyên với bà nội tôi, mong em hãy nhín chút thời gian tới thăm bà
Địa chỉ gia đình chúng tôi: Số... đường... quận...
Rất mong sớm gặp lai Vân Sam
Vũ Dy
Vân Sam bâng khuâng nhìn ngày tháng ghe trong thự Đó là khoảng thời gian trước khi xảy ra chuyện ở nhà hàng Hoàng Hồng. Lúc đó khác, bây giờ khác. Chắc gì Dy và cô bé dễ ghét đấy kể lại chuyện ghen tuông ấy
Gấp đôi lá thư, Vân Sam bỏ nó vào túi xách, lòng lại nặng trĩu chuyện ghen tuông ấy
Có lẽ Sam không bao giờ ghé thăm bà cụ, dù trong thăm tăm cô rất quý bà. Và cũng có lẽ giờ đây cái hình của bà cụ lẫn của Vũ Dy về Sam đã khác, khác rất nhiều, họ không thich cô nữa đâu. Môi nhếch lên cam chịu, Vân Sam đứng dậy dẫn xe ra về. Tiếng mõ công phu vần trầm trầm vang lên như cõi nào rất xa mà cũng rất gần. Khổ soa lòng Vân Sam vẫn nặng nề, nặng nề...
Những vòng bánh xe quay hết sức khó nhọc Sam tự lẩm nhẩm đông viên mình
"Cuộc đời là một thách thức, hãy biết đối đầu
Cuộc đời là u sầu, hãy vượt qua".
- Tối nay, nếu viết nhật ký, Vân Sam sẽ nắn nót hai từ Vũ Dy rồi sau đó gạch chéo lên bằng bút bi đở.
Lòng Son Vẫn Trọn Lòng Son Vẫn Trọn - Trần Thị Bảo Châu